Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN môn tiếng anh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.51 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực
trong cuộc sống và nó được coi là ngơn ngữ quốc tế. Vì thế, việc học và sử dụng
tiếng Anh ngày càng tăng. Ở Việt Nam, tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan
trọng và cũng là mơn ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Việc học ngoại
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ở các trường đã được chú trọng hơn rất
nhiều. Vậy làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học là một
nhu cầu thiết yếu không chỉ đối với người học, đặc biệt là đối với người đang
trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh.
Trước đây, việc giảng dạy ngôn ngữ chủ yếu chú trọng vào cấu trúc câu và
ngữ pháp. Người học tiếng Anh thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng
nắm vững các quy tắc về ngữ pháp và cấu trúc câu tiếng Anh. Môi trường học
tập chủ yếu là môi trường lấy người dạy làm trung tâm.
Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của xã hội, phương pháp dạy học cũng
thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu sử dụng thành thạo các kỹ năng tiếng Anh
ngày càng tăng. Chính nhu cầu này đã tạo ra đòi hỏi cao về chất lượng giảng
dạy, cũng như về các nguồn và tài liệu phục vụ giảng dạy ngơn ngữ. Chính vì
thế, phương pháp dạy ngoại ngữ hiện nay đã chuyển từ lấy người dạy làm trung
tâm sang lấy người học làm trung tâm. Ở đó, người học được giao tiếp trong các
hoạt động cụ thể, được làm việc theo cặp, hay theo nhóm nhỏ để thực hiện các
cơng việc cụ thể. Người học có cơ hội được bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của
mình. Để các giờ dạy đạt chất lượng tốt, tạo cho học trị thực sự hứng khởi khi
tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương
pháp độc đáo, hấp dẫn.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp
dụng trong quá trình dạy ngoại ngữ. Học tiếng Anh qua hoạt động trải nghiệm
sáng tạo được coi là một trong những điểm nhấn của đổi mới căn bản và toàn
diện hiện nay.
Đặc trưng cơ bản của hoạt động trải nghiệm là đặt học sinh trong môi
trường học tập đa dạng, học đi đơi với hành, học từ chính hành động của học


sinh. Điều này phù hợp với chủ trương đổi mới chương trình giáo dục và sách
giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh hiện nay
đó chính là lí do tơi chọn đề tài cho sáng kiến của mình "Phương pháp tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tiếng Anh 9".
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trước tình hình thực tế cũng như thực trạng của việc dạy và học tiếng Anh
tại trường Trung học cơ sở tôi đang công tác. Tôi quyết định chọn đề tài này với
mục đích:
1

1


- Học sinh được trực tiếp tham gia các hoạt động trong và ngồi nhà
trường, điều này kích thích và phát triển sự sáng tạo của học sinh giúp các em tự
hình thành năng lực cho mình.
- Khơi dậy niềm khao khát tham gia vào các hoạt động tìm hiểu, khám phá,
thử nghiệm của học sinh.
- Giúp học sinh chủ động thực hiện các hoạt động học tập.
- Tạo điều kiện cho học sinh vừa học, vừa chơi.
- Giúp các em tái hiện, hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng nhất.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với quỹ thời gian và khả năng hạn chế, nghiên cứu này chỉ điều tra sự năng
động của học sinh lớp 9 ở trường Trung học cơ sở tôi đang công tác.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tiếng
Anh 9.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: học sinh khối 9 tại trường Trung học cơ

sở tôi đang công tác, tỉnh Quảng Trị.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực tế gồm các phương pháp: quan sát, điều tra,
phân tích, trao đổi, thống kê, tổng hợp, so sánh, tổng kết rút kinh nghiệm.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu
Đối với các tiết học Tiếng Anh ở khối 9 ở trường trường Trung học cơ sở
nơi tôi đang công tác.
6.2. Kế hoạch nghiên cứu
Đề tài đưa vào nghiên cứu từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021.

2

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là gì?
a. Khái niệm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong
đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được
tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình,
nhà trường cũng như ngồi xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó
phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng
tạo của cá nhân mình.
b. Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Bước 2: Xây dựng nội dung bài học
Bước 3: Xác định mục tiêu hoạt động
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học


Bước 5: Học sinh hoàn thiện sản phẩm
Bước 6 : Các nhóm trình bày sản phẩm
Bước 7: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.
c. Các giải pháp
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp sắm vai
- Phương pháp tổ chức trị chơi
- Phương pháp làm việc nhóm
1.2. Cơ sở lý luận

Giáo dục đang trong giai đoạn cải cách, thay sách giáo khoa điều đó đồng
nghĩa với việc sử dụng các phương pháp mới trong quá trình dạy và học.
Trong thực tế có rất nhiều phương pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp, trải
nghiệm sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên khơng ít giáo viên thường sử dụng
phương pháp dạy học trong đó chỉ dừng lại những nội dung đã được thiết kế sẵn
trong sách giáo khoa, ít sáng tạo trong việc thiết kế thêm nội dung bài dạy,
không gây nhiều hứng thú cho học sinh, đặc biệt chưa tạo cơ hội cho học sinh
được thực tế trải nghiệm.

3

3


Để thực hiện thành cơng chương trình sách giáo khoa mới nói chung và
sách Tiếng Anh lớp 9 nói riêng, việc rèn luyện các kỹ năng cần được chú trọng
đặc biệt là kĩ năng thực hành, trải nghiệm.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Về phía giáo viên:

- Việc tổ chức giờ dạy trải nghiệm của giáo viên cịn gặp nhiều khó khăn,
phần lớn các thầy cơ cịn lúng túng trong việc xác định tiến trình, nội dung bài
dạy.
- Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm hay bài giảng mẫu để học hỏi kinh
nghiệm.
Về phía học sinh:
- Học sinh vùng miền núi cũng gặp nhiều khó khăn khi tìm kiến thơng tin:
Học sinh khơng có tài liệu tham khảo…
- Nhiều học sinh cịn chưa nhiệt tình khi tham gia các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo
Nhìn chung các tiết dạy trải nghiệm sáng tạo của cả thầy và trị đều đang
trong q trình “trải nghiệm” tìm tịi để có được những tiết học đúng nghĩa.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Thuận lợi
Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng
cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thơng;
hướng dẫn tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các địa chỉ qua một số môn học
và hoạt động giáo dục ở các cấp học phổ thông.
Một số hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã được đa số các trường chú ý
thực hiện trong khuôn khổ và yêu cầu của Phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường phổ thông đã
bước đầu làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống”, mặc dù mức độ hiểu biết có
khác nhau.
Giáo dục kỹ năng sống từ nhà trường cũng như qua các phương tiện thông
tin đại chúng đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh
học sinh.
Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống đã bước đầu được thực hiện trong
một số môn học, thông qua hoạt động ngoại khóa và các hoạt động trải nghiệm
với nội dung khá đa dạng.


4

4


2.2. Khó khăn, hạn chế
Khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống, giáo viên cịn gặp nhiều khó khăn,
lúng túng (chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ
thể,…). Tổ chức giáo dục kỹ năng sống có những đặc thù riêng khác với các
hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong mơn học mà
cịn thơng qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc
bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện.
Giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà khơng hoặc ít
quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
3.1. Các giải pháp
3.1.1. Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư
duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh. Các em được đặt trong tình huống
có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ
năng và phương pháp.
Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phương pháp giải quyết vấn
đề thường được vận dụng khi học sinh phân tích, xem xét và đề xuất những giải
pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.
Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Nhận biết vấn đề
Trong bước này giáo viên cần phân tích tình huống đặt ra giúp học sinh
nhận biết được vấn đề đạt yêu cầu, mục đích đặt ra. Do đó, vấn đề ở đây cần
được trình bày rõ ràng, dễ hiểu đối với học sinh.

Bước 2: Tìm phương án giải quyết
Để tìm ra các phương án giải quyết vấn đề, học sinh cần so sánh, liên hệ
với cách giải quyết vấn đề tương tự hay kinh nghiệm đã có cũng như tìm
phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp,
hệ thống hóa để xử lí ở giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc khơng tìm
được phương án giải quyết thì cần quay trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra
lại và hiểu vấn đề.
Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
Giáo viên cần quyết định phương án giải quyết vấn đề, khi tìm được phải
phân tích, so sánh, đánh giá xem có thực hiện được việc giải quyết vấn đề hay
khơng. Nếu có nhiều phương án giải quyết thì cần so sánh để xác định phương
án tối ưu. Nếu các phương án đã đề xuất mà khơng giải quyết được vấn đề thì
tìm kiếm phương án giải quyết khác. Khi quyết định được phương án thích hợp
là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề.
3.1.2. Phương pháp sắm vai
5

5


Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành cách ứng xử, bày
tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý
nghĩ sáng tạo của các em. Sắm vai thường khơng có kịch bản cho trước mà học
sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây là phương pháp giúp học sinh
suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà
các em quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất của
phương pháp này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó.
Mục đích của phương pháp trên khơng phải chỉ ra cái cần làm mà bắt đầu
cho một cuộc thảo luận. Để bắt đầu cho một cuộc thảo luận thú vị người sắm vai
nên làm một cái gì đó sai, hoặc phải thực hiện nhiệm vụ vơ cùng khó khăn. Nếu

người sắm vai làm đúng mọi chuyện thì chẳng có gì để thảo luận.
Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng
giao tiếp cho học sinh. Thông qua sắm vai, học sinh được rèn luyện, thực hành
những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong mơi trường an tồn trước khi thực
hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ
thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một vấn đề hay đối tượng
nào đó.
3.1.3. Phương pháp trị chơi
Đặc thù của trò chơi:
Trò chơi được giới hạn bởi khơng gian và thời gian, có qui
tắc tổ chức (luật chơi do nội dung chơi quy định). Đặc thù này
sẽ quy định quy mô, số lượng người chơi, điều kiện, vật chất,
cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức
và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau
của người chơi.
Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị trò chơi
- Xác định đối tượng và mục đích của trị chơi
- Cử người hướng dẫn chơi.
- Thơng báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến học
sinh.
- Phân cơng nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để
chuẩn bị điều kiện
phương tiện (lực lượng; phục trang như quần áo, khăn, cờ;
còi; phần thưởng) cho cuộc chơi.
Bước 2: Tiến hành trò chơi
- Ổn định tổ chức, bố trí đội hình: tùy từng trị chơi, địa điểm
tổ chức, số lượng người chơi mà giáo viên bố trí đội hình,
phương tiện cho phù hợp, có thể theo hàng dọc, hàng
ngang, vòng tròn hay chữ U,....

6

6


- Giáo viên xác định vị trí cố định hoặc di động sao cho mọi
khẩu lệnh các em đều nghe thấy, các động tác HS quan sát,
thực hiện được, ngược lại bản thân giáo viên phải phát hiện
được đúng, sai khi các em chơi.
- Giáo viên giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ
hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, bao gồm các nội dung sau:
Thông báo tên trị chơi, chủ đề chơi; Nêu mục đích và các
u cầu của trị chơi; Nói rõ cách chơi và luật chơi.
- Giáo viên hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kỹ,
chính xác để đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm....
Bước 3: Kết thúc trò chơi
- Đánh giá kết quả trị chơi: Giáo viên cơng bố kết quả cuộc
chơi khách quan, cơng bằng, chính xác giúp học sinh nhận thức
được ưu điểm và tồn tại để cố gắng ở những trị chơi tiếp theo.
- Động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em,
tuyên
dương,
khen
ngợi, tạo khơng khí vui vẻ, phấn khởi và để lại những ấn tượng
tốt đẹp trong tập thể học sinh về cuộc chơi.
- Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện,
vệ sinh khu vực tổ chức trò chơi,…)
3.1.4. Phương pháp làm việc nhóm
a) Thiết kế các nhiệm vụ địi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau
Có một số cách sau đây để tạo ra sự phụ thuộc giữa học sinh trong nhóm

với nhau như: Yêu cầu học sinh chia sẻ tài liệu; Tạo ra mục tiêu nhóm; Cho
điểm chung cả nhóm; Cấu trúc nhiệm vụ như thế nào để học sinh phụ thuộc vào
thông tin của nhau; Phân công các vai trị bổ trợ và có liên quan lẫn nhau để thực
hiện nhiệm vụ chung của nhóm, từ đó tạo ra sự phụ thuộc tích cực.
b) Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng làm việc nhóm
của học sinh
Đưa ra nhiệm vụ phù hợp với khả năng và đảm bảo thời gian cho học sinh
tham gia đầy đủ nhưng không bắt chúng chờ đợi quá lâu để được khuyến khích
hay nhiệm vụ quá nặng nhọc;
c) Phân cơng nhiệm vụ cơng bằng giữa các nhóm và các thành viên
Giáo viên cố gắng xây dựng nhiệm vụ như thế nào để mỗi thành viên trong
nhóm đều có cơng việc và trách nhiệm cụ thể, từ đó tạo ra vị thế của họ trong
nhóm, lớp. Muốn vậy, các nhiệm vụ phải được thiết kế cụ thể, giao việc rõ ràng
và mỗi thành viên phải tiếp nhận nhiệm vụ đó, có trách nhiệm giải quyết vì tập
thể, nhóm.
d) Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân
7

7


- Giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm;
- Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng cũng như người đại diện nhóm báo
cáo;
- Sử dụng quy mơ nhóm nhỏ, đặc biệt với nhiệm vụ chung có tính chất tìm
hiểu, thu thập tư liệu hoặc các nhiệm vụ thực hành, thí nghiệm;
- Đánh giá mức độ tham gia của cá nhân đối với kết quả cơng việc của
nhóm hoặc u cầu mỗi học sinh hồn thành cơng việc trước khi làm việc nhóm.
e) Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau
Có nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc như:

- Hình thành nhóm theo nhiệm vụ;
- Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên (đếm theo số thứ tự
tương đương với số nhóm muốn hình thành.
- Phân chia nhóm theo bàn hay một số bàn học gần nhau, hoặc dùng đơn vị
tổ của học sinh để làm một hay một số nhóm, theo giới, mức độ, thói quen làm
việc, khả năng của học sinh;
- Một vài người lại thích để học sinh tự chọn, tuy nhiên, điều này thích hợp
nhất đối với những lớp ít học sinh, những lớp mà các em đã biết rõ về nhau.
g) Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm
Giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:
1. Chuẩn bị cho hoạt động:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, đề xuất vấn đề, xác định mục tiêu,
nhiệm vụ, cách thực hiện và lập kế hoạch; tự lựa chọn nhóm theo từng nội dung;
phân cơng nhóm trưởng và các vai trò khác cho từng thành viên;
- Chú trọng phát triển học sinh vào một số kĩ năng làm việc nhóm cần thiết
cho hoạt động (chọn 2 - 3 kĩ năng để nhấn mạnh): giải thích sự cần thiết; làm rõ
khái niệm và cách thể hiện; tạo ra tình huống để luyện tập; tổ chức cho học sinh
tự nhận xét, đánh giá; yêu cầu học sinh thể hiện các kĩ năng đó trong hoạt động.
2. Thực hiện:
- Giáo viên quan sát, nắm bắt thông tin ngược từ học sinh xem các nhóm có
hiểu rõ nhiệm vụ khơng?, có thể hiện kĩ năng làm việc nhóm đúng khơng? ...
- Giúp đỡ những nhóm vận hành đúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau một cách tích cực;
- Khuyến khích, động viên các nhóm hoặc cá nhân làm việc tốt;
3. Đánh giá hoạt động:
- Lôi cuốn học sinh nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm,
mức độ tham gia của từng thành viên;

8


8


- Gợi mở cho học sinh phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên
trong nhóm, thể hiện các kĩ năng làm việc nhóm;
- Điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đánh giá đúng sự cố gắng của từng nhóm,
chú trọng phân tích những kĩ năng làm việc nhóm mà học sinh đã thể hiện;
- Đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các kĩ năng
làm việc nhóm (cái gì đã làm tốt, cần rèn luyện thêm và rèn luyện như thế nào).
Chính vì vậy đầu ra của hoạt động trải nghiệm sáng tạo khá đa dạng và khó
xác định mức độ chung, nhất là khi nó lại ln gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang
tính chủ quan cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân
hóa.
Để làm rõ sáng kiến: Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong dạy học tiếng Anh 9, tôi xin vận dụng vào 1 tiết dạy cụ thể:
1.Tiêu đề: “Traditional Villages”
2.Mục đích của chủ đề: “Traditional Villages” nhằm nâng cao kĩ năng
giao tiếp, thuyết trình, biểu cảm, hoạt động tập thể,… Học sinh sử dụng kiến
thức của mình về từ vựng, cấu trúc trong tiếng Anh đã học để miêu tả về làng
nghề truyền thống ở Việt Nam về phương diện nguồn gốc, lịch sử, cách làm các
sản phẩm truyền thống và nét đặc trưng của sản phẩm. Đặc biệt học sinh có thể
hiểu được văn hóa truyền thống của Việt Nam, phát triển năng lực tự học, giải
quyết vấn đề tự lĩnh hội kiến thức, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng giao tiếp
(listening, reading, speaking, writing) bằng tiếng Anh, kĩ năng phối hợp, kĩ năng
trình bày và kĩ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin. Hoạt động của chủ đề này
giúp học sinh biết tơn trọng văn hóa truyền thống của Việt Nam cũng như văn
hóa truyền thống của các nước trên thế giới.
3. Thời gian thực hiện
Sau khi học xong “Unit 1: Local environment” giáo viên giao nhiệm vụ
cho học sinh tìm hiểu về làng nghề truyền thống và mô tả về chúng. Giáo viên

chia học sinh thành bốn nhóm, mỗi nhóm gồm 9 em và yêu cầu học sinh chuẩn
bị và thực hiện nhiệm vụ của mình trong vịng 2 tuần, cụ thể như sau:
Tuần 1: Học sinh nghiên cứu thông qua các nguồn tư liệu khác nhau như
sách, báo, internet,… để xây dựng ý kiến (giáo viên có thể giúp đỡ nếu cần
thiết).
Tuần 2: Học sinh được giao thực hiện nhiệm vụ, tìm nguyên vật liệu, thiết
kế sản phẩm và hướng trình bày sản phẩm.
4. Thiết bị và nguồn
Yêu cầu học sinh chuẩn bị giấy trắng A4, A0, giấy màu, bút chì, bút tơ
màu, sản phẩm của các làng nghề truyền thống…đảm bảo tất cả sẳn sàng.
Giúp học sinh sắp xếp máy tính, laptop có trang bị internet để tìm kiếm
thơng tin.
5. Hình thức cơng việc
9

9


Chia học sinh thành nhóm 4 nhóm, mỗi nhóm từ 8 - 9 em theo cấp độ
tiếng Anh, thuận lợi, phối hợp tốt.
Cung cấp hướng dẫn cách thực hiện nhiệm vụ trong số các thành viên và
kiểm tra những gì được yêu cầu một cách chính xác.
Group 1:
. To search the information about Bat Trang Pottery Village
. Search for information about this thing (its origin/ history, location,
products, how to make it, its special features…)
Group 2:
. To search the information about Dong Ho Painting Village
. Do the task the same as the group 1.
. Search for information about this thing (its origin/ history, how to make it,

its special features…)
Group 3:
. To search the information about Non Nuoc Stone Carving Village
. Do the task the same as the group 1.
. Search for information about this thing (its origin/ history, how to make it,
its special features…)
Group 4:
. To search the information about Van Phuc silk Village
. Do the task the same as the group 1.
. Vocabularies, grammar through out the Unit 1 - English 9
6. Tìm kiếm thơng tin
Nhắc nhở học sinh ơn tập từ vựng, ngữ pháp qua Unit 1 English 9.
Yêu cầu học sinh viết từ khóa, cụm từ về làng nghề truyền thống lên giấy
A4 (học sinh làm vệc theo nhóm)
u cầu học sinh quan sát, tìm hiểu về nguồn gốc, cách làm sản phẩm
truyền thống và nét đặc trưng của từng sản phẩm.
Yêu cầu học sinh sử dụng từ khóa để tìm kiếm thơng tin liên quan về các
làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ, mỹ nghệ Non Nước, lụa Vạn
Phúc và gốm Bát tràng trên Internet.
7. Xử lý thông tin
Gợi ý học sinh sắp xếp từ khóa, từ liên quan theo bản đồ tư duy chẳng hạn
như nguồn gốc, nét đặc trưng, cách làm sản phẩm…
Nhắc nhở học sinh cẩn thận với thông tin liên quan nhằm diễn tả chúng
một cách rõ ràng, chính xác.
10

10


8. Trình bày sản phẩm

Yêu cầu tất cả học sinh trong nhóm cùng tường thuật và yêu cầu các
nhóm khác ghi chú khi nghe các nhóm trình bày rồi cho nhận xét.
Group 1: Introduce Bat Trang Pottery Village

5

History: Bat Trang name is formed from
the Le Dynasty, is the integration between
famous ceramic families of Bo Bat village
of Thanh and Nguyen family in Minh
Trang land.

How is Bat Trang Pottery Made? Following three steps. Firstly, they
have to make the product frame. To have a good frame, they have to choose
suitable clay to make it. Then, they will decorate and cover the product with
glazes. After being baked for 3 days and 3 nights, the product will be brought
out, classified, checked, and repaired if it has any mistakes.
Products: For daily household use (bows, cups, plates, pots, bottles…),
worshipping, or decoration purposes.
Group 2: Introduce Dong Ho Painting Village
Location: the left side of Duong
River, Dong Ho stood for centuries
making their unique art work. The families
of Nguyen Dang Che and Nguyen Huu
Sam both run their own galleries and
employ a number of workers.
What is Dong Ho Painting? Dong
Ho painting, or the full name of Dong Ho
folk wood carving, is a Vietnamese folk painting with origin from Dong Ho
village (Song Ho commune, Thuan Thanh district, Bac Ninh province).

Arts & Symbols: Dong Ho paintings are places for artists to reflect their
wishes for lucks and their perception of everyday life in the village. Common
themes that are found consistently include animals (which has good luck symbol
on them), everyday life (such as Jealous Fight or A Market Day), and folk tales
(Saint Giong or The Frog Teacher).
Group 3: Introduce Non Nuoc Stone Carving Village
History: This traditional trade village
has been in existence for nearly 200 years.
The village was established at the end of the
18th century.

11

11


Products: Non Nuoc stone carving Danang has a variety sizes, shapes
typical things like the buddha statues, the gods, lord of species subject to feng
shui mascot as dragons, unicorns, spleen ... or smaller retirement gift products,
stone jewelery as bracelet, necklace ...
Group 4: Introduce Van Phuc silk Village
Location: Sitting on the bank of Nhue
River, about 10km southwest of Hanoi Old
Quarter. At the age of more than 1,200
years, Van Phuc is proud to be the most
ancient silk village which provides the best
silk in Vietnam.
History: In Nguyen dynasty time, Van
Phuc silk was brought to Hue imperial citadel to make dress for royal members.
Between 1931 and 1932, Van Phuc silk was on display in international

exhibitions for the first time in Marseille, then Paris and was highly appreciated
and preferred by the French. From 1958 to 1988, Van Phuc silk mostly was
exported to Eastern European market, and since 1990, it has been known widely
in many countries all over the world.
Silk production: Van Phuc silk has been known for its smooth, light
weight, and elegant appearance. Today, to satisfy various demand for silk of the
market, Van Phuc silk producers have expanded their silk and garment goods
like embroidered silk, , wrinkled silk, double layers and more colors for silk
products.
9. Đánh giá sản phẩm
Yêu cầu mỗi học sinh đều đánh giá sản phẩm của mình và chia sẻ thơng tin,
cảm giác khi làm việc theo nhóm.
Đặt câu hỏi khi phần nào chưa rõ để giáo viên có thể giúp học sinh sâu
hơn về kiến thức cũng như nâng cao kĩ năng của học sinh.
Questions:
- What vocabulary have you used to describe traditional village?
- What difficulties have you faced?
- How have you overcome these difficulties?
Activity assessment form:
1. Individual evaluation: Each group member evaluates the contribution of
the other members in the group according to the corresponding levels 0,
1, 2, 3, 4.
Name of member
Level of contribution

12

12



2. Group evaluation: The whole group evaluates the contents of the other
groups by circling the corresponding levels A, B, C, D.
Conten Teamwork spirit
t

Work performance Group
discussion

Level

A

A

B

C

D

B

C

D

A

B


C

D

FORM FOR GROUP ASSESSMENT
Group: ………………………………………
Class: …………………………………………
Presentation

Structure of
report

Presentation/Reporting

Discussion/Answe
r

3

2

1

0

3

2

1


0

3

2

1

0

3

2

1

0

3

2

1

0

3

2


1

0

3

2

1

0

3

2

1

0

3

2

1

0

3


2

1

0

3

2

1

0

3

2

1

0

Total

(Circle the relevant mark related to level of assessment)
3.2. Kết quả thực hiện
Qua quá trình thực hiện "Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong dạy học tiếng Anh 9" đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục
hiện nay: Dạy học tích hợp kiến thực liên mơn, đổi mới hình thức dạy học,

thơng qua hoạt động trải nghiệm để tạo hứng thú cho học sinh, phát huy năng
lực phẩm chất, tính tích cực chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình tiếp
thu, lĩnh hội kiến thức, tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm và rèn các kĩ
năng cần thiết, trau dồi ngôn ngữ và kĩ năng sử dụng hiệu quả ngôn ngữ tiếng
Anh trong học tập, trong giao tiếp. Đã góp phần định hướng đổi mới phương
pháp, hình thức dạy học đáp ứng mục tiêu giáo dục của “Đề án Ngoại ngữ Quốc
gia đến năm 2022”.
Nhìn chung sáng kiến đã được tiến hành, thử nghiệm đúng quy trình,
có sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp và qua đó, tơi nhận thấy rằng cách làm
này thực sự có hiệu quả. Cụ thể:
- Học sinh tích cực chủ động sáng tạo, tự học, tự tìm hiểu.
- Nhiều em học sinh rụt rè, ít nói nay đã cởi mở hơn trong giao tiếp và
tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức.
- Giúp cho giáo viên tự mình phải nỗ lực cố gắng hơn nữa trong việc tìm
tịi, học hỏi đồng nghiệp, tự làm mới mình trong các bài đặc biệt là các tiết trải
nghiệm sáng tạo.
- Các tiết dạy học khơng cịn tẻ nhạt, khô khan mà trở thành những tiết
học bổ ích, lý thú.
13

13


Từ kết quả trên cho thấy hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
tiếng Anh là rất hữu ích và thiết thực. Sự thành công và chủ động của học sinh
trong các hoạt động là niềm động viên lớn với người thực hiện sáng kiến.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tiếng Anh là một

hoạt động sáng tạo và ý nghĩa, nhằm giúp học sinh có cơ hội vận dụng các kiến
thức được học vào thực tế, tham gia vào hoạt động này các em được thể hiện
năng khiếu bản thân, rèn luyện các kỹ năng sống, các em được thực hành. Hoạt
động đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho giáo viên và học sinh, giúp học sinh
thêm hứng thú và u thích bộ mơn Tiếng Anh.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tiếng Anh là hoạt
động giúp các em học sinh hiểu sâu sắc, toàn diện hơn các bài học trên lớp, đáp
ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện: “Học để biết, học để làm, học để cùng
chung sống và học để tự khẳng định mình”.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tiếng Anh là một
trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có ý nghĩa thiết thực, góp phần vào
việc đổi mới hoạt động dạy học của nhà trường, rèn các kĩ năng sống cần thiết
cho học sinh nhằm mục tiêu đào tạo ra những con người có chí hướng, có đạo
đức, có định hướng tương lai, có khả năng sáng tạo, biết vận dụng một cách tích
cực những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới
mọi người xung quanh.
2. Kiến nghị
Các hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất phong phú: hoạt động câu
lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các
hội thi, hoạt động giao lưu, …. Để giúp các em tổ chức tốt hoạt động trải
nghiệm sáng tạo thì sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là cha mẹ học sinh là vô
cùng quan trọng. Nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần chủ động đề xuất,
phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương; các các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những
nghệ nhân, những người lao động... cùng tham gia.
Trong thời gian nghiên cứu và bắt tay vào viết sáng kiến, đưa vào áp dụng
trong quá trình giảng dạy thực tế tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu trường, các đồng nghiệp của trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi
hồn thiện sáng kiến, tơi áp dụng sáng kiến này vào quá trình giảng dạy. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. Kính mong các cấp

lãnh đạo, góp ý chỉ đạo cho sáng kiến của tôi đạt hiệu quả cao hơn.

14

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Văn Vân và Nguyễn Thị Chi (2018), Tiếng anh 9, sách giáo viên
tập 1, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Hoàng Văn Vân và Lương Quỳnh Trang (2016), Tiếng anh 9, sách học
sinh tập 1, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Mạng Internet: www.google.com.vn
4. Nguyễn Thị Hồng (2016), Một số nội dung đổi mới giáo dục, đào tạo
của nước ta hiện nay, Tạp chí Dạy và học ngày nay, 5, 5-9.
5. PGS, TS. Đinh Thị Thoa và ThS. Nguyễn Hồng Kiên (2015), Tài liệu
tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
trường trung học, Bộ giáo dục và đào tạo.
6. Tưởng Duy Hải, Vương Hồng Hạnh, Phạm Quỳnh, Đào Thị Sáng và
Ngô Thị Thanh Thủy (2017), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy
học Tiếng Anh trung học cơ sở, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

15

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×