Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định hàm lượng một số kim loại trong đất trồng và cây thuốc ở huyện chợ đồn bắc kạn bằng phương pháp ICP MS​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––––

VŨ THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG
MỘT SỐ KIM LOẠI TRONG ĐẤT TRỒNG VÀ
CÂY THUỐC Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN - BẮC KẠN
BẰNG PHƢƠNG PHÁP ICP - MS

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

THÁI NGUYÊN - 2020

download by :


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––––

VŨ THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG
MỘT SỐ KIM LOẠI TRONG ĐẤT TRỒNG VÀ
CÂY THUỐC Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN - BẮC KẠN
BẰNG PHƢƠNG PHÁP ICP - MS
Ngành: Hóa Phân tích
Mã số: 8.44.01.18


LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. CHU MẠNH NHƢƠNG

THÁI NGUYÊN - 2020

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận của luận văn chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thảo

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn chun ngành Hóa Phân tích với
đề tài “Nghiên cứu xác định hàm lượng một số kim loại trong đất trồng và
cây thuốc tại huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn bằng phương pháp ICP-MS”, em đã
nhận đƣợc sự hỗ trợ từ các thầy cơ. Với lịng biết ơn sâu sắc em xin gửi tới q
thầy cơ giáo trong Khoa Hóa Học trƣờng đại học sƣ phạm Thái Nguyên lời cảm
ơn chân thành nhất.

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Chu Mạnh Nhương
đã truyền đạt cho em những kiến thức chun ngành hữu ích trong q trình
thực hiện luận văn. Nhờ có sự hƣớng dẫn tỉ mỉ, dạy bảo tận tình của thầy mà
em đã hồn thành tốt luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn em nhận thấy mình đã cố gắng hết
mình đƣợc những ý kiến đóng góp từ q thầy cơ giáo trong khoa Hóa Học để
luận văn của em đƣợc hồn thiện hơn.
Em xin kính chúc q thầy cơ trong Khoa Hóa học - Trƣờng Đại học Sƣ
phạm Thái Nguyên thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để thực hiện sứ mệnh cao cả
là truyền đạt những kiến thức cho thế hệ mai sau.
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 9 năm 2020
Ngƣời thực hiện

Vũ Thị Thảo

ii

download by :


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 2

3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
1.1. Giới thiệu về cây Nghệ vàng ................................................................................. 4
1.1.1. Phân loại ............................................................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm ............................................................................................................. 4
1.1.3. Phân bố ............................................................................................................... 5
1.1.4. Công dụng ........................................................................................................... 5
1.1.5. Các bài thuốc từ cây Nghệ vàng ......................................................................... 7
1.2. Giới thiệu về một số kim loại và khả năng gây độc .............................................. 8
1.2.1. Cadmi (Cd) ......................................................................................................... 9
1.2.2. Chì (Pb) ............................................................................................................. 10
1.2.3. Asen (As) .......................................................................................................... 12
1.2.4. Đồng (Cu) ......................................................................................................... 12
1.2.5. Niken (Ni) ......................................................................................................... 13
1.3. Tổng quan xác định kim loại trong đất, nƣớc và một số thực phẩm, dƣợc phẩm ...... 13
1.3.1. Trong nƣớc........................................................................................................ 13
1.3.2. Thế giới ............................................................................................................. 14
1.4. Phƣơng pháp quang phổ khối plasma cảm ứng (ICP-MS) .................................. 16

iii

download by :


1.4.1. Đặc điểm chung về ICP-MS ............................................................................. 16
1.4.2. Nguyên tắc của phƣơng pháp ICP-MS ............................................................. 17
1.4.3. Các quá trình xảy ra trong nguồn ICP .............................................................. 18
1.4.4. Ƣu điểm của phƣơng pháp ICP-MS ................................................................. 18
1.4.5. Hạn chế của phƣơng pháp ICP-MS .................................................................. 19

1.4.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phép đo ICP-MS .................................................... 19
1.5. Một số phƣơng pháp xử lí mẫu ............................................................................ 20
1.5.1. Kỹ thuật xử lý ƣớt ............................................................................................. 20
1.5.2. Kỹ thuật xử lý khô ............................................................................................ 20
1.5.3. Kỹ thuật xử lý khô - ƣớt kết hợp ...................................................................... 21
1.5.4. Kỹ thuật phân hủy mẫu bằng lị vi sóng ........................................................... 21
1.6. Xử lý thống kê số liệu phân tích .......................................................................... 22
1.6.1. Phân tích phƣơng sai (ANOVA) ...................................................................... 22
1.6.2. Phân tích tƣơng quan ........................................................................................ 22
Chƣơng 2. THỰC NGHIỆM ................................................................................... 24
2.1. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất................................................................................... 24
2.1.1. Thiết bị .............................................................................................................. 24
2.1.2. Dụng cụ ............................................................................................................. 24
2.1.3. Hóa chất ............................................................................................................ 24
2.2. Lấy mẫu, bảo quản mẫu và xử lý mẫu đất và mẫu củ Nghệ vàng ....................... 25
2.2.1. Mẫu đất ............................................................................................................. 25
2.2.2. Mẫu củ Nghệ vàng ............................................................................................ 27
2.3. Xác định hàm lƣợng kim loại trong mẫu đất trồng và mẫu củ theo phƣơng
pháp ICP-MS .............................................................................................................. 28
2.3.1. Quá trình phân hủy mẫu ................................................................................... 28
2.3.2. Nghiên cứu các điều kiện vận hàng máy ICP-MS ............................................ 29
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu phân tích ................................................................... 30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 31
3.1. Kết quả xác định hàm lƣợng kim loại trong mẫu đất trồng Nghệ vàng ở 6 xã
của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn bằng phƣơng pháp ICP-MS ................................ 31

iv

download by :



3.2. Hàm lƣợng kim loại trong củ Nghệ vàng tại các xã của huyện Chợ Đồn bằng
phƣơng pháp ICP-MS ................................................................................................. 38
3.3. Tƣơng quan giữa hàm lƣợng kim loại trong đất trồng nghệ vàng và hàm
lƣợng có trong củ Nghệ vàng tại 6 xã của huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn ........................ 45
3.4. Bƣớc đầu đánh giá hàm lƣợng kim loại trong mẫu tinh bột nghệ vàng trên
thị trƣờng Chợ Đồn - Bắc Kạn.................................................................................... 52
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 55

PHỤ LỤC

v

download by :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1

KÍ HIỆU MẪU

Tên mẫu
Inductively Coupled Plasma -

ICP - MS

Mass Spectrometry
Phổ khối plasma cảm ứng


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

MSP
MĐ - PV
MN - PV1

MN - PV2
MN - PV3
MĐ - ĐV
MĐ - NP
MĐ - BL
MĐ - PH
MĐ - RB
MN - ĐV1
MN - ĐV2
MN - ĐV3
MN - BL1
MN - BL2
MN - BL3
MN - PH1
MN - PH2
MN - PH3
MN - NP1
MN - NP2
MN - NP3
MN - RB1
MN - RB2
MN - RB3

Mẫu tinh bột nghệ vàng sản phẩm
Mẫu đất - Phƣơng Viên
Mẫu nghệ - Phƣơng Viên 1
Mẫu nghệ - Phƣơng Viên 2
Mẫu nghệ - Phƣơng Viên 3
Mẫu đất - Đông Viên
Mẫu đất - Ngọc Phái

Mẫu đất - Bằng Lãng
Mẫu đất - Phong Huân
Mẫu đất - Rã Bản
Mẫu nghệ - Đông Viên 1
Mẫu nghệ - Đông Viên 2
Mẫu nghệ - Đông Viên 3
Mẫu nghệ - Bằng Lãng 1
Mẫu nghệ - Bằng Lãng 2
Mẫu nghệ - Bằng Lãng 3
Mẫu nghệ - Phong Huân 1
Mẫu nghệ - Phong Huân 2
Mẫu nghệ - Phong Huân 3
Mẫu nghệ - Ngọc Phái 1
Mẫu nghệ - Ngọc Phái 2
Mẫu nghệ - Ngọc Phái 3
Mẫu nghệ - Rã Bản 1
Mẫu nghệ - Rã Bản 2
Mẫu nghệ - Rã Bản 3

vi

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thời gian, địa điểm lấy và kí hiệu các mẫu đất trồng Nghệ vàng .......... 25
Bảng 2.2. Số khối các nguyên tố đƣợc chọn để phân tích ICP-MS ....................... 29
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn giới hạn cho phép đối với As, Pb, Cd, Zn, Cu và Cr trong đất
nông nghiệp ở Việt Nam ...................................................................... 31
Bảng 3.2. Hàm lƣợng trung bình các kim loại trong mẫu đất trồng Nghệ vàng

tại 6 xã của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .......................................... 32
Bảng 3.4. Tiêu chuẩn giới hạn cho phép đối với As, Pb, Cd, Zn và Cu trong cây
thảo dƣợc ở một số quốc gia và FAO/WHO ........................................... 39
Bảng 3.5. Hàm lƣợng kim loại có trong mẫu củ Nghệ vàng tại 3 xã Phƣơng
Viên, Rã Bản, Đông Viên ................................................................... 40
Bảng 3.6. Tƣơng quan hàm lƣợng kim loại trong đất và trong củ nghệ vàng (As
cây - As đất, Cd cây - Cd đất, Pb cây - Pb đất, Cu cây - Cu đất) ........... 46
Bảng 3.7. Tƣơng quan hàm lƣợng kim loại trong đất và trong củ nghệ vàng Cr
cây - Cr đất, Ni cây - Ni đất, Hg cây - Hg đất, Mn cây - Mn đất ........... 47
Bảng 3.8. Tƣơng quan hàm lƣợng kim loại trong đất và trong củ nghệ vàng (Zn
cây - Zn đất, Co cây - Co đất, Se cây - Se đất, Ba cây - Ba đất) ............ 48
Bảng 3.9. Tƣơng quan hàm lƣợng kim loại trong đất và trong củ nghệ vàng (Ag
cây - Ag đất, Mo cây - Mo đất, B cây - B đất, Fe cây - Fe đất) ............. 49
Bảng 3.10. Tƣơng quan hàm lƣợng kim loại trong đất và trong củ nghệ vàng (Ca
cây - Ca đất, Mg cây - Mg đất, Sb cây - Sb đất và Sn cây - Sn đất) ....... 50
Bảng 3.11. Tƣơng quan hàm lƣợng kim loại trong đất và trong củ nghệ vàng (Al
cây - Al đất, Ta cây - Ta đất, V cây - V đất và Be cây - Be đất) ............ 51
Bảng 3.12. Hàm lƣợng kim loại nặng trong mẫu tinh bột nghệ vàng Công ty
Nông sản Bắc Kạn ............................................................................. 53

vii

download by :


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ khối của máy ICP-MS .................................................... 17
Hình 2.1. Mẫu củ Nghệ Vàng ................................................................... 27
Hình 2.2. Bom phân hủy mẫu (bao thép và chén teflon) ........................... 28
Hình 3.1. Hàm lƣợng As trong đất trồng Nghệ ở 6 xã thuộc huyện Chợ

Đồn, tỉnh Bắc Kạn với QC2015/BTNMT ................................. 34
Hình 3.2. Hàm lƣợng Pb trong đất trồng Nghệ ở 6 xã thuộc huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn với QC2015/BTNMT ................................. 35
Hình 3.3. Hàm lƣợng Cd trong đất trồng Nghệ ở 6 xã thuộc huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn với QC2015/BTNMT ................................. 36
Hình 3.4. So sánh hàm lƣợng Cr, Cu và Zn trong đất trồng Nghệ ở 6 xã
thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn với QC2015/BTNMT ...... 37
Hình 3.5. So sánh hàm lƣợng As trong củ Nghệ vàng ở 6 xã thuộc
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn so với quy chuẩn ...................... 42
Hình 3.6. So sánh hàm lƣợng Pb trong củ Nghệ vàng ở 6 xã thuộc
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn so với quy chuẩn ...................... 43
Hình 3.7. So sánh hàm lƣợng Cd trong củ Nghệ vàng ở 6 xã thuộc
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn so với quy chuẩn ...................... 44
Hình 3.8. So sánh hàm lƣợng Zn trong củ Nghệ vàng ở 6 xã thuộc
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn so với quy chuẩn ...................... 45

viii

download by :


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây thuốc dân gian đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm đến từ lâu, đây là
nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phƣơng
trong việc phòng chữa bệnh, ngồi ra nó cịn có giá trị bảo tồn nguồn gen, cung
cấp nguồn nguyên liệu cho lĩnh vực dƣợc học. Việt Nam là nƣớc có nguồn tài
nguyên thực vật giàu có bậc nhất Đơng Nam Á, là nơi tập trung nhiều cây
thuốc quý hiếm, hơn 54 dân tộc sinh sống với truyền thống lâu đời trong việc
sử dụng các bài thuốc dân gian từ nguồn tài nguyên cây thuốc rất phong phú.

Cuộc sống ngày nay khá hiện đại, hều hết các loại bệnh tật đều có thể
chuẩn đốn, điều trị bằng kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại. Tuy nhiên,
những ngƣời dân nghèo sống ở các khu vực miền núi, xa nơi trung tâm thì việc
tiếp cận với tây y và y học hiện đại còn hạn chế. Mặt khác, khi điều trị bằng tây
y vừa tốn kém, vừa có nhiều tác dụng phụ so với các bài thuốc dân gian.
Chợ Đồn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, đời sống của nhân
dân còn gặp nhiều khó khăn, cịn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài ngun
thiên nhiên sẵn có. Rừng là cái nơi cung cấp cho dân bản các loài cây làm thực
phẩm, các loại gỗ, nhất là cây rừng làm thuốc. Nơi đây có các dân tộc sinh sống
nhƣ: Kinh, Tày, Dao,… trong đó, ngƣời Tày chiếm tỉ lệ cao nhất và họ xuất
hiện sớm nhất nên còn lƣu giữ đƣợc nhiều kinh nghiệm quý trong việc sử dụng
cây rừng đun nƣớc uống, chế các bài thuốc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh
mà họ gặp thƣờng nhật. Hiện nay, nhu cầu sử dụng các bài thuốc dân gian ngày
càng cao, vấn đề chất lƣợng và thành phần có trong cây thuốc càng đƣợc quan
tâm chú ý.
Nhƣng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì vấn đề ơ nhiễm
mơi trƣờng đã gây ảnh hƣởng có hại đến chất lƣợng cây dƣợc liệu, trong đó
Nghệ thành phẩm là một vấn đề cần kiểm tra và xem xét. Do việc sử dụng các
loại hoá chất nhƣ thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,… cùng với các chất thải
của nền công nghiệp, đã dẫn đến các nguồn đất, nƣớc và khơng khí bị ô nhiễm,
1

download by :


đặc biệt do nghành công nghiệp đang ngày càng phát triển thì sự ơ nhiễm mơi
trƣờng bởi các kim loại nặng nhƣ As, Pb, Cd,… ngày càng nghiêm trọng. Nghệ
vàng có thể bị nhiễm một số kim loại nặng từ đất, nƣớc và khơng khí. Vì vậy,
chúng ta khơng chỉ quan tâm nghiên cứu các chất có tác dụng sinh lý tốt với
sức khoẻ con ngƣời mà cần phải quan tâm nghiên cứu và kiểm tra khống chế

các chất có hại đặc biệt là các kim loại nặng ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ
ngƣời sử dụng. Đã có cơng trình nghiên cứu xác định hàm lƣợng các kim loại
nặng trong chè Shan tuyết ở xã Bằng Phúc - Chợ Đồn - Bắc Kạn, tuy nhiên việc
nghiên cứu xác định hàm lƣợng kim loại trong củ Nghệ vàng tại Chợ Đồn - Bắc
Kạn thì chƣa có đề tài nào nghiên cứu. Việc xác định các nguyên tố kim loại,
nhất là các kim loại As, Cd, Pb, Zn, Cu và Cr trong củ nghệ tƣơi ở địa phƣơng
và các sản phẩm liên quan là cần thiết để hiểu đƣợc tầm quan trọng về mặt dinh
dƣỡng của chúng. Do vậy, mục tiêu phân tích đánh giá hàm lƣợng kim loại
nặng có trong đất trồng và củ Nghệ vàng - là cây dƣợc liệu phổ biến của huyện
Chợ Đồn - Bắc Kạn dựa trên các tiêu chuẩn cho phép là hƣớng nghiên cứu rất
cần thiết và thực tiễn, nhằm thu đƣợc các thông tin ban đầu về sự phân bố các
kim loại trong đất trồng và trong củ Nghệ vàng, từ đó đánh giá, đối chiếu với
tiêu chuẩn cho phép của Bộ y tế và tổ chức y tế thế giới (WHO).
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định hàm lƣợng kim loại trong đất trồng Nghệ vàng.
- Xác định hàm lƣợng kim loại trong củ Nghệ vàng và tinh bột nghệ
thành phẩm.
- Mối tƣơng quan giữa hàm lƣợng các kim loại trong đất trồng và
trong củ Nghệ vàng.
- So sánh với giới hạn cho phép hàm lƣợng kim loại theo quy chuẩn
QCVN 2015 đối với đất nông nghiệp và QCVN 2011 đối với thực phẩm của
Bộ Y tế.
2

download by :


3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích đánh giá hàm lƣợng kim loại trong đất trồng Nghệ vàng tại 6
xã thuộc huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn theo QCVN 2015.

- Phân tích đánh giá hàm lƣợng kim loại trong củ Nghệ vàng tại 6 xã thuộc
huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn theo QCVN 2011.
- Xử lý thống kê và phân tích tƣơng quan hàm lƣợng kim loại trong đất
trồng và trong củ Nghệ vàng tại 6 xã thuộc huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn.
- Bƣớc đầu đánh giá hàm lƣợng kim loại trong mẫu sản phẩm tinh bột
nghệ vàng bán trên thị trƣờng Chợ Đồn - Bắc Kạn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thực phẩm và dƣợc phẩm là những vật phẩm có tác dụng ni sống con
ngƣời. Thực phẩm qua q trình đồng hóa và dị hóa cung cấp cho cơ thể con
ngƣời những năng lƣợng cần thiết để duy trì sự sống. Vì vậy, q trình phân tích
xác định hàm lƣợng kim loại có trong cây Nghệ vàng có ứng dụng trong việc sử
dụng, sản xuất và kiểm tra chất lƣợng của Nghệ vàng. Các kết quả nghiên cứu
của luận văn có thể đƣợc ứng dụng trong lĩnh vực phân tích xác định kim loại
trong các loại cây thực vật khác. Nghệ vàng là một loài cây thân thảo đƣợc sử
dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Đây là nguồn nguyên liệu ban đầu phục vụ
cho việc sử dụng và sản xuất tinh bột nghệ của Bắc Kạn nói riêng và Việt
Nam nói chung.

3

download by :


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về cây Nghệ vàng
1.1.1. Phân loại
Tên gọi khác: Nghệ trồng, Nghệ nhà, Uất kim hƣơng, Khƣơng hoàng.
Tên tiếng Anh: Turmeric, Common turmeric, Long Turmeric, Indian
saffron, Saffron spice [11].

Tên khoa học: Curcuma longa 22L (thuộc họ Gừng).
Tên đồng nghĩa: Curcuma domestica Valeton.
Theo hệ thống APG Nghệ vàng đƣợc phân loại nhƣ sau:
Giới: Plantae;

Ngành: Angiospermae;

Lớp: Monocots;

Bộ: Zingiberales;

Họ: Zingiberaceae;

Lồi: Curcuma longa;

1.1.2. Đặc điểm
Theo tên gọi dân gian thì ở Việt Nam có hai lồi nghệ trồng là nghệ nếp
và nghệ tẻ. Cây nghệ có nhiều ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc Nông,... và
đƣợc trồng phổ biến trong cả nƣớc. Nghệ thuộc loại cây thân thảo, tán lá cao
khoảng 70 - 100 cm [11].
- Thân (thƣờng gọi củ Nghệ): có hình trụ hay hình bầu dục, phân nhánh,
đƣờng kính 1,5 - 2 cm; có màu vàng tƣơi, có nhiều đốt, tại các đốt có những
vảy khơ do lá biến đổi thành.
- Lá: Lá đơn, mọc từ thân rễ. Phiến lá hình bầu dục, kích thƣớc (22 - 40)
x (12 - 15) cm, đầu nhọn, bìa phiến nguyên, hơi uốn lƣợn; màu xanh lục đậm ở
mặt trên, nhạt ở mặt dƣới. Gân lá hình lơng chim, gân chính nổi rõ ở mặt dƣới,
các gân phụ hơi lồi ở mặt trên. Bẹ lá hình lịng máng, dài 18 - 28 cm, ôm sát
vào nhau tạo thành một thân khí sinh giả có màu xanh, trên bẹ lá có các đƣờng
gân dọc song song. Lƣỡi nhỏ là một màng mỏng màu trắng, cao 2 - 3 mm.
- Hoa: Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thƣa, cánh hoa

ngồi màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy.

4

download by :


1.1.3. Phân bố
Chi Nghệ có nguồn gốc vùng nhiệt đới Châu Á gió mùa, thích nghi ở vùng
20 - 30 oC, là lồi cây hằng niên và rể củ có thể tái sinh chồi mới trong nhiều năm.
Cây nghệ đƣợc trồng nhiều ở Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc và
Trung Đông đã đƣợc sử dụng từ lâu, đặc biệt tại Ấn Độ với món cơm cari.
Lồi Nghệ nhà đƣợc trồng phổ biến trên cả nƣớc Việt Nam đó chính là
lồi Curcuma longa Linn. hay C.domestica Valeton: có các tên gọi khác là
Nghệ vàng, uất kim, khƣơng hồng [181].
1.1.4. Cơng dụng
1.1.4.1. Củ nghệ dùng làm rau gia vị
- Củ nghệ tƣơi đƣợc dùng làm rau gia vị để xào, nấu với các món ăn để
khử mùi tanh và đồng thời kích thích ngon miệng.
- Bột củ nghệ đƣợc sấy khơ, để dự trữ lâu, vừa làm chất tạo màu (vàng)
thiên nhiên vừa có tình kích thích tiêu hóa. Cụ thể dùng để nấu với các món thịt
xào lăn, hon, cà ri và trộn vào bột cho có màu vàng và vị thơm để làm bánh
khọt, bánh xèo, bánh cống, bánh bèo,…
- Nhiều Công ty đã dùng bột nghệ để chế biến hổn hợp gia vị dùng trong
nấu nƣớng nhƣ “Bột Cà Ri”, “Ngũ vị hƣơng”, bột “Cà ri nị”,… đƣợc tiêu dùng
trong nƣớc và xuất khẩu khắp tế giới [11].
1.1.4.2. Các bộ phận cây Nghệ (nói chung) được dùng làm thuốc
Theo Đơng y:
- Củ nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng hành khí
phá ứ, thông kinh chỉ thống, giúp tiêu mủ, lên da non, tác dụng thông mật, làm

tăng sự bài tiết mật của tế bào gan, phá cholesterol trong máu. Tinh dầu nghệ
có tác dụng diệt nấm ngoài da và kháng khuẩn.
- Nghệ dùng để chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực
bụng khí trƣớng đau nhức, đau liên sƣờn dƣới khó thở, sau khi đẻ máu xấu
khơng ra, kết hòn cục trong bụng, bị đòn ngã tổn thƣơng ứ huyết, dạ dày viêm
loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức.
5

download by :


- Thân rễ Nghệ dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh ứ máu, vùng
ngực bụng trƣớng, đau tức, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay
chân đau nhức, vàng da.
- Nghệ dùng làm thuốc kích thích, bổ, giảm đau, cầm máu và tăng cƣờng
chuyển hóa, trị loét dạ dày, tá tràng,…
- Nghệ đƣợc xem là có tác dụng bổ dạ dày, gây trung tiện, bổ máu, chữa
vàng da và các bệnh gan khác. Tác dụng bảo vệ tế bào gan là do hợp chất
curcumin có trong thân, rễ cây Nghệ [11].
Theo Tây y:
- Nhiều cơng trình nghiên cứu thử nghiệm ở các nƣớc trên thế giới đã
khẳng định từ lâu rằng hoạt chất Curcumin có tác dụng huỷ diệt tế bào ung thƣ
vào loại mạnh. Tại Mỹ, Đài Loan, ngƣời ta đã tiến hành thử lâm sàng dùng
Curcumin điều trị ung thƣ và kết luận:
- Curcumin có thể kìm hãm sự phát tác của tế bào ung thƣ da, dạ dày,
ruột, vòm họng, dạ con, bàng quang.
- Curcumin còn là chất bổ cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm sạch
máu, điều trị vết thƣơng, chống viêm khớp, dị ứng, nấm, chống vi khuẩn có
hiệu lực [11].
1.1.4.3. Sự gặp gỡ giữa Đông y và Tây y về tính năng dược liệu của bột nghệ

Từ thực tế các thống kê y học cho thấy ngƣời Ấn Độ có tỷ lệ ngƣời bị
bệnh đƣờng ruột thấp nhất thế giới do tập quán hàng ngày ăn món Cà ri. Chính
bột nghệ trong Cà ri tác dụng chống viêm loét ở đƣờng ruột.
Các bài thuốc từ củ và rễ của cây Nghệ cũng đã ảnh hƣởng đến y học cổ
truyền thực hành ở các vùng lân cận nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Kinh nghiệm dân gian Việt Nam dùng bột nghệ pha với mật ong để trị
bệnh viêm lốt dạ dày đƣợc các nhà thuốc Đơng Y chế biến thành Cao đơn
hoàn tán nhƣ “Vị Linh đơn”, “Tràng vị Linh đơn” cũng rất hiệu nghiệm.

6

download by :


Thuốc đau dạ dày của Tân dƣợc hiện nay chính là các chất chiết xuất từ
bột nghệ có hàm lƣợng Curcumin cao đang thịnh hành và đƣợc ngƣời bệnh
chấp nhận lựa chọn nhiều nhất trên thế hiện nay.
Các tinh chất Curcuminoid liều cao đang đƣợc chế biến thành thuốc để
trị ung thƣ dạ dày, tá tràng, ung thƣ vú, ... [12].
Đông Y chuyên khai thác rễ cây nghệ (Uất kim), cịn Tây dƣợc khai thác
củ nghệ (Khuất hồng) là chính, vì từ củ nghệ mới có nhiều lƣợng Curcuminoid
để chiết xuất. Ăn nghệ có tác dụng chống viêm nhiểm và ngừa bệnh ung thƣ.
Khi bị bệnh ung thƣ phải dùng biệt dƣợc chiếc xuất từ cây nghệ chứ không phải
ăn củ nghệ mà trị đƣợc, vì hàm lƣợng các hơp chất curcuminoid trong củ nghệ
rất thấp (chỉ khoảng 0,3%), nên một liều thuốc trị ung thƣ từ nghệ dùng hàng
ngày tƣơng đƣơng với 2-3 kg củ nghệ. Do đó ngƣời bệnh ung thƣ không thể ăn
củ nghệ để thay thuốc.
1.1.5. Các bài thuốc từ cây Nghệ vàng
Một số phƣơng thuốc dùng nghệ trong Nam dƣợc thần hiệu (Hải Thƣợng
Lãn Ông - Lê Hữu Trác) [11]:

- Phòng và chữa các bệnh sau đẻ: Dùng 1 củ nghệ nƣớng, nhai ăn, uống
với rƣợu hay đồng tiện (nƣớc tiểu trẻ em khỏe mạnh).
- Chữa lên cơn hen, đờm kéo lên tắc nghẹt cổ, khó thở: Dùng nghệ 1 lạng,
giã nát, hịa với đồng tiện, vắt lấy nƣớc cốt uống.
- Chữa trẻ em đái ra máu hay bệnh lậu đái rắt: Dùng nghệ và hành sắc uống.
- Trị chứng điên cuồng, tức bực lo sợ: Nghệ khô 250 g, phèn chua 100 g,
tán nhỏ, viên với hồ bằng hạt đậu, uống mỗi lần 50 viên với nƣớc chín (có thể
uống mỗi lần 4-8 g), ngày uống 2 lần.
- Chữa đau trong lỗ tai: Mài nghệ rỏ vào
- Chữa trị lở, lòi dom: Mài nghệ bơi vào.
- Phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng (dọa sẩy): có thể lấy nghệ vàng,
đƣơng quy, thục địa, ngải cứu, lộc giác giao (sừng hƣơu) mỗi vị 1 lạng, sao khô

7

download by :


vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân (khoảng 40 g). Dùng gừng tƣơi 3 lát,
táo 3 quả, sắc với nƣớc, uống trƣớc bữa ăn khi thuốc còn ấm.
- Điều kinh, bế kinh, vàng da sau khi sinh: nghệ vàng, củ gấu, quả quất
còn xanh, cả 3 thứ sấy khô tán bột với mật ong làm thành viên uống hằng ngày.
- Cao dán mụn nhọt: nghệ vàng 60g, củ ráy 80g, nhựa thông 40g, sáp ong
40g, dầu vừng 80g. Tất cả giã nhuyễn, trộn đều, phết lên giấy làm cao dán.
- Làm mờ sẹo: Cắt lát củ nghệ xát lên sẹo đang lên da non.
- Vết thƣơng phần mềm: bột nghệ 30g, bột rau má 60g, phèn chua 10g.
Tất cả tán nhuyễn dùng băng bó vết thƣơng.
- Viêm loét dạ dày tá tràng đại tràng: bột nghệ 10g, bạch truật 10g uống
hằng ngàỵ
- Trị Vàng da: nghệ, nghệ đen, cỏ cú, quả quất non tán bột, trộn với mật

ong làm viên uống. (kinh nghiệm dân gian).
- Cao dán nhọt: nghệ 60g, củ ráy 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g, dầu
vừng 80g. Gọt sạch ráy, giã nhuyễn, nấu nhừ với nhựa, dầu, sáp, nghệ rồi phết
vào giấy mỏng dùng dán lên mụn nhọt. (kinh nghiệm dân gian) [11].
1.2. Giới thiệu về một số kim loại và khả năng gây độc
Kim loại nặng là ngun tố vơ cơ có khối lƣợng riêng lớn hơn 5 g/cm3.
Các nguyên tố vi lƣợng, ở mức hàm lƣợng nhỏ, dạng vết hoặc siêu vết cần thiết
cho cơ thể ngƣời và sinh vật phát triển bình thƣờng. Nhƣng với một hàm lƣợng
lớn chúng lại có những độc tính cao và là một trong những nguyên nhân gây ơ
nhiễm mơi trƣờng. Khi thải ra ngồi mơi trƣờng một số kim loại tích tụ trong
đất, một số kim loại nặng có khả năng hịa tan dƣới tác động của nhiều yếu tố
nhƣ là độ chua của đất, của nƣớc mƣa. Điều này tạo điều kiện cho các kim loại
nặng phát tán vào các nguồn nƣớc ngầm, nƣớc mặt và gây ơ nhiễm. Các kim
loại nặng tích tụ trong đất, nƣớc là nguy cơ xâm nhập vào các nguồn thực phẩm
mà con ngƣời sử dụng hàng ngày. Hàm lƣợng các kim loại nặng vƣợt quá
ngƣỡng cho phép sẽ rất độc và gây tác hại lâu dài đến cơ thể con ngƣời. Một số

8

download by :


kim loại nặng nhƣ là cadmi, chì, arsen,… đều đƣợc cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng
ở Hoa Kỳ (EPA) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thƣ (IARC) coi là
một trong những tác nhân gây ung thƣ ở ngƣời. Nguy hiểm hơn nữa khi cơ thể
tích lũy một lƣợng lớn các kim loại nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề
gây ra hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm nhƣ tổn thƣơng não, co rút các bó cơ,
biến dạng các ngón tay, chân khớp, khi con ngƣời tiếp xúc vài giờ, vài ngày hoặc
năm. Các kim loại nặng khi tiếp xúc với màng tế bào ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
sự phân chia DNA dẫn đén chết thai, dị dạng, quái thai,…

Các nguồn kim loại nặng do con ngƣời gây ra trong các khu vực đơ thị
có ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng lân cận là khai thác và các hoạt động
liên quan. Kim loại nặng gây ô nhiễm môi trƣờng, chúng dễ dàng đồng hóa và
có thể đƣợc tích lũy sinh học trong sinh vật dƣới nƣớc. Nó có thể đƣợc vận
chuyển dƣới dạng các lồi hòa tan trong nƣớc hoặc là một phần của các chất
cặn lơ lửng. Các chất ô nhiễm độc hại tiềm tàng có thể gây nguy hiểm cho sức
khỏe con ngƣời do đƣợc tích hợp trong chuỗi thức ăn.
1.2.1. Cadmi (Cd)
Cadmi là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ nóng chảy, ở trong khơng khí
ấm cađimi dần bị bao phủ bởi lớp màng oxit nên mất ánh kim.
Cd là nguyên tố rất độc. Trong tự nhiên Cd thƣờng tìm thấy trong các
khống vật có chứa kẽm. Giới hạn cho phép của Cd [34]: Trong nƣớc là 0,01
mg/L (hay 10 ppb); Trong khơng khí là 0,001 mg/m3; Trong thực phẩm là
0,001 - 0,5 mg/kg (hay ppm). Ở nồng độ cao Cd gây đau thận, thiếu máu và
phá hủy xƣơng. Cd tồn tại chủ yếu dƣới dạng hòa tan trong nƣớc. Nhiễm độc
cấp tính Cd có các triệu chứng giống nhƣ cúm, sốt, đau đầu,… Nhiễm độc mãn
tính Cd gây ung thƣ (phổi, tiền liệt tuyến,…).
Phần lớn Cd thâm nhập vào cơ thể đƣợc giữ lại ở thận và đào thải tuy
nhiên có môt lƣợng nhỏ (khoảng 1% giữ lại trong thận), do Cd liên kết với các
protein tạo thành metallotionein trong thận, phần còn lại đƣợc giữ trong cơ thể

9

download by :


và tích lũy theo thời gian và tuổi tác với thời gian bán huỷ sinh học rất dài từ 20
- 30 năm. Khi lƣợng Cd tích lũy đủ lớn sẽ thay thế ion Zn2+ trong các enzym
quan trọng gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thận, thiếu máu, tăng huyết
áp, phá hủy tủy sống, gây ung thƣ [35].

1.2.2. Chì (Pb)
Chì là kim loại nặng, có màu xanh xám, mềm, bề mặt chì thƣờng mờ đục
do bị oxi hóa.
Chì đƣợc con ngƣời phát hiện từ trƣớc công nguyên và đƣợc sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhau. Ngày nay, chì chủ yếu đƣợc sử dụng trong cơng
nghiệp năng lƣợng, luyện kim nhƣ sản xuất acquy ƣớt, pin, các loại cầu chì,
mạch điện, phụ gia cho sản xuất xăng, dầu bôi trơn, chế tạo hợp kim. Nguồn
nƣớc thải từ các nhà máy công nghiệp này cùng với các nguồn nƣớc thải của
cơng nghiệp khai thác khống sản, và nƣớc có tiếp xúc với các thiết bị chì, rác
thải cơng nghiệp, … đã đƣa một lƣợng chì đáng kể vào mơi trƣờng nƣớc và đất.
Chì tồn tại trong nƣớc dƣới dạng số oxi hóa +2, tính năng của hợp chất chì
đƣợc đánh giá chủ yếu thơng qua độ tan của nó. Độ tan của hợp chất chì chủ
yếu phụ thuộc vào pH (pH tăng thì độ tan giảm). Ngồi ra độ tan của hợp chất
chì cịn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhƣ độ muối (hàm lƣợng các ion
khác) của dung dịch, điều kiện oxi hóa - khử.
Chì thâm nhập vào cơ thể con ngƣời qua thức ăn, nƣớc uống, hít thở và cả
thơng qua da. Triệu chứng thể hiện khi nhiễm độc chì của cơ thể là sự mệt mỏi,
chán ăn, đau đầu, chóng mặt, sƣng khớp, ... Các dấu hiệu trên có thể xuất hiện
khi nồng độ chì trong máu khoảng 0,3 ppm. Ở các nồng độ cao hơn 0,3 ppm thì
chì có thể gây nên hiện tƣợng thiếu máu do thiếu hemoglobin. Ở các nồng độ
0,5 ppm đến 0,8 ppm thì chì có thể gây ra sự rối loạn chức năng của thận và
phá hủy não.
Xƣơng là nơi tàng trữ, tích lũy chì trong cơ thể, ở đó chì tƣơng tác với
photphat trong xƣơng rồi truyền vào các mô mềm của cơ thể rồi thể hiện độc

10

download by :



tính của nó. Tác dụng hóa sinh chủ yếu của chì là ảnh hƣởng tới quá trình tổng
hợp máu dẫn đến phá vỡ hồng cầu, ức chế mọi hoạt động của các enzym. Chì
cản trở việc sử dụng oxi và glucoza để sản xuất năng lƣợng cho quá trình sống.
Dấu hiệu của ngộ độc chì thƣờng thƣờng xuất hiện rất âm thầm, khó sớm
phát hiện chỉ khi nào chì tích tụ tới mức độ cao, bệnh mới rõ rệt nhƣng các triệu
chứng cũng khơng có gì đặc biệt. Ở trẻ em, nhiễm độc cấp tính khiến cho các
em trở nên cáu kỉnh, kém tập trung, ói mửa, dáng đi khơng vững, lên cơn kinh
phong. Trƣờng hợp mãn tính, các em có dấu hiệu chậm trí, hay gây gổ, lên kinh
thƣờng xuyên, đau bụng, thiếu máu, suy nhƣợc cơ bắp, suy thận, đơi khi có thể
đƣa tới tử vong.
Thƣờng thƣờng, trẻ em bị tác hại của chì trầm trọng hơn ở ngƣời trƣởng
thành, đặc biệt là dƣới 6 tuổi vì hệ thần kinh còn non yếu và khả năng thải độc
chất của cơ thể chƣa hồn chỉnh. Một số em có thể bị nhiễm ngay từ khi còn ở
trong lòng mẹ hoặc bú sữa mẹ có hàm lƣợng chì cao. Tới khi lớn, các em tiêu
thụ thực phẩm có chì, nuốt chì lẫn trong đất, bụi khi bị chơi trên mặt đất hoặc
ăn các mảnh vụn sơn tƣờng nhà cũ. Khi ngộ độc chì, ngƣời lớn hay than phiền
đau tê ở đầu ngón chân, tay; bắp thịt mỏi yếu; nhức đầu, đau bụng, tăng huyết áp,
thiếu máu, giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng, sẩy thai, sản xuất tinh trùng kém, …
Lâu ngày, bệnh trở thành mãn tính, đƣa tới suy thận, tổn thƣơng thần kinh ngoại
vi, giảm chức năng não bộ [166].
Pb có trong vũ khí đạn dƣợc, gốm sứ, xăng dầu, thủy tinh. Pb cũng đƣợc
sử dụng nhiều trong vật liệu xây dựng, cơng nghiệp cơ khí, pin. Tuy nhiên,
dƣợc tính của Pb và các hợp chất của nó với cơ thể con ngƣời và động vật thì
rất lớn. Pb có tác dụng âm tính lên sự phát triển não bộ ở trẻ em, Pb ức chế mọi
hoạt động của enzim, khơng chỉ ở não mà cịn ở các bộ phận tạo máu, nó là tác
nhân phá hủy hồng cầu.

11

download by :



Khi hàm lƣợng Pb trong máu khoảng 0,3 ppm thì nó ngăn cản q trình sử
dụng oxi hóa glucozơ, tạo ra năng lƣợng cho q trình sống do đó làm cho cơ
thể mệt mỏi. Ở nồng độ cao hơn (> 0,8 ppm) có thể gây nên thiếu máu do thiếu
hemoglobin. Hàm lƣợng Pb trong máu nằm trong khoảng (>0,5-0,8 ppm) gây
ra sự rối loạn chức năng của thận và phá hủy não. Xƣơng là nơi tàng trữ, tích tụ
Pb trong cơ thể, ở đó Pb tƣơng tác với photphat trong xƣơng rồi truyền nó vào
các mơ mềm của cơ thể và thể hiện độc tính của nó [61].
Giới hạn cho phép của Pb [25, 26]: Trong đất là 70 mg/kg; Trong sản
phẩm rau quả 0,5-1,0 mg/kg.
1.2.3. Asen (As)
Asen có thể gây ra 19 căn bệnh khác nhau. Các ảnh hƣởng chính đối với
sức khoẻ con ngƣời: làm keo tụ protein do tạo phức với asen (III) và phá huỷ
quá trình photpho hố; gây ung thƣ tiểu mơ da, phổi, phế quản, xoang,…
Các triệu chứng của nhiễm độc asen là sậm màu da, tăng sừng hóa và ung
thƣ, tác động đến hệ thần kinh ngoại biên và ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe nhƣ
chứng to chƣớng gan, bệnh đái tháo đƣờng, cao huyết áp, bệnh tim, viêm cuống
phổi, các bệnh về đƣờng hơ hấp,…
As ở dạng vơ cơ có độc tính cao gấp nhiều lần As ở dạng hữu cơ, trong đó
dạng hợp chất As(III) độc tính cao hơn As(V), tuy nhiên trong cơ thể As(V) có
thể bị khử về As(III) tác động vào nhóm -SH của các enzim do vậy ức chế hoạt
động của men.
1.2.4. Đồng (Cu)
Đồng (Cu) là nguyên tố cần thiết cho sức khỏe con ngƣời, tuy nhiên khi
hấp thụ lƣợng nhiều, có thể làm suy yếu các cơ quan và hệ thống trong cơ thể
con ngƣời, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, nhƣ buồn nôn, nôn,
vàng da tán huyết, suy thận và suy nhƣợc hệ thần kinh trung ƣơng. Do đó, hàm
lƣợng Cu tối đa trong thực phẩm bị khống chế theo một số quy định: Đối với
chè ở Nhật Bản (100 mg/kg), Hoa Kỳ (150 mg/kg), theo Tiêu chuẩn Công


12

download by :


nghiệp (NY/T 288-2012) của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc (MOA), hàm lƣợng
Cu đƣợc giới hạn ở mức 30 mg/kg. Hàm lƣợng Cu trong thực phẩm vƣợt quá
giới hạn quy định, có thể là do việc sử dụng quá nhiều hỗn hợp Boocđô chứa
Cu để ngăn ngừa các bệnh trên thực vật và sử dụng các dụng cụ bằng đồng
trong quá trình sản xuất [14].
1.2.5. Niken (Ni)
Ni là nguyên tố vi lƣợng cần thiết về mặt dinh dƣỡng đối với một số loài
động vật, vi sinh vật và thực vật. Tuy nhiên, việc hấp thụ quá nhiều Ni trên một
ngƣỡng nhất định sẽ có hại cho con ngƣời, tác dụng phụ quan trọng đối với sức
khỏe là hội chứng rối loạn da đƣợc gọi là “bệnh chàm niken”.
Ni trong cây thực phẩm, cây thuốc bắt nguồn từ việc sử dụng phân bón
chất lƣợng thấp bón trên lá và đất [13].
1.3. Tổng quan xác định kim loại trong đất, nƣớc và một số thực phẩm,
dƣợc phẩm
1.3.1. Trong nƣớc
Lê Lan Anh và cộng sự [3] đã nghiên cứu xác định hàm lƣợng một số
kim loại nặng trong nƣớc, đất, bùn và rau muống tại một số địa điểm xung
quanh Hà Nội theo mùa trong giai đoạn 2006-2009 cho thấy, hàm lƣợng (Cd,
Pb, Cr) trong nƣớc tƣới tại thời điểm khảo sát chƣa vƣợt tiêu chuẩn cho phép
nhƣng hàm lƣợng trong bùn, đất lại vƣợt tiêu chuẩn nên dẫn tới đã có một số
chỉ tiêu vƣợt tiêu chuẩn cho phép ít nhiều trong rau muống.
Các kim loại nhƣ As, Cd, Cu, Ni và Zn thải ra do hoạt động của con
ngƣời ƣớc tính nhiều hơn so với nguồn kim loại có trong tự nhiên, đặc biệt đối
với Pb lên đến 17 lần [5].

Lê Văn Khoa và cộng sự (1999) ở khu vực công ty pin Văn Điển và công
ty Orion-Hanel cho thấy: nƣớc thải của hai khu vực đều có chứa kim loại nặng
đặc thù trong quá trình sản xuất vƣợt quá TCVN 5945/1994 đối với nƣớc mặt
loại B (Pin Văn Điển có Hg vƣợt 9,04 lần; Orion-Hanel có Pb vƣợt quá 1,12

13

download by :


lần). Trong trầm tích mƣơng Hanel, 2 kim loại nặng có hàm lƣợng vƣợt quá
hàm lƣợng nền là Pb (3,3-10,25 lần); Hg (1,56-2,24 lần). Đất gần công ty Pin
Văn Điển có hàm lƣợng Zn cao hơn hàm lƣợng tối đa gây độc cho thực vật ở
đất nông nghiệp theotiêu chuẩn Anh từ 1,33-1,79 lần [9].
Tác giả Phạm Luận và các cộng sự đã nghiên cứu và xác định Cd trong
lá cây thuốc Đông y ở Việt Nam, trong thực phẩm tƣơi sống bằng phổ hấp thụ
nguyên tử [19, 20].
Tác giả Nguyễn Ngọc Nông (2003) đã xác định hàm lƣợng các nguyên tố
Cd, Pb, As trong đất ở Bắc Cạn và ở Thái Nguyên cho thấy ở vùng gần đô thị,
khu công nghiệp và khu dân cƣ tập trung hàm lƣợng càng lớn. Tuy hàm lƣợng
các nguyên tố chƣa vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhƣng hàm lƣợng Cd, Pb, As
khá cao trong vài loại đất ở vùng thành phố Thái Nguyên đang là sự cảnh báo
về môi trƣờng [24].

1.3.2. Thế giới
E. W. I. Hajar, A. Z. B. Sulaiman và A. M. M. Sakinah [37] đã xác định
hàm lƣợng các kim loại nặng trong thân, lá và hoa của cây cỏ ngọt bằng
ICPMS Agilent 7500a.
Honggang ZANG và các cộng sự [38] đã sử dụng phƣơng pháp ICPAES để đánh giá hàm lƣợng kim loại nặng trong mẫu đất và mẫu cây trồng ở
vùng nghiên cứu so sánh với mẫu đất chuẩn (GBW07401,GSS-1), mẫu cây

(GBW08153) từ trung tâm nghiên cứu chuẩn quốc gia Trung Quốc, hiệu suất
thu hồi đạt 91-97%.
Hye-Sook Lim và các cộng sự [39] đã đánh giá sự ô nhiễm các kim loại
nặng ở vùng mỏ Songcheon, Hàn Quốc. Các mẫu đất, nƣớc, thực vật,… xung
quanh khu mỏ đƣợc thu thập, xử lí sau đó đem xác định hàm lƣợng kim loại
nặng bằng ICP-AES và ICP-MS. Hàm lƣợng As và Hg trong đất trồng cao hơn
rất nhiều so với giới hạn cho phép, kết quả As cao nhất là 626mg/kg và Hg là
4,9mg/kg. Hàm lƣợng cao nhất trong cây trồng As là 33 mg/kg và Hg là 3,8

14

download by :


mg/kg (trong củ hành), Cd là 87mg/kg và Zn là 226mg/kg (trong rễ rau diếp),
Cu là 16,3 mg/kg (trong lá cây vừng). Điều này đƣợc giải thích do cây trồng
trên vùng đất đó đã bị ơ nhiễm As và các kim loại nặng. Mặt khác, hàm lƣợng
cao nhất của As, Cd và Zn đƣợc tìm thấy trong nƣớc suối và nguồn nƣớc uống
chủ yếu của khu vực này lần lƣợt là: 0,71 mg/L, 0,19 mg/L và 5,4 mg/L, cao
hơn rất nhiều so với giới hạn.
I. Chuan-Chuang, Yeou-Lih Huang và Te-Hsien Lin [40] đã ứng dụng
phƣơng pháp GF-AAS để xác định Pb và Cd trong 5 mẫu thuốc cổ truyền
Trung Quốc sử dụng (NH4) H2PO4 làm chất cải biến hóa học và đƣa ra giới hạn
định lƣợng của Pb là 11,6 pg và 2,0 pg với Cd.
Jozep Szkoda và Jan Zmudzki [41] đã xác định Pb và Cd trong mẫu sinh
học bằng phƣơng pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa với hiệu suất thu
hồi là 82,0% với Pb và 98,4% với Cd.
Mahmut Coskun và cộng sự [43] đã sử dụng phép đo GF-AAS với chất
cải biến nền cho Pb và Cd là NH4H2PO4 + Mg2O3, cho As là Pd(NO3)2 và các
nguyên tố Cu, Co, Mn, Ni, Zn xác định bằng F-AAS trong mẫu đất bề mặt.

Mustafa Tüzen [45] đã xác định một số kim loại nặng trong đất và cây
trồng ở Tokat, Thổ Nhĩ Kỳ bằng phƣơng pháp GF-AAS và F-AAS với hiệu
suất thu hồi (Rev) đạt 95-103%.
Peter Heitland và Helmut D. Koster [48] đã sử dụng ICP-MS để xác định
lƣợng vết 30 nguyên tố Cu, Pb, Zn, Cd... có trong mẫu nƣớc tiểu trẻ em và
ngƣời trƣởng thành.
Pilar Vinas [49] cùng các cộng sự đã ứng dụng phƣơng pháp phổ hấp thụ
nguyên tử không ngọn lửa để xác định trực tiếp Pb, Cd, Zn, Cu trong mật sử
dụng H2O2 làm chất cải biến giảm tín hiệu đƣờng nền.
Các tác giả S. L. Jeng, S. J. Lee, S. Y. Lin [54] đã sử dụng GF-AAS xác
định Pb và Cd trong 107 mẫu sữa nguyên liệu và thu đƣợc kết quả trung bình
của Pb là 2,03 ng/g; Cd là 0,04 ng/g.

15

download by :


×