Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

d12d8e43-b826-4ced-866d-f84c85605d97

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN
------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:
Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Đức Luyến

Sinh viên thực hiện:

Trần Thị Thơm

Lớp

:

K54D5

Mã sinh viên

:

18D150282

HẢI PHÒNG-2021

i


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... iv


DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI ĐỨC LUYẾN .................................................................................................... 1
1.1.Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty cổ phần xây dựng và thương mại
Đức Luyến .................................................................................................................. 1
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty ............................................................................ 1
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ................................................................... 1
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Cơng ty ............................................................... 2
1.1.4. Q trình hình thành và phát triển của Công ty ............................................... 2
1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Đức Luyến .................................................................................................................. 3
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Đức
Luyến .......................................................................................................................... 3
1.4. Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây
dựng và thương mại Đức Luyến qua hai năm 2019-2020 ......................................... 5
PHẦN II: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TỐN, PHÂN TÍCH BCTC TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐỨC LUYẾN .................................. 7
2.1. Tổ chức công tác kế tốn tại Cơng ty cổ phần Đức Luyến ................................. 7
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế tốn và chính sách kế tốn áp dụng tại Cơng ty ............... 7
2.1.1. Tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn ................................................................. 10
2.2.Tổ chức cơng tác phân tích kinh tế tại Cơng ty cổ phần xây dựng và thương mại
Đức Luyến ................................................................................................................ 20
2.2.1. Bộ phận thực hiện, thời điểm tiến hành và nguồn dữ liệu phân tích kinh tế . 20
2.2.2. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích ................................. 20
2.2.3 Tính tốn và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa trên
số liệu của Báo cáo tài chính .................................................................................... 20
III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QT CƠNG TÁC KẾ TỐN, PHÂN TÍCH KINH TẾ
CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐỨC LUYẾN .... 23


ii


3.1. Đánh giá khái qt về cơng tác kế tốn của Công ty Cổ phần xây dựng và
thương mại Đức Luyến ............................................................................................ 23
3.1.1 Ưu điểm ........................................................................................................... 23
3.1.2 Hạn chế............................................................................................................ 24
3.2 Đánh giá khái qt về cơng tác phân tích kinh tế của đơn vị ........................... . 24
3.2.1 Ưu điểm ........................................................................................................... 24
3.2.2 Hạn chế............................................................................................................ 24
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP. .................................. 25
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 28

iii


LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ.
Trong nền kinh tế ấy, các doanh nghiệp cần nỗ lực hết mình, cạnh tranh gay gắt để
tồn tại và phát triển. Giải quyết vấn đề trên phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề hiệu quả ở đây được hiểu là với một
lượng đầu vào cố định, doanh nghiệp phải tạo ra được kết quả đầu ra với chất lượng
cao nhất. Để thực hiện mục tiêu này, ngồi việc tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp phải
tổ chức phối hợp chung với nhau một cách khoa học. Đó là biện pháp tối ưu để
doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình, tăng cường uy tín và vị thế trên thị
trường. Góp một phần khơng nhỏ vào sự hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của
công ty phải kể đến bộ phận kế toán, bộ phận cung cấp những thơng tin kinh tế tài
chính hữu hiệu cho cơng ty.
Hệ thống kế tốn là một bộ phận khơng thể thiếu được trong bộ máy quản lý

của mọi doanh nghiệp. Kế tốn là một cơng cụ quan trọng phục vụ đắc lực cho công
tác quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, thông qua các số liệu trên sổ sách kế tốn
mà người quản lý có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế
nào. Cơng tác kế tốn khơng chỉ thực hiện chức năng xử lý, ghi chép một cách chính
xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mà cịn biến dữ liệu thành thơng tin, cung cấp và
tham mưu cho ban giám đốc trong việc đưa ra quyết định. Việc thực hiện công tác kế
toán tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của cơng tác quản lý. Vì
vậy việc tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế tốn càng hợp lý thì càng tạo điều kiện
cho cơng tác kế tốn được thực hiện chính xác và hiệu quả hơn.
Xuất phát từ tầm quan trọng của kế toán cùng với q trình tích lũy và rèn
luyện với sự chỉ bảo tận tình của thầy cơ trường Đại học Thương Mại em nhận thấy
việc thực tập thực hành kế tốn tại doanh nghiệp vơ cùng cần thiết, giúp sinh viên
chúng em rút ngắn được khoảng cách giữa lý luận và thực tế. Do đó, em đã chọn
Cơng ty Cổ phần xây dựng và thương mại Đức Luyến là nơi thực tập để trau dồi,
học hỏi kinh nghiệm và có cơ hội để vận dụng các kiến thức trên giảng đường vào
thực tế.
Trong q trình thực tập tại Cơng ty Cổ phần xây dựng và thương mại Đức
Luyến, dưới sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các cơ chú, anh chị trong phòng Tài

iv


chính - Kế tốn cũng như trong tồn cơng ty; em đã tìm hiểu và hiểu được phần nào
về cơ cấu tổ chức, đặc điểm sản xuất kinh doanh của cơng ty. Đặc biệt em cũng đã
tìm hiểu và nghiên cứu sâu về cơ cấu tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty Cổ phần
xây dựng và thương mại Đức Luyến. Trong q trình hồn thiện báo cáo tổng hợp,
mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế
còn nhiều hạn chế nên những vấn đề được đưa ra khó tránh khỏi những thiếu sót về
nội dung khoa học cũng như phạm vi u cầu nghiên cứu. Vì vậy em kính mong
nhận được sự góp ý của thầy, cơ giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn.

Báo cáo thực tập tổng hợp gồm có 4 phần:
Phần I: Tổng quan về Cơng ty Cổ phần xây dựng và thương mại Đức Luyến
Phần II: Tổ chức cơng tác kế tốn, phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần
phần xây dựng và thương mại Đức Luyến
Phần III: Đánh giá khái quát công tác kế tốn, phân tích BCTC tại Cơng
ty Cổ phần phần xây dựng và thương mại Đức Luyến
Phần IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ Viết Tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BH

Bán Hàng

BTC

Bộ Tài Chính

CCDV

Cung Cấp Dịch Vụ

CP


Cổ Phần

DT

Doanh Thu

GTGT

Giá Trị Gia Tăng

KD

Kinh Doanh

KQKD

Kết Quả Kinh Doanh

LN

Lợi Nhuận

TK

Tài Khoản

TNDN

Thu Nhập Doanh Nghiệp


TT

Thông tư

TSCĐ

Tài Sản Cố Định

VCĐ

Vốn cố định

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VKD

Vốn kinh doanh

VLĐ

Vốn lưu động

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT

1

TÊN BẢNG
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại
Đức Luyến

2

Bảng1.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020

3

Sơ đồ 2.1.Sơ đồ bộ máy kế tốn của cơng ty

4

Sơ đồ 2.2.Hình thức ghi sổ kế tốn trên máy tính tại cơng ty

5

Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung

6

Bảng 2.1: Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế của Cơng ty Cổ phần xây
dựng và thương mại Đức Luyến qua hai năm 2019 và 2020

vi



PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI ĐỨC LUYẾN
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng và
thương mại Đức Luyến
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Đức Luyến
- Tên viết tắt: DUC LUYEN.JSC
- Tên quốc tế: DUC LUYEN TRADING AND CONSTRUCTION JOINT
STOCK COMPANY
- Mã số thuế: 0201732677
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: (Ông) VŨ VĂN ĐỨC
- Ngày hoạt động: 07/07/2016
- Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng
- Địa chỉ: Số 20- Xuân Sơn 2, Xã An Thắng, Huyện An Lão, Thành phố Hải
Phòng, Việt Nam
- Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty cổ phần ngồi nhà nước
- Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Kiến An - An Lão
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
+ Chức năng của Công ty
- Xây dựng và sửa chữa các cơng trình cơng nghiệp và dân dụng, kinh
doanh bn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng xây dựng, cung cấp và lắp đặt hệ
thống thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông cho các đơn vị.
- Xây dựng và phát triển Công ty theo định hướng bền vững.
- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong khả
năng đáp ứng của Công ty.
+ Nhiệm vụ: Với định hướng phát triển bền vững và lâu dài, Công ty đã đặt
ra nhiệm vụ mang tính định hướng chung như sau:
Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh với phương châm “Kinh

doanh đảm bảo uy tín, chất lượng, hiệu quả”. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Kinh doanh có lãi năm sau cao
hơn năm trước, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư tại công ty, tối đa lợi nhuận, phát


triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đem lại việc làm, tạo thu nhập cho
người lao động. Hoạt động trong lĩnh vực pháp luật cho phép, thực hiện đúng quy
định của pháp luật, đóng góp cho ngân sách nhà nước qua các loại thuế từ các hoạt
động SXKD. Thực hiện đầy đủ cam kết đối với người tiêu dùng về sản phẩm, dịch
vụ, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo
ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi. Đa dạng hóa ngành, nghề kinh doanh, mở rộng
thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của tồn cơng ty nhằm xây dựng và phát
triển thành tập đồn kinh tế có tiềm lực mạnh. Làm tốt cơng tác bảo vệ an tồn lao
động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Cơng ty
3320

Lắp đặt máy móc và thiết bị cơng nghiệp

4210

Xây dựng cơng trình đường sắt và đường bộ

4290

Xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng khác

4329

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác


4652

Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thơng

4659

Bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng xây dựng

4661

Bán buôn nguyên liệu rắn, lỏng, khí và sp liên quan

4662

Bán bn kim loại và quặng kim loại

4663

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng

7710

Cho thuê xe có động cơ

7730

Cho thuê máy móc thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

1.1.4. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty

Cơng ty Cổ phần xây dựng và thương mại Đức Luyến có tên giao dịch là DUC
LUYEN.JSC được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 07/07/2016 theo
quyết định số 0201732677 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phịng.
Quy mơ ban đầu của cơng ty chỉ là một văn phịng nhỏ, hơn 10 cán bộ cơng
nhân viên, với số vốn ít ỏi, bất chấp khó khăn gian khổ, làm việc trong điều kiện hết
sức khó khăn, thiếu thốn đủ đường, Lãnh đạo công ty cùng với cán bộ công nhân
viên đã khởi nghiệp từ những công trình nhỏ lẻ trạm xá, nhà nghỉ, hộ gia đình,... có
giá trị thấp, nằm rải rác ở các địa phương nhưng công ty vẫn quyết tâm thực hiện,
khẳng định uy tín và thương hiệu của mình.


Trong suốt q trình hoạt động, khơng thể kể hết những khó khăn chồng chất
cũng như những trở ngại mà tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã phải vượt qua
từ những ngày tháng khởi nghiệp, đổi lại đến nay cơng ty đã khẳng định được uy
tín, thương hiệu của mình trong lĩnh vực xây dựng. Để tồn tại trên thị trường cạnh
tranh ngày càng khốc liệt và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường
cũng như sự phát triển không ngừng của đất nước, cơng ty đã xây dựng chiến lược
cho riêng mình, cơng ty không ngừng đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị
thi cơng hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đổi mới biện pháp thi
công theo hướng hiện đại và tiên tiến. Qua đó, đã tạo được uy tín với các chủ đầu
tư, đồng thời tạo được nền móng vững chắc để cơng ty phát triển hơn trong điều
kiện mới.
1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và
thương mại Đức Luyến
Về ngành, nghề kinh doanh chính là những cơng trình xây dựng, vật tư, kĩ
thuật… có quy mơ vừa và nhỏ, sửa chữa các cơng trình cơng nghiệp và dân dụng
kết cấu mang tính đơn chiếc hoặc bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, thời gian
cung ứng sản phẩm xây lắp có thể tiến hành tập trung hoặc phân tán trên nhiều địa
bàn khác nhau nên phụ thuộc nhiều vào các điều kiện của địa bàn sản xuất. Ngồi
ra, cơng ty còn hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh bn bán máy

móc, thiết bị và phụ tùng xây dựng, cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị và linh
kiện điện tử, viễn thông cho các đơn vị.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty không ngừng mở rộng thị trường và ngày
càng có nhiều đơn đặt hàng vật liệu xây dựng, máy móc…, nhiều cơng trình được
xây dựng. Từ đó thị trường được mở rộng khơng những trong địa bàn mà còn lan ra
các vùng lân cận.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng và thương
mại Đức Luyến
Nhìn chung, bộ máy quản lý công ty khá gọn nhẹ, thành phần tổ chức công
ty hợp lý và hiệu quả với cơ cấu tổ chức từ trên xuống dưới, vận hành công việc
thuận lợi. Cụ thể: Giám đốc là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của tồn
cơng ty trước nhà nước và pháp luật.


Phịng kinh doanh: Tổ chức phân phối, tìm kiếm khách hàng, giới thiệu và
cung ứng trực tiếp hàng hóa cho mọi đối tượng. Lập báo cáo, kế hoạch bán hàng và
bản xác định nhu cầu mua hàng, quản lý tiền, hàng, cơ sở vật chất do cơng ty giao.
Phịng thị trường: Nghiên cứu tình hình thị trường và tìm kiếm, cập nhật các
thông tin mới nhất về sản phẩm của cơng ty trên thị trường. Có nhiệm vụ phát triển các
mối quan hệ khách hàng mới và tìm kiếm các dự án tiềm năng cho doanh nghiệp.
Phịng kế tốn: Ghi chép toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và giám sát
tình hình tài chính của cơng ty cũng như việc sử dụng có hiệu quả tiền vốn và lao
động. Đảm bảo việc chấp hành chế độ hạch toán theo quy định của pháp luật, xác
định kết quả tiêu thụ, kết quả tài chính và hiệu quả kinh doanh của cơng ty.

(Nguồn: Phịng hành chính)
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại
Đức Luyến
Phịng truyền thơng: Giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty đến
với khách hàng thông qua việc xây dựng website, chạy quảng cáo, tổ chức hội chợ.

Phịng hành chính: Thực hiện các cơng việc liên quan đến tổ chức quản lý
nhân sự, tiền lương và quản lý hành chính của cơng ty.


1.4. Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần xây dựng và thương mại Đức Luyến qua hai năm 2019-2020
Đơn vị : Đồng Việt Nam
So sánh

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2019

(1)

(2)

(3)

1. DT bán hàng và CCDV

10.382.501.774

9.024.571.709

1.357.930.065

15.05


2.Các khoản giảm trừ DT

0

0

0

0

10.382.501.774

9.024.571.709

1.357.930.065

15.05

9.742.353.175

8.590.532.179

1.151.820.996

13.41

640.148.599

434.039.530


206.109.069

47.49

72.993

124.431

(51.438)

-41.34

7. Chi phí tài chính

0

0

0

0

- Trong đó: Chi phí lãi vay

0

0

0


0

569.476.662

526.602.003

42.874.659

8.14

70.744.930

(92.438.042)

163.182.972

176.53

10. T hu nhập khác

0

1.660.000.000

(1.660.000.000)

-100

11. Chi phí khác


0

1.655.555.556

(1.655.555.556)

-100

12. LN khác (40 = 31 - 32)

0

4.444.444

(4.444.444)

-100

70.744.930

(87.993.598)

158.738.528

180.39

9.904.029

0


9.904.029

100

60.840.640

(87.933.598)

148.774.238

169.20

3. DT thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ(10= 01-02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
CCDV (20=10-11)
6. DT hoạt động tài chính

8. Chi phí quản lý kinh doanh
9. LN thuần từ hoạt động kinh
doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 24)

13. Tổng lợi nhuận kế tốn trước
thuế (50 = 30 + 40)
14. Chi phí thuế TNDN
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (60=50 -51)


Số tiền

Tỷ lệ (%)
(5)=(4)/(3)

(4)=(2)-(3)

*100

Bảng1.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020


Nhận xét:
-Từ bảng số liệu trên ta thấy được tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của
cơng ty năm 2020 so với năm 20 19 có nhiều biến động đáng kể, cụ thể:
Nhìn tổng quát ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020
so với năm 2019 tăng 148.774.238 vnđ tương ứng với tỉ lệ tăng 169.20% cho thấy
tình hình kinh doanh của Cơng ty năm 2020 có tín hiệu tăng nhanh đáng kể, đã đạt
hiệu quả kinh doanh. Trong đó phân tích các chỉ tiêu ta thấy:


Doanh thu:



Doanh thu BH và CCDV năm 2020 đạt 10.382.501.774 VNĐ, năm 2019 là

9.024.571.709 VNĐ, tăng 1.357.930.065VNĐ, tương ứng với tỉ lệ tăng 15.05% so với
năm 2019. Điều này cho thấy công ty hoạt động bán hàng rất hiệu quả làm tăng DT.



Doanh thu hoạt động tài chính năm 2020 đạt 72.993 VNĐ, năm 2019 là

124.431 VNĐ, giảm 51.438 VNĐ, tương ứng với tỉ lệ giảm 41.34%.


Chi phí:



Giá vốn hàng bán năm 2020 là 9.742.353.175 VNĐ, năm 2019 là

8.590.532.179 VNĐ, tăng 1.151.820.996 VNĐ, tương ứng với tỉ lệ tăng 13.41%.


Chi phí tài chính năm 2020 là 0 VNĐ so với năm 2019 là 0 VNĐ.



Chi phí quản lý kinh doanh năm 2020 là 569.476.662 VNĐ so với năm

2019 là 526.602.003 tăng 42.874.659 VNĐ, tương ứng với tỉ lệ tăng 8.14%.


Chi phí khác năm 2020 so với năm 2019 giảm 1.655.555.556 VNĐ, tương ứng

giảm 100%. Chi phí thuế TNDN năm 2020 là 9.904.029 VNĐ và năm 2019 bằng 0.


Lợi nhuận:




Lợi nhuận khác năm 2020 là 0 VNĐ còn năm 2019 là 4.444.444 VNĐ.

Như vậy năm 2020 so với năm 2019 giảm 4.444.444 VNĐ tương ứng giảm 100%.


Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2020 so với năm 2019 tăng

158.738.528 VNĐ tương ứng tăng với tỷ lệ 180.39%.


Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN năm 2020 so với năm 2019 tăng đáng

kể với 148.774.238 VNĐ, tương ứng tăng 169.20 %.
Nhìn chung, đây là một con số có dấu hiệu tốt đối với lợi nhuận năm 2020,
doanh nghiệp khơng cịn lỗ, kì vọng sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn.


PHẦN II: TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN, PHÂN TÍCH BCTC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐỨC LUYẾN
2.1.Tổ chức cơng tác kế tốn tại Cơng ty cổ phần Đức Luyến
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế tốn áp dụng tại Cơng ty
2.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế tốn tại Cơng ty
Cơng ty cổ phần xây dựng và thương mại Đức Luyến là đơn vị hạch toán
độc lập với cơ cấu tổ chức bộ máy kế tốn hợp lí, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả và
phù hợp với đặc điểm kinh doanh của cơng ty.
Cơng ty tổ chức cơng tác kế tốn theo hình thức tập trung. Mơ hình quản lý
tập trung rất thuận tiện cho việc phân cơng chun mơn hố từng nghiệp vụ kinh tế

phát sinh.

Kế toán trưởng
( Kế toán tổng hợp)

Kế toán thanh
toán, vật tư,
TSCĐ,

Thủ quỹ kiêm
kế toán tiền
lương

Kế toán bán hàng
và xác định
KQKD

Sơ đồ 2.1.Sơ đồ bộ máy kế tốn của cơng ty
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.
*Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người trực tiếp phụ trách phịng
kế tốn chịu trách nhiệm trước cơ quan tài chính về các vấn đề tài chính, chức năng
nhiệm vụ chun mơn của cơng ty. Kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý và sử dụng
vốn trong công ty theo những quy định của nhà nước ban hành, bên cạnh đó thường
xuyên lập kế hoạch tài chính đồng thời tham mưu cho giám đốc kịp thời về tình
hình tài chính của cơng ty.
- Quản lý cơng việc của phịng kế tốn
+ Điều hành hoạt động của phịng kế tốn
+ Thường xun kiểm tra, hướng dẫn việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh của các bộ phận kế toán.



+ Tổ chức việc ghi chép và lập sổ kế toán theo quy định.
+ Tổ chức và sắp xếp nhân sự phịng kế tốn.
+ Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về hoạt động và tính hiệu quả của
cơng tác kế toán.
- Báo cáo thuế:
+ Kiểm tra và theo dõi báo cáo thuế hàng quý
+ Liên bút toán bổ sung kê khai thuế GTGT phải nộp và khấu trừ
+ Bổ sung phần chi phí phát sinh theo hoạt động và khoản phải thu, phải trả khác
+ Đối chiếu công nợ thuế với khách hàng
+ Lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế.
*Kế toán thanh toán, vật tư, TSCĐ
Kế toán thanh toán
+ Chịu trách nhiệm quản lý và thu chi tiền mặt. Hàng ngày kiểm kê tồn quỹ
tiền mặt và đối chiếu với sổ sách kế toán.
+ Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng, lập danh
sách các khoản nợ của công ty, đơn vị, khách hàng để sắp xếp lịch thu, chỉ trả nợ
đúng hạn đúng hợp đồng.
+ Tổ chức đối chiếu công nợ, đơn đốc theo dõi và địi các khoản nợ chưa
thanh tốn.
+ Phân tích tình hình cơng nợ, đánh giá tỷ lệ thực hiện cơng nợ, tính tuổi nợ.
+ Kiểm tra công nợ phải thu, phải trả của công ty. + Thực hiện lưu trữ các
chứng từ sổ sách kế toán có liên quan
Kế tốn vật tư, TSCĐ
+ Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư sản phẩm hàng hóa về mặt số
lượng và giá trị các kho của công ty.
+ Theo dõi tình hình mua sắm TSCĐ, cơng cụ dụng cụ.
+ Định kỳ đối chiếu số lượng với thủ kho và lập bảng tổng hợp nhập, xuất,
tồn, tồn kho sản phẩm vật tư, hàng hóa vào cuối kì.
+ Theo dõi tình hình tăng, giảm các loại vật tư, tài sản.

+ Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ, TSCĐ, CCDC
và các báo cáo biến động về TSCĐ hàng tháng.


+ Tính trích khấu hao TSCĐ và phân bổ các giá trị cơng cụ dụng cụ định kì.
+ Thực hiện nhiệm vụ do kể toán trưởng và ban giám đốc giao phó.
*Thủ quỹ kiêm kế tốn tiền lương
- Thủ quỹ: Theo dõi các khoản thu, chi hàng ngày của công ty và phản ánh
vào sổ quỹ. Cung cấp cho kế toán trưởng lượng tiền tồn quỹ để kế toán trưởng có kế
hoạch cân đối thu chi phù hợp.
Tiền lương:
+ Định kì lập bảng tính lương của bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất mỗi quý.
+ Căn cứ phiếu báo công đoạn và giấy đăng ký làm thêm giờ kiểm tra số liệu
nhập dữ liệu vào máy
+ Theo dõi tình hình giữ lương-nợ vay
+ Quản lý bảng lương quyết định về tiền lương, về chuyển tín dụng, phiếu
báo cơng đoạn, bảng chấm cơng.
+ Hàng q đăng ký và trích tiền BHXH và BHYT.
+ Quản lý sổ BHXH.
*Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
- Phản ánh và giám đốc kịp thời, chi tiết đối tượng hàng hoá, dịch vụ mua
vào, bán ra, tồn kho cả về số lượng và chất lượng, giá trị. Phản ánh đúng đắn giá
vốn của hàng hóa và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng.
- Kiểm tra giám sát tình hình chi tiêu, kế hoạch bán hàng, doanh thu bán
hàng của đơn vị, tình hình thanh tốn tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước.
- Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc,
kiểm tra đảm bảo đủ và kịp thời tiền bán hàng tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý.
- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực, lập quyết tốn đầy đủ kịp thời để đánh
giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như thực hiện tình hình nghĩa vụ với Nhà nước.

- Xác định thời điểm hàng hoá xác định là tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo
bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
- Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và tình hình luân chuyển chứng từ khoa
họchợp lý tránh trùng lặp hay bỏ sót.
- Xác định và tập hợp đầy đủ chi phí phát sinh ở các khâu.


- Tập hợp báo cáo kết quả kinh doanh lên ban giám đốc.
2.1.1.2. Chính sách kế tốn áp dụng tại Cơng ty
- Niên độ kế tốn : Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.
- Chế độ kế tốn áp dụng: Cơng ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp
Việt Nam ban hành theo thơng tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ
Tài chính.
- Cơng ty sử dụng hình thức ghi sổ kế tốn là Nhật ký chung với sự hỗ trợ
của máy tính. Hiện nay Cơng ty đang áp dụng phần mềm kế tốn Misa trong tổ
chức kế toán, phần mềm được thiết kế và cập nhật thường xuyên, phù hợp và thuận
tiện trong quá trình sử dụng. Phần mềm này cho phép giúp nhân viên kế toán kiểm
soát và cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhanh chóng, lập báo cáo tài chính
và các báo cáo quản trị cuối niên độ kế tốn kịp thời. Hình thức này phù hợp với
đặc điểm, quy mô hoạt động kinh doanh và đội ngũ kế tốn hiện có của Cơng ty.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể
thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình qn gia
quyền vào cuối kỳ.
+ Phương pháp hạch tốn hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
- Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:
+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình: ghi nhận theo
nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của tài sản.

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình: Phương pháp khấu hao
đường thẳng, căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích ước tính và nguyên giá của tài sản.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
2.1.1. Tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn
2.1.1.1. Tổ chức hạch tốn ban đầu
Theo chế độ chứng từ kế tốn ban hành theo Thơng tư số 133/2016/TT-BTC
ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống chứng từ kế tốn cơng ty
bao gồm:


- Chứng từ hiện nay đang sử dụng tại công ty bao gồm:
+ Chứng từ thanh toán như : phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy đề nghị tạm
ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bản kiểm kê quỹ, ủy nhiệm chi, séc
+ Chứng từ mua bán hàng hóa như: hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê hàng hóa, phiếu báo vật tư cịn lại cuối
kỳ, bảng kê phiếu nhập, bảng kê phiếu xuất,...
+ Chứng từ tiền lương như: bảng chấm công; bảng phân bổ tiền lương và
BHXH; bảng thanh toán lương và BHXH; chứng từ chi tiền thanh toán cho người
lao động.
+ Chứng từ TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên
bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Trình tự ln chuyển chứng từ kế tốn tại Cơng ty:
Trình tự và thời gian ln chuyển do kế toán trưởng tại đơn vị quy định. Các
chứng từ gốc do cơng ty lập ra hoặc từ bên ngồi đưa vào đều được tập trung tại bộ phận
kế toán của đơn vị. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ là chuyển chứng từ từ các phòng
ban chức năng trong cơng ty đến phịng kế tốn tài chính, bộ phận kế toán phải kiểm tra
kỹ càng các chứng từ và sau khi kiểm tra xác minh là hợp lý, hợp pháp, hợp lệ mới được
dùng chứng từ đó để ghi sổ. Sau đó phịng kế tốn tiến hành hồn thiện và ghi sổ kế tốn,
q trình này được tính từ khâu đầu tiên là lập chứng từ (hay tiếp nhận chứng từ) cho đến
khâu cuối cùng là chuyển chứng từ vào lưu trữ.

Trình tự luân chuyển chứng từ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lập và thu thập chứng từ.
Bước 2: Kế toán viên tiếp nhận, xử lý chứng từ gốc.
Bước 3: Kế toán trưởng kiểm tra, kiểm soát chứng từ và ký duyệt chứng từ.
Bước 4: Trình Giám đốc công ty ký duyệt.
Bước 5: Lưu trữ, bảo quản chứng từ gốc.
Ví dụ: Trình tự ln chuyển chứng từ chi tiền:


Bộ phận liên quan nộp chứng từ cho Giám đốc duyệt chi.



Kế toán tiền mặt căn cứ duyệt chi viết phiếu chi (3 liên).



Kế toán trưởng, Giám đốc ký phiếu chi (3 liên).



Kế toán tiền mặt nhận lại cả 3 liên phiếu chi đã ký, lưu liên 1.




Chuyển liên 2, 3 cho thủ quỹ.




Thủ quỹ xuất quỹ, chi tiền, ký phiếu chi.



Người nhận tiền ký phiếu chi, giữ lại liên 3, trả liên 2 cho thủ quỹ, thủ

quỹ ghi sổ quỹ.


Thủ quỹ chuyển liên 2 cho kế toán, kế toán nhập liệu vào máy và lưu trữ

phiếu chi tại bộ phận kế toán.
Đối với các chứng từ kế tốn phải thống nhất với hóa đơn, lập ngay trong
ngày và đầy đủ chữ ký theo đúng quy định. Cơng ty sẽ phải chịu trách nhiệm về tính
hợp lý, hợp pháp của các bản hóa đơn chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Mọi chứng từ đều phải hợp lý và đầy đủ. Kế toán trưởng yêu cầu phải nhập đầy đủ
các phiếu chứng từ.
2.1.1.2: Tổ chức vận dụng HTTK kế tốn
Cơng ty sử dụng hệ thống tài khoản tuân thủ theo chế độ kế toán áp dụng
theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trong q trình hoạt động, để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và tìm hiểu chi
tiết các tài khoản, kế toán đã thực hiện mở các tài khoản chi thiết cần thiết cho từng
tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3. Cụ thể như sau:
TK cấp 1

TK
cấp 2

Tên tài khoản


TK
cấp 3
Tiền mặt

111
1111

Tiền mặt VND
TG ngân hàng

112
1121

TG VND

1122

Ngoại tệ

121

Chứng khoán ngoại tệ

128

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
1281

Tiền gửi có kỳ hạn


1288

Các khoản đầu tư khác đến ngày đáo hạn

131

Phải thu của khách hàng

133

Thuế GTGT được khấu trừ
1331

Thuế GTGT được khấu trừ của hàng, dv


1332

Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Phải thu nội bộ

136
1361

Vốn kinh doanh ở đon vị trực thuộc

1368

Phải thu nội bộ khác
Phải thu khác


138
1381

Tài sản thiếu chờ xử lý

1386

Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

1388

Phải thu khác

141

Tạm ứng

151

Hàng mua đang đi đường

152

Ngun liệu, vật liệu

153

Cơng cụ, dụng cụ


154

Chi phí SXKD dở dang

155

Thành phẩm

156

Hàng hố

157

Hàng gửi đi bán

211

TSCĐ hữu hình
2111

TSCĐ hữu hình

2112

TSCĐ th tài chính

2113

TSCĐ vơ hình

Hao mịn TSCĐ

214
2141

Hao mịn TSCĐ hữu hình

2142

Hao mịn TSCĐ th tài chính

2143

Hao mịn TSCĐ vơ hình

2147

Hao mịn TSCĐ bất động sản đầu tư

217

Bất động sản đầu tư

228

Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

229

Dự phịng tổn thất tài sản

2294

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho


242

Chi phí trả truớc

331

Phải trả cho người bán

333

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Thuế GTGT phải nộp

3331
33311

Thuế GTGT đầu ra phải nộp

3334

Thuế thu nhập doanh nghiệp

3335

Thuế thu nhập cá nhân


3338

Thuế bảo vệ môi trường và các thuế khác
33382

Các loại thuế khác
Phải trả nguời lao động

334
3341

Phải trả công nhân viên

335

Chi phí phải trả

336

Phải trả nội bộ
3361

Phải trả nội bộ về vốn kd

3362

Phải trả nội bộ khác
Phải trả, phải nộp khác


338
3382

Kinh phí cơng đồn

3383

BHXH

3384

Bảo hiểm y tế

3385

Bảo hiểm thất nghiệp

3388

Phải trả phải nộp khác
Vay và nợ thuê tài chính

341
3411

Các khoản đi vay

3412

Nợ th tài chính


352

Dự phịng phải trả

353

Quỹ khen thưởng phúc lợi

356

Quỹ phát triểnkhoa học và công nghệ

411

Vốn đầu tư của chủ sở hữu
4111

Vốn góp của chủ sở hữu


4112

Thặng dư cổ phần

413

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

418


Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

419

Cổ phiếu quỹ

421

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
4211

LN sau thuế chưa phân phối năm trước

4212

LN sau thuế chưa phân phối năm nay
Doanh thu

511
5111

Doanh thu bán hàng hóa

5112

Doanh thu bán thành phẩm

5113


Doanh thu cung cấp dịch vụ

515

Doanh thu hoạt động tài chính

611

Mua hàng

631

Giá thành sản xuất

632

Giá vốn hàng bán

635

Chi phí tài chính

642

Chi phí quản lý DN
6421

Chi phí bán hàng

6422


Chi phí quản lý doanh nghiệp

711

Thu nhập khác

811

Chi phí khác

821

Chi phí thuế TNDN

911

Xác định kết quả kinh doanh
Ví dụ minh họa nghiệp vụ phát sinh tai Công ty Cổ phần xây dựng và

thương mại Đức Luyến:
NV1. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0000166: Ngày 08/12/20 Cơng ty mua
176.307kg
thép cuộn cán nóng các loại của Cơng ty TNHH Một Thành Viên Xuất nhập
khẩu Phú Gia,
đơn giá 10.909,09 đ/kg, thuế GTGT 10%. Công ty đã chuyển khoản thanh


toán tiền mua
hàng cho bên bán.

Nợ TK 152: 1.923.348.931
Nợ TK 1331: 192.334.893
Có TK 112: 2.115.683.824
NV2. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0001113: Ngày 09/12/2020 Mua
140.625kg thép tấm
các loại của Công ty TNHH Phúc Viên Xuân, đơn giá 13.636,36 đ/kg, thuế
GTGT 10%.
Cơng ty đã chuyển khoản thanh tốn tiền mua hàng cho bên bán.
Nợ TK 156: 1.917.613.125
Nợ TK 1331: 191.761.313
Có TK 112: 2.109.374.438
NV3. Căn cứ Hóa đơn GTGT số 0002930: Ngày 25/12/2020 Bán 930kg
thép tấm cho Công
ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Thế Vinh, đơn giá bán 11.636,36 đ/kg,
thuế GTGT 10%.
Bên mua đã thanh toán bằng chuyển khoản cho đơn vị.
Nợ TK 112: 11.903.996
Có TK 511: 10.821.815
Có TK 3331: 1.082.181


2.1.2.3.Tổ chức hệ thống sổ kế tốn
Hiện nay cơng ty đang ghi sổ theo hình thức trên máy vi tính bằng phần mềm
kế tốn 1C Enterprise theo hình thức ghi sổ “Nhật ký chung”.
-Trình tự ghi sổ kế tốn trên máy tính
Sổ kế tốn tổng
hợp và chi tiết
Phần mềm kế
tốn 1C


-

Máy tính

-

Báo cáo tài
chính
Báo cáo kế
tốn

Sơ đồ 2.2.Hình thức ghi sổ kế tốn trên máy tính tại cơng ty
Chú thích:

Nhập số liệu hằng ngày và đối chiếu kiểm tra
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Trình tư:
+ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài
khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu
được thiết kế sẵn trên phần mềm kế tốn.
+ Theo quy trình của phần mềm kế tốn, các thơng tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký-Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi
tiết có liên quan.
+ Cuối tháng (hoặc vào bất cứ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các
thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng
hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung
thực theo thơng tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế tốn có thể kiểm tra, đối



chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính đã in ra giấy.
+ Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
+ Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế tốn chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế tốn
ghi bằng tay.
- Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức nhật ký chung:
Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

Sổ cái

Sổ, thẻ kế toán chi
tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số
phát sinh

BÁO CÁO TÀI
CHÍNH

Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Chú thích: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ kiểm tra, đối chiếu



×