Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

tổng quan về legionella gây bệnh trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.17 KB, 59 trang )

Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua thì ngộ độc thực phẩm được biết đến khá thường xuyên,
trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể
gây ra ngộ độc thực phẩm nhưng phần lớn các trường hợp là có nguồn gốc từ vi
sinh vật, do sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh hay sự hiện diện của độc tố tiết
ra bởi các vi sinh vật này trong nước uống, thực phẩm. Ngày nay, an toàn nhất là
về phương diện vi sinh vật, trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu
đối với chất lượng thực phẩm.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có tiềm lực lớn về sản xuất nông sản, thủy
hải sản, thực phẩm. Ngoài thò trường tiêu thụ nội đòa cho gần 80 triệu dân, thực
phẩm và thủy sản của nước ta cũng đã xuất khẩu được ra thò trường thế giới đem
lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Đặc biệt, thủy hải sản chế biến của Việt
Nam đã có được thò phần quan trọng tại Bắc Mỹ, Châu u, Nhật Bản, Hoa Kỳ…là
một trong những ngành kinh tế mang lại ngoại tệ quan trọng cho đất nước, giải
quyết việc làm cho một số lượng lớn người lao động ở cả nông thôn và thành thò.
Do nhận thức ngày càng được nâng cao của người tiêu dùng trong nước về an
toàn vệ sinh thực phẩm và sự tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát
của các cơ quan chức năng, việc phân tích vi sinh vật gây bệnh và thực hiện các
biện pháp đảm bảo sản xuất, chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn về an toàn về vi
sinh vật ngày càng được các đơn vò sản xuất, chế biến thực phẩm nội đòa quan
tâm. Đối với thủy hải sản xuất khẩu, để đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vi
sinh của các thò trường trên thế giới và tăng cường năng lực cạnh tranh, trong
những năm gần đây các đơn vò sản xuất chế biến thủy hải sản xuất khẩu Việt
Nam đã rất chú trọng đến việc đầu tư đổi mới công nghệ, thực thi các chương
trình quản lý đảm bảo chất lượng như phân tích và kiểm soát, trong đó việc xây
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 1 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
dựng phòng phân tích, kiểm đònh và đào tạo cán bộ phân tích, kiểm đònh vi sinh
vật ngày càng được quan tâm.


Như vậy, hiện nay đang có một nhu cầu thực tiễn rất lớn về phía nhà sản xuất
cũng như về phía người lao động về đào tạo cán bộ phân tích vi sinh vật gây bệnh
trong thực phẩm. Nhà sản xuất có phòng thí nghiệm phân tích tốt, có đội ngũ có
tay nghề cao sẽ dễ thuyết phục, tạo được niềm tin ở đối tác để ký kết các hợp
đồng sản xuất quan trọng. Cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên được đào tạo, nâng cáo
kỹ năng về phân tích vi sinh vật sẽ dễ củng cố vai trò và sự cần thiết của mình
đối với đơn vò.
Với ý nghóa thực tiễn đồng thời được sự chấp nhận của Khoa Môi trường và
Công nghệ Sinh học, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tổng quan về
Legionella gây bệnh trong nước”.
1.2. Mục đích
- Tìm hiểu về Legionella gây bệnh trong nước.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Legionella.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu độc tố và khả năng gây bệnh của Salmonella trong thực phẩm.
- Tìm hiểu độc tố và khả năng gây bệnh của Escherichia Coli trong thực
phẩm.
- Tìm hiểu độc tố, cơ chế gây bệnh, đặc điểm cấu trúc của Legionella gây
bệnh trong nước.
- Tìm hiểu các nguồn nhiễm của Legionella và các phương pháp phát hiện
Legionella.
- Tìm hiểu biện pháp kiểm soát Salmonella, Escherichia Coli, Legionella gây
bệnh trong thực phẩm.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 2 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN MỘT SỐ VI SINH VẬT GÂY
BỆNH TRONG THỰC PHẨM
2.1. Salmonella
2.1.1. Lòch sử phát hiện Salmonella
- Năm 1880 Grafhy đã mô tả hình thái vi khuẩn quan sát được trên tiêu

bản.
- Năm 1884 Grafhy là người đầu tiên phân lập Salomonella typhi.
- Chi Samonella được bắt nguồn từ tên cuối cùng của Daniel Elmer Salmo.
- Năm 1885 nhà nghiên cứu Theobald Smith trợ lý cho Daniel Elmer
Salmon (1850-1914) đã phát hiện ra Salmonella choleraesuis. Kể từ đó số lượng
Salmonella gây ra Samonellosis đã tăng lên 2.300 typhi. Nhưng sau đó
Schweinittz và Dorset 1903 đã chứng minh bệnh dòch tả là do một loại vi rút gây
nên và đã xác đònh S.choleraesuis là vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn.
- Năm 1889 Klein phân lập được S.gallinarum và Rettger cũng đã phân lập
được S.pullorum năm 1909.
Hình 2.1 : Vi khuẩn Salomonella typhi và Salmonella choleraesuis.
2.1.2. Phân loại Samonella
Về phân loại khoa học Salmonella được xếp vào :
Giới : Bacteria
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 3 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
Nghành : Proteobacteria
Lớp : Gamma Proteobacteria
Bộ : Enterobacteriales
Họ : Enterobacteriaceae
Giống : Salmonella lignieres (1990)
2.1.3. Đặc điểm của Salmonella
2.1.3.1. Đặc điểm hình thái
Salmonella có hình gậy ngắn, hai đầu tròn. Đa số các loại Salmonella đều có
khả năng di động mạnh do có từ 7-12 lông xung quanh thân. Vi khuẩn sẽ nhuộm
màu với các thuốc thông thường, bắt màu Gram âm. Khi nhuộm vi khuẩn bắt màu
đều toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu.
Salmonella là trực khuẩn Gram âm, kích thước trung bình từ 2-3 x 0,5-1µm.
Di chuyển bằng tiên mao (trừ Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây
bệnh cho gia cầm), không tạo bào tử, chúng phát triển tốt ở 6

o
C – 42
0
C, thích hợp
nhất ở 35
0
C – 37
0
C, pH từ 6 - 9 thích hợp nhất là pH = 7,2. Ở 18
0
C – 40
0
C vi
khuẩn có sống đến 15 ngày.
Hình 2.2: Vi khuẩn Salmonella enteritidis và Salmonella typhimurium.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 4 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
2.1.3.2. Tính chất nuôi cấy
Salmonella là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, dễ nuôi cấy, nhiệt độ thích hợp 37
0
C
nhưng có thể phát triển được ở pH từ 6-9. Phát triển trên các môi trường nuôi cấy
thông thường. Trên môi trường thích hợp, vi khuẩn sẽ phát triển sau 24 giờ.
- Môi trường nước thòt : Cấy vài giờ đã đục nhẹ, sau 18 giờ đục đều, nuôi
cấy lâu thì ở đáy ống nghiệm có mặt trên môi trường có màng mỏng.
- Môi trường thạch thường : Nuôi cấy trên thạch thường vi khuẩn mọc
thành các khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa, nhỏ
và trắng hơn khuẩn lạc E.coli.
- Môi trường Mac Conkey : Ở 35
0

C- 37
0
C sau 18-24 giờ vi khuẩn
Salmonella mọc thành những khuẩn lạc tròn, trong, không màu, nhẵn bóng và hơi
lồi ở giữa.
- Môi trường SS : Nuôi cấy ở 35
0
C- 37
0
C sau 18-24 giờ vi khuẩn
Salmonella mọc thành những khuẩn lạc tròn, bóng, không màu.
- Môi trường XLD : Nuôi cấy ở 35
0
C- 37
0
C sau 18-24 giờ vi khuẩn
Salmonella mọc thành những khuẩn lạc tròn, lồi có tâm đen ở giữa, môi
trường chuyển sang màu hồng.
Hình 2.3: Salmonella spp sau khi tăng trưởng 24 giờ trên thạch XLD.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 5 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
2.1.3.3. Đặc điểm sinh hóa
Mỗi loài Salmonella có khả năng lên men một số đường nhất đònh và không
đổi. Phần lớn các loài Salmonella lên men đường glucose, sinh hơi, không lên
men lactose, sucrose, salicin và inositol.
- Một số loài Salmonella cũng lên men đường glucose nhưng không sinh hơi
như S.abortus equi, S. abortus bovis, S.typhisuis, S.typhi…
- Tuy nhiên không phải loài Salmonella nào cũng có tính chất trên, các
ngoại lệ đã được xác đònh như Salmonella typhi lên men đường glucose không sinh
hơi, không sử dụng citrate trong môi trường Simmon, hầu hết các chủng S.paratyphi và

S.cholerasuis không sinh H
2
S. S.pullorum không lên men mantose.
- Tất cả các Salmonella không lên men lactose và saccarose.
- Đa số Salmonella không làm tan chảy gelatin, không phân giải urê, không
sinh Indol, một số sử dụng được cacbon.
- Trên môi trường KIA (Kiglen Iron Agar) : vi khuẩn lên men glucose và
không lên men lactose nên phần thạch đứng chuyển sang màu vàng, phần thạch
nghiêng giữ nguyên màu của môi trường (màu hồng), vi khuẩn có hoặc không
sinh
- Phản ứng H
2
S dương tính (trừ S.paratyphi A, S.abortusequi, S.typhisuis).
2.1.3.4. Đặc điểm cấu trúc Salmonella
Salmonella có 3 loại kháng nguyên đó là những chất khi xuất hiện trong cơ
thể thì kích thích đáp ứng miễn dòch và kết hợp đặc hiệu với những sản phẩm của
sự kích thích đó.
Kháng nguyên đó bao gồm :
+ Kháng nguyên thân O
+ Kháng nguyên lông H
+ Kháng nguyên vỏ K
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 6 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
+ Vi khuẩn thương hàn (S.typhi) có kháng nguyên V (Virulence) là yếu tố
chống thực bào giúp cho vi khuẩn thương hàn phát triển bên trong tế bào bạch
cầu.
a) Kháng nguyên thân O
- Thành phần cơ bản là vách tế bào có cấu trúc phức tạp gồm hai lớp : Trong
cùng là một lớp peptidoglycan, cách một lớp không gian chu chất và tới lớp màng
ngoài là phức hợp lipidpolysaccharide gồm lipoprotein và lipoplysaccharide.

- Bao bên ngoài lớp peptidoglycan là lớp phospholipid A và B (quyết đònh
độc tố của nội độc tố), sau đó là hai lớp polysaccharide không mang tính đặc
hiệu. Kháng nguyên của nội độc tố có bản chất hóa học là lypopolysaccharide
(LPS). Tính đặc hiệu của kháng nguyên O và LPS là một, nhưng tính miễn dòch
thì khác nhau: Kháng nguyên O ngoài LPS còn bao gồm cả lớp peptidoglycan nên
tính miễn dòch của nó mạnh hơn LPS.
- Màng ngoài có cấu trúc gần giống tế bào chất nhưng phospholipid hầu như
chỉ gặp ở lớp trong, còn ở lớp ngoài là lipopolysaccharide dày khoảng 8 - 10 nm
gồm 3 thành phần: Lipid A, polysaccharide, lõi.
- Màng ngoài kháng nguyên O còn có thêm các protein:
+ Protein cơ chất: Porin ở vi khuẩn còn gọi là protein lỗ xuyên màng với chức
năng cho phép một số loại phân tử đi qua chúng như dipeptide, disaccharide, các
ion vô cơ.
+ Protein màng ngoài: chức năng vận chuyển một số phân tử riêng biệt và đưa
qua màng ngoài.
+ Lipoprotein: Đóng vai trò liên kết lớp peptidoglycan bên trong với lớp màng
ngoài.
b) Kháng nguyên vỏ K
- Kháng nguyên vỏ K có bản chất hóa học của vỏ vi khuẩn là polypeptid hoặc
polysaccharide.Vỏ của vi khuẩn gây miễn dòch không mạnh nhưng khi gắn với tế
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 7 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
bào vi khuẩn vỏ vẫn gây được miễn dòch. Kháng nguyên vỏ được dùng để phân
loại các chủng Salmonella.
c) Kháng nguyên lông H
- Được tổng hợp từ các acid amin dạng D ( dạng ít gặp trong tự nhiên). Do đó
việc xử lý kháng nguyên của các tế bào miễn dòch không thuận lợi và đáp ứng
kháng thể không mạnh. Khi các sợi lông bò kết hợp bởi các kháng thể đặc hiệu,
lông sẽ bò bất động, vi khuẩn không thể di chuyển được.Kháng nguyên lông cũng
dùng để phân loại một số chủng Salmonella.

- Kháng nguyên lông H chia làm 2 phase :
+ Phase 1 : Có tính đặc hiệu gồm 28 loại kháng nguyên lông được biểu thò
bằng chữ số La Tinh thường : a, b, c…
+ Phase 2 : Không có tính đặc hiệu, loại này có thể ngưng kết với các loại
khác đôi khi thành phần có thể gặp ở E.coli. Phase 2 gồm có 6 loại được biểu thò
bằng chữ số Ả Rập hay chữ số La Tinh .
2.1.4. Độc tố của Salmonella
- Vi khuẩn Salmonella có thể tiết ra hai loại độc tố : Ngoại độc tố và nội độc tố
Nội độc tố Salmonella rất mạnh gồm 2 loại : Gây xung huyết và mụn huyết, độc tố ở
ruột gây độc thần kinh, hôn mê, co giật.
- Ngoại độc tố chỉ phát hiện khi lấy vi khuẩn có độc tính cao cho vào túi colodion
rồi đặt vào ổ bụng chuột lang để nuôi, sau 4 ngày lấy ra rồi cấy chuyền như vậy từ 5
đến 10 lần, sau cùng đem lọc, nước lọc có khả năng gây bệnh cho động vật thí nghiệm.
Ngoại độc tố chỉ hình thành trong điều kiện invitro và nuôi cấy kỵ khí. Ngoại độc tố tác
động vào thần kinh và ruột.
2.1.4.1. Nội độc tố Endotoxin
Màng ngoài tế bào vi khuẩn gram âm nói chung và vi khuẩn Salmonella nói riêng
được cấu tạo bởi thành phần cơ bản là lipopolysaccharide (LPS). LPS có cấu tạo phân
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 8 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
tử lớn, gồm 3 vùng riêng biệt với đặc tính và chức năng riêng biệt : Vùng ưa nước,
vùng lõi và vùng lipit A.
- Vùng ưa nước bao gồm một chuỗi polysaccharide chứa các đơn vò kháng
nguyên O.
- Vùng lõi có bản chất là acid heteroligosaccharide, ở trung tâm nối kháng
nguyên O với vùng lipit A.
- Vùng lipit A đảm nhận chức năng nội độc tố của vi khuẩn. Cấu trúc nội độc tố
gần giống với cấu trúc của kháng nguyên O. Cấu trúc nội độc tố biến đổi sẽ dẫn tới sự
thay đổi độc lực của Salmonella.
Nội độc tố thường là lipopolysaccharide (LPS) được phóng ra từ vách tế bào vi

khuẩn khi bò dung giải. Trước khi thể hiện độc tính của mình, LPS cần phải liên kết với
các yếu tố liên kết tế bào hoặc các receptor bề mặt các tế bào như : Tế bào đại thực
bào, tiểu thực bào, tế bào gan, lách.
Rất nhiều các cơ quan trong cơ thể chòu sự tác động của nội độc tố LPS như : Gan,
thận, cơ, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dòch. Với các biểu hiện bệnh lý như :
Tắc mạch máu, giảm trương lực cơ thiếu oxy mô bào, rối loạn tiêu hóa, mất tính thèm
ăn…
Nội độc tố tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dòch của cơ thể vật chủ, kích thích
hình thành kháng thể.
LPS tác động lên các tế bào tiểu cầu, gây sốt nội độc tố theo cơ chế :
+ Giải phóng các chất hoạt động mạnh như : Histamin.
+ Ngưng kết các tiểu cầu động mạch.
+ Đông vón, tắc mạch quản.
LPS tác động lên quá trình trao đổi gluxit : LPS làm tăng cường hoạt lực của các
men phân giải glucose, các men phân giải glycogen, làm giảm hoạt lực các men tham
gia quá trình tổng hợp glycogen…
2.1.4.2. Độc tố đường ruột Enterotoxin
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 9 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
- Cơ chế miễn dòch và di truyền các Enterotoxin của Salmonella có quan hệ gần
gũi với Choleratoxin nên được gọi là Choleratoxin like enterotoxin ( viết tắt là CT).
- Độc tố đường ruột của vi khuẩn Salmonella có hai thành phần chính : Độc tố
thẩm xuất nhanh ( Rapid permeability facto viết tắt là RPF) và độc tố thẩm xuất chậm
là (Delayed permeability facto viết tắt là DPF).
- Độc tố thẩm xuất nhanh giúp Salmonella xâm nhập vào tế bào biểu mô của
ruột, sau khi thực hiện khả năng thẩm xuất 1-2 giờ và kéo dài 48 giờ thì làm trương các
tế bào CHO (Chinese Hamster Ovary cell).
- Độc tố thẩm xuất nhanh kích thích co bóp nhu động ruột, làm tăng thẩm thấu
thành mạch, phá hủy tổ chức tế bào mô ruột, giúp vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào
tế bào và phát triển nhanh về số lượng.

- Độc tố thẩm xuất chậm của Salmonella có cấu trúc, thành phần giống độc tố
không chòu nhiệt của vi khuẩn E.coli, nên được gọi là độc tố không chòu nhiệt của
Salmonella (Heat Lable Toxin viết tắt là LT). LT thực hiện chức năng phản ứng chậm
từ 18-24 giờ. LT bò phá hủy ở 37
o
C trong vòng 30 phút và ở 50
o
C trong vòng 4 giờ.
- Độc tố thẩm xuất chậm làm thay đổi quá trình trao đổi nước và chất điện giải
dẫn đến cản trở sự hấp thu, gây thoái hóa lớp tế bào thành ruột gây tiêu chảy.
2.1.4.3. Độc tố tế bào
- Khi cơ thể người và động vật bò tiêu chảy thì kèm theo hiện tượng mất nước vì
vậy hàng loạt các tế bào biểu mô ruột bò phá hủy hoặc bò tổn thương ở các mức độ
khác nhau. Sự phá hủy hay tổn thương đó là do độc tố tế bào của Salmnella gây nên.
- Có 3 dạng độc tố tế bào :
+ Dạng thứ nhất : Không bền vững với nhiệt và mẫn cảm với trypsin. Độc tố
dạng này tác động theo cơ chế là ức chế tổng hợp protein của tế bào Hela và làm teo tế
bào.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 10 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
+ Dạng thứ hai : Có nguồn gốc từ protein màng ngoài tế bào vi khuẩn có cấu
trúc và chức năng gần giống với các dạng độc tố tế bào do Shigella. Phổ biến ở hầu hết
các Salmonella serovar gây bệnh.
+ Dạng thứ ba : Có liên hệ với độc tố hemolysin. Hymolysin liên hệ với các
độc tố tế bào có sự khác biệt với Hemolysin khác về trọng lượng phân tử và các
phương thức tác động lên tế bào theo cơ chế dung giải các không bào nội bào.
2.1.5. Khả năng gây bệnh của Salmonella
Tất cả các kiểu huyết thanh Salmonella đều mang cụm gen inv (invasion) giúp cho
quá trình xâm nhiễm vào thành ruột của người và động vật mở đầu cho tiến trình gây
bệnh. Cụm gen này nằm trong hệ thống gen SPI – 1 (Salmonella pathogenicity island)

có mặt trong tất cả các Salmonella tư ønhóm tiến hóa thấp nhất là S.bongori đến
nhóm tiến hóa cao nhất là S.enterica I. InvA là một bản gen luôn có mặt trong hệ
thống geninv.
Sự xâm nhiễm Salmonella vào cơ thể vật chủ và gây bệnh được thực hiện chủ
yếu qua con đường tiêu hóa với biểu hiện phổ biến nhất là gây tiêu chảy, đôi khi
là thương hàn và phó thương hàn.
Salmonella chủ yếu gây bệnh bằng nội độc tố. Nội độc tố chòu được nhiệt độ
sôi và không bò phân hủy bởi protease, tính kháng nguyên yếu và không sản xuất
được kháng nguyên.Trái lại với ngoại độc tố để gây bệnh Salmonella xâm nhập
vào cơ thể theo đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống bò nhiễm bẩn. Các chủng
Salmonella thường sản sinh ra một entertoxin có bản chất lipopolysaccharide vốn
có khả năng tác động đến nhiều mô khác nhau, đến các chức năng mô.
Tuy nhiên trong trường hợp nhiễm độc thực phẩm chất độc này chỉ có tác
dụng khi nó được giải phóng vào trong ruột từ những vi khuẩn sống và đang trong
pha sinh sản. Khi ăn các bào tử sống thì có thể sinh bệnh song khi ăn các vi khuẩn
đã bò chết do nhiệt thì không bò ảnh gì. Sau khi đi vào ống tiêu hóa, vi khuẩn bám
vào niêm mạc ruột non rồi xâm nhập qua niêm mạc vào các hạch mạc trên ruột.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 11 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
Ở đây chúng nhân lên qua hệ thống bạch huyết và ống ngực đi vào máu, lúc này
dấu hiệu lâm sàng bắt đầu xuất hiện. Từ máu, vi khuẩn đến lá lách và các cơ
quan khác.
- Tới màng Peyer vi khuẩn tiếp tục nhân lên.
- Tới gan theo mật đổ xuống ruột rồi được đào thải qua phân.
- Tới thận một số vi khuẩn được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
Salmonella gây bệnh bằng sự xâm của bản thân vi khuẩn phá hủy tổ chức tế bào
bằng nội độc tố của Salmonella khi bò chết. Ngộ độc do Salmonella cần có 2 điều
kiện:
- Thức ăn phải nhiễm một lượng lớn vi khuẩn sống, vì tính chất gây độc của
vi khuẩn rất yếu.

- Vi khuẩn vào cơ thể tiết ra một lượng lớn độc tố.
2.1.6. Điều trò khi nhiễm Salmonella
Những kháng sinh thường được dùng để điều trò Salmonella galiinarum là
choloramphenicol và ampicillin. Trước đây chloramphenicol là loại kháng sinh có
hiệu lực gần như tuyệt đối trong điều trò các Salmonella nói chung và các
Salmonella gây bệnh thương hàn nói riêng. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý đến hai
nguyên tắc cơ bản :
- Lúc đầu không được dùng liều thuốc quá mạnh vì như thế có thể tiêu diệt
vi khuẩn làm chúng nhả ra nhiều độc tố có thể nguy hại đến tim, thần kinh làm
bệnh nhân có thể chết bất thần.
- Nên dùng thuốc từ 1-2 tuần lễ sau khi hạ nhiệt vì vi khuẩn còn ẩn trốn
trong hạch hay túi mạch dễ có nguy cơ tái phát sau này. Hiện nay, tỷ lệ
Salmonella gallinarum kháng thuốc ngày càng tăng. Ở nước ta, những năm gần
đây đã xuất hiện những vụ dòch thương hàn do vi khuẩn kháng thuốc gây nên.
Theo kết quả của Chương trình Quốc gia giám sát tính kháng thuốc của các loại
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 12 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
vi khuẩn gây bệnh công bố năm 1999, đã có tới 40% S.typhi ( phân lập năm 1998)
kháng lại ampicllin và 62% kháng lại chloramphenicol.
- Ở những nơi bệnh thương hàn thường xuyên xảy ra nên tiêm phòng bằng
vaccin, tùy hiệu lực của từng loại vaccin có thể tiêm lại sau 2-5 năm.
- Sử dụng Vaccin phòng bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây ra
được sử dụng kháng nguyên V của S.typhi đưa vào cơ thể bằng đường tiêm với 1
liều 25mg có hiệu lực bảo vệ 70%.
- Tại Việt Nam có 2 loại Vaccin thương hàn thường sử dụng:
+ Vaccin thương hàn tiêm ( injection) : tên thương mại TyphimVi- NSX Viện
Bào Chế Pasteur Merieux Connaught- Pháp.
+ Vaccin thương hàn uống Zerotyph Cap . Nhà bào chế Boryung Biopharma.
2.1.7. Các thực phẩm liên quan
- Vi khuẩn Salmonella có mặt ở khắp mọi nơi và có thể gây nhiễm vào bất

cứ loại thức ăn nào.
- Các thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật và một số loại rau quả
có thể chứa vi khuẩn Salmonella như: thòt gia súc,thòt gia cầm, trứng tươi, sản
phẩm từ trứng tươi, ngủ cốc, nước, hải sản và các loại rau quả đều có vi khuẩn
Salmonella.
Hình 2.4: Các thực phẩm có khả năng nhiễm Salmonella.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 13 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
- Các sản phẩm từ sữa như sữa không thanh trùng, pho mát từ sữa tươi và
các sản phẩm từ sữa nói chung được chế biến từ các nông trại, các thiết bò có thể
gây nhiễm vào nguyên liệu, tạo môi trường thuận lợi cho Salmonella và từ đó gây
nhiễm độc cho sản phẩm sữa.
2.1.8. Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát
- Luôn rửa tay bằng nước ấm và xà phòng thật kỹ trước khi ăn, trước và sau
khi sơ chế, chế biến thức ăn.
- Thức ăn phải được rửa thật kỹ dưới vòi nước chảy. Không nên rửa trong
chậu hoặc bồn rửa.
- Nấu kỹ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật trước khi ăn đặc biệt là thòt
gia cầm, thòt lợn, trứng ( ít nhất là đun tới 70 ∙C), không dùng trứng sống hoặc
chưa nấu kỹ.
Hình 2.5 : Các biện pháp ngăn ngừa Salmonella.
- Bức xạ tần số cao và axit hóa: chiếu tia bức xạ vào thòt gia cầm là phương
pháp hiệu quả nhằm phá hủy, tiêu diệt Salmonella. Hơn nữa vi khuẩn này khong
sinh sản ở pH< 4.
- Các dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ trước khi được sử dụng. Không để thực
phẩm chín lẫn lộn với thực phẩm sống.
- Làm lạnh thực phẩm : vi khuẩn này sinh sản chậm trong khoảng nhiệt độ
5- 120 ∙C và nhanh ở nhiệt độ thường. Chính vì lí do đó mà không nên để thực
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 14 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt

phẩm lâu trong tủ lạnh nhất là ở nhiệt độ thường.Thòt đông lạnh phải được làm
tan ở phòng lạnh chứ không được rửa bằng nhiệt độ phòng hay bằng nước ấm.
Bảo quản thức ăn đã nấu chín trong các hộp nhỏ. Tránh gây tái nhiễm vi khuẩn
trong bếp sau khi thức ăn đã được nấu chín, để thực phẩm tươi sống riêng với thực
phẩm nấu chín.
- Thanh tra vệ sinh và giám sát cẩn thận các lò mổ, các nhà máy chế biến
thức ăn, các cửa hàng thòt trứng.
- Thực hiện đúng quy chế vệ sinh trong các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo
quản, dự trữ.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe người chế biến hoặc tiếp xúc với thực
phẩm, xét nghiệm phân để sớm phát hiện cách ly và điều trò.
- Tuyên truyền giáo dục vệ sinh, ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh.
- Trong vùng có nhiều người mắc bệnh hoặc vùng lũ lụt, ô nhiễm môi trường
nặng cần được sát khuẩn bằng dung dòch Cloramin B, vôi bột.
2.2. Escherichia Coli
2.2.1. Lòch sử phát hiện Escherichia Coli
- Năm 1885 bác só khoa nhi tên Theodor Escherich rất quan tâm đến những
phát hiện quan trọng của Louis Pasteur và Robert Kock về vi khuẩn. Trong
nghiên cứu bệnh tiêu chảy Theodor Escherich đã tỏ rõ mối lưu ý tới một số vi
sinh vật đường ruột ở trẻ em qua nhiều thí nghiệm lâm sàng. Vi khuẩn do
Theodor Escherich đã được phát hiện từ trong tả lót của trẻ em được công bố với
tên gọi đầu tiên là Bacterium coli commune.
- Chỉ bốn năm sau vi khuẩn này được giới chuyên môn đổi tên thành
Escherich nhằm tri ân người có công khám phá ra nó.
- Đến năm 1895 vi khuẩn này được gọi bằng tên Bacillus coli.
- Năm 1896 gọi thành Bacterium coli.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 15 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
- Năm 1991 vi khuẩn này được đònh danh thống nhất toàn cầu là Escherichia

coli.
2.2.2. Phân loại Escherichia Coli
- Giới (domain) :Bacteria
- Ngành (Phylum) : Proteobacteria
- Lớp (Class) : Gamma Proteobacteria
- Bộ (Ordo) : Enterobacteriales
- Họ (Familia) : Enterobacteriaceae
- Chi (Genus) : Escherichia
- Loài (Species) : E.coli
2.2.3. Đặc điểm của Escherichia Coli
- E.coli là trực khuẩn Gram âm, kích thước trung bình từ 2 - 3µm . Một số
chủng có vỏ, nhưng hầu hết đều có lông và có khả năng di động.
- E.coli có khả năng lên men nhiều loại đường và có khả năng sinh hơi.
E.coli có khả năng sinh Indol, không sinh H2S, không sử dụng được nguồn carbon
của citrat trong môi trường Simmons, có deoxycarboxylase nên có khả năng phân
giải carborxyl của lysin, arginin và acid glutamic. Thử nghiệm VP (Voges –
Proskauer) sau 24h âm tính, sau 48h có thể dương tính.
- E. coli là vi sinh vật hiện diện trong đường ruột của người và các loài động
vật máu nóng, phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
- E.coli lên men nhiều loại đường và có sinh hơi, các E.coli đều lên men
lactose và sinh hơi trừ Enteroinvasive E.coli.
- E.coli phát triển ở nhiệt độ 44-45 ∙C trên môi trường tổng hợp. T uy nhiên
một số chủng có thể phát triển ở 37 ∙C chứ không phát triển ở 44-45 ∙C và một số
khác cũng không sinh hơi. E.coli không sinh oxidase hoặc thủy phân ure.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 16 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
- So với vi sinh vật khác thì E.coli có tốc độ sinh trưởng và sinh sôi nảy nở
cực kỳ lớn. Vi khuẩn Escherichia coli trong các điều kiện thích hợp cứ 12-20 phút
lại phân cắt một lần.
Hình 2.6: Vi khuẩn Escherichia coli.

2.2.4. Độc tố của Escherichia Coli
Người ta chia E.coli thành nhiều nhóm, mỗi nhóm sinh ra các loại độc tố khác
nhau, hiện có 5 nhóm chính : STEC (Shiga toxin-producing E.coli), EHEC
(Enterohaemorrhagic E.coli), EPEC (Enteropathogenic E.coli) và ETEC
(Enterotoxigenic E.coli), EAEC (Enteroaggregative E.coli), EIEC (Enteroinvasive
E.coli).
2.2.4.1. Nhóm EHEC
Cơ chế cũng chưa hoàn toàn rõ, nhưng người ta đã xác đònh được một loại
độc tố có cấu trúc kháng nguyên và cơ chế tác động giống với ngoại độc tố của
S.shiga.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 17 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
Trong quá trình gây bệnh, EHEC làm tổn thương xuất huyết ở ruột, làm xuất
huyết đại tràng hoặc tiêu chảy máu có thể tiến triển đến hội chứng urê huyết có
khả năng gây gây tử vong.
EHEC được đặc trưng bởi việc sản xuất độc tố verotoxin hoặc Shiga. Trong
số này thì O157:H7 thường xuyên gây bệnh trên toàn thế giới. Liều truyền
nhiễm cho O157:H7 được ước tính là 1-10 tế bào, nhưng không có thông tin cho
các nhóm EHEC gây nhiễm trùng. EHEC có mặt ở các thực phẩm như sữa tươi,
bánh mì lạnh, nước, trái cây, rau quả chưa tiệt trùng.
2.2.4.2. Nhóm EPEC
E.coli gây bệnh đường ruột. Là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy ở
trẻ em ở các nước đang phát triển.
Các yếu tố độc lực chính bao gồm gen eae mã hóa protein itimin cần thiết
cho việc tạo ra tổn thương dạng A/E, plasmid 50 -70 Mda (EAF) : mã hóa BFP
(bundle – forming pilus), PER (plasmid - encoded regulator ) và Ler ( LEE -
encorded regulator).
Các protein tiết : Tir, EspA, EspB, EspD, EspF, EspG và MAP (mitochondria
– associated protein ), EAST – 1 có khả năng phá hủy tế bào biểu mô và CDT
(Cytolethan distending toxin).

2.2.4.3. Nhóm ETEC
- Nhóm ETEC có hai nhóm quyết đònh độc lực chính là độc tố ruột
(enterotoxin) và yếu tố đònh vò (colonization factor – CF).
 Độc tố ruột (enterotoxin)
Nhóm ETEC gồm những E.coli tạo ra ít nhất một trong hai độc tố đường
ruột là ST và LT. ETEC gây bệnh bằng cách vi khuẩn bám vào bề mặt màng
nhầy ruột non và tiết ra độc tố ruột, làm gia tăng tình trạng tiết dòch. Nhóm ETEC
gây tiêu chảy thông qua sự tiết độc tố đường ruột LT và ST. E.coli nhóm này có
thể chỉ tiết độc tố LT, hoặc chỉ tiết ST, hoặc có thể tiết cả LT và ST.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 18 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
 Yếu tố đònh vò (colonization factor – CF)
Cơ chế là ETEC kết dính và cư trú trên lớp màng nhầy ruột đã được nghiên
cứu kỹ. Để gây tiêu chảy, ETEC phải kết dính ngay lúc đầu vào tế bào ruột non
nhờ vào lông trên bề mặt của vi khuẩn, gọi là yếu tố đònh vò (CF).
CFA có thể được phân loại dựa trên đặc tính hình thái. Có 3 loại chính gồm
lông hình que cứng, lông hình que mềm có dạng bó, lông có cấu trúc mảnh mềm.
Gen của CFA thường được mã hóa trên plasmid, cũng là nơi mã hóa cho độc tố
ST hoặc LT.
2.2.4.4. Nhóm EAEC
Những độc lực chính của EAEC bao gồm các bám dính kết tập AAF
(aggregative adhesion fimbriae), yếu tố điều hòa bám dính kết tập aggR, Protein
Pet và dộc tố EAST -1 ( enteroaggregative heat - stabe toxin - 1). AFF được xem
là yếu tố quyết đònh độc lực.
E.coli bám dính đường ruột, gây bệnh do bám vào niêm mạc và làm tổn
thương chức năng ruột.Có liên quan đến tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ.
EAEC giống với ETEC trong đó các vi khuẩn bám vào niêm mạc ruột gây
tiêu chảy có máu và làm viêm ruột. Điều này cho thấy một số các sinh vật sản
xuất một loại enterotoxin. EAEC cũng sản xuất ra hemolysin liên quan đấn E.coli
gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.

EAEC còn tiết ra một loại protein làm tan máu và làm mất thăng bằng vận
chuyển protein qua màng.
2.2.4.5.Nhóm EIEC
EIEC (Enteroinvasive E.coli) : E.coli xâm nhập đường ruột, gây bệnh do khả
năng xâm nhập vào niêm mạc đại tràng, EIEC gần giống với Shigella trong cơ
chế gây bệnh. EIEC xâm nhập và nhân lên trong các tế bào biểu mô của đại
tràng phá hủy tế bào. Những hội chứng lâm sàng gây tiêu chảy kiết lỵ và sốt.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 19 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
EIEC không thể cử động dễ dàng, không có decarboxylate lysine và không lên
men lactose.
Các gen trên plasmid này mã hóa cho các kháng nguyên xâm nhập (IpaA
đến IpaD) với Ipa : Invasion plasmid antigen). EIEC còn có khả năng sản xuất
độc tố ruột giống một số Shigella.
Gen mã hóa cho độc tố này có tên là sen (Shigella enterotoxin), cơ chế gây
bệnh giống vi khuẩn lỵ.
2.2.5 Khả năng gây bệnh của Escherichia Coli
- E.coli gây bệnh bằng cách sản sinh ra độc tố có tên là Shiga. Trong đường
tiêu hóa, E.coli chiếm khoảng 80% các vi khuẩn hiếu khí.
- E.coli cộng sinh với cơ thể, góp phần tiêu hóa thức ăn, sản xuất một số
vitamin và giữ cân bằng sinh thái các vi khuẩn. Nhưng E.coli cũng là vi khuẩn
gây bệnh quan trọng trong các vi khuẩn gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 2 tuổi, viêm
đường tiết niệu, viêm đường mật. E.coli còn là nguyên nhân gây nhiều bệnh khác
như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn vết thương.
- Trong độc tố của E.coli thì độc tố Shiga là nguy hiểm nhất. Nó xâm nhập
vào tế bào biểu mô đại tràng, ức chế quá trình tổng hợp protein làm chết tế bào.
Hậu quả là gây viêm đại tràng xuất huyết, gây tiêu chảy phân đi ngoài có máu.
Hoại tử nặng có thể gây thủng ruột.
2.2.6. Các thực phẩm liên quan đến Escherichia Coli
- Vi khuẩn E.coli có thể tìm thấy trong rau xanh, các loại rau có màu xanh

sẫm như rau chân vòt. Con đường truyền nhiễm của những vi khuẩn này chủ yếu
qua đường phân.
- Thòt bò, thòt lợn, bơ sữa từ gia súc có thể mang mầm bệnh E.coli trong suốt
quá trình mổ gia súc, gia cầm. Nhất là những nơi mổ không đảm bảo vệ sinh, để
thòt tiếp xúc với đất bẩn, nước nhiễm khuẩn…
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 20 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
- Cơ thể rất dễ bò nhiễm khuẩn E.coli nếu thòt không được nấu ở nhiệt độ
cao hoặc thời gian nấu không đủ lâu để diệt hết vi khuẩn. Khi ăn thức ăn chưa
được nấu chín vi khuẩn này sẽ thâm nhập vào dạ dày và ruột.
- Uống nước bò nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh.
- Uống sữa chưa triệt trùng
- Làm việc hoặc tiếp xúc với các gia súc hay gia cầm.
- Vi khuẩn E.coli rất dễ lây truyền khi một người nhiễm mầm bệnh không
rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh mà lại chạm tay vào bất cứ thứ
gì đặc biệt là thức ăn. Những người đã bò nhiễm vi khuẩn E.coli rất dễ bò lây
nhiễm các bệnh khác nữa. Đặc biệt trẻ nhỏ và người già là những người có sức đề
kháng yếu, vì vậy không nên đưa họ tới bệnh viện khi không thực sự cần thiết,
phải hạn chế tiếp xúc với các nhà vệ sinh công cộng.
2.2.7. Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát E.coli trong thực phẩm
Nước và thực phẩm bò nhiễm E.coli chẳng có biểu hiện gì đặc biệt, nên rất
khó mà biết được nước uống và thức ăn mà chúng ta dùng hàng ngày có bò
nhiễm E.coli hay không. Vì thế, cần có những biện pháp( hay thói quen) phòng
ngừa nhiễm khuẩn như sau:
- Rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi bắt đầu nấu ăn.
- Nấu chín thòt cho đến khi không nhìn thấy màu đỏ ở thòt nữa.
- Đừng nếm khi thòt còn sống trong lúc bạn đang nấu.
- Không để thòt chín vào đóa hoặc thớt trước đó đựng thòt sống.
- Nấu thòt ở nhiệt độ ít nhất khoảng 70 ∙C.
- Để thòt đông lạnh tan đá từ tủ đá xuống tủ dưới hoặc để ở là vi sống trước

khi nấu, không nên để ngoài nhiệt độ bình thường.
- Để thòt lợn hoặc thòt gia cầm sống xa các thức ăn khác. Sử dụng nước nóng
hoặc xà phòng để rửa đóa trước đó đựng thòt sống.
- Không uống nước chưa được đun sôi.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 21 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
- Giữ thức ăn trong tủ lạnh hoặc tủ đá.
- Để riêng thức ăn nóng và thức ăn lạnh ra chỗ khác nhau.
- Ướp lạnh thức ăn còn thừa chưa dùng đến ngay sau khi bạn không cần dùng
nữa hoặc vứt nó đi.
- Đi ăn ngoài bạn không nên ăn thòt tái chín và yêu cầu họ nấu kỹ không còn
màu hồng đỏ ở thòt là được.
- Người mắc bệnh tiêu chảy nên rửa tay sạch sẽ và thường xuyên, sử dụng
nước nóng và xà phòng rửa tay ít nhất 30 giây. Những người làm việc ở trung tâm
y tế hoặc viện dưỡng lão cũng phải rửa tay thường xuyên.
CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU VỀ LEGIONELLA GÂY BỆNH
TRONG NƯỚC
3.1. Lòch sử phát hiện Legionella
Theo Trung Tâm kiểm soát dòch bệnh (CDC) ở Atlanta. Các bệnh do
Legionella đựơc gọi là legionellosis.
- Năm 1957 bệnh legionellosis đựợc tìm thấy trong một nhà máy đóng gói
thòt ở Minnesota.
- Năm 1965 bệnh legionellosis bắt nguồn từ Legionella tìm thấy tại một
bệnh viện tâm thần ở Washington.
- Năm 1974 một ổ dòch của bệnh viêm phổi của những người tham gia hội
nghò Oddfellows tại khách sạn ở Philadelphia đã được tìm thấy.
- Năm 1976 đã có một ổ dòch của bệnh viêm phổi của những người tham gia
hội nghò Legion một người Mỹ tại Philadelphia. Có tổng cộng 182 người đã ngã
bệnh và 34 người đã qua đời. Các nhà điều tra từ Trung Tâm kiểm soát dòch bệnh
(CDC) đã cô lập một loại vi khuẩn từ các mô phổi lấy từ những người đã chết, vi

SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 22 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
khuẩn này được đặt tên là Legionella pneumophila. Phải mất một thời gian dài để
tìm ra nguyên nhân gây ra dòch.
3.2. Phân loại Legionella
Giới (domain) : Bacteria.
Ngành (Phylum) : Proteobacteria.
Lớp (Class) : Gamma Proteobacteria.
Bộ (Ordo) : Legionellales
Họ (Familia ) : Legionellacaea.
Chi (Genus) : Legionella.
Loài (Species) : Legionella pneumophila.
3.3. Đặc điểm của Legionella
3.3.1. Đặc điểm hình thái
- Legionella là vi khuẩn sống phổ biến trong môi trường nứơc tự nhiên, có ít
nhât là 50 loài và 70 nhóm xác đònh.
- Legionella pneumophila là một vi khuẩn gram âm, hiếu khí. Legionella
pneumophila dài khoảng 2 µm và rộng 0.3 – 0.9 µm.
- Legionella được tìm thấy dễ dàng trong môi trường thuỷ sản, môi trường
nước tự nhiên và một số loài được tìm thấy ở trong môi trường đất.
- Legionella tồn tại trong một điều kiện nhất đònh với nhiệt độ từ 0 - 63 ∙C, pH
5.0-8.5 và nồng độ oxy hoà tan từ 0.2 – 15 ppm trong nước. Legionella phát triển
tốt nhất trong nước ấm, bể chứa nước nóng, hệ thống ống nứơc lớn hoặc các bộ
phận của hệ thống điều hoà không khí của các toà nhà lớn. Nhiệt độ là một yếu
tố quan trọng quyết đònh sự phát triển của Legionella. Ngoài ra sự hiện diện của
của các vi sinh vật có trong nước là cần thiết cho sự phát triển tối ưu cho
Legionella.
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 23 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
Hình 3.1: Vi khuẩn Legionella.

Trong chi Legionella bao gồm loài Legionella pneumophila là trực khuẩn
hiếu khí. Ngoài Legionella pneumophila còn có 41 loài khác và các loài này được
chia thành 64 nhóm. Trong đó Legionella pneumophila serogroups 1 , 4 và 6 là
nguyên nhân gây bệnh legionellosis phổ biến nhất và được gọi bệnh Legionnaire
trong họ Legionellaceae. Legionella pneumophila 1 ảnh hưởng đến 70- 90 %
trường hợp.
3.3.2. Cấu trúc của Legionella
3.3.2.1. Cấu trúc tế bào
Legionella pneumophila là một trực khuẩn hiếu khí, gram âm.
L.pneumophila dài khoảng 2 µm và rộng 0.3 – 0.9 µm, đặc biệt trong điều kiện
nghèo dinh dưỡng L.pneumophila có thể trở nên dài và hình thành dạng sợi.
Màng tế bào của L.pneumophila chứa một lipopolysaccharide phản ứng
miễn dòch với vật chủ. Các lipopolysaccharide (LPS) trong L.pneumophila có một
sự tương tác yếu hơn so với các protein thụ thể CD14 của các tế bào khác và so
với sự tương tác của lipopolysaccharides với các vi khuẩn khác, chẳng hạn như
enterobacteria. Sự tương tác yếu này làm giảm tác dụng của endotoxic của
L.pneumophila .
Các kháng nguyên nằm trên màng tế bào được sử dụng để xác đònh các
nhóm khác nhau trong chi Legionella. L.pneumophila nhóm 1 LPS cũng có một
kháng nguyên O lặp đi lặp lại. Nó là một homopolymer hiếm được gọi là
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 24 - Lớp: 07CSH
Tổng Quan Về Legionella Gây Bệnh Trong Nước GVHD: Phạm Minh Nhựt
legionaminic acid. Kháng nguyên O là yếu tố quyết đònh các đặc tính các nhóm
trong chi.
3.3.2.2. Cấu trúc phân tử
Tổng thể có 41 loài khác nhau được xác đònh trong chi Legionella. Các loài
này được chia ra tổng cộng 64 nhóm. Ba trong số nhóm này thì Legionella
pneumophila nhóm 1, 4 và 6 đã đựơc nghiên cứu và gây bệnh phổ biến nhất. Cấu
trúc di truyền của bộ gen Legionella được nghiên cứu qua thời gian dài. Trong ba
năm đã hoàn thành ba bộ gen khác nhau của L.Pneumophila.

Tháng 10 năm 2001 đã hoàn thành ba bộ gen về Legionella : Legionella
pneumophila ssp, Legionella pneumophila str, Legionella pneumophia 1.
Tháng 10 năm 2004 Paris đã hoàn thành Plasmid pLPP của Legionella
pneumophila str. Các bộ gen của Paris về Legionella pneumophila str đã được tìm
thấy có chứa 3.503.610 cặp base và chứa khoảng 3.136 gen mã hoá protein. Hệ
gen là một nhiễm sắc thể tròn với nội dung GC trung bình là 38 %.
Năm 2004, các nhà nghiên cứu đã phân tích bộ gen hoàn chỉnh của Paris về
Legionella pneumophila và Legionella pneumophila của Lens là một chủng đặc
hữu mà chủ yếu tại Pháp. Các dòng Legionella pneumophila của Lens có khoảng
3.345.687 cặp base và chứa khoảng 3001 gen mã hoá protein và giống như hệ
gen của Paris là một nhiễm sắc thể tròn với nội dung GC trung bình 38 %.
Bảng 3.1. Cấu trúc phân tử của Legionella
SVTH: Thái Thị Thùy Linh - 25 - Lớp: 07CSH

×