Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội; Giải pháp kiểm soát phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay. Liên hệ thực tiễn công tác xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.23 KB, 13 trang )

1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Bất bình đẳng, phân cực giàu nghèo, phân tầng xã hội là những hệ quả nảy
sinh trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội do nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân quan trọng gắn liền với sự phát triển kinh
tế - xã hội chung. Khác biệt về tình trạng giàu - nghèo giữa các nhóm vừa là
nguyên nhân vừa là hệ quả liên quan tới các vấn đề về bất bình đẳng, phân tầng xã
hội. Khi có sự khác biệt quá lớn về kinh tế-xã hội giữa các nhóm dân cư từ những
điều kiện điều kiện xã hội khác nhau, đặc biệt khi tình trạng đói nghèo khơng được
giải quyết bến vững, bất bình đẳng, phân tầng xã hội sẽ gia tăng.
Cốt lõi của phát triển xã hội là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất
cơng, phát triển con người tồn diện, tơn trọng quyền và lợi ích chính đáng, hợp
pháp của nhân dân; tạo dựng xã hội an ninh, an toàn, bảo đảm cho con người
trưởng thành lành mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phát triển xã hội chính
là giải phóng con người thốt khỏi mọi áp bức, bất cơng, có điều kiện phát triển
tồn diện cả về thể lực, trí lực, thẩm mỹ và đạo đức. Thủ tiêu các cơ sở kinh tế
của chế độ bóc lột chính là giải phóng lao động, đem lại tự do cho con người.
Phát triển kinh tế khơng có mục tiêu tự thân mà cũng hướng tới cải thiện đời
sống vật chất, phát triển thể chất, nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân
dân. Nền văn hóa mới, đạo đức mới được xây dựng giúp con người hình thành
nhân cách sống hài hịa với xã hội, với cộng đồng, với tự nhiên và với chính
mình. Hệ thống giáo dục tiến bộ phải có khả năng khơi dậy, phát huy cao nhất
những năng lực, phẩm chất vốn có của con người để hồn thiện chính mình và
đóng góp hữu ích cho xã hội. Thể chế chính trị dân chủ phải tạo mơi trường cho
con người có tự do, phát huy cao nhất năng lực làm chủ trong mọi phương diện
của đời sống xã hội. Mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa hay xã hội
đều hướng tới thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, đáp ứng quyền và
lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CƠ CẤU


XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI


2

Ngay từ những ngày đầu xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đề cập đến việc cải thiện cuộc sống của người dân không theo
hướng cào bằng mà theo hướng cùng tiến: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn,
người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm”. Trong hơn chín thập
niên kể từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên
định và nhất quán với sứ mệnh chính trị cao cả đó.
Để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh về cơ cấu xã hội và phân tầng
xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
tiếp tục khẳng định chủ trương phát triển xã hội tổng quát là xây dựng một xã
hội hài hòa – cơ sở cho sự phát triển bền vững. Đảng ta xác định mục tiêu xây
dựng đất nước: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Theo đó,
Đảng ta xác định: “khắc phục chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn
hóa giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, các khu cơng nghiệp”… “giải
quyết hài hịa các quan hệ lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội. Bảo đảm các
dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Tập trung
hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tơn giáo; có những
chính sách đặc thù giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện
tốt đoàn kết tơn giáo, đại đồn kết dân tộc”.
Đánh giá về sự phân hóa xã hội, Báo cáo mười năm thực hiện Cương lĩnh
năm 2011 đã đưa ra những nhận định: “Tình trạng gia tăng tội phạm, tệ nạn, tiêu
cực, mâu thuẫn xung đột xã hội…chậm được khắc phục, gây bức xúc trong dư
luận nhân dân. Giảm nghèo chưa bền vững, chưa có giải pháp hữu hiệu để xử lý
vấn đề phân hóa giàu – nghèo, gia tăng bất bình đẳng về thu nhập, kiểm soát và
xử lý các mâu thuẫn, xung đột xã hội”.

Văn kiện Đại hội XIII nêu rõ: “Trên cơ sở dự báo đúng xu hướng biến đổi
cơ cấu xã hội ở nước ta trong những năm tới, xây dựng các chính sách phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội phù hợp, giải quyết hài hòa các quan hệ xã
hội, kiểm soát phân tầng xã hội và xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro, mâu thuẫn,
xung đột xã hội, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp


3

pháp, chính đáng của nhân dân”.
Có thể thấy, giảm thiểu sự chênh lệch và bất bình đẳng giữa các nhóm
xã hội, giữa các giai tầng xã hội, kiểm soát sự phân hóa xã hội, hướng đến sự
phát triển bao trùm là tinh thần cốt lõi trong các chủ trương và chiến lược của
Đảng Cộng sản Việt Nam về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Điều này thể
hiện sự kiên định và nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam với những giá
trị cốt lõi của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh.
II. GIẢI PHÁP KIỂM SỐT PHÂN TẦNG XÃ HỘI VIỆT NAM
HIỆN NAY
Một là, đẩy mạnh nghiên cứu về những diễn biến, hệ quả xã hội của phân
tầng xã hội ở Việt Nam để có thể kiểm sốt kịp thời, góp phần bảo đảm định
hướng CNXH. Qua quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Việt Nam đã có
nhiều chuyển biến to lớn, trong đó có vấn đề phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội
nước ta hiện nay đang có sự biến động mạnh mẽ, vừa có tác động tích cực, vừa
có tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của đất nước theo định hướng
XHCN. Kết cấu giai tầng xã hội ngày càng đa cơ cấu - giai tầng xã hội; trong
mỗi giai cấp, tầng lớp lại có sự đan xen đa dạng… Các quá trình này cũng làm
phát sinh và gia tăng khơng ít những vấn đề xã hội đang phải tập trung giải
quyết. Việc tăng cường nghiên cứu về phân tầng xã hội sẽ giúp nhận diện rõ sự
biến đổi cùng những ảnh hưởng của phân tầng xã hội đến các chiều cạnh phát

triển xã hội. Đó sẽ là cơ sở thực tiễn hỗ trợ cho quá trình hoạch định và thực thi
hiệu quả các chính sách giảm thiểu bất bình đẳng xã hội.
Hai là, tăng cường việc lồng ghép các mục tiêu kiểm soát phân tầng xã
hội vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn của đất nước;
bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong phát huy vai trò của từng thành phần kinh
tế; bảo đảm định hướng XHCN trong các chính sách xã hội. Các nghiên cứu về
phân tầng xã hội đã chỉ ra tính quy luật về sự biến đổi cấu trúc kinh tế trong quá
trình phát triển kinh tế thị trường, cơng nghiệp hóa, hội nhập kinh tế quy định sự
biến đổi về hệ thống phân tầng xã hội. Khi Việt Nam trở thành một đất nước


4

công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại sẽ làm giảm tỷ lệ những tầng lớp của
xã hội truyền thống; gia tăng các tầng lớp đặc trưng cho xã hội cơng nghiệp,
hiện đại. Vì vậy, để kiểm sốt phân tầng xã hội, góp phần bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa cần phải đặt vấn đề phân tầng xã hội trong mối quan hệ tổng
thể với quá trình phát triển kinh tế thị trường, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
chính sách xã hội hiện tại của đất nước.
Ba là, gia tăng kiểm soát quyền lực, kiểm soát “quyền kiểm soát” tài sản
cơng và kiểm sốt tham nhũng, góp phần kiểm sốt thành cơng phân tầng xã hội.
Các nghiên cứu phân tầng xã hội ở Việt Nam và kiểm soát phân tầng xã hội đã
chỉ ra một trong những yếu tố cốt lõi nhất cần quan tâm giải quyết kịp thời, hài
hòa và hiệu quả; là vấn đề phân định và xử lý tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu
và quyền kiểm soát tư liệu sản xuất. Trong thời kỳ đổi mới đất nước có nhiều
hình thức sở hữu khác nhau ở Việt Nam, trong đó cơng hữu về tư liệu sản xuất
giữ vai trò chủ yếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, “quyền sở hữu” những tư liệu
sản xuất thuộc Nhà nước (cơng hữu) có xu hướng khơng nổi trội bằng “quyền
kiểm soát” tư liệu sản xuất thuộc Nhà nước. Trong khi đó, tình trạng “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”, “lộng quyền”, tệ nạn tham nhũng đang ngày càng gia

tăng trong hệ thống cơng quyền. Kiểm sốt tốt tình trạng này sẽ góp phần làm
giảm thiểu sự bất bình đẳng trong mọi phương diện của xã hội.
Bốn là, cần thống nhất trong nhận thức và hành động ở mọi chủ thể xã hội đối
với việc thực hiện các mục tiêu về quản lý phát triển xã hội, phân tầng xã hội. Đảng
và Nhà nước phải không ngừng nâng cao nhận thức, hoàn thiện các quan điểm để
lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về quản
lý phát triển xã hội, nhằm kiểm soát tốt phân tầng xã hội. Đồng thời, cần dự báo, xây
dựng một cấu trúc xã hội phát triển phù hợp, trong đó cần ưu tiên xây dựng giai cấp
công nhân hiện đại, lớn mạnh; “Gắn xây dựng giai cấp nơng dân với phát triển nơng
nghiệp và q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa nơng thơn... Xây dựng đội ngũ trí
thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất
nước trong tình hình mới... Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và
chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc. Cần “sớm hoạch định một chiến lược


5

nhằm điều chỉnh mạnh mẽ kết cấu xã hội hiện nay. Muốn vậy, điều kiện trước tiên là
có một cam kết chính trị thực sự ở cấp cao, kết hợp với việc triển khai một hệ thống
cơng cụ chính sách kinh tế và chính sách xã hội đồng bộ.
Năm là, để trở thành một đất nước công nghiệp phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa cần xây dựng mô hình phân tầng xã hội dạng “quả trám”; với
cấu trúc tầng lớp trung lưu chiếm đa số trong xã hội, tức tầng lớp xã hội ở giữa
(phần thân tháp - tầng lớp trung lưu) phình ra to nhất. Sự tăng lên của tầng lớp
trung lưu có tác dụng góp phần làm giảm sự xung đột xã hội, bảo đảm cho sự phát
triển ổn định, hài hòa và bền vững của một cấu trúc xã hội hiện đại. Trong đó, cần
thực hiện tốt các chính sách nhằm thu hút lực lượng nông dân đang chiếm đa số
trong xã hội di chuyển lên tầng lớp trung lưu bằng vị thế nghề nghiệp, việc làm và
thu nhập. Điều này đòi hỏi phải thúc đẩy có hiệu quả hơn tinh thần khởi nghiệp,
phát triển mạnh mẽ có hiệu quả thành phần kinh tế tư nhân.

Sáu là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm vun đắp cho
các nhóm, giai tầng xã hội về định hướng “lợi ích hài hịa, xã hội giá trị”. Đó là
việc các cá nhân, nhóm, giai tầng xã hội hướng tới lợi ích hài hịa và các giá trị
tiến bộ, nhân văn, vì hạnh phúc bền vững trong phát triển xã hội. Xây dựng, định
hướng “lợi ích hài hịa, xã hội giá trị” là q trình lâu dài, do đó cần có sự lãnh
đạo thống nhất và liên tục của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó và trước hết là
cần định hướng nhấn mạnh việc thúc đẩy địa vị xã hội đạt được và “phân tầng xã
hội hợp thức” trở thành dòng chủ đạo, chiếm tuyệt đa số trong xã hội.
Bảy là, Đảng, Nhà nước đẩy mạnh chính sách thu hút, đào tạo, sử dụng, sắp
xếp những lực lượng “xã hội ưu trội, ưu tú” (những trí thức, công nhân, nông dân,
doanh nhân, cán bộ, công chức…) vào những vị trí thích hợp để họ có thể phát huy
tốt nhất tiềm năng, trí tuệ vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đẩy
mạnh hoạt động tôn vinh, kiến tạo môi trường tốt nhất để họ phát triển và cống hiến
cho xã hội; đồng thời, cần lan tỏa các điển hình tiên tiến trong tầng lớp này tới các
nhóm, giai tầng xã hội khác để họ thấu hiểu và đồng thuận với những đánh giá
công bằng, đúng đắn của Đảng, Nhà nước về tầng lớp “ưu trội, ưu tú”.
Tám là, thúc đẩy tiến trình cơng khai, minh bạch hóa các hoạt động giao


6

dịch kinh tế, thúc đẩy kinh tế thị trường vận hành đúng quy luật. Gia tăng vai
trị, tính hiệu quả của hệ thống thiết chế xã hội trong thực hiện kiểm soát các
hành vi sai lệch xã hội, vi phạm pháp luật và tội phạm. Tập trung các nguồn lực
phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và thực sự xem đây là quốc
sách hàng đầu cho sự vươn lên thay đổi địa vị xã hội của đất nước và các giai
tầng xã hội. Thúc đẩy tinh thần chia sẻ với các nhóm xã hội yếu thế trong xã hội.
Đồng thời, đẩy mạnh việc giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững gắn với
khuyến khích khởi nghiệp, lập nghiệp, làm giàu chính đáng. Thực hiện chính
sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội bao trùm, đa tầng, có hiệu quả. Đẩy mạnh

việc thực hiện cơng bằng về cơ hội tiếp cận các nguồn lực cho phát triển đối với
mọi thành phần kinh tế và giai tầng xã hội. Thực sự đề cao vai trò chủ thể, vị trí
trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước. Đẩy mạnh việc áp
dụng các phương pháp lập kế hoạch phát triển theo mơ hình từ dưới lên, nhằm
thực hiện có hiệu quả hơn trong giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phân
tầng xã hội.
Chín là, để nhận diện và có chính sách kiểm soát phân tầng xã hội ở Việt
Nam một cách kịp thời, hiệu quả rất cần xây dựng một hệ thống bộ chỉ báo
khách quan, khoa học để đo lường trên tất cả các phương diện phân tầng xã hội
và cần tiến hành nghiên cứu đồng bộ bộ chỉ báo này trên quy mô lớn, nhằm tạo
ra sự đánh giá hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam trên cả ba mặt: địa vị kinh
tế, địa vị chính trị, địa vị xã hội; cũng như làm rõ mối quan hệ, sự tương tác qua
lại của 3 mặt phân tầng xã hội. Trên cơ sở đó, thấy được thực chất của phân
tầng, cắt nghĩa một cách có sức thuyết phục, thấu đáo sự tác động, ảnh hưởng
của từng mặt tới phân tầng xã hội và vấn đề kiểm soát phân tầng xã hội, góp
phần bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
III. LIÊN HỆ THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI XÃ PHẠM VĂN
CỘI, HUYỆN CỦ CHI
Xã Phạm Văn Cội là 01 trong 21 xã – thị trấn thuộc huyện Củ Chi, nằm về
hướng Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích đất tự nhiên 2.329,61 ha, dân


7

số 9.390 người với 2.226 hộ, xã chia thành 5 ấp với 35 tổ nhân dân. Người dân
trên địa bàn xã chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
lao động tại các doanh nghiệp, thương mại dịch vụ có phát triển nhưng cịn hạn
chế. Số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã vẫn còn với 15 hộ nghèo, 63 hộ cận
nghèo với tổng cộng hơn 300 thành viên hộ.

Xác định đúng đắn quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước về giảm thiểu sự chênh lệch và bất bình đẳng giữa các nhóm xã
hội, giữa các giai tầng xã hội, kiểm sốt sự phân hóa xã hội; Đảng ủy, Chính
quyền xã Phạm Văn Cội xác định công tác xây dựng nông thôn mới để nâng cao
đời sống mọi mặt của người dân trên địa bàn xã, và công tác giảm nghèo bền
vững tại xã là một trong những nội dung quan trong, cần tập trung thực hiện liên
tục, xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, điều hành.
Để thực hiện mục tiêu này, trong giai đoạn từ năm 2010-2015 và 20152020 xã ln tập trung đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp nơng thơn, phát triển nền nông nghiệp đô thị, tạo ra sự chuyển dịch mạnh
mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, kết hợp
tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, chú trọng phát triển nông nghiệp kỹ
thuật cao. Đến năm 2015 và cuối năm 2019 xã được Ủy ban nhân dân thành phố
công nhận là xã nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thu
nhập của người dân từng bước được nâng lên, đời sống được cải thiện, bảo đảm
an sinh xã hội, xây dựng môi trường xã hội nông thôn văn minh lành mạnh, đẩy
lùi các tệ nạn xã hội, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an
ninh, phát huy dân chủ cơ sở, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đến nay
sau 10 năm thực hiện, trên địa bàn xã đã có nhiều thay đổi tích cực. Có thể kể đến
như diện tích trồng trọt và giá trị nông sản ngày càng tăng, số lượng và tổng đàn
bò, heo liên tục tăng qua các năm (diện tích trồng trọt trên địa bàn xã là 107,22
ha, trong đó gồm rau an tồn, cỏ trồng, lan, mai kiểng…; tổng đàn bò tăng lên 610
con, tổng đàn heo là 3.089 con và một số vật nuôi khác như dê, cá cảnh…),
Sau 10 năm, trên địa bàn xã đã có nhiều thay đổi tích cực, từ một xã chỉ có
vài doanh nghiệp siêu nhỏ, nay số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn xã


8

tăng lên 74 doanh nghiệp, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 1.000 lao
động tại xã và các địa phương lân cận. Bên cạnh đó là hơn 100 hộ kinh doanh,

cùng với Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao và 4 tổ hợp tác nông nghiệp
khác. Hiện nay trên địa bàn xã có 01 Khu Nơng nghiệp cơng nghệ cao với 14
doanh nghiệp đầu tư, thu hút hơn 500 lao động thường xuyên.
Với nỗ lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức, hiện nay bộ mặt nông thôn của xã Phạm Văn Cội đã có sự phát triển
vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khang
trang; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, thu
nhập bình quân từ 18 triệu đồng/người/năm năm 2011 lên trên 40,3 triệu
đồng/người/năm năm 2015, lên trên 60 triệu đồng/người/năm trong năm 2020. Hộ
nghèo theo tiêu chí của Thành phố (thu nhập dưới 36 triệu đồng/người/năm) chỉ
còn 58 hộ, cận nghèo 135 hộ. Xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo chăm
sóc tốt sức khỏe của người dân....
Nói về chương trình giảm nghèo bền vững; Đảng ủy, chính quyền xã ln
sâu sát, quan tâm chỉ đạo nhất là công tác điều tra, phúc tra hộ nghèo, hộ cận
nghèo sát với thực tế, trong các tổ công tác đó, Đảng ủy trực tiếp phân cơng các
đồng chí trong Ban thường vụ Đảng ủy xã, các đồng chí là Đảng ủy viên tham
gia trực tiếp để nắm bắt, quan tâm chỉ đạo thực hiện chính xác, kịp thời và hiểu
thêm hồn cảnh cụ thể của từng hộ dân khó khăn. Bên cạnh đó, khi đã xác định
hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí của Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra, ngồi
việc thực hiện các chính sách hỗ trợ chung từ Trung ương, Thành phố triển khai
xuống thì xã cũng chủ động đề ra những chương trình, nội dung thiết thực phù
hợp với thực tiễn địa bàn xã và đời sống dân sinh tại xã như sau:
Với phương châm “Giúp cần câu chứ không cho con cá”, từ năm 2017
đến nay Ủy ban nhân dân xã đã phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các
Đoàn thể xã thực hiện nhiều mơ hình hỗ trợ người dân thoát nghèo như khảo sát
nhu cầu của hộ nghèo để có hướng giúp đỡ phù hợp; gắn kết hộ nghèo tham gia
các mơ hình liên kết, mơ hình đào tạo nghề và tạo việc làm sau học nghề; hỗ trợ
trao phương tiện sinh kế, như máy may, xe bán bánh mì, nước mía…, vốn vay,



9

xét tặng quà, trao học bổng. Bên cạnh đó đã phối hợp với Trường Trung cấp
nghề Củ Chi, Trung tâm dạy nghề Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố
tổ chức các lớp nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, mở các lớp dạy nghề ngắn hạn
như Nấu ăn, Cắm hoa, Trang điểm, Pha chế thức uống, Kỹ thuật chăn ni…
Một số mơ hình cụ thể của Chương trình:
- Mơ hình “Trao phương tiện sinh kế cho người nghèo” đã phát huy hiệu quả
thơng qua các điển hình thốt nghèo: Năm 2018 hỗ trợ 01 máy may cơng nghiệp
cho một chị thuộc hộ nghèo ấp 3 để chị nhận đồ gia công về may tăng thu nhập ổn
định cuộc sống và 01 máy may công nghiệp tặng cho một chị thuộc hộ nghèo ấp 5
(mỗi phương tiện trị giá 5 triệu đồng). Đến năm 2020, hai hộ gia đình nêu trên đã
thốt nghèo, điều kiện kinh tế gia đình được cải thiện rõ rệt. Năm 2019, 2020 trao
các phương tiện sinh kế như xe bán nước mía, xe bánh mì…cho 05 hộ nghèo, cận
nghèo trên địa bàn.
- Mơ hình học nghề (ngắn hạn): Ủy ban nhân dân và Hội Nông dân xã phối
hợp tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn như Kỹ thuật cắm hoa, Kỹ thuật pha chế,
Kỹ thuật nấu ăn…, đã thu hút được nhiều thành viên hộ nghèo tham gia. Đồng thời,
để tạo việc làm sau khi học nghề, Ủy ban nhân dân cùng Hội Nông dân xã vận
động mạnh thường quân, cũng như hỗ trợ vốn vay cho thành viên hộ nghèo có nhu
cầu đầu tư kinh doanh sau khi hoàn thành lớp nghề như mở tiệm bán hoa, tiệm bán
bánh, tiệm bán thức ăn sáng... Từ đó, góp phần giúp nhiều hộ nghèo địa bàn xã
thoát nghèo, nâng cao thu nhập trong hộ gia đình, có điều kiện chăm lo, giáo dục
con cái trong gia đình hơn trước đây.
Từ kết quả đạt được, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã rút ra bài học
kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo xây dựng, nâng chất các tiêu chí nơng thơn
mới, thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững tại địa phương trong giai đoạn
tới, đó là:
- Tất cả mọi vấn đề trong lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ nhu cầu thực

tiễn tại địa phương, nguồn nhân lực; huy động nguồn lực nhân dân phải gắn liền với


10

bồi dưỡng sức dân, thông qua các đề án, chương trình hợp lịng dân, được nhân dân
hưởng ứng, đồng tâm hiệp lực thực hiện.
- Trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục
người dân có tính quyết định vì khơng thể chỉ sử dụng các biện pháp hành chính,
quyền lực Nhà nước. Phải thực sự phát huy vai trị chủ thể của người dân. Cơng
tác tun truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu.
Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế,
đóng góp cơng, của, trí tuệ và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu
tố quyết định sự thành cơng của Chương trình.
- Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của
các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban,
ngành, đoàn thể từ xã đến ấp. Trong đó, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền có
vai trị quan trọng. Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đồn thể
thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trong cùng hồn cảnh cịn
nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong tiến trình phát triển của nhân loại, bất bình đẳng, phân cực giàu
nghèo, phân tầng xã hội là những hệ quả nảy sinh trong quá trình phát triển xã
hội. Nhìn chung, khi nói về thực trạng phân tầng xã hội ở nước ta hiện nay, có
thể khẳng định rằng: đang tồn tại khá phổ biến sự phân tầng xã hội theo mức
sống, thu nhập. Tính phổ biến của hiện tượng thể hiện ở chỗ: sự phân tầng diễn
ra ở mọi địa bàn (đô thị, nông thôn, vùn miền địa lý- lạnh thổ) trong suốt quá
trình phát triển và trong mọi bộ phận hợp thành của cơ cấu xã hội. Nghiên cứu
về phân tầng xã hội nêu trên đã cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục tìm hiểu một
cách khách quan, khoa học về phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, những

biểu hiện của phân tầng xã hội và những hệ lụy của nó, cũng như đánh giá được
mối tương tác giữa các giai tầng xã hội, từ đó mở rộng và đi sâu nghiên cứu các
vấn đề về biến đổi xã hội, di động xã hội, cơ động xã hội với mục tiêu là tổng
kết kinh nghiệm thực tiễn và khái quát lý luận để có thể đề xuất quan điểm và


11

giải pháp định hướng phân tầng xã hội, tạo sự đồng thuận và động lực cho đất
nước phát triển nhanh và bền vững./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Xã hội học trong lãnh đạo, quản lý, Nxb Lý luận chính trị.
2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
3. Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020”.
4. Quyết định số 6182/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy
ban nhân dân thành phố ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù
vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số
5039/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chí về nơng thơn mới theo đặc
thù vùng nơng thơn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 tại Quyết
định số 6182/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân
thành phố.
5. Báo cáo số 05/BC-BQLCTMTQG ngày 12/5/2020 của Ban Quản lý
Chương trình xây dựng nông thôn mới xã Phạm Văn Cội giai đoạn 2016-2020
6. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội xã Phạm Văn
Cội từ năm 2011 đến năm 2021.



MỤC LỤC



×