Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.91 KB, 17 trang )

I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO TRẺ THAM GIA TÍCH CỰC
HOẠT ĐỘNG GĨC Ở LỚP CHỒI 3 TẠI TRƯỜNG MẦM NON
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG:
1. Lý do chọn đề tài:
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo dành cho trẻ mầm non và trẻ “ Học
bằng chơi- chơi mà học”. Chính vì vậy mà giáo viên mầm non ln chú trọng tổ chức
các hoạt động dưới hình thức chơi là chính. Qua hoạt dộng vui chơi, đã phản ánh sự
sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngơn ngữ, nó là tác động qua lại giữa trẻ với mơi
trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống trong cuộc sống
thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng
cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi. Từ đó làm
cho trí tuệ của trẻ phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm
xã hội của trẻ hướng đến cái đẹp trong giao tiếp, cư xử giữa người với người, góp
phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình thành thái độ tích cực của trẻ
với bản thân.
Vào tuổi mẫu giáo nhỡ nhiều hình thức hoạt động phong phú đã xuất hiện như :
vui chơi, học tập, lao động,…., nhưng vui chơi được coi là hoạt động mà trẻ u thích
nhất đó là hoạt động góc. Qua trị chơi ở các góc chơi đã gây ra những biến đổi về
chất trong tâm lý của trẻ, nó chi phối tồn bộ đời sống tâm lý của trẻ và các dạng hoạt
động khác “học tập”, “lao động”,…. Làm cho chúng mang màu sắc độc đáo của lứa
tuổi mẫu giáo.
Vì vậy góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu
và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ
bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thực hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc tơi
đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc khơng phải để cho trẻ chơi mà
cịn giúp trẻ phát triển tồn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất,

-1-



nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ
lẫn nhau.
Trong q trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên
cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ
cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Như vậy, khi tham gia
hoạt động góc, trẻ được hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá những điều mới
lạ nhằm củng cố và phát triển các kĩ năng trong các lĩnh vực giáo dục, trong các chủ
đề, qua đó kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm - sinh lí của
mỗi trẻ.
Do đó, bản thân là một giáo viên tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để thông qua vui
chơi “trẻ học làm người”. Muốn trẻ phát triển tốt thì cơ giáo phải là người thể hiện tốt
nhiệm vụ của mình, ln linh động sáng tạo, giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng
cách thông qua “hoạt động góc”.
Chính vì tầm quan trọng muốn tạo sự hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều
hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tạo
hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi 3 tại Trường Mầm
Non 3 ”.
2. Mô tả nội dung:
Trong năm học 2019 – 2020 tôi được phân công dạy lớp chồi 3. Lớp của tơi có
32 trẻ, trong đó có 20 trẻ đi học lần đầu tiên cịn lại là từ lớp mầm chuyển lên. Chính
vì thế, việc tạo hứng thú tham gia hoạt động góc trong trường mầm non được người
lớn tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được
nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy. Trong giờ học những sự vật hiện tượng xảy ở môi
trường sống gần giũi trẻ, thơng qua đó trẻ học được những tấm gương sáng mà trẻ
thích, bước đầu hình thành nhân cách phù hợp với trẻ trong xã hội loài người. Trẻ
chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm
người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ
giải tỏa mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt động góc.

-2-



Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển tồn diện cho trẻ
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm
sóc sức khỏe được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi…Không những
thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày cịn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình
với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn
hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm
giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé. Vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt
động góc để nó trở thành phương tiện giáo dục trẻ em, có giá trị quyết định sự thành
cơng trong việc phát triển tình cảm xã hội – phát triển thẩm mỹ – phát triển thể chất –
phát tiển ngôn ngữ – phát triển nhận thức. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các
hoạt động góc thực sự có hiệu quả khoa học và lôi cuốn hấp dẫn trẻ ở nhóm lớp mình
đạt được kết quả cao, bản thân tơi đã nghiên cứu, suy nghĩ “Một số biện pháp tạo
hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi 3 tại Trường Mầm
Non 3 ”.
2.1. Kết quả khảo sát đầu năm:
Vào đầu năm học tôi đã tổ chức các giờ hoạt động góc cho trẻ, qua đó tơi nhận
thấy rằng một số nhược điểm lớn là một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi của
mình mà chờ cơ chỉ định, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, đa số trẻ chơi theo
ý thích của mình khơng thực hiện đúng luật chơi và vai chơi, trẻ dễ nhàm chán khơng
hứng thú tích cực tham gia các hoạt động trong giờ chơi, trẻ chưa biết sử dụng đồ
chơi đúng mục đích, trẻ khơng biết tạo ra sản phẩm trong giờ chơi. Khi chơi với bạn
thì chơi riêng lẻ một mình chưa biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn trong quá trình tham
gia chơi dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ thấp. Cụ thể như sau:
TỈ LỆ ĐẦU NĂM
Số trẻ

Tỉ lệ


- Trẻ thực hiện đúng luật chơi và vai chơi

14/32

43,75%

- Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động

16/32

50%

NỘI DUNG

trong giờ chơi
-3-


- Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo ở các góc

10/32

31,25%

- Trẻ biết tạo ra sản phẩm trong giờ chơi

6/32

18,75%


- Trẻ biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn trong quá

18/32

56,25%

trình tham gia chơi
2.2. Nguyên nhân thực trạng
Thuận lợi:
-Đã nhiều năm tôi được phân công dạy các khối lớp. Tôi đã đúc kết được một
số kinh nghiệm từ việc từ việc dạy trẻ hoạt động góc và đây cũng chính là hoạt động
mà tơi u thích.
- Được Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục
vụ cho hoạt động đầy đủ, phịng học thống mát, có đủ ánh sáng.
- Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học của con em mình, sẵn
sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng càng thêm phong phú
và đa dạng.
- Tơi ln sưu tầm và có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn làm đồ
chơi phục vụ cho các góc.
- Có chuẩn bị đầy đủ đồ dung đồ chơi ở các góc thay đổi theo từng chủ đề
trong năm học.
Khó khăn:
- Thời gian giành cho việc làm đồ dùng ở các góc cịn ít, hơn nữa đồ dùng hoạt
động góc phải ln thay đổi theo từng chủ đề, đồ dùng, đồ chơi phải đủ số lượng
phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ.
- Một số trẻ trong lớp cịn có tính nhút nhát ít giao lưu trong giờ chơi.
- Do một số trẻ quá hiếu động chỉ muốn chơi theo ý thích của mình.
- Có nhiều trẻ mới đi học chưa học qua lớp mầm.

-4-



- Diện tích phịng học chưa đúng theo chuẩn qui định nên trẻ chưa được hoạt
động vui chơi thoải mái.
- Một số ít phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của trẻ nên chưa nhiệt tình
hỗ trợ các nguyên liệu cho cô làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi của
trẻ
- Đồ chơi các góc tuy đầy đủ nhưng chưa sáng tạo nên chưa thu hút và tạo
hứng thú cho trẻ khi chơi. Đồ chơi chủ yếu bằng làm bằng bitis hay bằng nhựa mua
sẵn chưa sử dụng đồ chơi tự tạo bằng các nguyên vật liệu có sẵn hay tận dụng các
loại phế liệu
- Nội dung chơi ở các góc chưa phong phú và đa dạng nên chưa đáp ứng hết
nhu cầu muốn chơi ở trẻ.
- Vì là điểm phụ nên sân chơi chưa đủ diện tích để trẻ tham gia hoạt động vui
chơi thoải mái ở góc chơi với thiên nhiên
2.3. Đề ra giải pháp:
Giải pháp 1: Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong các góc chơi.
Giải pháp 2:Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
Giải pháp 3: Xây dựng nội dung chơi và tổ chức chơi ở các góc
2.4. Những nội dung cần đạt:
Trong q trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên
cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ
cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ, vì vậy đồ chơi càng
phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám
phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
Từ những thực tế đã nêu trên, tôi đã áp dụng “Một số biện pháp tạo hứng thú
cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc” thực hiện ở lớp mình. Qua đó, việc cho trẻ
tham gia hoạt động góc từ các đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực
hiện hoạt động góc khơng chỉ để cho trẻ chơi mà cịn giúp trẻ phát triển toàn diện.
-5-



Tơi hy vọng đa số trẻ lớp mình sẽ hứng thú tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp
chồi 3. Mong muốn đó được thể hiện cụ thể là:
TỈ LỆ CUỐI NĂM

NỘI DUNG
- Trẻ thực hiện đúng luật chơi và vai
chơi
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia các
hoạt động trong giờ chơi
- Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo ở các
góc
- Trẻ biết tạo ra sản phẩm trong giờ
chơi
- Trẻ biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn
trong quá trình tham gia chơi

Số trẻ

Tỉ lệ

28/32

87,50%

32/32

100%


28/32

87,50%

26/32

81,25%

30/32

93,75%

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN “SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM”
Khác với học tập và lao động, vui chơi, trước hết là một dạng hoạt động không
mang tính chất bắt buộc. Bởi vì vui chơi khơng phải là hoạt động tạo ra sản phẩm và
hành động chơi không buộc phải tuân theo một phương thức chặt chẽ. Ngun nhân
thúc đẩy trẻ tham gia vào trị chơi chính là sức hấp dẫn của bản thân trị chơi mà
khơng hề bị ràng buộc bởi những cái khác, ngay cả kết quả của sự vui chơi đó.
1. Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong các góc chơi.
Để hồn thành đầy đủ đồ chơi các góc cho một chủ đề, cô chuẩn bị đồ chơi cho
trẻ rất công phu và vất vả nhưng nếu chúng ta không quan tâm việc sử dụng đồ
chơi cho trẻ như thế nào thì sẽ giảm tác dụng giáo dục của đồ chơi với trẻ, trẻ sẽ dễ
nhàm chán khơng hứng thú.
Vì vậy, muốn cho trẻ tích cực tham gia hoạt động góc, thì ngay từ đầu năm học
tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một
-6-


cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài
những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tơi tận dụng những ngun vật liệu ở dạng phế liệu

sẵn có ở địa phương như: Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa
quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuỗi hạt, vỏ ốc, vỏ
ngao, vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ, … tất cả những ngun vật liệu cần đảm bảo
an tồn, khơng gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ.
Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho trẻ. Ví
dụ: Tơi dùng đĩa video cũ, vỏ sị, hột xồi, trang trí giấy bitis cho trẻ xếp hình con cá
hoặc dùng bình nhựa làm ra một số đồ dùng trong gia đình như: Nồi cơm, bình nước,
ly, tách, chảo,…; Giấy bìa báo vị thành từng nắm nhỏ đắp núi, làm cây, làm lá,…; Từ
những vải vụn làm thành những con rối để cho trẻ chơi đóng kịch, may quần áo, làm
quả bí….
Cũng từ những nguyên vật liệu đó, trẻ sử dụng trong giờ hoạt động góc và trẻ
làm ra nhiều sản phẩm như: Trẻ dùng hộp sữa kết hợp với giấy dán thành các con vật;
dùng hộp giấy làm ra tủ, xe tải, xe lửa; dùng tăm tre gấp lại thành hình vng, hình
chữ nhật….
Với những chất liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, dễ sưu tầm như bìa cát tơng, lịch cũ,
giấy màu… tôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ.
Ví dụ: Góc sách truyện: Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các
quyển sách, sau đó cho tẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận
được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm và được cơ giúp.
Góc phân vai: bán hàng, gia đình: Tơi thấy hiện nay có các loại vỏ hộp bánh,
hộp sữa, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp nên tôi đã tận dụng làm đồ
chơi nấu ăn: xoong, nồi, bát, và để trưng bày cho cửa hàng bách hóa, tơi tạo các món
ăn từ đất nặn: thịt bị, xơi đỗ. Các món nem: túi nilong để làm vỏ quấn nem, giấy màu
vụn, xốp màu vụn làm nhân nem. Các món bánh tơi làm từ đất nặn trắng và vàng:
bánh trơi và bánh rán. Những món ăn có màu sắc đẹp, hấp dẫn từ sách báo tranh ảnh
tơi cho trẻ cắt và dán để trang trí góc chơi

-7-



Góc xây dựng: Tạo ra hoa: cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, sau đó dính
vào vỏ thạch, lấy ống hút làm cành, hoặc làm bằng giấy nhăn và xốp quấn quanh dây
thép.
+ Tạo cây: cây dừa, cây vạn tuế, dùng giấy bìa cũ làm thân, xốp làm lá.
+ Làm hàng rào: dùng thìa sữa chua xếp chéo và xốp màu xanh làm cỏ.
Góc học tập: Tơi sử dụng những hình ảnh trẻ vẽ và tơ về các trang phục để
trang trí góc. Để tạo cho trẻ sự gần gũi và trẻ hứng thú vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ
tạo ra, chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cơ.
Chính tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ thường gắn liền với suy nghĩ và hành động
theo hứng thú trước mắt. Vì vậy, sự chuẩn bị đồ dùng của cơ là hình thức hấp dẫn để
trẻ khám phá và tham gia vào các vai một cách cụ thể. Nhờ có đồ dùng, đồ chơi sáng
tạo sẽ thu hút trẻ tham gia vào các góc chơi. Mỗi góc chơi có 1 hoặc nhiều loại đồ
dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì khơng thể tiến hành được.
Do đó, ngồi thu thập nguồn nguyên vật liệu dồi dào, ngoài việc kết hợp với phụ
huynh, tơi cịn liên hệ với các em ở trường Tiểu học, những đồ dùng thủ công mà học
sinh đã làm. Tìm kiếm các loại tranh ảnh, tờ lịch có tranh liên quan đến trị chơi. Tơi
ln quan sát quá trình chơi và ghi chép lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ
thích để cung cấp kịp thời cho nhu cầu của trẻ.
Tóm lại, đồ chơi của trẻ cần đa dạng và phong phú. Nhiều đồ chơi của trẻ có
kích thước nhỏ nên làm lâu, địi hỏi tơi phải chịu khó kiên trì khi làm đồ chơi cho trẻ.
Ngồi những gì bản thân tơi đã biết tơi cịn hỏi thêm ở các bạn đồng nghiệp để tạo ra
các đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn, phù hợp với nội dung chơi. Tôi luôn dành thời
gian làm nhiều đồ dùng đồ chơi ở các góc để tăng cường đồ chơi cho trẻ chơi vì đồ
chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn
được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong khi thực hiện, nhưng biện pháp trên tôi
đã áp dụng thành công. Trẻ hoạt động góc đạt kết quả khả quan, trẻ hứng thú, chủ
động, phát huy được tính tích cực và khả năng ở trẻ trong giờ chơi. Trẻ hiểu nội dung
-8-



trò chơi, chơi say sưa phát huy được tối đa năng lực tư duy và đặc biệt là khi chơi trẻ
thực hiện đúng luật chơi và vai chơi, ngôn ngữ của trẻ được củng cố và mở rộng. Trẻ
hoạt động tích cực thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, cảm xúc của mình thơng qua
việc sử dụng đồ dùng đồ chơi. Trong khi trẻ chơi là quá trình rèn luyện, củng cố lại
trí nhớ, tư duy, từ đó tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo, tự tin, trẻ có kỹ
năng chơi thành thạo ở các góc cũng được hình thành góp phần quan trọng trong việc
phát triển tồn diện cho trẻ. Bản thân giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong
công tác giảng dạy nên sau mỗi giờ hoạt động góc nói riêng và giờ học nói chung thu
được kết quả tốt đó là nguồn động lực thúc đẩy tơi có thêm niềm say mê hơn.
2. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
Phối hợp với phụ huynh là một việc rất quan trọng. Bởi việc giáo dục trẻ là sự
phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Các kiến thức trẻ tiếp thu được sẽ được
khắc sâu hơn nếu cả gia đình và cơ giáo cùng dạy trẻ. Chính vì vậy hằng ngày trẻ đến
lớp tơi đều cho trẻ lấy kí hiệu hoặc ảnh của mình để dán vào các góc chơi. Ở các góc
chơi tơi làm nội qui góc để khi trẻ tham gia vào các góc thì biết cách chơi, luật chơi,
số lượng người chơi…nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ.
Bản thân là một giáo viên mầm non với tinh thần, trách nhiệm tôi không ngừng
phấn đấu học hỏi kinh nghiệm đứng lớp của các đồng nghiệp trong trường và thường
xuyên trao đổi với giáo viên trong khối, trong trường về tình hình của trẻ lớp tơi, giúp
tơi tìm tịi ra những biện pháp cho trẻ hoạt động tích cực khi chơi góc.
Ví dụ: Ở lớp tơi có trường hợp trẻ hiếu động trong khi chơi góc cùng bạn, tranh giành
đồ chơi và đánh bạn. Khi phụ huynh đến đón tơi đã trao đổi với phụ huynh cùng cô
giáo nhắc nhở cháu, sau một thời gian cháu đã thay đổi biết nhường bạn trong khi
chơi.
Hàng tháng, tôi thực hiện tuyên truyền với phụ huynh về kế hoạch thực hiện chủ
đề của lớp mình trước khi thực hiện chủ đề, xem lớp mình cần những nguyên vật liệu
gì? số lượng bao nhiêu? cần linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo trong cách tuyên truyền
bằng nhiều hình thức khác nhau như: thông qua bảng tuyên truyền của lớp, trao đổi
trực tiếp với phụ huynh vào các giờ đón và trả trẻ… Tơi tranh thủ trao đổi và tìm ra

-9-


những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ hoạt động góc một cách tích hợp hơn và sưu tầm
những đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các góc để từ đó có những biện pháp phối
hợp tốt và có hiệu quả.
Có thể nói, việc tuyên truyền với phụ huynh, giáo viên luôn phải thực hiện sâu
sát, chặt chẽ. Nhờ vậy, phụ huynh sẽ quan tâm đồng đều, hiểu hết ý nghĩa quan trọng
của việc chơi hoạt động góc nên ủng hộ nhiệt tình cho giáo viên việc mua sắm trang
thiết bị đồ dùng, đồ chơi và hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
Qua thời gian tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh của lớp, tôi nhận thấy
đạt kết quả rất khả quan. Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc làm đồ
dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ. Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình trao đổi với giáo viên ở
lớp về tình hình học tập vui chơi của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến việc thu gom
vật liệu mang đến lớp cho cơ. Cũng từ đó mà tơi đã có thêm điều kiện, thuận tiện rất
nhiều giảm bớt khó khăn về việc tìm nguyên liệu làm đồ dùng sáng tạo mà đặc biệt là
trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động trong giờ chơi, cùng với kỹ năng chơi
hoạt động góc của trẻ phát triển rõ rệt.
3. Xây dựng nội dung chơi và tổ chức chơi ở các góc:
Từ những tình trạng thực tế mà tơi đã nêu trên. Là một giáo viên đứng lớp, tôi
rất băn khoăn lo lắng và suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp tối ưu nào đó nhằm giúp
trẻ, lơi cuốn trẻ tham gia chơi tốt hoạt động này.
Thơng qua hoạt động góc cịn giúp trẻ hiểu được nội dung của cơng việc thật mà
trẻ chưa hề thực hiện được.
Ví dụ: “Người mẹ” thực sự buồn rầu khi “đứa con”không biết vâng lời, người “phi
công” thực sự lo lắng khi “chiếc máy bay” của mình bị hỏng và người “thuyền
trưởng” hết sức vui mừng vì vượt qua được một cơn bão biển….Những hành động đó
trong khi chơi giúp cho đời sống tình cảm của trẻ ngày càng phong phú và sâu sắc
Chơi hoạt động góc cịn giúp trẻ khơng tự coi mình bằng con mắt tự kỷ trung
tâm như lúc 3 tuổi trở xuống, mà là một người, như một nhân vật của đời sống xã hội.


-10-


Thế là bằng trị chơi, trẻ tự biến mình thành một nhân vật xã hội, một con người như
mọi người (vì trẻ có thể đóng bất cứ vai nào trẻ thích)
Thơng qua giờ chơi cịn giúp trẻ có lịng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn
khởi, vui mừng. Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trị
chơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp. Khi
chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi
chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức
giữ gìn đồ chơi ở các góc.
Ví dụ: Khi đóng vai bác sĩ thì trẻ bắt chước bác sĩ: Mặc áo bluse màu trắng, đeo tai
nghe, cầm kim tiêm và cặp nhiệt độ, khi gặp bệnh nhân thì bác sĩ tươi cười ân cần,
chu đáo hỏi thăm bệnh nhân và ghi toa thuốc. Còn bệnh nhân thì biết bác sĩ ghi toa
cho thuốc uống để chữa bệnh gì? Khi gặp những tình huống xảy ra với bệnh nhân thì
trẻ xử lý được những tình huống đó.
Ví dụ: Khi chơi đóng vai người bán hàng thì trẻ biết người bán hàng sẽ phải niềm nở,
tươi cười khi có khách đến mua hàng và biết cân, đong hàng hóa, đếm, thu tiền và trả
tiền thừa.
Từ đó, tôi thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi để theo dõi trẻ và nắm bắt
được những tâm tư suy nghĩ của trẻ. Gợi hỏi trẻ để trẻ nêu lên ý nghĩ của trẻ, như ở
góc học tập tơi hỏi: Vì sao cháu khơng thích chơi ở góc này?, thì trẻ trả lời: ngồi xếp
hình hồi con khơng thích; một cháu khác ở góc nghệ thuật thì cháu nói: Con tơ màu
con gà xong rồi; Cịn lại một số cháu thì khơng tập trung vào góc chơi của mình mà
hay đi dạo đến góc chơi của bạn, hơn nữa việc phân bố góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở
các góc chưa bắt mắt trẻ, nội dung chơi còn rời rạc, các góc chơi khơng hỗ trợ cho
nhau.
Tơi ln theo dõi sát trẻ vào các giờ hoạt động sau để ghi lại thật cụ thể những
trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào khơng thích chơi, ngun

nhân vì sao? Khi trẻ chơi trong các góc chính là lúc trẻ bộc lộ rõ nhất những mong
muốn, nhu cầu của bản thân đứa trẻ mà trong các hoạt động khác trong ngày ở trường
khơng thể hoặc khó có thể đáp ứng được. Lúc này khả năng quan sát của người giáo
-11-


viên có vai trị rất quan trọng nhằm phát hiện ra nhu cầu giáo dục đặc biệt của từng cá
nhân đứa trẻ để có những biện pháp tác động phù hợp kích thích trẻ tích cực, hứng
thú khi tham gia hoạt động góc.
Ví dụ: Với những trẻ cịn nhút nhát, chưa mạnh dạn khi vận động giáo viên vẫn
có thể gợi ý trẻ vào chơi trong góc âm nhạc hay những trẻ ngại ngùng, nói lí nhí khi
giao tiếp với bạn, cơ có thể vào chơi góc đóng vai để đóng vai những người bán hàng,
mua hàng hay bác sĩ khám bệnh...
Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và
mang tính chặt chẽ thì ngồi những biện pháp trên cịn có một biện pháp mà tơi nghĩ
cũng rất quan trọng đó là: Nội dung chơi ở các góc.
Dựa vào nhu cầu và sở thích của trẻ, góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia
bằng cách nào. Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tơi cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của
từng trị chơi. Ví dụ: Trong trị chơi xây dựng thì cơ phải hiểu được ý nghĩa của trò
chơi xây dựng đối với trẻ là loại trò chơi biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ, từ
nhưng khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy,…với những dạng kích thước khác nhau trẻ có
thể lắp ghép, xây dựng nên những cơng trình như cơng viên, trường học, trang trại…
trong những cơng trình đó sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét. Tuỳ theo hoàn cảnh
sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng mỗi trẻ điều có những khả năng riêng biệt
và được biểu hiện trong các cơng trình của mình. Qua trị chơi thoả mản nhu cầu tìm
hiểu về đặc điểm, tính cất của thế giới xung quanh, đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ.
Qua hoạt động chơi trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng, đồng thời phát
triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tị mị, tính ham hiểu biết,…và đó cũng là
những phẩm chất cần thiết cho con người trong thời đại phát triển.
Trong xây dựng kế hoạch vui chơi, tôi thường hay vấp phải một chủ đề chỉ cho

trẻ chơi lặp lại nhiều lần trong một chủ đề và đặc biệt góc chơi này khơng có mối
liên hệ với góc chơi khác, tình trạng này sẽ làm cho trẻ nhàm chán và khơng phát
triển tính sáng tạo của trẻ.

-12-


Tôi luôn luôn làm phong phú các mối quan hệ xã hội bằng cách liên kết các góc
chơi theo chủ đề thành một xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều ngành nghề khác nhau,
góc xây dựng ở mẫu giáo phải có mối quan hệ qua lại giữa các góc chơi khác, khi đó
trẻ khơng những đặt mối quan hệ trong cùng một nhóm mà cịn biết nhân rộng mối
quan hệ với các nhóm khác. Khi chơi xây dựng, ngồi xây xong cơng viên nhất định,
cơ giáo cịn có thể gợi ý cho trẻ mở rộng liên kết với các góc khác như bán hàng bằng
cách đi cho trẻ mua đồ chơi đặt ở cơng viên như: cầu tuột, xích đu, ghế đá,…, sau khi
xây dựng công viên xong, cô gợi ý trẻ đổi góc chơi khác để tham gia chơi đều ở các
góc
Hoặc để làm phong phú thêm góc chơi tôi xây dựng kế hoạch vui chơi thay đổi
theo từng nhánh chủ đề chứ không theo một chủ đề lớn, nhằm tạo sự hứng thú cho
trẻ.
Chính vì thế, hoạt động góc phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và
ngơn ngữ, nó là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt
động góc có nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối
thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn
chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi. Từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát tiển mạnh
mẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ hướng đến cái
đẹp trong giao tiếp, cư xử giữa người với người, góp phần hình thành hành vi văn
minh trong xã hội, hình thành thái độ tích cực của trẻ với bản thân.
Sau khi áp dụng biện pháp trên, trẻ lớp tôi đạt kết quả tích cực. Ở giờ hoạt động
góc trẻ có kỹ năng chơi thành thạo ở các góc, trẻ thực hiện đúng luật chơi và vai chơi
thể hiện rõ nét ở góc phân vai. Song song đó, cơng việc của trẻ sau mỗi góc chơi trẻ

biết tạo ra sản phẩm trong giờ chơi ở góc mà mình đã tham gia. Điều đó cho thấy, trẻ
biết đặt kết quả ở mỗi góc chơi là thành quả của mình có được thơng qua sản phẩm
trẻ đã tạo ra cho cô và các bạn cùng xem và nhận xét. Ngoài ra, trẻ biết hợp tác, chia
sẻ cùng bạn trong q trình tham gia chơi ln hịa thuận và nhường nhịn bạn, trẻ
hứng thú tích cực tham gia các hoạt động trong giờ chơi đến cuối giờ trẻ vẫn say sưa
với các góc chơi mà khơng muốn kết thúc.
-13-


IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Hoạt động góc là một hoạt động khơng chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để
thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm và
chơi theo nhu cầu và hứng thú của trẻ, trẻ tự nguyện chơi sau khi đã chọn góc chơi:
Trẻ tự nghĩ ra dự định và cũng tự mình tiến hành điều khiển trò chơi. Trẻ chơi chủ
yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn.
Nội dung chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh. Qua đó, trẻ học làm
người trong xã hội thu nhỏ, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân
cách và phát triển các lĩnh vực một cách tồn diện.
Chính vì vậy, qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tơi nhận thấy kết
quả đạt được ở lớp mình tăng lên theo chiều hướng tích cực như sau:

NỘI DUNG

TỈ LỆ ĐẦU

TỈ LỆ CUỐI

TỈ LỆ TĂNG

NĂM


NĂM

LÊN

Số trẻ

Tỉ lệ

Số
trẻ

- Trẻ thực hiện đúng luật chơi

14/32

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

trẻ

43,75% 28/32 87,50% 14/32 43,75%

và vai chơi
- Trẻ hứng thú tích cực tham

16/32


50%

32/32

100%

16/32

50%

gia các hoạt động trong giờ
chơi
- Trẻ có kỹ năng chơi thành

10/32

31,25% 28/32 87,50% 18/32 56,25%

6/32

18,75% 26/32 81,25% 20/32 62,50%

18/32

56,25% 30/32 93,75% 12/32 37,50%

thạo ở các góc
- Trẻ biết tạo ra sản phẩm
trong giờ chơi

- Trẻ biết hợp tác, chia sẻ
cùng bạn trong quá trình tham
gia chơi

-14-


Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tạo hứng thú cho
trẻ tham gia tích cực hoạt động góc” vào lớp mình, tơi nhận thấy tỉ lệ trẻ đã được
nâng lên đáng kể. Kết quả cụ thể là:
- Đối với trẻ, việc học và chơi của trẻ đều thơng qua hình ảnh trực quan sinh động.
Nắm bắt được đặc thù này của trẻ nên tôi luôn coi việc tăng cường làm đồ dùng đồ
chơi là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu đặc biệt làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo ở các góc
chơi: Phải làm, phải kịp thời và phải đẹp mắt hấp dẫn trẻ phù hợp với từng chủ đề
- Mặt khác, phụ huynh của lớp cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc làm đồ
dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ. Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình trao đổi với giáo viên ở
lớp về tình hình học tập vui chơi của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến việc thu gom vật
liệu mang đến lớp cho cô.
- Đồng thời, trẻ lớp tơi đang dạy có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng đồ
dùng khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhều sáng tạo khi tạo ra một
sản phẩm. Trẻ thực hiện đúng luật chơi và vai chơi, thể hiện tình cảm giao lưu giữa
bạn bè biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn trong quá trình tham gia chơi giữa trẻ và cơ. Trẻ
thực hiện đúng luật chơi và vai chơi thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của
mình và bạn trong khi chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thú trong
khi chơi và trẻ có kỹ năng chơi thành thạo ở các góc, trẻ say sưa tham gia hoạt động
góc với các góc chơi có nội dung phong phú, đa dạng, thu hút trẻ chơi không nhàm
chán hay không biết chơi gi?...như trước kia.
V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG :
Sau khi áp dụng kinh nhiệm giảng dạy đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú
cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc” ở lớp mình tơi nhận thấy đạt kết quả trên trẻ

rất cao. Từ đó, tơi đã chia sẻ kinh nghiệm cho cô Thúy, cô Thanh, cô Duyền cùng áp
dụng có hiệu quả, vì thế tơi đã mạnh dạn đưa lên tổ khối chuyên môn phổ biến ra cho
các chị em đồng nghiệp ở trường cùng thực hiện. Sau thời gian thực hiện kinh
nghiệm giảng dạy trên, hầu hết các chị em đều nhận thấy có sự chuyển biến tốt và đạt
kết quả trên trẻ khá cao. Từ những hiệu quả trên tôi đã chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm

-15-


của mình ra cho các chị em đồng nghiệp ở các trường bạn cùng tham khảo, thực hiện
vào nhóm lớp của mình và cũng đạt những kết quả khả quan trên trẻ.
VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Việc cho trẻ tham gia hoạt động góc là một giờ hoạt động vô cùng quan trọng
hàng ngày đối với trẻ không thể thiếu được. Vì thế là một giáo viên cần xác định đây
là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ hoạt động
hàng ngày ở các góc. Cho trẻ hoạt động xuyên suốt, liên tục từ độ tuổi lớp mẫu giáo,
do đó mỗi giáo viên phải nắm được vai trò quan trọng của hoạt động góc đối với trẻ
ln tìm ra một số biện pháp để cho trẻ thực hiện hoạt động này. Qua việc thực hiện
áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ thích chơi hơn, hứng thú tích cực tham gia các
hoạt động trong giờ chơi, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, biết tạo ra
sản phẩm trong giờ chơi, biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn trong quá trình tham gia chơi
thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập
trung, giúp trẻ thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè và
biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn trong quá trình tham gia chơi.
- Có kế hoạch thực hiện hoạt động góc phù hợp với độ tuổi mầm non, phù hợp theo
chủ đề
- Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực “Lấy trẻ làm trung tâm”.
- Tìm tịi đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn tạo sự thu hút đối với trẻ.
- Nội dung hoạt động ở các góc phù hợp với chủ điểm, cụ thể, rõ ràng.

- Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ; Khen chê đúng
mức, động viên khích lệ kịp thời.
- Ln giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ dùng, đồ
chơi.
- Tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho
trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
-16-


2. Đề xuất:
Muốn “Tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ”đạt kết quả cao tơi
kính mong ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia học
tập thêm kinh nghiệm ở các cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi để giáo viên có nhiều cách
sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi đạt hiệu quả cao khi cho trẻ tham gia hoạt động góc
một cách tích cực và hứng thú hơn.
- Tạo điều kiện cho giáo viên có thêm nhiều thời gian để đầu tư làm đồ dùng đồ chơi
phục vụ cho hoạt động góc và các tiết dạy nhằm phong phú hơn và kích thích óc ham
tìm tịi, học hỏi của trẻ.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng vào giờ hoạt động góc của lớp
học và đạt hiệu quả. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những biện
pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động góc cho trẻ theo chương trình giáo dục
Mầm Non mới.

-17-



×