Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu  Cách phòng trị bệnh thối trái trên Cà Phê ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.8 KB, 4 trang )

1
2
3
Cách phòng trị bệnh thối 4
trái trên Cà Phê 5
6
Bệnh thán thư (có nơi gọi là bệnh khô cành, khô quả, thối quả) do nấm 1
Colletotrichum cofeanum gây ra, là một trong vài dịch hại quan trọng trên 2
cây cà phê, đặc biệt là vào mùa mưa. Bệnh được phát hiện đầu tiên tại nước 3
ta vào khoảng năm 1930, nhưng gây hại chưa nhiều. Sau đó do diện tích 4
trồng cà phê ngày một gia tăng, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh 5
trung du phía Bắc, từ đó đã làm cho bệnh cũng phát triển theo và gây hại 6
ngày một nhiều hơn. 7
8
9
1. Dấu hiệu bệnh lý 10
- Trên quả: Bệnh thường tấn công mạnh ở giai đoạn quả đã thành thục, tại vị 11
trí gần cuống quả hoặc tại điểm tiếp xúc giữa hai quả với nhau (những nơi dễ 12
bị nước đọng lại). Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm tròn nhỏ màu đen, hơi 13
lõm xuống, sau lan rộng khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả bị thối, 1
khô đen và rụng sớm. 2
- Trên cành: Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm nhỏ màu nâu hơi lõm xuống 3
ở những đốt giữa cành, sau lan rộng hết chiều dài của đốt. Bệnh thường tấn 4
công những cành nhỏ đang hóa gỗ, nếu nặng có thể gây hại cả những cành lớn 5
và thân cây, chỗ bị bệnh chuyển thành mầu nâu đen, làm lá bị rụng, cành bị 6
khô rồi chết. 7
- Trên lá: Ban đầu vết bệnh là những đốm tròn màu nâu đen, sau đó lan rộng 8
dần, trên đó có các vòng đồng tâm. Nếu nặng các vết bệnh liên kết lại với 9
nhau thành từng mảng khô, màu nâu sẫm hay nâu đen. 10
2. Cách phòng bệnh 11
- Không trồng cà phê quá dầy, thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, 12


cành nằm sâu trong tán lá không có khả năng cho trái… tỉa bớt cây che bóng 13
trong mùa mưa để vườn cà phê luôn thông thoáng, khô ráo, hạn chế sự phát 14
sinh, phát triển, lây lan và gây hại của nấm bệnh. 15
- Phải bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali. 16
- Ngoài những biện pháp trên đây thì việc dùng thuốc hóa học để phòng trị 17
bệnh là một biện pháp cực kỳ quan trọng, đôi khi có tính chất quyết định. 18
3. Một số cách điều trị 19
- Qua tiếp xúc với một số bà con trồng cà phê ở huyện Di Linh, Lâm Hà (Lâm 20
Đồng), TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk)… bà con cho biết vào những tháng 21
mùa mưa sử dụng thuốc Carbenzim 500FL phun định kỳ khoảng 20 ngày một 22
lần đã có tác dụng phòng ngừa bệnh rất tốt. 23
- Carbenzim 500FL là thuốc trừ nấm, có khả năng nội hấp. Ngoài đặc tính 24
được cây hấp thu nhanh qua lá, thuốc còn có khả năng lan trải và bám dính tốt 25
nên hạn chế được sự rửa trôi do nước mưa. Sau khi vào trong cây, theo mạch 1
dẫn thuốc di chuyển lên phía ngọn cây để bảo vệ trái và các bộ phận non của 2
cây. Do thuốc vừa có tác dụng ức chế sự hình thành các đính bào tử đồng thời 3
vừa có tác dụng kìm hãm sự phát triển của sợi nấm bên trong cây, nên thuốc 4
vừa có tác dụng phòng bệnh lại vừa có tác dụng trị bệnh rất hữu hiệu. 5
- Về cách sử dụng, bà con có thể pha 15ml thuốc/bình 8 lít, hoặc 30ml 6
thuốc/bình 16 lít. Nếu dung với số lượng nhiều thì pha 400ml thuốc trong một 7
thùng phuy 200 lít, hoặc pha 2 lít thuốc cho một bồn 1.000 lít. Pha xong phun 8
ướt đều tán lá. 9
- Đê việc phòng trị bệnh đạt được hiệu quả cao, kéo dài và hạn chế tính kháng 10
thuốc của nấm gây bệnh, bà con có thể hỗn hợp thuốc Carbenzim 500FL với 11
thuốc Dipomate 80WP. 12
13

×