Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

(TH) Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.63 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI TỪ
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH THUẬN

ĐƠN U CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức
các trò chơi dân gian ở trường Tiểu học”
Thuộc lĩnh vực: Công tác Đội

Người thực hiện: Đinh Thị Tuyền
Chức vụ: Giáo viên - Tổng phụ trách Đội
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bình Thuận
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Bình Thuận, tháng 4 năm 2019
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến hụn Đại Từ
Tơi là:

TT

1

Họ và tên

Ngày


tháng
năm sinh

Nơi cơng tác

Trường
Tiểu học Bình
Đinh Thị Tuyền 06/8/1979 Thuận, huyện
Đại Từ, tỉnh
Thái Ngun

Chức
danh

Trình
độ
chun
mơn

Tỷ lệ %
đóng góp
vào việc
tạo ra
sáng kiến

Giáo
viên


phạm

Tiểu
học

100%

Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: “Một số kinh nghiệm nhằm
nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường Tiểu học”.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Khơng có.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong tổ chức các trò chơi dân
gian trong trường Tiểu học.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng
từ tháng 9 năm 2018 đến nay (tháng 3 năm 2019). Đúc kết kinh nghiệm từ quá
trình làm giáo viên Tổng phụ trách đội của bản thân tôi trong các năm học vừa
qua đặc biệt là năm học 2018 - 2019.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Điểm mới của sáng kiến:
Khẳng định vị trí, vai trị của trị chơi dân gian đối với học sinh trong
trường Tiểu học. Làm giàu vốn sống và kinh nghiệm cho học sinh, giúp học sinh
hiểu được tác dụng của các trò chơi dân gian, nhớ tên các trò chơi dân gian. Biết
cách tổ chức chơi, hiểu luật chơi từ đó tích cực tham gia vào các trò chơi dân
gian tại trường Tiểu học.
Đây là một nội dung mới, chưa có tác giả nghiên cứu, chưa được công bố
trên các kênh thông tin. Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo và
các tài liệu khác. Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt
buộc phải thực hiện.

2


Đưa ra được các giải pháp hồn tồn mới, khơng trùng với giải pháp của

người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử.
Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn góp thêm tiếng nói trong việc
khẳng định giá trị của trị chơi dân gian và tính cấp thiết phải bảo tồn giá trị đó.
4.2. Cơ sở lí luận:
Trị chơi dân gian là loại trò chơi được xem như là một di sản văn hóa phi
vật thể trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trị chơi dân gian nó có từ
thời xa xưa và đến nay ta được kế thừa nó. Nó chính là các sản phẩm tinh thần
của ông cha để lại xuất phát từ quá trình lao động hay văn hóa, phong tục và
được truyền miệng, truyền tay. Đây là loại trò chơi mang đậm dấu ấn văn hóa,
lịch sử, chúng được ra đời nhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần và văn
hóa của người nơng dân ở nước ta. Trị chơi dân gian là một hình thức văn hóa
phản ánh cuộc sống của mỗi dân tộc, mỗi địa phương qua các thời kỳ lịch sử.
Chính vì vậy, mỡi dân tộc, mỡi địa phương đều có những trị chơi của dân tộc
mình, các trị chơi đó lớn lên, sống mãi theo thời gian với dân tộc mà ngày nay
người ta gọi là trò chơi dân gian.
Trò chơi dân gian Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một
thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản,
gieo vần một cách thoải mái, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không
dứt. Đồng dao được cấu trúc theo một lôgic riêng, đơi khi khơng có nghĩa gì cả,
nhưng bằng tư duy liên tưởng, trẻ em vẫn có thể nhập vào câu hát để dẫn đến
những kết cục bất ngờ, cái ngược đời, cái phi lý, lại có thể chấp nhận vì đấy là
các bài hát của trẻ em. Trị chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở
thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sơi nổi, điềm đạm
hay trầm tĩnh. Mỡi trị chơi lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác
nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán.
Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích
cực”. Đưa trị chơi dân gian vào nhà trường là điều hết sức cần thiết, không
những góp phần rèn luyện sức khỏe, kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong
cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc mà cịn kích thích học sinh học tập tốt
“chơi vui, học càng vui”. Sau những giờ học căng thẳng với những bài tốn khó

phải động não suy nghĩ, những bài văn phải vận dụng tư duy, trị chơi dân gian
là món ăn tinh thần bổ ích sảng khối cho học sinh, tạo khơng khí vui tươi cởi
mở, học sinh gần gũi thân thiện nhau hơn bởi những trị chơi có tính hài hước dí
dỏm thể hiện sự tương tác khi chơi.
Trò chơi dân gian được gắn liền với mơi trường sống. Nó thường đơn
giản, dễ chơi, vật dụng dễ tìm, khơng tốn tiền, dễ tổ chức dù trong khơng gian
hẹp như góc sân, lớp học. Tất cả những trị chơi có chung một mục đích là rèn
luyện sức khỏe, nhanh tay, tinh mắt, sáng tạo, khéo léo, vun đắp tình cảm hồn
nhiên vơ tư cho trẻ, nhất là trẻ đang độ tuổi Tiểu học.
Trò chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian là một hoạt động thu hút được thiếu
nhi bởi tính hấp dẫn của nó. Với đặc điểm tâm lí của trẻ em là hiếu động, thích
3


cái mới, cái hấp dẫn, ham chơi vì vậy khi tổ chức các hoạt động vui chơi cho
thiếu nhi Phụ trách Đội khơng thể khơng đưa nội dung trị chơi vào nội dung
hoạt động của liên đội, chi đội.
4.3. Cơ sở thực tiễn:
* Đặc điểm tình hình:
a. Thơng tin học sinh trong liên đội:
Khối

Số lớp

Học Học
Học Học
Con

Số học
Nữ dân

Lưu Khuyết
sinh sinh
sinh sinh
Thương
kh¸c
sinh
tộc
ban
tật
nữ dân tộc
nghèo mồ cơi
binh
122
58
27
13
10
7
1
3
0
7

1

4

2

3


101

53

22

11

8

4

0

6

0

4

3

3

101

46

16


9

5

1

0

1

0

1

4

3

96

47

18

12

5

8


0

1

0

8

5

3

80

27

10

6

8

7

0

3

1


7

Tổng

16

500

231

93

51

36

27

1

14

1

14

b. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường
cũng như tổ khối chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và sự quan tâm của Hội cha

mẹ học sinh.
- Khn viên sân trường rộng rãi, thống mát. Nhiều diện tích sân trường
đã được lát gạch sạch, đẹp rất thuận tiện cho các em tham gia các hoạt động sinh
hoạt và vui chơi tập thể.
- Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh tiểu học là ham thích sự vui nhộn,
thích khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là các trị chơi. Các em muốn hịa
mình vào các trị chơi tìm sự thoải mái thư giãn sau những tiết học căng thẳng.
- Đội ngũ giáo viên đoàn kết, nhiệt tình, năng động và yêu nghề, mến trẻ.
- Đa số phụ huynh học sinh hiểu biết, ủng hộ tích cực các hoạt động vui
chơi, giải trí của con em tại trường, đặc biệt là các trò chơi dân gian.
c. Khó khăn:
- Ở trường Tiểu học Bình Thuận hiện nay, học sinh trên 90% là con em
nông thôn khả năng giao tiếp cịn hạn chế, nên rất khó khăn cho việc học tập và
tham gia các hoạt động tập thể. Đa số các em còn rụt rè, thiếu tự tin, khả năng
ứng xử trước các tình huống chưa linh hoạt.
- Giáo viên cịn hạn chế trong việc hướng dẫn, hỡ trợ các em tổ chức và
tham gia vào các trò chơi dân gian.
- Trong liên đội có tất cả 14 học sinh khuyết tật, trong đó có nhiều em
khuyết tật vận động nặng rất khó khăn trong việc tham gia vào một số trò chơi.

4


- Mặc dù không gian khuôn viên rộng nhưng không có các khu vui chơi
giải trí và các thiết bị phục vụ các trị chơi.
- Một phần ít các phụ huynh học sinh chưa thấy được ích lợi của các trò
chơi dân gian mang lại cho lứa tuổi các em nên khơng khuyến khích các em
tham gia chơi.
4.4. Thực trạng:
Theo khảo sát vào tuần 2 tháng 10 năm 2018: Khi tơi tổ chức một số trị

chơi dân gian (Rồng rắn lên mây; Kéo co; Bịt mắt bắt dê) cho 500 em học sinh
tồn trường Tiểu học Bình Thuận tham gia, đã thu được kết quả như sau:
Tổng số
HS tham
gia trò
chơi dân
gian

Khơng
Số HS
Hiểu biết
thích
ham
về trị
tham gia thích trị
chơi dân
trị chơi chơi dân
gian
dân gian
gian

SL

180/500

320/500

192/500

230/500


185/500

150/500

36%

64 %

38,4 %

46 %

37 %

30%

500

TL% 100%

Mạnh dạn,
Biết tự tổ
tự tin khi
chức trò
tham gia
chơi dân
trò chơi
gian
dân gian


Sáng tạo
trong khi
chơi trò
chơi dân
gian

Tôi nhận thấy rằng với tỷ lệ % thu được như trên là rất thấp nên tơi cần
phải tìm ra các giải pháp để lôi cuốn các em tham gia trị chơi tích cực và hiệu
quả hơn.
4.5. Ngun nhân của thực trạng:
a. Về phía học sinh:
Nguyên nhân chủ yếu là do các em thiếu sự hiểu biết về các trò chơi dân
gian, khơng biết cách tổ chức trị chơi, thiếu kĩ năng chơi, chưa nhận thức được
ích lợi của trị chơi mang lại.
Ngoài ra, hiện nay các em được tiếp xúc nhiều với đồ chơi cơng nghệ, ít
giao lưu với mọi người, lâu dần dẫn đến các em tự cô lập mình trong thế giới
của cơng nghệ, thậm chí nguy hại hơn, một số em sinh ra những ảo giác và coi
mình là một nhân vật của trị chơi. Do không làm chủ được bản thân nên các em
dễ gây ra nhiều vấn đề nhức nhối cho xã hội như đánh nhau trong trường, khơng
đồn kết bạn bè, thiếu lễ phép với thầy cô… Mặt khác việc dành nhiều thời gian
vào những trò chơi điện tử, trang mạng xã hội, đã lấy đi của các em thời gian để
tham gia vào các hoạt động vui chơi khác.
Do tuổi còn nhỏ, việc nhận diện cuộc sống cịn non nớt, chưa có được
nhận thức sâu sắc về những tác hại xấu của một số trò chơi, đồ chơi hiện đại, các
em thường lựa chọn đồ chơi dựa trên sở thích cảm tính của mình.
b. Về phía giáo viên:
Phần lớn các giáo viên chưa thật sự quan tâm nhiều đến hoạt động vui
chơi của học sinh. Chưa nhiệt tình hướng dẫn và tổ chức các trò chơi dân gian
cho học sinh.

Cách tổ chức, hướng dẫn chơi chưa gây được hứng thú với học sinh.
5


Chưa tạo điều kiện về không gian, thời gian, thiết bị phục vụ… để học
sinh tích cực tham gia các trị chơi dân gian. Ít lồng ghép trị chơi dân gian vào
giờ học để gây hứng thú, tăng tính hấp dẫn của tiết học và tạo thói quen vui chơi
lành mạnh cho học sinh.
Chưa tuyên dương động viên kịp thời các cá nhân, tập thể chiến thắng
trong các trò chơi khi tổ chức thi.
c. Về phía nhà trường:
Kinh phí dành cho khen thưởng các cá nhân, tập thể chiến thắng các trò
chơi dân gian trong các hội thi còn hạn chế.
Trang thiết bị phục vụ hoạt động vui chơi chưa đẹp, chưa hấp dẫn được
học sinh.
d. Về phía phụ huynh học sinh:
Nhiều phụ huynh chưa định hướng, động viên các con tham gia những trò
chơi dân gian. Mua cho con nhiều đồ chơi điện tử hiện đại. Không dành không
gian, thời gian nhất định cho con được vui chơi.
Một vấn đề được coi là vấn nạn của xã hội hiện nay là trẻ em nghiện chơi
game mà nguyên nhân là do thiếu sự quản lý, kiểm soát của cha mẹ. Nhiều em
do quá nghiện game sinh ra ảo tưởng nghĩ mình như các nhân vật trong game và
hành động theo những nhân vật đó mà qn đi mình là ai, quên đi tuổi thơ và
các trò chơi dân gian bổ ích.
Nhiều phụ huynh có tham vọng lớn sắp xếp lịch học dày đặc, ép các con
học tập mọi lúc, mọi nơi mà quên đi quyền được vui chơi của các con.
Nhiều gia đình bảo vệ con bằng việc giữ các em trong những ngơi nhà kín
cổng cao tường khiến các em khơng có bạn chơi, sự giao tiếp, giao lưu của các
em bị hạn chế dần dần tạo cho các em thói quen khơng muốn giao tiếp với mọi
người lười vận động,

e. Về phía xã hội:
Thiếu những điểm vui chơi tập thể. Một số điểm vui chơi không đảm bảo
về không gian, chất lượng thiết bị cũng như độ an toàn.
Ngoài thị trường nhiều đồ chơi hiện đại với màu sắc bắt mắt với đầy đủ
mẫu mã và chủng loại. Thậm chí, những đồ chơi có tính bạo lực, sát thương lớn
như súng, cung, đao, kiếm... được bày bán công khai.
Bên cạnh các đồ chơi hiện đại, trẻ em cũng say sưa không kém với những
công nghệ mới, mà game, mạng Internet là điển hình. Theo thống kê của
6


Internet World Stats, Việt Nam hiện đứng thứ 6 ở châu Á, thứ 2 trong khu vực
Đông Nam Á về số người kết nối Internet.
4.6. Các giải pháp đã áp dụng
Giải pháp 1: Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi phù hợp với học sinh,
bớ trí thời gian, khơng gian hợp lí.
Như chúng ta đã biết, trị chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng
nhưng không phải trị chơi nào cũng phù hợp với học sinh. Vì thế, chúng ta nên
có sự cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nếu không sẽ không đạt hiệu quả mà còn
phản tác dụng giáo dục.
Sau khi sưu tầm các trò chơi, tơi phân loại và giới hạn một số trị chơi cụ
thể để đưa vào hướng dẫn tổ chức cho học sinh chơi tại trường như sau:
* Trò chơi luyện tinh mắt dẻo chân như: Trồng nụ trồng hoa, nhảy lị
cị, nhảy dây, đá cầu, nu na nu nớng,…
Đây là những trị chơi vận động nên phải bố trí khơng gian và thời gian
phù hợp để nâng cao hiệu quả cho trị chơi.
Một số lưu ý về khơng gian và thời gian:
+ Về không gian: Cần lựa chọn không gian rộng, thống mát, vệ sinh
sạch sẽ, an tồn để tổ chức cho các em tham gia chơi.
+ Về thời gian: Tổ chức đều trong tất cả các tuần trong năm học, vào các

giờ vui chơi, các buổi hoạt động ngoài trời, các hoạt động tập thể, các ngày lễ
như: khai giảng, tết Trung thu, kỷ niệm ngày 22/12, 26/3…
* Trò chơi lụn sự phán đốn tính tốn chính xác: Ơ ăn quan, chơi
chuyền, chơi chắt…
Đây là những trò chơi cần sự phán đốn, tính tốn chính xác nên khơng
gian và thời gian chuẩn bị như sau:
+ Về không gian: Không cần không gian rộng mà chỉ cần những khoảng
không gian nhỏ hẹp, yên tĩnh như: trong lớp, ngoài hè của phòng hoc.
+ Về thời gian: Tổ chức và định hướng cho các em chơi những trò chơi
kể trên trong tất cả các tuần trong năm học, vào các buổi hoạt động ngoài trời,
các hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai giảng, chào mừng 26/3…, những
buổi ra chơi, sinh hoạt ngoại khóa…
* Trị chơi rèn lụn sự nhanh nhẹn, rèn sức khỏe, phát huy tinh thần
tập thể: Kéo co, rồng rắn lên mây, cướp cờ, mèo đuổi chuột…
Đây là những trị chơi vận động nên phải bố trí khơng gian và thời gian
phù hợp để nâng cao hiệu quả cho trò chơi.
7


+ Về không gian:
Cần lựa chọn không gian rộng rãi, thống mát, vệ sinh sạch sẽ, an tồn để
tổ chức cho các em tham gia chơi.
+ Về thời gian:
Tổ chức đều trong tất cả các tuần trong năm học, vào các buổi hoạt động
ngồi trời, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai
giảng, tết Trung thu, Ngày hội Thiếu nhi vui khỏe…
* Trò chơi rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo: Bắt trạch trong trum,
bắn bi, chơi chuyền…
Đây là những trò chơi cần đến
sự phán đốn, tính tốn chính xác

nên khơng gian và thời gian chuẩn
bị như sau:

Hình ảnh học sinh chơi trị chơi "Bắt
trạch trong trum"

+ Về không gian: Lựa chọn
không gian không cần q rộng,
thống mát, vệ sinh sạch sẽ, an
tồn để tổ chức cho các em tham
gia chơi.
+ Về thời gian: Tổ chức đều
trong tất cả các tháng trong năm học,
vào các buổi hoạt động ngoài trời,
các hoạt động tập thể, các ngày lễ
như: khai giảng, tết Trung thu, Ngày
hội Thiếu nhi vui khỏe…
* Trị chơi rèn lụn sự phán đốn thính tai: Bịt mắt bắt dê, bỏ khăn,
bịt mắt đánh trớng, đập niêu, bịt mắt bắt vịt…
Đây là những trị chơi vận động nên phải bố trí khơng gian và thời gian
phù hợp để nâng cao hiệu quả cho trò chơi.
+ Về không gian: Cần lựa chọn không gian rộng, thống mát, vệ sinh sạch
sẽ, an tồn để tổ chức cho các em tham gia chơi.
+ Về thời gian: Tổ chức đều trong tất cả các tuần trong năm học, vào các
buổi hoạt động ngoài trời, các hoạt động tập thể, các ngày lễ, tết…

8


Trước khi tổ chức chơi ta cần quy định phần sân chơi cho các khối, lớp và

các đội chơi để tránh chen lấn, xô đẩy, tranh dành nhau sân chơi.
Tóm lại: Mỡi trị chơi phải phù hợp với lứa tuổi, khơng gian và thời gian
thì mới phát huy được tác dụng của nó.
Giải pháp 2: Quy định thời gian tổ chức chơi
Không phải trong giờ ra chơi nào cũng tổ chức trị chơi dân gian, nếu tổ
chức thường xun thì quỹ thời gian khơng cho phép. Tùy vào tình hình thực tế
và thời tiết, tôi quy định trong liên đội tổ chức trò chơi dân gian vào 20 phút
giữa giờ của ngày thứ 5 hàng tuần, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp và khuyến
khích học sinh tự tổ chức chơi vào trước giờ xếp hàng vào lớp hàng ngày.
Lập kế hoạch, sắp xếp trò chơi cho các em theo từng khối, từng buổi để
đảm bảo sức khỏe, đảm bảo điều kiện về không gian, thời gian.
Giải pháp 3: Khi tổ chức trò chơi cần thực hiện các nguyên tắc
Nguyên tắc 1: Bảo đảm cho học sinh hiểu rõ tên trò chơi, yêu cầu, luật
chơi và cách thức tổ chức trị chơi.
+ Tên trị chơi có tác dụng gây hứng thú cho học sinh khi chơi: vì vậy
phải đảm bảo tất cả học sinh phải nắm được tên trò chơi.
+ u cầu đối với trị chơi có tác dụng định hướng đối với quá trình tổ
chức, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức tương ứng.
+ Nội dung trò chơi giúp cho học sinh biết cần làm gì và cách thức tổ chức
trò chơi giúp cho học sinh cần phải làm thế nào trong khi chơi. Từ đó học sinh sẽ
thực hiện trò chơi được đúng hướng, với nội dung đầy đủ, với cách thức hoạt
động phù hợp. Vì vậy, trước khi chơi, tơi cần giải thích rõ ràng những yêu cầu cần
đạt, nội dung và cách thức hoạt động cần thực hiện. Bởi nếu khơng thì các em sẽ
tiến hành chơi một cách tự phát, tùy tiện và không thu được kết quả mong muốn.

Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của
học sinh trong q trình tổ chức chơi.
Học sinh khơng những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như là hoạt
động giáo dục mà điều quan trọng hơn, các em là chủ thể nhận thức. Vì vậy
trong quá trình tổ chức trị chơi, tơi thường quan tâm đến các mức độ tham gia

của học sinh từ thấp đến cao.
Tùy vào điều kiện từng nơi để chúng ta tổ chức sao cho phù hợp. Đối với
học sinh trường Tiểu học Bình Thuận do các em cịn rụt rè, nhút nhát nên tơi tổ
chức cho các em chơi các trị chơi như sau:
9


+ Cùng với giáo viên chủ nhiệm chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi. Tổ
chức vài lần yêu cầu học sinh chú ý sau đó để học sinh tự tổ chức trò chơi.
+ Giáo viên chọn trò chơi, còn học sinh tự nghiên cứu và tự tổ chức trò chơi.
+ Học sinh tự chọn, tự hướng dẫn và tổ chức trị chơi.
Tổ chức theo cách nào khơng quan trọng miễn sao chúng ta lôi cuốn được
nhiều em vào tham gia và tham gia trị chơi thật thoải mái, tích cực là được.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, khơng gị ép.
Khi tổ chức các trị chơi tơi thường giúp học sinh tham gia một cách tự
nhiên, khơng gị ép, các em được vui chơi thoải mái.
Thêm vào đó vào những thời gian thích hợp chúng ta tổ chức cho các em
thi đua có thưởng giữa các đội các lớp với nhau, để chúng ta có thể nhận xét
đánh giá cụ thể từng cá nhân, tập thể nhằm gây hứng thú cho các em tham gia
nhiệt tình khi chơi.
Nguyên tắc 4: Bảo đảm luân phiên các trò chơi một cách hợp lý.
Đối với học sinh tiểu học, khả năng chú ý có chủ định và hứng thú chưa
thật bền vững. Do đó tơi phối hợp cùng với các giáo viên chủ nhiệm thống nhất
không tổ chức một trò chơi quá dài mà căn cứ vào yêu cầu giáo dục, căn cứ vào
đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để lựa chọn trị chơi thích hợp, để có thể luân
phiên nhau, giúp học sinh chuyển hướng chú ý và hứng thú một cách hợp lý.
Học sinh chơi nhảy sạp trong Ngày hội văn hóa trường học
Nguyên tắc 5: Bảo đảm tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội.
Trong khi tổ chức cho học sinh chơi các trị chơi có tính chất đồng đội, tơi
ln quan tâm đến yếu tố thi đua có tiêu chí đánh giá thành tích của cá nhân

cũng như thành tích chung của đồng đội như vậy sẽ ln kích thích được tính
tích cực phấn đấu của học sinh. Qua đó, vun đắp cho các em ý thức đồng đội,
tình bạn thân ái.
Giải pháp 4: Đảm bảo tính cơng bằng, chính xác
Trong khi tổ chức một số trị chơi dành cho đồng đội thì số người chơi
giữa các đội phải bằng nhau.
Trong trường hợp tổ chức thi giữa học sinh khối trên với học sinh khối
dưới thì cần giảm bớt số học sinh khối lớn hơn để đảm bảo cơng bằng (Ví dụ:
Khi tổ chức cho học sinh lớp 4 thi kéo co với học sinh lớp 5 thì ta có thể chọn
đội chơi của lớp 5 là 10 học sinh còn đội chơi lớp 4 là 11 học sinh)
10


Cần lựa chọn trọng tài công minh để giám sát q trình chơi (trọng tài có
thể là học sinh hoặc giáo viên).
Giải pháp 5: Nhân rộng các trò chơi trong các chi đội, sao nhi đồng.
Một trong những nội dung “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh
tích cực” là đưa trò chơi dân gian vào trường học. Ngay từ đầu năm học tôi đã
tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường thống nhất đưa chỉ tiêu phát động các
trò chơi dân gian trong các chi đội và lớp nhi đồng. Hàng tháng họp Ban chỉ huy
liên, chi đội có đánh giá rút kinh nghiệm tổ chức. Hàng tuần đội sao đỏ có theo
dõi, báo cáo và đánh giá công khai trong các bản tin măng non.
Giải pháp 6: Phới hợp tớt với các tổ chức, đồn thể
Phối hợp tốt với ban thi đua nhà trường trong việc triển khai kế hoạch tổ
chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian trong nhà trường.
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc tìm hiểu các trị chơi dân
gian và hướng dẫn học sinh tổ chức, tham gia chơi các trò chơi dân gian.
Phối hợp với học sinh, phụ huynh học sinh trong việc chuẩn bị các thiết
bị, đồ dùng phục vụ các trò chơi dân gian tại trường.
Phối hợp với các đoàn thể trong trường để đánh giá việc thực hiện kế

hoạch tổ chức và tham gia chơi các trò chơi dân gian của các cá nhân, tập thể,
chi đội, lớp nhi đồng.
Giải pháp 7: Giáo viên hãy tham gia chơi cùng trẻ.
Là một giáo viên tôi luôn đặt mình vào cương vị của trẻ để hiểu được tâm
tư nguyện vọng của các em.
Đặc biệt là khi tổ chức chơi trị chơi, nếu ta khơng tham gia cùng học sinh
vơ tình ta đã tạo ra một khoảng cách với các em, như vậy sẽ rất khó khăn trong
việc lơi cuốn các em tham gia tích cực vào trị chơi.
Trong quá trình tham gia chơi cùng các em, bản thân chúng ta phải luôn
gần gũi, động viên, vui vẻ cởi mở tạo khơng khí vui tươi, hào hứng bằng dáng
vẻ hài hước, dí dỏm, hấp dẫn gây tiếng cười làm cho học sinh cảm thấy sảng
khoái trong khi chơi.
Qua quá trình chơi chung với học sinh, học sinh sẽ cảm nhận được cô như
một người bạn thân thiết, gần gũi. Từ đó học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin hơn, sẵn
11


sàng bày tỏ nguyện vọng của mình với giáo viên và tự khẳng định mình trong
tập thể.

Giải pháp 8: Thi tìm hiểu các trị chơi dân gian
Để làm giàu cho các em kiến thức về trị chơi dân gian, ngồi các trị chơi
phổ biến, tơi cịn tổ chức cho các em thi tìm hiểu thêm các trị chơi dân gian
khác nhau trên các kênh thơng tin (như tìm hiểu trên mạng internet, tìm hiểu từ
trao đổi với những người thân trong gia đình, những người cao tuổi…).
Tổ chức cho các em thi đua tìm xem chi đội nào, sao nào biết thêm nhiều
trị chơi hơn qua hình thức tổ chức cho các em chơi “Tiếp sức”, “Quản trò giỏi”
vào tiết sinh hoạt lớp thứ sáu tuần thứ 4 hàng tháng hoặc tiết sinh hoạt sao, đội
và qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp. Qua những trị chơi này giúp các em học
sinh biết thêm nhiều trò chơi mới, phát huy được kĩ năng nhanh nhẹn, tinh thần

tập thể…
Giải pháp 9: Cơng tác ch̉n bị và tổ chức trị chơi.
Người ta thường nói nếu chuẩn bị tốt chúng ta đã hồn thành 50% nhiệm
vụ cần làm. Trong tổ chức trị chơi dân gian cũng vậy nếu chuẩn bị tốt chúng ta
sẽ tổ chức trò chơi rất đơn giản và dễ thành cơng. Vì vậy tơi đã huy động học
sinh và vận động phụ huynh học sinh cùng tham gia chuẩn bị phương tiện, đồ
dùng phục vụ trò chơi cùng với giáo viên
Về phía giáo viên tôi đã chuẩn bị như sau:
- Thiết kế kịch bản cho trò chơi, Bao gồm:
+ Tên trị chơi.
+ Lời ca bài đồng dao (nếu có).
+ Mục đích, u cầu của trị chơi.
+ Cách chơi, luật chơi.
+ Cách đánh giá, thang điểm và giải thưởng (nếu có).
+ Chuẩn bị thêm đồ dùng y tế (nếu cần dùng)
+ Các phương tiện đồ dùng cần thiết cho trò chơi (sân bãi, đồ dùng…)
- Chuẩn bị sân bãi và đồ dùng phục vụ cho trị chơi.

Hình ảnh giáo viên Tổng phụ trách kẻ sân cho trị chơi “Ơ ăn quan”
12


* Tiến hành tổ chức trị chơi:
Sau khi mọi cơng tác chuẩn bị đã hoàn tất chúng ta tổ chức cho các em
tham gia chơi.
Thông thường tôi tổ chức như sau:
- Nêu tên trị chơi và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của trò chơi.
- Nêu yêu cầu của trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi.
- Phổ biến luật chơi, nêu rõ cách chơi, hiệu lệnh, phân việc, cách thức làm việc.

- Cơng bố trọng tài (có thể là giáo, học sinh hoặc giáo viên và học sinh
cùng làm trọng tài).
- Tiến hành trị chơi: Người quản trị hơ hiệu lệnh dứt khốt cho các nhóm
đồng loạt tiến hành chơi. Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành
viên về cách chơi, kịp thời uốn nắn những lệch lạc. Công bố kết quả chơi hoặc
phân thắng thua nếu là tổ chức hội thi.
* Kết thúc trò chơi:
Giáo viên (hoặc trọng tài) tập hợp làm một số việc sau:
- Thu dọn đồ dùng, vệ sinh sân bãi.
- Làm một số động tác thư giãn (nếu chơi trò vận động).
- Tính tổng điểm của từng cá nhân, từng nhóm hoặc từng đội chơi và công
bố kết quả.
- Tuyên dương những cá nhân (nhóm, đội) có cố gắng, có thành tích tốt
sau q trình chơi.
* Ví dụ hướng dẫn các em một sớ trị chơi dân gian
1. Thiết kế trị chơi “Kéo co”:
1.1. Mục đích:
- Nhằm rèn luyện sức khỏe, tính đồng đội, kỷ luật.
- Tạo khơng khí sơi nổi, vui tươi sau nhưng giờ học căng thẳng.
1.2. Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng, thống mát, sạch sẽ, an tồn, có kẻ 3 vạch làm chuẩn.
- Dây kéo được chia làm hai phần bằng nhau, ở giữa có buộc giải khăn
làm chuẩn.
13


1.3. Cách chơi:
+ Cách đứng như sau: Quản trò chia các bạn chơi thành 2 đội có số người
bằng nhau, đứng đối diện nhau. Các đội đứng ở sau vạch chuẩn của đội mình.
Các thành viên của mỡi đội đứng so le nhau (Ví dụ: các bạn số thứ tự 1,3,5…

đứng bên phải dây, các bạn số thứ tự 2,4,6… đứng bên trái dây) hoặc cũng có
thể tự chọn vị trí đứng trong đội.
+ Khi có hiệu lệnh chuẩn bị thì các thành viên của 2 đội nắm vào phần
dây của đội mình.
+ Khi có hiệu lệnh chơi, hai đội tìm cách kéo đội bạn qua vạch chuẩn sang
phía phần sân của của mình.
+ Nếu một đội kéo được đội bạn về qua vạch giới hạn của đội mình thì đội
đó thắng cuộc. Hoặc nếu một đội nào đó bị ngã thì cũng thua cuộc.
+ Tiến hành kéo 3 keo, nếu bên nào thắng 2 keo thì đội đó dành chiến thắng.
- Tuyên dương và thưởng đội thắng (nếu là tổ chức thi)

Hình ảnh học sinh chơi trị chơi “Kéo co”
2. Thiết kế trò chơi “Rồng rắn lên mây”:
2.1. Mục đích:
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, rèn luyện sức khỏe, tính kỉ luật và tinh
thần đồng đội.
- Tạo khơng khí vui tươi, sơi nổi sau những giờ học căng thẳng.
2.2. Chuẩn bị: Sân chơi rộng vừa phải (khoảng 10m x 10m)
2.3. Các bước thực hiện:
- Giáo viên nêu tên trò chơi “Rồng rắn lên mây”:
- Giáo viên nêu cách chơi:
Một bạn sẽ đóng vai làm thầy thuốc, các bạn còn lại sắp hàng một, tay
người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó
tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi hát đồng dao:
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc xắc
Có nhà hiển minh
14



Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay khơng?
“Thầy thuốc” trả lời: “Thầy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá, đi vắng
nhà…)”. Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”. Khi
đó thì người dẫn đầu đồn “rồng rắn” bắt đầu cuộc đối đáp:
Tìm ta làm gì? (Thầy thuốc hỏi)
Cho tơi xin ít lửa (rồng rắn trả lời)
Lửa làm gì? (Thầy thuốc hỏi)
Lửa kho cá (rồng rắn trả lời)
Cá mấy khúc? (Thầy thuốc hỏi)
Cá ba khúc (rồng rắn trả lời).
Cho thầy khúc nào? (Thầy thuốc hỏi)
Cho thầy khúc đầu (rồng rắn trả lời).
Khúc xương khúc xẩu (Thầy thuốc nói)
Cho thầy khúc giữa (rồng rắn trả lời)
Khúc máu khúc me (Thầy thuốc nói)
Cho thầy khúc đi. Tha hồ thầy đuổi (rồng rắn trả lời).
Lúc đó “Thầy thuốc” phải tìm cách bắt được người cuối cùng trong hàng.
Còn người đứng đầu hàng phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người
“Thầy thuốc” bắt được cái đi của mình, trong lúc đó “cái đi” phải chạy và
tìm cách né tránh thầy thuốc.
Nếu “Thầy thuốc” bắt được “cái đi” (người cuối cùng) thì “cái đi” đó
phải ra thay làm “Thầy thuốc”.

Hình ảnh học sinh chơi trị chơi “Rồng rắn lên mây”
* Giáo viên phổ biến luật chơi: Trong một khoảng thời gian quy định thầy
thuốc phải bắt được khúc rắn. Thầy thuốc dùng tay đập được khúc rắn nào (bạn
nào) bạn đó sẽ đóng vai thầy thuốc, trò chơi lại tiếp tục được diễn ra.
* GV cử học sinh làm trọng tài
- Tiến hành chơi: Chia lớp thành hai nhóm, lần lượt từng nhóm chơi.

- Chơi thử - Chơi thật.
- GV quan sát, hỗ trợ. Tuyên dương đội thắng
15


Đây chỉ là vài ví dụ nhỏ về cách tổ chức chơi trị chơi dân gian, cịn vơ
vàn trị chơi dân gian khác vơ cùng lý thú và bổ ích. Mỡi trị chơi có cách chơi
khác nhau nhưng khi chuẩn bị và tổ chức thì cũng phải tuân thủ theo những gì
đã nêu ở trên.
4.7. Khả năng áp dụng:
Sáng kiến đã được áp dụng thành công tại trường tiểu học Bình Thuận
trong năm học 2018-2019.
Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường tiểu học và
trung học cơ sở trong tồn ngành.
5. Những thơng tin cần được bảo mật: Khơng có
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện về không gian, thời gian,
phương tiện, thiết bị và đồ dùng phục vụ cho mỡi trị chơi khi triển khai các trò
chơi dân gian tại trường.
Phối hợp tốt với chi đoàn thanh niên trong việc hướng dẫn, hỡ trợ học
sinh trong q trình tổ chức và tham gia chơi các trò chơi dân gian.
Giáo viên chủ nhiệm cần tích cực, nhiệt tình hướng dẫn, hỡ trợ và tham
gia chơi các trò chơi dân gian cùng các em.
Học sinh phải đảm bảo đủ sức khỏe, yêu thích các trò chơi dân gian, biết
luật chơi, hiểu cách chơi.
Phụ huynh tạo điều kiện cho con em được thoải mái vui chơi theo chỉ đạo
của giáo viên tổng phụ trách.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến:
7.1. Ý kiến của tác giả:

Qua một quá trình nghiên cứu, tổ chức thực nghiệm với nhiều giải pháp mà cá
nhân tôi tự đúc rút được, kết hợp với sự hỗ trợ của các đồng chí giáo viên chủ
nhiệm trong việc hướng dẫn, hỡ trợ học sinh tổ chức và tham gia chơi các trị chơi
dân gian. Đến nay học sinh trong tồn liên đội Tiểu học Bình Thuận đã nhớ được
tên rất nhiều các trò chơi dân gian, hiểu luật chơi, biết cách chơi, nhiệt tình tham
gia chơi trị chơi dân gian. Trị chơi dân gian đã thực sự trở thành món ăn tinh thần
không thể thiếu của mỗi học sinh trong liên đội sau mỗi giờ học căng thẳng, mệt
mỏi, tạo hứng thú cho các em học tập tốt hơn ở các tiết học tiếp theo.
* Về phía học sinh:
+ HS tích cực tham gia tìm hiểu các trị chơi dân gian.
16


+ Đa số các em nắm vững được luật chơi, cách chơi một số trò chơi dân
gian. Biết cách tổ chức trò chơi, thuộc được nhiều bài hát đồng dao.
+ Qua việc chơi trò chơi giúp các em rèn được thể chất, phản xạ nhanh, sự
khéo léo, thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết với nhau hơn.
+ Sau giờ chơi, các em có hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động
học tập, chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt.
+ Hầu hết các em hứng thú tham gia các trị chơi dân gian. Có nhiều sáng
tạo trong q trình chơi. Khơng những các em tổ chức, tham gia chơi mà còn
động viên các bạn cùng chơi từ đó tăng cường tình đồn kết, u thương.
+ Học sinh mở rộng được kiến thức và có thêm nhiều hiểu biết về các trò
chơi dân gian.
+ Học sinh thực sự cảm nhận được Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
Kết quả khảo sát thực nghiệm ći học kì 1:
Tổng số
HS
tham gia
trị chơi

dân gian
SL

500

TL% 100%

Mạnh
Khơng
Số HS
dạn, tự tin Biết tự
thích
Hiểu biết
ham thích
khi tham tổ chức
tham gia
về trị chơi
trị chơi
gia trò
trò chơi
trò chơi
dân gian
dân gian
chơi dân dân gian
dân gian
gian

Sáng tạo
trong
khi chơi

trị chơi
dân gian

26/500

474/500

420/500

412/500

398/500

386/500

5,2%

94,8%

84%

82,4%

79,6%

77,2%

Số HS
Hiểu
ham

biết về
thích
trị chơi
trị chơi
dân gian
dân gian

Mạnh
dạn, tự
tin khi
tham gia
trò chơi
dân gian

Biết tự
tổ chức
trò chơi
dân gian

Sáng tạo
trong
khi chơi
trò chơi
dân gian

0/500

500/500

480/500


460/500

425/500

405/500

0

100%

96%

92%

85%

81%

Kết quả khảo sát giữa học kì 2:
Tổng số
HS
tham gia
trị chơi
dân gian
SL

500

TL% 100%


Khơng
thích
tham gia
trị chơi
dân gian

* Về phía giáo viên:
+ Góp phần gìn giữ, phát huy các trị chơi dân gian, làm cho vốn kiến thức
về trò chơi dân gian ngày càng phong phú về thể loại. Phát huy khả năng tìm tịi,

17


sáng tạo trong các hoạt động để có thể lồng ghép các trị chơi đó vào các tiết học
với nội dung phù hợp.
+ Tạo sự thân thiện gần gũi với học sinh vì qua hoạt động vui chơi
giáo viên vừa là người hướng dẫn vừa là bạn chơi.
+ Giáo viên, phụ trách đội trở nên năng động, linh hoạt, tự tin hơn khi tổ
chức các hoạt động tập thể từ đó tham gia nhiệt tình các phong trào tập thể và
nâng cao được năng lực chuyên môn.
* Về phía nhà trường:
Tạo được khơng khí vui vẻ, thoải mái, thu hút được 100% học sinh trong
độ tuổi tiểu học (kể cả học sinh khuyết tật) đến trường.
Tạo được sự tin yêu của phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương.
* Về phía phụ huynh:
Đã yên tâm tin tưởng gửi con em vào trường, đã hiểu biết về việc tổ chức
các trị chơi dân gian cho trẻ là rất tốt, có hiệu quả cao... Đồng thời, đóng góp
nguyên liệu: tranh ảnh, lịch cũ, chai lọ …để giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị
đồ dùng cho các hoạt động.

* Về phía xã hội:
Giảm các hệ lụy xã hội do các trò chơi điện tử độc hại, các đồ chơi bạo
lực mang lại. Giữ gìn được những truyền thống văn hóa dân gian của dân tộc.
Như vậy sau khi áp dụng các biện pháp cũng như các kinh nghiệm trong
tổ chức trò chơi tơi nhận thấy 100% học sinh đều ham thích trò chơi dân gian
(kể cả những học sinh khuyết tật), số học sinh hiểu biết, mạnh dạn, tự tin, biết tự
tổ chức và sáng tạo trong khi chơi tăng lên đáng kể. Đó cũng là thành quả của
q trình nỡ lực nghiên cứu và áp dụng những biện pháp, kinh nghiệm mà bản
thân đã đúc rút ra trong quá trình làm tổng phụ trách Đội tại liên đội.
7.2. Ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến:
Qua q trình hỡ trợ thử nghiệm và kiểm tra kết quả sau khi áp dụng các
giải pháp trong sáng kiến thì Ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng chí giáo
viên chủ nhiệm đều đánh giá cao những hiệu quả mà sáng kiến đã mang lại.
8. Danh sách tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:
Số

Tên tổ chức/

TT

cá nhân

1

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực áp
dụng sáng kiến


Tập thể học sinh Trường Tiểu học Bình Áp dụng trong việc tổ
trường Tiểu học Thuận, huyện Đại Từ, chức các trị chơi dân
Bình Thuận cùng tỉnh Thái Nguyên
gian trong trường Tiểu
18


học Bình Thuận

giáo viên Đinh
Thị Tuyền

Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bình Thuận, ngày 05 tháng 4 năm 2019
Người viết

Đinh Thị Tuyền

19


* Tài liệu tham khảo:
- Chỉ thị 40 của BGD - ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiên - học sinh tích cực”.
- Cẩm nang 100 trò chơi dân gian (Nhà xuất bản Kim Đồng).
- Bộ sưu tập 100 trò chơi dân gian. Tác giả: Nguyễn Hùng.
- Bộ sưu tập 100 trò chơi dân gian. Tác giả: Đặng Thanh Nghị.

20



ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NHÀ TRƯỜNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRÊN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

21



×