Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THẢO V Y

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG
ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THẢO VY

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG
ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HỒNG VINH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

download by :


i

TÓM TẮT

-----------------------------Đề tài nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của ngân hàng
thƣơng mại (NHTM) niêm yết tại Việt Nam. Mẫu nghiên cứu là 13 ngân hàng trong
giai đoạn 2008 – 2018, dữ liệu thứ cấp đƣợc tiếp cận từ báo cáo tài chính đã kiểm
tốn của các ngân hàng thƣơng mại.
Phân tích hồi quy theo GLS cho thấy lợi nhuận đƣợc giải thích bởi ảnh hƣởng
ngƣợc chiều với rủi ro tín dụng. Kết quả hồi quy theo GLS cịn tìm thấy ảnh hƣởng
cùng chiều của quy mô ngân hàng thƣơng mại, khả năng tăng trƣởng và hiệu quả
quản lý chi phí đến lợi nhuận; trong khi đó tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách
hàng và địn bẩy tài chính khơng có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, kết quả kiểm định
sự khác biệt giữa các nhóm NHTM đã chỉ ra rằng, khơng có sự khác biệt về xu
hƣớng tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận cho dù là NHTM niêm yết có hay
khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nƣớc, cho dù là NHTM niêm yết trên HOSE
hay HNX; tuy nhiên mức độ tác động có sự khác biệt giữa các nhóm NHTM này.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đƣa ra các gợi ý cho nhà quản trị ngân hàng
về việc quyết định lựa chọn chính sách phù hợp với các điều kiện cụ thể nhằm gia
tăng lợi nhuận, cũng nhƣ cung cấp thông tin cho các chủ thể khác có liên quan trong
việc giải thích biến động lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại dựa vào quản lý rủi
ro tín dụng.

download by :


ii

ABSTRACT

-----------------------------The study examines the credit risks affecting the profitability of listed
commercial banks in Vietnamese stock market. The research sample is 13 banks in
the period of 2008 - 2018, secondary data is accessed from the audited financial
statements of commercial banks.
The GLS regression analysis shows that the profitability of commercial banks
is explained by the effects of credit risks. Regression results according to GLS also
find the negative effect of bank size, bank growth and management efficiency;
while loan to deposit ratio and financial leverage have no significant effect on the
profitability. In addition, the results show that there are no differences in the trend
of the impact of credit risks on the profitability between State - Owned Commercial
Banks and Non-state owned commercial banks, between commercial banks listed
on HOSE and commercial banks listed on HNX; but there are differences in the
level of the the impact of credit risks on the profitability among commercial banks.
Based on the results of the study, the thesis provides suggestions for bank
managers to decide on appropriate policies under specific conditions in order to
increase the profitability of commercial bank, as well as providing information to
other relevant entities in explaining the fluctuation of the profitability of

commercial bank based on credit risk management.

download by :


iii

LỜI CAM ĐOAN
---------------------------------------

Tôi là Lê Thị Thảo Vy xin cam đoan đề tài “Tác động của rủi ro tín dụng đến
lợi nhuận của ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam” là cơng trình nghiên
cứu của cá nhân tơi, đƣợc hồn thành từ q trình làm việc nghiêm túc dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Lê Hoàng Vinh.
Luận văn này chƣa từng trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng
đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc
các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP.HCM, ngày 28 tháng 8 năm 2019
Học viên

Lê Thị Thảo Vy

download by :


iv


LỜI CẢM ƠN
---------------------------------------

Tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM và
Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre đã tổ chức và tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho tơi đƣợc có cơ hội tham gia lớp cao học, chuyên ngành Tài chính
– Ngân hàng của Trƣờng; đồng thời tơi chân thành cảm ơn đến tồn thể Q
Thầy Cơ tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi, cũng nhƣ các Thầy Cô
quản lý thuộc khoa Sau đại học trong suốt thời gian tham gia lớp học.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Lê Hoàng Vinh, ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn, truyền đạt các kiến thức, các kinh nghiệm q báu và tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu để tơi thực hiện tốt đƣợc luận văn này.
Cảm ơn các Anh/Chị em học viên chung lớp đã giúp đỡ, chia sẻ thơng tin hữu
ích với tơi trong q trình nghiên cứu.
Kính chúc sức khỏe và thành công tất cả mọi ngƣời!

LÊ THỊ THẢO VY

download by :


v

MỤC LỤC
-----------------TÓM TẮT ................................................................................................................. i
ABSTRACT ............................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ viii

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 5
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .................................................................. 5
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể........................................................................ 5
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 5
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................ 6
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 6
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 6
1.5. NGUỒN DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 7
1.5.1. Nguồn dữ liệu ............................................................................................ 7
1.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 7
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................... 7
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 8
TÓM TẮT CHƢƠNG 1......................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .... 9

download by :


vi

2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
.................................................................................................................................. 9
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGHIỆP VỤ CẤP
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................. 10
2.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN LỢI
NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.................................................. 11

2.3.1 Lý thuyết rủi ro và lợi nhuận trong quản trị tài chính .............................. 11
2.3.2 Lý thuyết “kém may mắn” và “quản lý kém” .......................................... 12
2.4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................................................ 13
2.4.1 Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam............................................... 13
2.4.2 Các nghiên cứu trƣớc tại các quốc gia khác ............................................. 14
2.4.3 Thảo luận các nghiên cứu thực nghiệm và khoảng trống nghiên cứu của đề
tài........................................................................................................................ 19
TÓM TẮT CHƢƠNG 2....................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 24
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 24
3.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 26
3.2.1 Khái qt mơ hình nghiên cứu .................................................................. 26
3.2.2 Giải thích các biến trong mơ hình nghiên cứu .......................................... 27
3.2.3 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 28
3.3 MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................ 33
3.3.1. Mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 33
3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 33
3.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 33
TÓM TẮT CHƢƠNG 3....................................................................................... 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 37
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ .................................................................................... 37
4.2. PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN...................................................................... 41

download by :


vii

4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY................................................................................ 45
4.3.1 Kết quả hồi quy ......................................................................................... 45

4.3.2 Lựa chọn kết quả hồi quy ......................................................................... 47
4.3.3 Kiểm định các vi phạm cơ bản của mơ hình............................................. 48
4.3.4 Khắc phục các vi phạm của mơ hình ........................................................ 49
4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 54
4.4.1 Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của NHTM niêm yết tại Việt
Nam .................................................................................................................... 54
4.4.2 Các yếu tố khác tác động đến lợi nhuận của NHTM niêm yết tại Việt Nam
............................................................................................................................ 57
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ......................................................................................... 59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ................................. 60
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 60
5.2. GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 61
5.2.1. Gia tăng lợi nhuận thơng qua quản lý rủi ro tín dụng .............................. 61
5.2.2. Gia tăng lợi nhuận thông qua các yếu tố khác ......................................... 63
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI ........ 64
5.3.1. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 64
5.4.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 65
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ......................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Danh sách 13 ngân hàng thƣơng mại trong mẫu nghiên cứu
PHỤ LỤC 2: Dữ liệu nghiên cứu

download by :


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-----------------Từ viết tắt
BSIZE

CRISK
EQUITY
FEM
GDP
H0
H1
HNX
HOSE
LDR
LEV
NIM
NHNN
NHTM
Pooled OLS
PROF
QOM
R2
REM
ROE
TTCK
VAMC
VIF

Viết đầy đủ
Tiếng Anh
Bank size
Credit risk
Equity size
Fixed Effect Model
Gross domestic product

Null hypothesis

Tiếng Việt
Quy mơ ngân hàng thƣơng mại
Rủi ro tín dụng
Quy mơ vốn chủ sở hữu
Mơ hình hồi quy các ảnh hƣởng cố định
Tổng sản phẩm trong nƣớc
Giả thuyết H0 (giả thuyết không)

Alternative hypothesis
Ha
Noi
Stock
Exchange
Ho Chi Minh Stock
Exchange
Loan/Deposit Rate
Leverage
Net interest margin
State Bank
Commercial bank
Pooled ordinary least
squares
Profit
Management
Effectiveness

Giả thuyết H1 (giả thuyết nghịch)
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh
Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng
Địn bẩy tài chính
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Ngân hàng nhà nƣớc
Ngân hàng thƣơng mại
Mơ hình hồi quy gộp

Lợi nhuận
Hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng
thƣơng mại
R bình phƣơng, hoặc là hệ số xác định
R-Squared
bội.
Random Effect Model Mơ hình hồi quy ảnh hƣởng ngẫu nhiên
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Return On Equity
Thị trƣờng chứng khốn
Stock Market
Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức
Vietnam Asset
Management Company tín dụng Việt Nam
Variance-inflating
Hệ số phóng đại phƣơng sai
factor

download by :


ix


DANH MỤC BẢNG
------------------

Bảng 3.1. Kỳ vọng dấu tác động của các biến ..................................................... 22
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến ...................................................................... 27
Bảng 4.2. Ma trận tƣơng quan giữa các biến ....................................................... 42
Bảng 4.3. Hệ số phóng đại phƣơng sai ................................................................ 44
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM .............................. 45
Bảng 4.5. Kiểm định Redundant Fixed Effects Tests .......................................... 47
Bảng 4.6. Kiểm định Breusch-Pagan ................................................................... 47
Bảng 4.7. Kiểm định Hausman ............................................................................ 47
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi ..................................... 48
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy theo GLS – Tất cả 13 NHTM niêm yết .................... 49
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo GLS – Từng nhóm NHTM theo sở hữu kiểm soát
của Nhà nƣớc........................................................................................................ 50
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy theo GLS – Từng nhóm NHTM theo Sở giao dịch
chứng khốn ......................................................................................................... 52
Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của
các NHTM niêm yết tại Việt Nam ....................................................................... 61

download by :


x

DANH MỤC HÌNH
------------------

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu.. ............................................................................ 24

Hình 3.2 Khái qt mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................... 26
Hình 4.1 PROF và CRISK của các NHTM niêm yết tại Việt Nam Lợi nhuận trung
bình từng năm......................................................................................................... 55

download by :


1

Chƣơng 1:
GIỚI THIỆU
Chương 1 sẽ trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, qua đó xác định mục
tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu; ngồi
ra, chương này cũng trình bày khái quát dữ liệu nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, và cuối chương sẽ trình
bày kết cấu tổng thể của đề tài.
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tài chính trung gian trong nền
kinh tế, là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ tài
chính, vì vậy lợi nhuận là một trong những mục tiêu tài chính cơ bản và quan
trọng đối với các NHTM. Khoản 3, điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng ban hành
năm 2010 tại Việt Nam cũng đã khẳng định: “Ngân hàng thương mại là loại hình
ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Để thực hiện mục tiêu lợi nhuận, các NHTM sẽ phải đưa ra các quyết định
hợp lý đối với tất cả hoạt động, trong đó nền tảng là hoạt động sử dụng vốn nghiệp vụ tài sản có, bao gồm: cấp tín dụng, đầu tư và các nghiệp vụ tài sản có
khác. Có thể nói, cấp tín dụng là một hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các
NHTM và là hoạt động thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của
NHTM; đây là hoạt động thường mang lại thu nhập lớn và chủ yếu cho các ngân
hàng, nhưng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể gây ra hậu

quả nặng nề cho ngân hàng. Quy mô và mức độ thiệt hại mà rủi ro tín dụng trong
nghiệp vụ cấp tín dụng gây ra nghiêm trọng hơn cả và có thể dẫn đến nguy cơ phá
sản ngân hàng, cũng như hệ thống ngân hàng (Chijoriga, 1997; Boahene và cộng
sự, 2012).
Dưới góc độ quản trị tài chính, rủi ro và lợi nhuận là hai yếu tố luôn song
hành cùng nhau và tồn tại trong mối quan hệ đánh đổi. Theo đó, các khoản đầu tư

download by :


2

(tài sản) có rủi ro càng cao thì lợi nhuận mong đợi (expected return) càng cao, tức
phần bù rủi ro (risk premium) càng cao và ngược lại; nếu quản trị rủi ro tốt thì rủi
ro tín dụng khơng xảy ra và không tác động tiêu cực đến lợi nhuận đạt được, khi
đó lợi nhuận đạt được bằng hoặc cao hơn so với lợi nhuận mong đợi, và ngược
lại. Do vậy, khi xem xét tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các
NHTM dưới góc độ quản trị tài chính, có thể nhận thấy hai khả năng có thể xảy
ra: (i) rủi ro tín dụng khơng xảy ra và NHTM đạt được lợi nhuận bằng hoặc cao
hơn mong đợi, khi đó mức tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận lớn hơn
hoặc bằng 0 (cùng chiều); ngược lại (ii) rủi ro tín dụng xảy ra và NHTM chỉ đạt
được lợi nhuận thấp hơn mong đợi, khi đó mức tác động của rủi ro tín dụng đến
lợi nhuận nhỏ hơn 0 (ngược chiều).
Theo khả năng xảy ra thứ nhất nói trên, rủi ro tín dụng tác động ngược chiều
đến lợi nhuận ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao làm lợi
nhuận của ngân hàng giảm xuống và ngược lại. Điều này có thể được giải thích:
Khi ngân hàng cho những đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro kinh doanh cao,
cho vay dự án có độ rủi ro cao hoặc khơng kiểm sốt tốt rủi ro tín dụng, lúc này
ngân hàng đối mặt xác suất ngân hàng không thu hồi vốn và lãi từ khách hàng vay
càng cao, dẫn đến thất thoát về tài sản, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

(Angela M. Kithinji, 2010; Hamisu Suleiman Kargi, 2011; Kolapo và cộng sự,
2012; Engdawork Tadesse Awoke, 2014; Olawale Luqman Samuel, 2015; Ms.
Sujeewa Kodithuwakku, 2015; Million Gizaw và cộng sự, 2015). Hơn nữa, rủi ro
tín dụng càng tăng cao thì buộc ngân hàng trích lập chi phí dự phịng rủi ro tín
dụng càng cao. Chính những khoản chi phí dự phịng rủi ro này làm tăng chi phí
của ngân hàng. Do vậy, làm bào mòn lợi nhuận ngân hàng (Engdawork Tadesse
Awoke, 2014; Phạm Hữu Hồng Thái, 2013).
Theo khả năng xảy ra thứ hai nói trên, rủi ro tín dụng và lợi nhuận có mối
quan hệ cùng chiều với nhau: Theo thuyết đánh đổi rủi ro – lợi nhuận, ngân hàng
nào chấp nhận mức rủi ro cao thì cùng với đó là mức lợi nhuận cao, ngược lại, rủi
ro thấp thì lợi nhuận thấp. Bởi vì những ngân hàng chấp nhận rủi ro cao thì họ
cũng yêu cầu một mức lãi suất cho vay cao hơn cho những rủi ro đó. Hoạt động

download by :


3

tín dụng mặc dù chứa đựng rất nhiều rủi ro như vậy nhưng xét ở một khía cạnh
khác thì đây lại là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Do
vậy, hầu hết các ngân hàng chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó vì mong muốn
có mức lợi nhuận cao tương ứng với rủi ro mà hoạt động tín dụng mang lại. Và
khi các ngân hàng chấp nhận mức rủi ro tín dụng cao thì đồng thời cũng đưa ra
mức lãi suất cho vay cao hơn tương xứng để bù đắp cho những rủi ro mà ngân
hàng có thể gánh chịu, vì thế có thể dẫn đến gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng
(Samuel Hymore Boahene và cộng sự, 2012; Idowu Abiola và Awoyemi Samuel
Olausi, 2014; Ali Sulieman Alshatti, 2015; Saeed MS and Zahid N, 2016). Hơn
nữa, mặc dù rủi ro tín dụng cao nhưng nếu các ngân hàng có biện pháp quản lý rủi
ro tín dụng tốt thì có thể tìm thấy mức lợi nhuận cao nhưng đồng thời hạn cũng
hạn chế những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Do vậy, các ngân hàng cũng có

được nhiều cơ hội hơn để tăng năng suất tài sản, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và
đồng thời có thể kiểm sốt rủi ro tín dụng (Tandelilin và cộng sự, 2007; Young
Tan, 2015).
Như vậy, có những khả năng khác nhau có thể xảy ra về tác động của rủi ro tín
dụng đến lợi nhuận của ngân hàng, có khả năng rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân
hàng luôn giữa mối quan hệ đánh đổi, nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều với
nhau, tức rủi ro tín dụng cao thì đồng thời mang đến cho ngân hàng khoản lợi
nhuận cao hơn; nhưng cũng có khả năng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi
nhuận ngân hàng là ngược chiều nhau, bởi NHTM khơng quản trị tốt rủi ro tín
dụng và rủi ro tín dụng xảy ra, xuất hiện tác động tiêu cực.
Xét trên thực trạng mối quan hệ của rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân
hàng tại Việt Nam trong thời gian qua, ta thấy được có tồn tại mối quan hệ giữa
rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Theo số liệu tác giả tổng hợp từ báo cáo
tài chính các NHTM, trong giai đoạn cuối năm 2008 - 2010, lợi nhuận của các
ngân hàng trong giai đoạn này có xu hướng tăng trong khi tỷ lệ nợ xấu giảm.
Trong giai đoạn này, NHNN đã thực hiện hàng loạt các biện pháp để ngăn chặn
đà suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Tỷ lệ
ROE trung bình của các ngân hàng từ 11.91% (2008) tăng lên 15.28% (2010).

download by :


4

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu sụt giảm từ 2.5% năm 2008 cịn 1.65% năm 2010, chi
phí dự phịng rủi ro giảm từ 1.23% cịn 0.75% năm 2009.
Sau đó, lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng sụt giảm, khi tín dụng có
dấu hiệu tăng trưởng nóng nhiều ngân hàng cho vay ồ ạt trong khi thiếu kiểm soát
rủi ro, cho nên giai đoạn này đã bắt đầu tích tụ nhiều rủi ro cho hoạt động ngân
hàng. Chính vì vậy, giai đoạn 2011 – 2013 tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh và hầu hết các

ngân hàng không thể giữ nợ xấu trong vịng kiểm sốt, do đó cũng đẩy chi phí dự
phịng rủi ro tăng cao, kéo theo sự an toàn, hiệu quả hoạt động của ngân hàng bị
ảnh hưởng nghiêm trọng.
Giai đoạn 2014 – 2017, nền kinh tế ổn định, duy trì đà tăng trưởng đạt 6.81%
năm 2017. Báo cáo Tình hình Kinh tế - Tài chính Tháng 1/2018 của Ủy ban Giám
sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) cũng cho thấy, kết quả kinh doanh toàn hệ
thống tổ chức tín dụng cải thiện mạnh sau nhiều năm khó khăn. Năm 2017, tỷ lệ
ROE bình qn 11.65%. Đặc biệt, một số NHTM đã sử dụng dự phòng để đưa nợ
xấu ra ngoại bảng sẽ có khoản thu lớn từ việc bán tài sản đảm bảo và thu hồi nợ
từ khách hàng.
Theo báo cáo của UBGSTCQG về tổng quan thị trường tài chính vừa mới
cơng bố, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong năm 2018 giảm nhẹ so với
cuối năm 2017, ở mức 2.4% (năm 2017 là 2.5%). Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng
so với nợ xấu báo cáo cải thiện lên mức 78.2% (năm 2017 là 65.4%), con số này
không bao gồm nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC).
Nợ xấu của hệ thống ngân hàng giảm mạnh trong năm 2018. Theo số liệu từ
NHNN tính đến ngày 31/12/2018, nợ xấu của toàn hệ thống đã xử lý được là
149.22 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng là 1.89%. Do
vậy, các nhà quản trị của các NHTM Việt Nam luôn lo lắng và cân nhắc rằng tín
dụng tăng trưởng nhanh mà khơng kiểm sốt được chất lượng tín dụng sẽ trở
thành “con dao hai lưỡi”, đẩy dự phịng rủi ro tín dụng tăng khi tỷ lệ nợ xấu khó
kiểm sốt, khiến dịng chảy tín dụng bị “tắc”, và do đó, lợi nhuận năm 2018 tăng
hay giảm tùy thuộc vào việc kiểm soát chất lượng tín dụng của các NHTM, cũng
như q trình xử lý và thu hồi nợ xấu (Thùy Vinh, 2018).

download by :


5


Xuất phát từ những phân tích trên, lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động
của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt
Nam” đảm bảo được ý nghĩa khoa học và thực tiễn, và học viên chọn đề tài này
làm luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là kiểm định và cung cấp thơng tin
giải thích về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận đạt được của các NHTM
niêm yết tại Việt Nam, từ đó gợi ý, khuyến nghị nhằm gia tăng lợi nhuận cho các
NHTM này thông qua những quyết định phù hợp đối với rủi ro tín dụng.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát nói trên, đề tài xác định các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Xác định xu hướng tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của NHTM
niêm yết tại Việt Nam.
- Đo lường mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của NHTM
niêm yết tại Việt Nam
- Kiểm định sự khác biệt về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của
NHTM niêm yết tại Việt Nam khi có hoặc khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà
nước, hoặc khi có sự khác nhau về Sở giao dịch chứng khoán.
- Đề xuất các gợi ý, khuyến nghị liên quan rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu gia
tăng lợi nhuận cho các NHTM niêm yết tại Việt Nam.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu nghiên cứu được xác định tại mục 1.2, đề tài sẽ giải quyết các
vấn đề và đạt được mục tiêu nghiên cứu thông qua trả lời các câu hỏi nghiên cứu
như sau:
- Rủi ro tín dụng có xu hướng tác động cùng chiều hay ngược chiều đến lợi
nhuận của NHTM niêm yết tại Việt Nam?
- Rủi ro tín dụng có mức độ tác động như thế nào đến lợi nhuận của NHTM
niêm yết tại Việt Nam?


download by :


6

- Có hay khơng sự khác biệt về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận
của NHTM niêm yết tại Việt Nam khi có hoặc khơng có sở hữu kiểm sốt của
Nhà nước, hoặc khi có sự khác nhau về Sở giao dịch chứng khoán?
- Những gợi ý, khuyến nghị nào liên quan rủi ro tín dụng là phù hợp để có
thể đảm bảo cho mục tiêu gia tăng lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Việt
Nam?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của rủi ro tín dụng đến lợi
nhuận đạt được của các NHTM.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Đề tài tiếp cận rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM, và
lợi nhuận được tiếp cận và phát biểu dưới góc độ quản trị tài chính, thể hiện khả
năng sinh lời của NHTM.
Ngồi ra, đề tài phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận đạt
được chứ không phải lợi nhuận kỳ vọng của các NHTM, và theo đó lợi nhuận này
sẽ được đo lường dựa vào báo cáo tài chính các năm đã được công bố.
Về thời gian:
Đề tài nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM
niêm yết tại Việt Nam trong thời gian 11 năm, tính từ năm 2008 đến năm 2018.
Về không gian:
Đề tài nghiên cứu cho trường hợp 13 NHTM niêm yết trên thị trường chứng
khốn chính thức tại Việt Nam, trong đó:

- 10 NHTM niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
- 03 NHTM niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Nếu xét về sở hữu kiểm soát của Nhà nước, đề tài nghiên cứu cho trường
hợp 13 NHTM niêm yết tại Việt Nam, trong đó:
- 03 NHTM có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước
- 10 NHTM khơng có sở hữu kiểm sốt của Nhà nước

download by :


7

1.5. NGUỒN DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Nguồn dữ liệu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài
chính đã kiểm tốn hàng năm của các NHTM thơng qua hệ thống dữ liệu FiinPro
được cung cấp bởi Công ty cổ phần StoxPlus.
1.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng như thực hiện các mục tiêu
nghiên cứu liên quan đến tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của NHTM
niêm yết tại Việt Nam, đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính
với phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó:
- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để (i) tiếp cận và phân
tích cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm, (ii) thiết kế mô hình nghiên
cứu, và (iii) thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc rút kết luận và đưa các gợi ý,
khuyến nghị có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả
nghiên cứu, bao gồm các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể như sau: thống
kê mơ tả (Descriptive statistics), phân tích tương quan (Correlation analysis) và
phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel data regression).

1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý thuyết:
Đề tài này sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm, qua đó góp phần kiểm
chứng và khẳng định cơ sở lý thuyết về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi
nhuận đạt được của NHTM.
Về mặt thực tiễn:
Đề tài sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính và các chủ thể khác thơng
tin giải thích tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận đạt được từ thực tiễn
trường hợp các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khốn chính thức tại Việt
Nam, giúp các chủ thể này đưa ra quyết định liên quan rủi ro tín dụng nhằm mục
tiêu gia tăng lợi nhuận của các NHTM.

download by :


8

1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận đạt được của
NHTM niêm yết tại Việt Nam được thực hiện theo kết cấu 5 chương nội dung,
bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và gợi ý, khuyến nghị.

-----------------------------------------------------------------TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Tiếp cận góc độ tài chính, chương này đã chỉ ra tính tất yếu của mục tiêu
lợi nhuận đối với các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng; từ lý thuyết

về lợi nhuận và rủi ro trong quản trị tài chính, đề tài đã chỉ ra mối quan hệ
giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các NHTM; sau đó kết hợp với các nghiên
cứu thực nghiệm, đề tài đã khẳng định ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn
đề nghiên cứu.
Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, chương này cũng đưa các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể và sẽ được xác định giải quyết thông qua các câu hỏi nghiên
cứu. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã chỉ ra đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm
vi nghiên cứu về nội dung, thời gian và không gian.
Sau khi khái quát nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, chương này
đã khẳng định ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài. Cuối cùng, chương
này đã cung cấp thông tin khái quát cấu trúc đề tài bao gồm 5 chương nội
dung.

download by :


9

Chƣơng 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Chương 2 sẽ thực hiện khảo lược cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực
nghiệm tại Việt Nam và các quốc gia khác có liên quan tác động của rủi ro tín
dụng trong nghiệp vụ cấp tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM, qua đó
chương này sẽ thảo luận để xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng
cho mô hình nghiên cứu của đề tài.
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI
Lợi nhuận (Profitability) là chỉ tiêu tài chính quan trọng, được quan tâm bởi
tất cả các chủ thể có liên quan đến doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương

mại nói riêng; và dưới góc độ tài chính, lợi nhuận cần phải xem xét trong mối
quan hệ với các nguồn lực mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra nó như tổng vốn
đầu tư, vốn chủ sở hữu,... (Ngơ Kim Phượng, Lê Hồng Vinh và các cộng sự,
2018; Richard A. Brealey và các cộng sự, 2008). Như vậy, lợi nhuận được tiếp
cận trong đề tài là thước đo dạng số tương đối, thể hiện khả năng sinh lời của
NHTM niêm yết tại Việt Nam.
Dưới góc độ quản trị tài chính NHTM, mục tiêu lợi nhuận được nhận diện,
đánh giá thông qua khả năng tạo ra lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu (cổ đông)
và được đo lường bởi chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on
Equity).
Lợi nhuận sau thuế
Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn của chủ sở hữu thì
NHTM tạo ra cho họ bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu lợi nhuận này đã tính đến
tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính. Nếu suất sinh lời

download by :


10

trên vốn chủ sở hữu được tiếp cận theo giá thị trường thì đây sẽ là chỉ tiêu so sánh
với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, qua đó đánh giá hiệu quả quản trị tài chính
của NHTM trong việc thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu,
hay giúp cho nhà đầu tư nhận biết giá thị trường của cổ phiếu NHTM đang trong
tình trạng cao, thấp hay đúng giá.
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGHIỆP VỤ
CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
Roger Claessens (2010) định nghĩa rủi ro tín dụng (credit risk) là rủi ro mà

một hợp đồng tài chính khơng được tơn trọng theo tập hợp các điều khoản hoặc
kỳ vọng ban đầu; theo đó rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM
được tiếp cận với nhiều khái niệm khác nhau, chẳng hạn như:
Rủi ro tín dụng là khả năng mà người được cấp tín dụng hoặc đối tác của
NHTM thất bại trong việc thực hiện theo các điều khoản hoàn trả đã thỏa thuận
(Basel Committee on Banking Supervision, 1999), do đó rủi ro tín dụng cịn được
gọi là rủi ro vỡ nợ, phát sinh từ việc không chắc chắn liên quan đến việc khơng
hồn trả các khoản tín dụng từ phía khách hàng cho NHTM.
Tại Việt Nam, Thơng tư 02/2013/TT-NHNN giải thích rằng rủi ro tín dụng
là tổn thất có khả năng xảy ra đối với khoản cấp tín dụng của NHTM do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ
nghĩa vụ mà họ đã cam kết.
Từ những tiếp cận khác nhau, đề tài tiếp cận rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ
cấp tín dụng của NHTM, đó là loại rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng
của NHTM khi khách hàng không thực hiện đúng cam kết liên quan đến vốn gốc
và/hoặc tiền lãi trong hợp đồng tín dụng giữa NHTM với khách hàng; nếu rủi ro
tín dụng xảy ra thì NHTM sẽ bị tổn thất tài chính, cụ thể là giảm lợi nhuận, thậm
chí nghiêm trọng có thể đẩy NHTM vào tình trạng thua lỗ. Bessis (2002) nhấn
mạnh rằng NHTM cần đặc biệt quan tâm đến rủi ro tín dụng vì chỉ cần một số
lượng nhỏ các khách hàng mất khả năng thanh tốn cũng có thể dẫn đến những
tổn thất lớn cho NHTM, đặc biệt là NHTM còn khiêm tốn trong việc kinh doanh
dịch vụ tài chính phi tín dụng và cấp tín dụng được coi là nghiệp vụ sinh lời chủ

download by :


11

yếu thì rủi ro tín dụng lại càng được quan tâm nhiều hơn. Basel Committee on
Banking Supervision (1999) cũng khẳng định rằng các NHTM quản lý rủi ro tín

dụng với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng cách duy trì rủi ro tín dụng thể hiện
qua thơng số có thể chấp nhận được.
Từ bản chất của rủi ro tín dụng và tính tất yếu của việc kiểm sốt rủi ro tín
dụng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng, qua đó góp phần tích cực vào việc thực
hiện các mục tiêu tài chính nói chung và mục tiêu lợi nhuận nói riêng của NHTM,
đề tài sẽ tiếp cận và phân tích rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ cấp tín dụng của
NHTM với chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.
Nợ nhóm 3,4,5
Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng dư nợ cấp tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu cho biết cứ 100 đồng dư nợ cấp tín dụng thì có bao nhiêu đồng
nợ xấu, bao gồm nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nếu tỷ
lệ nợ xấu càng lớn phản ánh mức độ rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ cấp tín dụng
của ngân hàng càng cao, và ngược lại.
2.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO T N DỤNG ĐẾN
LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
2.3.1. Lý thuyết rủi ro và lợi nhuận trong quản trị tài chính
Theo lý thuyết rủi ro và lợi nhuận (the theory of risk and return) trong quản
trị tài chính, với bất cứ một khoản đầu tư nào được lựa chọn, nhà đầu tư đều kỳ
vọng mang lại cho họ một khoản lợi nhuận nhất định nào đó; tuy nhiên, lợi nhuận
tạo ra từ đầu tư có thể đúng bằng kỳ vọng, có thể lớn hơn kỳ vọng, hoặc có thể
nhỏ hơn kỳ vọng; mức độ biến động của lợi nhuận có thể đạt được so với lợi
nhuận kỳ vọng càng cao thể hiện rủi ro của khoản đầu tư càng lớn và ngược lại
(Brealey và cộng sự, 2008; Ngô Kim Phượng, 2015).
Rủi ro là xác suất xảy ra tình huống xấu hơn so với kỳ vọng hoặc tình huống
mong đợi, đó là biến cố có thể xảy ra nhưng cũng có thể khơng xảy ra, tức rủi ro
hàm ý đến sự khơng chắc chắn (uncertainty); vì vậy lợi nhuận có thể đạt được của
một khoản đầu tư bất kỳ sẽ bằng lợi nhuận kỳ vọng cộng với mức tác động của
rủi ro, theo đó có 2 trường hợp: (i) mức tác động của rủi ro lớn hơn hoặc bằng 0


download by :


12

cho biết rằng khơng có tác động của rủi ro làm giảm lợi nhuận, và (ii) mức tác
động của rủi ro nhỏ hơn 0 cho biết rằng rủi ro có tác động làm giảm lợi nhuận
(Ngô Kim Phượng, 2015).
Như vậy, theo lý thuyết rủi ro và lợi nhuận trong quản trị tài chính, NHTM
cấp tín dụng cho khách hàng và kỳ vọng mang cho NHTM một khoản lợi nhuận;
tuy nhiên lợi nhuận mà NHTM đạt được có thể cao, bằng hoặc thấp hơn kỳ vọng,
điều này được lý giải bởi tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận, có thể khơng
có tác động của rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của NHTM, nhưng cũng có
thể rủi ro tín dụng có tác động làm giảm lợi nhuận của NHTM.
2.3.2. Lý thuyết “kém may mắn” và “quản lý kém”
Berger và DeYoung (1997) đưa ra hai giả thuyết nhằm giải thích tác động
của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của NHTM là lý thuyết “kém may mắn” – “bad
luck” theory và lý thuyết “quản lý kém” – “bad management” theory.
Theo lý thuyết “kém may mắn”, NHTM cấp tín dụng cho khách hàng, nếu
rủi ro tín dụng của khách hàng gia tăng thì NHTM sẽ phải tiến hành trích lập dự
phịng rủi ro tín dụng và chấp nhận gia tăng chi phí hay NHTM phải tốn thêm chi
phí liên quan cho việc giải quyết các vấn đề liên quan rủi ro tín dụng của khách
hàng như chi phí giám sát khách hàng cũng như tài sản đảm bảo, chi phí phân
tích và đàm phán với khách hàng về các khoản cấp tín dụng đã và đang có khả
năng xảy ra rủi ro tín dụng, hay chi phí gián tiếp như danh tiếng, uy tín cũng
như mức độ an tồn của NHTM có thể bị đánh giá thấp bởi thị trường hay các
cơ quan quản lý. Như vậy, rủi ro tín dụng có thể tác động tiêu cực, làm giảm lợi
nhuận và thậm chí có thể đẩy NHTM rơi vào tình trạng thua lỗ, làm giảm vốn
chủ sở hữu của NHTM và cuối cùng làm giảm giá trị tài sản của chủ sở hữu (cổ
đông).

Theo lý thuyết “quản lý kém”, các NHTM hoạt động hiệu quả, tạo ra được
lợi nhuận chứng tỏ rằng khả năng quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn các NHTM yếu
kém, lợi nhuận thấp; khả năng quản lý đó được xem là một phần năng lực cốt lõi
của các NHTM. Banker và các cộng sự (2010) khẳng định rằng một khi tầm quan
trọng của rủi ro tín dụng chưa rõ ràng thì các đơn vị cấp tín dụng, kể cả NHTM lo

download by :


13

sợ rằng họ sẽ gặp những bất lợi và nếu như rủi ro tín dụng tăng lên vượt quá mức
dự kiến thì rủi ro tín dụng sẽ tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các đơn vị cấp
tín dụng nói chung và NHTM nói riêng. Hay Girardone và các cộng sự (2004)
cũng gợi ý rằng rủi ro tín dụng cao là dấu hiệu cho thấy NHTM không tận dụng
hết các nguồn lực để đánh giá các khoản tín dụng và giám sát quy trình tín dụng;
hay rủi ro tín dụng được xem là yếu tố làm cho toàn hệ thống ngân hàng hoạt
động kém hiệu quả (Altunbas và các cộng sự, 2007).
Như vậy, theo hai lý thuyết của Berger và DeYoung (1997), rủi ro tín dụng
càng cao sẽ tác động giảm lợi nhuận của NHTM, vì khi đó các NHTM phải thực
hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng nhiều hơn, làm tăng chi phí và giảm lợi
nhuận của các NHTM (Athanasoglou, 2008).
2.4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
Nguyễn Việt Hùng (2008) phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh
doanh của 32 NHTM Việt Nam trong những năm 2001 – 2005. Kết quả cho thấy
các nhân tố như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi
trên tổng dự nợ cho vay, tỷ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu, tỷ lệ thu từ lãi trên
thu từ hoạt động có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động về lợi nhuận.
Trong khi đó, tỷ lệ thị phần, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động

cùng chiều đến hiệu quả hoạt động về lợi nhuận của ngân hàng.
Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) nghiên cứu các yếu tố tác
động đến hiệu quả kinh doanh của 39 NHTM Việt Nam trong những năm 2005 –
2013. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng càng giảm. Tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì hiệu quả hoạt động
của ngân hàng càng cao. Tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan
nghịch với hiệu quả về mặt lợi nhuận của NHTM, hệ số tự tài trợ càng cao lại làm
giảm hiệu quả về mặt lợi nhuận của NHTM.
Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của
rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng từ cách tiếp cận phi tham số.
Tác giả đã xây dựng mơ hình đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng bao gồm

download by :


×