Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Bài Tập Lớn Lập Và Quản Lý Dự Án Đầu Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 57 trang )

1

BÀI TẬP LỚN: LẬP VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............................................1
I. Giới thiệu về các bên tham gia của dự án.................................................1
1. Thông tin về chủ đầu tư..........................................................................1
2. Thông tin đơn vị tư vấn đầu tư..............................................................1
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án......................................................................1
1. Tên dự án.................................................................................................1
2. Địa điểm xây dựng..................................................................................1
3. Hình thức quản lý...................................................................................1
4. Tổng mức đầu tư.....................................................................................1
II. Sự cần thiết xây dựng dự án.....................................................................1
1. Phát triển đại học theo xu hướng đại học thông minh.........................1
2. Nghiên cứu khuôn viên cảnh quan, quy hoạch của các trường đại học
tiên tiến trên thế giới..............................................................................................3
III. Các căn cứ pháp lý.................................................................................22
IV. Mục tiêu dự án........................................................................................23
1. Mục tiêu chung......................................................................................23
2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG ĐỊA ĐIỂM VÀ CÁC NỘI
DUNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................................................................................24
I. Hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội vùng thực hiện dự án...25
1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................25
2. Điều kiện kinh tế- xã hội.......................................................................25
II. Quy mô địa điểm, hình thức đầu tư của dự án......................................26
1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án............................................................26
2. Hình thức đầu tư của dự án.................................................................27
II. Các phương án thực hiện dự án.............................................................27



2

1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở
hạ tầng..................................................................................................................27
2. Phương án kĩ thuật, công nghệ............................................................33
3. Phương án kiến trúc và giải pháp xây dựng thiết kế..........................35
4. Phương án về vốn và hoàn trả vốn đầu tư..........................................36
5. Phương án quản lý khai thác dự án.....................................................37
III. Phân đoạn và tiến độ thực hiện dự án..................................................38
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG, KĨ THUẬT VÀ CƠNG NGHỆ
CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............................................................................................38
I. Phân tích thị trường.................................................................................38
1. Khảo sát chung về dự án......................................................................38
2. Cầu BĐS................................................................................................39
3. Cung BĐS..............................................................................................39
4. Nhận xét.................................................................................................40
II. Phân tích kĩ thuật và cơng nghệ.............................................................40
1. Mơ tả sản phẩm.....................................................................................40
2. Thiết kế kĩ thuật....................................................................................41
3. Đánh giá tác động mơi trường của dự án............................................42
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.........................47
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án...............................................47
II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ.....................49
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án.......................................52
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án..................................................52
2. Phương án vay.......................................................................................54
3. Các thơng số tài chính của dự án.........................................................54



3

TÊN DỰ ÁN: DỰ ÁN XÂY DỰNG MỚI VÀ CẢI TẠO KHUÔN VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ KHU NỘI TRÚ SINH
VIÊN.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I. Giới thiệu về các bên tham gia của dự án
1. Thông tin về chủ đầu tư
- Tên: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Địa chỉ trụ sở: 207 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà
Nội
2. Thông tin đơn vị tư vấn đầu tư
- Tên: Nhóm Hoa Sen
- Địa chỉ văn phịng tư vấn: 102 Trường Chinh, phường Phương Đình, quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
1. Tên dự án
Dự án xây dựng mới và cải tạo diện tích viện Quản trị kinh doanh và khu nội trú sinh
viên trực thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
2. Địa điểm xây dựng
Đường Trần Đại Nghĩa, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
3. Hình thức quản lý
Chủ đầu tư trực tiếp triển khai thực hiện, quản lý và khai thác dự án
4. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư dự kiến là: 1.000.000.000.000 (1 nghìn tỷ đồng) . Trong đó
+) Vốn tự có (tự huy động): 300.000.000.000 (300 tỷ đồng)
+) Vốn vay tín dụng: 700.000.000.000 (700 tỷ đồng)
II. Sự cần thiết xây dựng dự án
1. Phát triển đại học theo xu hướng đại học thông minh
Xu hướng đại học 4.0 cùng với hoạt động đào tạo, nghiên cứu, chức năng

chuyển giao, ứng dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy, học tập đang dần được
các trường đại học tiên tiến phát triển mạnh mẽ. Tại đây, sở hữu trí tuệ được quản lý
rất hiệu quả. Cơng nghệ được thương mại hóa. Văn hóa khởi nghiệp dựa trên đổi


4

mới sáng tạo được thiết lập. Về thực chất, đó là các đại học sáng nghiệp hoặc đại
học định hướng đổi mới sáng tạo. Theo đó, đào tạo phải hướng đến các kỹ năng
mới, ngành nghề mới, chuẩn đầu ra mới và tiếp cận mới. Đào tạo hỗ trợ phát triển
tài năng cá nhân, nhưng đổi lại phải thúc đẩy được năng lực sáng nghiệp tập thể. Vì
vậy, tinh thần sáng nghiệp của đại học 4.0 phải được thể hiện trong cơ cấu ngành
nghề đào tạo; cấu trúc của từng chương trình đào tạo; từng giáo trình; từng bài
giảng và phương thức tổ chức đào tạo.
Trong lịch sử phát triển, các trường đại học trên thế giới ln thích ứng với
các bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và trong nhiều trường hợp đã tham gia dẫn
dắt sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp. Đại học Kinh tế Quốc Dân
(tên Tiếng Anh: National Economics University) là 1 trong những trường đại học có
bề dày truyền thống về đào tạo khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh
tại Việt Nam. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư
vấn các chính sách vĩ mơ cho Nhà nước Việt Nam, chuyển giao và tư vấn công
nghệ quản lý, quản trị.
Với chiến lược đưa Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành trường đại học theo
định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, lọt top 100 trường đại học tốt nhất
châu Á trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh theo chuẩn mực xếp
hạng quốc tế thì việc quy hoạch, thiết kế, chỉnh trang lại khuôn viên trường học,
đồng thời nâng cao những dịch vụ đào tạo cung cấp là bước đi đầu tiên cần thực
hiện.
Tổng diện tích đất của trường: 123.552,10 m2.
- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu

của trường (Hội trường, giảng đường, phòng học các loại , phòng đa năng, phòng làm
việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu, thư viện, trung tâm học liệu, trung
tâm nghiên cứu, phịng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện
tập): 157.695,80 m2; tính trên 01 sinh viên ĐH hệ chính quy: 157.695,80 m2 /
24.468 sv = 6,445 m2.


5

TT

Hạng mục

1

Hội trường, giảng đường, phòng học các loại

2

Thư viện, trung tâm học liệu

3

Phịng thí nghiệm, phịng thực hành, nhà tập đa năng,
xưởng thực tập

4

Phòng làm việc của các Khoa, Viện, Trung tâm đào
tạo (bao gồm cả phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư,

giảng viên cơ hữu)
Tổng diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo

Diện tích sàn
xây dựng (m2)
70.153,30
10.440
5.972,34
71.130,16
157.695,80

Số chỗ ở ký túc xá sinh viên: diện tích sàn xây dựng: 24.024 m2 tương ứng
với 448 phòng và 3.200 chỗ ở.
- Ngày 31 tháng 11 năm 2017, Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa tòa nhà trung
tâm Đào tạo vào sử dụng. Tòa nhà xây dựng trên diện tích sàn gần 96.000 m2 với các
tòa
+) Tòa nhà A1: 19 tầng nổi + 2 tầng hầm
+) Tòa nhà A2: 13 tầng nổi + 2 tầng hầm
+) Thư viện: 5 tầng nổi + 2 tầng hầm
Công trình tháp đơi này đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên
cứu khoa học của tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên trường. Tuy nhiên, không gian
về rèn luyện thể chất, dịch vụ y tế, phát triển kĩ năng bản thân hay phục vụ sự tìm
hiểu của các đối tượng bên ngoài về trường vẫn chưa được triển khai thực hiện một
cách đầy đủ và đồng bộ.
2. Nghiên cứu khuôn viên cảnh quan, quy hoạch của các trường đại học tiên tiến
trên thế giới
Trong bản dự án đầu tư này, nhóm tư vấn đưa ra nội dung quy hoạch cải tạo
và xây dựng mới phần diện tích đất tại viện quản trị kinh doanh cùng khu nội trú sinh
viên của trường. Nhóm tư vấn đã tiến hành nghiên cứu khuôn viên cảnh quan của 1



6

số trường đại học nằm trong top những trường đại học được đánh giá cao về chất
lượng đào tạo cũng như khn viên cảnh quan trên thế giới, từ đó hình thành nên
những đề xuất phù hợp.
2.1. Đại học Harvard (thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Hoa Kỳ)
Đại học Harvard thành lập năm 1636, là viện đại học nghiên cứu tư thục,
thành viên của Liên đoàn Ivy, ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ.
Với lịch sử, tầm ảnh hưởng và tài sản khổng lồ, Harvard trở thành một trong những
đại học danh tiếng nhất thế giới. Harvard là trường đại học rộng lớn, trường tọa lạc
trên tổng diện tích khoảng 150 ha và cũng là đại học giàu nhất thế giới với tổng số
tiền tài trợ của các mạnh thường quân, hiệp hội, tổ chức, tập đoàn lên đến 36,9 tỷ
USD, tức hơn cả tổng sản phẩm nội địa của nước Tunisie.

Ảnh 1: Góc nhìn khn viên Đại học Harvard từ trên xuống


7

Ảnh 2: Hoạt động chèo thuyền


8

Ảnh 3: Khu tự học buổi tối của sinh viên
Sinh viên Harvard tự học buổi tối. Để trở thành sinh viên trường đại học
hàng đầu thế giới, họ phải trải qua vòng thi tuyển, phỏng vấn gắt gao. Những người
được chọn khơng chỉ có thành tích học tập nổi bật, mà còn cần đến năng khiếu nghệ
thuật, cộng thêm yếu tố may mắn. Bên cạnh danh tiếng lâu đời, kế hoạch tuyển sinh

công phu và chặt chẽ của Harvard là yếu tố khiến trường có mức sinh viên được
chọn chính thức nhập học cao nhất nước Mỹ, với tỷ lệ năm 2014 là 81%.


9

Ảnh 4: Khu nhà ăn (canteen)
Harvard sở hữu một căn-tin có một khơng hai. Điểm nhấn của nhà ăn này
nằm ở chỗ tông màu chủ đạo là màu nâu gỗ ấm cúng, kết cấu mái vịm và trang trí
bằng những chiếc đèn chùm cỡ lớn. Không gian này khiến rất nhiều người liên
tưởng tới căn-tin đặc biệt của trường Hogwart trong trong bộ phim Hary Potter
được chuyển thể từ tập truyện nổi tiếng cùng tên của J.K Rowling.


10

Ảnh 5: Trung tâm thể thao Malkin, đại học Harvard
Tại Harvard có các cơ sở thể thao như Lavietes Pavillion, một vận động
trường đa năng và là sân nhà của các đội bóng rổ của Harvard. Trung tâm Thể thao
Malkin (MAC) vừa là tiện nghi thể dục thể thao phục vụ sinh viên của trường vừa
là cơ sở vệ tinh cho các cuộc thi đấu liên trường. Tòa nhà năm tầng của MAC có
hai phịng tim mạch, một hồ bơi tiêu chuẩn Olympic, một hồ bơi nhỏ cho môn thể
dục nhiệp điệu dưới nước và các môn khác, một tầng lửng dành cho các lớp học
suốt cả ngày, một phòng tập xe đạp trong nhà, ba phịng tập thể hình, và ba sân tập
thể dục có thể sử dụng để chơi bóng rổ. MAC cũng cung cấp dịch vụ huấn luyện cá
nhân và các lớp học đặc biệt. MAC là sân nhà của các đội bóng chuyền, đấu kiếm,
và wrestling của Harvard.


11


2.2. Viện Đại Học Oxford (thành phố Oxford, Vương quốc Anh)

Ảnh 6: Góc nhìn tồn cảnh thành phố Đại Học Oxford
Đại học Oxford (tiếng Anh: University of Oxford hoặc Oxford University) là
Viện Đại học lâu đời nhất trong khối các nước nói tiếng Anh, được đặt tại thành phố
Oxford, Vương Quốc Anh.
Việc giảng dạy tại Đại học Oxford đã có từ những năm 1096 và được tiến
hành liên tục cho đến hiện nay. Oxford nhiều năm liền nằm trong top các trường đại
học tốt nhất thế giới và riêng năm nay 2016 thì Oxford lần đầu tiên được xếp hạng
nhất, vượt qua các đối thủ nặng ký khác như Harvard, Yale, Cambridge.
Cơ sở vật chất và điều kiện học tập của Oxford được xếp vào dạng tốt nhất ở
Anh. Trường có 103 thư viện với hơn 11 triệu đầu sách, 6 bảo tàng lớn chứa hơn 7
triệu mẫu vật, 4 bệnh viện nghiên cứu, 1 Nhà xuất bản lớn, 1 khu vườn thực vật với
5000 giống cây, 1 khu phức hợp thể thao, 1 nhà hát, hơn 400 hội nhóm sinh viên và
câu lạc bộ....
Trong lịch sử, Oxford đã đào tạo ra 57 vị Nguyên thủ Quốc gia (trong đó có
27 đời Thủ Tướng Anh, tính ln cả Theresa May) và 26 nhà khoa học đoạt giải
Nobel. Các cựu sinh viên Oxford cũng mang về cho nước Anh hơn 125 Huy
chương Vàng Olympic. Một vài cựu sinh viên tiêu biểu có thể kể đến như Bill
Clinton, Stephen Hawking, J.R.R. Tolkien, Felicity Jones....


12

Ảnh 7: 1 góc nhìn Khn viên Viện đại học Oxford theo hướng từ trên
xuống
Oxford có 38 colleges và 6 private halls. Mục đích của hệ thống collegiate
này là để tạo một môi trường đại học nhỏ thân thiện trong một viện đại học lớn.
Việc học và nghiên cứu sẽ được tiến hành ở các Khoa, Viện, và các Trường

chuyên ngành (Departments). Các đơn vị học thuật này chịu sự quản lý trực tiếp từ
Hội đồng Trường chứ không ảnh hưởng bởi bất kỳ college nào cả. Trong một
department sẽ có nhiều sinh viên thuộc các college khác nhau cùng theo học một
chương trình.
Nói tóm lại, mỗi sinh viên Oxford sẽ được đặt dưới sự quản lý của hai đơn
vị: College và Department. College chăm lo ăn ở (well-being) và Department quản
lý chuyện học thuật (academic).


13

Ảnh 8: Christ Church College. Đây từng là nơi học tập của 13 vị Thủ
tướng Anh và cũng là bối cảnh chính quay bộ phim Harry Potter.


14

Ảnh 9: Địa điểm thu hút khách du lịch tại Đại học Oxford


15

2.3. Đại học quốc gia Seoul (1 Gwanak- ro, Daehak- dong, Gwanak- gu, thủ đơ
Seoul, Hàn Quốc)

Ảnh 10: Tồn cảnh khuôn viên Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc
Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc là trường đại học kiểu mẫu cho tất cả các
trường đại học tại Hàn Quốc. Chính vì vậy, mọi quy trình về giảng dạy đào tạo đều
đạt chuẩn giáo dục quốc tế. Hiện nay, trường ĐH Seoul có 24 trường đại học trực
thuộc. Có 3 cơ sở: 2 cơ sở tại Seoul và cơ sở còn lại tại Suwon. Với con số lên tới

19.000 chuyên ngành, trường Seoul đang nắm giữ kỷ lục là trường đại học đào tạo
nhiều chuyên ngành nhất tại Hàn Quốc và thế giới.
Tờ JoongAng Daily xếp Đại học quốc gia Seoul đứng thứ 3 trong top 20
trường đại học uy tín hàng đầu tại Hàn Quốc. Số 1 trong top 7 trường đại học hàng
đầu tại Hàn Quốc (theo xếp hạng của QS University Rankings).
Xếp thứ 8 tại Châu Á và thứ 37 trên toàn cầu trong danh sách những trường
đại học chất lượng nhất (theo xếp hạng những trường đại học tốt nhất thế giới).
Đại học quốc gia Seoul hiện nay có liên kết đào tạo với gần 100 quốc gia và
156 trường đại học trên thế giới. Trong đó có một số trường đại học nổi tiếng thế


16

giới như Đại học Harvard, Đại học Standford, Đại học Tale… Đồng thời, có liên kết
thân thiết với hơn 700 viện nghiên cứu hàng đầu của 40 quốc gia trên thế giới.

Ảnh 11: Tất cả các khu giảng đường, khu chức năng, chun mơn đều
được tích hợp với khơng gian cây xanh


17

Ảnh 12: Khung cảnh đại học quốc gia Seoul qua 4 mùa- điểm du lịch
không thể bỏ lỡ khi đến Hàn Quốc


18

,


Ảnh 13: Mùa xuân tại Khuôn viên Gwanak, Đại học quốc gia Seoul
ĐH Quốc gia Seoul gồm 4 khuôn viên ở Gwanak, Yeongeon, Suwon (Seoul)
và Pyeongchang (Gangwon). Với tổng diện tích hơn 700 ha, trường có 375 tịa nhà
phục vụ công tác học tập, nghiên cứu và sinh hoạt, giải trí của sinh viên, giảng viên.


19

Ảnh 14: Khu phức hợp nghiên cứu khoa học và các tiện ích cung cấp
cho việc học tập của Đại học quốc gia Seoul
SNU dành 18 tòa nhà làm ký túc xá cho gần 5.000 sinh viên. Điều đặc biệt,
trường khơng quy định giờ đóng, mở cửa ký túc xá. Nhà ăn, cửa hàng tiện lợi, tiệm
giặt là, khu chơi thể thao, bến xe buýt được xây dựng cạnh mỗi tòa nhà giúp sinh
viên thuận lợi hơn trong sinh hoạt


20

Ảnh 15: Khu kí túc xá sinh viên, đại học quốc gia Seoul


21

2.4. Đại học quốc gia Singapore (21 Lower Kent Ridge Rd, Singapore)

Ảnh 16: Góc nhìn khn viên Đại học Quốc gia Singapore
Đại học Quốc gia Singapore (NUS) được thành lập năm 1905, với tư cách là
một trường giảng dạy về Y tế.
Chuyển mình từ Đại học Malaya (1949) tới đại học Singapore (1962) và cuối
cùng là đại học Quốc gia Singapore năm 1980, sự phát triển của NUS gắn liền với

sự phát triển của đất nước này. Trong những thập kỉ qua, đại học Quốc gia
Singapore không ngừng phát triển và hiện nay, trường được nhận định là một trong
những cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới, theo đánh giá của rất nhiều tổ chức uy tín
khác nhau. Nền giáo dục chuyển đổi và các nghiên cứu có tác động mạnh của
trường được xây dựng nhằm mục đích tạo ảnh hưởng tích cực và đặc biệt đối với xã
hội. Đồng thời, trường cũng hi vọng sinh viên sẽ được truyền cảm hứng bởi những
khía cạnh tuyệt vời và hấp dẫn- những điều làm nên thương hiệu đại học toàn cầu
của đại học Quốc gia Singapore và bởi một cộng đồng có tác động mạnh mẽ đến
tương lai.
Những năm gần đây, ngơi trường này có những bước phát triển rất đáng chú
ý, điển hình là thành lập của Trường Y tế Cộng đồng Saw Swee Hock năm 2011,


22

đưa vào hoạt động khu ký túc xá và khu học tập tại University Town và thành lập
Cao đẳng Yale-NUS.
Trường đại học Quốc gia Singapore tọa lạc ở phía Tây Nam Singapore.
Trường có 3 khn viên khác nhau là khn viên Kent Ridge, khuôn viên Bukit
Timah và khuôn viên Outram.
Khuôn viên trường rộng hơn 150 hecta với 40 tòa nhà bao gồm 17 ngành
đào tạo với các chuyên ngành đa dạng
Cơ sở vật chất đại học Quốc gia Singapore được trang bị đầy đủ và tiện nghi
cho các sinh viên theo học.
Khu KTX Cơng viên Hồng tử George là nơi ở của hơn 3000 sinh viên trong
nước và quốc tế. Nó được biết đến là một khu ký túc khép kín, được thiết kế kiểu
căn hộ. Nhờ đó, tồn bộ sinh viên cảm thấy thoải mái và riêng tư hơn nhiều. Khu ký
túc này cũng có phịng hội thảo, phịng đọc, phịng tập thể dục thể thao. Khơng chỉ
thế, ở đây cịn có siêu thị mini, 4 cửa hàng thực phẩm và các dịch vụ khác, sẵn sàng
đáp ứng mọi nhu cầu của sinh viên.

Trường đại học Quốc gia Singapore bao gồm 7 thư viện. Tất cả phục vụ
độc giả là các sinh viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu. Hiện tại, thư viện đã có
hơn 1,5 triệu đầu sách độc đáo thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống.


23

Ảnh 17: Khu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cùng các tiện ích, nhu
cầu giải trí khác của Đại học Quốc gia Singapore


24

Ảnh 18: Khu sân vườn Đại học quốc gia Singapore
III. Các căn cứ pháp lý
1. Luật Đất Đai 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kì họp thứ 6 thơng qua ngày 29 tháng 11 năm 2013.
2. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chí phí đầu
tư xây dựng
3. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì cơng trình xây dựng
4. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng
5. Quyết định số 79/ QĐ-BXD ngày 18/02/2009 của Bộ Xây Dựng về việc cơng bố
định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
6. Luật Đầu Tư ngày 26 tháng 11 năm 2014


25


7. Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện của Luật Đầu Tư ngày 22 tháng 11 năm 2016
8. Nghị định số 69/2017/NĐ-CP, ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
10. Quyết định 758/QĐ-BGDĐT 2019 điều kiện kinh doanh ngành nghề lĩnh vực giáo
dục
11. Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định
về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
12. Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung 1 số điều của nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 quy
định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
IV. Mục tiêu dự án
1. Mục tiêu chung
- Đưa Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành trường đại học quốc tế, tự chủ, có hệ thống
quản trị hiện đại, thơng minh và chuyên nghiệp. Nhà trường chủ động thu hút và bồi
dưỡng nhân tài, trở thành địa điểm làm việc của những chuyên gia hàng đầu trong đào
tạo và nghiên cứu về kinh tế, quản lý và kinh doanh.
- Trường sẽ là lựa chọn ưu tiên cao nhất của các học sinh xuất sắc có hồi bão và tâm
huyết để đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Quy hoạch hợp lý, sử dụng có hiệu quả phần diện tích đất của viện quản trị kinh
doanh và khu nội trú sinh viên để xây dựng các hạng mục đầu tư phục vụ công tác
giảng dạy, học tập tại trường đối với tập thể giảng viên, cán bộ, công nhân viên, sinh
viên, du học sinh, nghiên cứu sinh.
- Tiến tới cung cấp các dịch vụ tiện ích cho dân cư khu vực phường Đồng Tâm, cũng
như dân cư thành phố Hà Nội.
- Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý là gần khu vực trung tâm của thành phố Hà Nội để thu
hút sự đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan.
- Khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng có sẵn, giữ lợi thế trong khu vực thực hiện dự án
- Hình thành khu dân cư tập trung với hệ thống hạ tầng đồng bộ. Góp phần giải quyết

vấn đề nhà ở cho sinh viên, giảng viên, cán bộ, công nhân viên,...


×