Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 89 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức nhất là
trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Với xu thế toàn cầu hóa, tạo cho
tất cả các doanh nghiệp một sân chơi mới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ. Trong bối cảnh mới việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng trở
nên gay gắt và là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Để tồn tại
và phát triển, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong
ngành xây lắp nói riêng phải nỗ lực khai thác các cơ hội kinh doanh một cách có
hiệu quả nhất. Để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nên nhà nước sử
dụng đấu thầu để chọn ra đơn vị thi công thích hợp nhất để thi công công trình.
Trong hoạt động xây lắp đều dùng hình thức đấu thầu để chọn ra nhà thầu vì vậy
hầu hết các doanh nghiệp xấy lắp đều tham gia đấu thầu và nỗ lực để trúng thầu.
Hình thức đấu thầu ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nước ta theo Luật đấu
thầu. Tuy nhiên trong hoạt động đấu thầu còn rất nhiều bất cập chính vì vậy đứng
dưới góc độ một sinh viên em muốn nghiên cứu khả năng cạnh tranh của chính bản
thân công ty trong hoạt động đấu thầu hiện nay.
Công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện là một trong số rất nhiều công ty
hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các đường dây trạm điện cho các công trình. Trong
môi trường kinh tế mở như hiện nay, để có lợi nhuận doanh nghiệp buộc phải có
những hình thức phương pháp cạnh tranh với đối thủ. Để trúng thấu, được quyền thi
công các công trình thì nhà thầu phải đảm bảo, có đủ khả năng đáp ứng những yêu
cầu của chủ đầu tư. Hiện có rất nhiều công ty tham gia đấu thầu, để thắng thầu công
ty phải có những chuẩn bị kỹ càng, phải nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính,
máy móc thiết bị, năng lực nhân sự… thì khả năng thắng thầu càng cao. Sau một
thời gian thực tập ở đây em đã tìm hiểu và nhận thấy mức độ cấp thiết của việc tăng
cường khả năng cạnh tranh trong đấu thầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Vì vậy em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong
đấu thầu ở công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện”.
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B


1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề của công ty
Trước đây công ty thuộc bộ Xây dựng (là một công ty nhà nước). Do vậy
chưa thực sự chú trọng đến việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh. Hầu hết các dự án
đều do bộ xây dựng trực tiếp đưa xuống, hoặc do nhà nước trực tiếp nhường quyền
thi công mà không phải thông qua đấu thầu, hoặc có thông qua nhưng chỉ là hình
thức. Tuy nhiên mấy năm gần đây, từ năm 2004 công ty cổ phần hóa toàn phần,
chính thức trở thành một doanh nghiệp thì Công ty cũng đã có sự thay đổi rõ rệt
trong cơ cấu quản lý. Doanh nghiệp đã lập ra một phòng ban chuyên đi nghiên cứu,
dự thảo để tham gia đấu thấu. Phòng này có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu thị
trường rồi từ đó dự thảo, lập hồ sơ mời thầu, nộp cho Ban quản lý có trách nhiệm đi
dự mở thầu.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề về công tác đầu thầu ở công ty cổ phần
lắp máy và xây dựng điện là góp phần làm rõ công tác đấu thầu và những nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu từ đó đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao khả
năng đấu thầu trong công ty.
Ngoài ra chuyên đề còn nhằm mục đích đánh giá đúng thực trang, kết quả và
nguyên nhân của hoạt động dự thầu của công ty.
Trên cơ sở đánh giá các thực trạng đó, chuyên đề sẽ đề xuất một số biện
pháp để nâng cảo hiệu quả dự thầư của công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề đi sâu vào phân tích và nghiên cứu quá
trình thực hiện và vận dựng các quy định đấu thầu ở công ty Cổ phần lắp máy và
Xây dựng Điện. Thông qua nghiên cứu để đưa ra một số giải pháp tăng cường khả
năng canh tranh của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong chuyên đề này em chỉ nghiên cứu quá trình
tham gia đấu thầu và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn cho hoạt động này
ở công ty.

Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề này được nghiên cứu dựa trên phương pháp thu thập tài
liệu, thông kê, quan sát, sửu dụng phương pháp so sánh, thông kê, khảo sát… để từ
đó phân tích, đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần
lắp máy và Xây dựng Điện.
6. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo chuyên đề được
chia làm 3 chương:
Chương I: Công ty Cổ phần lắp máy và Xây dựng điện, Sự cần thiết
phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty.
Chương II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu
Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động
đấu thầu
Do khả năng và thời gian có hạn nên bài viết của em còn có nhiều sai sót do
vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và những người quan
tâm đến chuyên đề này góp ý để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Nhờ sự
hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của GS. TS Nguyễn Đình Phan và các cán bộ trong
công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này, đặc biệt là phòng tổ
chức lao động. Em xin chân thành cảm ơn thầy và tập thể công ty.
Hà Nội tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Trần Thị Thanh Hà
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I:
CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY VÀ XÂY DỰNG ĐIỆN, SỰ CẦN

THIẾT PHẢI NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU
THẦU CỦA CÔNG TY.
I. Quá trình ra đời và phát triển Công ty
1. Giới thiệu về Công ty
Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện là một trong những đơn vì của
ngành xây lắp. Lúc mới thành lập là một đơn vị chuyên lắp ráp các công trình
đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp 500kV. Sau này công ty còn chế tạo, giá
công sản xuất các sản phầm cơ khí như: Cột thép, xà thép và dàn trạm biến áp để
phục vụ cho các công trình. Kể từ ngày 14/11/1989 Xí nghiệp cơ khi điện công ty
xây lắp điện 1 được thành lập và sau 20 phát triển công ty đã đóng góp những thành
tựu đáng kể trong ngành điện Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói
riêng.
Trước đây, Công ty Cổ phần Lắp mày và Xây dựng điện là một doanh
nghiệp nhà nước nhưng từ năm 2004 công ty đã chính thức cổ phần hóa toàn phần
và trở thành một doanh nghiệp tư nhân.
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện
Tên giao dịch
: Isntallation and Electric construction Toint stock Company.
Tên viết tắt : IEC
- Hình thức pháp lý: Đây là công ty cổ phần
- Địa chỉ trụ sở chính: Km9+ 200 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh xuân Hà Nội.
Điện thoại: 04 8 543025
Fax: 04 8 543928
Các đơn vị thành viên
1. Chi nhánh Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện tại Sơn La
Địa chỉ: Số 79 Đường Nguyễn Lương Bằng, Thị xã Sơn La – Tỉnh Sơn La
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Chi nhánh Chi nhánh Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện tại

Hà Tây.
Địa chỉ: Phường BaLa, thành Phố Hà Đông
3. Đội xây lắp II
Địa chỉ: Km9 + 200 Đường Nguyễn Trãi- quận Thanh xuân Hà Nội
4. Đội xây lắp III
Địa chỉ: Km9 + 200 Đường Nguyễn Trãi- quận Thanh xuân Hà Nội
5. Xưởng gia công cơ khí
Địa chỉ: Km9 + 200 Đường Nguyễn Trãi- quận Thanh xuân Hà Nội
2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện được thành lập vào ngày
14/11/1989 theo Bộ năng Lượng tiền thân là đội thí nghiệm Công ty Xây lắp đường
dây và trạm I Hà Nội. Lúc đầu công ty có tên gọi là Xí nghiệp cơ khí điện – Công ty
lắp điện I.
Đến ngày30/6/1993 theo quyết định số 566 NL/TCCB-LĐ công ty được đổi
tên thành Xí nghiệp Cơ khí và Xây dựng điện và là thành viên của công ty Xây lắp
điện I – Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
Trên cơ sở việc sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề của chính phủ. Bộ Công
Nghiệp chính thức ra quyết định chuyển tên thành Xí nghiệp Lắp máy và Xây dụng
điện trực thuộc Công ty lắp máy
Vào năm 2004, Công ty đã được chính thức cổ phần hóa theo quyết định số
2191/QĐ – TCCB ngày 23/8/2004 của Bộ Công Nghiệp thành công ty Cổ phần Lắp
máy và Xây dựng điện.
Ngày 25/1/2005 Xí nghiệp tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty
Cô phần Lắp máy và Xây dựng điện bao gồm các nội dung sau:
- Thành lập Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng Điện với thời gian
hoạt động 50 năm
- Điều lệ công ty
- Hội đồng quản trị công ty gồm 5 thành viên
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Ban kiểm soát công ty gồm 3 thành viên
- Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc
Công ty chính thức hoạt động kể từ ngày 25/2/2005 và kế thừa toàn bộ xí
nghiệpLắp máy và Xây dựng điện
Khi mới cổ phần thì cơ cấu của công ty như sau:
Cơ cấu vốn điều lệ của công ty:
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 7 000 000 000 đồng (bảy tỷ đồng chẵn).
Trong đó:
Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Xí nghiệp: 86,80%
Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài Xí nghiệp: 13,20%
Trị giá một cổ phần: 100.000 đồng
- Giá trị thực tế của công ty tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003 để cổ
phần hoá (Quyết định số 2586/QĐ-TCKT ngày 01 tháng 10 năm 2004 của Bộ Công
nghiệp) là 58.252.019.009 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Xí
nghiệp là 5.044.770.443 đồng.
Công ty cổ phần kinh doanh các ngành nghề
- Chuyên xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp có điện áp đến
500kV; xây lắp các công trình nguồn điện; xây dựng các công trình công nghiệp,
dân dụng, công trình kết cấu hạ tầng, đường giao thông, thuỷ lợi vừa và nhỏ.
- Gia công, chế tạo kết cấu thép; chế tạo, lắp ráp tủ bảng điện cao, trung, hạ
thế và các phụ kiện chuyên ngành xây lắp điện;
- Tư vấn đầu tư, lập dự án; tư vấn thiết kế các công trình công nghiệp, dân
dụng, công trình điện; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà đất;
- Thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị điện;
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong công
tác đấu thầu của Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện
1. Sản phẩm và thị trường
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B

6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
a. Sản phẩm
Các sản phẩm của công ty chủ yếu là các công trình đường dây và trạm biến
áp; xây lắp các công trình nguồn điện; xây dựng các công trình công nghiệp, dân
dụng, công trình kết cấu hạ tầng, đường giao thông, thuỷ lợi vừa và nhỏ… Nó mang
đầy đủ các đặc điểm tính chất của ngành lắp máy và xây dựng điện. Nó mang tính
đơn chiếc và thường được sử dụng theo đơn hàng của chủ đầu tư. Với mỗi sản
phẩm đều có đặc điểm riêng biệt theo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của từng
nhà đầu tư. Do vậy không thể có bất cứ dây chuyển sản xuất chung cho tất cả các
sản phầm như các mặt hàng, cũng không thể áp đặt khuôn mẫu nhất định. Tổng vốn
đầu tư, các chi phí về nhân công, nguyên vật liệu cho mỗi công trình cũng hoàn toàn
khác nhau. Khi đã hoàn thành công trình không thể mang trao đổi hoạc buôn bán
trên thị trường, chỉ có sự bàn giao giữa chủ nhà đầu tư và nhà thầu theo hợp đồng
quy định từ trước.
Sản phẩm trong ngành này thường có kích thước và quy mô lớn, chi phí lớn
và thời gian để hoàn thành công trình thường rất lâu, có thể kéo dài hàng tháng,
thậm chí hàng năm. Nơi sản xuất cũng chính là nơi tiêu thụ, tuy không mất chi phí
vận chuyển sản phẩm nhưng rất tốn kém trong việc vận hành iêt trang thiết bị và
nguyên vật liệu từ công ty đến công trường thi công.
Sản phẩm thường rất đa dạng có kết cấu phức tạp, rất khó chế tạo và phải
tuân theo các quy trình kỹ thuật. Khi đã hoàn thành thì rất khó sữa chữa nếu gặp sự
cố hoặc bị hư hại vì vậy các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cao.
Sản phẩm được cố định tại nơi xây dựng, thường đặt ngoài trời. Do vậy tiến
độ hoàn thành phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết) và các
điều kiện địa phương, điều kiện tại nơi thi công. Do đó trong quá trình xây dựng
công ty cũng gặp phải rất nhiều khó khăn nếu muốn hoàn thành đúng tiến độ trong
điều kiện khắc nghiệt bất thường của thời tiết.
Như vậy, sản phẩm mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quốc
phòng cao.

b. Thị trường
Về thị trường có thể nói công ty hoạt động kinh doanh trên toàn quốc, cả
trong và ngoài nước theo đúng pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nam. Trong những năm qua Công ty chủ yếu khai thác và kinh doanh trên thị
trường miền Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng, Thái Nguyên,
Bắc Cạn, Yên Bái, Hoà Bình, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải
Dương, Thái Bình, Ninh Bình… và một số tỉnh miền Trung như: Quảng Trị, Huê…
Từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức WTO công ty cũng đã có sự đầu tư, mở rộng thị
trường vào trong miền Trung và trong miền Nam. Vấn đề cung cầu thực sự là có tác
động rất lớn đến cạnh tranh nội bộ ngành. Cầu mà tăng thì công ty có nhiều cơ hội
hơn, dễ mở rộng, dễ thu được lợi nhuận hơn, và ngược lại cầu giảm, thì trường lại
ko có thay đổi thì việc cạnh tranh nội bộ ngành sẽ diễn ra khốc liệt việc mất thị
trường hoàn toàn có thể sảy ra. Vì vậy trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay thì
việc mở rộng thị trường tạo cho công ty có nhiều cơ hội hơn mặc dù sẽ gặp nhiều
thách thức. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng
cao và cải thiện hơn trước. Nhu cầu về xây dựng hay xây lắp các đường dây trạm
điện cũng vì thế mà tăng lên. Hơn thế nữa thị trường nước ta đang biến động rất
mạnh: sự bất ổn về giá cả, lãi suất và lạm phát cao là các nhân tố kìm hãm, có ảnh
hưởng tới hoạt động đầu tư của các công ty. Hiện nay giá cả ở mọi mặt hang đếu
cao dẫn đến tổng chi phí tăng lên cao, gây khó khăn cho việc lập giá dự thầu và ẳnh
hưởng đến khả năng thắng thầu của công ty. Đối với các công trình đang thi công
thì việc giá cả biến động liên tục thì lợi nhuận của công ty sẽ bị giảm do sự biến
động của giá nguyên vật liệu. Ngoài ra thị truờng còn bị ảnh hưởng bởi sự không ổn
định của lãi suất, tình hình lạm phát… Công ty cần phải nghiên cứu thị truờng để
đưa ra phương án thích hợp trước khi dự thầu.
2. Chủ đầu tư
Chủ đầu tư hay nói cách khác là bên mời thầu là một tổ chức hay một cá

nhân được giao trách nhiệm quản lý, thực hiện dự án. Có quyền quyết định và lựa
chọn hồ sơ vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tham gia dự thầu của các
doanh nghiệp xây dựng. Chủ đầu tư là người trực tiếp đưa ra các quyết định về các
gói thầu, trúng hay trượt thấu, chịu trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện dự
án.
Thông thuờng, nếu một công trình mà chủ đầu tư có trình độ năng lực,
chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm sẽ biết đánh giá chính xác năng lực của các
nhà thầu tạo ra môi truờng cạnh tranh lành mạnh, công bằng khách quan sẽ chọn ra
đựoc nhà thầu thực sự có năng lực. Ngược lại dễ tạo ra sự quan liêu, dễ phát sinh
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
một số tiêu cực như: tham ô, hối lộ… nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cạnh tranh
giữa các nhà thầu sẽ không tìm ra đuợc nhà thầu thực sự có năng lực. Để chọn lựa
được nhà thầu phù hợp, chủ đầu tư phải dựa trên một số tiêu chí như: giá thành, tiêu
chuẩn kỹ thuật… nhưng trên thực tế có nhiều chủ đầu tư vì lợi ích của cá nhân mà
quên đi lợi ích của tập thể mà cũng có thể do trình độ chuyên môn kém… có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến việc họ dàn xếp liên kết các gói thầu để chia nhau lợi
nhuận, vì lợi ích của một vài cá nhân mà ảnh hưởng tới hiệu quả của toàn công trình
và dự án, gây thiệt hại tổn thất cho Ngân sách nhà nước.
3. Nhà cung ứng
Từ những yêu cầu đặc thù của ngành xấy lắp mà công ty cũng có những
quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau. Công ty cổ phần lắp
máy và xây dựng điện gồm nhà cung cấp tài chính và nhà cung cấp nguyên vật liệu.
Nhà cung cấp tài chính:
Doanh nghiệp nói chung và công ty lắp máy nói riêng đều có những nhu cầu
lớn về tài chính như thăm ứng đầu tư xây dựng, đầu tư trang thiết bị… tiền bảo
hành công trình, rồi khi bàn giao công trình tiền chưa kịp chuyển về. dẫn đến thiếu
vốn cho các công trình tiếp theo. Do vậy cần những nhà cung cấp vốn. Đồng thời có
ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực dự thầu của công ty Nhờ vào mối quan hệ làm

ăn lâu dài mà hiện này công ty lắp máy đã có một số nhà cung cấp tài chính lớn và
uy tín có thể đảm bảo vốn vay ngay khi công ty có nhu cầu:
Những nhà cung cấp vốn gồm:
Ngần hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội
Ngân hàng công thương
Ngân hàng Đông Á
Đây là một trong những nhà cung cấp tài chính quen thuộc đối với công ty.
Tuy nhiên, từ ngày cổ phần hóa thì sự huy động vốn trở nên khó khăn hơn rất nhiều
do không được Nhà nước bảo hộ nữa. Các khoản vay không còn sự bảo trợ của
Tổng Công Ty Xây dựng nữa mà phải vay bằng hình thức thế chấp và tín dụng.
Nhà cung cấp vật tư:
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Vì công ty hoạt động lâu năm trên lĩnh vực xây lắp và là công ty có uy tín
trên thị trường nên được các nhà cung cấp nguyên vật liệu tin tưởng và có những
điều khoản phù hợp trong hợp đồng mua bán. Hầu hết nguyên vật liệu của công ty
được cung cấp bởi một số nhà cung cấp quen thuộc, một số thì được nhập từ nước
ngoài còn một số nguyên vật liệu thì do chính nhà thầu hay chủ đầu tư trực tiếp chỉ
đạo, đã có quan hệ lâu đời với công ty, có uy tín trên thị trường
* Một số nguồn cung ứng vật tư phục vụ cho các công trình
- Xi măng PC 30 Sông Gianh, Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Bút Sơn… hoặc có
thể mua tại địa phương.
- Cát vàng, Đá dăm 1x2, 2x4 … Sỏi các loại mua tại địa phương
- Tiếp địa, cốt thép và các kết cấu thép khác… dung thép của Thái
Nguyên, Việt Hàn hoặc tương đương, gia công tại xưởng của công ty CP lắp máy
và XD điện đúng theo yêu cầu kỹ thuật, và mạ kẽm nhúng nóng tại công ty cổ phần
thép Việt Tiến
- Thí nghiệm hàn nối cáp quang ký hợp đồng với Công ty CP phát triển
điện lực và Viễn thông địa chỉ: Số 12 – ngõ 6 – Vĩnh Phúc –Bà Đình – Hà Nội.

- Nước phục vụ thi công đường dây: Được lấy nguồn nước sạch dọc
tuyến đi qua.
- Vật liệu khắc: Gỗ, tre, phên … mua tại địa phương khu vực đường dây
đi qua.
- Cột thép mua tại công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn phù
hợp với yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn ISO hoặc tương đương.
- Cột bê tông ly tâm dung của công ty cổ phần lắp điện may Hà Tây đạt
tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.
- Một số chuỗi phụ kiện, đầu nối dây, thiết bị điện, các loại dùng của
Công ty TNHH Nhất nước (Hàng Trung Quốc), nhà máy cơ khí Yên Viên, Công ty
cổ phần đầu tư thương mại HK theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn hoặc
tương đương.
4. Đối thủ cạnh tranh
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đây là nhân tố quyết định đến tính chất và mức độ cạnh tranh trên thị trường,
phụ thuộc chủ yếu vào số lượng các công ty tham gia, mức độ tăng trưởng của
ngành phụ thuộc vào số lượng các đối thủ cạnh tranh và mức độ mạnh yếu của các
đối thủ. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng trúng thầu của công ty, sự cạnh tranh gay gắt làm cho thị trường và lợi nhuận
bị chia sẻ kéo theo vị trí hiện tại của công ty có thể bị lung lay. Ngoài các đối thủ
hiện tại còn có các đối thủ cạnh tranh tiềm ấn, các công ty có khả năng gia nhập thị
trường nếu như hàng rào ra nhập ngành thấp.
- Một vài đối thủ cạnh tranh của Công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội
a. Công ty cổ phần Alphanam Cơ điện
 Về mặt mạnh: Có uy tín lớn, lâu năm trong lĩnh vực xây lắp, tình hình tài
chính ổn định trên thị trường, có khả năng huy động vốn tốt hơn và có đội ngũ lao
động dồi dào. Họ cạnh tranh gay gắt với công ty bằng giá dự thầu, chất lượng công
trình, tiến độ thi công.

 Về mặt hạn chế: Công ty này là công ty nhà nước cổ phần hoá, cơ cấu tổ
chức, trình độ quản lý, bị ảnh hưởng chủ yếu bởi cơ chế quản lý cũ, mặc dù đã có
sự thay đổi sau khi cổ phần nhưng không thực sự mới mẻ. Ngoài ra công ty sở hữu
trang thiết bị lớn nhiều máy móc thi công nhưng hầu hết là trang thiết bị đã cũ giá
trị sử dụng không còn nhiều.
b. Công ty cổ phần Sông Đà 12
Đây là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh thuộc Công ty cổ phần
Sông Đà. Đây là đơn vị hành nghề xây dựng công nghiệp và xây dựng hoạt động và
phát triển hơn 30 năm có đẩy đủ năng lực trong yêu cầu đấu thầu
 Về mặt mạnh:
- Được trực thuộc tại Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, là công ty lớn có uy
tín trên thị trường Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Tổng Công ty có quan hệ rộng,
đặt trụ sở tại công ty, chi nhánh ở các tỉnh.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm lâu năm
- Khả năng về vốn lớn, huy động vốn tốt hơn
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Máy móc thiết bị thi công tiên tiến, hiện đại hơn so với một số công ty khác
trên thị trường.
 Về mặt hạn chế:
- Do cơ chế quản lý của Tổng, tập trung các công trình lớn ở trên tổng những
dự án lớn còn những công việc nhỏ giao cho chủ đầu tư công trình đấu thầu là chủ
yếu. Giám đốc công ty chỉ ký hợp đồng và các khoản phải nộp, phải thu thôi. Vì
vậy, bài thầu thiếu tính tập trung dẫn tới sơ sài về hình thức cũng như nội dung.
- Khả năng khai thác và sử dụng thiết bị phụ thuộc vào năng lực của chủ
công trình.
- Lãnh đạo quản lý một công trình chủ yếu là bộ khung và đội ngũ kỹ thuật
thông thường là làm đến đâu thu đến đó.
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B

12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5. Cơ cấu tổ chức của công ty
Biểu đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
13
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
Phó TGĐ 1
TỔNG
GIÁM ĐỐC
Phó TGĐ 2
HĐQT
Ban kiểm soát
IEC Hà Tây
Các phòng ban
nghiệp vụ
Ban điều hành dự
án
IEC S ơn La
Các đơn vị thành
viên
Quan hệ trực tiếp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng trong công ty
a. Hội đồng quản trị
 Chức năng
- HĐQT là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền quyết định đến
quyền lợi mục đích của công ty trừ các vấn đề thuộc đại hội đồng cổ đông.
- Làm việc theo nguyen tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

 Nhiệm vụ
- Quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư, hay huy động vốn
theo các hình thức khác nhau
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc và các cán bộ quản
lý quan trọng khác trong công ty. Quyết định ở mức lương và lợi ích khác của các
cán bộ quản lý
- Quyết định thành lập công ty, chi nhánh, văn phòng…
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ
đông
b. Ban kiểm soát
 Chức năng:
Thực hiện các nhiệm vụ do HĐQT giao. Kiểm tra giám sát hoạt động trong
công ty, chấp hành pháp luật điều lệ của công ty.
 Nhiệm vụ
- Kiểm tra mọi hoạt động, các vấn đề cụ thể, tính hợp lý trong quản lý
- Thẩm định báo cáo tài chính
- Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động, tham khảo
ý kiến HĐQT trước khi báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
- Thực hiện chức năng kiểm soát, giám sát thực hiện các chế độ chính
sách pháp luật Nhà nước.
c. Tổng giám đốc
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Chức năng:
Là người điều hành mợi hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiệm trước hội
đồng quản trị.
 Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT
- Tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh và đầu tư của công ty.

- Công tác kinh doanh mở rộng thị trường và đấu thầu
- Công tác đối ngoại và hợp đồng kinh tế.
- Chịu trách nhiệm điều hành cung ứng đầy đủ nguồn lực để xây dựng và
thực hiện hệ thống chất lượng theo ISO 9001- 2000
d. Phó tổng giám đốc
- Giúp tổng giám đốc trong tất cả các lĩnh vực mà tổng giám đốc ủy quyền.
- Chỉ đạo thi công xây lắp các công trình phù hợp với hệ thống chất lượng do
công ty thi công.
- Công tác an toàn lao động
- Quy trình quy phạm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, sáng kiến.
e. Các phòng ban nghiệp vụ
 Phòng kế toán tài chính
- Tổ chức, hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác hạch toán và quản
lý tài chính toàn công ty.
- Lập báo cáo tài chính theo quy định
- Theo dõi thu chi trong doanh nghiệp
- Thực hiện các công việc cụ thể khác do Tổng Giám đốc công ty giao
theo chức năng và nghiệp vụ chuyên môn
 Phòng tổ chức lao động
- Quản lý, theo dõi và sử dụng cán bộ quản lý để Tổng Giám đốc bố trí
sử dụng hợp lý nguốn nhân lực trong Công ty.
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Giải quyết chính sách liên quan đến người lao động
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ công nhân viên
- Quản lý các vấn đề lương thưởng của người lao động
- Tổ chức chăm sóc sức khỏe định kỳ cho công nhân viên
- Các công việc cụ thể khác do Tổng Giám đốc giao cho phù hợp với
chuyên môn nghiệp vụ.

 Phòng kế hoạch kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch sản xuất theo nghị quyết của HĐQT
- Xây dựng các kế hoạch giao giá trị sản lượng cho các Đội xây lắp và
phân xưởng GCCK
- Theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh
- Lập dự toán hoàn thiện hồ sơ đấu thầu
- Tìm kiếm thông tin để đấu thầu công trình
- Thực hiện các công việc cụ thể khác theo chức năng nghiệp vụ do
Tổng Giám đốc giao cho.
 Phòng kỹ thuật công nghệ
- Xây dựng, kiểm tra, giám sát về mặt kỹ thuật toàn bộ hoạt động sản
xuất, thi công xây lắp
- Phối hợp với phòng KHKD trong công tác đấu thầu
- Quản lý trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất và thi công
- Bảo quản sử dụng các thiết bị đo lường
- Giám sát công tác an toàn lao động tại hiện trường
- Triển khai phát triển các ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
- Thực hiện các công việc cụ thể khác do Tổng giám đốc giao phó.
 Phòng vật tư vận tải
- Tìm kiếm và xây dựng hệ thống các nhà cung ứng vật tư, dịch vụ đảm
bảo chất lượng và tiến độ phục vụ công tác sản xuất kinh doanh.
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tổ chức mua lại vật tư và vận chuyển theo đúng yêu cầu kế hoạch
- Cung cấp thông tin và hỗ trợ các phòng trong công tác đấu thầu và sản
xuất thi công.
- Quản lý hoạt động kho.
f. Ban điều hành dự án
Biểu đồ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG

(Sơ đồ tổ chức hiện trường của dự án được nhà thầu thể hiện trong phương
án TCTC)
1. Sơ đồ tổ chức công trường tại các dự án :
2. Mô hình sơ đồ tổ chức hiện trường
Đây là mô hình được đưa ra để thi công xây lắp các dự án. Nó bao gồm các
bộ phận chính như sau:
Ban điều hành chung:
Đại diện nhà thầu quan hệ với Chủ đầu tư, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà thầu.
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
17
CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP
MÁY VÀ XÂY DỰNG ĐIỆN
(Ban điều hành chung)
CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
GSKT BÊN A
BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN
Chỉ huy trưởng công trường
GSKT và CB nghiệp vụ bên B
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN THI
CÔNG:
-Các tổ thi công
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phòng này có trách nhiệm chỉ đạo bộ phận điều hành thi công tại công trình
và các phòng ban chức năng làm tốt công tác quản lý nghiệp vụ và chỉ đạo các đôi
thi công công trình đảm bảo chất lượng kỹ thuật, có mỹ thuật cao, đảm bảo việc thi
công được diễn ra an toàn và đúng tiến độ.
Ban điều hành dự án:
- Chỉ huy công trường thường là Giám đốc điều hành dự án): Là cán bộ có
năng lực và kinh nghiệm, chịu trách nhiệm, chỉ huy toàn bộ tiến độ, chất lượng

công việc, có quyền phân phối và điều động lực lượng lao động, máy móc thi công
làm việc trực tiếp với bộ phận thi công hiện trường.
- Giúp việc cho Giám đốc điều hành là những chuyên viên nghiệp vụ kinh tế
kỹ thuật của các phòng chức năng có kinh nghiệm giám sát, chỉ đạo thi công, chịu
sự chỉ đạo trực tiếp cảu Giám đốc Điều hành, làm việc thường xuyên với các đơn vị
thi công và các đơn vị sản xuất khác tại hiện trường về các công việc giám sát kỹ
thuật, thi công, kiểm tra xử lý các tình huống như các thay đổi về thiết kế, khảo sát,
đo đạc, lập biện pháp tổ chức xây lắp, thí nghiệm kiểm tra chất lượng, tổng hợp,
điều độ, cấp phát vật tư….
Những chuyên viên nghiệp vụ này trực tiếp làm việc với chủ đầu tư tại công
trường về các mặt thi công, giao nhận vật tư, thiết bị, tổ chức nghiệm thu chuyển
bước thi công và nghiệm thu thanh toán, quyết toán công trình.
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tổ chức các đơn vị thành viên thi công:
Tùy theo khối lượng công việc, điều kiện địa hình nơi thi công, tiến độ thi
công của công trường mà chủ đầu tư có thể điều động một đến nhiều đơn vị thành
viên trong công ty cùng tham gia, tùy theo năng lực của đơn vị và tính chất công
việc để giao khối lượng.
Các đội thi công thực hiện xây lắp theo đúng tiến độ hàng tuàn, tổ chức sản
xuất theo tác phong công nghiệp, giữ vững kỷ luật lao động, thi công đảm bảo chất
lượng và an toàn, thực hiện nghiệm thu chuyển bước đối với từng hạng mục.
Lập xưởng gia công cơ khí ngay tại hiện trường để gia công các kết cấu thiết
bị phục vụ công tác xây dựng, lắp đặt và xử lý. Các thiết bị cơ khi hợp chuẩn có yêu
cầu cao được gia công chế tạo tại công xưởng và được vận chuyển đến lắp đặt tại
hiện trường. Bộ phận vận hành máy ti công, điện nước thi công trên công trường,
kho kín và bãi tập kết vật tư thiết bị là những bộ phận được quan tâm vì nó phục vụ
cho quá trình thi công, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chất lượng công trình.
Mối quan hệ với trụ sở chính cơ quan công ty:

Tổng giám đốc điều hành chỉ đạo mọi hoạt động trên công trường để thực
hiện hợp đồng kinh tế với Chủ đầu tư. Công ty tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự
hoạt động của công trường. Các hoạt động của công trường đều được báo cáo
thường xuyên về trụ sở Công ty theo đúng định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm. Chỉ
có những vấn đề liên quan đến hợp đông kinh tế mà Giám đốc Điều hành không đủ
khả năng giải quyết báo cáo Công ty để quyết định
f. Các đội xây lắp và phân xưởng GCCK
- Quản lý trang thiết bị
- Tổ chức thi công đảm bảo tiến độ công trình
- Chủ động trong công tác
- Thực hiện dịch vụ bảo hành theo yêu cầu khách hàng và điều khoản
hợp đồng.
III. Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
1. Các thành tựu kinh doanh chủ yếu
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
a. Tài sản nguồn vốn
Bảng 1: Tài sản và nguồn vốn của Công ty từ năm 2004 đến 2008
(Đơn vị: Triệu Đồng)
Các chỉ Tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm

2008
Tổng Tài sản 51144 52782 58005 61009 60663
Tài sản lưu động 48428 50261 48803 47845 48320
Tài sản cố định 2716 2521 9202 13164 12343
Tổng nguồn vốn 51144 52782 58005 61009 60663
Nợ phải trả 46112 44550 49224 47977 54713
Nguồn vốn chủ sở hữu 5031 8232 8781 12685 14648
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Bảng 2:So sánh các chỉ tiêu thông qua tốc độ liên hoàn và tốc độ định gốc
Các chỉ Tiêu
Tốc độ định gốc(%)
Kỳ gốc 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng Tài sản
100 103 113 119 119
Tài sản lưu động
100 104 101 99 100
Tài sản cố định
100 93 339 485 454
Tổng nguồn vốn
100 103 113 119 119
Nợ phải trả
100 97 107 104 119
Nguồn vốn chủ sở hữu
100 164 175 252 291
Các chỉ Tiêu Tốc độ liên hoàn
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2005/2004 2006/2005 2007/2006 2008/2007
Tổng Tài sản

1.03 1.10 1.05 0.99
Tài sản lưu động
1.04 0.97 0.98 1.01
Tài sản cố định
0.93 3.65 1.43 0.94
Tổng nguồn vốn
1.03 1.10 1.05 0.99
Nợ phải trả
0.97 1.10 0.97 1.14
Nguồn vốn chủ sở hữu
1.64 1.07 1.44 1.15
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính
Stt Chỉ Tiêu
Đơn
vị
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1 2 3 4 5 6 7
1 Bố Trí cơ cấu Tài sản
Tài sản cố định/Tổng Tài sản % 5% 5% 16% 22% 20%
Tài sản lưu động/Tổng Tài sản % 95% 95% 84% 78% 80%
2 Bố Trí cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải Trả/Tổng nguồn vốn % 90% 84% 85% 79% 90%

Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn
vốn % 10% 16% 15% 21% 10%
3 Khả năng Thanh Toán
Khả năng Thanh Toán chung % 1.11 1.18 1.18 1.27 1.11
Khả năng Thanh Toán nợ ngắn hạn % 1.05 1.13 0.99 1 0.88
(Nguồn phòng Tài Chính – Kế toán)
Nhận xét:
 Xét về mặt bố trí cơ cấu tài sản:
Cơ cấu tài sản cố định và đầu từ dài hạn cũng như tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn qua các năm có sự thây đổi theo xu hướng là tài sản lưu động có giảm qua
các năm từ 2004 chiếm tới 95% nhưng đến năm 2008 chỉ khoảng 80% tuy có giảm
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản. Cụ thể ra sao nhìn vào bảng ta có
thể thấy rõ.
 Về cơ cầu nguồn vồn:
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Công ty qua các năm là tương đối cao
chiếm tới 90% cơ cấu vốn sau khi cổ phần hoá có giảm xuống 70% nhưng đến khi
nền kinh tế có sự thay đổi cơ cấu vốn lại cao trở lại. Điều này chứng tỏ vốn chủ của
Công ty là thấp tất cả các khoản nợ đều không được đảm bảo. Các năm qua công ty
đều sử dụng vốn vay để kinh doanh, vốn tự có chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng
số vốn.
 Xét về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng như khả năng thanh toán nhanh của
Công ty các năm 2005 đều có xu hướng cao hơn năm 2004 đây là biểu hiện tốt, các
khoản nợ phải trả đều có tài sản đảm bảo và được đảm bảo thanh toán khi đến hạn
b. Doanh thu của công ty trong 5 năm trở lại đây

Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thị trường luôn biến động, nhất là trong năm nay song công ty vẫn đạt được
những thành tựu nhất định trong những năm qua
Bảng 4: Bảng báo cáo tài chính vài năm gần đây của Công ty
(Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
- Tổng Doanh thu 34089696581 55850583204 52771349726
- Giá vốn hàng bán 28130821598 47069819533 43118784272
- Lợi nhuận gộp 5958874983 8780763671 9652565454
- Thu nhập hoạt động TC 9421418 43305536 57121158
- Chi phí hoạt động TC 1463556188 1714642391 1127547634
Lãi vay phải trả 1463556188 1714642391 1127547634
- Chi phí Quản lý DN 3209427801 5499239943 6464751865
- LN thuần hoạt động KD 1295312412 1610186873 2117387113
- Thu nhập khác 0 680000 485000000
- Chi phí khác 0 680000 0
- Lợi nhuận khác 0 0 485000000
- Lợi nhuận trước thuế 1.295.312.41
2
1610186873 2602387113
- Thuế 0 0 364334196
- Lợi nhuận sau thuế 1295312412 1610186873 2238052917
( Nguồn phòng Tài chính – Kế toán)
Lợi nhuận trước thuế năm 2006 tăng so với 2005 là, tương ứng với tốc độ
tăng là. Lợi nhuận sau thếu tương ưng svoiws . Do công ty cổ phần hóa nên thuế thu
nhập được miễn trong 2 năm 2005 và 2006 và chỉ phải trả 50% trong năm 2007. Sử
dụng phương pháp so sánh ngang và so sánh dọc ta lần lượt xét các nhân tố ảnh
hưởng đến sự biến động của lãi thuần như sau:

Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
So sánh ngang
Bảng 5: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính từ năm 2005 – 2007
(Đơn vị VNĐ)
Sự tăng (giảm) của các
chỉ tiêu năm sau so với
năm trước
2006-2005 2007-2006
Chênh lệch
%năm
2006–2005
Chênh lệch
%năm
2007–2006
- Tổng Doanh thu
21760886623 -3079233478 64% -6%
- Giá vốn hàng bán
18938997935 -3951035261 67% -8%
- Lợi nhuận gộp
2821888688 871801783 47% 10%
- Thu nhập hoạt động TC
33884118 13815622 360% 32%
- Chi phí hoạt động TC
251086203 -587094757 17% -34%
Lãi vay phải trả
251086203 -587094757 17% -34%
- Chi phí Quản lý DN
2289812142 965511922 71% 18%

- LN thuần hoạt động KD
314874461 507200240 24% 31%
- Thu nhập khác
680000 484320000 0% 71224%
- Chi phí khác
680000 -680000 0% -100%
- Lợi nhuận khác
0 485000000 0% 0%
- Lợi nhuận trước thuế
314874461 992200240 24% 62%
- Thuế
0 364334196 0% 0%
- Lợi nhuận sau thuế
314874461 627866044 24% 39%
Bảng 6: So sánh giữa các chỉ tiêu trong bảng báo cáo tài chính
Chỉ tiêu Tốc độ định gốc (%) Tốc độ liên hoàn
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2005(gốc) 2006 2007 2006/2005 2007/2006
- Tổng Doanh thu
100 164 155 1.64 0.94
- Giá vốn hàng bán
100 167 153 1.67 0.92
- Lợi nhuận gộp
100 147 162 1.47 1.10
- Thu nhập hoạt động TC
100 460 606 4.60 1.32
- Chi phí hoạt động TC
100 117 77 1.17 0.66

Lãi vay phải trả
100 117 77 1.17 0.66
- Chi phí Quản lý DN
100 171 201 1.71 1.18
- LN thuần hoạt động KD
100 124 163 1.24 1.31
- Thu nhập khác
100 713.24
- Chi phí khác
100 0.00
- Lợi nhuận khác
100
- Lợi nhuận trước thuế
100 124 201 1.24 1.62
- Thuế
100
- Lợi nhuận sau thuế
100 124 173 1.24 1.39
So sánh dọc:
 Doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 64%, GVHB tăng 67% trong
khí đó lợi nhuận tăng thấp khoảng 24%. Doanh nghiệp đạt hiệu quả chưa tốt. Doanh
thu tăng, giá vốn tăng vậy mà lợi nhuận thấp điều đó cho thấy việc quản lý thu chi ở
trong tổ chức chưa thực sự hiệu quả.
 Thu nhập từ hoạt động tài chính tăng 360% trong khi chi phí lại tăng
17%, đây là một dấu hiệu tốt cho quản lý doanh nghiệp song nguồn tài chính lớn
này cần phải xem xét từ đâu mà có.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 24% là thấp tương đối so với tốc độ tăng
doanh thu. Song tốc độ tăng doanh thu thấp này là một phần do bộ máy quản lý. Có
lẽ doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý. Cần duy trì và phát triển hơn để
là: cải tổ bộ máy hành chính gọn nhẹ, linh hoạt, đưa ra các chính sách quản lý mới

và phù hợp hơn… thì lời nhuận thu về sẽ hiệu quả hơn vào việc tăng lên của lợi
nhuận, cần duy trì và phát huy hơn nữa.
 Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 giảm 6%, trong khi GVHB giảm
tới 8% làm lợi nhuận tăng 62,5
Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động tài chính tăng lên đáng kể tới 32%. Đây
là tín hiệu đáng mừng với doanh nghiệp. Nhưng so với năm 2006 thì thấp.
Trần Thị Thanh Hà Lớp: QTKD Tổng hợp 47B
25

×