Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty dệt nhuộm lý minh, nhơn trạch, đồng nai với công suất 300m3ngđ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.96 KB, 106 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam đã trải qua rất nhiều
giai đoạn phát triển và bị ảnh hưởng bởi các nền kinh tế cũng như khoa học trên thế
giới, đặc biệt từ Châu Âu đến Châu Mỹ. Nền sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp của đất nước về cả công nghệ và thiết bị thể hiện rất rõ nét ảnh hưởng này và
mang đặc điểm của một nền sản xuất của nước đang phát triển. Đó là công nghệ và
thiết bị không đồng nhất từ nhiều nước khác nhau. Công nghệ tiêu tốn rất nhiều năng
lượng và nguyên liệu, thải ra rất nhiều chất phế thải như nước thải, tiếng ồn, chất thải
rắn. Sự phân bố của các cơ sở sản xuất không được quy hoạch, rất nhiều điều bất hợp
lý, đặc biệt là các nhà máy nằm xen kẽ trong các khu dân cư do sự phát triển của công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tự do theo yêu cầu của thị trường.
Với đặc trưng của sự phát triển như vậy nên mâu thuẩn giữa nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng phát triển sâu sắc. Cùng với
sự phát triển kinh tế nói chung và của sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
nói riêng, đặc biệt là sự phát triển sản xuất ở khu vực của các thành phố và các khu
công nghiệp lớn, lượng chất xả thải và môi trường ngày càng tăng cả về số lượng và
thành phần. Điều này đặc biệt nghiêm trọng khi mà thực tế hầu như tất cả các cơ sở
sản xuất đều không có hệ thống xử lý, các chất xả thải khi xả vào môi trường.
Để phục vụ phát triển bền vững và góp phần bảo vệ môi trường, xử lý các chất
thải trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Nghành công nghiệp dệt nhộm là một trong các ngành công nghiệp có bề dày
truyền thống ở nước ta những năm qua.
Trong thời gian mở cửa của đất nước ta hiện nay, ngành này cũng chiếm một
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà
nước và giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động. Tuy vậy nghành dệt
Trang 1
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
nhuộm đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá mạnh mà tiêu biểu là nước thải từ
công đoạn nhuộm vải.
Do đó việc tiến hành dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho công ty
TNHH dệt nhuộm LÝ MINH là cần phải có để một phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ công nhân trong nhà máy và trong khu vực
khu công nghiệp VINATEX – Tân Tạo.
1.2 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Hiện nay chủ trương bảo vệ môi trường của chính phủ căn cứ nghị định số
175/CP, ngày 18/10/1994 của Thủ Tướng Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Bảo
vệ môi trường, nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ thì
việc xây dựng trạm xử lý nước thải là vấn đề cấp thiết là tuân thủ luật lệ của nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thêm vào đó, nằm trong khu công nghiệp VINATEX – Tân Tạo, phù hợp với
mục đích sản xuất đảm bảo sản xuất có hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường và giảm
thiểu tác động đến môi trường khu vực như các tác động môi trường không khí, môi
trường nước, môi trường đất và sức khỏe của toàn bộ công nhân trong công tác.
Hơn nữa, trong quá trình hoạt động của công ty LÝ MINH thì vấn đề gây tác
động đến môi trường xung quanh chủ yếu là do nước thải sinh ra từ công đoạn nhuộm
vải. Lượng nước khá lớn khoảng 300m
3
/ngày.
Do đó nếu không xử lý triệt để thì về lâu dài lượng nước thải này sẽ tích tụ,
gây ô nhiễm các cống rãnh, kênh rạch xung quanh khu công nghiệp từ các vấn đề ô
nhiễm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dân cư xung quanh khu công
nghiệp.
Nước thải ra môi trường phải đảm bảo được chất lượng nước đạt tiêu chuẩn
loại B của TCVN 5945 – 1995 hoặc tương đương.
Trang 2
SVTH: CÙ THANH BÌNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
Đó là lý do quan trọng để hình thành đề tài này.
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Khảo sát hiện trạng ô nhiễm môi trường nước của xí nghiệp: nguồn gây ô
nhiễm của công nghệ sản xuất, tính chất của nước thải tổng hợp.
Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu nước thải tại công ty (COD, BOD, SS, Ph,
tổng N, SO

4
) , xác định các chỉ tiêu cần xử lý.
Thiết kế và tính toán trạm xử lý nước thải.
1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Địa điểm thực hiện: Công ty TNHH dệt nhuộm LÝ MINH
- Địa điểm của công ty: B410 – B411 – B412, đường 319B, Khu Công Nghiệp
VINATEX – Tân Tạo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
- Thời gian thực hiện: 19/4 – 12/7
Tính toán và thiết kế các công trình đơn vị trong trạm xử lý nước thải
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về nước thải
Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với tiêu chuẩn cho phép, từ đó có
thể xác định các chỉ tiêu cần xử lý.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Thu thập kiến thức từ tài tài liệu sau đó
quyết định phương án xử lý triệt để có hiệu quả.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo thu thập ý kiến chuyên gia thầy cô.
Trang 3
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT

NHUỘM VÀ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỂM CỦA NƯỚC THẢI DỆT
NHUỘM
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ DỆT NHUỘM
Công nghệ dệt nhuộm là ngành đang phát triển nhanh chóng do sự đầu tư của
trong và ngoài nước. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thời mở cửa, dệt nhuộm
là ngành công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp
đáng kể cho ngân sách nhà nước và là nguồn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều
người lao động. Dệt nhuộm là loại hình công nghiệp đa dạng về chủng loại sản phẩm
và có sự thay đổi về nguyên liệu, đặc biệt là thuốc nhuộm.
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Theo tính toán, các
loại hóa chất sử dụng như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất
ngâm, chất tạo môi trường, tinh bột, chất oxy hóa và nhiều loại hóa chất còn hòa tan
dưới dạng ion đã làm tăng tính độc hại không những trong thời gian trước mắt mà còn
lâu dài sau này đến đời sống.
Công nghiệp dệt nhuộm đã sử dụng một lượng lớn nước phục vụ cho sản xuất,
đồng thời xả ra một lượng nước thài tương ứng, trong đó nguồn gây ô nhiễm chính
cần giải quyết là từ công đoạn tẩy và nhuộm.
Thành phần nước thải bao gồm: thuốc nhuộm thừa, chất hoạt động bề mặt, các
chất oxy hóa, cellulose, sáp, xút, chất điện ly…
Nước thải tẩy giặt có pH dao động khá lớn từ 9 – 12, hàm lượng chất hữu cơ
cao (COD = 1000 – 3000 mg/l) do thành phần các chất tẩy rửa gây nên. Độ màu của
nước thải khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thề lên đến 10000Pt – Co, hàm
lượng cặn lơ lửng có thể đạt giá trị 2000mg/l, nồng độ này giảm dần ở cuối giai đoạn
chu kỳ xả và giặt.
Trang 4
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
Thành phần nước thải dệt nhuộm không ổn định và đa dạng, thay đổi theo từng
nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau, môi trường nhuộm là axit hay kiềm, hoặc

trung tính. Cho đến nay hiệu quả hấp phụ thuốc nhuộm chỉ đạt 60 – 70%,30 – 40%
các phẩm nhuộm thừa còn lại ở dạng nguyên thủy hay ở dạng phân hủy dạng khác,
ngoài ra một số chất điện ly, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường… cũng tồn
tại trong nước thải nhuộm. Đó là nguyên nhân gây ra độ màu rất cao của nước thải
dệt nhuộm.
Thành phần phẩm nhuộm thường chứa các gốc như R – SO
3
Na, R – SO
3
H, N –
OH, R – NH
3
, R – Cl…, nước thải có pH thay đổi từ 2 – 14, độ màu rất cao đôi khi
lên đến 5000Pt – Co, hàm lượng COD thay đổi từ 80 – 18000mg/l. Tùy theo từng loại
phẩm nhuộm (phân tán, trực tiếp, hoạt tính) mà ảnh hưởng đến tính chất nước thải.
Riêng trường hợp sử dụng sản phẩm phân tán, đối với một số mẫu nhất định, nước
thải sau khi nhuộm có hàm lượng cặn lơ lựng thấp, có độ màu không đáng kể, đa số
cặn không tan lắng được.
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi
trường sống, các chỉ số như: pH, COD, COD, độ màu, nhiệt độ đều vượt quá tiêu
chuần cho phép xả vào nguồn, hàm lượng chất hoạt động bề mặt đôi khi khá cao, lên
tới 10 – 12 mg/l, khi xả thải vào nguồn nước sông, kênh rạch thì nó tạo màng nổi trên
bề mặt, ngăn cản sự khuyếch tán oxy vào môi trường nước gây nguy hại cho hoạt
động của thủy sinh vật.
Điều quan trọng nữa đó là độ màu của nước thải khá cao, việc xả liên tục vào
nước đã làm cho độ màu tăng, dẫn đến hiện trạng nguồn nước bị đục, chính các thuốc
nhuộm thừa có khả năng hấp thụ ánh sáng ngăn cản sự khuếch tán ánh sáng vào
nước, do vậy thực vật dần dần bị hủy diệt, sinh thái nguồn nước có thể bị ảnh hưởng
nghiên trọng. Thêm vào đó, thành phần nước thải rất đa dạng, một số các kim loại
nặng tồn tại dưới dạng phẩm nhuộm, các hóa chất phụ trợ cũng hết sức nguy hại, là

độc tố tiêu hủy sinh vật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Trang 5
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
2.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TỔNG QUÁT CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM
2.2.1 Đặc tính nguyên liệu
2.2.1.1 Nguyên liệu dệt:
o Nguyên liệu trực tiếp cho nhà máy dệt là các loại sợi. Nhưng nhìn chung các
loại vải đều dệt từ 3 loại sau:
 Sợi cotton: được kéo từ sợi bông vải, có đặc tính hút ẩm cao, xốp. Bền
trong môi trường kiềm, phân hủy trong môi trường acid. Mặc hàng này
thích hợp với khí hậu nóng, tuy nhiên sợi còn lẫn nhiều tạp chất như sáp,
mài bông và dễ nhàu. Do vậy cần xử lý kỹ trước khi nhuộm để loại bỏ tạp
chất.
 Sợi polyester: là sợi hóa học dạng cao phân tử được tạo thành từ quá trình
tổng hợp hữu cơ, hút ẩm kém, cứng bền ở trạng thái ướt sơ… Tuy nhiên
kém bền với ma sát nên loại vải này thường được trộn chung với các loại
vải khác. Sợi này bền với acid nhưng kém bền với kiềm.
 Sợi pha PECO: sợi pha peco được pha chế để khắc phục các nhược điểm
của sợi PE và cotton kể trên.
2.2.1.2 Nguyên liệu nhuộm và in hoa
Các sản phẩm nhuộm thường được sử dụng bao gồm:
Phẩm nhuộm phân tán: là loại phẩm không tan trong nước nhưng ở trạng
thái phân tán và huyền phù trong dung dịch và có thể phân tán trên sợi, mạch phân tử
thường nhỏ. Có thể có nhiều họ khác nhau như: antharaquion, nitroannimin… Được
dùng để nhuộm sợi: poliamide, polymide, polyester, axetat…
Phẩm nhuộm trực tiếp: dùng để nhuộm vải cotton trong môi trường kiềm,
thường là muối sulfonat của các hợp chất hữu cơ: R – SO
3

NA, kém bền với ánh sáng
và khi giặt.
Trang 6
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
Phẩm nhuộm acid: đa số các hợp chất sulfo chứa một hay nhiều nhóm SO
3
H
và một vài dẫn xuất chứa nhóm COOH dùng phẩm nhuộm trực tiếp các loại tơ chứa
nhóm bazơ.
Phẩm nhuộm hoạt tính: có công thức tổng quát
S – F – T = X
Trong đó:
F: phân tử mang màu
S: nhóm tan trong nước
T: gốc mang phản ứng
X: nhóm có khả năng phản ứng…
Thuốc nhuộm sẽ phản ứng sơ trực tiếp vào sản phẩm phụ và HCl nên cần
nhuộm trong môi trường kiềm yếu.
Phẩm hoàn nguyên: bao gồm các họ màu khác nhau như: indigo, dẫn xuất
anthraquion, phẩm sulfua… dùng để nhuộm sợi bông, sợi tổng hợp.
Ngoài ra, đề có được mặc hàng đẹp, bền màu và thích hợp với người tiêu
dùng, ngoài phẩm nhuộm còn có các chất phụ trợ khác như: chất thấm, chất tải, chất
giặt, chất điều chỉnh pH (CH
3
COOH, Na
2
CO
3,

NaOH) , chất hồ chống nước, hồ mềm,
hồ láng, chất chống loang màu…
2.2.2. Qui trình công nghệ tổng quát
Trong quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy dệt nhuộm có một số công
đoạn sử dụng hóa chất và tạo ra nước thải, cụ thể như sau.
2.2.2.1 Nấu tẩy
Trang 7
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
Đây là công đoạn tiền xử lý và quyết định trong quá trình nhuộm về sau, vải
được tiền xử lý tốt mới đảm bảo được mức độ trắng cần thiết đảm bảo cho thuốc
nhuộm bám đều trên bề mặt vải và giữa lại trên đó. Các công đoạn nấu tẩy gồm có:
lật khâu, đốt lông, rũ hồ, nấu xút.
Rũ hồ: các lõi mộc xuất ra khỏi phân xưởng dệt thường mang nhiều tạp chất.
Ngoài tạp chất thiên nhiên của loại bông, vải còn mang theo nhiều bụi, dầu mở cho
quá trình gia công, vận chuyển và nhất là lượng hồ đáng kể trong quá trình dệt. Do
đó, mục đích của rũ hồ là dùng một số hóa chất phá hủy chủ yếu lớp yếu này. Đề rũ
sạch hồ người ta dùng các acid loãng, bazơ loãng, chất oxy hóa, men sinh vật, chất
thấm và chất điện ly.
2.2.2.2 Nấu xút
Xút có tác dụng pha hủy một cellulose trong sơ và thủy phân các tạp chất khác
như mở, xốp, bectin (dạng tan trong nước) để giặt sạch các chất này khỏi vải. Kết quả
vải trở nên xốp, mềm mại và háo nước hơn, dễ thấm dung dịch thuốc nhuộm và hồ in
ở các công đoạn tiếp theo.
Hóa chất sử dụng là dung dịch xút. Ngoài ra sử dụng chất thẩm thấu để làm
cho vải mộc dễ ngấm và loại bỏ khỏi vải tạp chất bị phân hủy bởi xút. Có nhiều chất
thẩm thấu khác nhau, nhưng thường dùng chất thẩm thấu loại anion hoặc trung tính
như dầu đỏ, invadin, jec, Sluvafun…
2.2.2.3 Tẩy trắng

Vải sau khi nấu xút có màu vàng sẫm do các tạp chất trong quá trình nấu bám
lại. Ở khâu trắng dưới tác dụng của chất tẩy ở nhiệt độ cao, vải sẽ được trắng hơn.
Tuy nhiên tùy theo độ dày mỏng của vải mà nồng độ thuốc tẩy có thể thay đổi) .
Hóa chất sử dụng: H
2
O
2
50%: 60g/l
Na
2
SiO
3
: 20g/l
Trang 8
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
Slovapon N: 0,5g/l
Trong đó H
2
O
2
là thuốc công nghiệp tẩy vải thích hợp cho quá trình tẩy liên
tục, do tác dụng tẩy vải nhanh chóng, ít gây độc hại cho công nhân vận hành và dễ
dàng được tách trong quá trình tẩy. Na
2
SiO
3
có tác dụng tạo môi trường pH thích hợp
cho H

2
O
2
phân ly thành nguyên tử oxy để tẩy vải. Ngoài ra, Na
2
SiO
3
còn có tác dụng
làm kết tủa ion và tránh tạp chất có trong dung dịch tẩy bám trở lại trên vải trắng.
2.2.3 Công nghệ dệt nhuộm
Thuốc nhuộm là tên chung của hợp chất hữu cơ có màu, rất đa dạng về màu
sắc chuẩn loại, chúng có khả năng nhuộm màu bằng cách bắt màu hay gắn màu trực
tiếp lên vải. Tùy theo cấu tạo, tính chất và phạm vi của chúng người ta phân chia như
sau:
Pigmen: là tên một số thuốc nhuộm hữu cơ không hòa tan trong nước và một
số chất vô cơ có màu như các oxit và muối kim loại. Pigmen thường đề nhuộm in
hoa. Do không có ái lực với xơ nên phải dùng màng cao phân để gắn vào vải.
Thuốc nhuộm Azo: là loại thuốc nhuộm được sản xuất nhiều chất, trên 50%
tổng thuốc nhuộm. Hệ thống mang màu có chứa một hoặc nhiều nhóm Azo – N=N – .
Theo phân lớp kĩ thuật có các loại thuốc nhuộm như sau:
Thuốc nhuộm trực tiếp: còn gọi là thuốc nhuộm tự bắt màu, là những hợp
chất màu hòa tan trong nước có khả năng bắt màu vào xenllulose nhờ các lực hấp thụ
trong môi trường trung tính hoặc kiềm. Nhiệt độ nhuộm tối đa ưu từ 75
o
C đến 95
0
C
trong thời gian 60 – 90 phút.
Thuốc nhuộm axit: hòa tan trong nước, bắt màu vào xơ môi trường axit,
thường dùng để nhuộm len, tơ tằm. Các ion mang màu nhuộm tích điện âm sẽ gắn

vào tích điện dương của xơ bằng lực liên kết ion hay liên kết muối.
Trang 9
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
Thuốc nhuộm hoạt tính: là những hộp chất màu mà trong phân tử chứa các
nhóm nguyên tử có thể thực hiện mối liên kết hóa trị với xơ. Trị số pH để gắn màu là
10 – 11.
Thuốc nhộm bazơ: là những hợp chất màu có cấu tạo khác nhau, hầu hết các
muối clorua, oxalat hoặc các muối của bazo hữu cơ. Thuốc nhuộm bazo tan trong
nước ô nhiễm, khi hòa tan chúng phân ly thành cation mang màu với anion không
mang màu. Như vậy theo tính chất điện hóa thì thuốc nhuộm bazo đối cực với thuốc
nhuộm axit.
Thuốc nhuộm hòa nguyên: là những hợp chất hữu cơ không hòa tan trong
nước, có dạng R=C=O. Khi bị khử sẽ tan trong kiềm và hấp thụ mạnh vài xơ, loại
thuốc nhuộm này cũng dễ bị thủy phân và oxy hóa về dạng không tan ban đầu. Nhờ
có điểm này nên nó có tên gọi là hoàn nguyên. Thuốc nhuộm hoàn nguyên được dùng
để nhuộm xơ xenlullo hoặc thành phần xenlulo trong vải pha. Chúng không được
dùng để nhuộm len và tơ tằm vì quá trình nhuộm được tiến hành trong môi trường
kiềm (ở pH cao những loại xơ này sẽ bị phân hủy. Khi thuốc nhuộm hòa nguyên
không tan, việc chuẩn bị dung dịch nhuộm rất phức tạp nên người ta đã sản xuất ra
loại thuốc nhuộm hòa nguyên tan. Qúa trình nhuộm thuốc hòa nguyên tan được thực
hiện trong môi trường trung tính, hiện màu trong môi trườn có chất oxy hóa nên
thường dùng để nhuộm len, tơ tằm.
Thuốc nhuộm phân tán: là những hộp chất màu không tan trong nước,
thường cho loại xơ tổng hợp ghét nước.
Thuốc nhuộm lưu huỳnh: là những hợp chất màu không tan trong nước
nhưng tan trong dung dịch kiềm của Na
2
S giống như thuốc nhuộm hoàn nguyên,

thuốc nhuộm lưu huỳnh có ái lực với xơ xenlulo, đồng thời dễ bị thủy phân và oxy
hóa về dạng không tan ban đầu. Sau khi nhuộm, thuốc nằm trên vải ở dạng không tan
nên ở dạng mềm cao.
Trang 10
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
Chất tăng trắng quang học: là những hợp chất hữu cơ trung tính, không màu
hoặc có màu vàng nhạt, có ái lực với xơ. Đặc điểm của chúng là khi nằm trên xơ sợi
chúng có khả năng hấp phụ, một số tia trong miền tử ngoại của quang phổ và phần xạ
tia và tia tím. Những tia này bổ trợ cho tai vàng còn lại trên vải để thành tia trắng. Vì
vậy sau khi xử lý, vải có độ trắng rất cao và có ánh sáng huỳnh quang xanh biếc.
• Phạm vi sử dụng thuốc nhuộm:
Các loại thuốc nhuộm thích hợp cho từng loại vải. Để nhuộm các loại vật liệu
ưa nước, người ta dùng thuốc nhuộm hòa tan trong nước, chúng khuyết tán và gắn
màng vào xơ sợi nhờ các lực liên két hóa lý (thuốc trực tiếp) , liên kết ion (thuốc axit,
bazo) , liên kết đồng hóa trị (thuốc hoạt tính) . Để nhuộm các loại vật liệu ghét nước
(xơ tổng hợp) người ta dùng thuốc nhuộm không tan (thuốc phân tán) .
- Nhuộm sợi cotton: thường dùng thuốc hoạt tính, thuốc trực tiếp, hoàn nguyên
tan hoặc không tan, azo
- Nhuộm sợi PE: thường dùng thuốc nhuộm phân tán.
- Nhuộm vải pha: có thể chia làm 2 lần, mỗi lần một thành phần, hoặc nhuộm
một lần chung cho cả 2 thành phần.
 Nhuộm lần 1: thuốc phân tán.
 Nhuộm lần 2: thuốc hoạt tính.
 Nhuộm 1 bể: thuốc phân tán trực tiếp.
2.2.3.1 Công nghệ in hoa
Thường dùng ba loại thuốc nhuộm chủ yếu: hoạt tính, pigmen, phân tán
2.2.3.2 Công nghệ sau khi in
 Cao ôn:

 Sau khi in, vải được cao ôn để cầm màu.
 Thuốc hoạt tính 150
0
C công nghiệp trong 5 phút.
 Thuốc pigmen 140 – 150
0
C trong 3 phút.
 Thuốc phân tán 215
0
C trong 1 phút.
 Giặt:
 Để loại bỏ tạp chất hay thuốc in dư trên vải:
Trang 11
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
 Đối với thuốc hoạt tính: giặt 4 lần
 Đối với thuốc pigmen: giặt 2 lần
 Đối với thuốc phân tán: giặt 2 lần
2.2.3.3 Công nghệ hoàn tất
Ngoài cộng nghệ xử lý cơ học, người ta xử lý hóa học với các cộng nghệ hồ điển
hình.
Mặt hàng in bông 100%
 Finish KVS 40g/l: chống nhàu và nhăn vải
 Ceramin HCL 10g/l: làm mềm vải
 Slovapon N 0,1g/l: tăng khả năng thấm hóa chất
Mặt hàng in bông PE/CO
 Polysol S5 1g/l: chống nhàu và nhăn
 Repellan 77 10g/l: làm mềm vải sợi PE
 Slovapon NN 5g/l: làm mềm vải sợi, sợi CO

 Slovapon N 0,1 g/l
Mặt hàng nhuộm PE/CO
 Hồ mềm: giống in bông PE/CO
 Repellan HYN 40 g/l: chất béo để tạo savon, làm mềm vải
 Al
2
(S04)
3
2 g/l: thuốc làm tác nhân savon hóa.
 Mặt hàng in bông có diện tích ăn màu nhỏ cần tăng độ trắng:
 Leucophor BFB 2g/l: chất hoạt quang
2.3 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
2.3.1 Bản chất của nước thải dệt nhuộm
Nước thải dệt nhuộm là hổn hợp gồm nhiều chất thải. Các chất thải có thể chia
thành các loại sau:
– Những tạp chất thiên nhiên được tách ra và loại bỏ từ bông, len như bụi,
muối, dầu, sáp, mỡ…
Trang 12
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
– Hóa chất các loại (bao gồm cả thuốc nhuộm) thải ra từ các quá trình công
nghệ và giật giũ.
– Xơ sợi tách ra bởi các tác động hóa học và cơ học trong các công đoạn xử lý
Nước thải gia công xử lý mỗi loại xơ sợi có những đặc trưng khác biệt. Nước thải của
các nhà máy cùng xử lý ướt một loại vật liệu dệt (same fibre) có bản chất giống nhau,
nhưng có thể khác nhau đôi chút do áp dụng công nghệ sản xuất khác nhau.
Bản chất của nước thải xử lý len lông cừu là BOD, COD, SS rất cao hàm
lượng dầu mỡ cũng khá cao. Nước xử lý ướt vải, sợi bông 100% không ô nhiễm nặng
như len, song cũng có BOD và COD cao (tuy thấp hơn nhiều so với giặt len) , hàm

lượng các chất rắn lơ lững SS tương đối thấp so với giặt len, còn dầu mỡ rất thấp.
Nếu chỉ xử lý ướt vải, sợi bông 100% thì COD không cao, nhưng COD sẽ tăng
lên theo tỉ lệ thuận với tỷ lệ sơ sợi tổng hợp trong thành phần vải, sợi pha khi gia
công
Còn ở đâu xử lý giảm trọng vải sợi polieste khi sờ tay mềm mại giống lụa tơ
tằm càng nhiều thì nước thải ô nhiễm còn nặng nề. Trước hết là có tính kiềm cao, pH
từ 11 – 14. Và nghiêm trọng nhất là nồng độ BOD có thể lên tới 15000mg/l đến
30000mg/l chủ yếu do đinatri terephtalat sản sinh do polieste bị phân hủy.
Ngoài ra trong các chu trình từ trồng trọt đến các quá trình gia công xử lý vật
liệu dệt có sử dụng một số hóa chất “ không công nghệ” và một số chất khác như
thuốc trừ sâu, dầu, mỡ, các chất xử lý nước công nghệ và nồi hơi…
Khi các chất trên đi vào dòng thải sẽ làm tăng cao tải lượng ô nhiễm dòng thải
chung. Thêm nữa, ngay cả các hóa chất công nghệ cũng có thể đưa thẳng vào các
dòng thải do rò rỉ, loại bỏ, đổ đi, hoặc vệ sinh thùng, bể chứa máng thuốc thừa.
2.3.2 Đặc tính của nước thải ngành công nghiệp dệt nhuộm Việt Nam
2.3.2.1 Ô nhiễm hữu cơ
Trang 13
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
Mức độ ô nhiễm do các chất hữu cơ và các chất vô cơ sử dụng oxy hóa được
thể hiện bằng các chỉ tiêu đặc trưng, nhất là COD và BOD
5
như sau:
Nhu cầu oxy sinh hóa BOD
5
: trong nước thải của công ty dệt có đủ cả những
chất dễ phân giải sinh học và những chất khó phân hủy sinh học. Có nghĩa là nước sử
lý ướt của các công ty chứa nhiều tạp chất hữu cơ cần nhiều oxy đề các loài vi sinh
vật phân giải nên thể hiện ở thông số BOD không nhỏ.

Nhu cầu oxy hóa học COD: trong nước thải của các công ty có những chất khó
phân phân giải sinh học mà chỉ loại bỏ được một phần nhờ hấp thụ lên bùn hoạt tính
hoặc chỉ có thể oxy hóa bằng hóa học, ở những nơi nào càng có nhiều xơ sợi tổng hợp
thì giá trị COD càng cao vì phải dùng PVA để hồ sợi dọc cùng nhiều thuốc nhuộm
hoạt chất trợ khó hay không phân giải vi sinh để nhuộm và in hoa.
Tỉ lệ COD/BOD của nước thải dệt nhuộm của công ty dệt nhuộm của nước ta
trong khoảng giới hạn 2: 1 đến 3: 1 tức là còn có thể phân hủy vi sinh. Song với xu
hướng tăng sử dụng xơ tổng hợp thì nước thải càng khó phân giải vi sinh
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) (total suspended solids) .
Góp chủ yếu là xơ sợi (short fibres) bị tách ra, thuốc nhuộm không tan như
thuốc phân tán và một số chất trơ.
Nói chung hàm lượng SS trong nước thải dệt nhuộm cao hơn tiêu chuẩn nước
thải công nghiệp loại B (TCVN 1995) .
2.3.2.2 – Tính độc
Nước thải dệt nhuộm có tính độc nhất định với vi sinh vật và cá do những yếu
tố sau:
– Nước thải trực tiếp đổ ra cống rãnh không qua xử lý.
Trang 14
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
– Nước thải nhiệt độ cao không được thải trực tiếp ra môi trường, giới hạn
theo tiêu chuẩn xả thải loại B là 40
0
C còn nhiệt độ tối ưu cho các vi sinh vật phân giải
các hợp chất hữu cơ chỉ trong phạm vi rất hẹp, nhiệt độ cao nhất là 35
0
C, cao hơn
nhiệt độ cho phép sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch nước thải của vi sinh vật bị ức
chế.

– Độ pH: nước thải dệt nhuộm ở nước ta hiện nay mà sản phẩm chủ yếu là sợi
bông (100% cotton) và sợi pha polieste/bông, polieste/vixcô có tính kiềm cao. Độ pH
đo được là từ 9 – 12. Nước thải tính kiềm cao như thế nếu như không được trung hòa
sẽ làm tổn hại hệ thống. Cá cũng không thể sống được trong môi trường nói trên.
– Các chất độc khác:
+ Kim loại nặng: Có một số hàm lượng nhất định như đồng, crom, niken,
coban, kẽm, chì, thủy ngân trong nước thải của công ty do sử dụng các loại thuốc
nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên, trực tiếp và một số chất, chất trơ. Cho dù chỉ có một
hàm lượng nhỏ các kim loại nói trên phân tích được trong nước thải nhuộm, nhưng
nếu không được xử lý cũng đã độc đối với vi sinh, dẫn đến mất khả năng phân giải
của vi sinh vật hoặc có khả năng tiêu diệt hoàn toàn.
+ Các halogen hữu cơ: AOX độc hại từ chất tẩy trắng vải sợi bông sử dụng
natri hipoclorit và natri clorit, từ thuốc nhuộm hòa nguyên, phân tán và pigment sử
dụng.
– Có clo dư, sunfua, hydrosunfit là chất độc với vi sinh.
– Có xianua độc trong nước thải dệt nhuộm.
2.3.2.3 – Màu của nước thải
Nước thải từ các công ty dệt nhuộm có màu rất đậm do nước thải không được
tận dụng hết và không gắn màu vào xơ sợi gây ra. Ngày nay thuốc nhuộm hoạt tính
được sử dụng càng nhiều thì nước thải càng đậm. Nước thải màu càng đậm trước hết
Trang 15
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
cộng đồng xã hội không chấp nhận. Nhưng điều đáng kể nhất là màu đậm của nước
thải cản trở sự hấp thụ của oxy và bức xạ mặt trời, không có lợi cho sự hô hấp và sinh
trưởng của quần thể vi sinh và các vi sinh thủy sinh trong nước khác. Như vậy ảnh
hưởng xấu đến khả năng phân giải của vi sinh đối với các hợp chất hữu cơ có trong
nước thải. Tóm lại nước thải các công ty dệt nhuộm tại nước ta có nhiều chỉ tiêu ô
nhiễm vượt quá giới hạn cho phép thải ra môi trường, có màu đậm khó chấp nhận

được và có tính độc nhất định với vi sinh và cá. Vì vậy phải nhất thiết tiến hành xử lý
nước thải dệt nhuộm trước khi thải ra ngoài môi trường.
2.4 KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM NƯỚC THẢI NGÀNH DỆT NHUỘM
2.4.1 Các chất độc hại từ nước thải dệt nhuộm
Những chất thải đáng quan tâm trong nước thải dệt nhuộm:
Ô nhiễm nước thải: công nghệ xử lý hóa học vật liệu dệt sử dụng rất nhiều nước và
hóa chất, chất trợ textile auxiliaries) và thuốc nhuộm. Mức độ gây ô nhiễm độc hại
chủng loại và số lượng sử dụng chúng và vào cả công nghệ áp dụng. Có thể chia ra
các chất sử dụng thông thường làm 3 nhóm chính:
2.4.1.1 Nhóm thứ nhất các chất độc với vi sinh và cá
- Xút (NaOH) và natricacbonat (Na2CO3) được sử dụng với số lượng để nấu vải sợi
bông và xử lý trước sợi pha (chủ yếu là polyester/bông) .
- Acid vô cơ dùng giặt trung hòa xút và hiện màu thuốc nhuộm hoàn nguyên tan
indigosol.
- Các chất khử vô cơ như natri hidrosunfit dùng trong nhuộm hoàn nguyên.
- Natri sulfur dùng khử thuốc nhuộm lưu hóa.
- Dung môi hữu cơ clo hóa, như các chất tải trong nhuộm mùng hoàn tất.
- Crom VI trong nhuộm len bằng thuốc nhuộm acid crom.
- Dầu hỏa dùng để chế tạo hồ in pigment.
- Các chất ngấm thấu và tẩy rửa không ion trên cơ sở ankyiphenol atoxylat.
- Một hàm lượng nhất định kim loại nặng đi vào nước thải:
Trong một tấn xút công nghiệp nếu sản xuất bằng điện cực thủy phân có 4g
thủy ngân.
Trang 16
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
Tạp chất kim loại nặng có trong thuốc nhuộm sử dụng, như trong thuốc nhuộm
hoàn nguyên.
- Hàm lượng halogen hữu cơ AOX độc hại đưa vào nước thải từ một số thuốc nhuộm

hoàn nguyên, một số thuốc nhuộm phân tán, một vài thuốc nhuộm hoạt tính, một số ít
pigment và một số cation.
- Muối ăn hay muối glaube dùng nhuộm thuốc hoạt tính theo phương pháp “tận
trích” thải ra với nồng độ >2mg/l độ C đối với vi sinh vật trong nước.
2.4.1.2 Nhóm thứ hai: Các chất khó phân giải vi sinh
- Các chất giặt vòng thơm, mạch etylenoxit dài hoặc các cấu trúc mạch.
- Các polyme tổng hợp bao gồm các chất hồ hoàn tất, các chất hồ sợi dọc như PVA,
polyacrylat.
- Phần lớn các chất như hóa, các chất làm mềm, các chất tạo phức trong xử lý hóa
học.
- Tạp chất dầu khoáng, silicon từ dầu kéo sợi tách ra.
- Xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong sơ sợi bị loại bỏ trong các công đoạn xử
lý nước.
- Các chất dùng hồ sợi bột trên cơ sở tinh bột biến tính.
- Các chất giặt với ankyl mạch thẳng – các chất tẩy rửa mềm.
- Acid acetic (ChH
3
COOH) , acid formic để điều chỉnh pH.
- Muối trung tính ở nồng độ thấp.
2.4.2 Nồng độ ô nhiễm nước thải ngành dệt nhuộm ở nước ta và trên thế giới.
Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải của từng loại hình công nghệ
và từng loại sản phẩm thường khác nhau và thay đổi từ cơ sở này đến cơ sở khác,
cũng thay đổi lớn trong ngày của từng cơ sở sản xuất. Có thể thấy rõ qua bảng tổng
kết về nồng độ ô nhiễm, lưu lượng nước thải… như sau:
Bảng 2.1: Thành phần, tính chất nước thải dệt nhuộm ở nước ngoài.
Công đoạn
Thành phần ô nhiễm (mg/l)
BO COD TSS C – phenol Cr Sulphite
Trang 17
SVTH: CÙ THANH BÌNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
D G
1. Làm sạch len
2. Hoàn tất len
6000
300
350
650
350
300
250
3000
1040
1000
1200
1000
1000
800
8000
130
200
300
300
1200
75
5500


14

53


1,5
0,5

0,04
0,24
0,13
0,12
0,05
4,00
0,01
0,04
0,24
0,13
0,12
0,2
0,1
8,0
3,0
0,2
0,14
0,09
Nguồn: The textile Industry And The Enviroment, Technical Report N
0
16,
UNEP,1993.
Khảo sát một số xí nghiệp dệt nhuộm hàng Ấn Độ cho thấy các kết quả về lượng
nước thải và đặc tính nước thải khác nhau.

Bảng 2 – 2: Thành phần, tính chất nước thải dệt nhuộm mặt hàng bông ở Ấn Độ
Xí nghiệp
Các thông số
Đơn vị 1 2 3
Nước thải m
3
/tấn vải 240 210 135
pH 6,8 7,2 9,1
Độ kiềm mg/l 796 500 975
TS mg/l 2180 3600 2570
BOD
5
mg/l 218 296 260
COD mg/l 592 800 415
Cl

mg/l 488 1396 735
SO
4
2 –
mg/l 284 320 735
Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật
Trong khi đó, Thành phần, tính chất và lưu lượng nước thải ngành dệt nhuộm nước ta
như sau:
Trang 18
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
Bảng 2 – 3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm nước ta
Các thông số Nồng độ

pH 2 – 14
COD mg/l 60 – 5000
BOD mg/l 20 – 3000
SS mg/l 10 – 1800
PO
4
3 –
mg/l < 5
SO
4
2 –
mg/l 50 – 2000
Độ màu (PtCo) 40 – 20000
Q (m
3
/tấn sản phẩm) 4 – 4000
Nguồn: Các nghiên cứu của cơ quan chuyên ngành trong thời gian thực hiện đề tài
khoa học cấp nhà nước KTO204
Bảng 2 – 4: Thành phần, tính chất nước thải dệt nhuộm ở Tp. Hồ Chí Minh
Tên
công
ty
Q pH Độ
màu
BOD COD SS SO
4
2

PO
4

3 –
KLN
m
3/ng
Pt-Co mg/l mg/l mg/l mg/l mg/
l
mg/l
Thành
công
6500 9,2 1160 280 651 98 298 0,25 –
Thắng
lợi
5000 5,6 1250 350 630 95 76 1,31 0,4
Phong
phú
3600 7,5 510 180 480 45 45 1,68 –
Việt
thắng
4800 10 969 250 506 30 145 0,4 –
Chấn
Á
420 7,2 560 130 563 98 105 0,25 0,2
Gia
định
1300 7,2 – – 230 85 32 0,25 –
Nguồn: Phòng quản lý môi trường – sở khoa học công nghệ môi trường
2.4.3 Khải năng gây ô nhiễm nước thải ngành dệt nhuộm
2.4.3.1 Tình hình máy móc thiết bị trong nhà máy dệt nhuộm
Trang 19
SVTH: CÙ THANH BÌNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trong những năm gần đây, mặt hàng chủ yếu là vải dệt kim từ sợi pha PE/Co
và sợi coton 100%. Do đó, máy móc trong phân xưởng nhuộm là các máy nhuộm
guồng kiểu mới, có dung tỷ thấp, nhuộm thành phần ở nhiệt độ đến 100
0
C, các máy
nhuộm cao áp để nhuộm thành phần polyester, máy sấy, máy định hình.
Trình độ công nghệ và các thiết bị trong nhà máy dệt nhuộm đang được nâng
lên đáng kể, thông qua việc lắp đặt và đưa vào sử dụng các máy nấu, tẩy liên tục khổ
rộng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số cơ sỡ tận dụng dây chuyền sản xuất cũ, chủ
yếu để gia công xử lý hoàn tất và làm những mặt hàng đòi hỏi chất lượng không thật
cao.
Như vậy là song song tồn tại và vận hành các máy móc thiết bị cũ với công
nghệ cổ điển và những máy móc mới có trình độ kỹ thuật tiên tiến. Các thiết bị mới
ngày còn được khai thác sử dụng tốt, công nghiệp các công nghệ kỹ thuật cao được
áp dụng thì sẽ tận dụng thuốc nhuộm, hóa chất tốn hơn và nhiều hóa chất mới ít độc
hại, ô nhiễm được sử dụng. Kết quả là nước thải ra sẽ ít hơn và giảm tải lượng ô
nhiễm cho môi trường.
2.4.3.2 Lượng thuốc nhuộm, hóa chất, chất trợ
- Thuốc nhuộm, hóa chất, chất trợ được sử dụng với khối lượng lớn.
- Đối với thuốc nhuộm: bình quân khoảng 2,5% trọng lượng vải.
- Đối với hóa chất, chất tẩy, chất trợ bình quân khoảng 28% trọng lượng vải.
- Các loại hồ: khoảng 45% trọng lượng vải.
2.4.3.3. Khả năng gây ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm
Do đặc điểm của ngành công nghệ dệt nhuộm là công nghệ sản xuất gồm
nhiều công đoạn, thay đổi theo mặt hàng, nên khó xác định chính xác thành phần và
tính chất nước thải. Trong nước dệt nhuộm có chứa nhiều xơ, sợi chất dầu mỡ, chất
hoạt tính bể mặt, acid kiềm, tạp chất, thuốc nhuộm, chất điện ly, chất tạo môi trường,
tinh bột, men, chất oxy hóa, kim loại nặng… Có thể tóm tắt chất nước thải trong các

công đoạn như sau:
Trang 20
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
Nấu: lượng nước thải 60m
3
/tấn vải
BOD
5
= 20 – 60 kg/tấn vải
pH = 12 – 14
Giặt tẩy: lượng nước thải 5 – 6 m
3
/tấn vải
BOD
5
= 20 – 150 kg/tấn vải
pH = 11 – 13
Rũ hồ: lượng nước thải 10 – 20 m
3
/tấn vải
BOD
5
= 20 – 50 kg/tấn vải
COD/BOD = 1,5
Tẩy trắng, nhuộm, in và hoàn tất: lượng nước thải tùy thuộc vào loại sợ
 Sợi Acrylic: 35 m
3
nước thải/tấn vải

 Len (PE) : 70 m
3
nước thải/tấn vải
 Cotton (Co) : 100 m
3
nước thải/tấn vải
 Vải thấm: 200 m
3
nước thải/tấn vải
Thông thường, trong các công trình xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm lượng
nước thải được tính 100 m
3
/tấn vải. Ngoài ra có thể tính khối lượng nước dựa trên
lượng nước cấp sử dụng trong nhà máy, vì hầu như trong nhà máy không có hệ thống
nước hoàn lưu.
Tải lượng ô nhiễm tùy thuộc vào nhiều loại sợi (tự nhiên hay tổng hợp) công
nghệ nhuộm (nhuộm liên tục hay gián đoạn) , công nghệ in và độ hòa tan của hóa
chất sử dụng. Khó hòa trộn nước nước thải của công đoạn, thành phần nước thải có
thể khái quát như sau:
 pH:
PH = 4 – 12, pH = 4,5 cho công nghệ nhuộm sợi PE
Trang 21
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
pH = 11 cho công nghệ nhuộm sợi Co
 Nhiệt độ:
Dao động theo thời gian, thấp nhất là 40
0
C. So sánh với nhiệt độ cao nhất không

ức chế hoạt động của vi sinh vật là 37
0
C thì nước thải ra ở đây gây ảnh hưởng bất lợi
đến hiệu quả xử lý sinh học.
 COD:
COD = 250 – 1500 mgo
2
/l (50 – 150 kg/tấn vải)
 BOD:
BOD
5
= 80 – 500 mgo
2
/l, tỷ lệ COD/BOD= 3 – 5, nước thải khó bị phân giải do vi
sinh vật.
 Độ màu:
Độ màu = 500 – 2000 đv Pt/Co
 SS:
Chất rắn lơ lửng = 30 – 400 mg/l, đôi khi cao đến 1000mg/l (trường hợp nhuộm sợi
cotton) .
 Chất hoạt động bề mặt:
Chất hoạt động bề mặt: 10 – 15 mg/l
2.4.4 Các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nước thải dệt nhuộm
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước, tránh rò rỉ nước. Sử dụng module
tẩy, nhuộm giặt hợp lý. Tuần hoàn, sử dụng lại các dòng giặt ít ô nhiễm và nước làm
nguội.
- Hạn chế sử dụng các hóa chất trợ, thuốc nhuộm ở dạng độc hay khó phân hủy
sinh học. Nên sử dụng các hóa chất, thuốc nhuộm ít ảnh hường đến môi trường và
Trang 22
SVTH: CÙ THANH BÌNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
thành phần thuốc nhuộm nằm trong giới hạn cho phép, không gây độc hại môi
trường.
- Giảm các chất ô nhiễm nước thải trong quá trình tẩy: trong các tác nhân tẩy
thông dụng trừ H
2
O
2
thì các chất tẩy còn lại đều chứa Clo. Các phản ứng trong quá
trình tẩy tạo các hợp chất hữu cơ chứa Clo làm tăng hàm lượng này trong nước thải.
- Do đó để giảm lượng chất tẩy clo mà vẫn đảm bảo độ trắng của vải có kết hợp
tẩy hai cấp: cấp 1 tẩy bằng NaOCl có bổ sung NaOH, sau 10 đến 15 phút bổ sung
thêm H
2
O
2
và đun nóng để thực hiện tẩy cấp 2. Bằng phương pháp này có thể giảm
được 88% lượng halogen hữu cơ. Hay có thể thay thế NaOCl, NaOCl
2
bằng
peraxitaxetic ít ô nhiễm hơn.
- Giảm ô nhiễm từ nước thải từ công đoạn làm bóng.
- Thu hồi và sử dụng lại hồ trong công đoạn hồ sợi và rũ hồ: trong quá trình hồ
sợi, các loại hồ thường được dùng là tinh bột và tinh bột biến tính carboxymety
- Cellulose, polyvinylalcol, polyacrngylat. Các loại hồ này làm tăng COD của
nước thải, trong đó các loại CMC, PVA, polyacrylatlao, những chất khó phân hủy
sinh học.
Sử dụng các phương pháp cơ học, hóa lý, sinh học và phương pháp màng để giảm thiểu
các chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm.

Trang 23
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY DỆT NHUỘM LÝ MINH
3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY
- Công ty TNHH dệt nhuộm LÝ MINH được thành lập vào năm 2006 là một công
ty tư nhân.
- Địa điểm của công ty: B410 – B411 – B412, đường 319B, Khu Công Nghiệp
VINATEX – Tân Tạo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
- Trong thời gian đầu công ty chủ yếu là dệt nhuộm vải cung cấp cho thị trường
trong nước. Công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả và phát triển nhanh chóng
hơn, nên muốn mở rộng địa bàn kinh doanh và đầu tư thêm hai lĩnh vực liên quan
đến dệt nhuộm là thêu và may.
- Mục đích là muốn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản,
Singapore và các nước Châu Âu.
- Tên giao dịch của công ty: LY MINH COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: LYMINHCO , LTD
- Diện tích công ty: 36000 m
2
- Nhà máy được xây dựng tại khu công nghiệp Vinatex Tân Tạo – Huyện Nhơn
Trạch – Tỉnh Đồng Nai. Công ty chuyên sản xuất và xuất nhập khẩu cũng như
phân phối các sản phẩm ren, lưới, thun 4 chiều, nhuộm hoàn tất phục vụ cho
ngành may mặc, đặc biệt trong ngành sản xuất đồ lót, đồ bơi và quần áo thể thao.
- Nhà máy dệt Lý Minh là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực vải sợi
tại Việt Nam. Công ty sản xuất, xuất khẩu và cung cấp các mặt hàng vải sợi cho
các hệ thống buôn bán sỉ và lẻ. Công ty có tổng diện tích 36.000 m2, trên 300
nhân viên có tay nghề cao với trên 100 máy móc khác nhau với qui trình công
nghệ hiện đại.
- Công ty đã hoàn thiện dây chuyền sản xuất khép kín từ dệt, nhuộm, hoàn tất đến

khâu đóng gói vải thành phẩm. Các quy trình công nghệ và kiểm tra chất lượng
đang được thực hiện một cách nghiêm ngặt, đảm bảo sự đồng nhất và ổn định của
vải thành phẩm. Các sản phẩm của chúng tôi không chỉ đáp ứng cho thị trường
trong nước, mà còn xuất khẩu qua các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Singapore và các
nước Châu Âu.
Chiến lược của Công ty được thống nhất từ trên xuống dưới với phương châm là
Trang 24
SVTH: CÙ THANH BÌNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN CHÍ HIẾU
cung cấp cho thị trường các sản phẩm với chất lượng cao được sản xuất từ các
máy móc hiện đại, nhập từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như Mayer & Cie,
Karl Mayer, Bruckner…
3.2 QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY
3.2.1 Các loại nguyên liệu và hóa chất sử dụng
Nhu cầu nguyên vật liệu cho hoạt động của công ty như sau:
Bảng 3.1: danh mục các loại nguyên liệu sử dụng
STT LOẠI NHIÊN LIỆU SỐ LƯỢNG
1 Vải mộc 75561 tấn/năm
2 Quần áo 540 tấn/năm
3 Thuốc nhuộm:
- Phân tán
- Trực tiếp
- Hoạt tính
- Hoàn nguyên
5240 kg/năm
540 kg/năm
6020 kg/năm
165 kg/năm
4 NaOH 18171 kg/năm

5 Muối (Na
2
SO
4
) 4602 kg/năm
6 Acid:
- Hữu cơ
- Vô cơ
2346 kg/năm
72 kg/năm
7 Bột giặt 210 kg/năm
8 Hóa chất tẩy 4200 kg/năm
9 Soda khan 5401 kg/năm
10 Hóa chất hoàn toàn 2583 kg/năm
3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất
3.2.2.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất tại nhà máy
Trang 25
SVTH: CÙ THANH BÌNH
Dịch tẩy – hóa chất –
hơi hóa chất
Vải mộc
( dệt)
Tẩy trắng
Hóa chất
Nước

×