Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TUAN-46-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.18 KB, 17 trang )

TUẦN 46 NĂM 2018 (12/11 - 16/11/2018)
CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC VÀ BIÊN TẬP NỘI DUNG:
CỤC CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN
Địa chỉ: số 10 Nguyễn Cơng Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: +84 (0)24 62968244
Fax
: +84 (0)24 37711125
Email
:
Website :

NGUỒN DỮ LIỆU:
TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
Địa chỉ: số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: +84 (0)24 37341635
Fax
: +84 (0)24 38230381
Email
:
Website : www.mard.gov.vn

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TUẦN 46/2018 – TÌNH HÌNH CHUNG
Thị
trường
thế giới

Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ tăng nhẹ trong tuần qua do đồng rupee ổn định, trong khi các nhà xuất
khẩu gạo Thái Lan nhận được đơn hàng mới từ Philippin trong bối cảnh dự đoán nguồn cung cải thiện.



-

Giá tiêu Ấn Độ tăng do sản lượng hồ tiêu Ấn Độ dự báo ở mức thấp do những bất lợi về thời tiết.

-

Giá cà phê giảm do các nhà đầu cơ và quỹ mạnh tay bán rịng trước thơng tin Brazil vừa báo cáo kết
quả xuất khẩu tháng 10 đạt kỷ lục mới, tổ chức Cà phê thế giới ICO dự kiến sản lượng cà phê toàn cầu
niên vụ 2018/2019 tiếp tục dư thừa và đồng Reais giảm đã kéo theo các mặt hàng nông sản thế mạnh
của Brazil như đường, cà phê giảm theo.

-

Giá lợn hơi giao tháng 12/2018 thị trường Chicago, Mỹ biến động giảm do sức mua giảm. Nhiều người
Mỹ hiện đang mua gà tây chuẩn bị cho Lễ Tạ ơn sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm của tuần thứ 3 trong
tháng 11 này.

-

Giá đường giảm do bị áp lực bởi đồng real của Brazil giảm giá, khuyến khích các nhà sản xuất bán ra.
Giá dầu và xăng giảm mạnh cũng gây sức ép lên đường, gây lo ngại rằng nhu cầu ethanol có thể bị
giảm.

Thị
trường
trong
nước

-


Giá lúa gạo diễn biến tăng trong tuần qua tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do nhu cầu
tiêu thụ cải thiện.

-

Giá phân bón tăng do giá ngun liệu khơng chỉ Urê mà cả Kali, DAP là các nguyên liệu dùng phối trộn
NPK đều tăng giá. Ngoài ra, 1 bao phân bón về đến các đại lý cấp 2, 3 cịn phải tăng thêm chi phí vận
chuyển khoảng 30.000 đ/bao cho mỗi cấp.

-

Giá lợn hơi giảm do sản lượng lợn thịt cung cấp cho thị trường tăng lên.

-

Giá thu mua hạt tiêu trong nước giảm do thị trường hạt tiêu vẫn chịu sức ép giảm giá do nhu cầu thấp,
nguồn cung dư thừa.

-

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tuần qua có sự điều chỉnh giảm nhẹ sau khi liên tục vững giá ở mức

1


kỷ lục trong hơn 1 tháng qua, do nguồn cung cải thiện hơn.

LÚA GẠO
Thị

trường
thế giới

Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ tăng nhẹ trong tuần
qua do đồng rupee ổn định, trong khi các nhà xuất khẩu
gạo Thái Lan nhận được đơn hàng mới từ Philippin trong
bối cảnh dự đoán nguồn cung cải thiện.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ ở mức 363 – 371
USD/tấn, tăng so với 362 – 369 USD/tấn tuần trước. Đồng
rupee tăng 0,4% lên mức cao nhất trong gần 8 tuần, lợi
nhuận của các nhà xuất khẩu vì thế mà giảm đi.
Tại các bang miền nam và miền đông, nguồn cung vụ mới tăng song giá lúa cao do Chính phủ
mua vào với giá cao.
Xuất khẩu gạo Ấn Độ giảm 9,6% xuống còn 5,8 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 4 – 9/2018 do
Băng la đét giảm nhập khẩu gạo khi sản lượng nội địa tăng.
Tại Thái Lan, gạo tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 380 – 398 USD/tấn (FOB Băng Cốc), không đổi so với
tuần trước.
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippin (NFA) đã mở thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo và nhận
đơn dự thầu từ ngày 20/11/2018.
Tại Việt Nam, gạo 5% tấm giữ ở mức 415 – 420 USD/tấn.
Ngày 14/11, Chính phủ Phi-lip-pin đã phê duyệt lần cuối cùng dự luật tự do hóa nhập khẩu gạo,
biện pháp mà Chính phủ đang dựa vào để giảm giá bán lẻ của mặt hàng thiết yếu xuống khoảng 7 peso/kg
và giảm lạm phát 0,7 điểm phần trăm sau khi lên cao nhất trong nhiều năm.
Dự luật Thượng viện số 1998 sửa đổi Đạo luật Cộng hòa số 8178, hay Đạo luật thuế nông nghiệp,
thông qua việc thay thế các hạn chế nhập khẩu định lượng hiện tại đối với gạo bằng thuế quan.
Theo dự luật, nhập khẩu gạo từ các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ bị áp
thuế 35%, trong khi mức thuế 50% sẽ được áp lên hàng nhập khẩu từ các quốc gia không phải là ASEAN.
Dự luật cũng loại bỏ thẩm quyền của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) trong việc
điều tiết nhập khẩu gạo và cấp giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép cho khu vực tư nhân.


Thị
trường
trong
nước

Giá lúa gạo diễn biến tăng trong tuần qua tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do
nhu cầu tiêu thụ cải thiện.
Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An Giang, lúa IR50404 tăng 100 đ/kg lên mức
5.600 đ/kg; lúa chất lượng cao OM 5451 ổn định ở mức 5.700 đ/kg, gạo tẻ IR50404 ở mức 10.000 đ/kg;
gạo chất lượng cao ở mức 12.500 đ/kg; gạo thơm đặc sản jasmine 14.000 đ/kg. Tại Vĩnh Long, lúa Thu
Đông giống IR50404 giữ ở mức 5.400 đ/kg; lúa khô IR50404 ở mức 5.900 đ/kg; gạo IR50404 ở mức
10.000 đ/kg. Tại Bạc Liêu, giá lúa khô OM 5451 bán buôn Công ty Lương thực tỉnh ở mức 6.200 – 6.300
đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa IR50404 tăng 200 đ/kg lên mức 6.000 – 6.200 đ/kg; lúa OM 4218 tăng 300 đ/kg
lên 6.300 - 6.400 đ/kg; lúa OM 6976 tăng 200 đ/kg lên mức 6.500 - 6.600 đ/kg; lúa Jasmine tăng 200 đ/kg
lên mức 7.200 – 7.500 đ/kg.
Sau khi mở thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo cách đây không lâu, Cơ quan Lương thực quốc gia

2


Phi-lip-pin (NFA) tiếp tục phát hành thư mời thầu nhập khẩu
thêm 500.000 tấn gạo 25% tấm theo hình thức Chính phủ-Tư
nhân (G2P) và sẽ mở thầu vào ngày 20-11 tới. Theo đó, Tổng
thư ký Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) vừa ký công văn
số 421/CV/HHLTVN thông báo về việc đấu thầu nhập khẩu
500.000 tấn gạo theo hình thức G2P của Phi-lip-pin.
Phi-lip-pin không hạn chế về nguồn gốc gạo cung cấp
cũng như loại hình doanh nghiệp được tham gia vào phiên
đấu thầu, tức cả doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước đều
được chấp nhận tham dự.


THỊT
Thị
trường
thế giới

Giá lợn hơi giao tháng 12/2018 thị trường
Chicago, Mỹ biến động giảm trong tuần qua với mức giảm
0,175 UScent/lb xuống còn 55,625 UScent/lb. Giá lợn hơi
giảm do sức mua giảm. Nhiều người Mỹ hiện đang mua gà
tây chuẩn bị cho Lễ Tạ ơn sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm
của tuần thứ 3 trong tháng 11 này.
Hiện, giá heo hơi cao nhất Trung Quốc là tại Trùng
Khánh 18,7 nhân dân tệ/kg (tương đương 62.809 đ/kg;
còn mức giá thấp nhất là tại Liêu Ninh 10,39 nhân dân tệ/kg (khoảng 34.897 đ/kg). Nhằm ngăn chặn dịch tả
lợn châu Phi lây lan tại Tứ Xuyên, nguồn cung thịt lợn địa phương bị thắt chặt và các doanh nghiệp giết mổ
gặp khó khăn trong việc thu mua.
Hiện, tăng trưởng tiêu thụ trên thị trường không rõ ràng, và các yếu tố hỗ trợ còn hạn chế, cùng với
lo ngại về dịch tả lợn châu Phi và giá thịt lợn tăng cao, một số người tiêu dùng Trung Quốc đã chuyển sang
tiêu thụ các loại thủy sản, gia súc gia cầm khác.

Thị
trường
trong
nước

Tuần qua, hơi tại nhiều địa phương ở miền Bắc tiếp tục có xu hướng giảm. Tại Hà Nam, một trong
những địa phương nuôi khá nhiều lợn, hiện giá lợn hơi xuất chuồng chỉ còn 42.000 – 43.0000 đồng/kg,
giảm 2.000 – 3.000 đ/kg so với tuần trước và giảm tới 10.000 đ/kg so với cách đây 1 tháng. Đây cũng là đợt
giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2018.

Tại một số huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Kinh Môn và thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương, hiện nay giá
lợn hơi đang ở mức từ 44.000-45.000 đ/kg, giảm từ 1.000-2.000 đ/kg so với tuần trước. Tương tự, tại Vĩnh
Phúc, giá lợn hơi tại một số địa phương dao động trong khoảng 40.000 – 44.000 đ/kg, giảm 3.000 đ/kg.
Khu vực Bắc Trung Bộ ghi nhận Bình Định, Đắk Lắk là hai địa phương có giá lợn hơi giảm 2.000
đ/kg với Bình Định xuống cịn 42.000 đ/kg, cịn Đắk Lắk xuống 49.000 đ/kg. Tại Hà Tĩnh,giá lợn hơi cũng
ghi nhận giảm khoảng 1.000 đ/kg xuống 48.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại Thanh Hóa ghi nhận ở mức 47.000
đ/kg đối với lợn loại I; Quảng Bình, Quảng Trị ở mức 48.000 đ/kg; Nghệ An, Thừa Thiên – Huế ghi nhận ở
mức 49.000 đ/kg
Các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận ghi
nhận ở mức 46.000 - 48.000 đ/kg; Bình Thuận nằm trong khoảng 49.000 - 52.000 đ/kg. Tại Tây Nguyên, giá
lợn hơi cũng vẫn ở mức tốt, 48.000 - 50.000 đ/kg.

3


Giá lợn hơi tại các tỉnh miền Nam ghi nhận Bình
Phước giảm 2.000 đ/kg, xuống cịn 49.000 đồng/kg. Thủ
phủ ni lợn Đồng Nai cũng ghi nhận giảm với mức 1.000
đ/kg, xuống cịn 50.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại Sóc
Trăng là nơi thấp nhất với mức 47.000 đ/kg còn Đồng
Tháp, Vũng Tàu ghi nhận ở mức 48.000 đ/kg. Tiền Giang,
Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang ghi nhận lợn
hơi ở mức giá 50.000 đ/kg. TP.HCM, An Giang giao dịch
lợn hơi ở mức giá 51.000 đ/kg. Tây Ninh, Long An ghi
nhận lợn hơi ở mức giá 52.000 đ/kg cịn Bình Dương,
Hậu Giang cao hơn một chút khi giao dịch trong mức 53.000 đ/kg. Nhìn chung, khu vực miền Nam vẫn đang
có giá lợn hơi tốt khi giao dịch trong khoảng 47.000 – 53.000 đ/kg.

THỦY SẢN
Thị

trường
thế giới

Theo một chuyên gia tham dự Diễn đàn Thủy sản Sino-Nordic 2018 trong khuôn khổ Triển lãm Thủy
sản Trung Quốc, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ nhập khẩu hơn 200.000 tấn cá hồi vào năm 2025, thậm
chí 300-400.000 tấn, nhưng điều này sẽ làm tăng giá nếu sản xuất khơng thể theo kịp. Ngồi ra, có là một
vấn đề là Trung Quốc tại thời điểm này đang tìm kiếm cá hồi cỡ lớn hơn 6kg. Tuy nhiên, do ngành chế biến
và bán lẻ ở Trung Quốc đang phát triển hơn, kích cỡ cá sẽ khơng phải là vấn đề trở ngại. Hiện tại, 80-90%
doanh số bán hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, phát triển chủ yếu ở các thành phố lớn. Có một sự
thay đổi lớn đối với thực phẩm tiện lợi ở Trung Quốc, cá hồi chế biến ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn,
chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ. Năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 80.000 tấn.
Giá tôm đông lạnh kép khá ổn định từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, sau Giáng sinh, các nhà NK có
khả năng muốn giữ ổn định lượng hàng trong kho nên nguồn cung trên thị trường có thể giảm. Một nguồn
tin khác cũng cho rằng giá tôm đông lạnh kép tương đối ổn định, tuy nhiên giá một số loại tơm kích cỡ nhỏ
hơn tăng. Tồn kho tôm cỡ nhỏ của các nhà sản xuất đang giảm mạnh nên nguồn cung thấp sẽ đẩy giá tăng.
Ước tính giá tơm cỡ 500/800/kg đạt gần 6 bảng/kg, cỡ 300/500 đạt gần 7 bảng/kg, cỡ 250/350 vẫn ổn định
ở mức 8,40- 8,50 bảng/kg, cỡ 150/250 có giá 9,50 bảng/kg, cỡ 100/200 có giá 9,50 bảng/kg. Hoạt động khai
thác vẫn tiếp tục như dự kiến ở ngư trường Greenland trong khi khai thác ở Canada đã sắp hồn thành cho
cả năm. Sau đó, khá lâu nữa Canada mới bắt đầu khai thác trở lại. Trong khi giá tôm đông lạnh kép ổn định
cho cả năm, giá tôm đông lạnh đơn tăng do hạn ngạch khai thác vùng 6 của Canada giảm. Tôm đông lạnh
đơn của Aixơlen cũng tăng giá.

Thị
trường
cá tra
trong
nước

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tuần qua có sự
điều chỉnh giảm nhẹ sau khi liên tục vững giá ở mức kỷ lục

trong hơn 1 tháng qua, do nguồn cung cải thiện hơn. Cá tra
loại I (700-900g/con) đang được các thương lái mua phổ
biến từ 33.500 - 34.500 đồng/kg ở Vĩnh Long, Cần Thơ, An
Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang.

Thị
trường
tôm

Thị trường tôm nguyên liệu trong tuần qua chững giá đối với tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Hiện
nay, người dân chủ yếu thu hoạch tôm sú, tơm thẻ cịn ít. Tại Bạc Liêu, giá tơm sú ướp đá nguyên liệu cỡ

4


trong
nước

20 con/kg giữ giá ở mức 210.000 đ/kg, cỡ 30 và 40 con/kg
tuần này giữ mức 155.000 đ/kg và 135.000 đ/kg sau khi
giảm mạnh 20.000 – 30.000 đ/kg trong tuần trước. Giá tôm
thẻ ướp đá chững giá cho các cỡ từ 50-100 con/kg (cỡ 50
con/kg: 120.000-123.000 đ/kg, cỡ 70 con/kg: 100.000102.000 đ/kg, cỡ 100 con/kg 88.000-90.000 đ/kg).

RAU QUẢ
Thị
trường
trong
nước


Giá chuối tại Trung Quốc gần đây tăng với tốc độ ổn định nhưng giá chuối nhập khẩu bất ngờ tăng
20%. Nguyên nhân chính là do tiêu thụ đang trong mùa cao điểm tại các thị trường nước ngoài trong mùa
Lễ Tạ Ơn, Thứ Sáu Đen (Black Friday) và Giáng Sinh, đồng thời nhu cầu cũng mạnh tại Trung Quốc trong
các ngày lễ cuối năm. Giá chuối có khả năng tăng hơn nữa trong tương lai gần.
Trong khi đó, bắp cải Trung Quốc rớt giá mạnh. Giá bắp cải nhỏ tại Trung Quốc gần đây có xu
hướng giảm, giảm 40% so với tuần trước và giảm 50% so với tháng trước do nguồn cung lớn. Giá tuần này
là 1,5 NDT (0,22 USD)/cái, trong khi tuần trước là 2,5 NDT (0,36 USD)/cái.

Tình
hình
xuất
nhập
khẩu

Tuần qua, nhìn chung nhiều trái cây tại một số tỉnh ĐBSCL. Giá cam sành giảm 3.000đ/kg xuống
còn 10.000đ/kg; nhãn da bò giảm từ 12.000 đ/kg xuống cịn 9.000 đ/kg, chơm chơm giảm xuống 12.000đ/kg
so với mức giá đầu tuần là 15.000 đ/kg. Nguyên nhân giá giảm là do điều kiện thời tiết vừa qua khá thuận
lợi cho việc phát triển các cây trồng nên sản lượng tăng dẫn đến giá giảm. Không những vậy, năm nay
được xem là năm khá thuận lợi cho nhiều loại trái cây phát triển trong đó có cam, bưởi khơng chỉ tại các tỉnh
phía Nam cịn có cả các tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang…
Thị trường rau củ trong tháng tương đối ổn định với điều kiện thời tiết thuận lợi trong khi nhu cầu
khơng có sự tăng đột biến. Cụ thể, tại Đà Lạt, Lâm Đồng, giá bắp cải trắng vẫn ở mức giá 4.000đ/kg, cà
chua 8.000đ/kg, hoa lơ xanh 12.000đ/kg.

5


MÍA ĐƯỜNG
Thị trường đường thế giới trong tuần qua tiếp tục
Thị

trường
thế giới

đi xuống. Tính trung bình trong tuần, giá đường trắng giao
tháng 12/2018 giảm 1,83% so với tháng trước, đạt 344,12
USD/tấn. Giá đường thô giao tháng 3/2019 giảm 3,18% so
với tháng trước xuống 12,75 UScent/lb.
Giá đường bị áp lực bởi đồng real của Brazil giảm
giá, đồng tiền này ở mức thấp nhất so với đồng USD trong
hơn 1 tháng, khuyến khích các nhà sản xuất bán ra. Giá
dầu và xăng giảm mạnh cũng gây sức ép lên đường, gây
lo ngại rằng nhu cầu ethanol có thể bị giảm. Nhu cầu mua
đầu cơ là yếu. Bộ Nông nghiệp Pháp đã cắt giảm ước tính của họ về vụ cải đường năm 2018 xuống 39,2
triệu tấn từ 40,4 triệu tấn trong tháng trước.
Tại Ấn Độ, chật vật với lượng dự trữ dư thừa, tính tới thời điểm hiện tại, các nhà máy đường, nhà
sản xuất lớn thứ hai thế giới, đã kí hợp đồng xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn sang các quốc gia như Trung
Đông và Sri Lanka, theo một quan chức chính phủ Ấn Độ. Trong số đó, khối lượng đường thơ xuất khẩu
gồm 6 triệu tấn và cịn lại 2 triệu tấn là đường trắng.
Trong tháng 10, các nhà máy đường Ấn Độ đã ký thỏa thuận xuất khẩu đường thơ lần dầu tiên
trong 3 năm vì sự phục hồi của giá đường khi lên cao nhất trong 7 tháng tại New York, cùng với trợ cấp của
chính phủ khiến xuất khẩu trở nên hấp dẫn hơn.
Để giải quyết lượng đường dự trữ dư thừa, chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu các nhà máy đường nội
địa bắt buộc phải xuất khẩu 5 triệu tấn đường trong năm tài chính 2018 - 2019 (bắt đầu từ tháng 10/2018
đến tháng 9/2019). Bên cạnh đó, chính phủ cịn bù đắp cho các doanh nghiệp chi phí vận chuyển nội bộ,
cước phí, bốc dỡ và những phí khác.
Chính phủ Ấn Độ đang đưa ra mức trợ cấp vận tải là 1.000 rupee/tấn đối với các nhà máy đường
nằm cách cảng trong 100 km; 2.500 rupee/tấn đối với nhà máy cách cảng trên 100 km; và 3.000 rupee/tấn
đối với những mà máy tại các bang khác.

Thị

trường
trong
nước

Nông dân ĐBSCL đang bước vào vụ thu hoạch mía niên vụ 2018 - 2019 với bao nỗi lo chồng chất.
Những ngày qua nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã thu hoạch được khoảng 3.600 ha/7.500 ha
mía. Giá mía hiện nay được thương lái thu mua chỉ khoảng 500 - 650 đồng/kg (tùy giống và chữ đường),
trong khi chi phí sản xuất là 715 đồng/kg. Tính bình qn, nơng dân thu hoạch mía chạy lũ hiện nay bị lỗ
khoảng 15 - 20 triệu đồng/ha”. Trong khi nhiều diện tích mía vẫn chưa được các cơng ty ký hợp đồng bao
tiêu, thì nước lũ và triều cường lên nhanh đang đe dọa nhiều vùng mía.
Theo một số nơng dân, hiện các nhà máy đường ở Hậu Giang ký hợp đồng cho nông dân với giá
khoảng 700 - 800 đồng/kg. Với giá này thì nơng dân khơng có lãi vì theo tính tốn của họ, riêng chi phí th
nhân công từ 160.000 - 180.000 đồng/tấn, cộng tiền giống, phân, thuốc trừ sâu..., chi phí đầu tư đã bằng,
thậm chí cịn cao hơn giá mua mía của nhà máy và thương lái đưa ra.
Thêm vào đó, ngành chức năng dự báo năm nay sẽ có lũ lớn và về sớm. Thực tế, mực nước trên
địa bàn huyện Phụng Hiệp lúc này đang cao hơn thời điểm bình thường từ 15 - 20cm và đang có dấu hiệu
tiếp tục lên, vì thế, vấn đề tiêu thụ mía tại các địa phương nằm trong vùng nguyên liệu càng cấp bách hơn.
Hiện chỉ có Cơng ty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã thực hiện ký kết hợp đồng bao tiêu mía

6


với nông dân, nhưng cũng chỉ được gần 4.000ha/6.150ha được giao.
Được biết, ngành nông nghiệp tỉnh đã làm việc với Hiệp hội Mía đường Việt Nam để có những giải
pháp kêu gọi các nhà máy đường trong vùng hỗ trợ thu mua mía cho nơng dân Hậu Giang, nhằm giúp bà
con sớm tiêu thụ hết mía, hạn chế thiệt hại khi có tình huống lũ lớn xảy ra.
Cịn tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, niên vụ mía 2018 - 2019, toàn huyện xuống giống
được 5.400ha, giảm khoảng 1.000ha so với niên vụ 2017 - 2018. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, qua rà
soát của các địa phương trong huyện, số diện tích mía được các Cơng ty bao tiêu là rất ít.
CÀ PHÊ

Thị
trường
thế giới

Thị trường cà phê thế giới biến động giảm trong
tuần qua. So với tuần trước, giá Robusta kỳ hạn giao
tháng 1/2019 thị trường London giảm 18 USD/tấn xuống
còn 1.667 USD/tấn. Giá cà phê giảm do các nhà đầu cơ
và quỹ vẫn mạnh tay bán rịng trước thơng tin Brazil vừa
báo cáo kết quả xuất khẩu tháng 10 đạt tổng cộng 3,74
triệu bao, mức xuất khẩu cà phê hàng tháng đạt kỷ lục
mới. Trong khi đó, Tổ chức Cà phê thế giới ICO dự kiến
sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2018/2019 tiếp tục dư
thừa đã tác động tâm lý trên các thị trường. Bên cạnh đó,
đồng Reais giảm đã kéo theo các mặt hàng nông sản thế
mạnh của Brazil như đường, cà phê giảm theo.
Brazil đã xuất khẩu tổng cộng 3,74 triệu bao cà phê trong tháng 10, bao gồm cả 3 loại cà phê nhân,
cà phê hòa tan và cà phê rang xay, lập kỷ lục mới về xuất khẩu cà phê hàng tháng. Khối lượng xuất khẩu
tháng 10/2018 đã tăng 29,1% so với xuất tháng 10 năm 2017 chỉ đạt 2,9 triệu bao và tăng 20,1% so với xuất
khẩu tháng trước đạt 3,12 triệu bao cà phê các loại.

Thị
trường
trong
nước

Thị trường cà phê trong nước biến động giảm theo xu
hướng thị trường thế giới. So với tuần trước, giá cà phê vối
nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 100 – 200 đ/kg xuống còn
35.400 – 36.100 đ/kg. Giá cà phê giảm do sức bán phòng hộ

hàng vụ mới từ các nước sản xuất, nhất là khi Việt Nam, nhà
sản xuất Robusta hàng đầu đã khởi đầu thu hoạch vụ mùa
mới năm nay với dự báo khoảng 30 triệu bao.
Theo truyền thống, lượng hàng xuống tàu từ Việt
Nam trong những tháng này rất thấp, chủ yếu giao cho những
hợp đồng đã ký trước và hàng đi từ kho dự trữ của doanh
nghiệp, còn lượng bán mới hầu như không đáng kể do đang tập trung vào thu hoạch vụ mùa mới.
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, trong niên vụ 2017 - 2018, diện tích cà phê tồn tỉnh là
204.808 ha, tăng 1.071ha so với niên vụ trước.Trong đó, diện tích cho sản phẩm 187.279 ha, năng suất
bình qn đạt 24,55 tạ/ha. Tổng sản lượng ước đạt 459.785 tấn, tăng 11.975 tấn so với niên vụ 2016 2017.

7


CHÈ
Thị
trường
thế giới

Tại Diễn đàn Kinh tế và Thương mại Sino - Sri Lanka, nơi có hơn 30 nhà đầu tư Trung Quốc từ Bắc
Kinh đã tham gia, Trợ lý Giám đốc Hội đồng Chè Sri Lanka ông Dhanushka Karunaratne cho biết xuất khẩu
chè Sri Lanka sang Trung Quốc đang gia tăng và đất nước này đã có thể chiếm 10% thị phần chè Trung
Quốc. Trong năm 2015, Sri Lanka thậm chí khơng nằm trong số 10 nhà xuất khẩu chè hàng đầu sang Trung
Quốc và hai năm sau, Sri Lanka đã có thể vươn lên vị trí thứ tám. Năm 2014, Sri Lanka cung cấp 6,105 triệu
kg chè cho Trung Quốc và năm 2016 tăng 8,525 triệu kg, trong khi Ấn Độ đứng thứ hai với lượng cung cấp
5.485 triệu chè trong năm 2016. Ba nhà xuất khẩu chè lớn nhất sang Trung Quốc là Indonesia, Việt Nam và
Đài Loan.
Để có được chè ngon thì lá chè phải được xử lý trong vòng một vài giờ sau khi tuốt. Do vụ thu hái
chè ở Đông Bắc Ấn Độ kết thúc vào tháng 12, lần đầu tiên Ủy ban Chè Ấn Độ đã cơng bố quyết định đóng
cửa bắt buộc các nhà máy làm việc trong mùa đông để ngăn chặn việc xử lý lá chè cũ. Các vườn chè ở

Assam, Meghalaya, Mizoram, Nagaland, Tripura và Manipur phải ngừng nghỉ trước ngày 10/12. Các vườn ở
Tây Bengal, Bihar, Sikkim, Himachal và Uttarakhand phải hoàn thành thu hoạch trước ngày 15/12. Ở tất cả
các vùng này, các hoạt động chế biến phải chấm dứt cho đến mùa xuân. Trà thu hoạch ở miền Nam Ấn Độ,
không cùng chu kỳ thu hoạch, sẽ tiếp tục được thu hoạch.
Ngành chè địa phương hoan nghênh động thái này như một bước đi tích cực để hạn chế các nhà
sản xuất chè vì lợi nhuận mà sử dụng cả lá già, không mọng nước được chế biến sau vụ thu hoạch để bán
cho người mua.
Theo Chủ tịch Ủy ban Chè, quyết định này "sẽ giúp giảm bớt các loại chè không đạt tiêu chuẩn
được sản xuất bởi chè tái chế trong tháng 12" và nó sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng Ấn Độ nghiêm túc
về việc cải thiện danh tiếng về chất lượng chất lượng. Hiện tại, 3% chè được thu hoạch vào tháng 12,
thường vào đầu tháng. Lệnh cấm này hầu như không ảnh hưởng đến các khu vườn sản xuất ra chè chất
lượng tốt.
Được biết, ở Assam, chất xơ chè, vốn là phế phẩm của chè, đã được một số nhà máy sử dụng để
tái sản xuất chè CTC, tạo cho nó một màu đen. Một số sử dụng chất pha trộn màu. Những loại chè này
không phù hợp với tiêu dùng của con người. Hơn nữa, những loại chè này tạo ra tình trạng thừa cung tác
động đến giá của các loại chè vụ mới.

Thị
trường
trong
nước

Thị trường chè nguyên liệu trong tuần qua
nhìn chung vẫn ổn định. Tại Thái Nguyên, giá chè
cành chất lượng cao giữ mức 200.000 đ/kg, chè
xanh búp khô là 105.000 đ/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm
Đồng), giá chè nguyên liệu (búp tươi) sản xuất chè
xanh loại 1 giữ mức 9.000 đ/kg, giá chè nguyên
liệu sản xuất chè đen là 6.000 đ/kg.
.


HẠT ĐIỀU

8


Thị
trường
thế giới

Giá điều nhân tại thị trường Delhi, Ấn Độ diễn biến
tăng khá trong tuần qua. Cụ thể, điều nhân loại WW180 ở
mức 1085 Rs/kg, tăng 25 Rs/kg; điều nhân loại WW210 ở
mức 977,5 Rs/kg, tăng 40 Rs/kg; điều nhân WW240 ổn
định ở mức 825 Rs/kg; điều nhân loại WW320 ổn định ở
mức 727,5 Rs/kg.
Ban đầu, các chuyên gia ngành điều châu Phi dự
đoán sản lượng điều Tanzania sẽ đạt 380.000 tấn, nhưng
sau đó con số này đã hạ xuống khoảng 300.000 tấn. Tuy
nhiên, Chính phủ Tanzania hiện cho rằng sản lượng điều
thu hoạch thấp hơn 220.000 tấn và xuất khẩu 90.000 tấn. Như vậy, tồn kho điều còn lại sẽ vào khoảng
120.000 tấn, một con số an toàn khi thị trường hạt điều thế giới diễn biến theo chiều hướng tiêu cực.
Ngành điều Tanzania rơi vào khủng hoảng khi tuần qua Chính phủ nước này tuyên bố sẽ huy động
quân đội tiếp quản thị trường điều và ra lệnh cấm đấu thầu bán điều thô. Chưa đầy 24h sau tuyên bố này,
Tổng thống Tanzania đã làm động thái kép, vừa sa thải Bộ trưởng Nông nghiệp và Bộ trưởng Thương mại,
đồng thời đặt chương trình thu mua điều dưới sự điều phối trực tiếp của Chính phủ.
Trên thị trường trong nước, giá điều khô ổn định

Thị
trường

trong
nước

tại Đồng Nai ở mức 46.000 đ/kg; tại Bình Phước ở mức
36.000 đ/kg, trong khi đó giá điều khơ tại Đắc Lắc giảm
500 đ/kg, từ 38.500 đ/kg xuống 38.000 đ/kg.
Giá điều nhân tại Bình Phước tiếp tục ổn định, với
điều nhân loại W240 ở mức 295.000 đ/kg; điều nhân loại
W320 ở mức 285.000 đ/kg.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp
Việt Nam đã xuất 29.342 tấn hạt điều sang Trung Quốc,
giá trị ước đạt 263 triệu USD, giảm tương ứng 3,6% về lượng và 10,77% về giá trị so với cùng kỳ năm
2017. Xét trong giai đoạn 9 tháng đầu năm, có 7 tháng ghi nhận kim ngạch xuất khẩu điều sang Trung Quốc
sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu điều của Việt Nam sang Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị thu hẹp. Trung Quốc đưa ra
nhiều chiêu bài làm khó xuất khẩu điều của Việt Nam. Chính ngạch đã khó, xuất khẩu tiểu ngạch cịn khó
hơn. Do chiến tranh thương mại nên Trung Quốc hạn chế các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất hàng sang
Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Đây là biện pháp nhằm ngăn chặn hàng hóa của Mỹ và các nước
“tuồn” vào Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Theo thông tin từ Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), con đường tiểu ngạch dường như đang bị
thu hẹp bởi phía Trung Quốc rục rịch áp dụng phương thức thanh tốn chính ngạch bằng LC đối với hạt
điều nhập khẩu. Nếu thanh toán bằng LC được áp dụng, đồng nghĩa với hạt điều sẽ không được vận
chuyển nhiều qua các cửa khẩu tại Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai, mà chủ yếu đi bằng đường biển
(container).
Dù dự định trên chưa được ban hành chính thức, nhưng các nhà nhập khẩu của Trung Quốc đã
thông tin tới đối tác Việt Nam rằng phía Trung Quốc sớm muộn cũng áp dụng quy định kiểm tra an toàn vệ
sinh thực phẩm tại các nhà máy điều của Việt Nam mà xuất khẩu sang Trung Quốc.

9



HỒ TIÊU
Thị
trường
thế giới

Tuần qua, giá tiêu giao tháng 11/2018 trên sàn
Kochi, thị trường Ấn Độ biến động tăng với mức tăng
517 Rs/tạ lên 40.150 Rs/tạ. Giá tiêu tăng do sản lượng
hồ tiêu Ấn Độ dự báo ở mức thấp do những bất lợi về
thời tiết.
Do thời tiết xấu trong những năm gần đây,
người trồng tiêu Ấn Độ sẽ có một vụ mùa sản lượng
thấp. Sản lượng giảm, tuy nhiên, điều đó khơng có
nghĩa giá tiêu sẽ tăng cao hơn vì hồ tiêu nhập khẩu giá
rẻ, chấp lượng thấp gia tăng.
Theo các chuyên gia thị trường, một vụ mùa sản lượng thấp hơn chắc chắc sẽ kéo giá tăng cao,
nhưng đà tăng sẽ bị hạn chế ở khoảng 42.500 Rs/tạ, chỉ tăng 10% so với mức giá hiện tại.
Trong tháng 8/2018, các đồn điền hồ tiêu trên khắp huyện Wayanad và Idukki đã chịu thiệt hại vì
mưa lớn, nguyên nhân của những trận lũ lụt tàn phá tại khu vực. Sự kiện này diễn ra sau khi những cơn
mưa lớn và lở đất xuất hiện tại Chikmangalur and Coorg thuộc bang Karnataka, cũng ảnh hưởng tới các
đồn điền hồ tiêu tại những khu vực này.

Thị
trường
trong
nước

Thị trường hạt tiêu trong nước biến động giảm
trong tuần qua. So với tuần trước, giá thu mua hạt tiêu

tại Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai và Bà Rịa Vũng Tàu
giảm 2.000 đ/kg xuống còn 55.000 – 57.000 đ/kg. Giá
tiêu tại Đồng Nai giảm 3.000 đ/kg xuống mức 55.000
đ/kg. Thị trường hạt tiêu thế giới vẫn chịu sức ép giảm
giá do nhu cầu thấp, nguồn cung dư thừa.
Hiện thị trường xuất nhập khẩu hồ tiêu nguồn
cung đã vượt cầu. Vì vậy giá cả mua bán nguyên liệu
hồ tiêu sẽ khơng cịn cao như những năm vừa qua mà
sẽ xuống thấp trong 4-5 năm tới. Do đó, khuyến cáo bà
con nông dân nên ngưng trồng mới hồ tiêu và nên tập trung chăm sóc vườn tiêu hiện có theo hướng bền
vững, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc hố học để phịng trừ sâu bệnh, không để dư lượng trong
hạt tiêu. Đồng thời, đăng ký với Hiệp hội Hồ tiêu để bán tiêu sạch nhằm đạt được giá tốt nhất. Các chủ
vườn tiêu trong cùng một xóm, làng nên cùng nhau thống nhất hình thành các tổ hợp tác sản xuất hoặc
HTX dịch vụ sản xuất hồ tiêu để liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ đầu ra, để
sản xuất hồ tiêu an toàn và bền vững.

CAO SU

10


Thị
trường
thế giới

Giá cao su giao kỳ hạn tại Sàn Giao dịch hàng hóa
Tokyo (TOCOM) tiếp tục giảm trong tuần qua do giá dầu
tụt dốc. Kết thúc phiên giao dịch 12/11, hợp đồng
benchmark tháng 4/2019 giảm phiên thứ hai liên tiếp xuống
mức thấp mới trong 26 tháng, giá đóng cửa chỉ đạt 158,5

yên/kg, giảm 2,5 yên (tương đương 1,6%) so với phiên
trước. Sau đó, thị trường có dấu hiệu hồi phục nhẹ, hợp
đồng tháng 4/2019 kết thúc phiên 14/11 đạt 159,8 yên/kg,
tăng 1,3 yên (tương đương 0,8%) so với mức thấp hôm
trước.
Giá dầu thô đang lao dốc trong bối cảnh các nước, đặc biệt là ba ông lớn A rập Xê út, Nga và Mỹ
cùng tăng nguồn cung nhằm bù đắp khoảng thiếu hụt do Iran bị Mỹ trừng phạt. Ngày 13/11, giá dầu ở thị
trường Mỹ giảm 7% xuống còn 55,69 USD/thùng, thấp nhất trong năm nay. Đây cũng là ngày sụt giá thảm
hại nhất của dầu thô kể từ tháng 9-2015. Giá dầu giảm là do lo ngại ngày càng tăng về việc nguồn cung trở
nên thừa mứa. Giá dầu thô đã giảm liên tục trong 12 ngày, giai đoạn dài nhất kể từ khi giao dịch được tính
vào tháng 3-1983.
Trên thị trường giao ngay, giá cao su RSS3 Thái Lan ngày 14/11 ở mức 1,35 USD/kg, giảm 0,03
USD/kg; STR20 Thái Lan ở mức 1,24 USD/kg, giảm 0,03 USD/kg; Malaysia SMR20 ở mức 1,24 USD/kg,
giảm 0,02 USD/kg so với ngày 7/11.

Thị
trường
trong
nước

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá mủ
cao su ổn định trong tuần qua, sau khi giảm nhẹ vào hai
tuần trước đó. Tại Bình Phước, mủ cao su dạng nước ở
mức 230 đồng/độ; tại Đồng Nai, mủ cao su dạng nước giữ
ở mức 12.000 đồng/kg.
Những năm qua, tiêu thụ mủ cao su, cao su thiên
nhiên gặp nhiều khó khăn, nhưng thực tế, ngành cao su
Việt Nam vẫn đạt những thành tựu vượt bậc, đó là giảm tỷ
trọng xuất khẩu mủ sơ chế, sản phẩm thô, tăng chế biến và
xuất khẩu cao su chế biến sâu.

Các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề chế biến sản phẩm cao su đã góp phần đưa tốc độ tăng
trưởng giá trị xuất khẩu về sản phẩm cao su chế biến sâu trên 16,5% mỗi năm và đạt 2,176 tỷ USD năm
2017. Trong đó, lốp xe có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đạt 920 triệu USD năm 2017, tăng 44,2% so với năm
2016 và tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm gần đây (2012 – 2017) đạt khoảng 22,3% mỗi năm.
Việt Nam hiện có khoảng 211 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lốp xe. Trong nhóm 10 doanh
nghiệp xuất khẩu lốp xe dẫn đầu có hai doanh nghiệp Việt Nam là Công ty CP Cao su miền Nam
(Casumina) và Cơng ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC), cịn lại là các doanh nghiệp FDI.

GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ
Thị
trường
thế giới

Thị trường gỗ xẻ năm giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Chicago (Mỹ) có xu hướng giảm ở đầu
giữa 11/2018. Trong đó, hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2018 kết thúc phiên ngày 13/11 ở mức 310,2USD/tbf,
đầu tháng 11 là 340USD/tbf.
Xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ sang Đông Nam Á và Trung Quốc ghi nhận đã đạt kết quả tốt trong nửa

11


đầu năm 2018 bất chấp cuộc thương mại giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc đang diễn ra căng thẳng. Tính đến hết tháng
6/2018, giá trị xuất khẩu của tất cả các sản phẩm gỗ cứng
của Hoa Kỳ sang Đông Nam Á và Trung Quốc là 1,33 tỉ
USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Các thị
trường Đông Nam Á và Trung Quốc chiếm 62% tổng
lượng xuất khẩu toàn cầu. Thị trường Trung Quốc tăng
12,7% so với cùng kỳ năm ngoái, lên gần 1,16 tỉ USD.
Các thị trường Đông Nam Á tăng 3,7% lên 172,5 triệu

USD so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, các cuộc đàm
phán thương mại đang diễn ra và mức thuế xuất áp lên các sản phẩm gỗ cứng Hoa Kỳ đã tạo nên một bức
tranh ảm đạm nửa cuối năm.
Xuất
khẩu gỗ
và sản
phẩm
gỗ của
Việt
Nam

Theo thông kê trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ tăng mạnh, nhất là mặt
hàng đồ nội thất nhà bếp, tiếp theo là ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, đồ nội thất
phòng ngủ. Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, đặc biệt là đồ nội thất phòng
ngủ, do nhu cầu thị trường lớn. Theo dự báo của Hãng nghiên cứu thị trường Technavio, quy mô thị trường
đồ nội thất phòng ngủ được dự báo tăng lên 135 tỷ USD vào năm 2022. Hiện nay, đồ nội thất phòng ngủ
của Việt Nam đã khai thác và tạo dựng được chỗ đứng nhất định trên thị trường nội thất thế giới. Với những
lợi thế cạnh tranh sẵn có và tiềm năng của ngành, ngành xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ của Việt Nam vẫn
còn triển vọng tăng trưởng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc nghiên cứu xu hướng tiêu
dùng và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường về truy xuất nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Các sản
phẩm nội thất phòng ngủ đa chức năng, tích hợp nhiều cơng năng sử dụng, thuận tiện trong việc di
chuyển... đang là xu hướng được người tiêu dùng quan tâm
Dự báo những tháng nửa cuối năm ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ sẽ đạt giá trị tăng cao hơn so
với các tháng đầu năm, do thói quen tiêu dùng, mua sắm, thay thế nội, ngoại thất cũng như xây dựng trong
nước và thế giới. Bên cạnh đó, một số thị trường như Mỹ (với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc)
trong tương sẽ là cơ hội để sản phẩm gỗ Việt đẩy mạnh phát triển ở thị trường này. Mặc khác, các đơn
hàng thường được hồn thành vào cuối năm, do đó dự báo gỗ và các sản phẩm từ gỗ sẽ là nhóm hàng có
những tín hiệu khả quan, là điểm sáng của xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018.

THỨC ĂN CHĂN NI

Thị
trường
thế giới

Theo nguồn tin Reuters, thị trường ngơ và đậu tương có xu hướng tăng vào những phiên giao dịch
cuối tuần qua. Giá đậu tương kỳ hạn tại Mỹ ngày 14/11/2018 tăng sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, tốc
độ vụ thu hoạch thấp hơn so với dự kiến. Giá đậu tương kỳ hạn giao sau trên sàn Chicago tăng 0,1% lên
879 UScent/bushel, đóng cửa phiên trước đó giảm 0,6% xuống 8,77 UScent/bushel. Trong khi đó, giá ngơ
kỳ hạn giao sau khơng thay đổi duy trì ở mức 366 UScent/bushel, đóng cửa phiên trước đó giảm 1,3%
xuống 365 UScent/bushel, thấp nhất kể từ ngày 2/11/2018.

12


Thị
trường
trong
nước

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN &
NL) trong tháng 10/2018 đạt 332 triệu USD, giảm 13,85% so với tháng trước đó nhưng tăng 32,56% so với
cùng tháng năm ngối. Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 10/2018 vẫn là
Argentina, Mỹ, Brazil và Trung Quốc,... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt
Nam với 120 triệu USD, giảm 18,75% so với tháng trước đó và giảm 5,23% so với cùng tháng năm ngoái.
Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 10/2018 đạt hơn 64 triệu USD, tăng 5,48% so
với tháng 9/2018 và tăng mạnh 651,14% so với cùng tháng năm trước. Đứng thứ ba là Brazil, với kim ngạch
nhập khẩu hơn 33 triệu USD, giảm 46,59% so với tháng trước đó nhưng tăng mạnh 698,43% so với cùng
tháng năm trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2018 lên hơn 421 triệu USD,
tăng 288,72% so với cùng kỳ năm ngối.
Tính chung, trong 10 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã chi hơn 3,2 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL,

tăng 18,19% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này
là: Brazil với 421 triệu USD, tăng 288,72% so với cùng kỳ, Mỹ với 566 triệu USD, tăng 189,63% so với cùng
kỳ, Canada với hơn 23 triệu USD, tăng 153,1% so với cùng kỳ, sau cùng là Bỉ với hơn 22 triệu USD, tăng
88,8% so với cùng kỳ.

PHÂN BĨN
Thị
trường
thế giới

Tuần qua, giá Ure bán bn Vịnh Mỹ giảm 10 USD/tấn xuống 232,45 USD/tấn trước khi có kết quả
cho đợt đấu thầu mua Ure của Ấn Độ với giá chào mua thấp hơn 20 USD/tấn so với đơn đặt hàng gần nhất
của nước này vào đầu tháng 10/2018. Giá Ure bán lẻ vẫn giữ mức 408 USD/tấn. So với tháng trước, giá
Ure đã tăng 14 USD/tấn.
Giá DAP vẫn chịu tác động từ biến động giá của nguyên liệu ni – tơ. Giá DAP bán buôn Vịnh Mỹ
giảm 3,5 USD/tấn xuống còn 412,5 USD/tấn. Giá DAP bán lẻ là 516 USD/tấn. Giá DAP có thể thấp hơn do
thời tiết xấu cản trở việc sử dụng phân bón và nhập khẩu DAP dự báo tăng.
Giá Kali tuần qua vẫn ổn định. Giá Kali trên sàn giao dịch khu vực Trung tây nước Mỹ ở mức 319
USD/tấn và giá Kali bán buôn Vịnh Mỹ là 291 USD/tấn. Giá Kali bán lẻ khoảng 368 USD/tấn, tăng 3 USD/tấn
so với tháng trước.
Giá phân bón UAN28 và UAN32 tăng 7 USD/tấn lên 245 USD/tấn và 287 USD/tấn.

13


So với cùng kỳ năm ngoái, giá UAN32 tăng 6%, giá
Kali tăng 8%, giá phân bón 10-34-0 và UAN28 tăng 14%, giá
MAP tăng 15%, giá DAP tăng 17%, giá Ure tăng 20%.

Thị

trường
trong
nước

Tuần qua, các loại Ure, Kali, DAP bất ngờ tăng
mạnh, dẫn đến phân bón NPK phổ biến nhất trên thị
trường cũng tăng theo. Tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long
An, cách đây 1 tháng giá Ure Cà Mau là 8.200 - 8.300
đ/kg, nay nhà sản xuất tăng giá nên đại lý bán ra cho nông
dân 9.200 - 9.300 đ/kg; phân urê Phú Mỹ từ 7.800 - 7.900
đ/kg tăng lên 8.500 - 8.600 đ/kg; Riêng các loại phân 3
màu NPK chuyên dùng cho cây lúa với các công thức 2017-7; 18-4-22; 20-10-5; 18-2-22... cách đây 1 tháng giá
nhập từ nhà máy có 400.000 – 420.000 đ/bao (50 kg/bao),
hiện có giá từ 430.000 – 460.000 đ/bao (tức tăng 500 600 đ/kg).
Theo các nhà máy, giá phân bón tăng do giá nguyên liệu không chỉ Urê mà cả Kali, DAP là các
nguyên liệu dùng phối trộn NPK đều tăng giá. Ngoài ra, 1 bao phân về đến các đại lý cấp 2, 3 cịn phải tăng
thêm chi phí vận chuyển khoảng 30.000 đ/bao cho mỗi cấp.
Đây là đợt tăng giá phân mạnh nhất từ đầu năm đến nay, trong đó đạm Cà Mau, giá đầu năm bình
qn chỉ có 7.300 đ/kg, đến nay chỉ chưa đến 1 năm đã tăng đến 2.000 đồng/kg. Còn phân DAP, sau việc
áp thuế suất tự vệ cho mặt hàng nhập khẩu này bắt đầu từ tháng 8/2017 thì DAP sản xuất trong nước gồm
Đình Vũ và Lào Cai liên tục tăng giá, từ chỗ trên 8.000 đ/kg, nhưng sau khi áp thuế là trên 9.000 đ/kg, còn
nay đã tăng lên trên 11.500 đ/kg, tức tăng hơn 3.000 đ/kg chỉ sau 1 năm.

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Xuất khẩu tiêu, điều, cao su: Nốt trầm trong niềm vui chung
Năm nay xuất khẩu (XK) nơng sản liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực với sự tăng trưởng nổi
trội của các mặt hàng như lúa gạo, rau quả..., đóng góp quan trọng vào tính khả thi tiến tới con số XK 40 tỷ
USD toàn ngành trong cả năm 2018. Tuy nhiên, trong niềm vui chung đó, XK các mặt hàng cây cơng nghiệp
như tiêu, điều, cao su... lại có phần ngược chiều.
Lượng tăng nhưng giá trị giảm

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 10
tháng đầu năm, XK nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 32,6 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong
đó, giá trị XK mặt hàng nơng sản chính ước đạt 16,4 tỷ USD (tăng 2,3%); giá trị XK thuỷ sản ước đạt 7,24 tỷ
USD (tăng 6,2%) và giá trị XK chăn nuôi ước đạt 0,46 tỷ USD (tăng 9,5%)...

14


Trong khi nhiều mặt hàng nơng sản điển hình như lúa gạo, rau quả... đều ghi nhận tín hiệu tích cực,
tăng cả lượng và giá, thì hàng loạt mặt hàng cây công nghiệp như tiêu, điều, cao su... lại không mấy khả
quan. Kim ngạch XK các mặt hàng này đều đi theo chiều lượng tăng, giá trị giảm. Đáng chú ý, có mặt hàng
giá XK giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Với hồ tiêu, thống kê mới nhất cho thấy, lũy kế XK 10 tháng đầu năm ước đạt 207 nghìn tấn và 676
triệu USD, tăng 7,9% về khối lượng nhưng giảm tới 33,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Các thị
trường chính của hạt tiêu Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tiếp tục là Mỹ, Ấn Độ, Pakistan. XK hạt tiêu sang
các thị trường này đều có xu hướng tăng về khối lượng nhưng vẫn giảm về giá trị do giá thấp. Giá XK tiêu
bình quân 10 tháng đầu năm ước chỉ đạt 3.266 USD/tấn, giảm tới 38,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Với XK hạt điều cũng ghi nhận kết quả lượng tăng giá trị giảm. 10 tháng qua, XK hạt điều ước đạt
301 nghìn tấn và với kim ngạch 2,78 tỷ USD, tăng 3,39% về lượng nhưng giảm 3,47% về giá trị so với cùng
kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường NK điều lớn nhất của Việt Nam,
chiếm thị phần lần lượt là 42%, 13% và 12% tổng giá trị XK. Về mặt giá cả, đến hết tháng 10, giá XK bình
quân hạt điều đạt khoảng 9.303 USD/tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng chung tình cảnh với hồ tiêu, hạt điều là mặt hàng cao su. Ước tính khối lượng XK cao su 10
tháng đạt 1,21 triệu tấn và 1,66 tỷ USD, tăng 13,4% về khối lượng nhưng giảm 7,3% về giá trị so với cùng
kỳ năm 2017. Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch XK cao su của Việt Nam sang các thị trường chủ
chốt như Trung Quốc, Malaysia... đều giảm so với cùng kì năm 2017, trừ thị trường Ấn Độ và Indonesia.
Đáng chú ý, giá cao su XK bình quân tháng 10 của Việt Nam ước đạt 1.293 USD/tấn, tăng nhẹ 0,66% so
với tháng 9 nhưng giảm tới 15,7% so với mức giá 1.535 USD/tấn của cùng kì năm 2017.
Xác định điểm yếu từng ngành hàng
Xung quanh câu chuyện XK nông sản, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay, năm

nay, toàn ngành có thể đạt mục tiêu tăng trưởng và XK cao. Tuy nhiên, kết quả khơng được trọn vẹn, vì
riêng khu vực cây cơng nghiệp năm nay giá thấp, thậm chí có một vài sản phẩm rất thấp, khơng phải chỉ có
cao su, tiêu, điều mà kể cả mía.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trên thực tế, Bộ NN&PTNT đã nhìn thấy từng cây, từng đối
tượng, ngành hàng có những điểm yếu gì để trong chương trình tái cơ cấu từng bước khắc phục. Điển hình
như với riêng cây điều, điểm yếu có thể kể đến là Việt Nam phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu cho ngành
điều; năng suất cây điều Việt Nam mặc dù so với thế giới gấp đôi, nhưng so với cây trồng khác và so với
yêu cầu người nơng dân thì cịn phải nâng lên nữa; cần tận dụng hơn nữa các phế liệu khác từ quả cây
điều...
Còn quan điểm của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, năm nay, XK toàn ngành
phấn đấu mục tiêu đạt 40 tỷ USD và có thể tăng lên 50 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu này,
cần rất nhiều giải pháp khác nhau liên quan tới nhiều Bộ, ngành. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo phát
triển nông sản theo lợi thế quốc gia, lợi thế vùng và lợi thế của tỉnh. Điều quan trọng nhất trong quá trình
đẩy mạnh tổ chức tái cơ cấu, đó là khơng thể làm ăn riêng lẻ mà phải có liên kết, áp dụng khoa học cơng
nghệ. Chỉ có như vậy mới nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị gia tăng sản phẩm nông sản cũng như
thu nhập của người nông dân.
Xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc đang có nguy cơ bị thu hẹp
Trong 9 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất 29.342 tấn hạt điều sang Trung
Quốc, giá trị ước đạt 263 triệu USD, giảm tương ứng 3,6% về lượng và 10,77% về giá trị so với cùng kỳ
năm 2017. Xét trong giai đoạn 9 tháng đầu năm, có 7 tháng ghi nhận kim ngạch xuất khẩu điều sang Trung

15


Quốc sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Trung Quốc đang đưa ra nhiều chiêu bài làm khó
xuất khẩu điều của Việt Nam. Trước hết là do Trung Quốc đã hạ giá Nhân dân tệ so với USD để đối phó với
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Chính ngạch đã khó, xuất khẩu tiểu ngạch cịn khó hơn. Do chiến tranh
thương mại nên Trung Quốc hạn chế các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất hàng sang Trung Quốc bằng đường
tiểu ngạch. Đây là biện pháp nhằm ngăn chặn hàng hóa của Mỹ và các nước “tuồn” vào Trung Quốc qua

đường tiểu ngạch.
Trên thực tế, hạt điều Việt Nam lâu nay chủ yếu xuất sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch và
được tập kết tại tỉnh Quảng Đông. Việc mua bán điều giữa hai bên vẫn có đầy đủ hồ sơ xuất nhập khẩu,
nhưng đây vẫn là mua bán tiểu ngạch bởi hình thức thanh tốn là chuyển khoản từ ngân hàng này sang
ngân hàng kia, mà không sử dụng thanh tốn bằng thư tín dụng (LC).
Theo thơng tin từ Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), con đường tiểu ngạch dường như đang bị
thu hẹp bởi phía Trung Quốc rục rịch áp dụng phương thức thanh tốn chính ngạch bằng LC đối với hạt
điều nhập khẩu. Nếu thanh toán bằng LC được áp dụng, đồng nghĩa với hạt điều sẽ không được vận
chuyển nhiều qua các cửa khẩu tại Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai, mà chủ yếu đi bằng đường biển
(container).
Phía Trung Quốc cũng dự tính áp quy định kiểm soát nguồn gốc giống như Cục Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang áp dụng quy định về việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà
máy sản xuất và chế biến sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ.
Dù dự định trên chưa được ban hành chính thức, nhưng các nhà nhập khẩu của Trung Quốc đã
thông tin tới đối tác Việt Nam rằng phía Trung Quốc sớm muộn cũng áp dụng quy định kiểm tra an toàn vệ
sinh thực phẩm tại các nhà máy điều của Việt Nam mà xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thêm một khó khăn đối với xuất khẩu điều sang Trung Quốc là xuất xứ nguồn gốc. Việt Nam chủ
yếu nhập điều thô từ châu Phi về chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, cơ quan chức năng của Việt Nam
khơng cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho hạt điều có nguồn gốc từ châu Phi, do vậy rất khó
để doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch đáp ứng yêu cầu giấy C/O của phía Trung Quốc.
Theo Chủ tịch VINACAS, việc áp dụng kiểm soát nguồn gốc là chiêu bài mà phía Trung Quốc dùng
để “bóc tách” các loại sản phẩm hạt điều và ép Việt Nam hạ giá hạt điều có nguồn gốc châu Phi. Do đó,
VINACAS khuyến nghị các doanh nghiệp điều Việt Nam cần phải có điều chỉnh việc nhập khẩu điều thơ, chỉ
nhập khẩu những loại hạt điều chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu khách hàng. Phía VINACAS cũng đang
tính tốn các phương án, định hướng điều chỉnh sản xuất kinh doanh điều cho năm 2019. Theo đánh giá
hiện nay, Mỹ và châu Âu là những thị trường tiềm năng nhất, nhưng cần sớm đánh giá cụ thể lại tình hình
các thị trường này để có bước điều chỉnh sản xuất trong nước.
Ngành điều đặt mục tiêu đẩy mạnh sản xuất hàng chất lượng cao và chế biến sâu, đồng thời nhắm
đến thị trường Nga và vùng Ả Rập. Dù mới bắt đầu nhập khẩu điều của Việt Nam, nhưng thị trường Nga rất
tiềm năng và sức mua thị trường lớn.


16


Lưu ý sử dụng thông tin: Đây là Bản tin hàng tuần của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Các số Bản tin được phát hành hàng tuần và cuối tháng phục vụ nhu cầu thông tin thị
trường cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và bà con nông dân. Những thơng
tin trong Bản tin chỉ mang tính tham khảo, khuyến nghị. Cục Chế biến và Phát triển thị trường rất mong nhận được sự
góp ý, phản hồi, trao đổi thơng tin của độc giả để Bản tin phục vụ ngày càng chất lượng, hiệu quả.

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×