Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong triết học mác lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI:
“Vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong triết học Mác - Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và
việc học tập của sinh viên hiện nay”

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Phương

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 28 tháng 06 năm 2021


MỤC LỤC ĐỀ MỤC
Trang
MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Cơ sở lý luận vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản .......................................................................................................................
xuất trong triết học mác-lênin...................................................................3
1.1 Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất................................3
1.1.1 Lực lượng sản xuất..........................................................................3
1.1.2 Quan hệ sản xuất..............................................................................4
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
..........................................................................................................................4
2. Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực .
lượng sản xuất đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay 7
2.1 Ý nghĩa thực tiễn đối với cuộc sống...................................................7


2.2 Ý nghĩa thực tiễn đối với việc học tập của sinh viên..........................9
KẾT LUẬN.............................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................11


MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Theo dòng lịch sử, từ thời kỳ ngun thuỷ đến nay thì lồi người chúng ta
đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, đó là: thời kỳ công xã nguyên thuỷ, thời
kỳ chiếm hữu nô lệ, thời kỳ phong kiến, thời kỳ tư bản chủ nghĩa và thời kỳ
xã hội chủ nghĩa. Trong đó họ khơng ngừng lao động và sản xuất để có thể
đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ăn uống và các vắn đề khác nhau. Ở mỗi thời
kỳ thì họ lại có một hình thái sản xuất khác nhau.
Bất kì một quá trình sản xuất nào, tuy khác nhau về q trình sản xuất
nhưng lại có điểm trung là cần phải có các nhân tố về người lao động cùng các
tư liệu sản xuất nhất định. Trong đó các yếu tố về con người cùng tư liệu sản
xuất mà tơi muốn nói đến ở đây là lực lượng sản xuất. Nhưng đã lực lượng
sản xuất sẻ không thể tạo thành một q trình sản xuất hồn trỉnh khi thiếu
đến yếu tố quan hệ sản xuất. Như vậy, ở đây tơi muốn nói đến 2 yếu tố quan
trọng trong q trình sản xuất đó là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Mà hai vấn đề này là hai vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học
Mác-Lênnin. Đặt biệt tôi muốn hiểu xâu hơn về các vấn đề của lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội ngày nay có ý nghĩ như thế nào? Qua đó
tơi sẻ vận dụng các vấn đề ở trên để hiểu rỏ hơn về vấn đề biện chứng của triết
học Mác-Lênin đã đưa ra trong đời sống xã hội.
Từ những nhân tố trên tôi muốn làm rỏ hơn về vấn đề biện chứng của
lực lược sản xuất và quan hệ sản xuất nên tôi đả chọn chủ đề “Vấn đề biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong triết học Mác Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện
nay ”.
 Nội dung nghiên cứu

• Mục tiêu nghiên cứu
- Làm sáng tỏ cơ sở lí luận của vấn đề biện chứng giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất. - Tìm hiểu về
ý nghĩa của vấn đề.
- Đưa ra nhưng ứng dụng của vấn đề.
- Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan
1


hệ sản xuất.
• Phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên tơi cần tìm hiểu
những cơ sở lý luận của triết học Mác-Lênin về vấn đề biện chúng giữa lực
lượng sản xuất.
- Từ những cở sở lý luận trên, tôi sẻ ứng dụng vào thực tế để tìm
ra ý nghĩa của vấn đề đối vơi cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện
nay.
 Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài tiểu luận gồm 2 phần chính:
1. Cơ sở lý luận vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất trong triết học Mác-Lênin
2. Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay
1. Cơ sở lý luận vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất trong triết học mác-lênin
1.1 Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
1.1.1 Lực lượng sản xuất
Bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các nhân tố
thuộc về người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức,… của người lao
động) cùng các tư liệu sản xuất nhất định (như đối tượng lao động, công cụ

lao động, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất,… ). Tồn bộ các nhân tố
đó tạo thành lực lượng sản xuất của các quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất
biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nghĩa là trong quá trình
thực hiện sản xuất xã hội con người chinh phục tự nhiên bằng các sức mạnh
hiện thực của mình sức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát
trong khái niệm lực lượng sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện
trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất nói lên năng
lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo nên của cải cho xã hội
đảm bảo sự phát triển của con người.
2


Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành
sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của
con người. Như vậy, lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và
tính sáng tạo đó có tính lịch sử. Do đó, trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người: trình độ thủ
cơng của lực lượng sản suất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên thấp
hơn rất nhiều so với lực lượng sản xuất ở trình độ kỹ thuật cơng nghiệp và
công nghệ cao.
Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất, “người lao động” là nhân
tố giữ vai trị quyết định. Bởi vì, suy đến cùng thì các tư liệu sản xuất chỉ là
sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các
tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của người
lao động. Mặt khác, trong tư liệu sản xuất, nhân tố công cụ lao động là nhân
tố phản ánh rỏ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thể hiện tiêu
biểu trình độ con người trinh phục giới tự nhiên.
Lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất
của quá trình sản xuất; khơng một q trình sản xuất hiện thực nào có thể diễn
ra nếu thiếu một trong hai yếu tố là người lao động và tư liệu sản xuất.Thế

nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra q trình sản xuất hiện
thực được, mà cịn cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trị là hình
thức xã hội của quá trình ấy.
1.1.2 Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình
sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ
sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức-quản lý quá trình sản
xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất. Những quan
hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn
nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung
tâm của quan hệ sản xuất, ln có vai trị quyết định các quan hệ khác. Bởi vì,
lực lượng xã hội nào nắm phương tiện vật chất chủ yếu của quá trình sản xuất
thì sẽ quyết định việc quản lý quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
3


Quan hệ về tổ chức-quản lý sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người
trong việc tổ chức sản xuất và phân cơng lao động. Quan hệ này có vai trị
quyết định trực tiếp đến quy mơ, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất; có khả
năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Ngày
nay, khoa học tổ chức quản lý sản xuất hiện đại có tầm quan trọng đặc biệt
trong nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất.
Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động là quan hệ giữa các tập đoàn
người trong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội, nói lên cách thức và
quy mơ của cải vật chất mà các tập đoàn người được hưởng. Quan hệ này có
vai trị đặc biệt quan trọng, kích thích trực tiếp lợi ích con người; là "chất xúc
tác" kinh tế thúc đẩy tốc độ, nhịp điệu sản xuất, làm năng động hố tồn bộ
đời sống kinh tế xã hội. Hoặc ngược lại, nó có thể làm trì trệ, kìm hãm quá
trình sản xuất.

1.2
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan
hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản
xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá
trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của q trình
sản xuất, cịn quan hệ sản xuất là “hình thức xã hội” của q trình đó. Trong
đời sống hiện thực, khơng có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để
tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên nào lại có thể
diễn ra bên ngồi những hình thức kinh tế nhất đinh. Ngược lại, cũng khơng
có một q trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với
những quan hệ sản xuất khơng có nội dung vật chất của nó. Như vậy, lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống
nhất lẫn nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản
xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với trình độ phát triển nhất định của lực
lượng sản xuất cũng tất yếu địi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ đó trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức-quản lý quá
trình sản xuất và phân phối kết quả của q trình sản xuất. Chỉ có như vậy, lực
lượng sản xuất mới có thể được duy trì, khai thác-sử dụng và không ngừng
phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy
4


trì, khai thác-sử dụng và phát triển trong một hình thức kinh tế-xã hội nhất
định.
Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân
theo tính tất yếu khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác đinh; bởi vì,

quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế-xã hội của q trình sản xuất, cịn lực
lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó. Tuy nhiên, quan
hệ sản xuất với tư cách là hình thức kinh tế-xã hội của quá trinh sản xuất, ln
ln có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản
xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực và tiêu cực,
điều đó phụ thuộc vào tính phụ hợp hay khơng phù hợp có quan hệ sản xuất
với trình độ của của phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu phù hợp sẽ có tác
dụng tích cực và ngược lại, khơng phù hợp sẽ có tác dụng tiêu cực. - Mối
quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống
nhất có bao hàm khả năng chuyển hoá thành các mặt đối lập và phát sinh
mâu thuẫn.
Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế-xã hội xác
định, lực lượng sản xuất của xã hội được bảo tồn, không ngừng được khai
thác-sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất, tái sản xuất của xã hội.
Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng
cao thì lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát
triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất
của những quan hệ sản xuất từ trước đến nay đóng vai trị là hình thức kinh tếxã hội cho sự phát triển của nó. Những quan hệ sản xuất này, từ chỗ là những
hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã
trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó đã tạo ra mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách
quan phải thiết lập lại mối quan hệ thống nhất giữa chúng. Khi phân tích sự
vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hê sản
xuất , C.Mác đã từng chỉ ra rằng: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của
chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với các mỗi quan
hệ sản xuất hiện có…, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn
phát triển. Từ chổ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những
quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bất
đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. Chính nhờ các cuộc cách mạng xã
5



hội mà những quan hệ sản xuất cũ của xã hội được thay thế bằng một quan hệ
sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất đã phát
triển, tiếp tục phát huy tác dụng tích cực, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng
sản xuất trong một hình thức quan hệ sản xuất mới.
Như vậy, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối
quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức
kinh tế-xã hội của quá trình sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này là một
quá trình đi từ sự thống nhất đến những khác biệt và đối lập, xung đột, từ đó
làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan
hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo quy luật “từ những sự thay đổi
về lượng thành những sự thau đối về chất và ngược lại”, quy luật “phủ định
của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa diễn
ra với tính chất tiên tiến, tuần từ, lại vừa có tính nhảy vọt với bước đột biến,
kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hợn.
Mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất là nội dung cơ bản của “quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Sự tác động của quy luật này
tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của
phương thức sản xuất, nền sản xuất vật chất và do đó là sự vận động, phát
triển của toàn bộ đời sống xã hội.
2. Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay
2.1 Ý nghĩa thực tiễn đối với cuộc sống
Qua cơ sở lý luận của vấn đề biện chứng về lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất ta cũng thấy được đây, mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ
thống nhất biện chứng và mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng
chuyển hoá thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn. Qua hai mối quan

hệ đó thì chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-Lênin về vấn đề biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã có ý nghĩa thực tiễn to lơn đối với xã
hội.

6


Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là
một trong những nguyên lý cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là
quan hệ cơ bản của toàn xã hội, quyết định sự vận động phát triển của lịch sử
xã hội lồi người.
Về mối quan hệ thống nhất biện chứng thì trong một giai đoạn lịch sử
nào đi nữa quá trình sản xuất ln có hai mặt cơ bản đó là lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất. Hai mặt này luôn phối hợp và tác động qua lại lẫn nhau,
trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, quan
hệ sản xuất là hình thức xã hội của q trình đó. Đó là về mặt cơ sở lý luận
còn về ý nghĩa trong cuộc sống thì mối quan hệ này sẽ làm cho cuộc sống thay
đổi theo một hướng nào đó. Trong đời sống ta luôn phải song song cùng nhau
phát triển cả hai mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, vì mỗi lực lượng
sản xuất ở một thời kì lịch sử nhất định điều yêu cầu phải có quan hệ sản xuất
phù hợp với nó và ngược với mỗi hình thái kinh tế xã hội ln ln có khả
năng tác động trở lại nội dung vật chất để làm cho qn trình sản xuất phát
triển hay là suy thối điều do sự phù hợp và tác động của quan hệ sản xuất gây
ra. Ví dụ trong đời sống với sự thay đổi của công cụ lao động, chuyển từ lao
động từ dụng cụ thô sơ sang nhưng công cụ hiện đại, tiên tiến làm cho quan
hệ sản xuất mới phải hình thành để cho phù hợp với lực lượng sản xuất hiện
tại, thực tế như là từ thời xưa cha ơng chúng ra với nghề trồng lúc nước thì chỉ
với công cụ lao động là cày, bừa,… nhưng đến hiện tại vì muốn phát triển,
giản sự cực nhọc và sức người thì họ bất đầu cải tiến các cơng cụ thô sơ bằng
các loại máy liên hợp, máy cày,…từ sự thay đổi đó thì quan hệ sản xuất mới

cũng được hình thành để phù hợp với đời sống của họ. Đó chỉ là sự tác động
của lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, còn sự tác động của quan hệ sản
xuất đến lực lượng sản xuất sẽ làm cho q trình đó diễn ra theo một cách tích
cực hay tiêu cực thì do quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có phù hợp hay
khơng phù hợp với nhau.
Mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hoá thành các mặt
đối lập và phát sinh mâu thuẫn thì lại là lúc này lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất đã ở trong một trạng thái ổn đinh. Với tính ổn định, phù hợp của quan
hệ sản xuất càng cao thì lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển,
nhưng tính phát triển của lực lượng sản xuất lại tạo ra khả năng phá vỡ sự
thống nhất của nhưng quan hệ sản xuất từ trước đến nay với vai trị là hình
thức kinh tế xã hội cho sự phát triển của có. Như vậy lúc này hình thức kinh tế
7


xã hội đã kìm hãm đi sự phát triển của lực lượng sản xuất. Từ ví dụ thực tế ở
trên ta có thể thấy được nếu cộng cụ lao động phát triển theo hướng đi lên,
theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hố thì ở đây hình thái kinh tế xã hội
hiện tại không đáp ứng được nhu cầu gâp ra sự kìm hãm, sự kìm hãm đó sẽ
dẫn tới cách cuộc cách mạng xã hội để thay đổi mối quan hệ sản xuất củ thành
mối quan hệ sản xuất mới. Như thực tế, đến khi công cụ lao động bằng tay
như cày, bừa, cuốc,… phát triển đến một công cụ lao động bằng máy thì quan
hệ sản xuất củ đã kìm hãm lại làm cho các mối quan hệ sản xuất bất ổn, nên
phải thay thế quan hệ sản xuất mới để phù hợp nhu cầu trong quá trình sản
xuất.
Nhìn chung thì qua hai mơi quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất thì Đãng và Nhà nước ta dã vận dụng triệt để ý nghĩa của nó. Để đưa
nước ra từ một nước chưa phát triển lên một thành một đất nước đang phát
triển khá nhanh. Ở nước ta, nền kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
được Đảng ta xác định từ Đại hội VII: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều

thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và được tiếp tục khẳng định
qua các Đại hội VIII, IX và X. Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Nếu
Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế
độ mới thì việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần chính là để
xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp. Quan điểm “Giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu” được đưa ra lần đầu tiên trong Nghị quyết số
04NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban châp hành trung ướng Đảng (khoá VII) về
tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, ngày 14/01/1993.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn đối với việc học tập của sinh viên
Đối với xã hội thì con người đã vận dụng triệt để ý nghĩa thực tiễn biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Và đối với việc học tập
của sinh viên cũng vậy. Các giảng viên cán bộ cùng với sinh viên của nhà
trường cũng vậy, đều vận dụng triệt để ý nghĩa thực tiễn biên chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để việc học tập của các bạn sinh viện càng
phát triển tốt hơn.
Với thời kì cơng nghệ phát triển, thì việc học tập của sinhh viên đã dễ
hơn rất nhiều so với trước đây. Cung với cơng nghệ thì việc giảng dạy của đội
ngủ giảng viên trong môi trường đại học đã có những bước phát triển mới.
8


Vận dụng các công cụ lao động như máy chiếu, máy lạnh, micrô,… đã được
đưa vào nhà trường để các bạn sinh viên có mơi trường học tập hiện đại hơn,
tốt hơn và qua đó cũng nhầm đến cùng phát triển tư duy sáng tạo, có những
ánh nhìn thực tế hơn về các bài học.Công cụ lao động phát triển đi đôi với các
mối quan hệ sản xuất cùng phải phát triển để đáp ứng được nhu cầu của công
cụ lao động cũng như quá trình học tập của các bạn sinh viên.
Đó là với thời kì đổi mới, khoa học công nghệ bất đầu phát triển. Nhưng
đến thời điểm hiện tại với tình hình hình dịch bệnh Covid-19 ở đất nước ta thì
hầu như các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành

q trình học online. Cùng với quá trình học online thì đội ngủ giảng viên
cùng các sinh viên cũng bất đầu tiếp thu và có các cơng cụ lao động mới. Các
ứng dụng để học online bất đầu ra đời và phát triển, các thầy cô và các bạn
sinh viên bất đầu thay đổi hình thức học tập. Cần phải có cách học đổi mới và
thay đổi về quan điểm học tập của mình để có thể học tập một cách tốt nhất.
Qua đó ta có thể thấy được cộng cụ lao động hay lực lượng sản xuất đổi mới
thì quá trình sản xuất cũng phải thay đổi và đổi mới theo để bất kịp trình độ
và nền kinh tế xã hội hiện tại.

KẾT LUẬN
Qua nội dung của bài tiểu luận tôi đã tổng kết được các ý chính để hồn
thành mục tiêu làm bài của tôi.
Qua bài tiểu luận ta cũng đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong triết học Mác-Lênin
trong đời sống. Với ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống thì Đãng và Nhà nước
ta đã vậng dụng triệt để về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất và tiến hành cải cách xầy dựng đất nước theo con đường Xã hội chủ
nghĩa phát triển. Đưa nước ta từ một đất nước lạc hậu với nền kinh tế nông
nghiệp đi lên nền kinh tế công nghiệp hiện đại, tiền hành công nghiệp hố
hiện đại hố đất nước.
Khơng những có mặt quan trọng trong đời sống mà vấn đề biện chứng
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất còn quan trọng trong việc học tập
đối với sinh viên hiện nay. Nhà trường cùng với các bạn sinh viên đã vận dụng
triệt để ý nghĩa thực tiễn về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
9


sản xuất để giúp cho chất lượng học tập của các bạn sinh viên tốt hơn và phát
triển hơn. Qua đó ở thời kì dịch bệnh hiện tại tuy gập khó khăn về mặt giảng
dạy nhưng đội ngũ giảng viên cùng các bạn sinh viên vẫn luôn cố gắng trong

việc giảng dạy và học tập.
Như vậy, ta có thể thấy rỏ mối vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong triết học Mác-Lênin có ý nghĩa thực tiễn vô cùng
quan trọng trong cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay.

10



×