Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Tài liệu LUẬN VĂN: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.78 KB, 43 trang )











LUẬN VĂN:
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm















Mở đầu

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội ngày một tăng, cũng như để đáp ứng sự


phát triến sản xuất của doanh nghiệp mình, một trong những biện pháp được các nhà
quản lý đặc biệt quan tâm hiện nay là công tác kế toán. Trong đó hạch toán chi phí sản
phẩm và tính giá thành được coi là một khâu trung tâm của công tác kế toán, mở ra
hướng đi hết sức đúng đắn cho các doanh nghiệp. Thực chất chi phí sản xuất là đầu vào
của quá trình sản xuất, do vậy tiết kiệm chi phí sản xuất là hạ giá thành sản phẩm, đồng
thời đảm bảo đầu ra của quá trình sản xuất, do vậy tiết kiệm chi phí là hạ giá thành sản
phẩm, đồng thời đảm bảo đầu ra của quá trình sản xuất , sao cho nó được xã hội chấp
nhận và làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa, mục đích cuối cùng của
quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm và giá thành sản phẩm chính là chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp, phản ánh chất lượng toàn bộ các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Xuất phát
từ vấn đề đó mức tính gía thành sản phẩm đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ chi phí sản
xuất bỏ ra theo đúng chế độ của nhà nước.
Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, bên cạnh những mặt thuận lợi, cũng
không ít những mặt khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đảm bảo
ưu thế cạnh tranh, thu lợi nhuận cao thì bên cạnh việc sản xuất ra sản phẩm có chất
lượng tốt,mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng, một yếu tố quan trọng khác là sản
phẩm đó phải có giá thành hạ, phù hợp với sức mua của đa số nhân dân. Đặc biệt trong
ngành xây dựng cơ bản, hạ giá thành sản phẩm đã được đặt ra như một yêu cầu bức
thiết, khách quan nhằm tạo tiền đề cho các ngành sản xuẩt trong nền kinh tế quốc dân
cùng hạ giá thành sản phẩm. Bởi xây dựng cơ bản nhằm trang bị tài sản cố định cho tất
cả các ngành kinh tế quốc dân khác góp phần xây dựng cơ sở vật chát kỹ thuật nâng cao
năng lực sản xuất cho nền kinh tế.

Với tất cả các ý nghĩa như vậy, cùng với thời gian thực tập ở công ty xây dựng số
4 chi nhánh Bắc Ninh, em thấy vấn đề chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là



vấn đề nổi bật, cần phải đựoc các nhà quản lý và hạch toán quan tâm. Tuy còn nhiều

thiếu xót và hạn chế, song vốn kiến thức đã được học và tích luỹ trong nhà trường , kết
hợp với các tài liệu đọc thêm , em quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm “ mong muốn góp phần nhỏ bé
của mình vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Bài luận văn ngoài lời nói đầu và phần kết luận còn bao gồm những nội dung
chính sau:

Chương 1: Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp xây lắp

Chương 2: Tình hình thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh

Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh.



Nội dung
Chương 1
một số vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.1- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các daonh nghiệp xây lắp
1.1.1- Khái niệm và phân loại
1.1.1.1- Khái niệm
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh trong một kỳ nhất định của Doanh nghiệp xây lắp. Chi phí sản xuất xây lắp cấu
thành sản phẩm xây lắp.

1.1.1.2- Phân loại chi phí sản xuất .
Việc phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa rất quan
trọng với việc hoạch toán. Mặt khác, nó là tiền đề của việc kiểm tra phân tích, thúc đẩy
việc quản lý chặt chẽ chi phí để hướng tới tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Trong mỗi doanh nghiệp có các cách phân loại chi phí rất khác nhau. Hiện nay
trong kế toán có những cách phân loại sau:
a) Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí:
Về thực chất chỉ có ba yếu tố chi phí : chi phí về sức lao động, chi phí về đối
tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên, để phân tích thông tin về chi
phí cụ thể để từ đó phục vụ cho việc xây dựng định mức vốn lưu động và phân tích các
dự toán chi phí thì các yếu tố trên được chi tiết hoá theo qui định hiện hành của bộ tài
chính toàn bộ chi phí được chia ra làm 7 yếu tố:
- Yếu tố nguyên liệu vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị NVL chính, vật liệu phụ,
phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sử dụng vào sản xuất thi công xây lắp ( loại trừ giá
trị vật liệu dùng không hết nhập laị kho và phế liệu thu hồi ).
- Yếu tố nhiên liệu, động lực: Sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ
(trừ số dùng không hết nhập laị kho và phế liệu thu hồi ).



- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: Bao gồm tổng số tiền lương
và phụ cấp phải trả cho công nhân xây lắp.
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định: Tổng số khấu hao TSCĐ trong kỳ của tất cả tài
sản cố định sử dụng trong kỳ.
- Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Tính theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và
phụ cấp theo lương.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào
việc sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí khác bằng tiền chưa được phản ánh
ở các yếu tố trên.

b) Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Căn cứ vào việc tham gia của chi phí vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí sản xuất kinh doanh: Bao gồm các chi phí có liên quan tới hoạt động sản
xuất, tiêu thụ và quản lý.
- Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn cà
đầu tư tài chính.
- Chi phí bất thường: Gồm những chi phí ngoài dự kiến do chủ quan hay khách quan
đưa tới.
c) Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm (theo
công dụng kinh tế).
Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng
đối tượng.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí NVL chính, phụ, nhiên
liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất thi công xây lắp, chế tạo sản phẩm hay
thực hiện lao vụ dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp theo lương và các khoản
trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản
xuất (không kể chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp ). Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá



thành sản phẩm toàn bộ sẽ bao gồm chỉ tiêu giá thành sản xuất với khoản mục chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Ngoài cách phân loại chủ yếu trên phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý và công
tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh còn có thể được phân loại theo các hình thức
khác nhau như: phân loại chi phí theo chức năng trong sản xuất kinh doanh, cách ứng
xử của chi phí, cách thức kết chuyển chi phí (Chi phí sản phẩm, Chi phí thời kỳ )
Mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng,phục vụ cho từng yêu cầu
quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ sung cho

nhau nhằm quản lý có hiệu quảnhất toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong toàn doanh
nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.
1.1.2- Vị trí vai trò của kế toán tập hợp chi phí san xuất trong các doanh nghipệ xây
lắp
Về mặt lượng , chi phí sản xuất phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu :
- Khối lượng lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trong một thời
kỳ nhất định .
- Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công ( tiền lương ) của một đơn vị lao
động đã hao phí .
Quản lý tốt chi phí sản xuất sẽ giúp cho việc tăng cường công tác quản lý , giám
sát hạch toán các loại chi phí , loại trừ chi phí bất hợp lý , tạo điều kiện cho việc tiết
kiệm chi phí , hạ giá thành sản phẩm xây lắp , trên cơ sở đảm bảo cho doanh nghiệp tự
trang trải các khoản chi phí bỏ ra và có lãi .
Trong xây dựng cơ bản thành phần kết cấu chi phí sản xuất không chỉ phụ thuộc
vào tổng số công trình mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn công trình . Đi sâu vào
từng giai đoạn ta có thể thấy :
- Trong thời kỳ khởi công xây lắp , chi phí về tiền lương để sử dụng máy thi công
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí
- Trong thời kỳ tập trung thi công chi phí về nguyên vật liệu lại tăng lên với tỷ trọng
lớn
- Trong thời kỳ hoàn thành công trình , chi phí tiền lương tăng lên .



Mặt khác do quá trình sản xuất lưu động nên phát sinh thêm một số chi phí như
chi phí điều động máy móc thiết bị , nhân công đến nơi thi công kéo theo tiền lương của
bộ phận đảm nhiệm việc di chuyển cũng tăng lên , chi phí tháo lắp chạy thử , chi phí
xây dựng tháo dỡ các công trình tạm , phụ trợ
Khi tiến hành xây dựng không phải toàn bộ lực lượng lao động đều trở thành chi
phí mà chỉ có một phần chính là phần tạo ra các sản phẩm cần thiết và được thể hiện

thông qua tiền lương . Phần còn lại sẽ tạo ra sản phẩm thặng dư của doanh nghiệp , lãi
của doanh nghệp phát sinh từ phần này .
1.1.3- Đối tượng chi phí sản xuất.
Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp, cần căn
cứ vào các yếu tố như tính chất sản xuất, loại hình sản xuất và đặc điểm qui trình sản
xuất công nghệ sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất.
Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành,căn cứ vào việc xác định đối tượng tính giá thành,
yêu cầu quản lý, khả năng, trình độ quản lý doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp xây lắp do những đặc điểm về sản phẩm, về tổ chức sản xuất
và công nghệ sản xuất sản phẩm nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được
xác định là từng công trình, hạng mục công trình.



1.1.4- Nội dung, phương pháp kế toán chi phí sản xuất
1.1.3.1- Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621).
a) Tài khoản sử dụng : TK 621 " Chi phí NVLTT " : Tài khoản này để tập hợp
toàn bộ chi phí NVL dùng cho sản xuất, thi công xây lắp, chế tạo sản phẩm phát sinh
trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang TK 154.
Kết cấu TK 621:
+Bên nợ: Giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất thi công, xây lắp,
chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ.
+Bên có: - Kết chuyển vào TK 154"Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"



- Giá thực tế NVL sử dụng không hết nhập lại kho.
TK 621 cuối kỳ không có số dư, TK này có thể mở chi tiết cho từng đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính gía thành cho từng đối tượng tính giá
thành.

b) Kế toán chi phí NVLTT:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu
chính ( gạch, đá, vôi, cát, sỏi, xi măng, sắt, thép ), nửa thành phẩm ( panen, vật kết
cấu,thiết bị gắn liền với vật kiến trúc ), vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ lao động
thuộc tài sản lưu động.
Chi phí NVL trực tiếp được căn cứ vào các chứng từ xuất kho để tính giá trị thực
tế vật liệu trực tiếp xuất dùng. (Giá hoach toán, Giá thực tế )
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp, tức
là NVL chỉ liên quan đến một công trình, một hạng mục công trình, từng hợp đồng hoặc
từng đơn đặt hàng.
1.1.3.2- Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp. (TK 622).
a) Tài khoản sử dụng: TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" dùng để tập hợp và
kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân sản xuất xây lắp trực tiếp ( bao gồm tiền
công, tiền lương, tiền thưởng, và các khoản phải trả có tính chất tiền lương của công
nhân sản xuất xây lắp. Cuối kỳ kết chuyển sang TK 154.
TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" không phản ánh chi phí trích 19% (BHYT,
BHXH, KPCĐ).
Kết cấu TK 622:
+Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ.
+Bên có: Kết chuyển, phân bổ vào TK 154.
TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" không có số dư.
b) Hoạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công được tính trong giá thành công tác xây lắp bao gồm: Tiền lương
và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).



Chứng từ ban đầu để hoạch toán khoản mục nhân công là các bảng chấm công được
lập hàng tháng cho từng đội sản xuất, từng bộ phận sản xuất công tác. Nó cho ta biết rõ
lao động làm việc ngày nào, hưởng lương ngày đó theo mức qui định đối với từng loại

công việc.
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng làm khoán và các chứng từ khác
có liên quan, kế toán làm bảng thanh toán lương theo từng tổ, đội sản xuất, các phòng
ban và kiểm tra việc trả lương theo cán bộ công nhân viên. Sau đó kế toán lập bảng
thanh toán lương cho toàn xí nghiệp và làm thủ tục rút tiền gửi về quĩ tiền mặt để trả
lương.
Trong chi phí trực tiếp của công nhân xây lắp không bao gồm các khoản KPCĐ,
BHXH, BHYT.
Để theo dõi các khoản được trích BHXH và chi tiêu quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, kế toán sử dụng TK 338" Phải trả phải nộp khác".
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ hàng tháng cho công nhân xây lắp, công nhân máy thi
công vào chi phí sản xuất.
Nợ TK 627
Có TK 338 (chi tiết 3382, 3383, 3384)


1.1.3.3- Phương pháp kế toán chi phí sử dụng máy thi công (TK 623).
a) Tài khoản sử dụng: TK 623"Chi phí sử dụng máy thi công" dùng để tập hợp và
phân bổ chi phí sử dụng máy phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình.
Tài khoản này chỉ sử dụng trong những DNXL tổ chức thi công xây lắp hỗn hợp
vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.
Không hoạch toán vào TK 623 chi phí về trích KPCĐ, BHXH, BHYT tính theo
lương công nhân điều khiển máy (hoạch toán vào TK 627).
Kết cấu TK 623:
+Bên nợ: Chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ (nhiên liệu, tiền
lương, khấu hao, chi phí bảo dưỡng sửa chữa máy thi công )



+Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào TK 154

TK623 không có số dư.
b) Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Máy thi công là các loại máy phục vụ trực tiếp cho sản xuất xây lắp như máy trộn bê
tông, cần trục, cần cẩu tháp, máy ủi, máy xúc
Chi phí sử dụng máy thi công gồm toàn bộ các chi phí về vật tư, lao động, khấu hao
và chi phí bằng tiền trực tiếp cho quá trình sử dụng máy thi công của xí nghiệp. Trong
xây dựng chi phí sử dụng máy thi công được chia làm hai loại (Chi phí tạm thời và chi
phí thường xuyên).
Trong chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm các khoản mục sau: lương công
nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho máy ngừng sản xuất, chi phí lắp đặt lần đầu
cho máy, chi phí sử dụng cho sản xuất phụ
Phương pháp hoạch toán chi phí sử dụng máy thi công tuỳ thuộc vào hình thức quản
lý và sử dụng máy thi công như thế nào của từng doanh nghiệp.
Có hai hình thức SDMTC là tổ chức đội máy thi công riêng và không có đội máy thi
công riêng.
+ Đối với DN có tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp quản lý để theo
dõi riêng chi phí như một bộ phận sản xuất độc lập. Sản phẩm của bộ máy thi công cung
cấp cho các công trình xây dựng có thể tính theo giá thành sản xuất thực tế hoặc giá
khoán nội bộ.
+ Nếu DN không có tổ chức bộ máy thi công riêng biệt, hoặc có nhưng không phân
cấp thành một bộ phận độc lập và không theo dõi riêng chi phí thì chi phí phát sinh
được tập hợp vào TK 623
1.1.3.4- Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (phục vụ trực
tiếp thi công xây lắp ) (TK627).
a) Tài khoản sử dụng: TK 627"Chi phí sản xuất chung" dùng để tập hợp tất cả
các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc phục vụ sản xuất thi công, quản lý sản xuất,
chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, trong các phân xưởng, các bộ phận, đội sản xuất
thi công xây lắp .




Kết cấu TK 627:
+Bên nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất chung phát sinh thuộc phạm vi công
trường, đội xây lắp, phân xưởng sản xuất công trường.
+Bên có: Kết chuyển chi phí SXC đã tập hợp được cho các đối tượng tính giá
thành.
TK 627 không có số dư.
* Chú ý: Theo chế độ hiện hành TK 627 còn phản ánh 19% theo tiền lương của công
nhân xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công.
b) Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí SXC là các chi phí liên quan đến việc quản lý công trình, trong phạm vi tổ,
đội sản xuất thi công xây lắp bao gồm chi phí về tiền công và các khoản chi phí khác do
nhân viên quản lý phân xưởng , tổ, đội chi phí về vật liệu, dụng cụ dùng cho quản lý các
công trình
Các khoản chi phí chung thường được hoạch toán riêng theo từng địa điểm phát
sinh chi phí, tổ đội công trình. Sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí
chỉ liên quan đến một công trình, hạng mục công trình sẽ được tập hợp trực tiếp cho
từng công trình, hạng mục công trình đó.
Việc tập hợp, kết chuyển và phân bổ chi phí chung được thực hiện trên TK 62
1.2- Kế toán giá thành sản phẩm
1.2.1- Khái niệm và phân loại
1.2.1.1- khái niệm
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động và
lao động vật hoá để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo qui định. Sản lượng
sản phẩm xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình, giai đoạn thi công xây lắp
có thiết kế và tính dự toán riêng.
Giá thành hay hạng mục công trình hoặc giá thành công trình hoàn thành toàn bộ là
giá thành sản phẩm cuối cùng của SXXL
1.2.1.2- Các loại giá thành sản phẩm xây lắp




Trong sản xuất xây lắp cần phân biệt các loại giá thành sau: giá thành dự toán, giá
thành kế hoạch và giá thành thực tế.
a) Giá thành dự toán
Do sản phẩm xây dựng có gái trị lớn, thời gian thi công dài và mang tính đơn
chiếc, có kết cấu phức tạp, khối lượng lớn nên công trình, hạng mục công trình đều có
giá trị dự toán riêng.
Căn cứ vào giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình ta có thể xác định
đựoc giá thành dự toán của chúng.
Giá thành Giá trị dự toán Thuế Thu nhập chịu
Dự toán xây lắp sau thuế VAT thuế tính trước
Giá thành dự toán xây lắp sau thuế: Là chi phí cho công tác xây dựng lắp ráp các
kết cấu kiến trúc, lắp đắt máy móc thiết bị sản xuất giá trị dự toán bao gồm: chi phí
trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT.
b) Giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch: Được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở một xí
nghiệp xây lắp nhất định, trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp
dụng trong xí nghiệp, Giá thành kế hoạch được xác định như sau
Giá thành

Kế hoạch


Giá thành

Dự toán





M
ức hạ giá

Thành dự toán


Kho
ản bù

Chênh lệch vượt
Dự toán
Giá thành kế hoạch nhỏ hơn giá thành dự toán một lượng bằng mức hạ giá thành dự
toán và lớn hơn gía thành dự toán khoản bù chênh lệch dự toán để trang trải các chi phí
không tính đến trong dự toán.
Khi tính giá thành kế hoạch, việc quan trọng nhất là xác định đúng số tiết kiệm do
hạ giá thành dự toán nhờ các biện pháp kỹ thuật. Bằng cách tính toán có căn cứ kỹ
thuật có thể tổng hợp được hiệu quả kinh tế do các biện pháp mang lại
c) Giá thành thực tế
Giá thành thực tế: là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí thực tế mà doanh
nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành một đối tượng xây lắp nhất định và được xác



định theo số liệu kế toán cung cấp. Giá thành thực tế công tác xây lắp không chỉ bao
gồm các chi phí trong định mức mà còn có thể bao gồm những chi phí thực tế phát sinh
không cần thiết như: thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất , mất mát hao hụt
vật tư do những nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp.
Giá thành thực tế phản ánh toàn bộ giá thành thực tế để hoàn thành bàn giao khối
lượng xây lắp mà doanh nghiệp nhận thầu.

Giá thành thực tế không chỉ bao gồm những chi phí định mức mà có thể còn bao
gồm những chi phí thực tế phát sinh như mất mát, bội chi vật tư do nguyên nhân chủ
quan của doanh nghiệp.
Giữa ba loại giá thành nói trên thường có quan hệ với nhau về lượng như sau:
Giá thành dự toán > Giá thành kế hoạch > Giá thành thực tế.
Việc so sánh các loại giá thành này được dựa trên cùng một đối tượng tính giá thành
(từng công trình, hạng mục công tình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định ).
Cũng xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng là có giá trị lớn, thời gian xây
dựng dài. Do vậy, để dáp ứng yêu cầu của công tác quản lý về chi phí sản xuất và giá
thành trong xây dựng. Giá thành sản phẩm xây lắp còn đựoc theo dõi trên hai chỉ tiêu là
giá thành của khối lượng hoàn chỉnh và giá thành của khối lượng hoàn thành qui ước:
d) Giá thành khối lượng hoàn chỉnh: Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh là
giá thành của những công trình, hạng mục công trình, đã thi công đến giai đoạn cuối
cùng, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đã được bên A và bên B kiểm nhận, thanh toán
bàn giao cho đơn vị sản xuất sử dụng. Chỉ tiêu này cho phép tính toán, đánhgiá một
cách tổng quát hiệu quả kinh tế vốn đầu tư cho một công trình nhưng lại không đáp ứng
đựoc kịp thời cho việc phân tích đánh tình hình thực tế thực hiện kế thành.
e) Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành qui ước: phản ánh kịp thời chi phí cho
đối tượng xây lắp trong qui trình thi công xây lắp,giúp cho donh nghiệp phân tích kịp
thời các mặt sản xuất kinh doanh để có các biện pháp uốn nắn những sai lệch để đảm
bảo nhiệm vụ hạ giá thành . Nhưng chỉ tiêu này phản ánh không toàn diện và không .
Do đó, trong việc quản lý giá thành đòi hỏi phải sẻ dụng cả hai chỉ tiêu để đảm
bảo quản lý giá thành được toàn diện chính xác.



Việc nghiên cứu kết cấu của giá thành xây lắp có ý nghĩa quan trọng đối với việc
tăng cường quản lý giá thành bởi vì: thông qua kết cấu giá thành sẽ cho ta thấy rõ tình
hình chi phí của doanh nghiệp cũng như biến động của các khoản chhi phí trong một
thời kỳ để biết được khoản mục nào tăng (giảm) và tăng , giảm là bao nhiêu. Trên cơ sở

đó có hướng để quản lý và đề ra biện pháp hạ giá thành. Đồng thời, thông qua việc
nghiên cứu kết cấu giá thành xây lắp ( từng công trình, hạng mục công trình) cho ta biết
được ưu, nhược điểm của quá trình thi công và quản lý giá thành. Từ đó rút ra kinh
nghiệm để cải tiến phương pháp sản xuất và quản lý thi công.
1.2.2- Vị trí vai trò của kế toán giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp luôn luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên
trong nó là chi phí sản xuất bỏ ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối
lượng sản phẩm . Như vậy , bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị
của yếu tố chi phí vào sản phẩm . Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để
kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh , xem xét hiệu quả của các biện pháp
tổ chức kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích là sản xuất
được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành
sản phẩm . Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp .
Giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất cá biệt , mỗi công trình , hạng mục
công trình hay khối lượng xây lắp sau khi đã hoàn thành đều có một giá thành riêng .
Hơn nữa , giá thanh toán công trình là giá doanh nghiệp nhận thầu . Như vậy giá thành
thực tế của công trình sản phẩm xây lắp không có chức năng lập giá . Do đó giá thành
thực tế của công trình chỉ quyết định tới lãi (lỗ) của doanh nghiệp do thi công công trình
đó mà thôi . Tuy nhiên ngày nay các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng một số công
trình như nhà ở , văn phòng , cửa hàng sau đó bán lại cho các đói tượng có nhu cầu sử
dụng với giá cả hợp lý . Khi đó giá thành thực tế sản phẩm xây lắp mới có chức năng
lập giá .
Các doanh nghiệp cần hết sức chú ý tính đúng , tính đủ các khoản chi phí vào
giá thành sản phẩm , tránh tình trạng hạch toán các khoản chi phí không thuộc nội dung



giá thành vào giá thành , phấn đấu hạ giá thành , tăng chất lượng phục vụ , đảm bảo
cạnh tranh chiếm ưu thế trên thị trường .

1.2.3- Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản
xuất ra và cần được tính giá thành và giá thành đơn vị.
Khác với hoạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành là việc xác định được giá thực
tế từng loại sản phẩm được hoàn thành. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc
đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải
căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh
nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành thường trùng với đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó có thể là: công trình, hạng mục công trình hay khối
lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
1.2.4- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về
chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm
hoặc lao vụ đã hoàn thành theo yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành
đã được xác định.
Trong đó thời kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến
hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa các đối
tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn, sử dụng
một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối tượng.
Trong các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành
sau:
1.2.4.1- Phương pháp giá thành giản đơn (hay phương pháp trực tiếp ).
Phương pháp này được áp dụng trong các xí nghiệp xây lắp cá số lượng công trình,
giai đoạn công việc ít nhưng thường có khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất tương đối ngắn
không có hoặc chỉ có một số ít sản phẩm dở dang.




Giá thành từng công trình, giai đoạn công việc hoàn thành theo phương pháp này
được xác định bằng cách cộng tất cả các chi phí sản xuất đã tập hợp cho công trình, giai
đoạn công việc đó.


Công thức tính: Z = C
Trong đó:
Z - là tổng giá thành sản phẩm xây lắp
C - là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng
Nếu đầu kỳ và cuối kỳ có sản phẩm dở dang thì công thức được tính như sau:
Z = C + DĐK DCK
Trong đó:
DĐK: là sản phẩm dở dang đầu kỳ.
DCK: là sản phẩm dở dang cuối kỳ.
1.2.3.2- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này thích hợp thực hiện các công trình, giai đoạn công việc phức
tạp.Đối tượng tính giá thành của phươmg pháp này là sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng.
Đặc điểm của phương pháp này là tất cả các chi phí sản xuất đều được tập hợp theo
mỗi đơn đặt hàng không kể sản phẩm ghi trong đơn nhiều hay ít, cũng không kể trình độ
phức tạp của việc sản xuất đó như thế nào. Khi bắt đầu sản xuất theo mỗi đơn đặt hàng,
bộ phận kế toán mở ra một bảng chi tiết tính riêng các chi phí sản xuất theo từng khoản
mục giá thành.
1.2.4.3- Phương pháp tổng cộng chi phí.
áp dụng đối với các xí nghiệp xây lắp mà quá trình xây dựng được tập hợp ở nhiều
đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc.
Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả chi phí sản xuất ở
từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.
Z = DĐK + (C1 + C2 + + Cn) - DCK
Trong kỳ:




+ Z: là giá thành sản phẩm xây lắp.
+ C1, , Cn : là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất xây dựng hay
từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.
Phương pháp này tương đối dễ dàng, chính xác. Với phương pháp này yều cầu kế
toán phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công việc, từng hạng mục công trình. Bên
cạnh chi phí trực tiếp được tập hợp ngay, các chi phí gián tiếp ( chi phí chung ) phải
được phân bổ theo tiêu thức nhất định.
1.2.4.4- Phương pháp định mức chi phí sản xuất và tính giá thành.
Phương pháp này vận dụng một cách hiệu quả ưu việt của nền kinh tế kế hoạch và
trên cơ sở hệ thống định mức để quản lý và kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành.
Giá thành th
ực

Tế của sản phẩm

Giá thành đ
ịnh mức
của sản phẩm

Chênh l
ệch

định mức

Thay đ
ổi

định mức

Để vận dụng phương pháp này một cách có hiệu quả đòi hỏi: qui trình sản xuất
sản phẩm của xí nghiệp đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định
1.2.3.5 Phương pháp tỷ lệ.
Được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, nhưng
đối tượng tính giá thành lại là từng sản phẩm. Trong trường hợp này căn cứ vào tổng chi
phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch hoặc tổng chi phí dự toán của các hạng mục công
trình có liên quan để xác định tỷ lệ phân bổ. Giá thành thực tế Giá thành kế
hoạch Tỷ lệ điều chỉnh
sản phẩm (hay dự toán) (tỷ lệ phân bổ)











Chương 2:
Tình hình thực tế về kết toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây
dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh
2.1- Quá trình hình thành và phát triển
Trong sự nghiệp phát triển chung của ngành xây dựng trên 45 năm qua - Công ty
xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh thuộc Công ty xây dựng số 4 - Tổng Công ty xây
dựng Hà nội đã có những đóng góp và những thành tích đáng kể 46 năm ấy là một
chặng đường đủ để cho các thế hệ cán bộ , công nhân viên Công ty xây dựng số 4 kế tục
và phát huy truyền thống tốt đẹp của một Công ty đã có nhiều công trình tiêu biểu góp
phần vào sự nghiệp xây dựng và kiến thiết nước nhà , đánh dấu từng giai đoạn phát triển

của Công ty trong 43 năm qua .
Công ty xây dựng số 4 thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà nội - Bộ xây dựng được
thành lập ngày 18/10/1959. Tiền thân từ 2 đơn vị Công trường xây dựng Nhà máy Phân
đạm Hà Bắc và Công ty Kiến trúc Khu bắc Hà Nội - Công ty xây dựng số 4 có vị trí
quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng thi công các công trình công nghiệp dân dụng,
quốc phòng , an ninh và văn hoá xã hội ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội ( Từ Hà nội đến
Lạng sơn). Là một đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của trên giao .
Sự trưởng thành và phát triển của Công ty trên 45 năm qua có thể khái quát bằng
4 giai đoạn :
- Thời kỳ 1959 - 1965 : Khôi phục kinh tế Miền Bắc XHCN
Công ty xây dựng số 4 ra đời vào lúc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất (1961 - 1695) Đảng và nhà nước ta chủ trương hàn gắn các vết thương chiến tranh.
Với tinh thần đó nhiệm vụ đầu tiên của Công ty là xây dựng Nhà máy Phân Đạm Hà
Bắc , với tinh thần cần cù sáng tạo vừa lao động vừa học tập nên đã hoàn thành tốt kế
hoạch , chỉ tiêu đặt ra và đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng , Nhà nước đến thăm
công trình và biểu dương khen ngợi chứng minh sự trưởng thành của Công ty xây dựng
số 4 .
- Thời kỳ 1965 - 1975 : Thời kỳ chiến đấu chống chiến tranh sâm lược , vừa xây
dựng CNXH , đánh dấu một thời kỳ khó khăn , ác liệt song cũng nhiều thành tích trong



lao động , chiến đấu của tập thể Công ty xây dựng số 4. Thời kỳ này Công ty được giao
hàng loạt các công trình quân sự như: Sân bay Kép ; Sân bay Gia Lâm ; Sân bay Hoà
Lạc ; kho vật tư kỹ thuật quân sự ; Đài phát thanh 69 - 14, đường Hữu nghị hàng ngàn
thanh niên công nhân của Công ty hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
Cùng với các công trình quốc phòng , Công ty vẫn đảm nhận thi công các công trình
công nghiệp, dân dụng khác như: Nhà máy Xe lửa Gia Lâm , Nhà máy Cơ khí Đông
Anh, Nhà máy gạch Tân xuyên, Bệnh viện Lạng sơn, Nhiệt điện Hà bắc .
- Thời kỳ 1975 - 1986: Xây dựng trong hoà bình, thống nhất và bắt đầu sự nghiệp

đổi mới đất nước. Hoạt động của Công ty trải dài từ Thanh Hoá đến Lạng Sơn với
nhiệm vụ thi công trên 6 tỉnh, thành phố trực thuộc . Hàng loạt các công trình được
Công ty đảm nhận đều đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và được đánh giá cao như:
Nhà máy cơ khí Hà Bắc, Nhà máy Kính Đáp cầu, Nhà mày gạch chịu lửa Tam Tầng,
Nhà máy ô tô 1/5, Nhà máy in sách giáo khoa, Nhà máy Bê tông Xuân Mai, Nhà máy
Xi măng Bỉm sơn, Trại giống lúa Đồng Văn, Trung tâm giống Trâu sữa Phùng Thượng,
Học viện kỹ thuật quân sự, Đài vệ tinh mặt đất Hoa Sen
- Thời kỳ 1986 - 2005 : Đổi mới hội nhập và phát triển
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Để tăng cường nguồn
nhân lực cho các doanh nghiệp nhà nước, đủ thế mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị
trường, tháng 5/1995 Công ty Xây dựng số 4 được BXD quyết định trực thuộc Tổng
Công ty xây dựng Hà Nội. Những công trình đạt chất lượng cao của Công ty trong thời
gian này như: Nhà họp chính phủ, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư, Văn phòng
Quốc hội, Nhà hát lớn Thành phố, Khách sạn Opera Hilton Hà Nội, Đại sứ quán Pháp,
Trung tâm điều hành thông tin di động VMS, Nhà máy chế biến thức ăn Hoa kỳ, Thư
viện Quốc gia Hà nội, Bưu điện Phủ lý, Khách sạn Mêlia - 44 Lý Thường Kiệt Hà nội,
Dự án thoát nước Hà nội giai đoạn 1, Đường tỉnh lộ 291 và đường Lý Thái Tổ Bắc ninh,
Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Bắc ninh, Nhà máy may Tiên sơn Bắc ninh,Trường
chính trị Bắc Giang, Ban dân vận Bắc giang,Trạm biến thế 200 kw Bắc giang, Uỷ ban
nhân dân Tỉnh Bắc giang, Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc giang
Công ty đã có trên 25 công trình đoạt Huy chương vàng chất lượng và sự đánh



giá tin tưởng của khách hàng trong và ngoài nướcvà những phần thưởng cao quí của
Đảng, nhà nước và Bộ xây dựng trao tặng:
- 1 Huân chương độc lập hạng 3
- 9 huân chương lao động các hạng
- Nhiều cờ thưởng luân lưu, bằng chứng nhận, bằng khen của Chính phủ, Bộ xây
dựng và các tỉnh, thành phố trực thuộc.

- Có 2 đồng chí được tuyên dương Anh hùng lao động: Vũ Tất Ban, Võ Ngọc và
nhiều chiến sỹ thi đua, tập thể lao động giỏi các cấp .
2.2- Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
xây dung số 4 chi nhánh Bắc Ninh
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, điều kiện và trình độ quản lý
của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung .
Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung lại tại phòng tài chính kế toán của
Công ty .
Bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình tập trung , đảm bảo được sự lãnh đạo tập
trung thống nhất , đối với công tác kế toán kiểm tra sử lý và cung cấp thông tin kế toán
một cách kịp thời , chính xác giúp cho sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty đối với
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh . Đặc biệt trong những năm gần đây Công ty đã
ứng dụng hệ thống phần mềm kế toán vào sản xuất , nên việc tính toán của Công ty rất
chính xác và thuận tiện trong việc phân công và chuyên môn hoá công việc đối với nhân
viên kế toán, nâng cao trình độ nghiệp vụ và sử dụng phương tiện tin học trong công tác
kế toán , nâng cao hiệu suất công tác kế toán .
Việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kế toán trong công tác quản lý ở Công ty
do bộ máy kế toán đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng . Cơ cấu và
chức năng của từng nhân viên phòng kế toán như sau:
Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của Công ty



Kế toán
trư
ởng

Phó phòng kế
toán,
kiêm k

ế toán
Kế toán Kế toán









- Trưởng phòng kế toán (Kế toán trưởng): Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các
công việc do nhân viên kế toán thực hiện . Đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc,
cấp trên và nhà nước về các thông tin kế toán .
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp , kế toán TSCĐ theo dõi tình hình
tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ hàng ngày, nhập các chứng từ gốc vào máy vi tính ,
tập hợp chi phí sản xuất phát sinh đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm , tiến hành
tổng hợp số liệu để ghi sổ cái và lập báo cáo tài chính gửi các cấp có thẩm quyền .
- Kế toán thanh toán , ngân hàng : Theo dõi tình hình tiêu thụ và công nợ với
người mua , người bán , tình hình nợ vay ngân hàng , thanh toán tiền vay, lãi tiền gửi ,
lãi tiền vay, viết phiếu thu , chi , séc , uỷ nhiệm chi
- Kế toán tiền lương , vật tư : Theo dõi nhập xuất vật tư , công cụ dụng cụ. Hàng
tháng tập hợp chi tiết nhập xuất nguyên vật liệu , tính lương và trích các khoản BHXH ,
BHYT , KPCĐ và lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm cho các đối tượng tập hợp .
- Thủ quĩ : Quản lý tiền mặt , phát lương cho cán bộ công nhân viên và các
khoản khác. Theo dõi tình hình thu, chi, tồn quĩ tiền mặt của Công ty.
2.2.1- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong Công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh được tập hợp
theo các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sử dụng máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung.



Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở công ty là phương pháp trực tiếp. Chi phí
sản xuất trực tiếp được tính toán và quản lý chặt chẽ, cụ thể cho từng công trình , hạng
mục công trình.
Việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tính tổng sản phẩm dễ dàng. Các chi phí được tập hợp hàng tháng theo từng
khoản mục và chi tiết cho từng đối tượng sử dụng. Vì vậy khi công trình hoàn thành, kế
toán chỉ cần tổng cộng chi phí sản xuất ở các tháng từ lúc khởi công cho tới khi hoàn
thành sẽ được gá thành thực tế của sản phẩm theo từng khoản mục chi phí. Các khoản
mục chi phí phát sinh ở Công ty được tiến hành tập hợp một cách cụ thể sau.
2.2.1.1- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại Công ty, chi phí vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn (60 % - 80%)và có vai trò
quan trọng trong giá thành sản phẩm. Do vậy việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm vật liệu là
một yêu cầu quản lý hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Xác
định được tầm quan trọng đó, Công ty luôn chú trọng tới việc quản lý vật liệu từ khâu
thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công ở
hiện trưòng.
Vật liệu ở Công ty bao gồm nhiều loại, chủ yếu là Công ty mua ngoài theo giá thị
trường. Điều này là tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Song nó đã gây khó
khăn cho công tác hạch toán khoản mục vật liệu. Bởi vì công trình xây dựng thường kéo
dài nên có nhiều biến động theo sự biến động cung cầu trên thị trường.
Đối với vật tư mua ngoài : khi đội có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công thì
các đội sẽ gửi hợp đồng mua vật tư, dự toán công trình kế hoạch cung cấp vật tư của
tháng hoặc quý trước hết về phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch căn cứ vào dự toán được
lập và kế hoạch về tiến độ thi công của từng công trình để lập kế hoạch cung cấp vật tư

và giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các đội công trình, ở từng công trình dựa vào
nhiệm vụ sản xuất thi công, kế hoạch cung cấp vật tư của Công ty (đội) cho công trình
và nhu cầu vật liệu trong từng giai đoạn thi công cụ thể, nên vật tư khi mua về thường
đem xuất dùng ngay, chủ nhiệm công trình ( hoặc đội trưỏng ) được phép uỷ quyền của
Công ty chủ động đi mua vật tư về nhập kho phục vụ cho nhu cầu thi công công trình.



Đối với công trình UBND tỉnh Bắc Giang do ông Nguyễn Đăng Thời làm chủ
nhiệm công trình nhập vật tư. Khi nhập kho , thủ kho công trình với người giao vật liệu
tiến hành cân đo đong đếm số lượng vật liệu nhập kho để lập phiếu nhập kho (Mẫu: 1a)
Theo yêu cầu thi công, chỉ huy trưởng công trình (chủ nhiệm công trình)căn cứ
khối lượng vật tư cần thiết sử dụng rồi lập phiếu yêu cầu cho các tổ trưởng tổ sản xuất
làm thủ tục lĩnh vật tư và được chỉ huy trưởng công trình ký, thủ kho tiến hành xuất
kho cho các đội xây dựng và lập phiếu xuất kho (Mẫu: 1b)
Phiếu nhập kho và phiếu xuất kho được lập thành 2 liên :1 liên thủ kho đội giữ để
theo dõi số lượng tại kho công trình, 1 liên gửi lên phòng tài vụ để thanh toán kèm theo
hoá đơn bán hàng của người bán và phiếu đề nghị thanh toán của chủ ( hoặc đội
trưởng) công trình để xin thanh toán.(Mẫu: 2)
Sau khi hoàn thành các thủ tục xem xét , xác nhận của kỹ thuật , kế toán trưởng và giám
đốc, kế toán thanh toán viết phiếu chi cho đối tượng được thanh toán.( Mẫu: 3)
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc về phiếu nhập xuất vật tư, hoá
đơn đòi tiền của khách hàng, bảng thanh toán kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung của
tháng theo điều kiện:
Nợ TK 621
Nợ TK 133 ( nếu có )
Có TK 331
Có TK 152
Trường hợp vật liệu sử dụng luân chuyển, CCDC phục vụ thi công, kế toán căn
cứ vào các chứng từ liên quan ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản:

Nợ TK 621
Nợ TK 133 ( nếu có )
Có TK 331
Có TK 153
Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chứng từ, hàng ngày kế toán ghi vào sổ cái
TK 621 theo từng chứng từ. Ngày cuối tháng, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí vật
liệu vào TK 154.



Nợ TK 154
Có TK 621
Và số liệu kết chuyển được ghi tiếp vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính
tổng cho từng công trình theo khoản mục chi phí vật liệu trong tháng.
Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ kế toán chi tiết - chi
phí NVLTT.
2.2.1.2- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
ở Công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh, chi phí nhân công chiếm trên dưới
10% trong giá thành sản phẩm. Do đó việc quản lý chi phí nhân công ở Công ty cũng là
một khâu quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí , hạ giá thành .
Hiện nay, Công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh số lao động trong biên chế
chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là để thực hiện những công việc quản lý kỹ thật đốc công
Còn lại đa số là lao động hợp đồng và Công ty tiến hành khoán gọn trong từng phần
việc. Đội trưởng và chủ nhiệm công trình là căn cứ vào yêu cầu tiến độ thi công và công
việc thực tế để tiến hành giao khoán cho các tổ sản xuất.
Khoản mục nhân công ở Công ty bao gồm các bộ phận:
- Tiền lương các tổ sản xuất của Công ty.
- Tiền lương công nhân thuê ngoài.
Việc hạch toán thời gian lao động được tiến hành theo từng loại công nhân viên
chức, theo từng công việc được giao và theo từng hạng mục công trình, từng đối tượng

hạch toán chi phí và tính giá thành.
Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục nhân công là các bản chấm công đối với
những công việc tính lượng theo thời gian như: quản lý kỹ thuật, đốc công Bảng chấm
công cho biết rõ ngày làm việc thực tế, số ngày ngừng vắng, của từng người. Căn cứ
này sau khi được kiểm tra, xác nhận ở tổ, đội sản xuất, các ban , phòng được chuyển về
phòng lao động tiền lương, ghi chép, theo dõi. Sau đó chuyển về phòng kế toán làm cơ
cấu tính lương và phân bổ chi phí tiền lương vào các khoản chi phí có liên quan.



Còn đối với việc hạch toán khối lượng công việc giao khoán và tiền lương thì chứng
từ ban đầu để hạch toán khối lượng công việc giao khoán là sử dụng hợp đồng làm
khoán.
Hợp đồng làm khoán có thể được ký theo từng phần công việc hay tổ hợp công việc,
giai đoạn công việc được dự toán theo hạng mục công trình hay toàn bộ.
Tuỳ theo tính chất công việc, quy mô của công trình nhận khoán mà thời gian thực
hiện hợp đồng làm khoán gói gọn trong một tháng hay kéo dài một vài tháng.
Trên hợp đồng làm khoán phải ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình, họ tên tổ
trưởng, nội dung công việc giao khoán, đơn vị tính, khối lượng đơn giá, thời gian giao
và hoàn thành, chất lượng đạt và thành tiền Khi công việc hoàn thành phải có biên bản
nghiệm thu, bàn giao với sự tham gia của thành viên giám sát kỹ thuật bên A, giám sát
kỹ thuật bên B chủ nhiệm công trình và các thành viên khác. Riêng đơn vị hợp đồng
làm khoán với bên ngoài, khi các đội ký hợp đồng phải thông qua Công ty, trên hợp
đồng phải có chữ kỹ của giám đốc. Khi kết thúc công việc, phải có biên bản thanh lý
hợp đồng giao thầu . Công ty sẽ thanh toán cho bên nhận khoán theo phương thức thoả
thuận trước.
Tổ trưởng các đội tiến hành chấm công và chia lương cho từng người ở mặt sau
của hợp đồng làm khoán và gửi về đội. Chủ nhiệm công trình chấm công vào bản chấm
công, hợp đồng làm khoán để tổng hợp, phân loại theo từng công trình và cuối tháng
gửi về phòng tài chính- kế toán Công ty. Tiền công phát sinh ở công trình nào được

hạch toán trực tiếp vào cho công trình đó.
Cuối tháng, dựa vào bản chấm công, hợp đồng làm khoán do chủ nhiệm công
trình ( hoặc đội trưởng) gửi lên. Kế toán phân loại , tổng hợp theo từng công trình,
HMCT và ghi vào sổ Nhật ký chung theo định khoản:
Nợ TK 622
Có TK 334
Đến cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công vào TK 154 theo định khoản:
Nợ TK 154
Có TK 6232

×