Phòng GD&ĐT Đại Lộc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn : Công nghệ Lớp : 7
Người ra đề : Phan Thị Mỹ Dung
Đơn vị : THCS Võ Thị Sáu
A. MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TỔNG
Số câu Đ
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Đại cương về kĩ
thuật chăn nuôi
Câu-Bài
C1- C2,C8 3
Điểm
0,5 1 1,5
Quy trình sản
xuất và bảo vệ
môi trường trong
chăn nuôi
Câu-Bài
C3-C9 C4C6C7 C11 6
Điểm
1 1,5 0,5 3
Đại cương về kĩ
thuật nuôi thủy
sản
Câu-Bài
C12C13- C14 3
Điểm
1 0,5 1,5
Quy trình sản
xuất và bảo vệ
môi trường trong
nuôi thủy sản
Câu-Bài
1 2 2
Điểm
1 2 3
Kĩ thuật gieo
trồng và chăm sóc
rừng
Câu -Bài
C5 C10 2
Điểm
0,5 0,5 1
TỔNG
Số câu
6 7 1 1
1
16
Điểm
3 3,5 1 0,5 2 10
B. NỘI DUNG ĐỀ
Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A,B,C,D đứng trước câu chọn đúng:
1. Phương pháp nào sau đây thuộc sản xuất thức ăn giàu protein ?
A. Luân canh gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.
B. Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm
C. Tận dụng đất vườn, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.5
D. Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc đỗ.
2. Thức ăn ủ xanh đạt tiêu chuẩn nào sau đây là thức ăn có chất lượng tốt:
A. Màu vàng xanh, mùi thơm, có độ pH = 4 – 5.
B. Màu đen, mùi thơm, có độ pH < 4.
C. Màu vàng lẫn xám, mùi thơm, có độ pH > 5.
D. Màu vàng xanh, mùi thơm, có độ pH < 4.
3. Chuồng nuôi có vai trò:
A. Tránh những thay đổi của thời tiết.
B. Hạn chế tiếp xúc mầm bệnh, thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.
C. Quản lí tốt đàn vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi.
D. Tất cả các nội dung trên.
4. Khi xây dựng chuồng nuôi, người ta thường chọn hướng:
A. Đông – Bắc. B. Tây. C. Đông – Nam hoặc Nam. D. Tây – Nam.
5, Thời gian gieo hạt cây rừng ở miền Trung là:
A. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau. B. Tháng 2 đến tháng 3
C. Tháng 1 đến tháng 2 D. Tháng 3 đến tháng 4
6. Vệ sinh trong chăn nuôi có vai trò:
A. Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra. B. Bảo vệ sức khỏe vật nuôi.
C. Nâng cao năng suất chăn nuôi. D. Tất cả ba nội dung trên.
7. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn mang thai là:
A. Nuôi thai ; tiết sữa nuôi con ; nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng.
B. Nuôi cơ thể mẹ ; tiết sữa nuôi con ; hồi phục cơ thể mẹ.
C. Nuôi cơ thể mẹ ; tiết sữa nuôi con ; chuẩn bị cho tiết sữa nuôi con.
D. Nuôi thai ; nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng ; chuẩn bị tiết sữa nuôi con.
8. Thức ăn nào sau đây thuộc thức ăn giàu gluxit?
A. Có hàm lượng gluxit 24,59%. B. Có hàm lượng gluxit 72,6%.
C. Có hàm lượng gluxit 6,3%. D. Có hàm lượng gluxit 11,64%.
9. Thế nào là vật nuôi bị bệnh?
A. Khi chức năng sinh lý của cơ thể hoặc bộ phận cơ thể rối loạn.
B. Khả năng thích nghi của cơ thể đối với điều kiện ngoại cảnh bị hạn chế.
C. Sự rối loạn chức năng sinh lý của cơ thể do những tác nhân trực tiếp gây nên.
D. Tất cả 3 yếu tố trên.
10.Tạo lỗ trong hố đất , đặt cây vào lỗ trong hố , lấp đất kín gốc, nén đất, vun gốc là
những công việc của quy trình nào?
.A. Đào hố đất B. Trồng cây con có bầu
C. Trồng cây con rễ trần D. Gieo hạt
11. Những căn cứ nào sau đây để nhận biết bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi ?
A. Do vi sinh vật gây ra ; không lây lan nhanh ; không thành dịch.
B. Không phải do vi sinh vật gây ra ; lây lan thành dịch ; làm chết nhiều vật nuôi.
C. Do vi sinh vật gây ra ; lây lan thành dịch ; làm chết nhiều vật nuôi.
D. Không phải do vi sinh vật gây ra ; không lây lan thành dịch ; không làm chết nhiều vật
nuôi.
12. Nhiệm vụ nào sau đây không phải nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta?
A. Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.
B. Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn để cung cấp thức
ăn cho chăn nuôi.
C. Cung cấp thực phẩm tươi sạch.
D. Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản.
13. Những tính chất nào sau đây thuộc tính chất lý học của nước nuôi thủy sản:
A. Nhiệt độ ; độ pH ; độ trong.
B. Nhiệt độ ; độ pH ; màu nước.
C. Nhiệt độ ; các khí hòa tan ; màu nước.
D. Nhiệt độ ; độ trong ; màu nước.
14. Nhóm thức ăn nào sau đây thuộc nhóm thức ăn tự nhiên:
A. Ốc, tảo, rong, giun, cỏ voi.
B. Tảo, ốc, rong, phân hữu cơ.
C. Rong, ốc, tảo, phân vô cơ.
D. Ốc, rong, tảo, cám.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 3 điểm )
1. Nêu tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá. (1điểm)
2. Trình bày một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.( 2
điểm)
C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 7 điểm )
Mỗi câu 0,5 điểm.
1.B ; 2.D ; 3.D ; 4.C ; 5.C ; 6.D ; 7.D ; 8.B ; 9.D ; 10.C ; 11.C ; 12.B ; 13.D ; 14.A.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm)
1.(1 điểm)Nêu tóm tắt biện pháp chăm sóc:
- Thời gian cho ăn: 0,5 điểm.
- Cho ăn: 0,5 điểm
2. (2 điểm) Nêu đủ 4 nguyên nhân: Mỗi nguyên nhân: 0,5 điểm.