Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nghiên cứu hấp phụ một số thuốc nhuộm trên đá ong biến tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ LINH TRANG

NGHIÊN CỨU HẤP PHỤ MỘT SỐ
THUỐC NHUỘM TRÊN ĐÁ ONG BIẾN TÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ HĨA HỌC

THÁI NGUN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN

download by :




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ LINH TRANG

NGHIÊN CỨU HẤP PHỤ MỘT SỐ
THUỐC NHUỘM TRÊN ĐÁ ONG BIẾN TÍNH
Ngành: Hóa Phân Tích
Mã ngành: 8.44.01.18

LUẬN VĂN THẠC SĨ HĨA HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngơ Thị Mai Việt

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài: "Nghiên cứu hấp phụ một số thuốc nhuộm trên đá
ong biến tính" là do bản thân tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung
thực. Nếu sai sự thật tôi xin chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Linh Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Hóa
Phân tích, Khoa Hóa học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, em đã nhận

được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước tiên, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Ngơ Thị Mai
Việt, cơ đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em có
thể hồn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo Khoa Hóa học,
các thầy cơ trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã
giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu của
bản thân còn hạn chế, nên kết quả nghiên cứu của em có thể cịn nhiều thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng
nghiệp để luận văn của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Linh Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN

download by :




MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục kí hiệu viết tắt .............................................................................................. iv

Danh mục các bảng ........................................................................................................ v
Danh mục các hình ....................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
NỘI DUNG .................................................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1. Nước thải dệt nhuộm ............................................................................................. 3
1.1.1. Khái quát về thuốc nhuộm .................................................................................. 3
1.1.2. Phân loại thuốc nhuộm ....................................................................................... 3
1.2. Giới thiệu chung về xanh metylen, tím tinh thể .................................................... 5
1.2.1. Xanh metylen (MB) ............................................................................................ 5
1.2.2. Tím tinh thể (CV) ............................................................................................... 7
1.3. Giới thiệu về PSS ................................................................................................... 7
1.4. Phương pháp hấp phụ ............................................................................................ 8
1.4.1. Dung lượng hấp phụ cân bằng và hiệu suất hấp phụ .......................................... 8
1.4.2. Các mơ hình cơ bản của quá trình hấp phụ......................................................... 9
1.4.3. Động học hấp phụ ............................................................................................. 11
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 13
Chương 2. THỰC NGHIỆM .................................................................................. 16
2.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị máy móc ............................................................... 16
2.1.1. Hóa chất ............................................................................................................ 16
2.1.2. Dụng cụ ............................................................................................................. 16
2.1.3. Thiết bị máy móc .............................................................................................. 17
2.2. Xác định điều kiện tối ưu cho quá trình biến tính đá ong bằng PSS ................... 17
2.2.1. Khảo sát khả năng hấp phụ PSS trên đá ong tự nhiên ...................................... 17
2.3. Xác định một số đặc trưng hóa lý của đá ong biến tính bằng PSS ...................... 19
2.3.1. Phương pháp chụp ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) ......................................... 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN

download by :





2.3.2. Diện tích bề mặt riêng của đá ong tự nhiên và đá ong biến tính bằng PSS ...... 20
2.3.3. Thế zeta của đá ong tự nhiên và đá ong biến tính bằng PSS ............................ 19
2.4. Khảo sát khả năng hấp phụ xanh metylen và tím tinh thể trên đá ong biến tính ........ 20
2.4.1. Điều kiện xác định xanh metylen và tím tinh thể bằng phương pháp UV-Vis........ 20
2.4.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ xanh metylen, tím
tinh thể trên đá ong biến tính ...................................................................................... 20
2.5. Động học q trình hấp phụ tím tinh thể của đá ong biến tính............................ 24
2.6. Tái sử dụng vật liệu.............................................................................................. 25
2.6.1. Hấp phụ tím tinh thể trên đá ong biến tính ....................................................... 25
2.6.2. Tái sử dụng vật liệu lần thứ nhất ...................................................................... 25
2.6.3. Tái sử dụng vật liệu lần thứ hai ........................................................................ 25
2.6.4. Tái sử dụng vật liệu lần thứ ba ......................................................................... 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 27
3.1. Xác định điều kiện tối ưu cho q trình biến tính đá ong bằng PSS ................... 27
3.1.1. Xác định nồng độ của polime PSS bằng phương pháp UV-Vis ....................... 27
3.2. Xác định một số đặc trưng hóa lý của đá ong biến tính bằng PSS ...................... 40
3.2.1. Ảnh SEM của vật liệu ....................................................................................... 40
3.2.2. Thế zeta của vật liệu ......................................................................................... 41
3.2.3. Diện tích bề mặt riêng của đá ong tự nhiên, đá ong biến tính bằng PSS và
đá ong biến tính sau hấp phụ MB ............................................................................... 43
3.3. Khảo sát khả năng hấp phụ xanh metylen và tím tinh thể trên đá ong biến tính ........ 44
3.3.1. Điều kiện xác định xanh metylen và tím tinh thể bằng phương pháp UV-Vis ....... 44
3.3.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ xanh metylen, tím
tinh thể trên đá ong biến tính ...................................................................................... 47
3.4. Động học q trình hấp phụ tím tinh thể của đá ong biến tính............................ 64
3.5. Tái sử dụng vật liệu.............................................................................................. 66
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 69
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

CV

: Tím tinh thể

ĐOBT

: Đá ong biến tính

ĐOTN

: Đá ong tự nhiên

IR

: Infrared Spectroscopy

MB


: Xanh metylen

ppm

: Part per million

PSS

: Poly Styrene Sulfonate

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UV - Vis

: Ultraviolet - Visible

VLHP

: Vật liệu hấp phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN

download by :




DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Các hóa chất cần dùng trong thực nghiệm .............................................. 16
Bảng 3.1. Độ hấp thụ quang của dung dịch PSS ở các nồng độ khác nhau tại
bước sóng 224,4 nm .................................................................................28
Bảng 3.2. Độ hấp thụ quang của dung dịch PSS ở các nồng độ khác nhau tại
bước sóng 261,4 nm .................................................................................29
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của pH tới khả năng hấp phụ PSS trên đá ong tự nhiên ........30
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lực ion tới khả năng hấp phụ PSS trên đá ong tự nhiên ........32
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng vật liệu tới khả năng hấp phụ PSS
trên đá ong tự nhiên ..................................................................................34
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc tới khả năng hấp phụ PSS trên đá
ong tự nhiên ..............................................................................................36
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ PSS tới dung lượng hấp phụ PSS trên đá ong
tự nhiên .....................................................................................................38
Bảng 3.8. Khảo sát pH tối ưu cho phép đo xanh metylen ........................................44
Bảng 3.9. Khảo sát pH tối ưu cho phép đo tím tinh thể ............................................45
Bảng 3.10. Độ hấp thụ quang của dung dịch xanh metylen ở các nồng độ khác
nhau tại bước sóng 663 nm.......................................................................46
Bảng 3.11. Độ hấp thụ quang của dung dịch tím tinh thể ở các nồng độ khác
nhau tại bước sóng 590 nm.......................................................................47
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng vật liệu đến khả năng hấp phụ
xanh metylen ...........................................................................................48
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng vật liệu đến khả năng hấp phụ tím
tinh thể ......................................................................................................49
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ xanh metylen .........................51
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ tím tinh thể ............................52
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ xanh metylen ...............54
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ tím tinh thể ..................55
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của lực ion đến khả năng hấp phụ xanh metylen ..................57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN


download by :




Bảng 3.19. Ảnh hưởng của lực ion đến khả năng hấp phụ tím tinh thể......................58
Bảng 2.20. Ảnh hưởng của nồng độ đầu đến khả năng hấp phụ xanh metylen ..........60
Bảng 2.21. Ảnh hưởng của nồng độ đầu đến khả năng hấp phụ Tím tinh thể............61
Bảng 2.22. Các mơ hình hấp phụ CV, MB của đá ong tự nhiên và đá ong biến tính........ 63
Bảng 3.23. Số liệu khảo sát động học hấp phụ CV của đá ong biến tính (“-“:
khơng xác định) ........................................................................................64
Bảng 3.24. Một số tham số động học hấp phụ bậc 1 đối với CV ...............................65
Bảng 3.25. Một số tham số động học hấp phụ bậc 2 đối với CV ...............................66
Bảng 3.26. Kết quả khảo sát quá trình tái sử dụng vật liệu ........................................66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.

Cơng thức cấu tạo của xanh metylen ..........................................................5

Hình 1.2.


Cơng thức cấu tạo cation MB+ ...................................................................6

Hình 1.3.

Dạng oxy hóa và dạng khử của xanh metylen ............................................6

Hình 1.4.

Cơng thức cấu tạo của tím tinh thể .............................................................7

Hình 1.5.

Cơng thức cấu tạo của PSS .........................................................................8

Hình 1.6.

Đường hấp phụ đẳng nhiệt .......................................................................10

Hình 1.7.

Sự phụ thuộc Langmuir Ccb/q vào Ccb ......................................................10

Hình 1.8.

Đồ thị sự phụ thuộc của lg(qe - qt) vào t ...................................................12

Hình 3.1.

Phổ PSS trong khoảng bước sóng 200 - 400 nm ......................................27


Hình 3.2.

Đường chuẩn xác định PSS bằng phương pháp UV - Vis tại bước
sóng 224,4 nm...........................................................................................28

Hình 3.3.

Đường chuẩn xác định PSS bằng phương pháp UV - Vis tại bước
sóng 261,4 nm...........................................................................................29

Hình 3.4.

Sự ảnh hưởng của pH tới dung lượng hấp phụ PSS trên đá ong tự nhiên. .....31

Hình 3.5.

Sự ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl tới dung lượng hấp phụ PSS
trên đá ong tự nhiên ..................................................................................33

Hình 3.6.

Sự ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng vật liệu tới khả năng hấp phụ PSS
trên đá ong tự nhiên ..................................................................................35

Hình 3.7.

Sự ảnh hưởng của thời gian tới dung lượng hấp phụ PSS trên đá ong
tự nhiên .....................................................................................................37


Hình 3.8.

Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir.......................................................39

Hình 3.9.

Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb .................................................................39

Hình 3.10. Ảnh SEM của đá ong tự nhiên .................................................................40
Hình 3.11. Ảnh SEM của đá ong biến tính bằng PSS ................................................40
Hình 3.12. Thế zeta của đá ong tự nhiên ....................................................................41
Hình 3.13. Thế zeta của ĐOBT bằng PSS..................................................................41
Hình 3.14. Thế zeta của ĐOBT sau hấp phụ CV .......................................................42
Hình 3.15. Thế zeta của ĐOBT sau hấp phụ MB .......................................................42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




Hình 3.16. Xanh metylen và tím tinh thể trong khoảng bước sóng 400 - 800 nm .....44
Hình 3.17. Ảnh hưởng của pH đến phép xác định xanh metylen bằng UV - Vis ......45
Hình 3.18. Ảnh hưởng của pH tối ưu cho phép đo tím tinh thể .................................45
Hình 3.19. Đường chuẩn xác định xanh metylen bằng phương pháp UV-Vis tại
bước sóng 663nm. ....................................................................................46
Hình 3.20. Đường chuẩn xác định tím tinh thể bằng phương pháp UV-Vis tại
bước sóng 590 nm ....................................................................................47
Hình 3.21. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng vật liệu đến khả năng hấp phụ xanh
metylen .....................................................................................................50

Hình 3.22. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng vật liệu đến khả năng hấp phụ tím
tinh thể ......................................................................................................50
Hình 3.23. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ MB của vật liệu.....................53
Hình 3.24. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ CV của vật liệu .....................53
Hình 3.25. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến khả năng hấp phụ MB của vật liệu ....56
Hình 3.26. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến khả năng hấp phụ CV của vật liệu......56
Hình 3.27. Ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl đến khả năng hấp phụ MB của
vật liệu. .....................................................................................................59
Hình 3.28. Ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl đến khả năng hấp phụ CV của
vật liệu......................................................................................................59
Hình 3.29. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của các VLHP đối với MB...........62
Hình 3.30. Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của các VLHP đối với MB. ....................62
Hình 3.31. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của các VLHP đối với CV ...........62
Hình 3.32. Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của các VLHP đối với CV ......................62
Hình 3.33. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Freundlick của VLHP đối với CV ................62
Hình 3.34. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Freundlick của VLHP đối với MB ...............62
Hình 3.35. Đồ thị biểu diễn phương trình động học bậc 1 đối với tím tinh thể .........65
Hình 3.36. Đồ thị biểu diễn phương trình động học bậc 2 đối với CV ......................65
Hình 3.37. Đồ thị khảo sát khả năng tái sử dụng ĐOBT............................................67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là chủ
đề tập trung sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Một trong những vấn đề đặt ra

cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam là cải thiện mơi trường ô nhiễm
từ các chất độc hại do nền công nghiệp tạo ra. Điển hình như các ngành cơng nghiệp
cao su, hóa chất, cơng nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật…đặc biệt là ngành
dệt nhuộm đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về
kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do các khu công nghiệp
gây ra. Nước thải của phần lớn nhà máy, các khu chế xuất…chưa được xử lí hoặc xử
lí chưa triệt để là nguyên nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường nước.
Thuốc nhuộm được sử dụng trong các ngành dệt may, cao su, giấy, mỹ phẩm…
Do tính tan cao, các thuốc nhuộm là các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước và hậu quả là
tác động xấu đến con người và các sinh vật sống. Khi thải vào nguồn nước như sông,
kênh rạch, các chất màu hữu cơ tạo màng nổi trên bề mặt, ngăn cản sự khuếch tán của
oxi, cũng như ánh sáng vào nước, gây nguy hại cho các loài thủy sinh. Do đó, việc tìm ra
phương pháp loại bỏ chúng ra khỏi mơi trường nước có ý nghĩa hết sức to lớn.
Cho đến nay, đã có rất nhiều phương pháp xử lí nước thải nhằm loại bỏ các chất
màu ra khỏi nguồn nước. Trong số các phương pháp đó, phương pháp hấp phụ là một
trong những phương pháp được sử dụng phổ biến do có nhiều ưu điểm như vật liệu
chế tạo chất hấp phụ tương đối phong phú, chi phí thấp (nhất là các vật liệu có nguồn
gốc tự nhiên); q trình xử lí đơn giản và khơng gây độc hại đến mơi trường.
Đá ong là nguồn khống liệu rất phổ biến ở Việt Nam và có đặc tính hấp phụ.
Cho đến nay, việc nghiên cứu khả năng hấp phụ các chất màu hữu cơ của đá ong biến
tính bằng polime hoặc chất hoạt động bề mặt còn chưa đầy đủ. Trên cơ sở đó chúng
tơi chọn đề tài:
"Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số thuốc nhuộm trên đá ong biến tính" .
Trong đề tài này chúng tơi nghiên cứu các nội dung sau:
1. Nghiên cứu điều kiện tối ưu hấp phụ PSS trên đá ong tự nhiên (Điều kiện tối ưu để
biến tính đá ong thành vật liệu hấp phụ bằng polime PSS).
2. Xác định một số đặc trưng hóa lí của vật liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :





3. Nghiên cứu khả năng hấp phụ và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ xanh
metylen, tím tinh thể trong môi trường nước của đá ong tự nhiên và đá ong biến tính
theo phương pháp tĩnh.
4. Nghiên cứu động học hấp phụ tím tinh thể trên đá ong biến tính.
5. Nghiên cứu khả năng tái sử dụng vật liệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Nước thải dệt nhuộm
1.1.1. Khái quát về thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm là những chất hữu cơ có màu, hấp thụ mạnh một phần nhất định
của quang phổ ánh sáng nhìn thấy và có khả năng gắn kết vào vật liệu dệt trong
những điều kiện quy định (tính gắn màu). Thuốc nhuộm có thể có nguồn gốc thiên
nhiên hoặc tổng hợp. Hiện nay con người hầu như chỉ sử dụng thuốc nhuộm tổng
hợp. Đặc điểm nổi bật của các loại thuốc nhuộm là độ bền màu và tính chất khơng bị
phân hủy. Màu sắc của thuốc nhuộm có được là do cấu trúc hóa học.
Một cách chung nhất, cấu trúc thuốc nhuộm bao gồm nhóm mang màu và
nhóm trợ màu. Nhóm mang màu là những nhóm có chứa các nối đôi liên hợp với hệ
điện tử π không cố định như: > C = C <, > C = N -, - N = N -, - NO2. Nhóm trợ màu

là những nhóm thế cho hoặc nhận điện tử như: - NH2, - COOH, - SO3H, - OH …đóng
vai trị tăng cường màu bằng cách dịch chuyển năng lượng của hệ điện tử [8].
1.1.2. Phân loại thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm tổng hợp rất đa dạng về thành phần hóa học, màu sắc, phạm vi
sử dụng. Tùy thuộc vào cấu tạo, tính chất và pham vi sử dụng, thuốc nhuộm được
phân chia thành các loại khác nhau. Có 2 cách phân loại thuốc nhuộm phổ biến nhất.
1.1.2.1. Phân loại theo cấu trúc hóa học
Theo các này thuốc nhuộm được chia thành 20-30 họ thuốc nhuộm khác nhau.
Các họ chính là:
* Thuốc nhuộm azo: nhóm mang màu là nhóm azo (-N=N-), phân tử thuốc
nhuộm có một (monoazo) hay nhiều nhóm azo (diazo, triazo, polyazo). Thuốc nhuộm
azo có khả năng nhuộm màu cao (gấp đôi khả năng nhuộm màu của thuốc nhuộm
antraquinon), được sản xuất đơn giản từ các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm nên giá
thành thấp. Đây là sản phẩm nhuộm có màu sắc tươi sáng và là họ thuốc nhuộm quan
trọng nhất cũng như có số lượng lớn nhất, chiếm khoảng 60-70% số lượng các thuốc
nhuộm tổng hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




* Thuốc nhuộm antraquinon: trong phân tử thuốc nhuộm có chứa một hay
nhiều nhóm antraquinon hoặc các dẫn xuất của nó:
Họ thuốc nuộm này chiếm đến 15% số lượng thuốc nhuộm tổng hợp.
* Thuốc nhuộm triaryl metan: triaryl metan là dẫn xuất của metan mà trong đó
nguyên tử cacbon trung tâm sẽ tham gia liên kết vào mạch liên kết của hệ mang màu:
Họ thuốc nhuộm này phổ biến thứ 3, chiếm 3% tổng số lượng thuốc nhuộm.
* Thuốc nhuộm phtaloxianin: Đặc điểm chung của họ thuốc nhuộm này là

những nguyên tử H trong nhóm amin dễ bị thay thế bởi các ion kim loại còn các
nguyên tử N khác thì tham gia tạo phức với kim loại làm màu sắc của thuốc nhuộm
thay đổi. Họ thuốc nhuộm này có độ bền màu với ánh sáng rất cao, chiếm khoảng 2%
tổng số lượng thuốc nhuộm.
Ngồi ra cịn các họ thuốc nhuộm khác ít phổ biến, ít quan trọng hơn như:
thuốc nhuộm nitrozo, nitro, polymetyl, arylamin, azometyn, thuốc nhuộm lưu huỳnh.
1.1.2.2. Phân loại theo đặc tính áp dụng
* Thuốc nhuộm hồn nguyên: Được dùng chủ yếu để nhuộm chỉ, vải, sợi
bông, lụa visco. Thuốc nhuộm hoàn nguyên phần lớn dựa trên hai họ màu indigoit và
antraquinon. Các thuốc nhuộm hoàn nguyên thường không tan trong nước, kiềm nên
thường phải sử dụng các chất khử để chuyển về dạng tan được (thường là dung dịch
NaOH + Na2S2O3 ở 50 - 600C). Ở dạng tan được này, thuốc nhuộm hoàn nguyên
khuyếch tán vào xơ.
* Thuốc nhuộm lưu hóa: chứa nhóm đisunfua đặc trưng có thể chuyển về dạng
tan qua q trình khử. Giống như thuốc nhuộm hồn ngun, thuốc nhuộm lưu hóa
dùng để nhuộm vật liệu xenlulo qua 3 gia đoạn: hòa tan, hấp phụ vào xơ sợi và oxi
hóa trở lại.
* Thuốc nhuộm trực tiếp: là thuốc nhuộm anion có khả năng bắt màu trực tiếp
vào xơ sợi xenlulo và dạng tổng qt là Ar-SO3Na. Khi hịa tan trong nước nó phân li
về dạng anion thuốc nhuộm và bắt màu vào sợi. Trong mỗi màu thuốc nhuộm trực
tiếp có ít nhất 70% cấu trúc azo, cịn tính trong tổng số thuốc nhuộm trực tiếp thì có
tới 92% thuộc lớp azo.
* Thuốc nhuộm phân tán: Là những chất màu không tan trong nước do
khơng chứa các nhóm như SO3Na, -COONa. Phân bố đều trong nước dạng dung dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :





huyền phù, thường được dùng nhuộm xơ kị nước như xơ axetat, polyamit, polyeste,
polyacrilonitrin. Phân tử thuốc nhuộm có cấu tạo từ gốc azo (- N = N -) và
antraquinon có chứa nhóm amin tự do hoặc đã bị thay thế (- NH2, - NHR, - NR2, NH - CH2 - OH) nên thuốc nhuộm dễ dàng phân tán vào nước. Mức độ gắn màu của
thuốc nhuộm phân tán đạt tỉ lệ cao (90 - 95%) nên nước thải không chứa nhiều thuốc
nhuộm và mang tính axit.
* Thuốc nhuộm bazo - cation: Các thuốc nhuộm bazo dễ tan trong nước cho
các cation mang màu được dùng để nhuộm tơ tằm, hầu hết chúng là các muối clorua,
oxalat hoặc muối kép của bazơ hữu cơ.
* Thuốc nhuộm axit: được tạo thành từ axit mạnh và bazo mạnh nên chúng
tan trong nước phân ly thành ion: Ar-SO3Na → Ar-SO3- + Na+, anion mang màu thuốc
nhuộm tạo liên kết ion với tâm tích điện dương của vật liệu. Thuốc nhuộm axit có khả
năng tự nhuộm màu xơ sợi protein (len, tơ tằm, polyamit) trong mơi trường axit.
* Thuốc nhuộm hoạt tính: Là thuốc nhuộm anion tan, có khả năng phản ứng
với xơ sợi trong những điều kiện áp dụng tạo thành liên kết cộng hóa trị với xơ sợi.
Trong cấu tạo của thuốc nhuộm hoạt tính có một hay nhiều nhóm hoạt tính khác
nhau, quan trọng nhất là các nhóm: vinylsunfon, halotriazin và halopirimidin. Đây là
loại thuốc nhuộm duy nhất có liên kết cộng hóa trị với xơ sợi tạo độ bền màu giặt và
độ bền màu ướt rất cao nên thuốc nhuộm hoạt tính là một trong những thuốc nhuộm
được phát triển mạnh mẽ nhất trong thời gian qua đồng thời là thuốc nhuộm quan
trọng nhất để nhuộm vải sợi bông và thành phần bông trong vải sợi pha.
1.2. Giới thiệu chung về xanh metylen, tím tinh thể
1.2.1. Xanh metylen (MB)
Xanh metylen là một hợp chất thơm dị vịng, có một số tên gọi khác như là
tetramethylthionine chlorhydrate, methylene blue, methylthioninium chloride,
glutylene, có CTPT là: C16H18N3SCl.
Cơng thức cấu tạo của xanh metylen như sau:

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của xanh metylen
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN


download by :




Xanh metylen có phân tử gam là 319,85 g/mol. Nhiệt độ nóng chảy là: 100 110°C. Khi tồn tại dưới dạng ngậm nước (C16H18N3SCl.H2O) trong điều kiện tự
nhiên, khối lượng phân tử của xanh metylen là 337,85 g/mol [10].
Xanh metylen là một chất màu thuộc họ thiôzin, phân ly dưới dạng cation
MB+ là C16H18N3S+:

Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo cation MB+
Xanh metylen có thể bị oxy hóa hoặc bị khử và mỗi phân tử bị oxy hóa và bị
khử khoảng 100 lần/giây. Quá trình này làm tăng tiêu thụ oxy của tế bào.

Hình 1.3. Dạng oxy hóa và dạng khử của xanh metylen
Xanh metylen là một loại thuốc nhuộm bazơ cation, là hóa chất được sử
dụng rộng rãi trong các ngành nhuộm vải, nilon, da, gỗ; sản xuất mực in. Trong thủy
sản, xanh metylen được sử dụng vào giữa thế kỷ 19 trong việc điều trị các bệnh về vi
khuẩn, nấm và ký sinh trùng.
Ngoài ra xanh metylen cũng được cho là hiệu quả trong việc chữa bệnh máu
nâu do Met-hemoglobin quá nhiều trong máu. Xanh metylen khó phân hủy khi thải ra
ngồi mơi trường, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho đôi mắt của con người,
động vât cũng như thủy sản. Xanh metylen cũng có thể gây ra kích ứng đường tiêu
hóa với các triệu chứng buồn nơn, tiêu chảy và gây kích ứng da khi tiếp xúc với nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :





1.2.2. Tím tinh thể (CV)
Tím tinh thể hay tím gentian (còn gọi là Metyl Violet 10B, hexamethyl
pararosaniline chloride hoặc pyoctanin là thuốc nhuộm triaryl metan [21].
Công thức phân tử: C25N3H30Cl
Công thức cấu tạo:

Hình 1.4. Cơng thức cấu tạo của tím tinh thể
Khối lượng phân tử : 407,979 g/mol.
Tên quốc tế: Tris(4-(dimethylamino)phenyl)methylium chloride
Tím tinh thể được dùng để nhuộm mơ và dùng trong phương pháp Gram để
phân loại vi khuẩn. Tím tinh thể có tính kháng khuẩn, kháng nấm và anthelmintic,
từng được coi là chất sát trùng hàng đầu. Tím tinh thể có tính kháng khuẩn, kháng
nấm và kháng giun sán [19]. Đây là đặc tính được sử dụng trong y học, đặc biệt trong
nha khoa, nó được gọi là "pyoctanin" (hay "pyoctanine") [21] Tím tinh thể khơng
được dùng làm thuốc nhuộm vải mà nó được dùng làm thuốc nhuộm giấy, nhuộm gỗ
và làm một thành phần của mực xanh đậm và mực đen trong ngành in, bút bi [22]. Nó
cũng được dùng để tạo màu cho phân bón, chất chống đóng băng, áo da.
1.3. Giới thiệu về PSS
Poly styrene sulfonate là polyme có nguồn gốc từ polystyrene bằng cách bổ
sung các nhóm chức sulfonate. Chúng được sử dụng rộng rãi như các loại nhựa trao
đổi ion để loại bỏ các ion như kali , canxi và natri khỏi các dung dịch trong các ứng
dụng kỹ thuật hoặc y tế. Ngoài ứng dụng trên, PSS cũng như một số chất hoạt động
bề mặt như SDS, CTAB… được sử dụng để biến tính các vật liệu có nguồn gốc tự
nhiên thành chất hấp phụ các chất độc hại trong môi trường nước [4, 31]. PSS là một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :





polyme bền, sự phân li các monome và cấu trúc của nó khơng phụ thuộc vào pH và
nồng độ NaCl trong dung dịch, PSS là một polime mang điện tích âm, do vậy chúng
tôi sử dụng PSS làm tác nhân biến tính đá ong tự nhiên thành chất hấp phụ các chất
màu hữu cơ dạng cation như xanh metylen, tím tinh thể. Cơng thức cấu tạo của PSS
được trình bày trong hình 1.5.

Hình 1.5. Cơng thức cấu tạo của PSS
1.4. Phương pháp hấp phụ
Phương pháp hấp phụ là một trong những phương pháp xử lý nước thải có các
đặc tính ưu việt hơn hẳn và đang được chú ý nhiều trong thời gian gần đây. Vật liệu
hấp phụ có thể chế tạo từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên và các phụ phẩm nơng,
cơng nghiệp sẵn có và dễ kiếm, quy trình xử lý đơn giản, cơng nghệ xử lý khơng địi
hỏi thiết bị phức tạp, chi phí thấp. Đặc biệt, các vật liệu hấp phụ này có độ bền khá
cao, có thể tái sử dụng nhiều lần nên giá thành thấp, hiệu quả cao và q trình xử lý
khơng đưa thêm vào môi trường những tác nhân độc hại [2, 7].
1.4.1. Dung lượng hấp phụ cân bằng và hiệu suất hấp phụ
1.4.1.1. Dung lượng hấp phụ cân bằng
Dung lượng hấp phụ cân bằng là khối lượng chất bị hấp phụ trên một đơn vị
khối lượng chất hấp phụ ở trạng thái cân bằng ở điều kiện xác định về nồng độ và
nhiệt độ. Dung lượng hấp phụ được tính theo cơng thức:
q=

(C0 -C cb ).V
m

(1.5)


Trong đó:
q: dung lượng hấp phụ cân bằng (mg/g).
V: Thể tích dụng d ịch chất bị hấp phụ (L).
m: khối lượng chất hấp phụ (g).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN

download by :




C0: nồng độ dung dịch ban đầu (mg/L).
Ccb: nồng độ dung dịch khi đạt cân bằng hấp phụ (mg/L).
1.4.1.2. Hiệu suất hấp phụ
Hiệu suất hấp phụ là tỷ số giữa nồng độ dung dịch bị hấp phụ và nồng độ dung
dịch ban đầu:
H=

(C0 - Ccb )
.100%
C0

(1.6)

1.4.2. Các mơ hình cơ bản của q trình hấp phụ
Có thể mơ tả q trình hấp phụ dựa vào đường đẳng nhiệt hấp phụ. Đường
đẳng nhiệt hấp phụ biểu diễn sự phụ thuộc của dung dịch hấp phụ tại một thời điểm
vào nồng độ cân bằng của chất bị hấp phụ trong dung dịch tại thời điểm đó ở một
nhiệt độ xác định. Đường đẳng nhiệt hấp phụ được thiết lập bằng cách cho một lượng
xác định chất hấp phụ vào một lượng cho trước dung dịch có nồng độ đã biết của chất

bị hấp phụ.
Với các chất hấp phụ là chất rắn, chất bị hấp phụ là chất lỏng thì đường đẳng nhiệt
hấp phụ được mô tả qua các đường đẳng nhiệt như: đường đẳng nhiệt hấp phụ Henry,
đường đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich, đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir.
1.4.2.1. Mơ hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir
Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir có dạng:
q  q max .

b.Ccb
1  b.Ccb

(1.10)

Trong đó:
q

: Dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/g).

qmax : Dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g).
b

: Hằng số Langmuir.

Ccb : Nồng độ dung dịch khi đạt cân bằng hấp phụ (mg/L).
Khi tích số b.Ccb << 1 thì q = qmax.b.Ccb: mơ tả vùng hấp phụ tuyến tính.
Khi tích số b.Ccb >> 1 thì q = qmax: mơ tả vùng hấp phụ bão hịa.
Phương trình Langmuir có thể biểu diễn dưới dạng phương trình đường thẳng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN


download by :




Ccb
1
1

Ccb 
q
q max
q max .b

(1.11)

Thông qua đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc Ccb/q vào Ccb sẽ xác định các hằng số
b và qmax trong phương trình (hình 1.2).
Ccb/q

tan

N

qmax

O

Ccb


Hình 1.6. Đường hấp phụ đẳng nhiệt

O

Ccb

Hình 1.7. Sự phụ thuộc

Langmuir
Ở đây :

tan  

Ccb/q vào Ccb

1

ON 

q max

1
q max .b

Phương trình Langmuir được đặc trưng bằng tham số RL
RL 

1
(1  b.Co )


(1.12)

Khi 0 < RL < 1 thì sự hấp phụ là thuận lợi, RL >1 thì sự hấp phụ là khơng thuận
lợi và RL = 1 thì sự hấp phụ là tuyến tính.
1.4.2.2. Mơ hình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich là phương trình thực nghiệm mô
tả sự hấp phụ xảy ra trong phạm vi một lớp. Phương trình này được biểu diễn bằng
một hàm số mũ:
q  k.Ccb

1

(1.8)

n

Hoặc dạng phương trình đường thẳng:
lgq = lgk +

1
lgCcb
n

(1.9)

Trong đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :





q

: Dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/g).

k

: Hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích bề mặt và các yếu tố khác.

n

: Hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ và luôn lớn hơn 1.

Ccb : Nồng độ dung dịch khi đạt cân bằng hấp phụ (mg/L).
Phương trình Freundlich phản ánh khá sát số liệu thực nghiệm cho vùng ban
đầu và vùng giữa của đường hấp phụ đẳng nhiệt, tức là ở vùng nồng độ thấp của chất
bị hấp phụ.
1.4.3. Động học hấp phụ
Đối với hệ hấp phụ lỏng - rắn, động học hấp phụ xảy ra theo một loạt các giai
đoạn kế tiếp nhau.
- Chất bị hấp phụ chuyển động tới bề mặt chất hấp phụ. Đây là giai đoạn
khuếch tán trong dung dịch.
- Phân tử chất bị hấp phụ chuyển động đến bề mặt ngoài của chất hấp phụ
chứa các hệ mao quản - giai đoạn khuếch tán màng.
- Chất bị hấp phụ khuếch tán vào bên trong hệ mao quản của chất hấp phụ giai đoạn khuếch tán trong mao quản.
- Các phân tử chất bị hấp phụ chiếm chỗ các trung tâm hấp phụ - giai đoạn hấp
phụ thực sự.
Trong tất cả các giai đoạn đó, giai đoạn nào có tốc độ chậm nhất sẽ quyết định

hay khống chế chủ yếu toàn bộ quá trình động học hấp phụ. Với hệ hấp phụ trong
mơi trường nước, q trình khuếch tán thường chậm và đóng vai trị quyết định.
Tốc độ của một q trình hấp phụ được xác định bởi sự thay đổi nồng độ của
chất bị hấp phụ theo thời gian. Một vài mơ hình động học hấp phụ đã được đưa ra để
giải thích cơ chế hấp phụ.
1.4.3.1. Mơ hình giả động học hấp phụ bậc 1
Theo mơ hình giả động học hấp phụ bậc 1, tốc độ của quá trình hấp phụ phụ
thuộc bậc nhất vào dung lượng chất hấp phụ theo phương trình.
(1.13)
Trong đó:
k1: hằng số tốc độ phản ứng theo mơ hình động học bậc 1 (thời gian-1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN

download by :




qe, qt: dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng và thời điểm t (mg/g).
Áp dụng điều kiện biên tại thời điểm t = 0 và qt = 0, phương trình (1.11) trở thành:
(1.14)
và :
(1.15)
Phương trình (1.15) có thể chuyển về dạng tuyến tính bậc nhất :
lg (qe - qt) = lgqe - k1t/2,303

(1.16)

Từ (1.16) ta xác định được qe và hằng số k1.
tgα = -k1/2,303;


OM = lg qe

Phương trình (1.16) được gọi là phương trình giả động học bậc 1. Trong suốt 4
thập kỉ tiếp theo cho đến nay, phương trình động học này đã được áp dụng phổ biến
cho việc nghiên cứu động học hấp phụ với các chất ơ nhiễm trong mơi trường nước.
lg (qe –qt)


M

0

t

Hình 1.8. Đồ thị sự phụ thuộc của lg(qe - qt) vào t
1.4.3.2. Mơ hình giả động học hấp phụ bậc 2
Theo mơ hình, tốc độ của q trình hấp phụ phụ thuộc bậc hai vào dung lượng
của chất hấp phụ theo phương trình:
(1.17)
Trong đó:
k2: hằng số tốc độ phản ứng theo mơ hình giả động học bậc 2 (g/mg.thời gian).
qe, qt: dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng và thời điểm t (mg/g).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :





Áp dụng điều kiện biên cho bài toán tại t = 0 và qt = 0, phương trình (1.17) có
thể viết dưới dạng:
(1.18)
hoặc:

(1.19)

hoặc dạng tuyến tính:

(1.20)

Đặt h = k2qe2 phản ánh tốc độ hấp phụ ban đầu khi qt/t tiến dần đến 0, phương
trình (1.19) và (1.20) trở thành:
qt =

1
1
t
+
h qe

t
1 1
= +
t
qt h qe

(1.21)
(1.22)


Từ đồ thị sự phụ thuộc của t/qt vào t, ta xác định được qe và k2.
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tác giả Trương Thị Hoa đã nghiên cứu khả năng hấp phụ xanh metylen, tím
tinh thể của đá ong biến tính bằng SDS. Kết quả nghiên cứu cho thấy dung lượng hấp
phụ xanh metylen là 25,51 mg/g, tím tinh thể là 60,24 mg/g (đối với CV trong môi
trường NaCl 1mM); 59,17 mg/g (đối với CV trong môi trường NaCl 10mM); 58,48
mg/g (đối với CV trong môi trường NaCl 50mM) [4].
Tác giả Phạm Tiến Đức và cộng sự đã nghiên cứu sự hấp phụ Cu2+ trên đá ong
biến tính bằng chất hoạt động bề mặt SDS. Các tác giả đã nghiên cứu các đặc trưng
hóa lý của vật liệu bằng phương pháp XRD – FT – IR. Các thơng số tối ưu cho q
trình hấp phụ Cu2+ trên SML đã được nghiên cứu, đó là: pH 6, thời gian đạt cân bằng
hấp phụ 90 phút, tỉ lệ khối lượng vật liệu là 5 mg/mL và lực ion là 10 mM NaCl.
Dung lượng hấp phụ Cu2+ trên SML đạt 185mg/g [32].
Tác giả Ngô Thị Mai Việt và cộng sự đã nghiên cứu khả năng hấp phụ amoni,
Mn(II) trên đá ong biến tính bằng chất hoạt động bề mặt SDS. Các điều kiện tối ưu
cho quá trình hấp phụ amoni, Mn(II) trên vật liệu đã được nghiên cứu. Đó là: pH 5;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




thời gian 180 (đối với amoni), 120 phút (đối với Mn(II)); tỉ lệ khối lượng vật liệu là
1,0 g/L đối với amoni, 2,0 g/L đối với Mn(II). Dung lượng hấp phụ amoni, Mn(II)
cực đại trên vật liệu tính theo mơ hình Langmuir ở nhiệt độ phịng lần lượt là: 69,49
mg/g và 39,06 mg/g. Sự có mặt của các cation Ca(II), Mg(II), Pb(II), Zn(II) làm giảm
khẩ năng hấp phụ amoni và Mn(II) của vật liệu [12]. Tiếp theo nghiên cứu này, các
tác giả đã nghiên cứu khả năng tách loại amoni, Mn(II) trong nước sử dụng cột đá

ong biến tính bằng chất hoạt động bề mặt SDS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, dung
lượng hấp phụ amoni và Mn(II) trên cột hấp phụ phụ thuộc vào tốc độ dòng. Hiệu
suất rửa giải đạt khoảng 98% khi sử dụng dung dịch rửa giải là HCl 0,02M (đối với
amoni) và EDTA 0,05M (đối với Mn(II)). Hệ số làm giàu đạt 26 lần đối với amoni và
22 lần đối với Mn(II). Sau 3 lần tái sử dụng, hiệu suất hấp phụ amoni vẫn đạt trên
93%; hiệu suất hấp phụ Mn(II) đạt trên 80% [13].
Cũng theo hướng nghiên cứu này, tác giả Phạm Thu Thảo và Phạm Tiến Đức
đã nghiên cứu khả năng hấp phụ Rhodamin B trên đá ong biến tính bằng SDS. Các
điều kiện tối ưu cho quá trình hấp phụ Rhodamin B trên vật liệu đã được nghiên cứu.
Đó là: pH 4; lực ion 0,1 mM NaCl; tỉ lệ khối lượng vật liệu là 10,0 g/L. Dung lượng
hấp phụ Rhodamin B cực đại trên vật liệu tính theo mơ hình Langmuir ở nhiệt độ
phòng đạt 18 mg/g [26].
Một loại vật liệu tự nhiên khác là bentonit cũng được tác giả Shuang xing Zha
và cộng sự sử dụng làm nguyên liệu đầu để nghiên cứu khả năng hấp phụ amoxicilin.
Trong nghiên cứu này, bentonit được biến tính bằng tác nhân hexadecyl trimethyl
ammonium (HTMA). Các đặc trưng hóa lý của vật liệu được nghiên cứu bằng các
phương pháp SEM, SSA, XRD, FTIR. Dung lượng hấp phụ amoxicilin trên vật liệu
tính theo mơ hình Langmuir ở 200 C đạt 26.18 mg/g. Sự hấp phụ amoxicilin trên vật
liệu tuân theo phương trình động học bậc 2 biểu kiến hằng số tốc độ là 0,0187 g/mg ở
200 C. Các nghiên cứu về nhiệt động lực học cho thấy, sự hấp phụ amoxicilin trên vật
liệu là quá trình hấp phụ vật lí, thu nhiệt và khơng tự xảy ra (ΔH0 = 2,28 kJ/mol; ΔG0
= 2,83 kJ/mol). Hiệu suất xử lí amoxicilin trong mẫu nước thải đạt trên 81% khi nồng
độ của amoxicilin nhỏ hơn 19 mg/L [29].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN

download by :





×