Lời nói đầu
Trong sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, Ngân hàng là
một tổ chức tài chính quan trọng. Có thể nói Ngân hàng là "Xương sống" của
nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng phản ánh rõ nét đời sống
kinh tế của toàn xã hội. Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã
hội; là tổ chức cho vay chủ yếu đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và
một phần đối với Nhà nước. Không những cho vay, nó còn thu hút tiền gửi từ
trong dân cư để đầu tư vào các dự án phát triển. Bên cạnh đó, ngân hàng còn
là công cụ hữu hiệu của nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ để
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh
tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại
thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các
ngân hàng. Là một trong những mắt xích quan trọng của bất kỳ một nền kinh
tế nào, trung gian tài chính, một nhân vật không thể thiếu trong nền kinh tế
quốc dân.
Là sinh viên của lớp Tài chính công 46,với mong muốn được nâng cao
kỹ năng và nghiệp vụ đồng thời áp dụng được những kiến thức đã học vào
thực tế; bên cạnh đó được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo SEABANK chi nhánh
Hai Bà Trưng em đã được thực tập tại phòng Khách hàng và thẩm định của
ngân hàng.
I. KHÁI QUÁT VỀ SeABANK.
1. Giới thiệu về SEABANK
Ngân hàng Đông Nam Á tên giao dịch quốc tế là Southeast Asia
Bank (SeABank) được thành lập từ năm 1994, Hội sở chính đặt tại 16 Láng
Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Là một trong những Ngân hàng TMCP có mặt sớm
nhất tại Việt Nam, SeABank đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện
và đã đạt được những thành công hết sức khả quan. Đặc biệt trong những năm
gần đây, SeABank liên tục có sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động.
Đến tháng 6 năm 2007 vốn điều lệ của SeABank đạt 1.500 tỷ đồng, tổng
tài sản đạt trên 13.000 tỷ đồng. Mức vốn điều lệ 3.000 tỷ là một đích ngắm
không xa của SeABank trong lộ trình tăng vốn từ nay đến hết năm 2007. Lợi
nhuận trước thuế liên tục tăng trưởng hơn 200% trong 3 năm vừa qua. Đặc
biệt, 7 tháng đầu năm 2007 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của SeABank
với các chỉ số kinh doanh ấn tượng: Tính đến 31/7/2007, tổng huy động vốn
của SeABank đạt 11.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 5.000 tỷ đồng, với lợi nhuận
trước thuế đạt 200 tỷ đồng (tăng gần 200% so với cùng kỳ năm ngoái). Với
phương châm phát triển toàn diện – bền vững – an toàn – hiệu quả, không chỉ
duy trì tốc phát triển cao, độ an toàn tín dụng luôn ổn định thể hiện tỷ lệ nợ
xấu của SeABank luôn thấp hơn 0.5% trong 3 năm liên tục (so với mức trần
5% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước).
Đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao, SeABank đặc biệt chú trọng
mở rộng mạng lưới kênh phân phối để phục vụ khách hàng tốt hơn. Hàng loạt
chi nhánh mới được khai trương tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc
Ninh ở phía Bắc; Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu ở phía
Nam và Đà Nẵng, Nha Trang ở miền Trung nâng tổng số 35 điểm giao dịch
của SeABank trên toàn quốc. Việc mở chi nhánh SeABank Đà Nẵng – chi
nhánh đầu tiên tại miền Trung đã đánh dấu một bước phát triển mới nhằm
phục vụ nhu cầu tài chính ngân hàng đa dạng của các khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp tại khúc ruột của tổ quốc.
SeABank cũng liên tục đưa ra các sản phẩm mới như: Đồng Hành cùng
Honda; Nguồn năng lượng vàng của SeABank; Tiêu dùng cùng doanh nhân;
Chương trình ưu đãi đặc biệt: Doanh nghiệp vàng; An Phú cư; Bao Thanh
toán; … SeABank còn liên kết cùng BNP – một trong những ngân hàng lớn
nhất của Pháp tung ra một gói sản phẩm Private Banking thiết kế chuyên biệt
cho các cá nhân có thu nhập cao; Chuẩn bị triển khai dịch vụ Mobile Banking
và Internet Banking Việc triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện
đại này đã khẳng định những sáng tạo mang tính đột phá trong mô hình liên
kết cung ứng sản phẩm dịch vụ nhằm đem lại những tiện ích tối đa cho khách
hàng.
Không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới và sản phẩm – dịch vụ,
SeABank không ngừng nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông
tin. Hệ thống quản trị Ngân hàng T24 đã được triển khai hoàn thiện trong quý
I năm 2007. Đây thực sự là một bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại
hóa cơ sở hạ tầng công nghệ của SeABank. Hệ thống này sẽ là nền tảng công
nghệ để SeABank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các
quy trình hiện đại để đáp ứng nhanh hơn các nhu cầu đa dạng và phong phú
của thị trường thực hiện cam két không ngừng phát triển, nâng cao uy tín trên
thị trường trong nước và quốc tế.
Hình ảnh về một ngân hàng hiện đại, tăng trưởng bền vững, luôn vì lợi
ích của khách hàng đang được SeABank nỗ lực xây dựng và từng bước được
công nhận từ phía khách hàng.
2.Mạng lưới SEABANK:
Địa chỉ Điện thoại Fax
HỘI SỞ Số 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội 04.7723616 04.7723615
SEABANK HÀ NỘI Số 57 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội 04.9438394 04.9438392
SEABANK BA ĐÌNH Số 11 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội 04.7345848 04.7345849
SEABANK CẦU GIẤY Số 249 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 04.7236171 04.7236171
SEABANK TRUNG HÒA Số 43 Đường Láng, Cầu Giấy, Hà Nội 04.5640161 04.5640161
SEABANK QUÁN THÁNH 56 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội 04.9274108 04.9274109
SEABANK HAI BÀ TRƯNG 350 Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 04.6274925 04.6274926
SEABANK LÁNG HẠ 22 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 04.7764233 04.7764232
SEABANK ĐỐNG ĐA Số 142 Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội 04.5187381 04.5187381
SEABANK HẢI PHÒNG Số 15 Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng 0313.747878 0313.747880
SEABANK TRẦN NGUYÊN
HÃN
Số 231E Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng 0313.782500 0313.782500
SEABANK LƯƠNG KHÁNH
THIỆN
Số 121 Lương Khánh Thiện, Hải Phòng 0313.921193 0313.921193
SEABANK TÔ HIỆU Số 136 Tô Hiệu, Hải Phòng 0313.610406 0313.610406
SEABANK HỒ CHÍ MINH Số 28A Lê Lợi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh 08.4041505 08.4041525
SEABANK PHÚ MỸ HƯNG Khu D, 150 Nguyễn Lương Bằng, Q7, TP Hồ
Chí Minh
08.4134256 08.4134258
SEABANK CHỢ LỚN Số 403 Kinh Dương Vương, Q6, TP Hồ Chí
Minh
08.6670827 08.6670826
SEABANK BÌNH DƯƠNG Xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương
0650.716059/
55/56
0650.716057
SEABANK Quận 9 3 Lê Văn Việt, Quận 9, HCM 08.8931850/5
1/52
SEABANK Quận 10 320-322 Đường 3-2, Quận 10, HCM 08.862
6950/55
08.865 0142
II. SEABANK HAI BÀ TRƯNG
1. Giới thiệu khái quát Seabank Hai Bà Trưng
- Ngµy thành lập: 19/07/2006 với số lượng cán bộ nhân viên ban đầu là
10 người, gồm Ban Giám Đốc, P.Kinh Doanh, P.Kế toán kho quỹ và Bộ phận
bảo vệ.
- Sau 01 năm hoạt động: số lượng cán bộ nhân viên đã tăng lên 27 người,
hệ thống phòng ban, bộ phận nhìn chung đã đầy đủ gồm Ban Giám Đốc,
P.Kinh Doanh, BP hỗ trợ tín dụng, BP thanh toán quốc tế, BP Hành chính
nhân sự, P.Kế toán kho quỹ và BP bảo vệ.
- Hệ thống khách hàng của Chi nhánh: không ngừng được mở rộng cả
đối tượng khách hàng tiền gửi và khách hàng có quan hệ tín dụng với số
lượng khách hàng vay vốn ban đầu chỉ gồm 14 khách (trong đó có 07 khách
hàng doanh nghiệp và 07 khách hàng cá nhân), nay đã tăng lên trên 160 khách
hàng (trong đó có 60 khách hàng doanh nghiệp và 100 khách hàng cá nhân)
với ngành nghề kinh doanh rất đa dạng như kinh doanh sắt, thép inox, đồng,
nhôm, chè, thiết bị điện tử ; số lượng khách hàng tiền gửi và sử dụng các
dịch vụ khác của ngân hàng cũng tăng trưởng không ngừng. Tổng số lượng
khách hàng có quan hệ giao dịch tại Chi nhánh đạt trên 1000 khách.
- Số dư huy động và cho vay đã không ngừng tăng lên.
1.1. Vị trí địa lý:
SeABank CN Hai Bà Trưng nằm tại địa điểm giao của hai tuyến phố
Bạch Mai và Tạ Quang Bửu thuộc địa bàn phường Bạch Mai, Quận Hai Bà
Trưng. Tại đây có mật độ dân cư khá đông, xe cộ đi lại khá sầm uất. Xung
quanh có các chợ đầu mối lớn của Quận Hai Bà Trưng như Chợ Mơ, Chợ
Đồng Tâm, Chợ Bách Khoa nhưng mật độ các doanh nghiệp lớn không
nhiều. Ngoài ra, chỉ trên tuyến phố Bạch Mai nhỏ bé đã và đang song hành
tồn tại trên dưới 10 Chi nhanh, Phòng giao dịch của các Tổ chức tín dụng có
uy tín khác như BIDV, Agribank, Incombank, Sacombank, VIBanhk Bắc á,
GP Bank
Do vậy, nếu chỉ dựa trên yếu tố khác quan thì vị trí của SeABank CN
Hai Bà Trưng chỉ thuận tiện cho việc phát triển tín dụng tiểu thương (lĩnh vực
này không phải là thế mạnh của SeABank), cho vay hộ cá thể và thu hút tiền
gửi cư dân nhỏ lẻ (trên dưới 10 triệu đồng).
Với khối lượng khách hàng như hiện nay thì phần lớn đều dựa vào nỗ
lực của toàn thể đội ngũ nhân viên, phương thức quản lý đúng đắn và định
hướng phát triển rõ ràng của Ban Lãnh đạo SeABank CN Hai Bà Trưng.
1.2. Về nguồn nhân lực:
- Trẻ, nhiệt tình nhưng trình độ chuyên môn còn yếu.
- Kỹ năng sử lý vấn đề chưa chuyên nghiệp.
- Nguy cơ nhân viên “nhảy việc” là điều hoàn toàn có thể xảy ra bởi
chính sách đãi ngộ của SeABank chưa thực sự hấp dẫn, kịp thời, chưa tạo
điều kiện cho nhân viên phát huy khả năng nghề nghiệp quản lý công việc thì
họ sẽ trở thành nhân tố chủ chốt thúc đẩy sự phát triển của SeABanhk.
1.3. Có thể thấy SeABank CN Hai Bà Trưng cũng như hệ thống
SeABank nói chung đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hiệu quả. Tuy nhiên để
tiếp tục duy trì và phát huy được sự phát triển này trong bối cảnh Việt Nam
trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO – Tổ chức thương mại lớn
nhất thế giới, với dân số chiếm 90% tổng dân số toàn cầu, 95% GDP và kim
ngạch xuất khẩu của thế giới thì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm cũng
như có rất nhiều vấn đề cần phải bàn tới, phải đòi hỏi có sự thay đổi theo
hướng cải tiến.
2. Cơ cấu tổ chức - chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban.
Chi nhánh Seabank Hai Bà Trưng
Phòng thanh toán quốc tế
Bộ phận bảo vệ
Phòng hỗ trợ và hạch toán tín dụng
Bộ phận tạp vụ
Phòng khách hàng và thẩm định
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kế toán ngân quỹ
BAN GIÁM ĐỐC
2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Seabank Chi nhánh Hai
Bà Trung
Bà: Nguyễn Hưong Giang
- Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh Seabank Hai
Bà Trung, chỉ đạo điều hành theo phân cấp ủy quyền của Seabank với các
chi nhánh Seabank trực thuộc trên địa bàn.
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy quyền của Tổng
giám đốc Seabank về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh; chịu
trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốcSeabank về các quyết định
của mình.
- Quy định nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ, nội quy lao động, lề lối
làm việc của chi nhánh Seabank Hai Bà Trung nhưng không được trái với
nội quy chung của Seabank.
- Quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ và đào tạo
- Được ký các hợp đồng: Tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác
liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định.
- Tổ chức việc thực hiện hạch toán kinh tế; phân tích hoạt động kinh
doanh, hoạt động tài chính; phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi đến
người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính
và quy định khác Seabank.
2.2. Phòng kế toán Ngân Quỹ:
a. Phó trưởng phòng: Bà Nguyễn Thị Thu Hà, có nhiệm vụ:
- Tổ chức, chỉ đạo, phân công cán bộ , nhân viên thực hiện công việc
của phòng; quản lý nhân sự và hoạt động của phòng nhằm thực hiện và hoàn
thành các chủ trương, chính sách, chỉ tiêu, kế hoạch được Giám đốc giao.
- Tham gia xây dựng, hoạch định chỉ tiêu kế hoạch của trung tâm; làm
đầu mối phối hợp với các Trưởng/Phó phòng, ban khác trong việc thực hiện
chức năng nhiệm vụ của phòng.
- Ký các văn bản, tài liệu của phòng.
- Chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của Phòng trước giám đốc.
b. Kiểm soát: Bà Lê Thị Thuỳ Phương:
- Kiểm soát chứng từ ( trên chứng từ hạch toán và trên máy vi tính ) của
các Teller.
- Kiếm soát chứng từ hàng ngày.
- Đối chiếu số liệu đảm bảo khớp đúng (đối chiếu hồ sơ tiết kiệm với kế
toán, đối chiếu tài khoản với bộ phận thanh toán, …).
c. Các Teller và nhân viên còn lại:
- Phụ trách chính các quầy số 4, 5, 7, 8 là các Teller Vũ Thị Mỹ Hằng,
Vưong Thuý Hằng, Đào Thị Thanh Nguyệt, Nguyễn Thị Thương Thương.
- Quầy hạch toán nội bộ ( quầy số 6 ): Nguyễn Thu Trang.
d. Bộ phận ngân quỹ:
Đinh Thị Hạnh, Nguyễn Xuân Quyền thực hiện các công việc:
- Mở kho tiền và xuất quỹ
o Đầu ngày, khi có đủ các thành viên gồm Giám đốc, Phó Phòng
Kế Toán Ngân Quỹ, nhân viên kế toán ngân quỹ, nhân viên ngân quỹ sẽ mở
kho. Sau đó theo đề nghị xuất quỹ và bảng kê xuất quỹ cho các Teller trên
phần mềm T24.
- Theo dõi thu tiền, chi tiền mặt tại quỹ. Tiếp và điều chuyển tiền trong
ngày.
o Thực hiện điều chuyển tiền trong ngày; tiếp quỹ hoặc nhận tiền
nộp về các teller. Xuất quỹ hoặc điều chuyển tiền về hội sở để đảm bảo nhu
cầu giao dịch tại chi nhánh cũng như đảm bảo định mức tồn quỹ cho phép.
- Quản lý nhập xuất các tài sản có giá
o Nhập, xuất kho các tài sản, giấy tờ có giá theo đúng nội dung
của phiếu nhập, xuất kho của Phòng Kinh Doanh có đầy đủ các chữ ký xác
nhận.
- Đóng bó tiền, kiểm tra các loại tiền thật, giả cho các teller.
o Quấn giây đai thép tiền, đóng bó, dán niêm để điều chuyển tiền.
Nhận kiểm, đếm những món tiền lớn cho các teller. Kiểm tra các loại tiền
thật, giả cho các teller.
- Cuối ngày nhập tiền của các teller về chính quỹ. Hạch toán về quỹ cho
các teller, in nhật ký thu, chi và liệt kê chứng từ, kiểm quỹ cuối ngày.
o Nhận và kiểm tiền của các teller theo bảng kê tiền để nộp về
quỹ chính. Kiểm đếm lại số tiền lẻ, sắp xếp các loại tiền theo mệnh giá, theo
bó, theo thếp thực hiện việc kiểm kê quỹ tiền mặt vào cuối ngày. Khi có đầy
đủ các thành viên: Giám Đốc, Phó phòng kế toán ngân quỹ và nhân viên
ngân quỹ sẽ thực hiện việc kiểm kê quỹ tiền mặt và tiến hành lập biên bản kê
quỹ tiền mặt vào cuối ngày. Sau đó, các thành viên kiểm quỹ sẽ lần lượt
khoá cửa kho tiền. Ngoài ra, cuối năm sẽ tiến hành kiểm kê tài sản, tiền mặt,
giấy tờ có giá để lên biên bản kiểm kê cuối năm.
2.3. Phòng khách hàng và thẩm định:
a. Phó trưởng phòng: ông Nguyễn Việt Dũng, có nhiệm vụ:
- Tổ chức, chỉ đạo, phân công cán bộ, nhân viên thực hiện công việc
của phòng, quản lý nhân sự và hoạt động của phòng mình phụ trách nhằm
thực hiện và hoàn thành xuất sắc các chủ trương, chính sách, chỉ tiêu, kế
hoạch được ban Giám đốc giao.
- Tham gia xây dựng, hoạch định chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động của
Trung tâm; làm đầu mối phối hợp với các Trưởng/Phó phòng, ban khác
trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng.
- Ký các văn bản tài liệu của phòng
- Báo cáo giám đốc về kết quả công việc phòng đã thực hiện.
- Chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của phòng trước giám đốc.
b. Các chuyên viên: Ngô Thế Thảo, Hoàng Văn Dũng, Nguyễn Tiến
Sỹ, Vũ Quang Duy, Nguyễn Văn Hoan …, thực hiện các công việc:
- Tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin khách hàng và hồ sơ khách
hàng.
- Thẩm định tư cách, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo khách hàng.
- Lập tờ trình thẩm định khách hàng.
- Phối hợp với Phòng hỗ trợ và hạch toán tín dụng tiến hành các thủ tục
nhận tài sản đảm bảo và giải ngân chi khách hàng.
- Quản lý khách hàng sau giải ngân, nhắc nợ và ghi thu hồi gốc, lãi khi
đến hạn
2.4. Bộ phận hỗ trợ và hạch toán tín dụng:
a. Kiểm soát : bà Nguyễn Trang Nhung
- Quản lý và điều phối các công việc liên quan đến nghiệp vụ của các
bộ phận
- Kiểm tra lại hồ sơ khách hàng do chuyên viên hỗ trợ tín dụng tiếp
nhận từ chuyên viên KH & TĐ.
- Kiểm soát lại các loại hợp đồng hoặc văn bản khác do chuyên viên hỗ
trợ tín dụng lập trước khi chuyển qua Bộ Phận KH & TĐ.
- Duyệt các bản ghi T24 liên quan tới hoạt động giải ngân, thu nợ, thu
lãi, thu phí… do các chuyên viên Hạch toán TD lập
- Giải quyết phát sinh liên quan trong quá trình thực hiện.
- Thực hiện kiểm tra cho vay theo quy định.
- Lập các báo cáo theo yêu cầu của giám đốc và phụ trách phòng.
- Hỗ trợ bộ phận KH & TĐ trong việc Thẩm định hồ sơ vay vốn của
khách hàng.
- Thực hiện các yêu cầu khác theo chỉ đạo của ban Giám Đốc.
b. Các chuyên viên:
Nguyễn Thu Thuỷ, Tạ Đức Thiện … thực hiện các công việc:
- Lập các hợp đồng liên quan đến giải ngân ( hợp đồng tín dụng, khế
ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh )
- Nhập liệu phần mềm T24.
- Theo dõi, Kiểm tra các món vay trong và sau giải ngân ( VD: Kiểm
tra kho hàng của khách hàng đang theo dõi )
- Thực hiện các báo cáo gửi cấp lãnh đạo.
- Ký hợp đồng công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo.
- Thực hiện thu lãi cuối mỗi tháng, thu gốc đến hạn, thu nợ trước hạn.
- Thực hiện các yêu cầu khác theo chỉ đạo của Phụ trách Phòng và ban
Giám Đốc.
2.5. Bộ phận thanh toán quốc tế
Chuyên viên: bà Lê Thị Mai thực hiện các công việc:
- Xem tài khoản Nostro, cân đối tài khoản ngoại bảng, nếu số dư tài
khoản ngoại bảng nhiều hơn số tiền chuyển của khách hàng thì chỉ yêu cầu
cán bộ phụ trách tài khoản ngoại bảng điều thêm tiền.
- Tiếp nhận hồ sơ xin việc từ khách hàng ( nếu ký quỹ 100% ) hoặc từ
Phòng kinh doanh ( nếu ký quỹ dưới 100% ), kiểm tra hồ sơ hợp lệthì tiến
hành các nghiệp vụ tiếp theo, nếu không thì yêu cầu khách hàng sửa đổi.
- Tiến hành các nghiệp vụ và giải quyết các giao dịch phát sinh liên
quan đến Thanh toán quốc tế; điều chuyển tiền đi; Mở L/C Nhập khẩu,
Thanh toán L/C, Thông báo L/C xuất, Huỷ L/C, Sửa đổi L/C, giải toả ký quỹ
…
Lập điện MT103, MT 202, MT700, MT 710, MT707 …
Commit điện lên phòng TTQT H.O duyệt điện cấp 1 và cấp 2, in điện
gốc, giao lại cho khách hàng, lưu hồ sơ giấy tờ.
Theo dõi L/C trong quá trình từ lúc phát hành đến lúc thanh toán. Tiến
hành các nghiệp vụ phát sinh ký hậu vận đơn, chiết khấu chứng từ, phát
hành bảo lãnh nhận hàng, uỷ quyền nhận hàng …
Tiếp nhận chứng từ từ phòng TTQT H.O và kiểm tra chứng từ, thông
báo cho khách hàng, xin ý kiến khách hàng (đối với L/C nhập khẩu ), nhận
chứng từ từ khách hàng, kiểm tra và gửi lên phòng TTQT H.O (đối với L/C
xuất khẩu).
- Làm báo cáo gửi lên Phòng TTQT H.O và Giám đốc chi nhánh hàng
tuần, hàng tháng và hàng quý, theo dõi các giao dịch phát sinh, đảm bảo cân
đối và chính xác so với T24.
2.6. Bộ phận hành chính nhân sự:
Nguyền Duy Khánh thực hiện các công việc:
a. Công tác hành chính:
- Chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý chặt chẽ các con dấu, hồ sơ
pháp nhân của Ngân hàng, theo dõi quản lý các công văn, điện tín đến và
bảo mật.
- Tiếp nhận xử lý công văn, thư, fax, tổng đài điện thoại … trình ban
giám đốc phê duyệt và phân giao cho các phòng ban nghiệp vụ để kịp thời
triển khai thực hiện.
- Tuyệt đối giữ bí mật hồ sơ văn kiện, pháp nhân của ngân hàng và
cảu Hội sở phân cấp.
- Theo dõi quản lý kiểm tra, kiểm kê định kỳ toàn bộ tài sản phục
vụ cho công tác nghiệp vụ Ngân hàng, văn phòng, đồng thời lập kế hoạch
mua sắm sửa chữa những trang thiết bị, tài sản, cơ sở hạ tầng trình ban Giám
Đốc phê duyệt thực hiện
- Lập dự trù mua sắm văn phòng phẩm nhằm trang bị đầy đủ tao
điều kiện cho các phòng ban làm việc; trình ban Giám đốc triển khai và thực
hiện.
- Có kế hoạch tổ chức tốt công tác bảo vệ ngân hàng, đặc biệt là
trong những ngày nghỉ lễ tết hàng năm.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống cháy nổ trong Ngân hàng.
- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương trong
công tác đảm bảo anh ninh trật tự cho Ngân hàng.
b. Công tác nhân sự:
- Nghiên cứu chế độ chính sách tiềng lương, tiền thưởng, chế độ hưu
trí, chế độ BHXH, để tham mưu cho Ban Giám Đốc vận dụng thực hiện cho
các cán bộ nhân viên theo đúng quy định.
- Trực tiếp lập các thủ tục để thực hiện chế độ nâng lương, trợ cấp thôi
việc theo quy định của ngân hàng.
- Nghiên cứu, hướng dẫn cho người lao động thực hiện việc ký kết hợp
đồng theo đúng bộ luật lao động trình ban Giám đốc thực hiện công tác ký
Hợp đồng lao động với người lao động.
- Tham mưu cho ban Giám đốc về chế độ thanh toán tiền lương, chế độ
BHXH, BHYT và các chế độ chính sách khác.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các
cán bộ nhân viên, trình ban giám đốc phê duyệt và thực hiện.
- Tổng hợp thống kê báo cáo nhân sự, lập danh sách quản lý cán bộ
nhân viên, hoàn chỉnh hồ sơ bổ sung hàng năm theo đúng quy định, quản lý
bảo mật hồ sơ nhân sự theo phân cấp.
2.7. Bộ phận bảo vệ:
- Thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn trong toàn bộ hệ thống Chi
nhánh Hai Bà Trưng và cho khách hàng vào giao dịch tại Ngân hàng.
- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội quy, quy định làm việc của Ngân
hàng cũng như việc chấm công và ra vào của cán bộ nhân viên trong Ngân
hàng.
- Có trách nhiệm đảm bảo an toàn trong việc áp tải tiền và giấy tờ có
giá.
- Kiểm tra, nhắc nhở cán bộ nhân viên nghiêm túc thực hiện nội quy
làm việc Ngân hàng.
- Giám sát, kiểm tra, nhắc nhở và thực hiện tốt công tác phòng chống
cháy nổ trong Ngân hàng
- Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của Phòng HCNS cũng
như sự chỉ đạo của ban Giám Đốc.
2.8. Bộ phận tạp vụ
- Chịu trách nhiệm vệ sinh dọn dẹp trong Ngân hàng.
- Mua sắm những công cụ dụng cụ sử dụng cho công tác vệ sinh trong
Ngân hàng
- Thực hiện công tác phù hợp khi được quan tâm.
III. Phân tích
Phân tích SWOT tại SeABank CN Hai Bà Trưng:
Điểm mạnh (Strengths)
- Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình,
có trách nhiệm với công việc, Ban lãnh
đạo nhiệt huyết, có kinh nghiệp.
- Có khối lượng khách hàng ổn
định, có uy tín với khối lượng giao dịch
phát sinh thường xuyên.
- Không có nợ sấu.
Điểm yếu (Weeknesses)
- Hầu hết đội ngũ nhân viên đều mới ra
trường, kinh nghiệm thực tế còn thiếu, các kỹ
năng nghiệp vụ ngân hàng còn chưa nắm
vững.
- Trụ sở của Chi nhánh còn nhỏ hẹp, chật
chội, không có chỗ để xe cho khách hàng và
nhân viên –>hạn chế trong giao dịch.h
- Huy động dân cư và các TCTD còn ít
phải vay –>HO với lãi suất cao.H
- Hệ thống văn bản pháp lý, quy trình
nghiệp vụ còn thiếu và chưa chuẩn hoá –
>lúng túng trong việc sử lý các vấn đề liên
quan.l
- Các dịch vụ ngân hàng con nghèo nàn,
chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu
cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt hệ
thống ngân hàng bán lẻ hầu như chưa phát
triển.
- Các ngân hàng, đặc biệt là các ngân
hàng TMCP đang ngày càng đổi mới, đa dạng
hoá dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm
trong khi SeABank còn chưa có hệ thống thẻ,
chưa triển khai được dịch vụ internet
Bankinh
- Năng lực cạnh tranh còn thấp so với
các TCTD trên cùng địa bàn mà nguyên nhân
phần lớn do cơ chế chính sách chung của
SeABank còn chưa được thông thoáng, chưa
hấp dẫn –>bỏ lỡ cơ hội phục vụ nhiều khách
hàng phục vụ tiềm năng tốt.b
- Việc quản trị nội bộ còn chưa tốt mà
nguyên nhân chính là chúng ta chưa có được
hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo kết nối
thông tin giữa các hệ thống nội bộ, và kết nối
hệ thống quản trị nội bộ với core -banking,
cũng như giữa các hệ thống trong và ngoài
ngân hàng, trong khi hệ thống T24 mà
SeABank đang triển khai còn khá nhiều bất
cập.
- Thương hiệu “SeABank” mới chỉ thực
sự có uy tín tại các khu vực phía Nam còn tại
khu vực phía Bắc đây không phải là một khu
vực hấp dẫn.
Thách thức (Threats)
- Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên
chính thức của Tổ chức thương mại lớn nhất
thế giới WTO, SeABank phải cạnh tranh với
các ngân hàng lớn trên thế giới với nền tảng
công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng, con
người chuyên nghiệp ngay trên lãnh thổ của
Cơ hội (Opportunities)
- Hiện nay, cả nước có khoảng
200.000 doanh nghiệp, chưa kể tới hàng
trăm doanh nghiệp mới đang nộp hồ sơ
xin thành lập hàng ngày –>cơ hội dành
cho SeABank vẫn còn rất lớn.c
- Với dân số Việt Nam trên 80 triệu
người cùng mức sống người dân ngày
càng tăng –>tiềm năng để phát triển hệ
thống ngân hàng bán lẻ.t
- Sân chơi WTO đang rộng mở –
>cơ hội tiếp cận công nghệ mớic, cách
thức quản lý hiện đại và là các cơ hội để
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam.
mình, đồng thời ngay cả ngân hàng trong
nước khác –>phải đối mặt với sức ép cạnh
tranh trong quá trình hội nhập.p
- Hoạt động của SeABank trên thị trường
tài chính Ngân hàng chưa mạnh, kinh nghiệm
và mối quan hệ hợp tác trong nước ngoài
chưa lớn –>phải xây dựng uy tín của
SeABank để có thể thực hiện được các
thương vụ mang tính chất quốc tế.p
IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.Của Seabank
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006
Chênh lệch
so với
2005
Tổng tài sản 547 2.284 6.125 10.201 67%
Vốn chủ sở hữu 85 161 292 957 228%
Tổng huy động 459 2.008 5.116 8.363 63%
Tổng dư nợ 276 533 1.349 3.363% 149%
Tỷ lệ nợ quá hạn 0,79% 0,42% 0,42% 0,23% (45%)
Lợi nhuận trước thuế 1,5 10,14 50,63 137,04 171%
ROE 1,2% 6,15% 18,45% 20,82% 2,37%
2.Một số chỉ tiêu tính đến thời điểm thỏng 12/2007 của Seabank
Hai Bà Trung:
STT Chỉ tiêu VNĐ USD EUR
1 Dư huy động 150.000.000.000 500.000 70.000
2 Số dư cho vay 230.000.000.000 4.500.000 90.000
3 Số dư TTQT (L/C) 5.300.000 430.000
4 Số dư bảo lãnh 4.500.000.000
Tổng lợi nhuận cả năm 2007 đạt 21 tỷ đồng.
V. §Þnh híng ph¸t triÓn cña Chi nh¸nh
SEabank Hai B Trà ưng đã đăng ký với hội sở Lợi nhuận đạt được
trong năm 2008 l 40 tà ỷ đồng.
1. VÒ huy ®éng vèn:
- Tiếp cận một số dự án có đất đền bù giải phóng mặt bằng để có thể
tăng huy động vốn bằng cách trả tiền dân bằng sổ tiết kiệm của SeABank
thay vì trả bằng tiền mặt –>vừa an toàn cho chủ đầu tưv, vừa có lãi cho dân.
- Tiếp cận một số Tổng công ty có vốn nhàn rỗi như Tổng công ty vốn
nhà nước, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, để tăng thêm tiền gửi
TCKT cho Chi nhánh.
2. Về dịch vụ:
- Tiếp cân các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu lớn để tăng thu
phí dịch vụ TTQT cho Chi nhánh.
- Có thể hợp tác với một số ngân hàng nước ngoài tại nước có nhiều
người Việt Nam sinh sống như Mỹ, Đức, Canada, để tăng cường dịch vụ
chi trả kiều hối.
- Đầy nhanh tiến độ phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng ngay sau khi
SeABank có các dịch vụ này.
3. Về tín dụng:
- Tiếp cận một số dự án mang tầm Quốc gia như dự án Thuỷ điện Sơn
La, dự án phóng vệ tinh Vinasat của Tập đoàn bưu chính viễn thông để tham
gia đồng tài trợ.
- Tiếp cận doanh nghiệp có hoạt động XNK lớn để tăng thu phí, tăng
dư nợ cho Chi nhánh.
- Tăng cường cho vay trả góp để mua hàng tiêu thụ thông qua các
Trung tâm thương mại điện tử lớn.
4. Đề Xuất
- Nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong những yếu tố tiên
quyết anh hưởng tới sự phát triển bền vững của Chi nhánh –>cần ưu tiên và
nhanh chóng đào tạo cán bộ quản lý cao cấpc, cán bộ quản lý chuyên gia đầu
ngành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đào tạo các cán bộ ngân hàng thực
sự có khả năng hoạch định chiến lược thị trường, đặc biệt là chiến lược sản
phẩm để có thể tư vấn đầu tư kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp, đồng
thời có đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ để thu hút và ứng dụng công nghệ mới.
- Cần thiết phải chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ từ HO đến các Chi
nhánh và thống nhất trên toàn SeABank.
- Cần thiết phải nhanh chóng đổi mới và phát triển công nghệ ngân
hàng, đưa những ứng dụng hiện đại vào quản trị ngân hàng, cho phép xử lý
các quy trình nghiệp vụ nhanh và chính xác, tối ưu hoá hiệu quả hoạt động,
giúp nâng cao hiệu quả quản trị của ban lãnh đạo.
- Mở rộng quan hệ đại lý với một số ngân hàng nước ngoài có uy tín,
có mức thu phí thấp –>phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế.p
- SeABank cần phải đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, đẩy mạnh
quảng bá thương hiệu, chú ý phát triển chiều sâu song song với chiều rộng.
–>Cần có chiến lược xây dựng thương hiệu và hệ thống nhận diên
thương hiệu cho toàn hệ thống SeABank.C
KẾT LUẬN:
Năm 2007 là 1 năm hoạt động rất thành công đối với Seabank chi
nhánh Hai Bà Trưng. Đây là 1trong 3 chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất
trong các chi nhánh tại Hà Nội. Có được những thành tựu này là do sự chỉ
đạo sáng suốt của ban Giám Đốc chi nhánh cũng như ban lãnh đạo của
Seabank cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể đội ngũ nhân viên trong chi
nhánh.
Qua 1 thời gian thực tập tại chi nhánh, em nhận thấy dội ngũ nhân viên
trẻ, ham học hỏi và đầy nhiệt huyết là 1 trong những điểm mạnh của chi
nhánh nhưng đây cũng là 1 trong những điểm yếu của chi nhánh vì sự non
yếu về kinh nghiệm. Tuy nhiên với sự nỗ lực của các nhân viên trong chi
nhánh thì điểm yếu này có thể khắc phục được trong 1 tương lai không xa.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ phòng Khách
hàng và thẩm định cùng với sự chỉ bảo tận tình của thầy Lục Diệu Toán đã
giúp em hoàn thành Báo cáo tổng hợp này.