Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

08-2021-DA-UBND.signed

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.09 KB, 19 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 08 /ĐA-UBND

Điện Bàn, ngày 31 tháng 12 năm 2021

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN GIAI ĐOẠN 2022-2026
(Trình Hội đồng nhân dân thị xã)
PHẦN THỨ NHẤT
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Báo cáo tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết số: 09/NQ- HĐND
về việc thông qua Đề án phát triển một số lĩnh vực văn hóa thị xã Điện Bàn
giai đoạn 2014-2020:
Trên cơ sở Nghị quyết số 09/NQ - HĐND của HĐND thị xã Điện Bàn về
việc thông qua Đề án phát triển một số lĩnh vực văn hóa thị xã Điện Bàn giai
đoạn 2014-2020, UBND thị xã Điện Bàn đã có Quyết định số: 8696/QĐ-UBND
ngày 16/12/2013 về việc ban hành đề án phát triển một số lĩnh vực văn hóa với
các mục tiêu cụ thể. UBND thị xã Điện Bàn đã phân công cho các cơ quan, đơn
vị liên quan, các xã, phường phối hợp xây dựng kế hoạch, tham mưu UBND thị
xã ban hành các văn bản quản lý nhà nước để triển khai thực hiện Đề án một
cách hiệu quả. Phát huy mọi nguồn lực sẵn có cùng với nguồn vận động xã hội
hóa để phát triển sự nghiệp văn hóa theo tinh thần Nghị quyết HĐND thị xã đã
đề ra.
Qua 06 năm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án, bước đầu đã đạt
được những kết quả nhất định. Đề án văn hoá giai đoạn 2014-2020 đề ra 8 nội


dung nhiệm vụ và cơ bản tất cả đều được thực hiện đảm bảo. Cụ thể :
1. Nguồn nhân lực:
Mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu đề án đưa
ra. Cụ thể, ngành văn hóa cấp thị xã có 20/28 (71,4 %) có trình độ đại học
chun ngành, 3/28 (10,7%) có trình độ cao đẳng, 5/28 (17,8 %) cán bộ có trình
độ trung cấp. Ở cấp xã hiện có 50% số cán bộ văn hóa xã có trình độ Đại học,
40% số cán bộ trình độ trung cấp. Một số đang theo học các lớp đại học. 55%
cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị.
2. Chất lượng Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”
và cơng tác gia đình:
Kết quả thực hiện phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”
hằng năm đã đạt và vượt rất nhiều so với chỉ tiêu của đề án. Riêng chỉ tiêu xã văn
hóa NTM, năm 2015 đạt 200% chỉ tiêu đề ra.

1


3. Quản lý các dịch vụ, hoạt động văn hóa, thơng tin truyền thơng,
xuất bản, báo chí, website:
Cơng tác quản lý các dịch vụ, hoạt động văn hóa, thơng tin truyền thơng,
xuất bản, báo chí, website được chú trọng thực hiện tốt. Đã thực hiện tổ chức
xuất bản tập sách ảnh “Điện Bàn-40 năm xây dựng và phát triển” và đĩa nhạc
dân ca Điện Bàn theo lộ trình đề án.
4. Xây dựng thiết chế văn hóa:
Phối hợp chặt chẽ với chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới
hướng dẫn 13 xã duy trì và thực hiện tốt các tiêu chí số 6, 8,16 của các xã nơng
thơn mới, tiêu chí 6.1 về văn hóa đối với 27 thơn xây dựng KDC nông thôn mới
kiểu mẫu năm 2019. Đến tháng 5 năm 2020, đã xây mới 52 nhà văn hóa thơn,
khối phố, nâng cấp 24 nhà văn hóa, xây mới 45 khu thể thao thôn, khối phố,
nâng cấp 30 khu thể thao thôn, khối phố. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng thiết

chế văn hóa giai đoạn 2016- 2020 là 16.179 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu so với đề án
đề ra là 11.825 tỷ đồng.
5. Hoạt động văn hóa, văn nghệ:
Cùng với sự đầu tư các thiết chế văn hóa và các hoạt động bảo tồn, phát
triển các giá trị văn hóa phi vật thể cũng như phong trào văn nghệ quần chúng,
các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cơ sở diễn ra sôi nổi. Tại thị xã đã tổ chức
thành cơng nhiều chương trình chương trình sự kiện, các hoạt động văn hóa văn
nghệ lớn và tham gia đạt giải cao các chương trình hội thi, hội diễn ở tỉnh. Các
hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng, liên hoan, hội thi, hội diễn...ở cơ sở
được tổ chức thực hiện tốt. Hướng dẫn và tạo điều kiện để các CLB văn nghệ ở
cơ sở hoạt động tốt góp phần nâng cao phong trào văn hóa văn nghệ.
6. Cơng tác Bảo tồn Bảo tàng:
Từ năm 2015 - 2020, Theo Nghị quyết số 161/2015/NQ-HĐND ngày
07/7/2015 của HDND tỉnh Quảng Nam về việc đầu tư tu bổ di tích quốc gia và
di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, thị xã Điện Bàn có: 05
di tích cấp quốc gia và 09 di tích cấp tỉnh được cấp kinh phí đầu tư tu bổ,07 di
tích được xây dựng bia.
7. Hoạt động thư viện:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hoạt động Thư viện Thị xã.
Hỗ trợ các xã nông thôn mới trong xây dựng tủ sách ở cơ sở theo các nội dung
tiêu chí quy định của Bộ VHTT&DL, ưu tiên đối với các xã trong chương trình
xây dựng nơng thơn mới
8. Cơng tác tun truyền, cổ động trực quan, cụm pano, tượng đài
hồnh tráng:
Cơng tác tuyên truyền trực quan được chú trọng, hầu hết các tuyến đường
trên địa bàn thị xã được phân cấp bố trí pano tun truyền dưới nhiều hình thức
đẹp mắt trong các dịp lễ, tết. Một số tuyến đường Tỉnh lộ, đặc biệt là khu vực

2



trung tâm Phường Vĩnh Điện được đầu tư xây dựng các cổng chào phục vụ tốt
công tác tuyên truyền và cảnh quang đô thị trong các dịp lễ, tết.
* Tuy nhiên, một số mục tiêu đề ra trong Đề án văn hố 2014-2020
vẫn chưa thực hiện được như sau:
- Cơng tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên mơn, chun ngành
văn hóa chưa được chú trọng. Nguồn nhân lực ngành văn hóa chưa đảm bảo.
- Nguồn kinh phí cho hoạt động văn hóa chưa đảm bảo, nhất là ở cơ sở.
- Công tác xây dựng Nếp sống văn minh đô thị mà cụ thể là Tuyến phố
văn minh chưa thực sự có tác động tích cực đến ý thức xây dựng đô thị trong đời
sống nhân dân. Công tác gia đình chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
- Phong trào văn hóa văn nghệ chỉ tập trung vào các ngày lễ, tết, chưa
được thường xuyên. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống cịn chung chung, chưa lan tỏa trong đời sống nhân dân, các CLB văn hóa
văn nghệ tồn tại trên dạng hình thức là chủ yếu, chưa đi vào hoạt động thường
xun, thực chất.
-Chưa có các cơng trình nghiên cứu, ấn phẩm văn hóa mang tính chun
sâu, tiêu biểu về đất và người Điện Bàn.
-Các thiết chế văn hóa từ thị xã đến cơ sở chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
làm việc, hội họp, thiếu các trang thiết bị đáp ứng cho các hoạt động chuyên
môn.
-Hoạt động Bảo tàng, thư viện chưa đi vào chuyên sâu. Phòng đọc sách
báo ở các Nhà văn hóa các thơn, khối phố chỉ mang tính đáp ứng yêu cầu cơ bản
của thiết chế văn hóa cơ sở chứ khơng phát huy tác dụng của phịng đọc sách
báo cơng cộng.
II. Sự cần thiết xây dựng Đề án phát triển một số lĩnh vực văn hố thị
xã Điện Bàn giai đoạn 2022-2026:
Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn và quan trọng, là nền tảng tinh thần
vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh đảm bảo sự phát triển bền vững,
được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, xem phát triển văn hóa vừa là động lực,

vừa là mục tiêu để phát triển kinh tế xã hội, văn hóa có vai trị quan trọng trong
việc giáo dục con người phát triển toàn diện, hình thành nên nguồn nhân lực
đóng góp trực tiếp, quyết định vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất
nước.
Mặc dù phải trải qua nhiều biến cố lịch sử, bởi chiến tranh và điều kiện
khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng vùng đất Điện Bàn vẫn lưu giữ được các giá
trị truyền thống, văn hóa phong phú và đa dạng. Các giá trị văn hóa, di sản văn
hóa là một kho tàng vô giá, ẩn chứa những giá trị tinh thần to lớn mà ở đó, thế
hệ hơm nay có thể nhận biết và học hỏi những chất liệu sống động, sâu sắc về
văn hóa, có tính hội tụ và lan tỏa để tạo thành nguồn lực cho mỗi người, cho mỗi
cộng đồng và toàn xã hội ngày càng phát triển bền vững.

3


Bảo tồn và phát triển các lĩnh vực văn hóa có ý nghĩa to lớn trong việc
tiếp nối các truyền thống tốt đẹp của đất và người Điện Bàn từ quá khứ đến hiện
tại và hướng đến tương lai, là nguồn lực quan trọng đóng góp trực tiếp vào sự
nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương Điện Bàn.
Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa ở Điện Bàn vẫn cịn những hạn chế, bất cập. Việc
bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá khơng chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà
cịn là sự nghiệp của quần chúng và cộng đồng.
Đề án “Phát triển các lĩnh vực văn hóa giai đoạn 2014-2020” đã tập trung
vào công tác đầu tư thiết chế và cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động văn hóa. Do
vậy, việc xây dựng một đề án mới, chú trọng về chiều sâu trong công tác bảo tồn
và phát triển các lĩnh vực văn hóa theo hướng bền vững là một trong những nội
dung nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Điện Bàn lần thứ XXIII đề ra mục tiêu
“Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển, tạo bước đột phá hoàn thiện hệ

thống kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn theo hướng đô thị công nghiệp, dịch vụ,
sinh thái; phát triển kinh tế nhanh đi đơi với phát triển văn hóa, chăm lo giải
quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường; quyết tâm xây dựng Điện Bàn
phát triển bền vững; tạo nền tảng để Điện Bàn trở thành đô thị loại 3 trước năm
2030”.
Đề án “Phát triển một số lĩnh vực văn hóa thị xã Điện Bàn giai đoạn
2022-2026” là bước tiếp nối thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển sự nghiệp
văn hoá Điện Bàn mang tính chun sâu, đảm bảo hài hịa giữa bảo tồn và phát
triển, chú trọng đến ứng dụng công nghệ số để bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa Điện Bàn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thị xã Điện Bàn trong
giai đoạn đến.
III. Căn cứ pháp lý:
Luật di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật di sản văn hoá sửa đổi, bổ sung
ngày 18/6/2009;
Nghị quyết số 03/-NQ-TW ngày 16/7/1998 của Hội nghị lần thứ 5, BCH
Trung ương Đảng khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc”.
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9, Ban
chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện kết luận số 76-KL/TW ngày
04/6/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát

4


triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất

nước;
Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính Phủ
về phê duyệt Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030;
Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 20/7/2021 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ
tư, khóa XXII về phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 2852/QĐ-UBND ngày 8/10/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Quảng Nam về Ban hành Chương trình phát triển sự nghiệp văn hố tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Điện Bàn lần thứ XXIII, nhiệm kỳ
2020-2025;
Chương trình số 09- CTr/TU ngày 01/10/2021 của Thị uỷ về thực hiện
Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 20/7/2021 của Tỉnh uỷ Quảng Nam về phát triển
sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn thị xã giai đoạn 2021 - 2025 và
định hướng đến năm 2030.
VI. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong quá trình Bảo
tồn và phát triển các lĩnh vực văn hố Điện Bàn:
1. Thuận lợi:
Điện Bàn là vùng đất có bề dày về truyền thống văn hóa, có nhiều tài
nguyên văn hóa nằm trong hệ thống di sản văn hóa của khu vực như: Bài chòi,
bả trạo, hát tuồng, dân ca Trung Trung Bộ…
Lãnh đạo của thị xã đặc biệt quan tâm đến văn hóa, đầu tư và tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp văn hóa. Ln qn triệt tinh thần: “Văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững
đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từng bước đồng bộ, tạo điều kiện để
hoạt động văn hóa ngày càng phát triển. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các thành phần kinh tế tham gia hoạt động văn hóa, góp phần thu hút nguồn lực,
huy động được sự tham gia của toàn xã hội chung tay phát triển văn hóa.
Ngành văn hóa đã tham mưu, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội

dung, chương trình, đề án, dự án phát triển các lĩnh vực văn hóa. Thị xã đã ban
hành nhiều văn bản cho công tác bảo tồn và phát triển các lĩnh vực văn hóa.
Các thiết chế văn hóa từ thị xã tới địa phương từng bước được hoàn chỉnh
và ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động, đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn
hóa ngày càng cao và đa dạng của người dân. Nhiều cơng trình văn hóa lớn của
thị xã được đầu tư xây dựng như Bảo tàng, Nhà lưu niệm, Trung tâm VHTT&TT-TH thị xã, các cơng viên, di tích…đã tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức
các hoạt động, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.
5


Các hoạt động văn hóa văn nghệ & lễ hội văn hóa được quan tâm đầu tư,
nâng cao chất lượng. Đã tổ chức và đăng cai tổ chức nhiều hoạt động văn hóa
lớn như: Hội thảo Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ, lễ hội 415 năm
Dinh trấn Thanh Chiêm, lễ hội văn hóa biển Điện Bàn, tổ chức nhiều hoạt động
lễ hội văn hóa tại các địa phương…
2. Khó khăn :
Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa cịn
hạn chế. Việc thực thi nhiều quy định của pháp luật liên quan đến văn hóa cịn
lúng túng nên nhiều quy phạm pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Tư duy về phát triển văn hóa chưa theo kịp sự phát triển của xã hội. Nhận
thức về văn hóa của một số lãnh đạo ngành, địa phương cịn hạn chế, có lúc cịn
xem nhẹ.
Nguồn nhân lực cho sự phát triển văn hóa cịn thiếu về số lượng và các kỹ
năng chun mơn nghiệp vụ. Chưa tạo điều kiện tốt cũng như khuyến khích hỗ
trợ để huy động sức đóng góp của các nhân tài, văn nghệ sĩ…trong lĩnh vực văn
hóa.
Hệ thống các thiết chế và cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa cịn thiếu
đồng bộ, hiệu quả sử dụng ở một vài địa phương còn hạn chế.
Các giá trị văn hóa truyền thống vùng đất Điện Bàn có nguy cơ bị phai
nhạt. Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang đứng trước nguy cơ bị mai

một, hủy hoại do nguồn lực đầu tư để phát triển sự nghiệp văn hóa nêu trên cịn
hạn chế.
Điện Bàn mới bước đầu chuyển đổi tiếp cận với nếp sống văn minh đô
thị, sự phát triển các mặt của đời sống xã hội có những mặt tiêu cực ảnh hưởng
đến mơi trường văn hóa; Văn hóa ứng xử trong gia đình, nhà trường, ở cơng sở,
nơi cơng cộng…có những biểu hiện tiêu cực.
3. Cơ hội:
Trong 05 năm đến, tình hình chung của thế giới, khu vực, đất nước, của
tỉnh dự báo có những diễn biến mới khó lường, cả cơ hội và thách thức đan xen
sẽ tác động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của thị xã nói
chung và văn hóa nói riêng; Với những thành tựu mà thị xã đạt được trong thời
gian qua đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và nhu cầu hưởng thụ văn hóa
tinh thần của nhân dân là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự nghiệp văn hóa phát
triển.
Điện Bàn có vị trí quan trọng, là cửa ngõ phía Bắc Quảng Nam, nằm
trong tâm điểm du lịch của khu vực miền Trung nên có nhiều lợi thế trong cơng
tác giao lưu, hợp tác và phát triển và quảng bá về văn hóa.

6


Khoa học công nghệ, thông tin truyền thông ngày càng phát triển, các cấp
các ngành đang quyết liệt triển khai chuyển đổi số sẽ tạo môi trường thuận lợi để
tổ chức/công dân sáng tạo và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa.
Các giá trị mang tính truyền thống về gia đình, tộc họ, làng xã, văn hóa
nơng thơn trên địa bàn thị xã vẫn đang được đa số cộng đồng dân cư, tộc họ gìn
giữ, tơn trọng và đề cao. Đây chính là cơ hội để hình thành các sản phẩm văn
hóa mang tính chất đặc trưng của vùng đất và con người Điện Bàn nhằm tạo
điều kiện quảng bá, giao lưu, hợp tác phát triển.
4. Thách thức:

Thách thức về nâng cao năng lực quản lý văn hóa trong khi nguồn nhân
lực của ngành văn hóa thị xã cịn thiếu về số lượng và không ổn định.
Thách thức về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các lĩnh
vực văn hóa trong bối cảnh nguồn lực dành cho văn hóa chưa đáp ứng được nhu
cầu, chưa tương xứng với vai trị và vị thế của văn hóa trong quan điểm “vừa là
động lực, vừa là mục tiêu” để phát triển bền vững.
Thách thức trong q trình đơ thị hóa, giữa phát triển và bảo tồn: Điện
Bàn đang trong q trình đơ thị hóa, đời sống nhân dân cũng đang có nhiều thay
đổi. Từ các nhu cầu phát triển hạ tầng đã làm thay đổi cơ bản cảnh quang nơng
thơn đến những thay đổi các thói quen, tập tục trong đời sống cộng đồng. Điều
chỉnh, cân bằng hòa hợp giữa bảo tồn và phát triển để góp phần lưu giữ những
giá trị truyền thống mà không bị lạc hậu hay chậm bước tiến của quá trình phát
triển là thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý và phát triển sự nghiệp
văn hóa.
Thách thức trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
sự bùng nổ về thơng tin truyền thơng đi kèm với làn sóng giao thoa, du nhập văn
hóa với nhiều yếu tố văn hóa mới, có mặt tích cực nhưng cũng có khơng ít tiêu
cực, trong khi trình độ cán bộ và phương tiện kỹ thuật để quản lý những vấn đề
mới này còn hạn chế, dẫn đến sự lúng túng, bị động trong tổ chức thực hiện.
Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, các yếu tố văn hóa, nghệ thuật
truyền thống khó khơi phục được vị thế vốn có trong cuộc sống thường ngày và
trong việc thực hiện các hoạt động văn hóa, chương trình biểu diễn. Mơi trường,
đời sống văn hóa truyền thống trong nhân dân có nguy cơ bị biến dạng, mai một.

7


PHẦN THỨ HAI
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA THỊ XÃ ĐIỆN BÀN
GIAI ĐOẠN 2022-2026

I. Mục tiêu tổng quát:
Bảo tồn và phát triển một số lĩnh vực văn hóa Điện Bàn nhằm góp phần
xây dựng con người Điện Bàn phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ,
đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo. Phát triển các lĩnh vực văn hóa Điện Bàn
gắn với cơng tác bảo tồn, phát huy tinh thần yêu nước cách mạng và các giá trị
văn hố truyền thống, phát huy tính sáng tạo của tồn dân, thu hút nhân tài, trí
thức, văn nghệ sỹ đóng góp vào sự nghiệp phát triển văn hoá của thị xã. Xây
dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá Điện Bàn trên cơ sở các giá trị văn hố
truyền thống và tiếp thu có chọn lọc sự phát triển của các lĩnh vực văn hoá thời
hiện đại, cơng nghệ và hội nhập, góp phần xây dựng thị xã Điện Bàn ngày càng
phát triển theo hướng văn minh và bền vững.
II. Mục tiêu cụ thể :
1. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”:
- Phấn đấu 90% trở lên gia đình, 85% trở lên thôn, thôn phố, 75% trở lên xãphường đạt chuẩn văn hóa, 95% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn
văn hóa. 40% các trục phố chính đơ thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh
đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại III.
2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn thị xã:
- Hồn thành cơng trình địa chí Điện Bàn.
-Thực hiện các hoạt động văn hoá nghệ thuật, xuất bản một số ấn phẩm
văn hố nhân các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá lớn của Thị xã và của tỉnh
trong giai đoạn 2022-2026 (420 năm Dinh trấn Thanh Chiêm – 190 năm Thành
tỉnh Quảng Nam, Festival di sản Quảng Nam năm 2023, Kỷ niệm 60 năm kết
nghĩa Hoằng Hoá – Điện Bàn (1963-2023), Kỷ niệm 50 năm giải phóng Điện
Bàn, Quảng Nam, Đại hội Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2025-2030…)
- Tổ chức các hoạt động lễ kỷ niệm, hội thảo tơn vinh các Danh nhân chí
sĩ Điện Bàn nhân kỷ niệm các năm tròn ngày mất.
- Thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả 20 CLB văn hố dân gian
truyền thống (dân ca, bài chịi, bả trạo, hò khoan đối đáp, tuồng…) trên địa bàn
Thị xã.
- Sưu tầm, thực hiện các cơng trình nghiên cứu khoa học, xuất bản ấn

phẩm về các loại hình văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, hò, vè, truyền thuyết,
truyện cười…), di sản tư liệu (sắc phong, bia ký, gia phả, tộc phả…).
- 100% Trung tâm VH-TT xã, phường; Nhà văn hoá – khu thể thao hoạt
động hiệu quả.

8


- Lập hồ sơ đề nghị công nhận 5-7 di tích cấp tỉnh và phối hợp đề nghị 1-2
di tích cấp quốc gia.
- Hoàn thành Đề án đặt tên đường trên các phường đô thị mới của thị xã đến
năm 2026.
III. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:
1. Tiếp tục triển khai sâu rộng và chú trọng chất lượng phong trào
“Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”:
- Tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động thiết thực trong phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Phát động và tơn vinh điển hình trong
phong trào “Người tốt việc tốt”, “Gia đình văn hóa tiêu biểu”, “Tộc họ văn hóa
tiêu biểu”…. Xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, cơ quan, đơn vị; thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tạo bước chuyển
biến rõ nét trong xây dựng “Tuyến phố văn minh đô thị”, “Nếp sống văn minh
đô thị”...
- Tập trung cơng tác xây dựng gia đình văn hố để gia đình là nơi ni
dưỡng nhân cách con người, lối sống tuân thủ pháp luật, tôn trọng đạo lý “uống
nước nhớ nguồn”; “tương thân tương ái” “đền ơn đáp nghĩa vv.. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức tự nguyện, tự giác của các gia
đình trong xây dựng “Gia đình văn hóa”. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư cho
các thiết chế văn hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sinh hoạt và
hưởng thụ các giá trị văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Nhân rộng, nâng cao
chất lượng các CLB gia đình phát triển bền vững.

- Tổ chức các đợt phát động, hoạt động cụ thể, xây dựng điểm một số
tuyến phố văn minh (quy định về treo, đặt bản hiệu, vạch kẻ lề đường, cây xanh,
vệ sinh môi trường…) để đẩy mạnh công tác xây dựng tuyến phố văn minh đô
thị và xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hố. Tăng cường cơng tác
kiểm tra, quản lý các nội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ, quảng cáo, lấn
chiếm vỉa hè, lòng đường, vệ sinh mơi trường và cây xanh đơ thị.
- Định kì hằng năm có tổ chức kiểm tra, đánh giá và tổng kết phong trào.
Đảm bảo mức chi và các hình thức cơng nhận, khen thưởng hằng năm cho
phong trào Tồn dân đồn kết xây dựng ĐSVH của thị xã theo thơng tư liên tịch
giữa Bộ VHTTDL và Bộ Tài chính số 144/2014/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày
30 tháng 9 năm 2014.
- Tổng kinh phí phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” 1.200 triệu đồng (Chi tiết phụ lục 2A)
2. Đầu tư có trọng điểm các cơng trình, thiết chế văn hố theo hướng
phát triển đơ thị Điện Bàn hiện đại, văn minh:
2.1. Các cơng trình văn hóa, hệ thống tuyên truyền của thị xã:

9


- Hồn thành xây dựng các cơng trình văn hóa tiêu biểu: Vườn tượng
danh nhân Điện Bàn, Công viên Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ. Đề
xuất bổ sung danh mục đầu tư mới: Phục chế cổng thành thuộc di tích Thành
tỉnh Quảng Nam tại khu vực Trung tâm hành chính thị xã.
- Xây dựng biểu trưng (logo) Điện Bàn.
- Đầu tư các sân khấu ngồi trời, các khơng gian nghệ thuật cộng đồng
mang dấu ấn văn hóa Điện Bàn kết hợp với yếu tố kiến trúc hiện đại trong các
khu công viên, tiểu công viên, bãi biển, các khu quảng trường công cộng (theo
quy hoạch chung công viên Điện Bàn)…
- Đầu tư mới hệ thống trụ tên đường gắn với bảng tóm tắt tiểu sử các danh

nhân được đặt tên cho các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, ĐH và các tuyến đường
trên thị xã với mục đích tuyên truyền, giáo dục truyền thống, vừa đảm bảo mỹ
thuật, kỹ thuật, văn minh đô thị.
- Tiếp tục thực hiện hệ thống pano, cổng chào tuyên truyền, cổ động trực
quan trên địa bàn thị xã với kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với các cơng
trình văn hóa đã được đầu tư xây dựng thông qua công tác bàn giao quản lý trực
tiếp cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường. Hằng năm có báo cáo đánh
giá tổng kết, đề xuất các nội dung, hạng mục trùng tu bảo quản.
*Các danh mục đầu tư chỉ đưa danh mục và ưu tiên năm thực hiện chứ
không xây dựng kinh phí. Khi có danh mục đầu tư, các cơ quan đơn vị chủ
đầu tư sẽ xây dựng báo cáo đề xuất dự toán cụ thể cho từng danh mục.
2.2. Thiết chế văn hóa cơ sở:
Tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất thiết chế Văn hóa cơ sở kết
hợp với nâng cao chất lượng hoạt động để đảm bảo các tiêu chí thị xã nơng thơn
mới kiểu mẫu và đô thị loại 3:
- Hỗ trợ xây mới 02 nhà văn hố: Nhà văn hố thơn Hạ Nông Đông xã
Điện Phước đã sử dụng thành khu cách ly của Thị xã và Nhà văn hoá khối phố
3, phường Vĩnh Điện (nằm trên khu vực đường dẫn vào đường ven hồ đang xây
dựng).
- Hỗ trợ xây 8 phòng chức năng trung tâm văn hóa - thể thao xã, phường.
- Hỗ trợ nâng cấp 28 nhà văn hóa thơn, khối phố khơng đủ diện tích hoạt
động và xuống cấp.
- Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị bên trong nhà văn hóa 140 thơn, khối phố
như: âm thanh, bàn ghế, thiết bị CNTT….
- Huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư nâng cấp các thiết chế văn
hóa. Xã hội hoá đầu tư các thiết chế văn hoá thể thao ngoài trời tạo điều kiện

10



hoạt động vui chơi, giải trí bên ngồi các nhà văn hố, trung tâm VHTT xã
phường.
- Tổng kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp thiết chế văn hóa cơ sở là:
13.200 triệu đồng (Chi tiết phụ lục 1A)
3. Công tác bảo tàng, nhà lưu niệm:
3.1. Nhà bảo tàng Điện Bàn:
- Ứng dụng công nghệ số để xây dựng bảo tàng thị xã trở thành bảo tàng
thông minh: Đầu tư hệ thống màn hình điện tử giới thiệu về lịch sử văn hóa Điện
Bàn, radio tự động thuyết minh, video âm nhạc về đất và người Điện Bàn…tại các
phòng trưng bày trong nhà bảo tàng và các nhà lưu niệm.
- Đầu tư chuyên sâu hoạt động nhà bảo tàng thị xã để xây dựng nơi đây
thành trung tâm văn hóa lịch sử của thị xã, là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa lịch sử truyền thống, là điểm đến đầu tiên trong các hoạt động sự kiện
cũng như cơng tác giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương Điện Bàn.
- Định kỳ thực hiện công tác bảo quản, kiểm kê hiện vật theo phương pháp
khoa học, kỹ thuật chuyên môn.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho các trường học trên địa bàn để
giới thiệu, tham quan, nghiên cứu các di tích lịch sử địa phương, Bảo tàng Điện
Bàn, các nhà lưu niệm…
- Tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, trưng bày tại một số bảo
tàng trong khu vực, trong nước nâng cao chất lượng hoạt động của bảo tàng thị
xã.
3.2. Hệ thống các nhà lưu niệm trên địa bàn thị xã:
3.2.1. Nhà lưu niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi:
- Tiếp tục công tác sưu tầm hiện vật, bảo quản, phục chế các hiện vật
trưng bày bên trong nhà lưu niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi.
- Phối hợp với các hội, đoàn thể, trường học để tổ chức các hoạt động
ngoại khóa, thi tìm hiểu, giao lưu tại nhà lưu niệm.
- Đầu tư hệ thống thuyết minh tự động và wifi công cộng trong khuôn

viên nhà lưu niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi.
3.2.2. Khu lưu niệm Tổng đốc Hồng Diệu:
- Có kế hoạch định kỳ để tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống yêu
nước cho thế hệ trẻ tại các điểm khu lưu niệm Tổng đốc Hoàng Diệu.
- Tổ chức sưu tầm và phục chế một số hiện vật của Tổng đốc Hoàng Diệu
tại Bảo tàng ở TP Hồ Chí Minh và các bảo tàng tại Hà Nội. Đầu tư hệ thống
thuyết minh tự động và wifi công cộng trong khuôn viên khu lưu niệm Tổng đốc
Hoàng Diệu.
11


- Định kỳ hỗ trợ hằng năm cho gia tộc hoặc UBND xã Điện Quang trong
công tác bảo vệ, thuyết minh phục vụ khách tham quan.
- Liên kết để xây dựng nơi đây thành điểm đến gắn với lễ hội Thanh Minh
Điện Quang, góp phần phát triển du lịch khi các tour du lịch Gị Nổi và cầu bến
phà Ơng Đốc bắc qua sơng Thu Bồn hình thành.
3.2.3. Khu lưu niệm chí sĩ Trần Cao Vân:
- Khu lưu niệm chí sĩ Trần Cao Vân tại thôn Phú Đông, xã Điện Quang,
Thị xã Điện Bàn là một địa điểm lịch sử văn hóa giáo dục lịng u nước, tinh
thần hiếu học cho mọi thế hệ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn
đến khu lưu niệm để giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học cho
thế hệ trẻ.
- Liên kết để xây dựng nơi đây thành điểm đến gắn với Lễ hội Thanh
Minh Điện Quang, góp phần phát triển du lịch khi các tour du lịch Gò Nổi và
cầu bến phà Ơng Đốc bắc qua sơng Thu Bồn hình thành.
3.2.4. Khu cơng viên Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ Quốc ngữ và các
khu tưởng niệm khác trong các cơng viên văn hóa lịch sử:
- Sau khi khu cơng viên Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ hình
thành (cũng như các cơng viên văn hóa lịch sử khác theo danh mục đầu tư công
đến năm 2025: CV Mẹ Thứ, CV trung tâm Thị xã, Tượng đài Dũng sĩ Điện

Ngọc…), tổ chức thực hiện tốt công tác trưng bày, phục vụ nghiên cứu và tham
quan theo các chuyên đề của từng công viên. Đầu tư hệ thống thuyết minh tự
động và wifi công cộng trong công viên. Đặc biệt, khu công viên dinh trấn
Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ sẽ là trung tâm tổ chức hoạt động lễ hội, văn hóa,
làng nghề nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống gắn kết phát triển
du lịch.
4. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, di sản văn hóa:
4.1. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích:
- Bố trí đủ nguồn kinh phí đối ứng trong công tác trùng tu bảo tồn di tích
đến năm 2025 và nguồn kinh phí trùng tu cho cả các di tích khơng nằm trong
danh mục đầu tư của tỉnh (khi đề án của tỉnh được ban hành)
- Tăng cường cơng tác xã hội hóa đầu tư tơn tạo và bảo vệ di tích thơng
qua các hoạt động của các hội, đoàn thể, trường học. Phối hợp tổ chức các tiết
học ngoại khóa của học sinh các cấp học tại bảo tàng, nhà lưu niệm, di tích, vận
động học sinh tham gia vệ sinh tơn tạo di tích để nâng cao công tác giáo dục
truyền thống cho thế hệ trẻ trên địa bàn thị xã.
- Thực hiện công tác xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận và nâng mức
cơng nhận cho các di tích. Trung bình mỗi năm có từ 1-2 di tích được tỉnh cơng
nhận. Trong 05 năm đến, phối hợp để hoàn thiện hồ sơ và đề nghị Bộ VHTTDL
cơng nhận di tích quốc gia cho các di tích: Tượng đài chiến thắng Bồ Bồ, mộ
12


Phạm Phú Thứ, thành tỉnh La Qua-Quảng Nam. Sau khi cơng trình cơng viên
Dinh trấn Thanh Chiêm hồn thành tiếp tục phối hợp tỉnh xây dựng hồ sơ đề nghị
công nhận di tích quốc gia đặc biệt.
- Hỗ trợ kinh phí định kỳ cho các điểm di tích có khơng gian mở và rộng
lớn để vệ sinh định kỳ, bảo vệ và trùng tu như: Tháp Bằng An, Tượng đài chiến
thắng Bồ Bồ, tượng đài AHLS Nguyễn Văn Trỗi..
- Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành văn hoá, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hoá,
chuyển tải các nội dung về giáo dục truyền thống lịch sử, di sản văn hoá Điện
Bàn lên khơng gian mạng.
- Tổng kinh phí hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử là: 4.740 triệu đồng
(Chi tiết phụ lục 2C)
4.2. Bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể:
4.2.1. Bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian:
- Xây dựng các CLB văn nghệ, tổ chức tập huấn chun mơn các loại
hình đàn hát dân ca, bài chòi, bả trạo, tuồng, hò khoan đối đáp. Đến năm 2026 ít
nhất mỗi xã, phường có 1-2 CLB văn hóa văn nghệ dân gian.
- Phối hợp đưa các nội dung nghệ thuật biểu diễn dân gian vào chương
trình dạy nhạc ở các trường học, trong sinh hoạt của Đoàn thanh niên.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các CLB chuyên môn, nghệ nhân về nghệ thuật
biểu diễn dân gian hoạt động. Phối hợp với các doanh nghiệp, các điểm du lịch
để đưa hoạt động nghệ thuật biểu diễn dân gian thành một dịch vụ du lịch. Phấn
đấu có từ 2-3 CLB chuyên ngành tham gia các hoạt động biểu diễn phục vụ du
lịch.
4.2.2. Bảo tồn nguồn di sản tư liệu, các giá trị văn hóa nơng thôn, làng
xã:
- Tổ chức sưu tầm, dịch thuật, dập bản và có kế hoạch bảo tồn nguồn di
sản tư liệu tại các địa điểm di tích gốc, các văn bia, sắc phong, gia phả, tộc
phả…tại các đình làng, miếu, nhà thờ, tộc họ và tổ chức trưng bày phục vụ
nghiên cứu tại Nhà bảo tàng.
- Giữ gìn, tơn tạo các giá trị văn hóa nơng thơn, làng xã bằng nhiều hình
thức như: Thống kê danh mục bảo vệ các thiết chế văn hóa nơng thơn, làng xã
truyền thống (miếu mạo, đình chùa, nhà thờ…) Tạo điều kiện để cộng đồng dân
cư giữ gìn, tơn tạo các thiết chế văn hóa làng xã (chưa phải là di tích) như giếng
cổ, cổng làng, miếu, nhà cổ…Tổ chức sưu tầm hiện vật cổ có giá trị 100 năm
tuổi trở lên về đời sống nơng thơn, sản xuất nơng nghiệp, phong tục tập
qn…để hình thành một khu trưng bày chuyên đề tại nhà bảo tàng. Thực hiện

các nghiên cứu, cơng trình khoa học, xuất bản ấn phẩm về di sản tư liệu, làng xã
Điện Bàn.

13


4.2.3. Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa các làng nghề truyền
thống:
- Điện Bàn có 6/12 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề
truyền thống. Bên cạnh các công tác hỗ trợ, phát triển sản xuất, duy trì hoạt động
các làng nghề truyền thống, cần chú trọng công tác bảo tồn những giá trị văn hóa
truyền thống của các làng nghề như: Bảo lưu tên các làng nghề truyền thống gắn
với đăng ký thương hiệu các làng nghề. Sưu tầm, xây dựng các câu chuyện liên
quan đến việc hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống. Sưu tầm các
dụng cụ sản xuất truyền thống gắn với quy trình sản xuất để tổ chức thành điểm
trưng bày tại các cơ sở làng nghề và phòng trưng bày chuyên đề tại bảo tàng
nhằm giáo dục, phát huy truyền thống làng nghề và gắn với phát triển du lịch.
- Phối hợp tổ chức các cuộc thi, trưng bày sản phẩm hằng năm gắn với lễ
hội làng nghề, tham gia hội chợ quảng bá sản phẩm làng nghề trong và ngoài
tỉnh.
- Tuyên truyền quảng bá làng nghề thơng qua các hình thức: xây dựng các
phim tài liệu làng nghề, tập sách ảnh, phát hành ấn phẩm văn học chuyên đề về
làng nghề.
5. Công tác quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp các lĩnh vực văn
hóa:
5.1. Quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa :
- Quản lý tốt các dịch vụ văn hóa, thực hiện tốt công tác ủy quyền cấp
phép hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, thông báo sản phẩm quảng cáo đối
với hình thức băng rơn, phướn (kể cả tun truyền nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
xã hội của các cơ quan, tổ chức với hình thức băng rơn, phướn - là loại hình

quảng cáo khơng sinh lời);
- Thường xun tổ chức các đợt kiểm tra cũng như có những biện pháp hỗ
trợ để nâng cao tính tự quản trong các hoạt động dịch vụ văn hóa ở cơ sở, chấn
chỉnh, xử lý nghiêm những sai phạm theo thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý dịch
vụ văn hóa.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung,
các quy định về kinh doanh dịch vụ văn hóa nói riêng
- Tăng cường cơng tác cải cách hành chính, nhất là việc cấp phép hoạt động
kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa.
5.2. Tổ chức xuất bản, thực hiện các ấn phẩm văn hóa :
- Quản lý tốt cơng tác thơng tin truyền thơng, báo chí xuất bản trên địa
bàn Thị xã.
- Nâng cao chất lượng hoạt động cổng thông tin điện tử của thị xã.
- Hồn thành xuất bản Địa chí Điện Bàn và một số ấn phẩm văn hố nhân
các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hố của thị xã. Duy trì việc xuất bản Đặc san
Xuân Điện Bàn hằng năm.
14


- Tổng kinh phí hoạt động báo chí, xuất bản và thực hiện các hoạt động
văn hóa, ấn phẩm văn hóa là: 12.500 triệu đồng (Chi tiết phụ lục 2D)
5.3. Hoạt động sự nghiệp các lĩnh vực văn hóa:
5.3.1. Phong trào văn hóa văn nghệ:
- Đội thơng tin lưu động thị xã từng bước hoạt động chuyên nghiệp, đảm
bảo tổ chức tốt các hoạt động văn hoá văn nghệ tại thị xã và hỗ trợ hoạt động tại cơ
sở.
- Tăng cường các hoạt động văn hóa văn nghệ tại các khu văn hóa cơng
cộng (các cơng viên văn hóa, các điểm du lịch trên địa bàn thị xã). Duy trì và
phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng tại các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp…thông qua tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan…

- Phát triển phong trào văn hóa văn nghệ tại cơ sở, nhất là các hoạt động
văn nghệ dân gian.
- Nâng cao chất lượng hoạt động các Câu lạc bộ (CLB) đàn hát dân ca,
CLB văn nghệ theo nhóm sở thích ở cơ sở. Gắn kết các hoạt động văn hóa văn
nghệ dân gian tại các điểm phát triển du lịch tại các địa phương.
- Bảo tồn, khơi phục, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống của
địa phương như: nghệ thuật hát bả trạo, hơ hát bài chịi, tuồng…thơng qua
chương trình tập huấn và biểu diễn. Biên tập, đưa các trò chơi dân gian và loại
hình nghệ thuật hát dân ca vào các trường Tiểu học, THCS, THPT trong thị xã;
5.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, phòng đọc sách:
- Đầu tư xây dựng mới thư viện thị xã, phát triển thư viện điện tử, duy trì
hoạt động thường xuyên và có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động phong phú để
lôi cuốn ngày càng nhiều các tầng lớp nhân dân đến với thư viện.
- Đẩy mạnh văn hoá đọc trong tồn xã hội, hỗ trợ Trung tâm Văn hóa - Thể
thao cấp xã xây dựng phòng đọc sách, tủ sách theo các nội dung tiêu chí quy
định của Bộ VHTTDL. Thực hiện tốt công tác luân chuyển tài liệu, sách báo về
cơ sở.
- Tổng kinh phí hoạt động văn hóa văn nghệ là: 2.800 triệu đồng (Chi tiết
phụ lục 2F)
6. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và tham mưu cơng tác văn hố:
- Phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực
văn hóa có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ từ thị xã đến cơ sở.
- Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa ở các
cấp để có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù
hợp với tình hình của từng địa phương, đơn vị. Quy hoạch để có đội ngũ người
làm văn hố có tâm huyết, có chun mơn sâu nhằm đảm bảo nguồn cán bộ kế
cận lâu dài cho phát triển sự nghiệp văn hoá của thị xã.

15



- Có kế hoạch hỗ trợ các tài năng về văn hố nghệ thuật, những người hoạt
động chun mơn đặc thù như: sáng tác kịch bản sân khấu, các văn nghệ sỹ, các
nghệ nhân nắm giữ và có cơng trao truyền, phổ biến làng nghề truyền thống, văn
hoá vật thể và phi vật thể.
- Tổng kinh phí phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và tham mưu công tác
văn hoá là: 400 triệu đồng (Chi tiết phụ lục 2E)
IV. Giải pháp về tài chính:
- Nguồn kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước và các nguồn
kinh phí hợp pháp khác. Tổng nguồn kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 20222026 là: 42.840 triệu đồng (Chi tiết phụ lục 3), trong đó phân kỳ cụ thể các
năm:
-Năm 2022: 11.760 triệu đồng
-Năm 2023: 9.919 triệu đồng
-Năm 2024: 10. 910 triệu đồng
-Năm 2025: 10.260 triệu đồng
- Việc đầu tư nguồn kinh phí để phát triển sự nghiệp văn hoá là rất cần
thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, Thị xã Điện Bàn đang tập trung nguồn
lực đầu tư xây dựng đơ thị loại III. Vì vậy, trường hợp cần điều chỉnh quy mô
cũng như phân kỳ đầu tư các ngành cần kịp thời tham mưu UBND thị xã trình
HĐND thị xã cho ý kiến về việc điều chỉnh, bổ sung theo quy định.

16


PHẦN THỨ BA
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phịng Văn hóa và Thông tin thị xã:
- Tham mưu ban hành kế hoạch triển khai đề án từng năm, sơ kết 3 năm
thực hiện đề án, tổng kết 5 năm giai đoạn 2022-2026.

- Xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp để thực hiện nội dung đề án
cụ thể theo từng năm, định kỳ sơ kết, tổng kết 5 năm thực hiện đề án, tham mưu
giải pháp tiếp tục thực hiện đề án.
- Tham mưu UBND thị xã và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
các nội dung, nhiệm vụ ngành như: Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa, quản lý về tun truyền, cơng nghệ thơng tin, báo chí xuất bản,
cơng tác bảo tồn bảo tàng, di tích, các hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động
kinh doanh dịch vụ văn hố...
- Tham mưu cơng tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, quản lý nhà nước
đối với các tổ chức tập thể, tư nhân, CLB chuyên ngành về hoạt động, khai thác
các lĩnh vực văn hóa, gia đình, quảng cáo...
- Quản lý cơng tác đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở. Hướng dẫn cơ
sở thực hiện có hiệu quả nguồn vốn đầu tư Nhà nước. Quản lý, hướng dẫn hoạt
động khai thác và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở.
- Phối hợp với UBND các xã, phường quản lý, chỉ đạo các hoạt động văn
hóa trên địa bàn toàn thị xã. Quản lý mhà nước các hoạt động chức năng của
Trung tâm VH-TT các xã, phường.
2. Trung tâm VHTT & TT-TH thị xã:
- Căn cứ các nội dung đề án được phê duyệt, xây dựng các kế hoạch hoạt
động chuyên môn và tổ chức thực hiện cụ thể theo từng năm.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng tin, bài, phóng sự biểu
dương, nhân rộng các điển hình trong cơng tác bảo tồn phát triển các lĩnh vực
văn hóa Thị xã Điện Bàn giai đoạn 2022-2026.
- Hướng dẫn và hỗ trợ hoạt động chuyên môn Trung tâm VH-TT cấp xã,
các CLB và trường học trên địa bàn thị xã.
3. Phịng Tài chính – Kế hoạch thị xã:
Tham mưu UBND thị xã đảm bảo nguồn ngân sách, ưu tiên các nguồn
vốn cho đề án bảo tồn phát triển các lĩnh vực văn hóa thị xã Điện Bàn giai đoạn
2022-2026.
4. Ban quản lý đầu tư xây dựng các cơng trình thị xã:

Thực hiện cơng tác xây dựng các cơng trình, cơ sở vật chất ngành văn hóa
theo phân công của UBND thị xã.

17


5. Phịng Tài ngun - Mơi trường thị xã:
Phối hợp với UBND các xã, phường trong quy hoạch đất đai xây dựng
các cơ sở, thiết chế văn hóa. Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chuyển dịch
các loại đất sang khai thác, phát triển các cơng trình văn hóa, các khu vui chơi
giải trí, các điểm khai thác du lịch.
6. Phòng Kinh tế thị xã:
- Phối hợp với Phòng VH&TT thị xã tham mưu UBND thị xã triển khai
thực hiện Chương trình phối hợp số 01/CTPH-BNN&PTNT–BVHTTDL ngày
20/11/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và Kế hoạch số 1938/KH-UBND ngày 8/4/2021 của UBND tỉnh
Quảng Nam về xây dựng đời sống văn hóa, phát triển du lịch nơng thơn, giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mới giai đoạn 2021-2025
7. Phịng Quản lý đơ thị thị xã:
- Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quy hoạch và phát triển các cơng
trình văn hóa, khơng gian văn hóa công cộng.
- Tổ chức và phối hợp thực hiện trong công tác tuyên truyền trực quan
điện tử (cổng chào, đèn led trang trí ở các tuyến đường, bảng led, pano...)
- Tăng cường công tác tham mưu, tổ chức thực hiện xây dựng tuyến phố
văn minh, đô thị văn minh.
- Phối hợp trong công tác xây dựng đề án đặt tên đường, đầu tư các trụ tên
đường.
8. Phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã:
- Triển khai có hiệu quả cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa

truyền thống vào trường học.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tham quan bảo tàng, nhà lưu niệm, di
tích trên địa bàn thị xã.
- Tiếp tục thực hiện công tác tổ chức cho trường học chăm sóc di tích theo
địa bàn các xã, phường.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thị xã và các đoàn thể:
- Phối hợp chặt chẽ để tiếp tục phát triển phong trào Toàn dân đoàn kết
xây dựng ĐSVH ngày càng nâng cao về chất lượng. Tuyên truyền, huy động
nguồn lực để xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở lành mạnh, góp phần củng cố khối đồn kết dân tộc.
- Phối hợp trong công tác tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá
trị văn hóa lịch sử và lễ hội.
18


10. Ủy ban nhân dân các xã, phường:
- Căn cứ nội dung đề án và các kế hoạch triển khai hằng năm, quản lý và
tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát triển các lĩnh vực văn hóa trên địa bàn xã,
phường.
- Cân đối, bố trí nguồn ngân sách đảm bảo cho các nội dung liên quan
trong đề án bảo tồn và phát triển các lĩnh vực văn hóa. Có chính sách xã hội hóa,
huy động các nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa và hoạt
động văn hóa.
- Bố trí cán bộ văn hóa thơng tin đủ và đúng theo chun mơn.
Trên đây là đề án phát triển các lĩnh vực văn hóa thị xã Điện Bàn giai
đoạn 2022-2026 của UBND thị xã Điện Bàn. Đề nghị các cơ quan, đơn vị,
UBND các xã, phường triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- TT HĐND thị xã;
- Các đại biểu HĐND thị xã;

- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Người ký: Ủy ban Nhân dân
thị xã Điện Bàn
Email:

Cơ quan: Tỉnh Quảng Nam
Thời gian ký: 31.12.2021
09:25:33 +07:00

Nguyễn Thị Thúy Hằng

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×