Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập học kỳ môn luật an sinh xã hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.82 KB, 12 trang )

ĐỀ BÀI SỐ 4
Câu 1: Phân tích đối tượng tham gia của bảo hiểm thất nghiệp
Câu 2: Anh B là thương binh suy giảm khả năng lao động 26% . năm 1995
anh chuyển ngành làm việc tại một doanh nghiệp
Tháng 5 /2016 , trên đường đi thăm gia đình một người bạn , anh B bị tai
nạn giao thông phải vào nằm viện điều trị 20 ngày. Sau khi ra viện anh được xác
định suy giảm 25% khả năng lao động. Do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu công
nghệ nên anh B bị mất việc làm.
`

Anh chị hãy giải quyết quyền lợi của anh B theo quy định của pháp luật cua

an sinh xã hội hiện hành. Được biết anh B 52 tuổi , thời gian đóng BHXH trong lực
lượng vũ trang trước khi chuyển ngành của anh B được chốt số là 7 năm.


MỞ ĐẦU
Hiện nay an sinh xã hội là vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết,
nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích mà người lao động được
hưởng, các chế độ của nhà nước nhằm đảm bảo đời sống cho người dân
người lao động, chính vì vậy pháp luật về an sinh vô cùng cụ thể, chi tiết
và phức tạp.
BÀI LÀM
Câu 1. Phân tích đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Bảo hiểm thất nghiệp là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về việc
đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cho trả trợ cấp thất nghiệp để bù
đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa
người thất nghiệp trở lại làm việc.
Bảo hiểm thất nghiệp nhằm giúp cho nhưng người thất nghiệp trong thời
gian chưa tìm được được việc làm, và giúp họ có cơ hội quay lại thị trường lao
động.


*đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp
- bảo hiểm thất nghiệp xuát phát từ quan hệ lao động
- bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ người lao động quay lại thị trường lao động
- đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp là những người ở độ tuổi lao
động, có sức lao động nhưng tạm thời chưa có việc làm , tạm thời khơng có thu
nhập và sẵn sàng quay trở lại thị trường lao động.


Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp phải là người tham gia quan hệ lao
động. được quy định cụ thể tại Điều 43 Luật Việc làm
Đối tượng bắt buộc tham gia
(1) Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo
hợp đồng làm việc như sau
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
b) Hợp đồng lao động hoặc hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng
Hợp đồng lao động: là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng
lao động về việc làm có trả lương , điều kiện làm việc , quyền và nghĩa vụ của mỗi
ben trong quan hệ lao động ( Điều 5 BLLĐ 2012).
Hợp đồng làm việc: là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc
người được tuyển dụng với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập về vị trí việc
làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ , điều kiện là việc và nghĩa vụ của mỗi bên
Theo quy địn tại Điều 43 Luật việc làm có thể thấy đối tượng tham gia quan
hệ lao động với 1 hoặc nhiều hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm. Những
đối tượng này là những đối tượng có thu nhập ổn định, dễ dàng quản lý.
Trong đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại Điều 43 Luật Việc làm có
quy định 3 loại đối tượng với 3 loại hợp đồng khác nhau đó là hợp đồng không xác
định thời hạn (là loại hợp đồng hai bên không xác định với nhau thời hạn, thời
điểm chấm dứt hợp đồng) Ví dụ anh A kí hợp đồng với công X mà 2 bên không xác

định thời hạn, thời điểm hợp đồng kết thúc của hợp đồng lao động
; hợp đồng xác định thời hạn( là loại hợp đồng hai bên xác định thời hạn ,
thời điểm chấm dứt hợp đồng trong một khoảng thời gian xác định mà pháp luật


có quy định) hợp đồng xác định thời han thường có thời hạn tư đủ 12 tháng đến 36
tháng. Ví dụ anh A ký hơp đồng với công ty B thời hjan là 3 năm, như vậy khi hết
thời hjan 3 năm kết anh A sẽ bị nghỉ việc theo quy định của pháp luật và thỏa thuận
của 2 bên; hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một thời gian nhất định từ đủ 3 tháng
đến 12 tháng..
Khi người lao động tham gia vào quan hệ lao động với 1 trong 3 loại hợp
đồng này, người lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp với mức phí
đóng là 1% tiền lương tháng. Còn lại người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền
lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và Nhà
nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người
lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp do ngân sách trung ương bảo đảm. (
theo quy định tại ĐIều 57 luật Việc làm),
Theo Điều 43 Luật Việc làm quy định “ trong trường hợp người lao động
giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì
nguoif lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu
tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp” ví dụ như anh A làm việc cho
cả 3 công ty X , công ty Y và ông ty Z . anh A giao kết hợp đồng lao động xác định
thời hạn công ty X đầu tiên thì cơng ty X là cơng ty đóng bảo hiểm thất nghiệp cho
anh A. lương tháng của anh A tại cơng ty X là căn cứ đóng bảo hiểm
Cũng theo quy định tại Điều 43 , khoản 2 Điều 43 có quy định “trường hợp
người lao động trên đang hưởng lương hưu , giúp việc gia đình thì khơng phải
tham gia bảo hiểm thất nghiệp” . Người lao động đã hưởng lương hưu nhưng vẫn
tiếp tục đi làm và những người giúp việc gia đình có hợp đồng lao động thì khơng
phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động sẽ trực tiếp trả khoản
tiền đóng bảo hiểm vào lương cho người lao động.



Như vậy đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là các đối tượng tham gia
vào quan hệ lao động với hợp đồng việc làm hoặc hợp đồng lao động theo quy
định của pháp luật. Những đối tượng này là những đối tượng có thu nhập ổn định,
nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý và thu quỹ bảo hiểm.
Câu 2: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Theo đề bài ta có dữ liệu anh B là thương binh suy gảm 26% khả năng lao
động.
Theo Điều 3 , Điều 4, Điều 5, Điều 7 Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với
cánh mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 , đã được sửa đổi bổ sung theo pháp lệnh
số 04/2012/UBTVQH13
Theo đó anh B sẽ được trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp theo Nghị định
20/2015.
Anh B là thương binh suy giảm 26% khả năng lao động, tuy nhiên đề bài bài
khơng nói rõ anh b có phải thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19
pháp lệnh 26/2005 sửa đổi bổ sung bằng pháp lệnh 04/2012. Vì vậy ta có hai
trường hợp trường hợp sau.
Trường hợp 1: anh B là thương quân nhân, công an nhân dân được quy định
tại khoản 1 Điều 19 pháp lệnh 26/2015/PL-UNTVQH11 được sửa dổi bổ sung bởi
pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 thì anh B được hưởng trợ cấp theo phụ lục II
ban kèm Nghị định số 20/2015/NĐ-CP 14/2/2015.
Anh B suy giảm 26% khả năng lao động được hưởng trợ cấp 1.098.000
đồng/ tháng.


Trường hợp 2; anh B là thương binh hạng B theo quy định tại khoản 3 Điều
19 pháp lệnh ưu đãi người có cơng “ thương binh loại B là quân nhân, công an
nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trơ lên trong khi tập
luyện , công tác đã được cơ quan , đơn vị có thẩm quyền cơng nhận trước

31/12/1993.
Trường hợp này anh B được hưởng trợ cấp theo phụ lucc III ban hành cùng
nghị định 20/20015/ NĐ-CP . anh B suy giảm 26% khả năng lao động dược hưởng
907.000 đồng/tháng
Ngoài trợ cấp hàng tháng anh B còn được hưởng bảo hiểm y tế với mức
hưởng là 100% căn cứ theo khoản 9 Điều 12 và điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật bảo
hiểm y tế.
Được điều dưỡng sức khỏe 2 năm một lần căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều
4 thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.(2)đối tượng được điều
dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần. (c) thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy
giảm khả năng lao động do thương tật bệnh tật duới 81%”
Căn cứ điều 5 thông tư liên tich 13/2014 chi chế độ điều dưỡng phục hồi sức
khỏe.
(1) Điều dương tại nhà
A) Mức phí 1.110.000 đồng/ người/ lần
B) Phương thức: chi trực tiếp cho đối tượng hưởng
(2) Điều dưỡng tập trung
a) Mức chi 2.220.000 đồng/người/ lần, bao gồm:
- Tiền ăn sáng và 2 bữa chính
- Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường
- Quà tặng đối tượng
- Các khoản chi khác không quá 320.000(…)


Với điều dưỡng tập trung do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện
rút dự toán cho cơ sở điều dưỡng, không chi trực tiếp cho đối tượng điều dưỡng
sức khỏe .
Ngoài ra được ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo việc làm ; được hỗ trợ để
theo học tại cơ sở giáo dục quốc dân đến trình độ đại học; nhà nước cịn có chính
sách hỗ trợ người có cơng với cách mạng , thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở

và huy động sự tham gia của xã hội , gia đình người có cơng với cách mạng.
Ngồi ra khi anh B mất người tổ chứ hưởng mai táng phí. Đại diện thân
nhân được hưởng hưởng trợ cấp bằng 3 tháng lương trợ cấp , phụ cấp ưu đãi (Điều
32 nghị định 32/2013/NĐ-CP. Mức hưởng là
1, 1.098.000 x 3 = 3.294.000 đồng hoặc:
2, 907.000 x 3 =2.712.000 đồng
Năm 1995 anh B chuyển ngành làm việc tại một doanh nghiệp.
Tháng 5/2016 , trên đường đi thăm gia đình một người bạn anh B bị tai nạn
phải vào viện điều trị 20 ngày.
Theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng chế độ
tai nạn lao động: “người lao động được hưởng chế độ lao động khi có đủ các điều
kiện sau đây :
(1)bị tai nạn thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:
(a) tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
(b) ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc nhưng khi thực hiện công
việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động


( c) trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời
gian và tuyến đường hợp lý
(2) suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn quy định tại khoản
1 Điều này” anh B không được hưởng chế độ tai nạn lao động vì anh B bị tai nạn
do đến nhà bạn không thuộc tường hợp nào quy định tạo Điều 43 Luật bảo hiểm xã
hội. Như vậy anh B chỉ được hưởng chế độ ốm đau quy định tại Điều 25 Luật
BHXH.
Anh B chốt sổ bảo hiểm trước năm 1995 là 7 năm. Từ năm 1995 đến 5/2016
anh B làm việc tại doanh nghiệp được đóng bảo hiểm xã hội từ năm 1995 như vậy
thời gian đóng bảo hiểm của anh B là 28 năm 5 tháng.
Như vậy có 2 trường hợp
Anh B làm việc trong mơi trường bình thường, với thời gian đóng bảo hiểm

là 28 năm 5 tháng anh B được nghỉ 40 ngày, hoặc anh B làm vệc trong mơi trường
độc hại với thời gian đóng bảo hiểm 28 năm 5 tháng được nghỉ 50 ngày/năm
không tính ngày nghỉ lễ, tết,... Mức hưởng tính theo tháng bẳng 75% mưc tiền
lương đóng bao hiểm của tháng liền kề trước đó.
Trường hợp này anh B điều trị 20 ngày. Ví dụ lương tháng liền kề trước đó
của anh B là 10.000.000 thì mức hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp này là :
(10.000.000 x75%) : 26 x 20 = 5.769.000 đồng
Anh B suy giảm 25% khản năng lao động được nghỉ dưỡng sức 5 ngày. Căn
cứ khoản 3 Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức
khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện
nay áp dụng là 1.210.000 đồng, bằng 363.000 đồng/ ngày


Mức hưởng của anh B trong trường hợp này là:
(1.210.000 x 30% ) x 5 = 1.815.000 đồng
*chế độ bảo hiểm y tế
Anh B là thương binh cùng với đó anh B tham gia quan hệ lao động với
doanh nghiệp. Vì vậy anh B sẽ tham gia bảo hiểm y tế ở hợp đồng lao động, người
sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm y tế cho anh. Theo chế độ bảo hiểm y tế khi
anh B tham gia quan hệ lao động , thì khi anh B khi ốm đau phải ào viện , anh B
hưởng 80% từ quỹ bảo hiểm y tế, tự chi trả 20%. Tuy nhiên anh B là thương binh
nên mức hưởng bảo hiểm xã hội của anh B là 100%. Anh B được bảo hiểm y tế chi
trả 100% chi phí điều trị.
*do thay đổi cơ cấu công ty anh B bị mất việc làm khi 52 tuổi
Theo dữ kiện đề bài ta có anh B đóng 28 năm 5 tháng bảo hiểm xã hội, đã đủ
thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tuy nhiên anh chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định
tại Điều 54 luật bảo hiểm xã hội tuổi nghỉ hưu của nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi,
trong môi trường độc hại nam từ 55-60 tuổi, nữ tử 50-55 tuổi. Anh B bị mất việc
lúc 52 tuổi vì vậy khơng đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.
- Như vậy khi bị mất việc B sẽ được trợ cấp mất việc làm theo luật lao

động từ năm 1995-2009
- Tư 1/1/2009 đến 5/2016 là căn cứ làm thời gian tính trợ cấp thất
nghiệp.
+điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định cụ thể tại ĐIều 49 Luật
việc làm.


Anh B bị mất việc làm do công ty thay đổi cơ cấu cơng nghệ, vì vậy anh B
bị chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, anh B không đủ điều
kiện hưởng lương hưu theo pháp luật của an sinh xã hội.
Cùng với đó cơng ty đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho anh B 7 năm 5
tháng đáp ứng đủ yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 49 luật việc làm. Đã nộp hồ
sơ yêu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp , sau 15 ngày chưa có việc làm anh B được
hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng
*mức hưởng trợ cấp, thời gian , thời gian hưởng trợ cấp được quy định tại
Điều 50 Luật Việc làm
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân
lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối
tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần
mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ lao động với đối với người lao
động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lươn do người sử dụng lao động
quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động
Thời gian hưởng trợ cấp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm cứ đóng
dưới 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ
đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng tháng trợ cấp thất nghiệp.
Anh B đóng bảo hiểm 7 năm 5 tháng, tháng lẻ được bảo lưu theo quy định tại
khoản 7 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP để làm căn cứ để tính thời gian hưởng
trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp lần tiếp theo nếu đủ điều kiện
Vậy anh B sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng như sau . ví dụ

trung bình 6 tháng lương liề kề trước khi anh B bị mất việc làm là 7.000.000 đồng
thì trợ cấp thất nghiệp anh B được nhận là :


7.000.000 x 60% = 4.200.000 đồng.
Với thời gian hưởng là :
Đóng bảo hiểm từ 24 đến 36 tháng được hưởng 3 tháng.
7 năm – 3 năm = 4 năm.
Anh B đóng thêm đủ 4 năm bảo hiểm được hưởng thêm 4 tháng bảo hiểm
thất nghiệp
Thời gian hưởng bảo hiểm của anh B là : 3 tháng + 4 tháng = 7 tháng.
Với mức trợ cấp 4.200.000/ tháng
Nếu anh B vẫn tiếp tục tìm kiếm việc làm và quay lại thị trường lao động,
tiếp tục tham gia quan hệ lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ tuổi về
hưu để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Điều 73 luật bảo
hiểm xã hội. và các loại trợ cấp khác theo pháp luật bảo hiểm xã hội
KẾT THÚC
Qua trên ta đã thấy được một vài vấn đề của an sinh xã hôi, về đối tượng và
các chế độ mà người lao động sẽ được hưởng khi tham gia vào bảo hiểm xã hội.
Lợi ích cũng như tính nhân văn của quỹ này, mong rằng tương lai pháp luật Việt
Nam ngày càng hoàn thiện hơn về pháp chế để tránh tình trạng trốn quỹ nợ quỹ,
đảm bảo hơn nữa về quyền lợi cho nhân dân và người lao động


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.


Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Luật việc làm 2013
Luật bảo hiểm y tế 2014
Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo

hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
5. Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng
6. Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều pháp lệnh
26/2005/PL-UBTVQH11
7. thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC Hướng dẫn chế độ
điều dưỡng phục hồi sức khỏe,cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh
hình đối với người có cơng với cách mạng và thân nhân; quản lý các
cơng trình nghi cơng liệt sĩ
8. nghị định 20/2015/NĐ-CP quy định mức trợ cấp phụ cấp ưu đãi người
có cơng với cách mạng
9. nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật việc làm
về bảo hiểm thất nghiệp
10. nghị quyết 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm
xã hội 1 lần đối với người lao động
11. Một số trang web khác



×