Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

03-cd-ubnd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.49 KB, 3 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK

Số: 03

/CĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đắk Lắk, ngày 27 tháng 10

năm 2020

CÔNG ĐIỆN
Về việc tập trung ứng phó bão Molave (bão số 9) và mưa lũ
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK điện:
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk;
- Cơng ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi Đắk Lắk;
- Công ty Thủy điện Buôn Kuốp;
- Các Công ty TNHH MTV cà phê và các đơn vị, cá nhân quản lý
cơng trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh.
Theo Bản tin Dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh về tin bão khẩn
cấp cơn bão số 9, hồi 07 giờ ngày 27/10/2020, vị trí tâm bão ở khoảng 13,5 độ
Vĩ Bắc; 114,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 230km về phía Bắc
Đơng Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135165km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên
khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở


lên khoảng 150km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi
giờ đi được 20-25km. Đến 07 giờ ngày 28/10/2020, vị trí tâm bão ở 14,8 độ Vĩ
Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức
gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16.
Thực hiện Công điện số 31/CĐ-TW, lúc 19h30 ngày 26/10/2020 của
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban quốc gia ứng phó sự
cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn điện Ban Chỉ huy Phịng chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Theo đó, bão số 9 là cơn bão
có cường độ rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, di chuyển nhanh. Sau khi đổ bộ
vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên, bão tiếp tục đi vào khu vực Tây Nguyên
với sức gió mạnh, khả năng gây mưa lớn, lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Đến 16h
ngày 28/10/2020, tâm bão ở trên khu vực Tây Nguyên với sức gió cấp 8, giật
cấp 10 và gây mưa lớn với lượng mưa từ 100-200mm. Để chủ động ứng phó với
bão, mưa, lũ. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương và
các đơn vị quản lý hồ chứa khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công
văn số 5712/UBND-NNMT ngày 03/7/2020 về tăng cường cơng tác phịng
2


chống thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2020.
2. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk tiếp tục theo dõi diễn biến của
cơn bão số 9, dự báo và cung cấp thông tin kịp thời về diễn biến của bão, mưa,
lũ để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời, để nhân dân biết, chủ động
phòng, tránh.
3. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk: Thường xuyên cập
nhật về diễn biến của bão và mưa lũ; tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin
trên các phương tiện thơng tin đại chúng để các cấp chính quyền, các tổ chức, cá
nhân và người dân biết, chủ động phịng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do

bão, lũ.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến
bão, mưa lũ và căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương, chủ động chỉ đạo
các trường cho học sinh nghỉ học trong những ngày bão, mưa lũ ảnh hưởng đến
địa bàn tỉnh và bố trí học bù vào thời gian thích hợp.
5. Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ
được giao có trách nhiệm tổ chức trực ban, chủ động ứng phó bão, mưa lũ đối
với từng cơ quan, đơn vị.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai phương án
ứng phó thiên tai đã được phê duyệt, trong đó cần tập trung thực hiện một số nội
dung sau:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 9 và mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất
để triển khai ngay các lực lượng cứu hộ ứng phó theo phương châm “bốn tại
chỗ”; rà soát, cập nhật kịch bản, phương án, kế hoạch để chủ động ứng phó với
tình huống thiên tai nguy hiểm như bão, mưa lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất.
- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, gia cố bảo
vệ cơng trình, chặt tỉa cành cây … để hạn chế thiệt hại do mưa, bão; kiểm tra, rà
soát ngay các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các
đơn vị; kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu
vực nguy hiểm, nhất là những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ
quét, vùng ngập lụt sâu, chia cắt để bảo đảm an tồn tính mạng, tài sản của nhân
dân và Nhà nước.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn cử lực lượng chốt chặn không cho
người dân qua lại các cầu, ngầm tràn, sơng, suối khi có bão, mưa lũ; đồng thời,
khơng cho các phương tiện phà, đị trên các sơng, suối hoạt động khi có mưa, lũ.
- Chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước uống và sẵn sàng triển khai các
lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn theo phương châm “4 tại
chỗ” để chủ động đối phó với mưa, lũ lớn, ngập lụt, chia cắt kéo dài nhiều ngày.
7. Chủ đập Hồ chứa thủy lợi, thủy điện:
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công

văn số 3220/UBND-NNMT ngày 15/4/2020 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị
số 1786/CT-BNN-TCTL ngày 10/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc tăng cường cơng tác bảo đảm an tồn cơng trình thủy lợi trong
3


mùa mưa, lũ năm 2020; Công văn số 5691/UBND-NNMT ngày 02/7/2020 về
việc triển khai thực hiện Công điện số 3658/CĐ-BNN-TCTL ngày 01/6/2020
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản
lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi năm 2020.
- Kiểm tra, rà soát các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, sẵn sàng phương án
đảm bảo an toàn hệ thống hồ chứa; nhất là các cơng trình đang bị hư hỏng, đang
thi công, các hồ chứa thủy điện, thủy lợi xung yếu; đồng thời, bố trí đủ lực
lượng trực tại cơng trình, chủ động vận hành đón lũ, đảm bảo an tồn cơng trình
và hạ du.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương rà sốt ngay
các vùng ở hạ du hồ chứa tập trung đơng dân cư, có nguy cơ ngập lụt, chuẩn bị
phương án cảnh báo cho nhân dân biết để sẵn sàng ứng phó khi mưa lũ xảy ra;
thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về mực nước, lưu lượng nước đến hồ
và các bản tin dự báo để vận hành, điều tiết hồ chứa cho phù hợp với tình hình
thực tế và theo đúng quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt.
8. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình
hình ảnh hưởng, thiệt hại thiên tai về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để theo
dõi, chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận:

CHỦ TỊCH

- Như trên;
- Ban Chỉ đạo TƯ về PCTT (b/c) ;

- UBQG ƯPSCTT & TKCN (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Tổng cục PCTT (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Các phòng: NN&MT, TH;
- Lưu: VT, NN&MT (Đg-20b).

Phạm Ngọc Nghị

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×