Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn máy kéo để phay đất trồng lúa cho khu vực đồng bằng cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------------------

LÊ BÁ DẦN

TUYỂN CHỌN MÁY KÉO ĐỂ PHAY ĐẤT TRỒNG LÚA
CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hà Nội, 2011

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------------------

LÊ BÁ DẦN

TUYỂN CHỌN MÁY KÉO ĐỂ PHAY ĐẤT TRỒNG LÚA
CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG CẦN THƠ


CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÁY VÀ THIẾT BỊ CƠ GIỚI HĨA
NƠNG - LÂM NGHIỆP
Mã số: 60.52.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN BỈ

Hà Nội, 2011

download by :


1

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc,
cơ cấu kinh tế có chiều hướng tăng tỷ trọng về dịch vụ và công nghiệp.
Nhưng sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu
kinh tế nước nhà. Việt Nam một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu
thế giới với hàng triệu tấn gạo được bán ra nước ngoài mỗi năm. Sản xuất
nơng nghiệp vẫn đóng vai trị lớn trong nền kinh tế của nước nhà, nhưng sản
xuất nông nghiệp vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Với một tỷ lệ dân
số cao sống ở nông thôn có mức thu nhập thấp, diện tích đất sản xuất nơng
nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất canh tác, để phát triển tương xứng với
vai trò trong nền kinh tế, giảm lao động nặng nhọc và nâng cao thu nhập cho
người nông dân, bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành các
vùng chuyên canh rộng lớn thì thực hiện cơ giới hóa là rất cần thiết. Đồng
bằng sơng Cửu Long là vùng đất đồng bằng phì nhiêu, rộng lớn có điện tích

tự nhiên 3 973 000 ha với các loại cây trồng chủ yếu: lúa, hoa màu, cây ăn
trái. Trong đó lúa là cây trồng chủ lực với diện tích trên hai triệu ha, năm
2009 cho sản lượng 20,633 triệu tấn chiếm hơn 80% lượng lúa xuất khẩu của
cả nước. Để đáp ứng cho quá trình canh tác, người dân đã từng bước áp dụng
cơ giới hóa trong sản xuất. Hầu hết những khâu sản xuất nặng nhọc đã được
cơ giới hóa, giải phóng sức lao động chân tay, mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn.
Một trong những khâu nặng nhọc trong q trình sản xuất nơng nghiệp
đã được người dân ở đồng bằng sông Cửu Long áp dụng cơ giới hóa đó là
khâu làm đất. Với diện tích đất sản xuất nơng nghiệp rộng lớn, được phù sa
phì nhiêu bồi đắp hàng năm nhờ dịng nước sông Mê-kông. Từ lâu, người
dân nơi đây đã biết sử dụng máy cơ giới để thực hiện quá trình làm đất, các
loại máy cơ giới được sử dụng trong khâu này lúc đầu là những máy móc
thơ sơ, năng suất thấp; sau này, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các
loại máy móc hiện đại, năng suất cao đã được người dân sử dụng hiệu quả

download by :


2

hơn, có nhiều tính năng hơn. Các loại máy được sử dụng phổ biến hiện nay
như: Belarut 510 – 512 (MTZ 50, MTZ 52 của Liên Xô cũ); John deere5310 của Mỹ, Kubota L2800, L3408, Yanmar, Fiat…. Cũng như toàn vùng
đồng bằng sông Cửu Long khu vục Cần Thơ các loại máy kéo trên cũng đang
được sử dụng phổ biến để làm đất trồng lúa.
Việc lựa chọn sử dụng máy kéo để làm đất trồng lúa từ trước tới nay chủ
yếu dựa theo kinh nghiệm và điều kiện của từng cơ sở sản xuất, chưa có một
nghiên cứu nào về việc đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại máy kéo dùng
để làm đất này. Vì vậy việc chọn và mua sắm thiết bị làm đất còn phân tán,
nhỏ lẻ mạnh ai lấy làm. Việc nghiên cứu tuyển chọn một loại máy kéo thích

hợp cho khâu làm đất ở khu vực đồng bằng Cần Thơ là rất cần thiết. Do đó
chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Tuyển chọn máy kéo để phay đất
trồng lúa cho khu vực Đồng bằng Cần Thơ”.

download by :


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CƠ GIỚI HĨA NƠNG NGHIỆP
VÀ SỬ DỤNG MÁY KÉO LÀM ĐẤT TRỒNG LÚA
1.1. Tổng quan tình hình cơ giới hóa nơng nghiệp và sử dụng máy kéo
làm đất.
1.1.1. Tình hình cơ giới hóa nơng nghiệp và sử dụng máy kéo làm đất ở
nước ngoài.
Cơ giới hóa là một biểu tượng cho một nền nơng nghiệp hiện đại, nó chỉ
xuất hiện khi có nhu cầu lớn và nền công nghiệp nước sở tại phát triển mạnh.
Nhiều nước thúc đẩy chương trình cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông
nghiệp đặc biệt là khâu làm đất chỉ vì thiếu nhân cơng hoặc gia súc để cày
kéo, hoặc khai thác đất đai rộng lớn quá sức người. Nhiều chính phủ của các
nước đang phát triển như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan có chính sách
khuyến khích nơng dân sử dụng cơ giới để tăng hiệu suất, năng suất, lợi
nhuận và giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động. Những biện pháp khích lệ
thường bao gồm miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu cho các máy móc và thiết bị,
cung cấp tín dụng dễ dàng, tài trợ các dịch vụ liên hệ cơ giới hóa nơng nghiệp
[7]. Ngành nơng nghiệp truyền thống nhất là ngành trồng lúa đòi hỏi rất nhiều
sức lao động, hiệu quả kinh tế thấp; nhưng nguồn nhân lực nông thôn từ từ
giảm sút do sức thu hút việc làm và đời sống ở thành thị. Do đó, cơng nghiệp
hóa có cơ hội lớn mạnh ở các nước đã phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,

Hàn Quốc và một số nước khác ở châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi và châu á đang
có nền kinh tế phát triển nhanh. Ngồi ra, cịn có một số nước đang phát triển
ở châu Phi, như Senegal, Côte divoire và Kenya đã có chính sách ưu tiên phát
triển cơ giới hóa sản xuất lúa vào thập niên 1960 và 1970 của thế kỷ 20 để
hiện đại hóa đất nước; trong khi lực lượng lao động làm việc ở nông thơn vẫn
cịn dư thừa.
Cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp đặc biệt là khâu làm đất không những
là phương tiện hữu hiệu để đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm đầy đủ

download by :


4

cho nhu cầu dân số tăng nhanh, mà còn tiết kiệm được năng lượng, nguồn tài
nguyên và góp phần vào phát triển công nghiệp và dịch vụ trong nước. Mục
tiêu cuối cùng của cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp là làm thay đổi cuộc sống
ở nông thôn được tốt đẹp và đấy đủ hơn trong các nước đang phát triển. Cuộc
Cách Mạng Xanh xảy ra trên thế giới vào thập niên 1970 và 1980 thế kỷ 20 đã
thúc đẩy mạnh sử dụng các lực lượng hỗ trợ nông dân, gồm cả các phương
tiện cơ giới khâu làm đất và các khâu khác để đẩy mạnh sản xuất .
Các nước Âu - Mỹ đã bắt đầu thực hiện cơ giới hóa từ những năm 30-40
của thế kỷ 20 [6], đến nay đã đạt đến mức đồng bộ và tự động một số khâu
cơng việc.
Do đất rộng người thưa (bình qn diện tích rất lớn: Mỹ 61 ha/người,
Canađa 97 ha/người, các nước Anh Pháp, Đức bình qn 6-12 ha/người [7].
Do đó cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp là biện pháp hàng đầu. Các
máy được trang bị và sử dụng là những máy có cơng suất lớn, làm việc năng
suất cao như máy kéo bánh bơm công suất 75-300 kw để thực hiện các khâu
cơng việc làm đất, chăm sóc, thu hoạch. Bình quân mã lực cho 1 ha đất canh

tác tại Mỹ 25 Hp/ha, các nước Tây Âu 18 Hp/ha, các nước Đơng Âu cũ 5-8
Hp/ha (1990), vì thế lao động nơng nghiệp chỉ cịn 5-10% [7].
Cơ giới hóa là sự biến đổi vô cùng quan trọng về công cụ sản xuất, làm
cho năng suất lao động và chất lượng nơng sản hàng hóa tăng lên nhiều lần,
thu nhập của người nông dân tăng lên rất cao. Ở Mỹ năm 1994 mỗi lao động
nơng nghiệp trung bình sản xuất 9.929 kg lương thực các loại, 19.700 kg sữa,
1.223 kg trứng, thỏa mãn nhu cầu của 100 người dân trong nước và xuất khẩu
1/3 sản phẩm ra thị trường thế giới [7].
Sử dụng máy kéo làm đất có thể tạo ra công việc làm ở nông thôn bằng
các hoạt động máy móc, và dịch vụ liên hệ ngồi nơng nghiệp. Cơ giới hóa
làm đất giúp chống lại xói mịn đất đai và giảm bớt thời gian làm việc, công
sức của người lao động. Trong 1940 của thế kỷ 20, máy cày phay chơn các
rơm rạ lúa mì làm giảm đất xói mịn do nước và gió, và đồng thời bảo tồn

download by :


5

nước lâu dài trong đất. Ở các nước đang phát triển, cơ giới hố khâu làm đất
nơng nghiệp giúp nơng dân có nhiều thời gian để thâm canh vụ và dành cho
các công việc đồng áng khác khi vụ mùa đang ở đỉnh cao. Nơng dân có thể áp
dụng các kỹ thuật trồng trọt tiên tiến dễ dàng, khơng cịn bị chậm thời vụ khi
dùng nhiều sức lao động, nhưng cơng việc lại chậm chạp.

Hình 1.1. Cơ giới hố khâu làm đất
Tình trạng sản xuất lúa cơ giới hóa trên thế giới đa dạng, thay đổi tùy
theo từng lục địa. Ở những nước cơ giới hóa cao, nơng dân khơng hẳn ln
ln có nơng trại lớn với hàng trăm hoặc hàng ngàn hecta, mà cịn có các
nơng trại nhỏ độ 10-20 ha. Ở Mỹ và các nước châu Mỹ La Tinh phần lớn có

những nơng trại lớn từ 50 ha đến hàng ngàn ha, trong khi châu Âu và các
nước Baltics có những nơng trại trung bình từ 10-200 hecta. ở Nhật Bản và
Hàn Quốc, phần lớn nơng dân có các ruộng lúa rất nhỏ từ 0,5 đến 5 ha mà
thơi.
Hiện nay, thế giới có 58 nước trong tổng số 112 nước trồng lúa trên thế
giới được cơ giới hóa hoàn toàn và một phần chủ yếu là khâu làm đất [7]. Cơ
giới hóa khâu làm đất chiếm tỉ số tương đối ít, độ 5-10% trong các nước cơ
giới có trồng thêm lúa rẫy ở các vùng đất gợn sóng hoặc đồi núi, như ở châu
Mỹ La Tinh.

download by :


6

Khuynh hướng phát triển cơ giới hóa nơng nghiệp được phản ánh qua
đẩy mạnh sử dụng máy kéo làm đất trên thế giới.
Sử dụng máy kéo tăng nhanh trong thời kỳ Cách Mạng Xanh (CMX), sau
đó mức độ trở nên chậm chạp. Tổng số máy kéo tăng từ 13,3 triệu trong 1961
(trước CMX) lên cao điểm 26,7 triệu trong 1990 (sau CMX), hay tăng 4,5%
mỗi năm. Từ 1990 đến nay, mức tăng trưởng số máy kéo rất chậm, chủ yếu
do các nước Âu, Mỹ và các quốc gia chuyển tiếp (Ðơng Âu) [7]; trong khi cơ
giới hóa vẫn cịn tiếp tục phát triển ở Châu Á, Trung Ðông và châu Mỹ La
Tinh & Caribbean.
Ở một số nước Châu Á mức độ cơ giới hóa trong từng khâu của sản xuất
nơng nghiệp thể hiện ở bảng (1.1), trong đó: mức độ cơ giới hóa làm đất, tưới
tiêu và vận chuyển thực hiện trước và cao nhất, sau đó tiếp đến các khâu khác
như gieo cấy, thu hoạch.
Bảng 1.1: Mức độ cơ giới hóa các khâu canh tác chủ yếu (năm 1994)
Tên nước


Khâu công việc, %
Làm đất

Cấy lúa

Tưới tiêu Thu hoạch Vận chuyển

Trung Quốc

63,1

24,7

60,2

15

60

Hàn Quốc

100

97

94

95


100

Thái Lan

90

5

50

20

-

Nhật Bản

100

99

-

99

100

Đài Loan

98


98

-

98

100

Mức trang bị động lực tùy theo từng nước, mức độ trang bị động lực của
từng nước thể hiện ở bảng (1.2) và lọai máy kéo trang bị của một số nước ở
bảng (1.3). Ở nước phát triển diện tích đất lớn, cây trồng cạn là chủ yếu, mức
độ cơ giới hóa cao thì dùng máy có cơng suất lớn. Ở các nước đất chật người
đông, ruộng đất nhỏ hẹp dùng máy kéo nhỏ là chính. Các nước xung quanh ta
như Philippin, Indonexia, Thái Lan mức độ trang bị đều cao hơn nước ta.
Riêng Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan cao gấp nhi`ều lần.

download by :


7

Bảng 1.2. Mức độ trang bị động lực
Tên nước

Mã lực/ ha canh tác

Nhật Bản

7


Hàn Quốc

4,2

Thái Lan

1,35

Ấn Độ

0,5

Philippin

0,8

Indonexia

0,72

CHDCNN Triều Tiên

0,5

Trung Quốc

3,8

Đài Loan


2,8

Bảng 1. 3: Máy móc trang bị năm 1994
Loại máy

Tên nước
Trung Quốc Hàn Quốc Thái Lan

Ấn Độ

Đài Loan

Máy kéo 4 bánh

690.960

88.700

79.800

1.500.000

21.500

Máy kéo 2 bánh

8.180.100

836.800


984.500

180.000

128.700

Số liệu của Hàn Quốc, Trung Quốc tính đến 1998; Nhật Bản, Đài Loan trước
1996, các nước khác 1990.

Tại một số nơi có nền sản xuất lúa nước phát triển ở châu Á như Hàn
Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan, quá trình sản xuất lúa được cơ giới hóa hồn
tồn, mang tính đồng bộ cao. Đặc biệt là khâu làm đất, ruộng đất được quy
hoạch tốt, hệ thống thủy lợi đầu tư đầy đủ, kế hoạch sản xuất phải được thiết
lập đảm bảo cho việc ứng dụng máy móc một cách đồng bộ và triệt để.
Mỗi nước, mỗi quốc gia có một mơ hình quản lý khác nhau. Tại Nhật
Bản từ năm 1967 đã cơ giới hóa làm đất 66%, trong đó ruộng nước 96%, . Từ
đầu những năm 90, Nhật Bản xúc tiến mở rộng quy mơ trang trại, kích thước
lơ thửa ruộng để chuyển hướng sử dụng máy kéo và máy nông nghiệp cỡ 5 10 Hp sang 20 - 30 Hp và lớn hơn. Đến nay quy mô ruộng đã đạt từ 0,5 -1 ha,
2,5- 3 ha và lớn hơn, nhưng lớn nhất không vượt quá 10 ha. Tỷ lệ diện tích sử

download by :


8

dụng máy kéo làm đất tại Nhật Bản tăng dần năm đến 1980 đã đạt tỷ lệ 100%
[16].
Đài Loan cơ giới hóa chủ yếu mang tính dịch vụ. Nhưng dù dưới hình
thức nào thì việc lập kế hoạch trong sản xuất mang tính khoa học rất cao. Q
trình phát triển cơ giới hóa nơng nghiệp ở Đài Loan chia 3 giai đoạn:

- Từ năm 1955 – 1970: Chủ yếu sử dụng máy kéo tay, guồng tuốt lúa đạp
chân nhập khẩu từ Nhật Bản.
- 1970 – 1983: Cơ giới hóa làm dất và các khâu khác trong sản xuất nông
nghiệp.
- Từ năm 1984 đến nay: Cơ giới hóa đã phát triển đồng bộ, ngồi lúa, cơ
giới hóa cây trồng cạn, làm vườn cũng được phát triển. Đến 1995 cơ bản hoàn
thành cơ giới hóa nơng nghiệp, tỷ lệ cơ giới hóa các khâu đạt 95%.
Trung Quốc luôn coi nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc dân
và cơ giới hóa đóng một vai trị quan trọng đối với sự phát triển nơng nghiệp.
Tính đến cuối năm 2008, tổng động lực máy nông nghiệp ở Trung Quốc đạt
822 triệu KW, tăng 6,5% so với năm 2007. Trong đó có hơn 3 triệu máy kéo
cỡ lớn và cỡ trung, 17 triệu máy kéo cỡ nhỏ, và một lượng lớn máy cày, bừa.
Cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp là 45,85% (trong đó cơ giới hóa trong
sản xuất lúa đạt 51,2%). Năm 2008, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư 13 tỷ
NDT để hỗ trợ nông dân mua máy [16]. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường
về máy kéo cỡ trung và và cỡ lớn tăng nhanh nên các nhà máy chế tạo máy
nông nghiệp nổi tiếng trên thế giới đã đặt văn phịng đại diện tại Trung Quốc
như Cơng ty Tongyang của Hàn Quốc, hãng Kubota và Yanmar của Nhật
Bản…
1.1.2. Tình hình cơ giới hóa và sử dụng máy kéo làm đất ở Việt Nam.
Cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại Việt Nam bắt đầu từ cuối những năm
1950 [16] và theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1(1950 – 1982): Phần lớn giai đoạn này gắn liền với cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Việc phát triển ngành cơ giới hóa nơng

download by :


9


nhiệp chỉ ở những bước chập chững ban đầu. Áp dụng chủ yếu ở khâu làm đất
với những loại máy kéo do Liên Xô cũ và các nước Đông Âu cũ sản xuất có
cơng suất từ 40 mã lực trở lên.
- Giai đoạn 2 (1983 – 1990): Giai đoạn xây dựng đất nước thống nhất sau
cuộc chiến tranh trường kỳ kéo dài. Ngành cơ khí nơng nghiệp phát triển
mạnh mẽ với sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa và theo
mơ hình trạm đội tập trung số lượng nhiều máy kéo, chủng loại chủ yếu là
MTZ 50/52, MTZ 80/82 do Liên Xô cũ sản xuất, ZETOR do Tiệp Khắc sản
xuất, UTBE do Rumani sản xuất…vv và phục vụ chủ yếu cho khâu làm đất.
- Giai đoạn 3 (1990 đến nay): Ruộng đất được chia lâu dài cho nông dân
tự chủ canh tác. Mỗi hộ nông dân được coi là một đơn vị kinh tế độc lập, tự
chủ sản xuất trong phần đất của mình. Mơ hình trạm, đội máy kéo lớn, chủng
loại nghèo làn khơng cịn phù hợp nữa. Khi đó hàng loạt máy kéo của các
nước có nền cơ khí nơng nghiệp phát triển mạnh như Mỹ với máy
JOHNDEER, Nhật với máy KUBOTA, YANMA,… máy kéo FIAT, Trung
Quốc và máy kéo do chính Việt Nam sản xuất……với nhiều cấp công suất từ
12 mã lực đến 80 mã lực có mặt trên thị trường Việt Nam. Người nơng dân có
nhiều lựa chọn để mua sắm máy kéo phục vụ cho làm đất trồng lúa hơn,
nhưng do còn ảnh hưởng của chế độ bao cấp nên tốc độ phát triển chậm và
không ổn định. Trong năm 2010, mức độ cơ giới hoá làm đất trồng lúa đạt
75%. Theo thống kê trong nông nghiệp nước ta hiện số lượng máy kéo các
loại có khoảng 300.000 chiếc, tổng cơng suất 3,5 triệu mã lực. Trong đó máy
kéo hai bánh dưới 15 mã lực chiếm khoảng 75,3%, máy kéo 4 bánh 15 – 35
mã lực khoảng 15,2%, máy kéo trên 35 mã lực chỉ chiếm 9,5% . Đồng bằng
sông Cửu Long là địa bàn có tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp cao
nhất đạt 69%, Tây Nguyên 34,54%, trung du miền núi phía Bắc 4,7- 6%,
duyên hải Nam Trung Bộ 4,29 – 4,53% [11]. Mức độ trang bị cơng suất máy
tồn quốc đạt 0,7 mã lực/ha canh tác, trong đó vùng Tây Nguyên 2,0 mã
lực/ha là nơi có trang bị máy kéo cao nhất tồn quốc; thấp nhất vùng miền núi
phía Bắc chỉ có 0,14 mã lực/ha.


download by :


10

Trong nhiều năm qua, mức độ tăng trưởng về cơ giới hố sản xuất nơng
nghiệp bình qn 8% năm góp phần nâng cao khả năng thâm canh, luân vụ,
tăng năng suất, chất lượng nông sản chủ yếu và giảm tổn thất sau thu hoạch.
Trong lĩnh vực sản xuất lúa, mặc dầu diện tích canh tác giảm, năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa gạo không ngừng nâng lên. Năng suất lúa
tăng từ 45,9 tạ/ha năm 2002, lên 48,9 tạ/ha năm 2006. Sản lượng lúa tăng từ
34,4 triệu tấn năm 2002 lên 35,8 triệu tấn năm 2006, vượt chỉ tiêu Đại hội IX
của Đảng đề ra là 34 triệu tấn; Trong đó, riêng ĐBSCL áp dụng máy móc
trong khâu làm đất trên 80% bảo đảm sản xuất 3 vụ, khâu gặt 15%, sấy lúa
chủ động 38,7% góp phần đạt 18,5 triệu tấn, chiếm 50% sản lượng và trên
90% lượng gạo xuất khẩu cả nước [10].
Ngành cơ khí trong nước đã có bước chuyển biến tích cực, chế tạo máy
móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê, trong 3
năm (2002-2004), đã sản xuất 148.044 động cơ diezel, 7.747 máy kéo các
loại. Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM, Bộ Công
Nghiệp), hàng năm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản khoảng
40.000 động cơ, máy kéo và các loại máy nông nghiệp, chiếm 30% thị phần
trong nước [11].
Tuy nhiên mức độ trang bị cơng suất trên diện tích canh tác (0,7 mã
lực/ha) so với các nước trong khu vực còn thấp, như Thái Lan 4 Hp/ha, Trung
Quốc 8,7 Hp/ha…Cơ giới hố sản xuất nơng nghiệp mới chỉ tập trung cây lúa
và khâu làm đất.
Cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp của các tỉnh trong cả nước cũng
được chú trọng và đẩy mạnh như Thừa Thiên Huế có khoảng 50 chiếc loại

máy kéo có cơng suất 35 mã lực, 820 chiếc loại công suất nhỏ 12 đến dưới 35
mã lực, máy kéo có cơng suất dưới 12 mã lực khoảng 1.854 chiếc và khoảng
4000 máy cày, bừa [24]. Theo Chi cục phát triển nông thôn Cần Thơ năm
2010 Cần Thơ có khoảng 2.500 máy làm đất và vận chuyển, khâu làm đất đã
được cơ giới hóa đến 97% [23].

download by :


11

Mục tiêu đến năm 2020, cơ giới hóa sản xuất lúa trong khâu làm đất
trong cả nước đạt 100%, diện tích trồng lúa ở 2 vùng đồng bằng sơng Cửu
Long và đồng bằng Sơng Hồng được cơ giới hóa bằng các loại thiết bị tiên
tiến và hiệu quả cao [16]. Việc đẩy nhanh cơ giới hóa trong sản xuất nơng
nghiệp tại Việt Nam đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu lao động, bảo
đảm tính thời vụ, tăng năng suất, chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch.
1.2. Những vấn đề cần nghiên cứu tuyển chọn máy kéo làm đất ở Việt
Nam.
Ở Việt Nam cũng đã có những cơng trình nghiên cứu tuyển chọn máy
kéo làm đất và các cơng việc khác phục vụ cho cơ khí hóa nơng nghiệp như:
Đề tài “Nghiên cứu, tuyển chọn, thiết kế và chế tạo một số máy phục vụ canh
tác ở vùng mía tại Cao Bằng” [25]. Do Trung tâm Cơ điện Nơng nghiệp và
Ngành nghề Nơng thơn chủ trì thực hiện. Đề tài nhằm tuyển chọn, chế tạo
một số máy canh tác phù hợp với điều kiện vùng trồng mía của tỉnh, góp phần
giảm chi phí lao động, tăng năng suất và nâng cao thu nhập cho người trồng
mía. Đã được hội đồng KH&CN tỉnh Cao Bằng nghiệm thu đề tài nêu trên.
Đề tài đã lựa chọn được máy kéo 4 bánh Foton 324 là nguồn động lực cỡ
trung bình phù hợp để liên hợp với máy canh tác mía; lựa chọn, thiết kế, chế
tạo được liên hợp máy cày lật có năng suất 0,2-0,25 ha/h, liên hợp máy phay

gốc mía và làm nhỏ đất có năng suất 0,35-0,45 ha/h, liên hợp máy phay sâu
có năng suất 0,2-0,3 ha/h. Qua sử dụng, người dân cho biết: Chất lượng làm
đất của liên hợp máy này tốt hơn nhiều chất lượng làm đất của liên hợp máy
kéo 2 bánh hiện hành và đề nghị phổ biến nhanh hệ thống máy canh tác vào
vùng sản xuất mía Cao Bằng. Hoặc các nghiên cứu tuyển chọn máy kéo làm
đất, dọn thực bì, ….phục vụ cho trồng rừng và vườn ươm của Viện Khoa học
Lâm Nghiệp Việt Nam, lựa chọn máy kéo để liên hợp với máy cày ngầm
chống xói mịn và làm giảm nhanh độ ẩm của đất của trường Đại học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. “Phương pháp xác định hệ thống máy kéo cơ
giới hóa khâu làm đất vùng trung du” của Nguyễn Văn An, Trường Cao Đẳng
Nghề Cơ Khí Nơng Nghiệp.

download by :


12

Việt Nam nói chung, vùng đồng bằng sơng Cửu Long và Cần Thơ nói
riêng hiện sử dụng máy kéo làm đất đang ở trong tình trạng, sử dụng theo khả
năng với các định hướng cịn ít dẫn đến sử dụng thiết bị rất đa dạng và nhiều
chủng loại. Do đó việc mua sắm thiết bị và phụ tùng sửa chữa phân tán nhỏ
lẻ, khó đánh giá được hiệu quả sử dụng của các máy kéo làm đất. Để tiến tới
cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp đặc biệt là trong canh tác lúa cần phải
nghiên cứu một loại máy kéo có thể dùng chung cho tất cả các đối tượng canh
tác khác nhau. Từ đó dẫn đến việc mua sắm các thiết bị sản xuất tập trung
được, các cơ sở sản xuất có thể sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ hơn, nâng
cao hiệu quả kinh tế.
1.3. Công nghệ và thiết bị cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa ở đồng
bằng sông Cửu Long và Cần Thơ.
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và

Cần Thơ.
a) Đặc điểm tự nhiên:
Vùng đồng bằng sơng Cửu Long hình (1.2), theo ranh giới hành chính
hiện nay gồm 13 tỉnh, thành phố là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng
Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang,
Bạc Liêu, Cà Mau và TP Cần Thơ.
Tịan đồng bằng có tổng số 102 huyện, thị xã, trung bình mỗi tỉnh có
khoảng 8 huyện, mỗi huyện quản lý khoảng 35 - 40 ngàn ha đất tự nhiên và
130 - 150 ngàn dân, bình quân mỗi huyện có 11 xã, mỗi xã quản lý từ 3 - 3,5
ngàn ha đất tự nhiên và 12 - 14 ngàn dân. ĐBSCL có 700 km đường biên giới
chung với Campuchia.
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sơng Mê Kơng
có diện tích 4.060.200 ha. Có vị trí nằm liền kề với vùng Đơng Nam Bộ, phía
Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đơng Nam là

download by :


13

Biển Đông. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành
từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực
nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc
theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sơng và biển đã hình thành
những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sơng lẫn dọc theo một số
giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng
Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán
đảo Cà Mau.

Hình 1.2: Bản đồ nơng nghiệp và kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long


download by :


14

Sơng Mê Kơng cung cấp lượng nước trung bình hàng năm vào khoảng
4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa (Morgan F. R.,
1961) cho đồng bằng sông Cửu Long. Thủy văn vùng đồng bằng sơng Cửu
Long chịu ảnh hưởng bởi dịng chảy của hệ thống sông Mê Kông (chủ yếu là
sông Tiền và sông Hậu) với lưu lượng khổng lồ 40 000 m3/s, tạo nên mùa lũ
hàng năm từ tháng 7 đến tháng 11 với mức ngập trung bình từ 50-100cm.
Đồng bằng sơng Cửu Long có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11 dương lịch, cung cấp 80% lượng mưa cả năm và mùa nắng từ tháng
12 đến tháng 4 dương lịch năm sau.

Hình 1.3: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ
Cần Thơ hình (1.3) nằm ở trung tâm trong vùng châu thổ nên mang đầy
đủ những đặc điểm về tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn
chung, đất đai trong phạm vi thành phố Cần Thơ khá tốt. So với tổng diện tích
tự nhiên, đất phù sa chiếm tới 66,74%, đất líp chiếm 14,11%, đất phèn chỉ

download by :


15

chiếm 14, 01% (đất phèn năng chiếm 2,26%), thích hợp với phát triển nhiều
loại cây trồng, rất thuận lợi cho thâm canh.
b) Đặc điểm phân bố sử dụng đất:

Theo nguồn liên giám 2008. Tổng diện tích tự nhiên của vùng đến ngày
01 tháng 01 năm 2008 là 4.060,2 ngàn ha (chiếm 12,3% diện tích cả nước),
trong đó đất nơng nghiệp 2.560,6 ngàn ha (chiếm 27,2% diện tích đất nơng
nghiệp cả nước), đất lâm nghiệp 336,6 ngàn ha (chiếm chưa đến 2,3% diện
tích đất lâm nghiệp cả nước), đất chuyên dùng 234,1 ngàn ha (chiếm 15,1%
tổng diện tích chuyên dùng của cả nước), đất ở 110 ngàn ha (chiếm 17,7%
diện tích đất ở của cả nước)
Cơ cấu diện tích đất sử dụng của vùng đồng bằng sông Cửu Long đến
ngày 01 tháng 01năm 2008: dùng vào sản xuất nông nghiệp 63,1%; sản xuất
lâm nghiệp 8,3%; đất chuyên dùng 5,8%; đất ở 2,7%.
Về địa hình đất đai của vùng đồng bằng sơng Cửu Long nhìn chung khá
bằng phẳng, màu mỡ, lơ thửa một số vùng rộng lớn, rất thuận tiện cho canh
tác và sử dụng cơ giới hóa các khâu canh tác các loại cây trồng. Cơ cấu diện
tích đất nơng nghiệp chiếm 63,1%, so với cả nước thì cao hơn rất nhiều
(28,4%).
Dự kiến năm 2010, diện tích trồng cây hàng năm: 1.925.007 ha (chiếm
66,92 % đất nông nghiệp: 2.876.594 ha); diện tích trồng cây lâu năm: 452.950
ha (chiếm 15,7 % đất nông nghiệp); trồng lúa: 1.803.455 ha (chiếm 62,7 %
đất nông nghiệp, chiếm 93,7 % đất trồng cây hàng năm – 1.925.007 ha); diện
tích mặt nước ni trồng thuỷ sản: 482.325 ha (chiếm 16,8% đất nơng
nghiệp); diện tích đồng cỏ chăn nuôi: 1.000 ha chiếm 0,1%.
Những năm gần đây, thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế việc
phân bổ sử dụng quĩ đất ở đồng bằng sông Cửu Long có sự thay đổi nhằm
đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng nghiệp hố,

download by :


16


hiện đại hố và đơ thị hố nơng thơn. Xu hướng sử dụng đất là chuyển một
diện tích đất nơng nghiệp sang đất chuyên dùng, trồng các cây hàng năm và
cây ăn trái, đất lâm nghiệp và đất ở.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực
phẩm lớn nhất của cả nước. Gía trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của vùng
hàng năm chiếm khoảng 38 - 40% tổng gía trị sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp cả nước. Sản lượng lúa của vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm
trên 50% tổng sản lượng lúa và hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng gạo
xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, không thể nghĩ rằng vì phải giải quyết vấn
đề lương thực mà đồng bằng Sông Cửu phải là vùng độc canh lúa, mặc dù so
với cả nước, đây là vùng sản xuất lúa thuận lợi nhất, có lợi thế cạnh tranh cao
nhất.
Phân bố diện tích đất cho các khu vực trong Thành phố Cần Thơ theo
bảng (1.4):
Bảng 1.4: Phân bố diện tích đất cho các khu vực trong Thành phố Cần Thơ
Phân lọai đất/ khu vực

Khu vực 1 Khu vực 2
100

100

Diện tích đất NN (%)

81.07

76.20

Diện tích ao, hồ (%)


23.80

18.93

Tổng diện tích gieo trồng (%)

76.91

56.35

Tổng diện tích gieo trồng cây trồng chính (%)

68.49

47.76

Diện tích đất tự nhiên (%)

Ghi chú:
+ Khu vực 1: vùng Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh
+ Khu vực 2: vùng ven đơ Ơ Mơn, Thốt Nốt, Cái Răng, Bình Thủy
Với diện tích lơ thửa chủ yếu 0,5 ha - 1ha chiếm trên 52%, có một số
vùng diện tích thửa thường từ 1 ha - 3 ha như Nông trường Sông Hậu, Cờ Đỏ,

download by :


17

Viện lúa Đồng bằng sơng Cửu Long…..vv. Phần có diện tích thửa dưới 0,5 ha

có tỷ lệ tương đối thấp.
c) Điều kiện kinh tế - xã hội:
Dân số vùng đồng bằng sơng Cửu Long tính đến ngày 1/04/2009 là
18,207 triệu người, trong đó 48,82% là nam và 51,18% là nữ; Dân số thành
thị là 4,546 triệu người chiếm 24,97%, dân số nông thôn là 13,661 triệu
người, chiếm 75,03%.
Đồng bằng Sông Cửu là một trong những vùng có nền kinh tế – xã hội
phát triển chậm hơn so với các vùng khác của đất nước. Hệ thống cơ sở hạ
tầng chưa hồn chỉnh, nhất là hệ thống đường giao thơng, hệ thống thuỷ lợi,
hạ tầng kỹ thuật phục vụ đời sống và sản xuất. Mới năm gần đây nhà nước
mới tập trung vào hòan thiện dần hệ thống giao thống chủ yếu như quốc lộ
1A, quốc lộ 53, 54.v.v, các cầu chủ yếu như cầu Mỹ Thuận, cầu rạch Miễu
(đã xong), cầu Cần Thơ, đã thông xe vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 2010.
Đến nay, đã có trên 90% số xã được dùng điện thắp sáng, có đường ơ tơ
đến trung tâm, có trường tiểu học, có trạm xá và có chợ; trên 80% số xã có hệ
thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động; 99,7% số xã có trường mẫu
giáo…
Bảng (1. 5) cho thấy tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp của từng tỉnh
trong vùng từ năm 2005 - 2007 tính theo (cơ cấu GDP theo giá thực tế %;
Phân theo khu vực)
Phát huy lợi thế về vị trí địa địa lý, điều kiện tự nhiên, trung tâm kinh tế kỹ thuật của đồng bằng sông Cửu Long, nền kinh tế Cần Thơ có tốc độ tăng
trưởng cao trong giai đọan 2001 - 2005 gấp 1,5 lần bình quân cả nước và cao
hơn nhiều so với các tỉnh lân cận trong tòan vùng.
Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo xu hướng tích cực, cơng nghiệp - xây
dựng đã đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội so với nông nghiệp và dịch vụ,
cơ cấu kinh tế theo giá so sánh năm 1994 có sự chuyển dịch nhanh (nông
nghiệp giảm từ 25,29% xuống 19,98%, công nghiệp tăng từ 29,03% lên

download by :



18

34,25%, dịch vụ từ 45,65% lên 45,86%), nhưng theo giá hiện hành thì chuyển
dịch chậm hơn (giá nơng sản năm 2000 ở mức thấp nhất và tăng liên tục từ
2001 đến 2005).
Bảng 1.5: Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long
TT

Tỉnh, thành phố

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

1

Long An

42,2

38,4

36,1

2

Tiền Giang


48,1

45,3

44,8

3

Bến Tre

58,4

54,0

51,8

4

Vĩnh Long

55,5

53,4

50,6

5

Đồng Tháp


58,1

56,9

57,1

6

Trà Vinh

59,8

57,9

56,6

7

An Giang

38,4

34,5

35,5

8

Cần Thơ


18,7

17,1

16,5

9

Hậu Giang

43,9

43,9

37,9

10

Sóc Trăng

57,7

54,4

50,9

11

Bạc Liêu


57,7

54,2

53,8

12

Cà Mau

52,5

48,3

46,2

13

Kiên Giang

46,7

43,8

43,7

(Theo nguồn niên giám 2007)

Dân số Cần Thơ 1.137.269 người năm 2005, tốc độ tăng bình quân

1,05%, thấp hơn nhiều so với bình qn của Đồng bằng sơng Cửu Long và cả
nước. Dân số đô thị tăng nhanh, từ 351.821 năm 2000 lên 567.952 người năm
2005 (tăng 10,69%/năm). Dân số nông thôn giảm tương ứng 727.638 người
năm 2000 xuống 569.317 người năm 2005 (giảm 4,79%/năm). Dân số phi
nông nghiệp tăng từ 376.225 người lên 405.136 người (tăng 1,49%/năm), dân
số nông nghiệp tăng từ 703.234 người lên 732.133 người (tăng 0,81%/năm).

download by :


19

1.3.2. Tìm hiểu thực tế về cơng nghệ và thiết bị làm đất trồng lúa ở Đồng
bằng sông Cửu Long và Thành phố Cần Thơ.
Đồng bằng sông Cửu Long với điều kiện đất đai bằng phẳng, màu mỡ,
độ phì nhiêu cao và thời tiết khí hậu ơn hồ, lượng nước mặt và nước ngầm
phong phú là điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển sản xuất nông nghiệp với
loại cây trồng chính lúa nước. Do đặc điểm về dất đai, u cầu nơng học của
lọai cây trồng, diện tích lơ thửa hiện có. Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung
và Cần Thơ nói riêng đang áp dụng một số lọai thiết bị và công nghệ làm đất
chủ yếu sau:
1.Thiết bị làm đất
a) Nguồn động lực:
Nguồn động lực sử dụng trong khâu làm đất hiện nay chủ yếu là các loại:
máy kéo 2 bánh và máy kéo 4 bánh.
* Loại máy kéo 2 bánh:
Máy kéo hai bánh dưới 12 mã lực và trên 12 mã lực do Trung Quốc, Việt
Nam và Nhật Bản sản xuất đang được sử dụng khá phổ biến trong sản xuất
nông nghiệp ở một số tỉnh ở đồng bằng sơng Cửu Long. Loại có cơng suất
trang bị từ 12-18 mã lực với máy nông nghiệp đi kèm theo là máy cày, máy

phay, bánh lồng, bơng trục hình (1.4).
+ Ưu điểm của loại máy kéo 2 bánh:
- Vốn đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh.
- Dễ sử dụng, chăm sóc kỹ thuật đơn giản.
- Làm việc được ở những mảnh ruộng có kích thước nhỏ.
- Máy có thể thực hiện một số khâu công việc như: bơm nước, vận
chuyển...
- Làm đất nhỏ, tơi đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất lúa có diện tích
nhỏ ở một số tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh .......vv.
- Làm đất cho cả cây lúa và một số lọai cây rau màu.
+ Nhược điểm của loại máy kéo 2 bánh:

download by :


20

- Khơng có ca bin che mưa nắng cho người sử dụng. Vì vậy, khi làm
việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nắng nóng về mùa khơ, mưa gío về
mùa mưa cũng như chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn, khí xả đã gây cho
người sử dụng nhanh mệt mỏi, có hại đến sức khỏe người lái, năng suất thấp.

Hình 1.4: Máy kéo hai bánh làm đất ruộng nước
* Loại máy kéo 4 bánh: hình (1.5)

Hình 1.5: Máy kéo bốn bánh cày đất

download by :



21

Loại máy kéo 4 bánh đang sử dụng trong sản xuất hiện nay là máy kéo 4
bánh có cơng suất dưới 40 mã lực và trên 40 mã lực. Loại dưới 40 mã lực làm
đất cho cả cây lúa và cây trồng khác có diện tích canh tác trung bình. Máy kéo
đang được sử dụng phổ biến ở đồng bằng Sông Cửa Long và Cần Thơ là:
Belarut 510 – 512 (MTZ 50, MTZ 52 của Liên Xô cũ); John deere-5310 của
Mỹ sản xuất, Kubota L2800, L3408, Yanmar 2500,… của Nhật sản xuất,
Fiat của Ý và các nước châu Âu sản xuất. Máy kéo 4 bánh thường được liên
hợp với các máy làm đất như: cày, bánh lồng, máy phay, bàn trang hình (1.6
- 1.7). Máy kéo 4 bánh có ưu, nhược điểm sau:
+ Ưu điểm:
- Máy làm việc có năng xuất và hiệu quả cao.
- Làm đất nhỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa và các cây trồng khác.
- Máy thường có ca bin đảm bảo cho người sử dụng ít chụi ảnh hưởng
của thời tiết cũng như tiếng ồn, khí xả của máy.
+ Nhược điểm:
- Vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu hơn máy kéo 2 bánh.
- Sử dụng và chăm sóc phức tạp.
- Làm việc ở những mảnh ruộng có kích thước nhỏ hiệu quả không cao.
b) Máy làm đất:
Hiện nay, khâu làm đất phục vụ sản xuất lúa chủ yếu sử dụng các loại
máy và công cụ như: cày, bánh lồng, phay và bàn trang.
* Cày chảo: hình (1.6)
Dùng phổ biến là cày lật đất và làm tơi vỡ đất, đó là loại cày chảo. Hiện
đồng bằng Sông Cửu và Cần Thơ đang sử dụng lọai cày 7 hoặc 8 chảo, đường
kính chảo 700 mm cho máy kéo có cơng suất từ 50 Hp - 65 Hp, cày 5 chảo,
đường kính chảo 560 mm cho máy kéo có cơng suất 28 - dưới 50 Hp.

download by :



22

Hình 1.6: Máy cày chảo
* Bánh lồng:
Dùng các loại bánh lồng để làm đất ruộng nước với ý nghĩa vừa là thiết
bị làm đất vừa là bộ phận di chuyển của liên hợp máy.
* Máy phay đất: hình (1.7)
Hiện nay, phay đất được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nơng nghiệp, vì
so với các cơng cụ làm đất khác phay có các ưu điểm sau:

Hình 1.7: Máy phay đất

download by :


23

- Làm đất phẳng, độ bằng phẳng của mặt đồng sau khi phay không thay
đổi.
- Độ sâu làm đất đồng đều và ổn định. Độ sâu của phay được điều chỉnh
bằng tấm trượt hoặc bánh xe tựa đồng.
- Là công cụ duy nhất tạo ra thỏi đất tương đối nhỏ và đồng đều sau khi
phay.
- Có khả năng làm việc trên đất thịt nặng có độ kết dính cao và ngập
nước.
- Cho phép làm đất sát bờ, sát góc hơn hẳn các công cụ làm đất khác.
- Đảo trộn phân, băm vùi cỏ dại và các tàn dư thực vật sau thu hoạch tốt.
- Hơn hẳn các dụng cụ làm đất khác là chỉ sau 1- 2 lần phay là hồn

thành q trình làm đất phục vụ khâu gieo trồng, bảo đảm độ nhỏ và độ sâu
của đất.
Tuy nhiên phay đất cịn có một số nhược điểm so với các cơng cụ làm đất
khác như:
- Có cấu tạo phức tạp, địi hỏi quy trình cơng nghệ gia cơng cao hơn, do
đó giá thành cao, cần có đầu tư lớn.
- Trong khi sử dụng phải thường xuyên chăm sóc dầu mỡ, kiểm tra siết
chặt bu lông, đai ốc của lưỡi phay.
- So với các cơng cụ khác phay có chi phí năng lượng làm đất cao. Vì
vậy, đối với đất trồng lúa nên tiến hành cày trước, sau đó phay làm nhỏ vừa
phơi ải đất, vừa đỡ tốn năng lượng và gây hư hại cho máy phay.
Hiện nay có nhiều loại máy phay:
+ Loại bề rộng làm việc 0,6m liên hợp với máy kéo 2 bánh 12Hp, được
liên kết cố định với phần phía sau máy kéo.
+ Loại bề rộng làm việc 0,9 - 2,4m lắp với máy kéo 4 bánh 20 - 80 hp,
liên hợp với máy kéo theo kiểu treo 3 điểm và công suất khi làm việc từ trục
thu cơng suất (PTO) phía sau máy kéo.

download by :


×