Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh và lối sống đạo đức hiện nay pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.54 KB, 13 trang )

[Tư tưởng Hồ Chí Minh]
Mở Đầu
Quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên
truyền thống nhân ái của dân tộc ta. Nhân dân đã trải qua mấy ngàn năm
chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, bão lụt, khai hoang mở đất. Nhân
dân ta lại phải chống chọi với nạn ngoại xâm liên miên từ phương Bắc
xuống, rồi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược. Công cuộc lao dộng
gian khổ và chiến đấu hy sinh hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta, trong đó nổi bật lầ lòng nhân ái, là tư tưởng nhân văn, nhân đạo và quý
trọng con người. Tình doàn kết, yêu thương lẫn nhau “ Thương người như
thể thương thân” là nét đẹp nổi bật của con người Việt Nam, nhất là trong
cơn hoạn nạn rủi ro. Từ xưa tới nay con người Việt Nam sống chung thủy và
tình nghĩa, sông vì mình, vì mọi người, lao động cần cù và sáng tạo. Đây là
một truyền thống nhân văn đáng để mọi người học tập. Chủ tịch Hồ Chí
Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc giàu truyền thống nhân ái. Tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện ở những yêu cầu nhân bản bao quát
nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con người những gì mà con người vốn có,
trước hết là quyền được sống, theo nghĩa “ người ta sinh ra ai cũng có quyền
được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc”. Trong tư tưởng nhân văn của Hồ Chí
Minh, Người đặt con người lên trên nhất, phải giáo dục con người thì xã hội
mới có thể tiến bộ được.
Xã hội ngày nay càng ngày càng phát triển, các nền văn hóa được du
nhập vào nước ta ngày càng nhiều. Kèm theo sự phát triển đó là sự xuống
dốc về đạo đức, tính nhân văn của con người. VÌ vậy em chọn đề tài này vì
tính cấp thiết của nó trong xã hội ngày nay. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
là một ngọn đuốc dẫn đường để khơi dậy trong con người những giá trị nhân
văn cao cả.
[Nguyễn Thị Ngọc Linh-KT16-33
MSV:11a15170n] Trang 1
[Tư tưởng Hồ Chí Minh]
Đề tài của em gồm ba chương:


CHƯƠNG I: Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh
1. Lý tưởng nhân văn
2. Hành động nhân văn
3. Giáo dục nhân văn
4. Lối sống nhân văn
CHƯƠNG II: Lối sống, đạo đức trong nền kinh tế thị trường
1. Về con người
2. Về gia đình
3. Về xã hội
CHƯƠNG III: Ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Hồ CHí Minh trong nền
kinh tế thị trường
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA
HỒ CHÍ MINH
[Nguyễn Thị Ngọc Linh-KT16-33
MSV:11a15170n] Trang 2
[Tư tưởng Hồ Chí Minh]
1. Lý tưởng nhân văn:
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc giàu
truyền thống nhân ái, đồng thời ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ của
nhân loại và thấm nhuần tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của các lãnh tụ thiên
tài. Lý tưởng nhân văn của người thể hiện ở những yêu cầu nhân bản bao
quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con người những gì ma con người vốn
có, trước hết là quyền được sống, theo nghĩa “ người ta sinh ra ai cũng có
quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đất nước Việt Nam – cái nôi
của con rồng cháu tiên, phỉa đề cho người Việt Nam được gọi là Tổ quốc,
chứ không cần dến một “mẫu quốc” bên phương Tây xa xôi tới “khai hóa”!
Đã là con người thì ai cũng có quyền làm người, quyền tự do, quyền sống
bình đẳng. Phải trả lại độc lập cho nhân đân Việt Nam để học làm chủ đất
nước mình, tự mình xây dựng cuộc sống. Đưa con người trở về với chính con
người, đó là lý tưởng nhân văn được hình thành trong con người Hồ Chí

Minh. Người quan tâm đến số phận từng con người, vân mệnh từng dân tộc,
từng quốc gia khắp năm châu. “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột
bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
[Nguyễn Thị Ngọc Linh-KT16-33
MSV:11a15170n] Trang 3
[Tư tưởng Hồ Chí Minh]
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” .
Hồ Chí Minh tiếp thu một cách sâu sắc lý tưởng cộng sản chủ nghĩa,
lấy nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản để thực hiện lý tưởng nhân văn cụ thể
của con người: xóa bỏ xã hội cũ thối nát và phản nhân đạo dể xây dựng một
xã hội mới mà ở đó, người với người là đồng chí, bạn bè, anh em, sống hòa
bình, hợp tác, hữu nghị trong thế giới đại đồng. Với quyết tâm thực hiện lý
tưởng nhân văn đó, Hồ Chí Minh có một thái độ hết sức khoan dung, độ
lượng, một tinh thần đoàn kết, hòa hợp. Phê phán phản đối tư tưởng biệt
phái, chia rẽ các tín ngưỡng tôn giáo trong nước và trên thế giới, Người tiếp
thu tất cả tinh hoa trí tuệ, ước mơ, khát vọng chân chính của nhân loại nhằm
đạt tới mục đích cuối cùng là đem lại hạnh phúc cho nhân dân. “ Trong đám
địa chủ có người thế này có người thế khác, nếu không biết phân hóa, họ sẽ
đi với nhau thành một lực lượng chống lại nông dân”
2. Hành động nhân văn
Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tất cả tình thương yêu cho dân tộc Việt
Nam. Khi trở thành lãnh tụ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người
[Nguyễn Thị Ngọc Linh-KT16-33
MSV:11a15170n] Trang 4
[Tư tưởng Hồ Chí Minh]
không màng danh lợi cá nhân, suốt đời chăm lo cho hạnh phúc của nhân dần,
cho sự trường tồn của dân tộc và sự phát triển của đất nước.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Người đề ra
những nhiệm vụ cấp bách là diệt giặc đói và diệt giặc dốt cùng với việc chống giặc
ngoại xâm. Trước mắt phải xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát triển "làm cho người

nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu và người khá giàu thì giàu thêm" (Hồ Chí
Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, t5, tr65). Kinh tế có phát triển, đời sống đồng bào có
ấm no thì đất nước mới cường thịnh. Người từng nói: Tôi thấy các cháu bụng ỏng, mắt
choẹt, tôi hết sức đau lòng". Người yêu cầu những người lãnh đạo chính quyền phải chăm
lo đến đời sống nhân dân, phải chăm lo từ việc "tương cà, mắm muối của dân", không được
áp bức quần chúng nhân dân.
Để diệt giặc đói, người còn phát động phong trào “ Sẻ cơm nhường áo” : “Cứ 10 ngày
nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó ( mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo.”
Không chỉ phát động phong trào trong toàn dân mà người còn tự mình làm đúng như những gì
đã kêu gọi. Có chú thư kí thấy Bác yếu nên bảo Bác cứ ăn, Bác đã nói rằng: “ Bác kêu gọi
đồng bào 10 ngày nhịn ăn một bữa thì Bác cũng phải gương mẫu nhịn ăn như đồng bào, chứ
các chú nói Bác cứ ăn thì làm gương cho ai được?”
3. Lối sống nhân văn
[Nguyễn Thị Ngọc Linh-KT16-33
MSV:11a15170n] Trang 5
[Tư tưởng Hồ Chí Minh]
Trong suốt cuộc đời hy sinh vì dân vì nước, Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về
bản thân mình. Chúng ta và cả những bạn bè nước ngoài không còn lạ gì những chiếc áo nâu,
đôi dép cao su, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng vô cùng giản dị của Người
Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của
nước, không cần phải thay”. Cuộc sống giản dị của Bác tuy rất đơn sơ, mộc mạc nhưng toát lên vẻ thanh thoát, lịch lãm mà không
kiểu cách của một con người sống vì dân vì nước suốt cả cuộc đời. Và Bác cũng rất xưng đáng là một tấm gương sáng cho mọi
người ngày hôm nay.
Bác cũng từng nói: “ Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm
chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi.”
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản
dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm
gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người
xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông ”.

Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết
kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng
phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết
nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị
(khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn
giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có
chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được.
Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được
ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy
sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo
con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
4. Giáo dục nhân văn
Bác là người luôn coi trọng việc giáo dục, cả đời bác chỉ trăn trở là làm sao cho toàn
dân ai ai cung biết chữ. Chính vì vậy Người đã ra chỉ thị mở ra các lớp bình dân học vụ, để
mọi người đều có thế được tiếp nhận chữ. Không chỉ giáo dục trong nhân dân mà phải giáo
dục từ tầng lớp cán bộ trở đi
[Nguyễn Thị Ngọc Linh-KT16-33
MSV:11a15170n] Trang 6
[Tư tưởng Hồ Chí Minh]
“ Theo bác, hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch
nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc
sách làu làu, cụ Mác nói như thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được
giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác”
Theo người,giáo dục là để cho con người ta hiểu được lý lẽ và đặc biệt không được
dùng nhục hình để chỉ dạy người khác. Người đã từng nói: “ Mỗi con người đều có thiện và
ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở bên trong mỗi con người nay nở như hoa mùa
xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng.”
Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục, coi đó là nhiệm vụ cơ bản, không thể
tách rời của cách mạng Việt Nam. Với triết lý đã trở thành niềm tin sâu sắc - “một dân tộc dốt
là một dân tộc yếu”, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Người đã lên án “chính sách ngu

dân” mà chính quyền thực dân áp dụng ở Việt Nam
Người nhận thức một cách sâu sắc về sự cần thiết phải phát triển nền giáo dục cách
mạng, coi đó là một bộ phận không thể tách rời sự nghiệp xây dựng nền kinh tế mới, nền văn
hoá mới và con người mới trong cách mạng Việt Nam.
Quan điểm này là sự kế thừa truyền thống văn hoá Việt Nam nhưng đã được nâng lên
tầm cao mới – phù hợp với khuynh hướng vận động của lịch sử, thời đại và văn minh nhân
loại. Nó được kiểm chứng bởi thực tế cũng như xu hướng phát triển kinh tế tri thức của nhân
loại trong thế kỷ XXI – muốn trở thành cường quốc, muốn có nền kinh tế phát triển nhanh và
bền vững phải đầu tư cho giáo dục, xây dựng nền giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển
đất nước.
[Nguyễn Thị Ngọc Linh-KT16-33
MSV:11a15170n] Trang 7
[Tư tưởng Hồ Chí Minh]
CHƯƠNG II: Lối sống, đạo đức trong nền
kinh tế thị trường
1. Con người:
Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát
triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được
nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật
chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy.
Con người thì sống ích kỉ, vụ lợi cá nhân. Sống chỉ biết đến mình mà không nghĩ tới
những người xung quanh, lối sống theo kiểu “ đèn nhà ai, nhà nấy rạng”.
Ví dụ như: Trong công việc, khi làm việc nhóm thì ai cũng chờ đợi người khác làm
cho mình. Hoặc như những kẻ hám lợi, nhúng thịt ôi thối qua dung dịch làm cho miếng thịt
trở nên tươi ngon hại người tiêu dùng để thu lợi.
Không chỉ sống ích kỉ vụ lợi mà con người ta còn bán rẻ danh dự, nhân phẩm của
mình để chạy đua với đồng tiền. Ví dụ như: Vụ hoa hậu bán dâm Võ Thị Mỹ Xuân đã bán rẻ
phẩm giá và những giải thưởng mà mình đă đạt được để chạy theo giá trị của đồng tiền. Con
người ta mải mê chạy theo giá trị của đồng tiền, bị che phủ bơi đám mây vật chất xa hoa mà
quên đi giá trị của bản thân.

Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành
điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người.
Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách
nhiệm.
2. Xã hội
[Nguyễn Thị Ngọc Linh-KT16-33
MSV:11a15170n] Trang 8
[Tư tưởng Hồ Chí Minh]
Khi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình
thức…. Sự xuống dốc về đạo đức ngày càng nhiều, từ lớp những người lớn đến lớp trẻ. Nhiều vụ việc thương
tâm xảy ra kèm theo những lời cảnh tỉnh nhưng vẫn không hề giảm sút, thậm chí còn nhiều hơn trước.
Ví dụ như: Các vụ đánh nhau của học sinh, sinh viên thậm chí cả những vụ vì uống rượu rồi xảy ra xô
xát rồi giết người.
Không chỉ vậy, nạn tham nhũng cũng là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xa hội. Điển hình
như vụ PMU18 và Vinashin đã tham nhũng không nhỏ số tiền của nhà nước để phục vụ các nhu cầu của bản
thân, ăn chơi sa đọa để lại cả một hậu quả phía sau cho nhân dân.
Sự sa sút về đạo đức và lối sống đã xảy ra ở cả những nơi được coi là môi trường lý tưởng cho sự hình
thành nhân cách của con người là gia đình và nhà trường, trong nhóm bạn bè.
3. Gia đình
Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này cùng lúc kéo theo những
biến đổi trong văn hoá, đạo đức xã hội cũng như đạo đức gia đình. Những đợt sóng biến đổi
nhiều mặt của xã hội đã dội vào gia đình, tác động đến đạo đức gia đình. Không ít những giá
trị đạo đức gia đình đang bị vi phạm, thể hiện lệch lạc.
Quan niệm đạo đức hôn nhân trở nên lộn xộn còn thể hiện ở một số người có hành vi phạm pháp
do ngoại tình hay mại dâm. Sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình đã phát sinh nhiều hiện tượng phạm tội
dã man, nghiêm trọng, điển hình là nạn giết vợ (ở Lâm Đồng), quan hệ bất chính với con dâu nên giết vợ (ở
Tứ Lộc - Hải Hưng).
Trong không khí sôi động của cơ chế thị trường, mọi người đều mong muốn có công ăn việc làm,
tăng thu nhập, nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống. Cùng với xu hướng đó là nhu cầu được hưởng

thụ các tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Từ nhu cầu đó, có những người đã đồng nghĩa hạnh phúc gia đình với
sự thoả mãn cao mọi nhu cấu cá nhân. Song khi đạt được sự thoả mãn cao nhu cầu cá nhân thì cũng là lúc
xảy ra xung đột lợi ích giữa các thành viên, đạo đức gia đình bị vi phạm, hạnh phúc gia đình không còn.
Dường như ở đó, người ta coi thương những yếu tố vô hình làm nên giá trị hạnh phúc gia đình, là nền tảng
đạo đức gia đình, như lòng nhân ái, sự đồng cảm, sự quan tâm lẫn nhau
CHƯƠNG III: Ý nghĩa của tư tưởng nhân văn
Hồ CHí Minh trong nền kinh tế thị trường
Có thể nói, chưa bao giờ thế giới lại diễn ra nhiều nghịch lý như hiện nay. Thế giới càng giàu lên thì sự phân hóa
giàu nghèo càng trở nên sâu sắc. Chính nghịch lý đó đang tạo ra những khủng hoảng về niềm tin, về tâm lý, dẫn đến nhiều tệ
[Nguyễn Thị Ngọc Linh-KT16-33
MSV:11a15170n] Trang 9
[Tư tưởng Hồ Chí Minh]
nạn xã hội như một tất yếu ở các nước được xem là văn minh, vào chính con người ở ngay các nước giàu có nhất. Trớ trêu
thay, cái thế giới văn minh như đã thấy khiến con người có đủ mọi thứ, thực hiện được mọi ước mơ mà trước kia chỉ là huyền
thoại lại vẫn có vô số sự bất công, vô số người mất lòng tin đã tìm đến cái chết để trốn tránh cuộc đời. Trớ trêu thay, chính ở
những nước có nền kinh tế phát triển, có nhiều người là tỷ phú đô-la, lại nảy sinh hiện tượng khủng hoảng về lẽ sống, phải
tìm đến những cách sống xa lạ trái với tự nhiên. Phải chăng, đó cũng chính là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức khi con
người chỉ hướng vào "cái tôi" thuần túy, chạy theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Trong bối cảnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa nhân văn, về đạo đức mới đang có ý nghĩa định hướng cho con người hành động, cho con người thấy hướng đi
đúng đắn.
Không phải ngày nay chúng ta mới thấy được ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ rất lâu, nhân
loại tiến bộ trên thế giới, nhất là những trí thức lớn, những chính khách giàu lòng bác ái, đã từng ca ngợi và bày tỏ sự khâm
phục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng, có thể nói, trong bối cảnh thế giới đang có những diễn biến phức
tạp, đan xen những thời cơ và thử thách, những tiêu cực và tích cực, những nghịch lý thì ý nghĩa và giá trị thời đại của tư
tưởng Hồ Chí Minh càng được tỏa sáng hơn bao giờ hết.
CAM KẾT
Em xin hứa tiểu luận này do em tự làm không sao chép lại.
Tài liệu tham khảo:
- Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh theo phương pháp tích cực
-

-
[Nguyễn Thị Ngọc Linh-KT16-33
MSV:11a15170n] Trang 10
[Tư tưởng Hồ Chí Minh]
Phụ lục
Trang
Mở Đầu 1
CHƯƠNG I: Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh 3
1. Lý tưởng nhân văn 3
2. Hành động nhân văn 4
3. Giáo dục nhân văn 5
4. Lối sống nhân văn 6
CHƯƠNG II: Lối sống, đạo đức trong nền kinh tế thị trường 8
1. Về con người 8
[Nguyễn Thị Ngọc Linh-KT16-33
MSV:11a15170n] Trang 11
[Tư tưởng Hồ Chí Minh]
2. Về gia đình 8
3. Về xã hội 9
CHƯƠNG III: Ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Hồ CHí Minh trong nền kinh tế
thị trường 10
Cam Kết 11
[Nguyễn Thị Ngọc Linh-KT16-33
MSV:11a15170n] Trang 12

×