Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH đề tài tổ CHỨC CHÍNH QUYỀN ở VIỆT NAM THỜI kỳ cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.56 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Văn Lang

KHOA: LUẬT

BÀI THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN Ở VIỆT NAM
THỜI KỲ CẬN ĐẠI

Môn Học: Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật
Giảng Viên Giảng Dạy: Từ Minh Thuận


Điểm: 7.5
Họ và tên

MSSV

Cơng việc

Trần Quyết Tiến

2173801010258

Tìm nội dung, làm word

Lê Bảo Trân

2173801010264

Tìm nội dung, làm word



Phạm Hải Hịa

2173801010254

Thuyết trình

Lê Hữu Nhật Tiến

2173801010275

Làm powerpoint

Mục Lục

I) Tổ chức bộ máy chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam trước ngày thiết lập chế độ Tồn
quyền Đơng Dương (Từ 1858 đến 1887)..................................................................................................3
1) Ở Nam Kỳ..........................................................................................................................................3
a) Ở trung ương.................................................................................................................................3
b) Ở cấp khu.......................................................................................................................................4
c) Ở cấp tiểu khu................................................................................................................................5
d) Ở cấp tổng......................................................................................................................................5
e) Ở cấp xã..........................................................................................................................................6
f) Ở cấp thành phố.............................................................................................................................6
2) Ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.....................................................................................................................7
II) Tổ chức bộ máy chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam dưới chế độ toàn quyền................10
1) Ở Bắc Kỳ..........................................................................................................................................10
a) Ở cấp trung ương (hay "xứ” hoặc "kỳ")...................................................................................10
b) Cấp tỉnh.......................................................................................................................................12
c) Cấp thành phố..............................................................................................................................13

d) Đạo quan binh.............................................................................................................................13
e) Cấp xã...........................................................................................................................................14
2) Trung Kỳ..........................................................................................................................................15
a) Hệ thống chính quyền của nhà Nguyễn.....................................................................................15
b) Hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Trung Kỳ............................................................17
3) Ở Nam Kỳ........................................................................................................................................18
a) Cấp trung ương...........................................................................................................................18
b) Cấp tỉnh, thành phố....................................................................................................................19


c) Cấp tổng.......................................................................................................................................19
d) Cấp xã..........................................................................................................................................19

I) Tổ chức bộ máy chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam trước ngày thiết lập
chế độ Tồn quyền Đơng Dương (Từ 1858 đến 1887)
1) Ở Nam Kỳ
-Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đơng là Gia Định, Định Tường, Biên Hịa và buộc triều

đình nhà Nguyễn ký cái gọi là "Hiệp ước Hữu nghị và Hịa bình” ngàv 5-6-1862, Thực dân Pháp
đã bước đầu tổ chức bộ máy cai trị của chúng ở những nơi đã chiếm được. Chúng đặt ba tỉnh
miền Đông Nam Kỳ vào phạm trù "thuộc địa” và cho trực thuộc Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp.
Đứng đầu "Xứ thuộc địa" này là một viên chức mang danh hiệu Toàn quyền, chịu trách nhiệm cả
về dân sự và quân sự. Ngàv 25-6-1882, thực dân Pháp đã cử Bôna (Bonard), Phó thủy sư đơ đốc
giữ chúc vụ Tồn quyền đầu tiên ở vùng mới chiếm. Đó cũng là ngày mở đầu cho chế độ Võ
quan cai trị ở Nam Kỳ. Chế độ này kéo dài cho tới tháng 7-1879, sau khi Li Minơ Đờ Vile sang
giữ chức Toàn quyền (Văn quan thay thế Võ quan). Sử sách gọi thời kỳ này là “Đơ đốc- Tồn
quyền” và tên đứng đầu được gọi là Thống đốc.
-Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ bị pháp chiếm đóng, phần lớn quan lại cũ đều rút về các
tỉnh khác cùng nhân dân kháng chiến. Vì thế thời kỳ Bơna (25-06-1862 đến 30-4-1863) đã phải
sử dụng hàng ngũ chánh, phó tổng, xã trưởng, phó lý để tổ chức bộ máy cai trị. Ngoài ra, còn

chọn một số tay thực dân là sĩ quan quân đội và phong cho bọn này chức "Thanh tra công việc
nội chính bản xứ” hay cịn gọi là Tham Biện, đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Thống đốc và
có nhiệm vụ chỉ đạo các quan lại ngụy quyền xuất thân tù hàng ngũ chánh, phó tổng, xã trưởng,
phó lý...
-Từ năm 1864 đến năm 1867, các tên Thống đốc tiếp theo đã củng cố dần bộ máy cai trị của
chúng trên toàn bộ đất Nam Kỳ theo hệ thống dưới đây:
a) Ở trung ương
Thực dân Pháp đã áp dụng cách tổ chức bộ máy cai trị ở một số thuộc địa cũ của chúng vào đất
Nam Kỳ: trên cùng là thống đốc, dưới thống đốc có ba chức quan cao cấp bao gồm:
- Tổng biện lý: chịu trách nhiệm về mặt pháp chế.
- Giám đốc Nội chính: chịu trách nhiệm về những cơng việc có liên quan đến xứ thuộc địa.


- Chánh chủ trì: chịu trách nhiệm về những cơng việc có liên quan đến tài chính và chính quốc.
Cả bốn viên chức thực dân này hợp lai thành Hội đồng Tư mật, dưới sự chủ trì của Thống đốc.
Cùng với những quan chức cao cấp trên đây. Một số tổ chức cao cấp cũng lần lượt ra đời:
- Nha Nội chính: Được thành lập theo Nghị định ngày 9-11-1861 của Thống đốc Nam Kỳ. Đây
là một tổ chức chuyên nghiên cứu theo dõi và giải quyết tất cả các cơng việc có liên quan đến xứ
thuộc địa. Nha Nội chính gồm có 3 ban:
+ Ban Tổng thư ký: chịu trách nhiệm liên hệ với các viên thanh tra công việc nội chính bản xứ và
phụ trách cơng tác mật vụ, cảnh sát, giáo dục, tơn giáo.
+ Ban hành chính: phụ trách việc lập ngân sách cơng chính, tài chính và nhân sư.
+ Ban Canh nông - Thương mại - Kỹ nghệ: Phụ trách các công việc liên quan đến các ngành
chun mơn hóa và kiêm cả việc xét xử người bản xứ. Đứng đầu Nha Nội chính là một viên
Giám đốc.
- Hội đổng Tư mật: Được thành lập theo sắc lệnh ngàv 21-4-1869. Hội đồng bao gồm: Chủ tịch
(Thống đốc Nam Kỳ), các ủy viên là Tổng biện lý, Giám đốc Nha Nội chính và Chánh chủ trì.
Chức năng của Hội đồng là bàn bạc và quyết định mọi vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chun
mơn của các viên chức cao cấp này như pháp chế, nội trị, tài chính...
Từ sau khi bãi bỏ chức Chánh chủ trì (1882), thiết lập chế độ Tồn quyền và bãi bỏ chức Giám

đốc Nha Nội chính, Hội dồng Tư mật dược cải tổ lại về thành phần và chức năng, nhiệm vụ. Chủ
tịch Hội đồng vẫn là Thông đốc các uỷ viên gồm: Tổng chỉ huy các lực lượng quân đội viễn
chinh Pháp đóng tại Nam Kỳ, viên Tổng biện lý, hai cố vấn người Pháp và hai cô vấn người Việt
do Thống đốc giới thiệu và Toàn quyền bổ nhiệm. Chức năng của hội đồng cũng được quy định
lại là góp ý kiến về việc lập các ngân sách và các khoản chi phí hành chính, về thuế khóa, ...
Ngồi ra đây là nên thơng qua những ý kiến đóng góp của Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ. Hội
đồng hàng tỉnh Nam Kỳ và cũng là nơi thông qua những bản dự thảo nghị định của Thống đốc
Nam Kỳ.

b) Ở cấp khu

Ngày 5-1-1876 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định phân toàn bộ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành
chính lớn là Sài Gịn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xác. Mỗi khu vực hành chính đó lại được chia


nhỏ thành các tiểu khu hành chính. Theo tinh thần của sắc lệnh ngày 10-2-1873 của Tổng thống
Pháp thì mỗi khu vực hành chính lớn đó phài do ba viên chức cùng phối hợp điểu hành.
- Viên chức hạng nhất phụ trách tư pháp (trực thuộc Tổng biện lý).
- Viên chức hạng nhì phụ trách hành chính (trực thuộc Giám đốc Nội chính).
- Viên chức hạng ba phụ trách thuế khóa (trực thuộc Chánh chủ trì). Viên chúc hạng ba phải là
những học viên đã tốt nghiệp Trường Tập Sự. Ra làm việc hai năm mới được thi lên viên chức
hạng nhì, rồi 2 năm sau thi lên viên chức hạng nhất
Nam Kỳ được chia thành các tiểu khu như sau:
- Khu vực Sài Gòn gồm 5 tiểu khu: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa, Gia Định.
- Khu vực Mỹ Tho gồm 4 tiểu khu: Mỹ Tho, Gị Cơng, Tân An, Chợ Lớn.
- Khu vực Vĩnh Long gồm 4 tiểu khu: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc.
-Khu vực Bát Xác gồm 6 tiểu khu: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc
Trăng.
- Ngày 18-12-1882 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định thành lập tiểu khu Bạc Liêu Như vậy Nam
Kỳ có tổng cộng 20 tiểu khu.


c) Ở cấp tiểu khu

Theo nghị định ngày 20-12-1899 cuả Tồn quyền Đơng Dương, kể từ 1-1-1900 tiếu khu được
đổi gọi là tỉnh. Mỗi tiểu khu có thể được chia ra thành các trung tâm hành chính. Đứng đầu mỗi
tiểu khu là một viên quan cai trị người Pháp. Đứng đầu mỗi trung tâm hành chính là một viên
chức người Việt. Trung tâm hành chính lớn do đốc phủ sứ nắm, loại vừa do tri phủ nắm, loại nhỏ
do tri huyện nắm. Tất cả các viên chức đứng đầu các trung tâm hành chính này đều trực thuộc
viên quan người Pháp đứng đầu tiểu khu.
d) Ở cấp tổng
Mỗi tiểu khu được chia thành nhiều Tổng. Đứng đầu mỗi tổng có chánh, phó tổng người Việt.
Các chánh, phó tổng này được xếp trong ngạch nhân viên hành chính, có hưởng lương và xếp
hạng: chánh tổng gồm 3 hạng, phó tổng gồm 1 hạng, sau thời gian ít nhất hai năm mới được xét
chuyển lên hạng sát trên.


e) Ở cấp xã

Thời kỳ này thực dân Pháp chưa trực tiếp can thiệp vào tổ chức hành chính cấp xã. Mỗi tổng
đuợc chia thành nhiều xã do xã truởng và phó lý đứng đầu.

f) Ở cấp thành phố

Ở thời kỳ này, tại Nam Kỳ, thực dân Pháp đã thành lập hai thành phố ở các cấp bậc khác nhau:
Sài Gòn (thành phố cấp I) được thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày 8-1-1877 và
thành phố Chợ Lớn (thành phố cấp II) được thành lập theo Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ
ngày 20-10-1879. Đứng đầu các thành phố này là một viên đốc lý có mọi quyền hành như viên
quan cai trị đứng đầu tiểu khu. Phụ tá cho đốc lý có phó đốc lý và Hội đồng thảnh phố (đối với
thành phố cấp I) và ủy ban thành phố (đối với thành phố cấp II), do đốc lý làm chủ tịch. Hội
đồng này được lựa chọn thông qua bầu cử. Chức năng của hội đồng là bàn bạc lấy biểu quyết rồi

ra quyết định đối với những vấn để thuộc riêng thành phố, góp ý kiến về những vấn để mà cấp
trên yêu cầu, đề đạt mọi nguyện vọng có liên quan đến lợi ích của thành phố lên cấp trên, song
không được đề cập đến những vấn đề chính trị.
Ngồi hệ thống cai trị các cấp kể trên, cũng cần phải kể đến hai tổ chức do thực dân Pháp lập ra
và có quan hệ đến bộ máy thống trị của chúng ở Nam Kỳ, đó là Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ và
Hội đồng tiểu khu.
- Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ: được thành lập theo sắc lệnh ngày 8-2-1880 của Tổng thống
Pháp. Hội đồng bao gồm cà người Việt và người Pháp được lựa chọn thơng qua bầu cử. Hội
đồng có chức năng tư vấn cho chính quyền, bàn bạc các vấn đề về thuế má, ngân sách và phân
chia các khu vực hành chinh.... tức là những vấn đề liên quan đến kinh tế tài chính, tuyệt đối
khơng được đề cập tới các vấn đề chính trị. Hội đồng mỗi năm họp một lần do Thống đốc triệu
tập, ngoài ra cũng có thể họp bất thường khi cẩn thiết.
-Hội đồng tiểu khu: được thành lập theo nghị định ngày 15-5-1882 của Thống đốc Nam Kỳ. Ủy
viên của hội đồng gồm có đại biểu kỳ hào ở cấp tổng và các viên quan như đốc phủ sứ. tri phủ,
tri huyện. Chủ tịch Hội đồng là viên quan cai trị đứng đầu tiểu khu (sau là quan cai trị chủ tỉnh
khi tiểu khu đổi thành tỉnh và hội đồng tiểu khu đổi gọi là Hội đồng hàng tỉnh). Hội đồng có
chức năng tư vấn cho chính quyền, cụ thể là thảo luận và quýêt nghị mọi vấn đề về kinh tế tài
chính, hành chính có liên quan đến địa phương. Các quyết nghị của Hội đồng phải được Thống
đốc chuẩn y trước Hội đồng Tư mật mới được đưa ra thi hành.


Nhận xét: sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ và tạm thời ổn
định quyền thống trị, thực dân Pháp đã bắt đầu chú ý đến việc tổ chức bộ máy chính quyền từ
trên xuống dưới. Thời kỳ này Pháp thi hành chế độ trực trị ở Nam Kỳ và chủ yếu dựa vào các
biện pháp nặng về quân sự (thời kỳ đô đốc - tồn quyển hay sối phủ). Hầu hết các cấp chính
quyền đều có các viên quan cai trị người Pháp. Tuy nhiên, làng xã đối với thực dân Pháp lúc này
vẫn là nơi chưa thể với tay tới được. Vì vậy, bộ máy chính quyền của Pháp ở Nam Kỳ trong giai
đoạn này so với Bắc Kỷ - Trung Kỳ có quy mơ hệ thống hơn, nhưng vẫn chưa thực sự hoàn
chỉnh. Điếu này sẽ được thực dân Pháp ổn định và củng cố trong giai đoạn tiếp theo để biến Nam
Kỳ thành thuộc địa thực sự và lâu dài của chúng.


2) Ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ

San khi chiếm được Nam Kỳ, thực dân Pháp ra sức củng cố quyền thống trị của chúng ở đây,
mặt khác chúng ráo riết chuẩn bị cho cuộc xâm lược và tấn công ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Cuối
năm 1873 thực dân Pháp đã tấn công đánh chiếm thành Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận.
Nhưng đến đầu năm 1874, do tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ta và do gặp nhiều khó
khăn khác, thực dân Pháp buộc phái trao trả lại các tỉnh thành đã chiếm. Vào đầu nam 1882, viện
lý do triều đình Huế không nghiêm chỉnh thi hành điều ước 1874. thực dân Pháp lại đem quân ra
đánh Bắc Kỳ lần thứ hai. Trước sức ép của thực dân Pháp, triều đình Huế đã nhượng bộ ký với
Pháp hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) đánh đấu sự đầu hàng hồn tồn của triều đình Huế. Có
thể nói, cho đến trước năm 1887, với những bản hiệp ước đầu hàng bán nước của triều Nguyễn,
thực dân Pháp đã cơ bản chiếm được Bắc Kỳ, và do đó, triều đình Huế tuy cịn một số quyền
hành trên đất Trung Kỳ và Bấc Kỳ, nhưng trên thực tế chỉ cịn đóng vai trị như một kẻ bù nhìn.
Thời kỳ này đối với Bắc Kỳ và Trung Kỳ, thực dân Pháp áp dụng chính sách "tằm ăn lá”, lấn dần
đất, lấn dần quyền và thiết lập dần hệ thống tổ chức chính quyền của chúng. Dựa vào các hiệp
ước đã ký kết với triều đình Huế, thực dân Pháp đã có những thay đổi đáng kể về mặt chính
quyền ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, thể hiện qua những vấn đề cụ thể sau đây:
- Đầu tiên, Pháp đặt ra chức Đại biện hay còn gọi là Đặc phái viên ngoại giao Pháp tại Huế: theo
điều 20 của Hiệp ước 15-3-1874 thì viên chức này có cấp bậc ngang với thượng thư được đóng
tại kinh đơ Huế để duy trì quan hệ giữa hai nước và giám sát việc thi hành hiệp ước 15-3-1874
cua triều đình Huế. Chế độ Đại biện này được bắt đầu từ 28-7-1875 và kéo dài đến ngày 5-41883.


- Ngày 31-5-1883, chính phủ Pháp cho đặt chức tổng uỷ viên của nước Cộng hòa Pháp tại Bắc
Kỳ. Viên quan này là người đại diện cho chính phủ Pháp cả ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. là người chủ
trì mọi công việc đối ngoại của Nam Triều. Dưới quyền tổng ủy viên là các viên công sứ ngừoi
Pháp đứng đầu mỗi tỉnh ở Bắc Kỳ và một viên trú sứ người Pháp, đóng tại kinh đơ Huế. Theo
hiệp ước 1883, thì viên trú sứ là người thay mặt cho chính quyền "bảo hộ" của Pháp ở Trung Kỳ.
Trú sứ không can thiệp vào nội bộ của nam Triều, song có quyền cá nhân mật đàm với nhà vua

bất kỳ lúc nào nếu thấy cần thiêt. Chế độ tổng ủy viên này chấm dứt với sự ra đời của bản Hiệp
ước 6-6-1884.
Từ sau khi ký Hiệp ước 1884. chính quvển Thực dân Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ được thiết lập
ở cấp trung ương, cấp kỳ và cấp tỉnh.
- Ở trung ương: đứng đầu cấp này là một viên tổng trú sứ chung cho cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ nên
được gọi là toàn quyền lưỡng kỳ hay Toàn quyền Trung - Bắc Kỳ. Tổng trú sứ đóng tại kinh đơ
Huế, là người thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi cơng việc đối ngoại của Nam Triều. Chế
độ tổng trú sứ tồn tại cho đến ngày 9-5-1889 thì bị bãi bỏ theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp,
chế độ tổng trú sứ từ 1886 về trước đều do các võ quan nắm và từ 1886 - 1889 chuyển sang tay
các văn quan.
- Ở cấp kỳ: Ngày 27-1-1886, Pháp thiết lập ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ mỗi nơi một viên chức cao
cấp người Pháp. Đứng đầu Bắc Kỳ là viên thống sứ. Đứng đầu Trung Kỳ là viên khâm sứ. Cả hai
viên quan này đều trực thuộc Tồn quyền Trung-Bắc Kỳ. Khâm sứ có nhiệm vụ quản lý và
khống chế mọi hoạt động của triều đình Huế. Thống sứ có nhiệm vụ quản lý và khống chế mọi
hoạt động của quan lại người Việt ở Bắc Kỳ. Do đó để thực hiện mưu đồ trên đây, thực dân Pháp
đã buộc Đồng Khánh ra đạo dụ ngày 3-6-1886 để lập ra chức kinh lược ở Bắc Kỳ. Theo đạo dụ
này, kinh lược có tồn quyền thay mặt triều đình để cai quản Bắc Kỳ. Với việc thiết lập chức
kinh lược, thực dân Pháp đã tách bắc Kỳ ra khỏi sự kiểm sốt của triều đình Huế và Pháp chỉ cần
nắm được kinh lược là sẽ nắm được Bắc Kỳ. Chế độ kinh lược này tồn tại đến ngày 13-8-1897,
sau khi có đạo dụ của Thành Thái về việc bãi bỏ chức kinh lược Bắc Kỳ và chuyển giao toàn bộ
chức năng vào tay thống sứ Bắc Kỳ
- Cấp tỉnh: Đứng đầu cấp tỉnh là viên công sứ người Pháp. Ở các tinh Bắc Kỳ, chức công sứ
được thiết lập ngay từ hiệp ước 25-8-1883. Trong điều 12, 14, 16 của hiệp ước này đã quy định
rõ chức năng của viên công sứ chủ tỉnh như sau:


+ Về mặt hành chính: Cơng sứ chỉ kiểm sốt các công việc cai trị của quan lại hàng tỉnh người
Việt chứ không trực tiếp cai trị. Nếu thấy cần thiết, cơng sứ có quyền đề nghị triều đình thun
chuyển hoặc cách chức các quan lại người Việt và triều đình khơng được từ chối (từ Hiệp ước 66-1884 thì cơng sứ có quyền buộc triều đình phải cách chức những quan lại đó).
+ Về mặt tài chính: Cơng sứ phụ trách và kiểm soát việc thu thuế và sử dụng tiền thuế thu được,

với sự hỗ trợ của bố chính ngưịi Việt.
+ Về mặt tư pháp: cơng sứ chịu trách nhiệm xét xử các vụ án dân sự, thương mại, hình sự xảy ra
giữa người Âu và người Âu, giữa người Âu và người Việt...
Đối với các tỉnh ở Trung Kỳ, sau khi bãi bỏ chế độ tổng trú sử, các công sứ ở Bắc Kỳ trực thuộc
viên thông sứ, các công sứ ở Trung Kỳ trực thuộc viên khâm sứ. Ở Trung Kỳ, trong thời kỳ đầu
chức năng của công sứ không được xác định cụ thể như Bắc Kỳ. Nhưng, qua hiệp ước 25-8-1883
ta thấy công sứ là người nắm giữ các vấn đề thuộc về thương chính và cơng chính trong tỉnh, cịn
các quan lại người Việt ở cấp tỉnh vẫn tiếp tục cai trị như trước, khơng phải chịu một sự kiểm
sốt nào của nước Pháp cả (điều 6 của hiệp ước 1883 và điều này bị bãi bỏ trong hiệp ước 6-61884).
Ngày 8-2-1886, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh cho phép các viên công sứ các tỉnh ở Bắc Kỳ và
Trung Kỳ được thi hành cả chức năng của lãnh sự nữa, đồng thời cho phép viên tổng trú sứ
Trung – Bắc Kỳ tổ chức bộ máy cai trị đầu não của chúng ở cấp kỳ và cấp tỉnh. Đó là Phủ thống
sứ Bắc Kỳ, Tịa khâm sứ Trung Kỳ và các Tịa cơng sứ các tỉnh.
Nhận xét: Thời kỳ trước năm 1887. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, bên cạnh việc duy trì và sử dụng bộ
máy quan lại cũ của triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp đã thiết lập thêm nhiều chức vụ và
nhiều cơ quan cai trị mới, trong đó chủ yếu là đưa người Pháp vào nắm các quyền hành chủ yếu
ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Những thay đổi trên đã tạo điều kiện và là tiền đề để thời gian sau thực
dân Pháp có thể tiến hành tổ chức bộ máy chính quyền ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ một cách quy mô
và hệ thống hơn.


II) Tổ chức bộ máy chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam dưới chế độ toàn
quyền
1) Ở Bắc Kỳ

Kẻ từ khi bãi bỏ chức tổng trú sứ Trung - Bắc Kỳ (9-5-1889), thì đứng đầu hệ thống chính quyền
của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ là viên thống sứ, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Toàn quyền Đông
Dương. Thông sứ là người chịu trách nhiệm bảo đảm việc thi hành những luật, những sác lệnh đã
được chính quyền chính quốc ban bố ỏ Đơng Dương, bào đảm việc thi hành những nghị định của
Tồn quvền Đơng Dương; có quyền đề xuất những biện pháp cai trị và những biện pháp trên đất

Bác Kỳ. Đối với hệ thống quan lại người Việt ở Bắc Kỳ thuộc quyền qn lý của triều đình Huế,
thì Thống sứ thơng qua viên kinh lược Bắc Kỳ để phát huy quyển lực thực dân của mình, nhưng
từ khi chức kinh lược bị bãi bỏ (1897) thì Thống sứ Bắc Kỳ thực sự khơng chế tồn bộ quan lại
người Việt ở đây.
Ngày 1-6-1904, Tồn quyền Đơng Dương cịn ra Nghị định cho phép Thống sứ Bắc Kỳ được xét
và ban cáp phẩm hàm một việc mà trước đó chỉ thuộc quyền lực của nhà vua cho toàn bộ quan
lại và viên chức người Việt. Hành động đó đã tước bỏ tồn bộ quyền lực của giai cấp phong kiến
Việt Nam. Có thể nói thống sứ là người chịu trách nhiệm trước Toàn quyền Đơng Dương về mọi
mặt ở Bắc kỳ. Có quyền lập quy, quyền hành pháp và quyền tư pháp ở Bắc Kỳ. Dưới quyền của
thống sứ là một hệ thống các cơ quan cai trị của Pháp tổ chức qua các cấp xứ hoặc kỳ, tỉnh, thành
phố, đạo quan binh và làng xã...

a) Ở cấp trung ương (hay "xứ” hoặc "kỳ")

Để giúp việc cho Thống sứ Bắc Kỳ ở cấp "kỳ" có một số cơ quan chức năng sau đây:
- Phủ Thống sứ Bắc Kỳ bao gồm: một văn phòng chịu trách nhiệm chung và do một chánh văn
phòng đứng đầu, một phịng phụ trách cơng việc có liên quan đến người Âu ở Bắc Kỳ, một
phịng phụ trách cơng việc có liên quan tới người Việt, một phịng phụ trách về ngân sách.
- Phòng thương mại Bắc Kỳ: Ở Bắc Kỳ có hai phịng: phịng thương mại Hà Nội và phòng
thuơng mại Hải Phòng . Mỗi phòng phụ trách một địa bàn hoạt động gồm nhiều tỉnh khác nhau,
do một viên chủ tịch người Pháp điều hành. Tù năm 1904, Tồn quyền Đơng Dương mới chính
thức quy định thành phần và chức năng của các phòng này.


- Phịng canh nơng Bắc Kỳ: do một chủ tịch trong hội đồng tối cao Đơng Dương đứng đầu.
Phịng có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến nơng nghiệp và chăn ni để chính
quyền lập quy chế cho các ngành đó.
-Hội đồng bảo hộ Bắc Kỳ: do Thống sứ Bắc Kỳ làm chủ tịch và chánh văn phịng phủ thống sứ
làm thư ký. Ngồi ra cịn có 9 ủy viên khác. Đây là tổ chức thống trị tương đương với Hội đồng
tư mật Nam Kỳ. Chức năng cùa Hội đồng là bàn bạc và thông qua các dự thảo nghị định của

thống sứ và các ý kiến của Viện Dân Biểu Bắc Kỳ, Hội đồng hàng tỉnh Bàc Kỳ về các vấn đề
thuế khóa, ngân sách.
- Hội đồng giáo dục Bắc Kỳ: do Giám đốc Nha Giáo dục Bắc Kỳ làm chủ tịch. Đây là tổ chức
chân rết ở cấp kỳ cùa Hội đồng tư vấn học chính Đơng Dương. Chức năng của nó là nghiên cứu
và đề xuất mọi vấn đề liên quan đến việc học hành thi cử
- Viện Dân biểu Bắc Kỳ: Được đổi tên từ tổ chức đại diện người Việt ở Bắc Kỳ (10-4-1926). Ủy
viên của Viện Dân biểu gồm đại diện của những người đóng thuế thân (hay được miễn thuế).
Những thương nhân có đóng thuế mơn bài và đại diện các tỉnh trung du miền núi. Viện có nhiệm
vụ góp ý kiến với chính quyền về các khoản thu chi ngân sách Bắc Kỳ, về các khoản chi có tính
chất kinh tế - xã hội
- Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của người Pháp ở Bắc Kỳ: bao gồm những người Pháp và
những người đã vào làng Tây. Hội dồng chỉ có chức năng tư vấn cho chính quyền về các vấn đề
kinh tế và tài chính. Ngồi ra, Hội đồng cũng có quyền đề xuất những nguyện vọng của mình
trong lĩnh vực kinh tế, tài chính.
- Hội đồng cố vấn Bắc Kỳ: Gồm 6 uỷ viên có hàm ngang với thượng thư do Thống sứ Bắc Kỳ
giới thiệu và triều đinh Huế bỏ nhiệm, mỗi nhiệm kỳ 2 năm. Hội đồng có nhiệm vụ góp ý kiên về
các bản dự thảo lập quy cua Thống sứ Bắc Kỳ, các bản thảo dụ của hoàng đế có liên quan đến
Bắc Ký... Có thể nói, Hội đồng này là tổ chức hỗ trợ đắc lực nhất cho Thống sứ Bắc Kỳ trong
việc thi hành những chức năng của kinh lược Bắc Kỳ trước kia.
- Ủy ban khai thác thuộc địa Bắc Kỳ: Do viên thanh tra công việc hành chính làm chủ tịch. Các
ủy viên uỷ ban bao gổm: chánh kỹ sư canh nông phụ trách Bắc Kỳ, các giám đốc y tế, canh
nông, lâm nghiệp, thú y ở Bắc Kỳ, 1 chủ đồn điền người Pháp, 1 chủ đồn điền người Việt... Chức


năng cua uỷ ban là: thảo quy chế về việc nhượng đồn điền , thảo chương trình khai thác đồn
điền , định giá đấu giá …

b) Cấp tỉnh

Đứng đầu bộ máy cai trị cấp tỉnh ở Bắc Kỳ là một viên cơng sứ hoặc phó sứ người Pháp. Tỉnh

nào quan trọng có cả cơng sứ và phó sứ. Những chức vụ này có nhiệm vụ thay mặt Thống sứ để
nắm cấp tỉnh, thông qua hệ thống quan lại người Việt, ở cấp tỉnh để giúp việc cho cơng sứ có
một số tổ chức phụ tá và hệ thống quan lại người bản xứ.
- Các tổ chức phụ tá cho công sứ (hoặc phó sứ):
+ Tịa cơng sứ: có những văn phòng tương ứng như các vãn phòng của Phủ thống sứ, đặt dưới sự
điều hành của chánh văn phòng tòa công sứ. Đây vùa là cơ quan tổng hợp, vừa là cơ quan hành
pháp và tư pháp ở cấp tỉnh.
+ Hội đồng hàng tỉnh: Tổ chức tiền thân của là Ủy ban tư vấn rồi Ủy ban tư vấn kỳ hào, Ủy ban
hàng tinh,Ủy ban địa phương. Hội đồng này có trách nhiệm góp ý với chính quyền vế các vấn đề
như chi phí về các cơng việc có tính chất kinh tế và xã hội, về việc phân chia khu vực địa lý hành
chính của các phủ, huyện, châu, xã trong phạm vi tỉnh, bảo quản đê điều, đường xá v.v...
-Hệ thống quan lại người Việt ở cấp tỉnh:
Trước năm 1919 việc cai trị ở cấp tỉnh theo khung sau:
+ Đứng đầu tỉnh là tổng đốc hoặc tuần phủ có các phụ tá là bố chánh (trơng coi về thuế khóa) về
án sát (về tư pháp)
+ Tỉnh chia thành phủ, đứng đầu là tri phủ.
+ Phủ chia thành huyện, đứng đầu là tri huyện.
Ở các tỉnh miền núi, đứng đầu tỉnh là quân đạo. Tỉnh chia thành các phú, huyện, châu trong đó
huyện và châu là cấp tương đương nhau trực thuộc phủ.
Từ sau 1919, tổ chức cai trị cấp tỉnh có thay đổi, về cơ bản là theo dạo dụ ngày 16-12-1918 của
Khải Định mà cụ thể là:
+ Đứng đầu tỉnh lớn là tổng đốc (gồm hai hạng là chánh nhị phám và tòng nhị phẩm). Đứng đầu
tỉnh vừa là tuần phủ và tỉnh nhỏ là án sát (đểu gồm 2 hạng). Riêng tỉnh Hịa Bình đặt chức chánh


quan lang (tương đương tuần phủ hạng nhì), các tỉnh miền núi khác thì do chức quan lang cai
quản.
+ Mỗi tỉnh có thể chia thành nhiều phủ hoặc huyện (đối với miền xuôi), thành đạo hoặc châu (đối
với miền núi) do các tri phủ, tri huyện hay quản đạo, tri châu đứng đầu. Tất cả các quan lại này
đều trực tiếp thuộc quyền của công sứ.

+ Ở các đạo châu miền núi, tùy từng nơi có thê đặt thêm các chức giúp việc như bang tá, phủ uý,
huyện uý, châu úy...
+ Đề giữ chức tri huyện từ hạng thấp nhất phải qua một kỳ thi tuyển (tiêu chuẩn bắt buộc là phải
có bằng cao đẳng Pháp - chính Đơng Dương hoặc cử nhân luật bên Pháp).
+ Giúp việc tại các văn phịng quan tỉnh, phủ, huyện, đạo, châu có các chức thơng phán, thừa
phái.

c) Cấp thành phố

- Bắc Kỳ có hai thành phố được xêp vào loại thành phố cấp I, đó là Hà Nội và Hải Phịng, đứng
đầu là một đốc lý người Pháp kiêm chủ tịch hội đồng thành phố. Các đốc lý này do thống sứ để
cử và tồn quyền bổ nhiệm, có quyền hạn tương đương như công sứ.
- Ngày 1-10-1888, đứng đầu là một đốc lý người Pháp kiêm chủ tịch hội đồng thành phố.
- Ngày 1-10-1888, Đồng Khánh đã ký đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp quyền sở hữu hoàn toàn hai
thành phố này.
- Ngồi ra, thực dân Pháp cịn chuyển một số thị xã quan trọng ở Bắc Kỳ lên cấp thành phố,
nhưng loại này có thể gọi là thành phố cấp II như Nam Định, Hải Dương v.v... do các đốc lý
đứng đầu nhưng viên công sứ chủ tỉnh kiêm nhiệm luôn, có uỷ ban thành phố giúp việc.

d) Đạo quan binh

Tổ chức đạo quan binh là hình thức đặc biệt của bộ máy thống trị của Pháp ở Việt Nam, chỉ có ở
Bắc Kỳ. Q trình phát triển của tổ chức này khá phức tạp có thể tóm lược như sau:
- Sau 1888, Pháp đã phân chia địa bàn từ Thanh Hoa trở ra thành 14 quân khu do một sĩ quan cấp
tướng hoặc tá chỉ huy. Mỗi quân khu chia thành các tiểu quân khu với một số đồn binh. Các sĩ
quan chì huy qn khu chỉ có quyển về quân sự và nếu hành động phải bàn bạc với công sứ.


- Để ứng chiến linh hoạt, ngày 6-8-1891 Toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định bãi bỏ các
quân khu và thành lập các đạo quan binh, do 1 sĩ quan làm tư lệnh có đầy đủ quyền hành về quân

sự và dân sự ngang với Thống sứ Bắc Kỳ.
- Từ 1908, với Nghị định ngàv 16-04-1908 của Toàn quyền Đông Dương, quyển hạn các tư lệnh
đạo quan binh bị hạn chế hơn (chỉ ngang hàng với công sứ).
Ở Bắc Kỳ thực dân Pháp tổ chúc thành 4 đạo quan binh:
1) Phả Lại
2) Lạng Sơn
3) Yên Bái
4) Sơn La.
Tuy nhiên tổ chức các đạo quan binh cũng luôn thay đổi. Đến năm 1916, chúng cắt một phần của
đạo quan binh 4 để hợp với vùng Thượng Lào, lập thêm đạo quan binh 5.

e) Cấp xã

Xã là đơn vị hành chính cơ sở của thiết chế xã hội Việt Nam từ trước khi Pháp xâm lược. Cơ cấu
tố chức cấp xã lúc này bao gồm: quan viên hàng xã (giải quyết tất cả các công việc đối nội và đối
ngoại), tùy theo chức năng mà chia ra thành ba nhóm: nhóm kỳ mục do toàn thể quan viên hàng
xã cử ra có trách nhiệm bàn bạc và quyết định mọi cơng việc có liên quan đến xã. Hội đồng kỳ
mục có tiên chỉ đứng đầu. Nhóm kỳ dịch là cơ quan chấp hành của xã, thi hành mọi quyết định
của hội đồng kỳ mục, có xã trưởng (hoặc lý trưởng đứng đầu). Nhóm kỳ lão bao gồm những
người cao tuối nhất trong xã, giữ vai trị cố vấn cho nhóm kỳ mục.
Trong q trình thiết lập bộ máy thơng trị ở Việt Nam, thực dân Pháp đã từng bước tìm cách can
thiệp vào tổ chức cấp xã và lợi dụng cơ cấu tổ chức cổ truyền trong việc cai trị. Ngày 12-8-1921
Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định quy định việc quản lý cấp xã giao cho "hội đồng tộc biểu" với số
lượng từ 4 đến 20 ngưòi và phải bao gồm những người có tài sản trong làng xã. Đứng đầu hội
đồng là chánh, phó hương hội. Hội đồng có trách nhiệm lựa chọn người giữ chức lý trưởng, phó
lý và trương tuần. Lý trưởng phải được quan tỉnh chuẩn y. Ngày 25-2-1927 thống sứ Bắc Kỳ ra
Nghị định về “Cải tổ hội đồng hương chính Bắc Kỳ", đã thiêt lập bên cạnh hội đồng dân biểu
một tổ chức tư vấn là hội đồng kỳ mục (bao gồm những người có học vấn hoặc có phẩm hàm



hoặc các cựu chức dịch v.v... từ 30 tuổi trở lên), về sau ranh giới giữa hai hội đồng này bị xố
nhịa và đồng nhất với nhau.
Ngày 23-5-1941, Bảo Đại ra đạo dụ và dược Tồn quyền Đơng Dương phê chuẩn đã quyêt định
việc quản lý cấp xã trong tay một hội đồng duy nhất là "hội đồng kỳ mục” do tiên chỉ và thứ chỉ
đứng đầu.

2) Trung Kỳ

Từ sau khi Pháp thiết lập chế độ Tồn quyền Đơng Dương, bộ máy thơng trị ở Trung Kỳ dần dần
có những thay đổi. Ở Trung Kỳ chính quyền có hai hệ thơng song song tồn tại mà có người gọi là
"chế độ lưỡng thể về chính trịnh", đó là hệ thống chính quyền của triều đình nhà Nguyễn và hệ
thơng chính quyền của thực dân Pháp.

a) Hệ thống chính quyền của nhà Nguyễn

Trên cùng là vua. Dưới vua có một sơ tơ chức phụ tá như sau:
-Tứ trụ triều đình và Hội đồng phụ chính:
+ Tứ trụ triều đình gồm 4 viên quan cao cấp mang hàm chánh phẩm tước hiệu là "Đại học sĩ" với
chức năng "quân sư". Trường hợp vua cịn nhỏ tuổi thì 4 viên đại thần này sẽ giữ cương vị phụ
chính đại thần và trở thành Hội đồng phụ chính.
Ngày 28-1-1897 Tồn quyền Pơn Đume bãi bỏ Hội đồng phụ chính, chuyển phụ chính đại thần
thành cố vấn đặc biệt của nhà vua.
-Viện cơ mật:
Thành viên của Viện cơ mật gồm có 4 thượng thư nắm giữ các bộ quan trọng nhất của triều đình,
thường gọi là tứ trụ triều đình. Viện này đặt dưới sự chủ tọa của vua và có nhiệm vụ giúp vua
lãnh đạo quốc gia. Song dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 27-9-1897 Thành Thái đã ra đạo
dụ tổ chức lại Viện cơ mật gồm 6 thượng thư. Khâm sứ Pháp có quyền chủ tọa Viện cơ mật và là
người quyết định mọi việc của Viện cơ mật.
-Các bộ:
Triều đình vẫn thiết lập 6 bộ như trước đây. Mỗi bộ do một thượng thư đứng đầu. Bộ chia thành

các ty do tham tri đứng đầu. Dưới tham tri có thị lang giúp việc. Dưới thị lang có các quan lại


như lang trung, tá lý, viên ngoại, chủ sự, tư vụ. Sáu thượng thư họp lại thành Hội đồng thượng
thư.
Hội đồng thượng thư bị bãi bỏ theo đạo dụ của Thành Thái (27-9-1897) và được tái lập năm
1925 do Công ước ký ngày 6-11 giữa chính quyền Pháp và Nam Triều. Đạo dụ 2-5-1933 của
Bảo Đại lại quy định: Các thượng thư họp lại dưới sự chủ tọa của vua gọi là Viện cơ mật. Nếu
đặt dưới sự chủ tọa cua Khâm sứ thì gọi là Hội đồng thượng thư.
-Viện đơ sát:
Viện có chức năng nhiệm vụ là kiểm sốt mọi hoạt động của quan lại các cấp và theo dõi việc thi
hành luật pháp cũng như các quy tắc của triều đình ban hành. Từ sau 1897, viện này thuộc quyển
chi đạo của khâm sứ.
-Phủ tôn nhân:
Phủ tôn nhân do một hội đồng phụ trách đặt dưới sự điều hành trực tiếp của một người trong
hồng tộc có chức vụ cao. Hội đồng này có trách nhiệm giải quyết mọi vấn để có liên quan đến
các thân vương, cơng tử, công tôn của nhà vua và chỉ định người trơng coi đền miếu của dịng họ
vua. Tổ chức này do nhà vua trực tiếp nắm giữ và sau 1897 đặt dưới sự chủ tọa của Khâm sứ.
Dưới triều đình là cấp tỉnh. Đứng đầu mỗi tỉnh lớn có tổng đốc; bố chánh, đặc trách về thuế
khóa; án sát phụ trách về tư pháp. Đứng đầu tỉnh loại vừa có tuần vũ hay tuần phủ, 1 bố chánh, 1
án sát. Đứng đầu mỗi tính nhỏ có 1 tuần vũ, 1 án sát hoặc 1 bố chánh, 1 án sát. Riêng Thừa
Thiên, nơi đóng đơ của triều đình thì đứng đầu là 1 phủ doãn và 1 phủ thừa. Trước năm 1919,
mỗi tỉnh chia làm nhiều phủ, mỗi phủ chia thành nhiều huyện (ở miền xuôi) hay đạo hoặc châu
(ở miền núi). Song từ 1919 trở đi, thì phủ, huyện, đạo, châu là những cấp tương đương nhau.
Nhưng xét về quy mơ hay địa bàn thì phủ lớn hơn huyện và đạo lớn hơn châu nên phải do tri phủ
và quản đạo nắm giữ.
Ở cấp xã. năm 1942 việc quản trị cấp xã giao cho Hội đồng kỳ mục. Hội đồng kỳ mục đứng ra
thành lập uy ban thựờng trực hội đồng kỳ mục. Để thực hiện những quyết định cua ủy ban này có
một số uỷ viên ban chấp hành xã thường là 5 người (ngũ hương). Ngoài ra, mỗi xã cịn có lý
trưởng, phó lý. Nhiều xã họp thành tổng do chánh tổng và phó tổng đứng đầu. Chánh tổng, phó

tổng và phó lý hợp thành gọi là tổng lý.


b) Hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Trung Kỳ
*Cấp trung ương

Kê từ ngày 9-5-1889 bãi bỏ chức tổng trú sứ Trung Kỳ thì dứng đầu hệ thống chính quyền của
Pháp ở đây là viên khâm sứ, chịu sự chỉ dạo trực tiếp của toàn quyền. Khâm sứ có quyền lập
quy, hành pháp và tư pháp, có quyền duyệt các đạo dụ của vua. Khâm sứ có các cơ quan giúp
việc sau:
- Tòa khâm sứ Trung Kỳ: Đây là cơ quan có tính chất chỉ đạo, vừa có tính chất tổng hợp rất cao
về mọi mặt hoạt dộng của chính quyền thực dân.
- Phịng tư vấn liên hợp thương mại - canh nơng Trung Kỳ: Gồm có 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch
(đều là người Pháp) và một sô ủy viên là người Pháp lẫn người Việt. Nhưng từ sắc lệnh ngày 2110-1938. 1 trong 2 phó chủ tịch là ngưòi Việt. Các ủy viên là những người đã từng hoạt động
trong lĩnh vực này.
- Hội đồng bảo hộ trung kỳ : Có nhiệm vụ thảo luận và thông qua các nghị định của khâm sứ
Trung Kỳ. Chủ tịch hội đồng là khâm sứ.
- Hội đồng học chính Trung Kỳ: có nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất mọi vấn đề liên quan đến
học hành, thi cử của Trung Kỳ
- Viện dân biểu Trung Kỳ: Tiền thân của nó là Phịng tư vấn Trung Kỳ, thành lập theo đạo dụ
ngày 19-4-1920 của Khải Định và được đôi thành viện dân biểu theo Nghị định ngày 21- 2-1926
của toàn quyền. Ngày 3-7-1933 thực dân Pháp cho phép ra đạo dụ tố chức lại viện dân biểu. Viện
có nhiệm vụ góp ý kiến cho chính phủ Nam Triều về các vấn đề kinh tế, tài chính, xã hội. Các ủy
viên (nghị viên) đại diện cho 3 khối người: toàn bộ dân đinh người Kinh (theo tỷ lệ, 1/3 vạn), các
thương gia có đóng th mơn bài, dân đinh các dân tộc. Mỗi năm viện họp một khóa tại Huế.
- Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của người Pháp ở Trung Kỳ: Được thành lập theo sắc lệnh
ngày 4-11-1928.
- Ủy ban khai thác thuộc địa Trung Kỳ: Là tổ chức chân rết của Hội đồng khai thác thuộc địa tối
cao Đông Dương.
*Cấp tỉnh



Tại mỗi tỉnh Trung Kỳ, chính quyền thực dân dã đặt chức công sứ người Pháp để nắm giữ các
vân đề về cơng chính và thương mại. Năm 1886, theo theo Hiệp ước 25-8-1883, chính quyền
thực dân ở chính quốc cho phép công sứ được thi hành cả chức năng lãnh sự. ở các tỉnh lớn hoặc
quan trọng có đặt thêm phó sứ. Các tổ chúc phụ tá của cơng sứ gồm có:
- Tịa cơng sứ: Cũng giống như tịa khảm sứ các tình ở Bắc Kỳ, nó cũng có các phòng ban tương
tự.
- Hội đồng hàng tỉnh: Hội đồng kỳ mục bản xứ hàng tỉnh gọi tắt là hội đồng hàng tỉnh. Hội đồng
có nhiệm vụ góp ý kiến với chính quyền các ván đề có tính chất kinh tế xã hội, phân chia địa vực
hành chính, bảo quản xây dựng đường xá, đê điều.
*Cấp thành phố
Thành phố đầu tiên được thành lập ở Trung Kỳ là Đà Nẵng theo Nghị định ngày 24-5-1889 của
toàn quyền sau khi Đồng Khánh ra dụ ngày 1-10-1888 nhượng cho Pháp quyền sở hữu hoàn toàn
khu vực ấy. Đà Nẵng là thành phố cấp II do một đốc lý người Pháp đứng đầu có phụ tá giúp việc.
Ngồi ra, chính quyền thực dân còn cho chuyển một số thị xã quan trọng cấp thành phố cấp III
do công sứ kiêm đốc lý như: Đà Lạt, Vinh, Thanh Hóa, Quy Nhơn, Phan Thiết v.v…
*Cấp xã
Tuy thực dân Pháp không trực tiếp can thiệp, song chúng đã thơng qua chính quyền Nam Triều
để với tay tới cấp xã. Nổi bật là đạo dụ ngày 5-1-1942 của Bảo Đại được khâm sứ thông qua
ngày 10-1-1942. Dụ gồm 58 điều khoản đề cập đến việc tổ chức và hoạt động của bộ phận quản
trị làng xã như hội đồng kỷ mục và uỷ ban thường trực của nó... giống như ở Bắc Kỳ.

3) Ở Nam Kỳ
a) Cấp trung ương

Đứng đầu bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở Nam Kỳ là viên thống đốc người Pháp. Thống
đốc Nam Kỳ cũng có các tổ chức phụ tá cao cấp làm cố vấn như hội đồng tư mật, hội đồng thuộc
địa Nam Kỳ, phòng thương mại Nam Kỳ...
Cơ quan có tính chất chỉ đạo trực tiếp, vừa có tính chất tổng hợp cấp cao về mọi mặt hoạt động

của chính quyền thực dân ở Nam Kỳ là sối phủ được thiết lập từ 1868, sau này chuyển gọi là
Tòa thống đốc Nam Kỳ. Tòa thống đốc được chia thành hai bộ phận:


- Bộ phận cố định phụ trách 3 khối công việc lớn:
+ Nhân sự (cả người Âu lẫn người Việt)
+ Cơng việc chính trị và bản xứ.
+ Cơng việc hành chính.
- Bộ phận lưu động phụ trách 3 khối cơng việc:
+ Những hoạt động cụ thể của người Việt.
+ Theo dõi các loại ngân sách.
Cơ quan tổng hợp mọi hoạt động của cả hai bộ phận này là Ban thư ký Tòa thống đốc Nam Kỳ.

b) Cấp tỉnh, thành phố

Từ sau khi thành lập Liên bang Đơng Dương, tồn bộ Nam Kỳ được chia thành 20 tỉnh, 2 thành
phố lớn: cấp I (Sài Gòn), cấp II (Chợ Lớn) và một số thành phố cấp III.
Đứng đầu tỉnh là viên quan cai trị người Pháp (tỉnh lớn có cấp phó giúp việc). Với các cơ quan
phụ tá như sở tham biện, tương đương như Tịa cơng sứ các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Đứng đầu
mỗi thành phố cấp I, II có đốc lý, phó đốc lý với các cơ quan phụ tá như tòa đốc lý và hội đồng
thành phố hay ủy ban thành phố.
Ở Nam Kỳ tuy không phân chia thành phủ hoặc huyện như ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. nhưng để
nắm cấp tỉnh, thực dân Pháp đã cho thiết lập một sở trung tâm hành chính hoặc một số cơ sở đại
lý do người Việt đúng đầu với các chức danh: đốc phủ sứ, tri phủ hay tri huyện.

c) Cấp tổng

Tỉnh chia thành tổng do chánh, phó tổng cai quản được xếp vào ngạch nhân viên hành chính,
được hưởng lương và xếp hạng qua thi tuyển mà chọn lựa bổ dụng.


d) Cấp xã

Tông chia thành xã. Việc quản trị cấp xã ở Nam Kỳ bị Pháp chính thức can thiệp vào năm 1904
qua Nghị định ngày 27-8-1904 của tồn quyền trong đó quy định rõ:
- Việc quản trị làng xã do hội đồng kỳ mục thực hiện.
- Tiêu chuẩn để được tham dự hội đồng này phải là điền chủ.


- Hội đồng gồm 11 uỷ viên, dược xếp theo vị trí: hương cả (Chủ tịch), hương chủ (phó chủ tịch,
hương sự, hương trưởng, hương chánh, hương giáo, hương quản, hương bộ, hương thôn, xã
trưởng, hương hào.
- Danh sách hội đồng phải ln để tại đình làng và phải sao nộp văn phòng quan chủ tỉnh.
- Kỳ mục nào VI phạm luật lệ làng xã hoặc cưỡng lệnh hội đồng sẽ bị phạt tiền 1 đến 20 quan.
Quan chủ tỉnh có quyền đình chỉ, cách chức đối với bất kỳ kỳ mục nào.
Ngồi ra cịn đặt thêm chức đại hương, lựa chọn tù các cựu tri phủ, cựu hương có thành tích xuất
sắc đối với làng xã. Xã nào có đại hương thì đại hương làm chủ tịch Hội đồng.
Nhận xét:

Trên cơ sở những nét khái quát về quá trình thiết lập và cơ cấu tô chức của hệ thống chính quyển
của thực dân Pháp ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có thể nêu lên mấy nhận
xét sau đây:
-Hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam từng bước được thiết lập bằng biện pháp
quân sự thông qua chiến tranh xâm lược và các thủ đoạn chính trị nhằm lợi dụng triệt để bộ máy
thống trị của chế độ phong kiến... đã tạo ra một chính quyền thuộc địa với hai yếu tố cấu thành là
thực dân và phong kiến.
- Chính quyền thuộc địa này chịu sự chi đạo của nhà nước thực dân chính quốc, có nhiệm vụ thi
hành những mệnh lệnh, chỉ thị của nhà nước thực dân, ngồi ra cịn có nhiệm vụ tìm ra những
biện pháp cai trị thuộc địa tốt nhất và khai thác với hiệu quả cao nhất. Chính sách "địa phương
phân quyền" này thực chất là chính sách "chia để trị" mà chính quyền thực dân đã áp dụng ở Việt
Nam.

- Viộc chính quyền thực dân duy trì và sử dụng mơ hình tổ chức hành chính cai trị của chế độ
phong kiến Việt Nam, một mặt thể hiện thủ đoạn thâm độc của chúng, nhưng một mặt khác cũng
chứng tỏ rằng mơ hình ấy đã định hình trước khi có sụ can thiệp củaa thực dân Pháp. Vì vậy.
chúng tìm mọi cách lơi dụng sao cho có lợi nhất, mang lại hiệu qua cao nhất.
- Giai cấp phong kiến Việt Nam dà từng bước trở thành công cụ đắc lực trong việc thực hiện và
làm cố vấn cho hệ thống cai trị thuộc địa... chính yếu tố đó đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa


ngày càng sâu sác, tạo tiền đề cho ánh sáng cách mạng dễ dàng ăn sâu bám rễ, dẫn đến sự thành
công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
2007 Giáo Trình Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia 2007)




×