Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

EUREKA2018-XAY-DUNG-KHUNG-PHAP-LY-CHO-PHEP-NGUOI-CHET-SINH-CON-END-pages-1-16-29-32

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 21 trang )

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: />
EUREKA2018-XAY-DUNG-KHUNG-PHAP-LY-CHO-PHEP-NGUOI-CHETSINH-CON-END-pages-1-16,29-32
Preprint · December 2018
DOI: 10.13140/RG.2.2.35134.33608

CITATIONS

READS

0

504

1 author:
Hai Doan
Ho Chi Minh City University of Economics and Law
7 PUBLICATIONS   1 CITATION   
SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Property law exercise View project

All content following this page was uploaded by Hai Doan on 31 December 2018.
The user has requested enhancement of the downloaded file.


ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------


CƠNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XX NĂM 2018

TÊN CÔNG TRÌNH:
XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LÝ CHO PHÉP NGƯỜI CHẾT SINH CON

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: HÀNH CHÍNH – PHÁP LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ

Mã số cơng trình: …………………………….


ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XX NĂM 2018

TÊN CÔNG TRÌNH:
XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LÝ CHO PHÉP NGƯỜI CHẾT SINH CON

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: HÀNH CHÍNH – PHÁP LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ

Mã số cơng trình: …………………………….



LỜI CAM ĐOAN
Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng nhóm.
Các số liệu, kết quả nêu trong bài nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Những kết luận khoa học của bài nghiên
cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BẢNG THỐNG KÊ ÁN LỆ THAM KHẢO
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC EURÉKA LẦN THỨ XX NĂM 2018
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài nghiên cứu

1
1

1.1. Tính cấp thiết

1

1.2. Mục tiêu của đề tài

3

2. Tình hình nghiên cứu


4

2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

4

2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi

5

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

8

3.1. Đối tượng nghiên cứu

8

3.2. Phạm vi nghiên cứu

8

3.2.1. Không gian và bối cảnh nghiên cứu
3.2.2. Khung thời gian được lựa chọn thực hiện nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu

8
9
9


3.3.1. Phương pháp luận
3.3.2. Phương pháp phân tích luật viết
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu các học thuyết pháp lý
3.3.4. Phương pháp Luật So sánh
3.3.5. Phương pháp lịch sử
3.3.6. Phương pháp điều tra xã hội học
3.3.7. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
3.3.8. Phương pháp bình luận.
3.3.9. Phương pháp phân tích liên ngành.
3.3.10. Phương pháp tổng hợp
3.4. Những phương pháp tạm thời loại trừ trong quá trình nghiên cứu

9
9
10
10
10
11
11
12
12
12
12

4. Hướng tiếp cận

13

5. Những đóng góp mới – tính sáng tạo của đề tài


13

6. Kết cấu của đề tài

16

7. Một số hạn chế của đề tài

17

8. Ý nghĩa của cơng trình

18

8.1. Về lý luận

18

8.2. Về thực tiễn và khả năng áp dụng

18

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NGƯỜI CHẾT SINH CON 20
1.1. Khái niệm, vai trò của gia đình

20

1.2. Một số khái niệm - khía cạnh y học liên quan đến vấn đề người chết sinh con

25


1.2.1. Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
1.2.1.1. Thụ tinh trong ống nghiệm

26
28


1.2.1.2. Thủ thuật tiêm trực tiếp tinh trùng vào trong trứng
1.2.1.3. Thủ thuật trích tinh trùng
1.2.1.4. Bảo quản mơ tinh hoàn
1.2.1.5. Lấy tinh trùng từ người đã chết
1.2.2. Thủ tục giải quyết việc cho phép PMSR từ góc độ y học - Mối liên hệ giữa
thời gian lấy tinh trùng và sức khỏe của đứa trẻ được sinh ra trong PMSR

29
29
31
32

1.2.2.1. Thủ tục giải quyết việc cho phép PMSR từ góc độ y học
1.2.2.2. Mối liên hệ giữa thời gian lấy tinh trùng và sức khỏe của đứa trẻ được sinh
ra trong PMSR
1.2.3. Khả năng mang thai với người nhiễm HIV dương tính

33

1.2.4. Ý nghĩa của kỹ thuật cho phép người chết sinh con

36


1.3. Tiếp cận quyền sinh con với người chết từ góc độ nhân quyền
1.3.1. Quyền được sinh con với người chết

33

34
35
37
37

1.3.2. Bình luận một số khía cạnh pháp lý liên quan đến việc người chết sinh con từ
góc nhìn Luật Nhân quyền Quốc tế
48
1.3.3. Ý nghĩa của đứa trẻ trong trường hợp người chết sinh con

54

1.3.3.1. Vai trị chỗ dựa tinh thần
54
1.3.3.2. Vai trị duy trì nịi giống và chăm sóc gia đình
56
1.3.3.3. Vai trị phát huy truyền thống gia đình - tạo động lực phát triển xã hội
58
1.4. Bàn luận về những vấn đề pháp lý trong trường hợp người chết sinh con đầu tiên
ở Việt Nam
59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

65


CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT PHÁP LÝ NỀN TẢNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NGƯỜI
CHẾT SINH CON - NHẬN THỨC NHU CẦU CẢI CÁCH, XÂY DỰNG KHUNG PHÁP
LÝ Ở VIỆT NAM
66
2.1. Các lý thuyết pháp lý liên quan đến PMR

66

2.1.1. Quyền tự định đoạt của người chết tiếp cận theo quan điểm lý thuyết ích lợi

66

2.1.1. Tính chất tài sản của tinh trùng

68

2.1.2. Lý thuyết di chúc sinh học

73

2.1.3. Lý thuyết về giả định đồng ý trong PMR

76

2.2. Sự thiếu hụt pháp luật ở Việt Nam và nhu cầu cải cách pháp luật điều chỉnh PMR 79
2.2.1. Sự thiếu hụt pháp luật ở Việt Nam

79


2.2.1.1. Những vấn đề chưa rõ ràng và không hợp lý trong khung pháp luật điều
chỉnh PMR
2.2.1.2. Những thiếu vắng trong khung pháp lý điều chỉnh PMR
2.2.2. Nhu cầu cần thiết có khung pháp lý rõ ràng

79
93
103

2.2.2.1. Nhận thức nhu cầu từ khía cạnh lý luận
2.2.2.2. Nhận thức nhu cầu từ khía cạnh khảo sát thực tiễn xã hội
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

103
106
109

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LÝ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH
PHÁP LUẬT
111
3.1. Quy định của pháp luật thế giới
3.1.1. Những quốc gia cấm và vấn đề pháp lý phát sinh

111
111


3.1.1.1. Sự bảo thủ của Pháp về việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và những rắc
rối liên quan đến vấn đề nhân quyền
111

3.1.1.2. Đức và những đề xuất xem xét cho phép người chết sinh con
118
3.1.2. Các quốc gia cho phép với điều kiện nghiêm ngặt
119
3.1.2.1. Hy Lạp
3.1.2.2. Cách tiếp cận của Mỹ
3.1.3. Quốc gia có hướng tiếp cận mở - Israel
3.2. Kiến nghị xây dựng pháp luật
3.2.1. Kiến nghị xây dựng pháp luật liên quan đến tinh trùng và việc sử dụng tinh
trùng
3.2.2. Kiến nghị về bảo vệ quyền nhân thân của đứa trẻ sinh ra bằng PMR và hạn
chế sự xâm phạm quyền nhân thân của trẻ em bằng việc lạm dụng PMR
3.2.3. Đảm bảo quyền hưởng di sản của đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật PMR
3.2.4. Một số kiến nghị khác
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN CHUNG
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: MẪU HỎI NHĨM ĐỐI TƯỢNG KHƠNG CĨ CHUN MƠN
PHỤ LỤC 2: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KHẢO SÁT NHĨM ĐỐI TƯỢNG KHƠNG CĨ
CHUN MƠN
PHỤ LỤC 3: MẪU HỎI Y KHOA
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGƯỜI CĨ CHUN MƠN
PHỤ LỤC 5: MƠ HÌNH PHÂN TÍCH TỒN CỤC

119
122
128
136
140
142

144
147
149
150


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Axít Ribơnuclêic

RNA (Ribonucleic acid)

Bảo quản mơ tinh hồn

TTC (Testicular Tissue Cryopreservation)

Bảo quản tinh trùng đơng lạnh

CP (Cryopreservation)

Bộ luật Dân sự

BLDS

Bộ luật Tố tụng Dân sự

BLTTDS

Chiết lấy tinh trùng sau khi chết

PMSR (Postmortem sperm retrieval)


Chủ Nghĩa Xã Hội

CNXH

Công ước Châu Âu về Nhân quyền

Công ước châu Mỹ về Nhân quyền

ECHR (Europe Convention on Human
Rights)
ACHR (American Convention on Human
Rights)
ICEFDPD (Inter-American Convention for

Công ước Châu Mỹ về loại trừ tất cả
hình thức phân biệt đối xử lên người bị

the Elimination of all Forms of
Discrimination against Persons with

khuyết tật

Disabilities)

Công ước Châu Phi về Nhân quyền

ACHPR (African Charter on Human and
Peoples' Rights)


Công ước Quốc tế về các Quyền Dân

ICCPR (International Covenant on Civil and

sự và Chính trị

Political Rights)

Cơng ước Quốc tế về các Quyền Kinh

ICESCR (International Covenant on

tế, Xã hội và Văn hố

Economic, Social and Cultural Rights)

Cơng ước về quyền của người khuyết

CRPD (Convention on the Rights of Persons

tật

with Disabilities)

Hiến Pháp

HP

Hội đồng Tư vấn về Đạo đức Quốc gia


CCNE (French National Consultative Ethics

Pháp

Committee)


Hơn nhân và Gia đình

HNGĐ

Kích thích mơ tinh hồn

TESA (Testicular sperm aspiration)

Kim hút

NAB (Needle Aspiration Biopsy)

Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

ART (Assistant reproduction technology)

Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi

MESA (Microsurgical Epididymal Sperm

phẫu thuật

Aspiration)


Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng xuyên

PESA (Percutaneous epididymal sperm

kim qua da

aspiration)

Luật Dân sự

LDS

Luật sư

LS

Rửa tinh trùng

SW (Sperm Wash)

Siêu âm đầu dò

TU (Transvaginal Ultrasound)

Sinh con sau khi chết

PMR (Postmortem reproduction)

Tế bào gốc tinh trùng


SSC (Spermatogonial stem cell)

Thủ thuật tiêm trực tiếp tinh trùng vào
trong trứng

ICSI (Intra Cytoplasmic Sperm Injection)

Thủ thuật trích tinh trùng

SSR (Surgical Sperm Retrieval)

Thụ tinh nhân tạo

AI (artificial insemination)

Thụ tinh trong ống nghiệm

IVF (In vitro fertilization)

Thụ tinh trong tử cung

IUI (Intrauterine insemination)

Tòa án Nhân quyền Châu Âu

ECtHR (Europe Court of Human Rights)

Tòa án liên châu Mỹ về Nhân quyền


Toà án Nhân quyền Châu Phi

IACtHR (Inter-American Court of Human
Rights)
ACtHPR (African Court of Human and
Peoples Rights)


Tổ chức Y tế Thế giới

WHO (World Health Organization)

Trích xuất mơ tinh hồn

TESE (Testicular sperm extraction)

Tun ngơn Quốc tế Nhân quyền

UDHR (Universal Declaration of Human
Rights)

Ủy ban Nhân dân

UBND

Ùy ban Nhân quyền

HRC (Human Rights Committee)

Ủy ban về các quyền Kinh tế, Xã hội


CESCR (Committee on Economic, Social

và Văn hóa

and Cultural Rights)

Ủy ban về loại bỏ phân biệt chủng tộc

CERD (Committee on Elimination of Racial
Discrimination)

Ủy ban về loại bỏ phân biệt đối xử với

CEDW (Committee on Elimination of

phụ nữ

Discrimination against Women)

Xã Hội Chủ Nghĩa

XHCH


BẢNG THỐNG KÊ ÁN LỆ THAM KHẢO
ECtHR
STT

Tên vụ án


Thông tin cụ thể

1

Demir and Baykara

Demir and Baykara v. Turkey 34503/97 Judgment 12.11.2008

2

Dickson v United Kingdom

Dickson v the United Kingdom
Application No 44362/04 of 4
December 2007

3

Elberte v. Latvia

Elberte v. Latvia, no. 61243/08,
judgment of 13 January 2015

4

Foulon and Bouvet v. France

Foulon and Bouvet v. France, nos.
9063/14 and 10410/14, judgment of 21

July 2016

5

Handyside v. the United Kingdom

Handyside v. the United Kingdom,
Judgement of 7 December 1976,
Application no. 5493/72

6

Jäggi v. Switzerland

Jäggi v. Switzerland, no. 58757/00,
judgment of 3 July 2003

7

Mamatkulov and Askarov v. Turkey

Mamatkulov and Askarov v. Turkey,
Application Nos. 46827/99 and
46951/99, 4 February 2005

8

Mennesson v. France

Mennesson v. France, no. 65192/11,

judgment of 26 June 2014,ECHR 2014
và Labassee v. France, no. 65941/11,
judgment of 26 June 2014

9

S.H and Others v. Austria

S.H and Others v. Austria, no.
57813/00, judgment of 3 November
2011
IACtHR

1

Artavia v. Costa Rica

Artavia Murillo et al. (“In vitro
fertilization”) v. Costa Rica
judgment of November 28, 2012

2

Atala Riffo and daughters v. Chile

Atala Riffo and daughters v. Chile
judgment of February 24, 2012


3


Nadege Dorzema v. Dominican

Nadege Dorzema et at v. Dominican
Republic
Judgment of October 24, 2012

Các Tòa án nội địa
STT

Tên vụ án

Quốc gia

1

Astrue v. Capato

Mỹ

2

Brotherton v. Cleveland

Mỹ

3

Cadder v Her Majesty's Advocate


Anh

(Scotland)
4

John Moore v The Regents of the

Mỹ

University of California
5

Hecht v. The Superior Court of Los

Mỹ

Angeles county vào năm 1993
6

Regina v. Human Fertilisation and

Anh

Embryology Authority (HFEA),
exp. Blood, 1997
7

Parapalaix v. CECOS

Pháp



TĨM TẮT CƠNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC EURÉKA LẦN THỨ XX NĂM 2018
Thế giới trong những năm vừa qua đã chứng kiến nhiều thành tựu to lớn trong
lĩnh vực kỹ thuật sinh học. Kỹ thuật cho phép người đã chết có thể duy trì nịi giống
dựa trên thụ tinh nhân tạo, đơng lạnh, cấy ghép phôi tinh trùng và rất nhiều liệu pháp y
khoa khác là một trong số đó. Kỹ thuật này có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc giải
quyết nhiều vấn đề của xã hội như đáp ứng cân bằng, ổn định, giữ vững và tạo lập một
cơ cấu dân số hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu phát triển xã hội, mở rộng khả năng thụ
hưởng quyền của con người,… nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho xã
hội do sự thay đổi cấu trúc của những thiết chế truyền thống, sự thiếu đồng bộ giữa
thực tế xã hội và pháp luật, những sự tranh luận của xã hội về tính đạo đức, xã hội của
vấn đề. Sự thiếu đi những lý luận xã hội, pháp lý để định hướng cho việc áp dụng
những tiến bộ khoa học nói chung và kỹ thuật cho phép người chết sinh con cũng là
một trở ngại không nhỏ để giải quyết những thách thức đã và đang tồn tại. Dù rằng
những chướng ngại, mâu thuẫn về các thành tựu khoa học nói chung khơng thể được
nhìn thấy một cách phổ quát với phần đa xã hội nhưng có thể khẳng định, nó thực sự là
một chủ đề nóng hổi trên thế giới hiện nay với ngày càng nhiều hơn những tranh chấp,
vụ kiện được giải quyết ở mức độ tòa án quốc gia (Đặc biệt là ở những quốc gia có
trình độ phát triển cao về mặt khoa học) cũng như ở mức độ các thiết chế quốc tế như
ECJ (European Court of Justice), ECtHR, IACtHR, ACtHPR,… những tranh chấp này
trên bình diện thế giới vốn dĩ cũng đã rất phức tạp do sự khác biệt từ góc nhìn triết
học, xã hội, tơn giáo, văn hóa, đạo đức và như đã nói, kỹ thuật cho phép người chết
sinh con cũng khơng nằm ngồi vịng xốy đó. Chính điều đó đã tạo nên sự hứng thú
đối với các học giả để bắt tay nghiên cứu, tìm tịi và khai phá những vấn đề vốn đang
được chôn giấu. Ở Việt Nam “Người chết sinh con” lần đầu tiên xuất hiện vào năm
2013 và ở thời điểm đó đã thu hút được sự chú ý của một bộ phận nhất định xã hội.
Tuy có nhiều cuộc tranh luận và sự việc cuối cùng cũng đã được giải quyết với một cái
kết vô cùng có hậu thế nhưng nhiều vấn đề đã khơng được giải quyết triệt để. Về mặt

nghiên cứu, có rất ít cơng trình nghiên cứu về khía cạnh pháp lý của những vấn đề về
khoa học kỹ thuật nói chung và người chết sinh con nói riêng, những nghiên cứu đã có
cũng chỉ mang tính đơn lẻ, thiếu hẳn đi tính hệ thống và tính chuyên sâu. Về mặt thực
tiễn pháp luật, dù nhà làm luật đã có nhiều sự quan tâm thế nhưng do những yếu tố


khách quan (do các văn bản luật quan trọng đã được soạn thảo hoặc đã và đang trong
giai đoạn cuối như Hiến pháp 2013, Luật Hơn nhân và Gia đình 2014) và chủ quan (do
sự thiếu sót về kỹ thuật lập pháp, sự bối rối do thiếu hẳn đi những cơng trình nghiên
cứu bài bản để định hướng, hỗ trợ) mà những sự thay đổi, hồn thiện là vơ cùng hạn
hữu.
Nhận thức được những điều trên, nhóm nghiên cứu đã bắt tay vào nghiên cứu
đề tài này. Bằng việc áp dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như điều tra xã
hội học, giải thích luật viết, bình luận (gồm những vấn đề từ chung nhất đến cụ thể
như lý lẽ trong một số bản án, điều luật …) nhóm nghiên cứu đã cho ra đời đề tài “Xây
dựng khung pháp lý cho phép người chết sinh con” đề tài đã đi sâu vào giải quyết
nhiều vấn đề từ xã hội tới pháp lý, từ lý luận tới thực tiễn bao gồm: định nghĩa và phản
ánh tính biến đổi của cấu trúc gia đình, vai trị của gia đình, những khái niệm về y
khoa có liên quan và có ý nghĩa trong việc mở rộng khả năng áp dụng của kỹ thuật,
nhìn nhận việc sinh con, sinh con với người chết (sẽ chết) như một quyền của con
người thông qua các công ước về nhân quyền, làm rõ những thiếu sót về mặt kỹ thuật
của các bản hiến pháp về khía cạnh này và bình luận những ngun nhân khả dĩ. Bình
luận các phán quyết trước các tịa án về nhân quyền và ý nghĩa của việc nhìn nhận này
trong khn khổ của những thiết chế sẵn có; đưa ra các lý thuyết cơ bản để xây dựng
khung pháp lý đã tồn tại trên thế giới qua đó soi chiếu những điểm còn hạn chế của
pháp luật Việt Nam sau đó đưa ra các kiến nghị xây dựng pháp luật dựa trên góc nhìn
pháp luật so sánh. Với cấu trúc 3 chương, đề tài đi từ những vấn đề chung đến những
vấn đề cụ thể xoay quanh nhiều vấn đề pháp lý khác nhau và logic đó cũng đồng thời
được xây dựng trong mỗi vấn đề pháp lý. Nhóm tác giả hy vọng, đứa con tinh thần của
mình sẽ có nhiều đóng góp về mặt lý luận pháp luật cũng như khả năng áp dụng cao

trên thực tế.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài nghiên cứu
1.1.

Tính cấp thiết

Gia đình là một thiết chế của xã hội trong đó sinh sản là một trong những nhiệm
vụ chính của nó. Tự bản thân việc sinh con và kế tục là những lẽ tuân theo quy luật của
tự nhiên mà trong đó sinh con là bản năng của mn lồi nhưng kế tục ý chí, truyền
thống thì chỉ có con người mới làm được. Ngồi ý nghĩa kế thừa, gia đình cịn là một
nguồn động lực về tinh thần to lớn và do đó, việc duy trì gia đình, tái sinh sản các thế
hệ khơng chỉ mang ý nghĩa như là một nhiệm vụ phải làm mà là cách những người làm
cha mẹ tìm lấy niềm vui và lý lẽ cho cuộc sống của mình. Có thể nói, con cái ln là
niềm hạnh phúc lớn nhất của cha mẹ. Với tình u thương vơ bờ bến dành cho con cái,
với ý nghĩa lớn lao của gia đình, các bậc làm cha, mẹ, các nhà hoạch định chính sách
ln có nhiều trăn trở. Những trăn trở này đi từ mức độ vi mô như việc cha mẹ suy
nghĩ cách phải chăm con như thế nào đến việc nhà nước tạo ra các chính sách về dân
số, phúc lợi ra sao. Tựu trung bản chất đều là để tạo ra một khơng khí gia đình ấm
cúng, cuộc sống no đủ với những đứa trẻ ngoan ngoãn và đầy triển vọng ở tương lai.
Trong suốt chiều dài của văn minh nhân loại, mơ hình gia đình hầu như rất ổn định và
chuyện xác định cha mẹ con, hưởng di sản có lẽ là một trong những điều mà các nhà
làm luật từ ngàn xưa nghĩ đến đầu tiên và luôn được các thế hệ sau thừa hưởng.
Từ thế kỷ 18, 19 khi xã hội tiến bước vào quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, mọi mặt của đời sống vật chất, tinh thần đều được cải thiện song các mối đe dọa
về sức khỏe, sinh mạng cũng nhiều hơn các thế kỷ trước. Công nghiệp phát triển ở thế

kỷ 18 cũng đánh dấu cho sự suy giảm chất lượng của môi trường tự nhiên mà hậu quả
là con người phải trả giá bằng sức khỏe, sinh mạng của mình. Ở các nước đang phát
triển như Việt Nam hay nước phát triển nền cơng nghiệp nặng nhưng có trình độ xử lý
chất thải kém như Trung Quốc thì vấn nạn môi trường trở nên ngày càng trầm trọng
bởi khả năng ung thư do khói bụi độc hại là rất cao. Sự ô nhiễm môi trường kéo theo
hệ lụy là ô nhiễm nguồn nước, nguồn thức ăn. Các chất hóa học được những kẻ vì lợi
nhuận thêm vào để làm cho nguồn thức ăn dơ bẩn trở nên tươi hơn ngon hơn dẫn đến
tăng cao khả năng mắc bệnh ung thư, vô sinh. Tai nạn giao thông cũng là kẻ thù đe
dọa các trật tự của gia đình. Chỉ trong năm 2017, chỉ riêng hai vấn nạn này đã khiến


2
cho hơn 100.000 người chết (126.000 người mắc ung thư mới, 94.000 người chết vì
ung thư và gần 9000 người chết vì tai nạn giao thơng). Bên cạnh đó, có thể kể tới rất
nhiều đại dịch lớn trong các thế kỷ gần đây, các căn bệnh chết chóc như HIV, ung thư,
đột quỵ, tai biến mạch máu não... Trong suốt những năm qua, đất nước ta đã và đang
trải qua giai đoạn vàng của dân số góp phần khơng nhỏ vào tăng trưởng chung của cả
nước. Thế nhưng sự kết hợp của nhiều yếu tố như đã đề cập đang đe dọa cấu trúc dân
số và gây ra áp lực làm già hóa dân số, ảnh hưởng tới phúc lợi của xã hội và kế tục các
truyền thống. Để làm rõ hơn lập luận vừa rồi, nhóm tác giả minh họa bằng một ví dụ,
một gia đình có một con, chẳng may đứa con này chết đi vì tai nạn giao thông. Như
vậy giả sử quy mô dân số (giả sử chỉ tính trên gia đình đó) là 3 người thì sau vài mươi
năm sẽ bằng 0 chưa kể tới gánh nặng phúc lợi trong suốt q trình đó. Mở rộng phạm
vi, có thể thấy sự giảm sút về dân số là nghiêm trọng và gây tác động vô cùng to lớn.
Mặc dù như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ mà đặc biệt là
các công nghệ sinh học ở thế kỷ 21 đã cung cấp cho con người nhiều giải pháp hơn.
Ngày xưa, một người bị nhiễm HIV ở giai đoạn cận kề cái chết hầu như khơng cịn có
cơ hội có con bởi lẽ khả năng truyền bệnh quá cao. Những người đang điều trị ung thư
cũng vậy. Dư lượng xạ trị, hóa trị khiến họ phải cách ly hoàn toàn với những người
xung quanh và do đó quyền tự nhiên của họ cũng bị tước đoạt. Với khoa học kỹ thuật,

con người đã có thể làm những việc mà ngày xưa tưởng là “vớt trăng nơi đáy nước”.
Dù có thể cung cấp được những giải pháp khả dĩ nhưng những giải pháp này đã làm
cho cách nhìn nhận và điều chỉnh từ ngàn xưa đã bị thách thức nghiêm trọng. Ví dụ
như vấn đề xác định con chung chẳng hạn.
Cuối năm 2013, đã có trường hợp đầu tiên người vợ ứng dụng cơng nghệ sinh
học để sinh con với người chồng của mình. Trường hợp này đã làm xôn xao cả những
nhà chuyên môn về y học, luật học lẫn cộng đồng. Luật HNGĐ ra đời sau đó khoảng 6
tháng đã bỏ ngõ việc điều chỉnh vấn đề trên. Sẽ là một điều vô cùng bất hạnh nếu việc
tiến hành những liệu pháp y khoa mà dẫn tới việc đứa trẻ không được pháp luật thừa
nhận là con chung cũng như là không được hưởng bất cứ tài sản nào từ người cha bởi
lẽ, việc thừa kế, về mặt bản chất, không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà cịn có ý
nghĩa vô cùng to lớn cả về mặt tinh thần. Ngồi ra, đâu đó cịn có những trường hợp
mà người đã chết có ý nghĩa vơ cùng to lớn với những người thân. Họ mất đi để lại sự
quạnh quẽ, cô đơn và trống vắng nơi “mái ấm”. Khát khao tìm cho mình hạnh phúc là


3
khát khao vơ cùng chân chính dù là của bất kỳ cá nhân nào. Ấy vậy mà, do sự thiếu
vắng, sự không rõ ràng của pháp luật mà các bác sĩ, trung tâm y tế đã không dám tiến
hành những liệu pháp có thể thắp lên những tia sáng trong gia đình đó. Sự thiếu minh
định, khoảng trống của luật trong trường hợp này thật sự có ảnh hưởng lớn đến việc đi
tìm hạnh phúc và hưởng những quyền lợi chính đáng của con người. Vấn đề người
chết sinh con có lẽ đã tồn tại một cách âm thầm và chỉ thực sự thu hút được dư luận
thông qua một quyết định có phần “phá rào” của bác sĩ. Bất hạnh thay, thời điểm xảy
ra sự kiện này cũng là thời điểm Luật HNGĐ bước vào giai đoạn dự thảo cuối và tất cả
đều là bị động, chưa từng có một nghiên cứu nào về vấn đề này được tiến hành ở Việt
Nam. Chẳng biết, bao lâu nữa mới có một Luật HNGĐ mới hay có văn bản sửa đổi, bổ
sung Luật HNGĐ 2014. Và cũng chẳng rõ, trong giai đoạn mà luật có một khoảng
trống lớn như vậy thì những vấn đề thực tế của xã hội phải được giải quyết như thế
nào? Có lẽ, nếu tiếp tục khơng có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này

được tiến hành, “người chết sinh con” có lẽ sẽ chỉ như một đốm lửa lóe lên rồi chợp
tắt. Pháp luật và cả dư luận sẽ tiếp tục lãng quên nó và để lại đâu đó là những mảng
màu tối của những người khao khát hạnh phúc nhưng không đạt được. Do vậy, nghiên
cứu khoa học về vấn đề “người chết sinh con” là cực kỳ quan trọng và cấp thiết. Nó
khơng chỉ giúp mang lại điều kiện tốt nhất cho đứa bé được sinh ra, làm ấm lịng gia
đình người đã mất mà cịn giúp duy trì cơ cấu xã hội ổn định.
1.2.

Mục tiêu của đề tài

Với mục tiêu làm sáng tỏ vấn đề “người chết sinh con” mà đề tài này ra đời. Đề
tài này đặt ra hai mục tiêu cơ bản như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa các học thuyết cơ bản, cơ sở lý luận về quyền gia đình,
quyền sinh con – đặc biệt là quyền sinh con với người chết.
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước xoay quanh vấn đề liên quan
đến quyền sinh con với người chết; giải quyết vấn đề pháp lý thực tế đã phát sinh; đưa
ra các kiến nghị để điều chỉnh pháp luật nhằm cân bằng các mối quan hệ trong vấn đề
người chết sinh con và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên
quan trong mối quan hệ.
Tham vọng của đề tài không chỉ dừng lại với tư cách là một nghiên cứu khoa
học của sinh viên mà phải tiến tới một tầm cao hơn đó là định hướng cho việc xây
dựng một khung pháp lý hoàn thiện (gồm cả cơ sơ lý luận và việc xây dựng nên các


16
trường hợp khác mà gia đình của người đã chết rất mong người đã chết có thể sinh con
nhưng do trở ngại là các quy định pháp luật mà các cơ sở y tế không dám tiến hành
liệu pháp y khoa. Điều này là một thiệt thòi rất lớn cho cả người đã chết và gia đình
của người đó. Đây đều là những vấn đề hết sức thực tiễn và hết sức nhân văn, là những
quyền con người cơ bản.

Thứ hai, để giải quyết các vấn đề mang tính xã hội trên, đề tài đã đi vào đánh
giá các quy định của pháp luật hiện hành, so sánh chúng với quy định pháp luật của
nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Để từ đó có những đề xuất thực tế về vận dụng,
sửa đổi pháp luật hướng đến các vấn đề mà đến nay vẫn chưa được điều chỉnh, mức độ
điều chỉnh là rất hạn chế hoặc có những sai sót về mặt kỹ thuật lập pháp. Các đề xuất
sửa đổi luật là mang tính vĩ mơ, nghĩa là khơng chỉ có thể áp dụng trong vấn đề người
chết sinh con mà cả trong rất nhiều vấn đề pháp lý khác, có ảnh hưởng đến tồn bộ hệ
thống pháp luật. Chúng vơ cùng mới mẻ, có tính sáng tạo, tính ứng dụng cao nhưng
đồng thời cũng phù hợp với thông lệ quốc tế như việc ghi nhận quyền về gia đình,
quyền tơn trọng cuộc sống gia đình, việc sắp xếp lại trật tự văn bản pháp luật…
Thứ ba, đề tài định hướng việc tạo điều kiện mở rộng việc áp dụng kỹ thuật cho
phép người chết sinh con. Thông qua các điều tra xã hội học, nhóm nghiên cứu mang
vấn đề người chết sinh con đến với nhận thức của nhiều người hơn. Việc gia tăng mức
độ nhận thức trong cơng chúng có ý nghĩa thúc đẩy việc áp dụng các sáng kiến lập
pháp như đã nói ở phần trên cũng như đưa kỹ thuật cho phép người chết sinh con đến
với nhận thức của những người thật sự có nhu cầu để họ có thể cân nhắc và áp dụng.
Tiến tới việc cung cấp những giải pháp pháp lý tốt hơn cho những người xấu số bị vô
sinh, ung thư, HIV, AIDS,… những người chết vì tai nạn giao thơng và gia đình của
họ. Giúp họ tìm lại được cho mình những niềm vui nào đó trong cuộc sống. Đây là
hướng tiếp cận thực tiễn mà có lẽ từ trước đến nay hiếm có ai tiếp cận.
Ngồi ra, đề tài có thể được dùng làm căn cứ để áp dụng một cách mở rộng hơn
cho những kỹ thuật y sinh sẽ xuất hiện trong tương lai vào trong thực tiễn.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài có kết cấu ba chương nêu lên lần lượt ba vấn đề theo trình tự để thiết lập
nên một khung pháp lý bao gồm nhận thức quyền (chương 1), xây dựng, nhận thức các
học thuyết nền tảng đối với quyền ấy (phần khung chung) và đối chiếu với thực tế
khung pháp lý hiện có (chương 2) và xây dựng cụ thể khung pháp lý từ việc học hỏi có


17

chọn lọc kinh nghiệm quốc tế từ lăng kính pháp luật so sánh (phần khung cụ thể)
(chương 3). Mơ típ xuyên suốt toàn bộ cấu trúc đề tài và cụ thể ở chương 1 và 2 sẽ đi
từ những khái quát chung nhất tới những trường hợp cụ thể (mang tính diễn dịch),
riêng chương 3 sẽ mang tính quy nạp bằng việc nhận xét cụ thể thực trạng pháp luật ở
một số quốc gia và khái quát hóa để xây dựng khung pháp luật cho Việt Nam. Ba
chương cụ thể như sau:
Chương 1: Lý luận chung liên quan đến việc người chết sinh con.
Chương 2: Các lý thuyết pháp lý nền tảng liên quan đến việc người chết sinh
con – Nhận thức nhu cầu cải cách, xây dựng khung pháp lý ở Việt Nam.
Chương 3: Kiến nghị xây dựng khung pháp lý từ góc nhìn so sánh pháp luật.
7. Một số hạn chế của đề tài
Dù đã dày công nghiên cứu song việc thiếu sót là khó tránh khỏi.
Những thiếu sót này bắt nguồn từ những khó khăn khách quan như thời gian
công việc đột xuất của từng thành viên và những thiếu sót chủ quan đến từ những sai
sót kỹ thuật như câu chữ, lỗi chính tả, đánh máy, sự non nớt trong khoa học, kinh
nghiệm để viết và tạo ra một sản phẩm khoa học công phu và hồn hảo. Những nhận
định của nhóm nghiên cứu xuất phát từ kinh nghiệm và kiến thức thực tế của bản thân
nên những lời khuyên, đóng góp, dạy bảo từ các Thầy Cô, các chuyên gia, các Bác sĩ,
những Cơ quan quản lý chuyên ngành và các độc giả có quan tâm đến chủ đề là những
báu vật vô giá đối với nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu chân tình đón nhận và cảm
kích những sự đóng góp ấy.
Đề tài cịn tồn tại những vấn đề sau:
Một là, đề tài chưa đào sâu vào khía cạnh lý luận. Phần lý luận ở chương 1 còn
tương đối sơ sài.
Hai là, do thiếu cơ sở dữ liệu nên rất khó khăn trong tìm kiếm tài liệu, đặc biệt
là các bản án ở các Tòa án của Mỹ, Anh, Pháp,…
Ba là, ngoại ngữ là một rào cản rất lớn đối với nhóm nghiên cứu trong việc đọc
luật và bản án đến từ các nước như Israel hay Hy Lạp,…
Bốn là, do là lần đầu tiên làm mẫu khảo sát nên việc đặt câu hỏi khảo sát có một
mục khó hiểu về logic chung khi câu 3.2 nằm trong phần 3 có yêu cầu “Nếu bạn khơng

đồng ý thì có thể khơng làm phần này” có nghĩa là những người khơng đồng ý có thể
làm hoặc không làm các câu hỏi bên dưới và câu hỏi 3.2 có một đáp án “Cấm hồn


18
toàn”, lẽ ra phần này nên nằm ở phần riêng thì sẽ ổn về mặt cấu trúc hơn (giả sử những
người khơng đồng ý khơng làm thì câu hỏi này có lỗi) nhưng những người làm khảo
sát có quan điểm không ủng hộ vẫn làm do vậy khi đọc mẫu hỏi có thể gây ra sự khó
hiểu. Thêm nữa, các mẫu khảo sát được tiến hành trên một bộ phận sinh viên, hoàn
toàn phi lợi nhuận nên một số sai sót khách quan là điều khó tránh khỏi.
8. Ý nghĩa của cơng trình
8.1. Về lý luận
Đề tài có những đóng góp nhất định về mặt lý luận trong nhiều lĩnh vực pháp
luật như pháp luật về nhân quyền (về quyền được tự định đoạt, quyền được sinh con
của người chết, quyền được tơn trọng cuộc sống gia đình đây đều là những vấn đề mới
lạ đối với các nghiên cứu về pháp luật Việt Nam), pháp luật về dân sự (về tính chất tài
sản của tinh trùng và di chúc sinh học), hơn nhân gia đình (mối quan hệ gia đình và
việc vận dụng pháp luật trong các trường hợp khác nhau)... Đồng thời làm rõ một số
vấn đề lý luận tưởng như cơ bản nhưng đã bị quên lãng như tự do sinh sản nhưng áp
dụng nó vào trong lĩnh vực mới lạ như kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nói chung và người
chết sinh con nói riêng.
8.2. Về thực tiễn và khả năng áp dụng
Mục tiêu của đề bài, bên cạnh đưa ra những lý luận thì khơng thể tách rời khỏi
việc áp dụng trong thực tiễn. “Xây dựng khung pháp lý cho phép người chết sinh con”
có nhiều giá trị khi áp dụng vào thực tiễn cụ thể như sau:
Thứ nhất, một cách hẹp nhất, đề tài phân tích, giải quyết, làm sáng tỏ các vấn đề
pháp lý phát sinh từ sự kiện người chết sinh con năm 2013.
Thứ hai, các lý luận, phân tích, giải thích pháp luật sẽ tạo cơ hội cho những
người thực sự khao khát có con, trong trường hợp “người chết sinh con” là người vợ
của người đã khuất, thông qua việc làm giảm đi những lo lắng về rủi ro pháp lý cho

các bác sĩ tiến hành liệu pháp.
Thứ ba, thông qua việc khảo sát xã hội, đề tài mang vấn đề “người chết sinh
con” đến với nhận thức của rộng rãi cộng đồng thơng qua đó để cộng đồng có thể nói
lên quan điểm của mình cũng như tạo động lực cho những sáng kiến lập pháp và việc
thay đổi pháp luật.
Thứ tư, thông qua việc giải quyết vấn đề pháp lý cụ thể, đưa ra các kiến nghị
lập pháp, đề tài có tác động rộng rãi, mang tính quy phạm đến toàn xã hội như việc xác
định con chung, chia di sản cho đứa trẻ được sinh ra trong trường hợp “người chết
sinh con”.
Thứ năm, việc giúp đỡ con người thực hiện được những khát khao chân chính
của mình cũng đảm bảo những quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ được sinh ra đã


19
thể hiện cam kết tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các giá trị nhân quyền của con người.
Việc đó cũng được xem xét cân nhắc để đảm bảo sự ổn định của các quan hệ xã hội
khác.
Ngồi ra, việc có một khung pháp lý thống đãng, cũng khuyến khích các nhà
khoa học, đặc biệt là khoa học kỹ thuật y sinh, dám mày mị, tìm tịi và ứng dụng
những ý tưởng mới để phục phụ tốt hơn nhu cầu của con người.
Xuyên suốt kể từ khi lên ý tưởng làm đề tài cho đến tận khi đề tài đã được hồn
thành, điều trăn trở lớn nhất của nhóm làm nghiên cứu là làm sao để quyền của con
người được bảo vệ tốt nhất. Vì lẽ đó, nhóm tác giả khơng hy vọng đề tài của mình sẽ
làm thay đổi tình hình chính trị thế giới hay những thứ q vĩ mơ mà chỉ hy vọng rằng
với đề tài của mình sẽ có giá trị tham khảo cho những nhà làm luật để có một quy định
hồn chỉnh về vấn đề này. Nếu đề tài được áp dụng thì sẽ tạo một khung pháp lý tốt
hơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những đứa trẻ được sinh ra nhờ vào
những kỹ thuật y học (IVF, PMR). Có một khung pháp lý rõ ràng và đủ tốt sẽ giúp đỡ
rất lớn tới những người đàn ông mà chẳng may bị các bệnh như vô sinh, ung thư,
HIV/AIDS giai đoạn cuối,… những người mất vì tai nạn giao thơng, vợ, gia đình của

họ (bệnh tật, tai nạn đều là những vấn đề nổi cộm trong xã hội còn duy trì tỷ lệ cơ cấu
dân số cũng là một nỗ lực của nhà nước trong thời gian gần đây). Việc áp dụng những
sáng kiến lập pháp để bảo vệ quyền cơ bản con người, trật tự, phúc lợi xã hội mà
không dẫn đến những xáo trộn quá lớn trong các thiết chế xã hội chính trị là hồn tồn
khả thi. Nhóm tác giả do vậy rất lạc quan vào sự triển khai, khả năng áp dụng của đề
tài trên thực tế.

View publication stats



×