ÁCH ĐỌC TÊN LATINH
Đỗ Xuân Cẩm - Giảng viên ĐH Huế
Trong quá trình trao đổi, hội thoại về những thông tin sinh học dù bằng bất kỳ tiếng nước nào
trên thế giới, lắm lúc phải đọc tên các taxon thực vật, động vật bằng tiếng Latin. Phát âm
không chuẩn xác cũng dễ gây hiểu lầm, có khi từ một loài cần quan tâm lại khiến người nghe
hiểu đến một loài khác, thậm chí có khi họ không thể nhận ra được là loài gì mặc dù loài
muốn nêu là rất quen thuộc. Do vậy, việc phát âm chuẩn xác tiếng Latin là một yêu cầu thiết
thực đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực phân loại học sinh vật. Nhằm góp phần giúp các
bạn thực hiện mục đích vừa nêu, tôi xin giới thiệu cách phát âm tiếng Latin như sau
I. Các nguyên âm
Hình thái chữ
Tên gọi Phát âm Ví dụ
Viết hoa
Viết
thường
A a a a anatomia, aqua, camphora, tabella
E e ê ê cera, arteria, cerebrum, ceratus, cicade
I i i i iecur, labium. liber, digitalis, meninx
J i iôta i jodum, injectio, jus, jocur
O o ô ô collum, ovum, dosis, mono, hetero
U u u u anus, nervus, maximum, caecum
Y y ipxilon u (âm Pháp) oxygenium, larynx, hybridus
II. Các nguyên âm kép
Trong tiếng Latinh có 4 nguyên âm kép có cách phát âm riêng, nhưng nhiều trường hợp do
thói quen người ta đã phát âm theo âm tiếng Pháp, điều này khiến người nghe hiểu nhầm qua
một nguyên âm khác, từ đó có thể hiểu sai nghĩa thuật ngữ hoặc nhận định nhầm một taxon
sinh vật.
1. Nguyên âm kép ae: phát âm như âm [e] trong tiếng Việt
Ví dụ:
saepe (nhiều khi), aeger (ốm đau), aether (ete), aetheroleum (tinh dầu), aequalis (bằng),
aequivalens (tương đương)
2. Nguyên âm kép oe: phát âm như âm [ơ] trong tiếng Việt
Ví dụ:
foetus (thai), oedema (bệnh phù), oenanthe (cây rau cần),
3. Nguyên âm kép au: do thói quen theo âm Pháp, nhiều người phát âm âm này như âm [ô]
tiếng Việt, khiến người nghe nhầm với nguyên âm o. Bởi vậy phải chú ý phát âm chuẩn và
cách phát âm đúng cho âm này là như âm [au] trong tiếng Việt.
Ví dụ:
aurum (vàng kim), aureus (như vàng kim), auris (tai), auricula (tai nhỏ), aurantium (quả
cam)
4. Nguyên âm kép eu: phải được phát âm như âm [êu] trong tiếng Việt, nhưng do thói quen
theo âm Pháp, nhiều người đã phát âm thành âm [ơ] khiến người nghe nhầm với nguyên âm
kép oe
Ví dụ:
euglena (Trùng mắt), eucalyptus (cây Bạch đàn), leucaena (cây Keo dậu), Melaleuca
leucadendra (cây Tràm), leucaemia (bệnh bạch cầu), seu (hoặc)
Lưu ý: aë, oë không phải là nguyên âm kép, khi phát âm phải tách thành 2 âm:
aë: phát thành a - ê oë: phát thành ô - ê
III. Các phụ âm
Hình thái chữ Tên gọi Phát âm Ví dụ
Viết hoa Viết thường
B b bê bờ bonus, borax, botanica, bufo
C c xê Cờ
xờ
camphora, collum, corolla
caecum, cera, coena, cerebrum
D d đê đờ dosis, deformis, divisio, duodenum
F F epphơ phờ facies, fel, finis, flos, folium, functio
G g ghê gờ ganglion, gaster, gemma, giganteus
H h hát hờ herba, homo, hora, hybridus
K k ca cờ kaolinum, keratoma, kola
L l enlơ lờ labium, larynx, levis, liber, locus
M m emmơ mờ maximum, meninx, minimum, mutatio
N n ennơ nờ nasus, nervus, nomen, numero
P p pê pờ pancreas, penicillinum, pestis, porcus
Q q cu q(u): quờ quadruplex, quercus, quinque
R r errơ rờ radix, recipe, rosa, ruber
S s etxơ xơ,
dờ
saccharum, semen, solutio
sinensis, plasma, dosis, mensa
T t tê tờ
xờ
taenia, terra, tinctura, toxinum, tuber
solutio, natio, scientia
V v vê vờ vaccinia, variolla, vesper, virus
X x ichxơ kxờ
kdờ
simplex, thorax, xanthomonas
exemplum, maxima
Z z dêta dờ zanthoxylum, zea, protozoa
IV. Các phụ âm kép
1. Những phụ âm kép phát ra một âm
1.1. Phụ âm kép ch: là phụ âm kép có nguồn gốc Hilạp (X, x: khi), nên phát âm theo âm
Hilạp, như [kh] trong tiếng Việt.
Ví dụ:
charta (giấy), character (tính chất), chemia (hóa học), chlorophyllum (diệp lục tố), cholera
(bệnh tả), chromosoma (nhiễm sắc thể), arachis (cây lạc, đậu phụng)
1.2. Phụ âm kép ph: cũng có nguồn gốc Hilạp (Φ,ф: phi), nên phát âm như âm [ph] trong
tiếng Việt.
Ví dụ:
pharmacia (tiệm thuốc), pharmacologia (dược lý học), pharmacopola (người bán thuốc),
pharynx (họng), phoenix (cây chà là), philosophia (triết học), calophyllum (cây mù u)
1.3. Phụ âm kép rh: phát âm như âm [r] có rung lưỡi.
Ví dụ:
rheum (cây đại hoàng), rheumatismus (tê thấp), rhizoma (thân rễ), diarrhoea (bệnh tiêu
chảy), rhodomyrtus (cây sim)
1.4. Phụ âm kép th: là phụ âm kép có nguồn gốc Hilạp (Θ, θ: thêta), nên phát âm theo âm
Hilạp, như âm [th] của tiếng Việt. Tuy nhiên, do thói quen phát âm tiếng Pháp nên nhiều
người đã phát thành âm [t].
Ví dụ:
thea (cây Chè), theatrum (nhà hát), theophylinum (theophylin), anthera (bao phấn),
thermometrum (nhiệt kế), thorax (lồng ngực, ức), thymus (tuyến ức)
2. Phụ âm kép vừa phát ra 1 âm vừa phát ra 2 âm: đó là phụ âm kép sc, tùy thuộc nguyên
âm theo sau mà có cách phát âm như sau:
Phát thành 1 âm như âm [s] trong tiếng Việt khi đứng trước các nguyên âm e, i, y, ae, eu, oe.
Ví du:
scelus (tội ác), scientia (kiến thức, khoa học), scyphus (cốc uống rượu).
Phát thành 2 âm [xk] khi đứng trước các nguyên âm o, u, au, aị, oị. Cần nhớ rằng khi phát âm
trong trường hợp thứ hai này, âm s phát yếu và lướt nhanh để cho âm c thành âm chính.
Ví dụ:
sclera (củng mạc), scrotum (bìu), sculptura (nghệ thuật điêu khắc)
3. Những phụ âm kép phát ra 2 âm, nhưng phụ âm sau mạnh và dài hơn.
Ví dụ:
agricultura (nông nghiệp), atrophia (sự teo), fabriqua (cấu trúc), chlorophylla (diệp lục tố),
chromosoma (nhiễm sắc thể), pluvialis (thuộc nước mưa), pneumonia (bệnh viêm phổi),
primus (thứ nhất), classis (lớp), crystallus (tinh thể), fractura (sự gãy xương), spora (bào tử),
tabletta (thuốc phiến)
ps là phụ âm kép có nguồn gốc Hilạp (Ψ, φ: pxi), được phát âm là [px], ví dụ như
Pseudopoda (chân giả), Pseudoryx nghetinhensis (loài Sao la)
4. Phụ âm ghép đặc biệt
Các phụ âm đơn "n" và "g" khi đi liền nhau cần được lưu ý rằng:
a. Khi chúng ghép thành "ng": tưởng như phụ âm kép, nhưng thật ra đây không phải là phụ
âm kép, khi phát âm phải tách ra từng âm một, n cho âm tiết trước và g cho âm tiết sau.
Ví dụ:
lingua (ngôn ngữ) phát âm thành lin-gua
fungus (nấm) phát âm thành fun-gus
mangifera (cây xoài) phát âm thành man-gifera
unguentum (thuốc bôi dẽo) phát âm thành un-guentum
b. Khi chúng ghép thành "gn": có hai trường hợp:
Đứng đầu từ: là một phụ âm kép
Ví dụ:
Gnetum (cây Dây gắm)
Đứng giữa từ: phát âm tách rời 2 phụ âm ra, phụ âm g cho âm tiết trước và phụ âm n cho âm
tiết sau. Do thói quen phát âm tiếng Pháp nên nhiều người phát âm 2 phụ âm này như phụ âm
kép nh trong tiếng Việt.
Ví dụ:
lignum (gỗ), lignosus (cứng như gỗ), magnesium (manhê)
V. Những nguyên âm và phụ âm có cách phát âm cần lưu ý
Có một số nguyên âm và phụ âm có cách phát âm đặc biệt cần được lưu ý, thông thường do
thói quen phát âm tiếng Việt và tiếng Pháp khiến một số người hay nhầm lẫn.
1. Nguyên âm i và j: tuy có cách viết khác nhau nhưng cả hai đều cùng một cách phát âm là
[i]. Do vậy có thể viết cách này hay cách khác nhưng vẫn đồng nhất cách đọc.
Ví dụ:
iod có thể viết iodum hay jodum
Tương tự như thế, chữ j trong các từ sau đây đều được phát âm là [i]:
jecur (gan), jecuroleum (dầu gan), jecuroleum jecuris aselli (dầu gan cá thu), jus (nước ép),
injectio (thuốc tiêm)
2. Nguyên âm y: là một nguyên âm gốc Hilạp (Y, u: ipxilon) được Latinh hóa, phải phát âm
như nguyên âm u trong tiếng Pháp, nhưng có lẽ do thói quen và cũng có thể do để dễ phát âm
hơn mà người ta đã phát âm trại thành [i[.
Ví dụ:
Tất cả các nguyên âm y trong các từ sau đây đều phải được phát âm chuẩn như âm [u] của
tiếng Pháp: larynx (thực quản), hybridus (lai tạo), glycogenum (glycogen), hydroxidum
(hidroxit), hydragyrum (thủy ngân)
3. Phụ âm c: có hai cách phát âm khác nhau:
a. Phát âm như âm [k] tiếng Việt khi nó đứng trước các nguyên âm a, o, u
Ví dụ:
calyx (đài hoa), camphora (long não), collum (cổ), cor (tim), cubitus (khuỷu tay),
collenchyma (mô dày)
b.Phát âm như âm [x] tiếng Việt khi nó đứng trước các nguyên âm i, e, y, ae, oe
Ví dụ:
centum (một trăm), cerebrum (não), ceratus (có sáp), citratus (mùi chanh), cicade (ve sầu),
cyathium (cái chén), cyathiformis (dạng chén), caecum (manh tràng), coena (bữa ăn chiều)
4. Phụ âm g: phát âm như âm [gh] tiếng Việt trong mọi trường hợp. Tuy nhiên cũng có người
quen phát âm như âm [j] của tiếng Pháp với 1 số trường hợp.
Ví dụ:
ganglion (hạch), geminatus (sinh đôi), gemma (chồi, búp), glycogenium (glycogen), digitalis
(cây Dương địa hoàng)
5. Phụ âm q: không đi một mình, muốn phát âm được nó phải đi kèm với nguyên âm u tạo
thành phụ âm đặc biệt và được phát âm như âm [qu] trong tiếng Việt.
Ví dụ:
aqua (nước), quercus (cây sồi), quisqualis (cây sử quân tử)
6. Phụ âm r: khi phát âm phải rung lưỡi.
Ví dụ:
ren (thận), resina (nhựa), rosa (hoa hồng), ruber (màu đỏ), spora (bào tử)
7. Phụ âm s: có hai cách phát âm:
a. Phát âm như [dờ] tiếng Việt khi nó bị kẹp giữa hai nguyên âm hoặc giữa một nguyên âm và
phụ âm m hay n
Ví dụ:
plasma (huyết tương), gargarisma (thuốc súc miệng), sinensis (ở Trung quốc), tonkinensis (ở
Bắc bộ), dosis (liều lượng), resina (nhựa)
b. Phát âm như âm [x] tiếng Việt đối với những trường hợp còn lại.
Ví dụ:
saepe (nhiều khi), saccharum (mía), simplex (giản đơn), spora (bào tử), stigma (nuốm nhụy),
suber (chất bần, sube), syrupus (xiro), semen (hạt), sucrosum (đường)
8. Phụ âm t: có hai cách phát âm:
a. Phát âm như âm [x] tiếng Việt khi nó đứng trước nguyên âm i mà sau nguyên âm i lại có
thêm một nguyên âm khác nữa.
Ví dụ:
natio (quốc gia), copulatio (sự giao hợp), dehiscentia (sự nứt nẻ), factitius (nhân tạo),
aurantium (quả cam)
b. Phát âm như âm [t] của tiếng Việt khi kết cấu như trên nhưng có thêm một trong 3 phụ âm
s, t, x đi liền trước phụ âm t
Ví dụ:
ustio (sự đốt cháy), mixtio (sự trộn lẫn), poinsettia (cây Trạng nguyên)
c. Những trường hợp còn lại đều được phát âm như âm [t] tiếng Việt.
Ví du:
asteria (động mạch), costa (xương sườn), stomata (khí khổng), taenia (sán dây), tunica
(áo)
9. Phụ âm x: có hai cách phát âm:
a. Phát âm [kz]khi nó bị kẹp giữa hai nguyên âm.
Ví dụ:
exemplar (bản), exemplum (ví dụ), maximum (cực đại), maxilla (hàm trên)
b. Phát âm [kx]ở những trường hợp còn lại.
Ví dụ:
radix (rễ), meninx (màng não), extractum (cao)
10. Phụ âm z: là một phụ âm có nguồn gốc Hilạp (Z, ζ : zêta), ngoài ra trong tiếng Latinh
nhiều lúc cũng tồn tại một số thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Đức.
Trong mỗi trường hợp đều có cách phát âm riêng.
a. Nếu nguồn gốc tiếng Hilạp thì được phát âm [z]
Ví dụ:
zea (cây ngô), rhizoma (thân rễ), rhizobium (nấm rễ)
b. Nếu nguồn gốc tiếng Đức thì phát âm [tx]
Ví dụ:
zincum (kẽm)
11. Phụ âm w: Trong bộ mẫu chữ cái tiếng Latinh không có phụ âm w, nhưng do yêu cầu xây
dựng những thuật ngữ khoa học người ta đã đưa thêm nó vào. Cách phát âm tùy thuộc nguồn
gốc thuật ngữ có chứa phụ âm w.
a. Nếu nguồn gốc tiếng Đức thì phát âm như âm [v] tiếng Việt.
b. Nếu nguồn gốc tiếng Anh, Mỹ thì phát âm như âm [w] của tiếng Anh
CÁCH VIẾT TÊN LATINH
Trong quá trình học tập và nghiên cứu các dược liệu có nguồn gốc thực vật, sinh viên ngành
Dược và cán bộ nghiên cứu liên quan thường xuyên tiếp cận tên khoa học của các dược liệu
và cây dược liệu.
Tên khoa học của cả hai thành phần vừa nói thuộc phạm trù danh pháp, nên luôn tuân thủ
nguyên tắc quốc tế. Nguyên tắc đó bao gồm cả nguyên tắc về đặt tên thuốc và nguyên tắc đặt
tên cây. Mặt khác, do danh pháp sử dụng tiếng Latin, nên đồng thời cũng phải tuân thủ
nguyên tắc ngữ pháp của tiếng Latin. Chính vì những yêu cầu nghiêm ngặt đó khiến cho
những người ít nghiên cứu hoặc ít quan tâm các nguyên tắc nói trên dễ nhầm lẫn khi sử dụng
tài liệu. Thực tế cho thấy, cũng có một số tài liệu đã có những nhầm lẫn trong cách viết tên
dược liệu và tên cây dược liệu, có lẽ phần lớn do lỗi in ấn.
Như vậy, tốt hơn hết, trước khi thâm nhập nghiên cứu tên dược liệu và tên cây dược liệu,
người học nên biết:
I. Nguyên tắc viết tên Latin các dược liệu có nguồn gốc thảo dược
Trong thực tế, tên Latin một dược liệu có thể được viết theo một trong bốn dạng sau:
1. Dạng thứ nhất: Danh từ chỉ dạng thuốc viết ở thể chủ cách (nominativus) + tên chi cây
dược liệu viết ở thể sở hữu cách (genitivus).
Ví dụ: Herba ocimi (Hương nhu)
Trong đó:
- herba: thân thảo, được hiểu là toàn thân cây thảo;
- ocimi: sở hữu cách của Ocimum, tên khoa học của chi Hương nhu.
Dạng này không cụ thể, vì có trường hợp nhiều loài cây dược liệu cùng chi thực vật có thể
dùng thay nhau vì có tính chất tương đồng, có tác dụng dược học gần giống nhau; nhưng cũng
rất nhiều trường hợp các loài cùng chi có tác dụng dược học khác nhau hoặc chưa được
nghiên cứu, rất dễ gây nhầm lẫn.
Ví dụ:
Nếu chỉ viết Radix angelicae thì người sử dụng không rõ đó là Bạch chỉ hay Đương qui. Hai
vị thuốc này có nguồn gốc từ hai loài khác nhau trong chi Angelica. Trường hợp này phải viết
theo dạng thứ hai dưới đây.
2. Dạng thứ hai: Danh từ chỉ dạng thuốc viết ở thể chủ cách + tên loài cây dược liệu viết ở
thể sở hữu cách.
Ví dụ 1: Radix stemonae tuberosae (Bách bộ)
Trong đó:
- radix: rễ cây
- stemonae tuberosae: sở hữu cách của Stemona tuberosa, tên khoa học của cây Bách bộ.
Ví dụ 2: Radix angelicae dahuricae (Bạch chỉ)
Trong đó:
- angelicae dahuricae: sở hữu cách của Angelica dahurica, tên khoa học của cây Bạch chỉ.
Ví dụ 3: Radix angelicae sinensis (Đương qui)
Trong đó:
- angelicae sinensis: sở hữu cách của Angelica sinensis, tên khoa học của cây Đương qui
3. Dạng thứ ba: Danh từ chỉ dạng thuốc viết ở thể chủ cách + tên chi cây dược liệu viết ở thể
sở hữu cách + tính ngữ chỉ tính chất của dạng thuốc.
Ví dụ 1: Lignum aquilariae resinatum (Gỗ có nhựa của cây Dó trầm)
Trong đó:
- lignum: gỗ
- resinatum: có nhựa (tính từ giống trung, bổ nghĩa cho lignum)
- aquilariae: sở hữu cách của Aquilaria, tên khoa học của chi Dó (Dó trầm).
Ví dụ 2: Semen vignae praeparatum (Hạt của cây Đậu đen chế)
Trong đó:
- semen: hạt
- praeparatum: được chế (tính từ giống trung, bổ nghĩa cho semen)
- vignae: sở hữu cách của Vigna, tên khoa học của chi Đậu đen.
4. Dạng thứ tư: Danh từ chỉ dạng thuốc viết ở thể chủ cách + tên loài cây dược liệu viết ở thể
sở hữu cách + tính ngữ chỉ tính chất của dạng thuốc.
Ví dụ:
Radix rehmanniae glutinosae praeparata (Rễ cây Địa hoàng chế)
Trong đó:
- radix: rễ cây
- praeparata: được chế (tính từ giống cái, bổ nghĩa cho radix)
- rehmanniae glutinosae: sở hữu cách của Rehmannia glutinosa, tên khoa học của cây Địa
hoàng
Danh từ chỉ dạng thuốc thường chỉ một bộ phận, cơ quan của cây dược liệu. Nhưng cũng có
nhiều trường hợp nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau của cùng một loài cây được dùng làm
thuốc, lúc đó trong tên dược liệu sẽ xuất hiện cùng lúc nhiều danh từ chỉ dạng thuốc. Các
danh từ đó có thể được liệt kê theo dạng dùng dấu phẩy, hoặc liên từ Latin "et", tất cả đều
được viết ở thể chủ cách, ví dụ: Gemma et cortex psidii: búp và vỏ cây Ổi. Các danh từ đó
cũng có thể được nối nhau bởi một giới từ Latin, lúc đó danh từ đi sau giới từ phải được viết ở
thể tạo cách (ablativus), ví dụ: Flos cum foli o daturae: Hoa cùng với lá cây Cà độc dược (lúc
này không thể viết cum folium được).
Cũng có khi phải dùng danh từ kép để chỉ dạng thuốc thì danh từ chính viết ở thể chủ cách,
danh từ bổ nghĩa viết ở thể sở hữu cách, ví dụ: Cortex licii radicis hoặc Cortex radicis
licii:Địa cốt bì, vỏ rễ cây Câu kỉ.
Trong tên dược liệu, tên khoa học của cây dược liệu đã chuyển sang thể sở hữu cách, về mặt
ngữ pháp nó đóng vai trò một tính ngữ, không còn là danh pháp loài, theo tôi không nên
viết hoa.
(Nhiều tài liệu vẫn viết hoa, như vậy là không đúng luật ngữ pháp Latin. Có lẽ do thói quen
viết hoa để nhấn mạnh các thành tố trong từng cụm từ, một số tài liệu tiếng Anh đã viết hoa cả
tính ngữ. Tuy nhiên, chúng ta cần phân định rõ văn phong tiếng Anh với văn phong tiếng
Latin).
Khi chúng ta chuyển ngữ tên dược liệu thì tên cây lại trở về thể chủ cách, lúc ấy mới viết hoa.
Ví dụ: Radix stemonae tuberosae → Rễ cây Bách bộ Stemona tuberosa → The root of
Stemona tuberosa species
II. Nguyên tắc viết tên Latin cây dược liệu:
Tên khoa học các cây dược liệu phải được viết theo nguyên tắc quốc tế về đặt tên thực vật.
Nguyên tắc đó là:
1. Tên chi: là một danh từ luôn được viết hoa ở thể chủ cách.
2. Tên loài: Là một tập hợp hai từ, trong đó từ thứ nhất là tên chi, từ thứ hai là tính ngữ khoa
học chỉ đặc điểm của loài, không viết hoa. Từ thứ hai có thể là danh từ hoặc tính từ.
Nếu là danh từ thì có hai khả năng:
- Danh từ đồng vị (cùng nghĩa hoặc có nghĩa gần) với danh từ chỉ tên chi: được viết ở thể chủ
cách.
Ví dụ:
Cinnamomum cassia (Quế)
Areca catechu (Cau)
Danh từ không đồng vị với danh từ chỉ tên chi: phải viết ở thể sở hữu cách. Lúc này dù nó bắt
nguồn từ tên người hoặc tên quốc gia cũng không viết hoa (vì không còn là danh từ riêng).
Ví dụ:
Pueraria thomsonii (Sắn dây)
Nếu là tính từ (có thể tính từ nguyên cấp hay tính từ so sánh) thì phải viết hợp giống với
danh từ chỉ tên chi.
Ví dụ:
Taraxacum officinalis (Bồ công anh Trung Quốc)
Zingiber officinale (Gừng)
3. Nguyên tắc trích dẫn tên tác giả:
Để đảm bảo tính chính xác, sau tên khoa học của chi hay loài còn yêu cầu viết kèm tên tác giả
công bố. Có thể đó là tên một người hoặc cùng lúc tên của nhiều người. Các tên này thường
được viết tắt.
Để tránh nhầm lẫn, luật quốc tế về đặt tên thực vật qui định: Trong văn bản viết tay hoặc đánh
máy chữ, tên loài phải được gạch chân, tên tác giả không gạch. Trong văn bản đánh máy vi
tính hoặc in offset, tên loài phải được in nghiêng, còn tên tác giả in đứng.
Thuật ngữ chi "giống" trong phân loại sinh vật
Khi học tập, nghiên cứu phân loại học sinh vật, một phạm trù không thể bỏ qua được là
"Nguyên tắc phân loại". Một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của nguyên tắc phân
loại là "Bậc phân loại", trong đó bậc loài được gọi là bậc phân loại cơ sở. Thuật ngữ quốc tế
(viết bằng tiếng Latin) dành cho bậc này là species. Ngoài thuật ngữ quốc tế đó, sẽ có rất
nhiều thuật ngữ tương đương do các nhà khoa học chuyên ngành của từng quốc gia chọn.
Chẳng hạn như thuật ngữ tiếng Việt là "loài", tiếng Anh là "species", tiếng Pháp là "espèce"…
Một bậc phân loại trên bậc loài được viết bằng tiếng Latin là "genus", trong khi các nhà khoa
học trên thế giới thống nhất dùng tiếng Anh là "genus", tiếng Pháp là "genre", thì các nhà
khoa học Việt Nam đã không đồng nhất khi chọn một thuật ngữ tiếng Việt tương đương. Các
nhà phân loại học thực vật dùng thuật ngữ "chi", các nhà phân loại học động vật dùng thuật
ngữ "giống".
Chính đây là khía cạnh chúng tôi muốn trao đổi. Sinh viên khi được học cùng lúc cả hai môn
học "phân loại thực vật" và "phân loại động vật" không khỏi băn khoăn về sự thiếu đồng nhất
này và đôi khi lẫn lộn trong quá trình kiểm tra, thi cử hay viết khóa luận cuối khóa. Sự nhầm
lẫn không dừng lại ở đó, đôi khi nó còn đeo đẳng gây bức rức cho họ suốt cả cuộc đời gắn bó
với nghề nghiệp. Đó là một trùng lặp gây phiền toái về mặt học thuật cho bất kì ai khi thâm
nhập vào lĩnh vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Bởi rằng, ai đã một lần học phân loại động,
thực vật đều biết dưới bậc loài còn có những bậc phân loại dành để chỉ cho những nhóm sinh
vật tuy cùng loài, nhưng mang những đặc điểm di truyền thể hiện qua kiểu hình (đặc điểm
hình thái, cấu tạo, sinh lí…) khác nhau rõ nét, khiến loài người nói chung và các nhà sản xuất,
các nhà khoa học nói riêng phân chúng thành những nhóm nhỏ và dùng một thuật ngữ nào đó
gọi chung là các bậc dưới loài.
Trong khoa học, các bậc đó theo trình tự từ loài xuống dần là phân loài (L.: subspecies; E.:
subspecies; F.: subespèce) thứ (L.: varietas; E.: variety; F.: variété), dạng (L.: forma; E.: form;
F.: forme)* Trong số đó, ở động vật học, cấp thường được dùng là phân loài, còn ở thực vật
học thì cả phân loài và thứ, đôi khi còn cả dạng nữa.
Trong sản xuất, các cây trồng và vật nuôi luôn được chỉ thị bằng cấp bậc giống. Để biểu thị
cho bậc giống này, đối với cây trồng gần như đa số nhiều nước trên thế giới dùng thuật ngữ
"cultivar" là một từ viết gọn từ tiếng Anh cultivated variety, còn đối với vật nuôi thì "breed"
là dạng viết gọn của "animal breed".
Đối chiếu với hệ thống phát sinh chủng loại, giống trong nông nghiệp có lúc là thứ (varietas),
cũng có lúc là dạng (forma), thậm chí là một cấp thấp hơn. Ví dụ: trong lâm nghiệp vẫn
thường gọi "giống thông Bahama, giống thông Honduras" để chỉ các thứ (varietas) thông
thuộc loài thông Caribe (Pinus caribaea) được phát hiện ở Bahama và Honduras. Và giống
thông Bahama đó mang tên khoa học là Pinus caribaea var. bahamensis, giống thông
Honduras mang tên khoa học là Pinus caribaea var. hondurensis. Trong các tên khoa học đó,
var. là từ viết tắt của varietas (thứ). Tương tự như thế, trong ngành cây cảnh và hoa, người ta
vẫn gọi giống cô-tòng lá vặn với tên khoa học Codiaeum variegatum var. pictum f. spirale.
Trong đó f. là dạng viết tắt của forma (dạng).
Đôi khi, giống còn được chỉ tên bằng một kí hiệu hay một từ địa phương, chẳng hạn như
trong nghề sản xuất lúa nước, ở Việt Nam đã và đang trồng phổ biến nhiều giống lúa thuộc
loài Oryza sativa như Thần nông, VN, Khang dân, OM, MTL, CN, CR, IR, 13/2, gie, chùm,
hẻo, chiêm…
Như vậy, đối với Thực vật học, chuyện dùng thuật ngữ cho các bậc phân loại dưới loài và cho
bậc "genus" không có gì để bàn, vì không có sự trùng lặp. Điều cần bàn là đối với lĩnh vực
Động vật học.
Như đã nói ở trên, trong Phân loại học động vật, cấp "genus" không được gọi là chi như Thực
vật học, mà được gọi là giống. Chính cách gọi này đã gây không ít khó khăn cho việc tiếp cận
sản xuất. Nhiều giống vật nuôi hiện nay đều là những nhóm quần thể sinh học mang kiểu gen
ở cấp dưới loài. Ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đồng nhất với nông dân dùng thuật ngữ
giống để chỉ một cấp bậc phân loại dưới loài. Chẳng hạn như cùng một loài heo nhà Sus
domesticus, ở nông thôn Việt Nam đang tồn tại nhiều giống như Ba xuyên, Đại bạch, Ỉ, Lan
Hồng, Mông cái, Thuộc nhiêu, Trắng Phú Khánh, Beshire, Duroc, Hamshire,
Landrace,Yorshire… Tương tự như thế, trong mỗi loài bò, dê, gà, vịt cũng gồm nhiều giống
khác nhau.
Suy cho cùng, người Việt Nam học phân loại sinh vật cuối cùng cũng để phục vụ sản xuất,
bảo tồn đa dạng sinh học. Có nghĩa là,người học phân loại động vật khi ra trường cũng có lúc
phải tiếp cận với môi trường chăn nuôi. Lúc đó, họ sẽ nhận ra điều gì khi phải lập một sơ đồ
hệ thống phát sinh chủng loại, trong đó có đến 2 cấp giống như sau:
Ngay thành ngữ "Con dòng cháu giống" cũng cho thấy rằng người Việt chúng ta đã dùng
thuật ngữ giống từ xưa để chỉ một cấp phân loại dưới loài rồi. Tương tự như vậy, cụm từ cửa
miệng của dân gian "giống nòi" lại là một minh chứng cho thấy từ "giống" luôn bao hàm một
khái niệm về một quần thể sinh học dưới cấp loài. Vì ai cũng hiểu rằng, cho dù bất kì một
chủng loại người nào, cho dù thuộc một dòng giống người nào… thì họ cũng chung một loài
Homo sapiens và tất nhiên cùng thuộc "genus" Homo. Ở đây tôi tạm dùng thuật ngữ genus, vì
tôi không muốn để từ giống vào, còn để từ chi thì chưa được phép. Bây giờ chúng ta thử thay
thuật ngữ genus đó bằng thuật ngữ giống như lâu nay trong phân loại học động vật thường
dùng thì sẽ thấy thế nào?
Vậy theo tôi, tại sao chúng ta không thống nhất dùng thuật ngữ "chi" cho cả phân loại học
thực vật và phân loại học động vật? Dù sao thì đó cũng chỉ là một qui ước, và qui ước đó cũng
chỉ cho chúng ta - người Việt. Làm như thế sẽ có được hai điểm lợi, thứ nhất là nhất quán
trong lĩnh vực phân loại học sinh vật và thứ hai là tránh được sự trùng lặp khó hiểu. Từ đó
cũng ít gây nhẫm lẫn trong truyền thông khoa học.
* Chú thích: L.: tiếng Latin; E.: tiếng Anh; F.: tiếng Pháp
DANH PHÁP LOÀI
Danh pháp loài bắt nguồn từ cách đặt tên đôi bằng tiếng Latinh (nomenclature binomial) do
C. V. Linnaeus đề xướng năm 1753 và mãi tới năm 1867 mới chính thức được thế giới công
nhận thông qua hội nghị quốc tế về thực vật học họp lần thứ nhất ở Paris. Về sau nhiều hội
nghị thực vật học và động vật học tiếp theo đều thống nhất thừa kế qui tắc của Linnaeus để
sửa đổi, bổ sung thành luật quốc tế về cách đặt tên thực vật (International Code Botanical
Nomenclature, viết tắt là ICBN) và luật quốc tế về cách đặt tên động vật (International
Code Zoological Nomenclature, viết tắt ICZN).
Theo luật Seattle (qua hội nghị quốc tế về luật danh pháp lần thứ XI năm 1969 tại Seattle -
USA) và các luật bổ sung (qua các hội nghị quốc tế tiếp theo) thì danh pháp loài là một tổ hợp
hai từ Latinh:
1. Từ thứ nhất: là danh từ chỉ tên chi (đọng vật học gọi giống), luôn luôn viết hoa và viết ở
chủ cách.
2. Từ thứ hai: được gọi là tính ngữ, nói lên đặc điểm nào đó của loài để phân biệt với các
loài cùng chi, không viết hoa (kể cả trường hợp từ thứ hai là danh từ chỉ về tên người hay địa
danh, bởi lẽ lúc đó nó đã được viết ở dạng thuộc cách hoặc đã được tính từ hóa). Tính ngữ có
thể là danh từ hoặc tính từ:
2.1. Tính ngữ là danh từ: thì có 2 trường hợp xảy ra:
2.1.1. Danh từ đồng vị (đồng nghĩa hoặc gần đồng nghĩa) với danh từ chỉ tên chi:
Trường hợp này danh từ thứ hai (dù thuộc Kiểu biến cách* nào) phải được viết cùng cách với
danh từ chỉ tên chi.
Ví dụ:
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách I, viết ở dạng chủ cách:
Achras sapota (cây Xa-pô-chê)
Cinnamomum cassia (cây Quế)
Sus scrofa (Lợn rừng)
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách II, viết ở dạng chủ cách:
Gliricidia sepium (cây Đỗ mai)
Nicotiana tabacum (cây Thuốc lá)
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách III, viết ở dạng chủ cách:
Felis leo (Sư tử)
Panthera tigris (Hổ)
Panthera pardus (Báo hoa mai)
Trong một số danh pháp loài động vật có lúc danh từ thứ hai không những đồng vị mà là lặp
lại danh từ chỉ tên chi và cũng phải được viết ở dạng chủ cách.
Ví du:
Astacus astacus (Tôm sông)
Bubalus bubalis (Trâu rừng)
Chanos chanos (cá Măng sữa)
Gallus gallus (Gà rừng)
Lutra lutra (Rái cá thường)
2.1.2. Tính ngữ không đồng vị với danh từ chỉ tên chi:
Trường hợp này danh từ thứ hai luôn luôn được viết ở thuộc cách. Danh từ đó có thể là tên
người, địa danh, tên vật chủ kí sinh hay môi trường sống của loài.
Ví dụ:
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách I, viết ở cách 2:
Saccharomyces cerevisiae (nấm men lên men rượu) (cerevisia, ae. f.: rượu , bia)
Cercospora musae (nấm bệnh đốm lá Chuối) (musa, ae. f.: cây Chuối)
Cinnamomum balansae (cây Vù hương) (Balansa, ae. f.: Latinh hóa tên riêng Balanse)
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách II, viết ở cách 2:
Bombyx mori (Tằm tơ, Tằm dâu) (morus, i. n.: cây Dâu tằm)
Hopea pierrei ( cây Kiền kiền) (Pierreus, i. m.: Latinh hóa tên riêng Pierre)
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách III, viết ở cách 2:
Aphis maydis (Rệp hại Ngô) (mays, maydis. f.: cây Ngô)
Puccinia arachidis (nấm bệnh rỉ sắt ở cây Lạc) (Arachis, -idis. f.: cây Lạc)
2.2. Tính ngữ là tính từ:
2.2.1. Tính ngữ là tính từ nguyên cấp
Nếu từ thứ hai là tính từ, thì nó phải được viết hợp từ với từ thứ nhất về giống, số và cách.
Tính từ dùng có thể thuộc bất kì một Kiểu biến cách** nào kể cả tính từ cấp so sánh. Nó được
dùng nhằm diễn đạt một đặc điểm nào đó của loài.
Ví dụ:
Tính ngữ là tính từ thuộc Kiểu biến cách đầu:
Anopheles vagus (Muỗi sốt rét) (vagus, a, um: ngao du, hay thay đổi)
Sus domesticus (Lợn nhà) (domesticus, a, um: thuộc về nhà, thuần dưỡng)
Neofelis nebulosa (Báo gấm) (nebulosus, a, um: như sương mù, như gấm)
Tính ngữ là tính từ thuộc Kiểu biến cách sau:
Citrus grandis (cây Bưởi) (grandis, is, e: to lớn)
Dalbergia bariensis (cây Cẩm lai) (bariensis, is, e: ở Bà Rịa)
Prionodon pardiciolor (Cầy gấm) (pardicolor, -oris: có màu như Báo đực)
2.2.1. Tính ngữ là tính từ cấp so sánh
Tính từ cấp so sánh đôi lúc cũng được dùng đặt ở vị trí thứ hai trong danh pháp loài. Cũng
như tính từ nguyên cấp, ở đây tính từ cấp so sánh cũng chỉ đặc điểm của loài và được viết hợp
từ với danh từ chỉ tên chi.
Ví dụ:
Anopheles minimus (muỗi sốt rét) (minimus, a, um: nhỏ nhất)
Caesalpinia pulcherrima (cây Kim phượng) (pulcherrimus, a, um: đẹp nhất)
Elephas maximus (Voi châu Á) (maximus, a, um: lớn nhất)
Parus major (chim Bạc má) (major, -jor, -jus: lớn hơn)
3. Trường hợp ngoại lệ:
Trường hợp trong danh pháp loài thực vật, sau tên chi cần thiết phải dùng hai từ để diễn đạt
đủ ý về loài, thì hai từ đó phải nối với nhau bằng dấu gạch ngang, ví dụ như Lagerstroemia
flos-reginae (Bằng lăng nước), Strychnos nux-vomica (Mã tiền), Coix lacryma-jobi (Bo bo)
Trong danh pháp loài động vật, nếu sau tên chi phải dùng hai từ thì hai từ đó được viết liền
nhau, ví dụ như Coluber novaehispaniae (thay vì C. novae hispaniae), Calliphora
terraenovae (thay vì C. terrae novae) [Mayer, 1969]. Nếu thấy một danh pháp động vật bao
gồm 3 từ viết độc lập nhau thì đó là danh pháp của phân loài (subspecies), ví dụ như Prestylis
francoisi francoisi (Voọc đen má trắng), Prestylis francoisi delacouri (Voọc đen mông trắng),
Prestylis francoisi hatinhensis (Voọc đen Hà Tĩnh) Ở danh pháp thực vật có cách viết hơi
khác, khi muốn chỉ tên một phân loài người ta viết tên loài rồi viết tiếp chữ viết tắt ssp.
(subspecies) sau đó thêm một tính ngữ,. ví dụ: Dimocarpus fumatus ssp. indochinensis (Nhãn
Đông dương). Hoặc để chỉ tên một taxon dưới loài, người ta cũng dùng 3 từ nhưng giữa từ thứ
hai và thứ ba có viết chèn chữ viết tắt thứ bậc phân loại var.(varietas: thứ), f. (forma: dạng)
Ví dụ Avicennia marina var. rhumphiana [Mắm đen, một thứ (varietas) trong loài Mắm biển].
Một loài nào đó được xác định là có thực nhưng chưa được giám định chính xác, chưa thể
công bố tên thì người ta viết tên chi kèm chữ sp., ví dụ như Acacia sp Khi muốn ám chỉ
nhiều loài cùng chi trong một quần xã thực vật nào đó chưa được xác định chính xác người ta
ghi tên chi kèm chữ spp., ví dụ như Acacia spp.
DANH PHÁP CÁC TAXON THUỘC CÁC BẬC PHÂN LOẠI TRÊN LOÀI
1. DANH PHÁP CHI
Là một danh từ hoặc một từ nào đó được coi là danh từ chủ số ít được viết ở vị trí thứ nhất
trong danh pháp loài. Danh từ này có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ tên gọi Latin của một cây, con nào đó đã có sẵn hoặc một tên gọi cây, con bằng tiếng Anh,
Pháp, được Latin hóa như: Quercus(cây Sồi), Rosa (cây Hoa hồng), Piper(cây Tiêu)
Bắt nguồn từ tên một nhà thực vật học như: Caesalpinia (từ tên riêng Caesalpin), Bauhinia
(từ tên riêng Bauhin), Tournefortia (từ tên riêng Tournefort)
Từ một địa danh như: Washingtonia (từ địa danh Washington), Taiwania (từ địa danh
Taiwan)
Ghép một tiếp đầu ngữ hay một gốc từ với một tên chi có sẵn như:
Neolitsea Được ghép bởi Neo+ Litsea
Nothofagus - Notho + Fagus
Dendropanax - Dendro + Panax
Acanthopanax - Acantho + Panax
Allospondias - Allo + Spondias
Parashorea - Para + Shorea
Neofelis - Neo + Felis
Metapenaeus - Meta + Penaeus
Parapenaeus - Para + Penaeus
Ghép một tiếp đầu ngữ hay một gốc từ với một gốc từ bất kì như:
Rhododendron Được ghép bởi Rhodo + dendron
Pterospermum - Ptero + spermum
Pterocarpus - Ptero + carpus
Dipterocarpus - Diptero + carpus
Calophyllum - Calo + phyllum
Ophiocephalus - Ophio + cephalus
Decapterus - Deca + pterus
Pseudoryx - Pseud + oryx
Capricornis - Capri + cornis
2. DANH PHÁP HỌ
Trong thực vật học, để có danh pháp các taxon bậc họ người ta lấy thân từ của chi mẫu (chi
tiêu biểu của họ) ghép thêm hậu tố -aceae.
Cần biết rằng, tên chi có thể là danh từ thuộc nhóm đồng âm tiết, cũng có thể thuộc nhóm dị
âm tiết. Trong mỗi trường hợp cách lấy thân từ có khác nhau:
Đối với những tên chi là danh từ thuộc nhóm đồng âm tiết, chỉ cần cắt bỏ đuôi từ (âm cuối bắt
đầu bằng nguyên âm) là có thân từ
Ví dụ:
Magnolia Magnoli Magnoliaceae
Pinus Pin Pinaceae
Podocarpus Podocarp Podocarpaceae
Pterocarpus Pterocarp Pterocarpaceae
Đối với những tên chi là danh từ thuộc nhóm dị âm tiết, phải lấy thân từ ở cách 2 (sở hữu
cách) số ít, có nghĩa là chuyển danh từ tên chi sang cách 2 số ít rồi bỏ đuôi từ để có thân từ
Ví dụ:
Tên chi Cách 2 Thân từ Tên họ
Juglans Juglandis Jugland- Juglandaceae
Salix Salicis Salic- Salicaceae
Styrax Styracis Styrac- Styracaceae
Trong động vật học, để có tên họ người ta lại dùng hậu tố -idae (trùng với hậu tố trong danh
pháp phân lớp ở thực vật) để nối vào thân từ của danh pháp chi.
Ví dụ :
Hylobates Hylobat Hylobatidae
Canis Can Canidae
Felis Fel Felidae
Nhưng một số họ thì:
Anas Anatis Anat Anatidae
Gecko Geckonis Geckon Geckonidae
3. DANH PHÁP CÁC TAXON TRÊN HỌ
Trong thực vật học, để có danh pháp taxon các bậc trên họ, người ta thực hiện như sau:
Danh pháp bộ: ghép hậu tố -ales vào thân từ của tên họ mẫu
Danh pháp lớp: ghép hậu tố -opsida vào thân từ của tên bộ mẫu
Danh pháp ngành: thay hậu tố -psida của tên lớp mẫu bằng hậu tố -phyta
Trong động vật học thì rất phức tạp, tùy nhóm thú, chim, cá, thân mềm và thậm chí trong
từng nhóm còn tùy thuộc từng bậc mà có những hậu tố khác nhau rất nhiều. Chẳng hạn như
* Lớp chim (Aves) và lớp cá (Pisces) có các bộ mang hậu tố -iformes
* Lớp thú (Mammalia), lớp côn trùng (Insecta) có các bộ mang những hậu tố rất đa dạng, khó
hệ thống hóa như: -ptera, -odea, -ates, idea, có khi là một danh từ ghép bởi một tiền tố hay
một gốc từ với một gốc từ hay với một hậu tố nào đó, như Taxo-donta, Archae-o-gastro-
poda, Deca-poda
Trong lúc đó ở thực vật học, chỉ có một số trường hợp đặc biệt có dùng những hậu tố khác đi,
nhưng cũng được qui tắc hóa:
Đối với Tảo:
* Danh pháp lớp có hậu tố -phyceae
Đối với Nấm:
* Danh pháp ngành có hậu tố -mycota
* Danh pháp lớp có hậu tố -mycetes