Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Đặc điểm sinh sản của cá docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.37 KB, 3 trang )

Đặc điểm sinh sản của cá



Sinh sản là đặc trưng cơ bản của sinh vật (cá) nhằm tạo ra thế hệ mới duy trì và
phát triển nòi giống, là hoạt động sống thể hiện cao nhất sự thích nghi với điều
kiện môi trường sống.

1.Phần lớn cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài ở môi trường nước
Bên cạnh hầu hết các loaì cá đẻ trứng thụ tinh ngoài thì co một số loài đẻ ra con, có
loài có thể lưỡng tính, có loài noãn thai sinh nhưng những trường hợp này không
phải là phổ biến.2. Tuổi thành thục của cá
Tuổi thành thục là tuổi nhỏ nhất trong đời (lần đầu tiên) cá có sản phẩm sinh dục
thành thục. Nó mang theo đặc tính loài và đặc điểm điều kiện sống.
Thông thường, trong cùng một vùng địa lý, những loài cá có kích thước lớn thì có
tuổi thành thục cao hơn cá có kích thước nhỏ. Cùng loài cá nhưng ở những vĩ độ
khác nhau thì tuổi thành thục khác nhau.


3. Sự sinh sản của cá thể hiện tính mùa vụ rất cao
Sự biến đổi khí hậu mùa trong năm, kéo nhau những biến đổi điều kiện môi
trường(thúc ăn, lượng mưa nắng, mực nước,…). Những biến đổi đó đã tạo cơ sở
hình thành các nhịp sinh học, các mùa sinh học. Trong môi trường nước, các mùa
sinh học có thể là sự phát triển của các nhóm sinh vật, mùa vỗ béo, mùa di cư, mùa
sinh sản…Trong đó,cá là động vật biến nhiệt, cũng tuân theo các quy luật đó.
Trong tự nhiên cá sinh sản theo mùa, có mùa chính và mùa phụ.
Trải qua quá trình lịch sử hình thành, vận động và phát triển, các loài cá đã thích
nghi cao đọ với điều kiện sống, thể hiện sự thích nghi cao nhất là quá trình sinh sản
của cá. Nhưng biến đổi của điều kiên môi trường theo quy luật mùa đã hình thành
nên tập tính sinh sản theo mùa của cá. Cá sẽ sinh sản vào những thời điểm, những
mùa có điều kiện môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của phôi và cá


con. Yếu tố môi trường chi phối nhiều đến các giai đoạn này là thức ăn cho ấu
trùng cá, nhiệt độ cho phát triển phôi. Do đặc tính đó mà ở nước ta, mùa vụ sinh
sản của cá không đồng nhất ở hai miền Nam – Bắc. Ở miền bắc, cá tập trung sinh
sản vào cuối mùa xuân, đầu hè (tháng 3,4). Ở miền Nam (Đồng bằng sông Cửu
Long) cá tập trung sinh sản vào đầu mùa mưa (tháng 5). Tuy nhiên đặc tính khí hậu
nhiệt đới của nước ta nên vào những tháng khác (mùa khác) vẫn thấy cá sinh sản (
nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long) nhưng đó không phải là mùa sinh sản
chính, năng suấ và hiệu quả sinh sản không cao. Tiêu biểu trong các loài cá nuôi có
thời gian sinh sản kéo dài trong năm là: cá chép, cá rô phi, cá lóc,…
4. Cá có sức sinh sản cao
Sức sinh sản của cá được tính bằng lượng trứng được đẻ ra của mộit cá thể(sức
sinh sản tuyệt đối) hoặc một đơn vị khối lượng cơ thể (sức sinh sản tương đối). So
với động vật có xương sống khác thì cá có sức sinh sản cao nhất. Do đặc tính đẻ
trứng, thụ tinh ngoài ở môi trường nước, mức độ hao hục của phôi, ấu trùng cao
nên sức sinh sản cao của cá là biểu hiện sự thích ứng cao với điều kiện môi trường
sống.
Sức sinh sản của cá phụ thuộc vào điều kiện sống(nhất là điều kiện sinh dưỡng và
điều kiện nhiệt độ) mang theo đặc tính loài rõ rệt. Những loài cá đẻ trứng kích
thước lớn có bảo vệ trứng thì có sức sinh sản thấp hơn. Những loài cá có trứng nhỏ
lượng noãn hoàng ít thì có sức sinh sản cao. Những loài cá không bảo vệ trứng,
không bảo vệ con thì có sức sinh sản cao hơn những loài có bảo vệ trứng, chăm sóc
con.
Đặc điểm sinh sản của cá, Nguồn: MeeKông Fish.

×