Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 202 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Ngơ Anh Đào

SÂN KHẤU KỊCH NĨI
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC

Hà Nội – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Ngơ Anh Đào

SÂN KHẤU KỊCH NĨI
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020)

Ngành: Văn hoá học
Mã số: 9229040

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. PHAN THỊ THU HIỀN

Hà Nội – 2022




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa
thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) là cơng trình nghiên cứu
khoa học của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Mọi tài
liệu, số liệu trích dẫn, tham khảo đều trích nguồn rõ ràng, đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.
Nghiên cứu sinh

Ngô Anh Đào


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .................................iv
DANH MỤC MƠ HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN ........................................ v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN ........................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 7
1.1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói Việt Nam ............ 8
1.1.2. Tổng quan những cơng trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói thành phố
Hồ Chí Minh .....................................................................................................12
1.1.3. Tổng quan những cơng trình nghiên cứu về đời sống văn hóa thành phố
Hồ Chí Minh .....................................................................................................16

1.1.4. Tổng quan những cơng trình nghiên về sân khấu kịch nói trong đời sống
văn hóa thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................19
1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................22
1.2.1. Sân khấu kịch ..........................................................................................22
1.2.2. Đời sống văn hóa ....................................................................................24
1.2.3. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu ........................................................30
1.2.4. Vùng văn hóa và văn hóa vùng ...............................................................34
1.2.5. Biến đổi văn hóa .....................................................................................37
1.3. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................38
1.3.1. Tọa độ văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................38
1.3.2. Q trình hình thành và phát triển sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí
Minh ..................................................................................................................40
Tiểu kết .................................................................................................................48
Chương 2. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA SÂN KHẤU KỊCH NÓI VỚI ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................................................49
2.1. Đặc điểm mơi trường văn hóa thành phố Hồ Chí Minh ...............................49
2.1.1. Mơi trường văn hóa đơ thị ......................................................................49
2.1.2. Mơi trường văn hóa có mức thu nhập và trình độ dân trí cao ................50
2.1.3. Mơi trường văn hóa trẻ ...........................................................................51
2.1.4. Mơi trường hội tụ, đa dạng văn hóa ........................................................51
2.2. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí
Minh nhìn từ hoạt động và sản phẩm văn hóa .....................................................53


iii

2.2.1. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói thành phố Hồ
Chí Minh nhìn từ hoạt động văn hóa ................................................................53
2.2.2. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói thành phố Hồ
Chí Minh nhìn từ sản phẩm văn hóa .................................................................74

2.3. Ảnh hưởng của sân khấu kịch nói đối với đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí
Minh nhìn từ nhu cầu văn hóa..............................................................................85
2.3.1. Sân khấu kịch nói và sự đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố Hồ Chí
Minh ..................................................................................................................85
2.3.2. Sân khấu kịch nói và vai trị phản ánh cũng như kiến tạo đời sống văn hóa
thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................91
Tiểu kết .................................................................................................................94
Chương 3. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SÂN KHẤU KỊCH NÓI TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................................................96
3.1. Vấn đề phát triển sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí
Minh nhìn từ các thiết chế văn hóa ......................................................................96
3.1.1. Sân khấu kịch nói trong quan hệ với các thiết chế quản lý văn hóa nghệ
thuật...................................................................................................................96
3.1.2. Sân khấu kịch nói trong quan hệ với các thiết chế hoạt động văn hóa nghệ
thuật...................................................................................................................99
3.2. Sân khấu kịch nói nhìn từ các chủ thể hoạt động sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật
............................................................................................................................115
3.2.1. Tác giả kịch bản ....................................................................................115
3.2.2. Đạo diễn ................................................................................................119
3.2.3. Diễn viên ...............................................................................................119
3.3. Hướng phát triển của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ
Chí Minh ............................................................................................................120
3.3.1. Thực trạng của sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ..120
3.3.2. Hướng phát triển cho các sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh .121
Tiểu kết ...........................................................................................................127
KẾT LUẬN ........................................................................................................128
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ.......133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................134
PHỤ LỤC ...........................................................................................................147



iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Nxb

Nhà xuất bản

SK

Sân khấu

TP.HCM

thành phố Hồ Chí Minh

Tr

trang


v

DANH MỤC MƠ HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN


Mơ hình cấu trúc của đời sống văn hóa .......................................................... 28
Bảng 2.1. Tỉ lệ dân số thành thị - nông thôn của TPHCM ............................. 49
trong so sánh với Hà Nội và cả nước 2019 ..................................................... 49
Bảng 2.2: Nguyên nhân sân khấu kịch nói ở TPHCM hoạt động hiệu quả .... 62
Bảng 2.3: Lý do khán giả ở thành phố thích đi xem kịch nói ......................... 85
Bảng 2.4: Vai trị của kịch nói trong đời sống văn hóa ở TPHCM ................ 94
Bảng 3.1. Thống kê các rạp / Nhà hát/ Trung tâm Văn hóa là sân khấu biểu diễn
kịch ở thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 105
Bảng 3.2.: Thống kê các quán café có biểu diễn mơ hình kịch café ở thành phố
Hồ Chí Minh.................................................................................................. 110
Bảng 3.3. Danh sách các tác giả và kịch bản tiêu biểu được biểu diễn ........ 117
trên SK kịch TP HCM ................................................................................... 117
Bảng 3.4: Giải pháp để kịch nói TPHCM tiếp tục duy trì, phát triển ........... 127


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến TP.HCM, chúng ta thường liên tưởng đến một thành phố trẻ,
sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng. Từ những năm 2000
trở về sau, sân khấu kịch nói nổi lên như một hiện tượng mới, làm phong phú
thêm đời sống xã hội, tinh thần của người dân. TP. HCM cũng là địa phương
có sân khấu kịch nói phát triển mạnh nhất trong cả nước, cả về số lượng lẫn
chất lượng. Sân khấu kịch nói ở đây có những đặc điểm riêng, thể hiện vai trò
quan trọng trong đời sống văn hóa thành phố.
Từ khi sân khấu kịch thành phố có nhiều chuyển biến lớn lao, duy trì sự
tồn tại ổn định cho đến hôm nay, việc xem xét về sân khấu kịch nói trong đời
sống văn hố ở thành phố dường như còn là vấn đề đang bỏ ngỏ. Điều này càng
đặt ra nhu cầu về việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá kịch nói ở TP.HCM thời

gian qua.
Tìm hiểu sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP. HCM có thể đóng
góp cho việc nghiên cứu một thể tài, một hoạt động nghệ thuật đương đại tiêu
biểu và vai trị của nó trong đời sống văn hóa của một đơ thị lớn nhất Việt Nam.
Từ trường hợp nghiên cứu có tính đại diện và tính điển hình, có thể khái qt
về thực trạng cũng như phương hướng xây dựng, phát triển, quản lý hoạt động
nghệ thuật trong quan hệ với văn hóa đơ thị ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu về sân khấu kịch nói nhìn chung, những cách tiếp cận vấn
đề về cơ bản vẫn chủ yếu tập trung dưới góc nhìn của các chun ngành như lý
luận – phê bình sân khấu hay quản lý văn hóa. Vì vậy, trong cơng trình này,
chúng tơi mong muốn xem xét, quan tâm đến sân khấu kịch từ quan điểm của
văn hóa học, kết hợp với việc tìm hiểu từ cấu trúc đời sống văn hóa, để từ đó
hiểu hơn về kịch nói thành phố. Có thể cách làm này sẽ mang đến một sắc thái
mới cho cơng trình của chúng tơi. Bên cạnh đó, luận án này cũng hy vọng sẽ


2

góp phần giúp cơng chúng và những ai đang quan tâm thêm hiểu, yêu quý, cùng
xây dựng và phát huy những giá trị tích cực ở kịch nói thành phố.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Sân khấu
kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm
2020) làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận án Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ
Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) hướng đến mục đích, đó là từ hướng
nghiên cứu văn hóa văn hóa học đem lại một cái nhìn tồn cảnh và khái qt
hơn cho vấn đề nghiên cứu. Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi quan tâm tới
một số nội dung như:
Thứ nhất, tìm hiểu đặc điểm của sân khấu kịch nói với tư cách một hoạt

động nghệ thuật trong đời sống văn hóa TP.HCM.
Thứ hai, tìm hiểu ảnh hưởng của sân khấu kịch nói trong đời sống văn
hóa TP.HCM và ngược lại.
Cuối cùng, đề xuất một số phương hướng phát triển của sân khấu kịch
nói trong đời sống văn hóa TP.HCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sân khấu kịch nói trong đời sống
văn hóa TP.HCM. Sân khấu kịch nói sẽ được nhìn trong mối quan hệ tương tác
với các yếu tố của đời sống văn hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: TP.HCM. Tuy nhiên, chủ yếu giới hạn ở các quận
nội thành, nơi tập trung các đơn vị biểu diễn, các địa điểm biểu diễn cũng như
lực lượng sáng tạo, thưởng thức chủ yếu của sân khấu kịch nói TP.HCM.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010-2020, khi sân khấu kịch nói cũng


3

như đời sống văn hóa TP.HCM có những chuyển biến quan trọng trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập toàn cầu. Đây cũng là giai đoạn
nghiên cứu sinh quan tâm tìm hiểu kỹ về sân khấu kịch nói trong đời sống văn
hóa TP.HCM.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi tạm đặt ra một số câu hỏi nghiên
cứu để làm cơ sở cho việc triển khai.
Câu hỏi đầu tiên, đó là đời sống văn hóa TP.HCM có ảnh hưởng như thế
nào đối với sân khấu kịch nói TPHCM?
Câu hỏi tiếp theo, sân khấu kịch nói có vai trị/chức năng như thế nào

trong đời sống văn hóa TP.HCM?
Câu hỏi thứ ba, những giải pháp nào cho hướng phát triển của sân khấu
kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng đặt ra một vài giả thuyết nghiên
cứu cho đề tài luận án, cụ thể như sau:
Giả thuyết thứ nhất: Đời sống văn hóa TP.HCM góp phần tạo nên những
đặc điểm riêng của sân khấu kịch nói Tp HCM, cả về tổ chức hoạt động lẫn sản
phẩm nghệ thuật.
Giả thuyết thứ 2: Sân khấu kịch nói có vai trị quan trọng trong đời sống
văn hóa TPHCM qua việc đáp ứng nhu cầu cơng chúng, phản ánh và góp phần
tạo hình văn hóa đơ thị.
Giả thuyết thứ ba: Để duy trì và phát triển sân khấu kịch nói trong đời
sống văn hóa TPHCM, cần tích hợp sức mạnh thể chế cũng như nguồn lực các
bên liên quan bao gồm các cấp chính quyền, các đơn vị biểu diễn và cơng chúng
nghệ thuật.


4

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng hướng tiếp cận chủ yếu là văn hóa học, bên cạnh đó cũng
xem xét thêm hướng kết hợp liên ngành giữa Sân khấu học – Văn hoá học.
Hướng tiếp cận này cho phép người nghiên cứu có được cái nhìn khái qt, tồn
diện đối với một hiện tượng văn hoá nghệ thuật, trên cơ sở xem xét các mối
tương tác giữa nhiều yếu tố khác nhau.
Bên cạnh đó, chúng tơi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống xem kịch nói Việt Nam
như một tổng thể, kịch nói thành phố là một bộ phận nằm trong tổng thể đó. Sự

tồn tại và phát triển của nó sẽ góp phần đảm bảo cho nền kịch nói nước ta có
sự vận hành tốt, mang lại hiệu quả nhất định. Mở rộng ra, có thể nhìn kịch nói
như một trong những thành tố văn hóa cùng với các thành tố khác như: âm
nhạc, điện ảnh, múa, văn học v.v... Nó góp phần làm phong phú thêm nền văn
hóa nghệ thuật nước nhà.
- Phương pháp so sánh: Luận án vận dụng phương pháp so sánh để tìm
ra nét riêng và chung giữa các sân khấu kịch ở thành phố, giữa sân khấu kịch
TP.HCM và Hà Nội, từ đó xác định những nét riêng đặc trưng, tạo nên bản sắc
cho sân khấu kịch thành phố. Sử dụng phương pháp này cũng giúp cơng trình
nghiên cứu khơng những chỉ ra thực trạng – tiếp nhận bản chất của vấn đề mà
còn nhận thấy những chỗ biến đổi, những cái cần loại bỏ.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp này được sử dụng
trong quá trình xử lý tư liệu cũng như luận giải cho các luận điểm được nêu ra
trong luận án.
- Phương pháp điều tra xã hội học: luận án tiến hành khảo sát qua phiếu
điều tra xã hội học. Đây sẽ là cứ liệu thực tiễn để tăng thêm tính thuyết phục
cho những phân tích, luận giải ở luận án.


5

- Kết hợp các phương pháp định tính như: tham dự, phỏng vấn sâu.
Trong q trình thực hiện, chúng tơi đã tham dự một số buổi biểu diễn ở các
sân khấu. Bên cạnh đó, kết hợp phỏng vấn sâu một số nghệ sỹ, nhà quản lý sân
khấu, khán giả. Việc triển khai các phương pháp này nhằm góp phần cung cấp
thêm các luận cứ cho luận án, giải thích và làm rõ các vấn đề còn đang bỏ ngỏ.
5.2. Nguồn tư liệu
Trong q trình thực hiện luận án, chúng tơi sử dụng các nguồn tư liệu như:
- Nguồn tư liệu liên ngành: Văn hóa, Lịch sử, Chính trị, Xã hội, Tâm lý…
- Nguồn tư liệu liên quan thực tế hoạt động của sân khấu TP.HCM: các

website của các đơn vị biểu diễn, các tạp chí và các bài báo phê bình sân khấu…
- Nguồn tư liệu từ tham dự, phỏng vấn nghệ sỹ, khán giả.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Vận dụng lý luận về sân khấu kịch nói, đời sống văn hóa, các lý thuyết
chức năng luận, lý thuyết về vùng văn hóa và văn hóa vùng, lý thuyết biến đổi
văn hóa để tìm hiểu, góp phần nghiên cứu đặc điểm, vai trị của sân khấu kịch
nói trong đời sống văn hóa TP.HCM một cách có hệ thống, cả về lịch đại lẫn
đồng đại. Bên cạnh đó luận án đi vào tìm hiểu sân khấu kịch trong đời sống văn
hóa thành phố từ góc nhìn văn hóa học. Đây cũng là một một phương diện mới
mà theo người nghiên cứu, chưa có nhiều cơng trình đề cập đến. Với hướng
tiếp cận này, cho phép người viết có thể lý giải một số vấn đề của kịch nói thành
phố theo hướng mới lạ hơn, quan tâm nhiều hơn đến sự tác động của các yếu
tố văn hóa đến nghệ thuật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể đóng góp nguồn tư liệu nghiên cứu và giảng dạy về sân
khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM nói riêng, hoạt động nghệ thuật
trong văn hóa của các đơ thị hiện đại ở Việt Nam nói chung.


6

Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, luận án góp phần đề xuất
phương hướng phát triển cho sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa
TP.HCM.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo
(12 trang) và Phụ lục (46 trang), nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
(42 trang).

Chương 2: Sự tương tác giữa sân khấu kịch nói với đời sống văn hóa
Thành Phố Hồ Chí Minh (46 trang).
Chương 3: Vấn đề phát triển sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa
Thành Phố Hồ Chí Minh (32 trang).


7

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
TP.HCM là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ sơi nổi. Một
trong số những loại hình nghệ thuật đã ghi dấu ấn trong lịng cơng chúng và
mang lại sắc thái mới cho đời sống tinh thần của người dân nơi đây, chính là sân
khấu kịch nói. Năm 1997, khi chủ trương xã hội hóa được thực hiện theo Nghị
quyết số 90-CP ngày 21/8/1997 của Chính Phủ, nó đã tác động mạnh mẽ và đem
đến nhiều chuyển biến, đặc biệt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM –
nơi tập trung chủ yếu các sân khấu kịch nói lớn của cả nước. Trong bối cảnh đó,
thời gian đầu khi các sân khấu kịch ở Hà Nội vẫn còn đang bỡ ngỡ, dè chừng với
sự thay đổi thì việc vào cuộc mạnh mẽ và đã thu được nhiều thành cơng của các
sân khấu kịch nói ở TP.HCM, có thể coi là một điểm sáng đáng ghi nhận. Và các
sân khấu kịch nói nơi đây thực sự đem đến một bầu khơng khí mới cho đời sống
văn hóa tinh thần của người dân. Chính vì vậy, tìm hiểu về Sân khấu kịch nói
trong đời sống văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020)
theo chúng tơi là một đề tài thú vị và có ý nghĩa thực tiễn.
Với phương pháp tổng thuật tài liệu thứ cấp qua những nghiên cứu sẵn
có của các tác giả đi trước, về chủ đề, vấn đề liên quan đến nội dung của luận
án cùng phương pháp thực nghiệm, chúng tôi hy vọng có được cái nhìn tồn
diện cho đề tài và thấy được những điều đã làm được từ các cơng trình trước

đó, cũng như những hạn chế, thiếu hụt cịn chưa đề cập tới. Đây chính là cơ sở
giúp cho luận án có thêm được những phát hiện, bổ sung quan trọng về tính
thực tiễn và khoa học.
Trong phần tổng quan này, chúng tôi tập trung vào một số nội dung chính
như: 1) Các cơng trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói Việt Nam; 2) Các cơng


8

trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói TP.HCM; 3) Các cơng trình nghiên cứu
về đời sống văn hóa TP.HCM; 4) Các cơng trình nghiên cứu về sân khấu kịch
nói trong đời sống văn hóa TP.HCM.
1.1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói Việt Nam
Theo dòng lịch sử sân khấu Việt Nam, sự ra đời của sân khấu kịch nói
xuất phát từ mong muốn giới thiệu một thể loại của sân khấu phương Tây đến
khán giả Việt Nam của các trí thức Tây học. Dưới thời Pháp thuộc, xã hội và
nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Các sân khấu cổ truyền
của dân tộc như: tuồng, chèo đã khơng cịn đáp ứng được những nhu cầu đa
dạng của công chúng ở các đơ thị. Nhìn từ bối cảnh lúc đó, có thể thấy nghệ
thuật sân khấu lúc bấy giờ đang xuất hiện một khoảng trống. Kịch nói ra đời
mang đến một phong vị mới, lấp đầy được các khoảng trống nói trên.
Giai đoạn 1921 – 1930, dưới ảnh hưởng trực tiếp của sân khấu Pháp,
kịch nói và văn học kịch đã hình thành. Tuy nhiên, nó chưa tách hẳn ra khỏi
sân khấu truyền thống của dân tộc.
Giai đoạn 1930 – 1945, diễn ra trong điều kiện hình thành bối cảnh văn
hố gắn với cải cách kịch nói và sự trưởng thành của văn học kịch dân tộc ở
Việt Nam, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ mới. Những tác phẩm văn
học mới của các nhà văn thuộc phong trào văn học lãng mạn ra đời, được phóng
tác thành kịch để diễn trên sân khấu. Công chúng Việt Nam hào hứng đón nhận.
Sân khấu kịch nói lúc bấy giờ gắn bó mật thiết và như một bộ phận của văn học

Việt Nam. Tuy nhiên, kịch nói vẫn có một sự phát triển nhất định về tư tưởng,
nghệ thuật với tư cách một thể loại.
Phạm vi phổ biến của kịch nói là miền Bắc với những thành phố lớn,
trong khi đó, ở miền Nam, thể loại cải lương rất phát triển do nếp sống, tâm lý
và truyền thống âm nhạc của người dân bản xứ.
Vấn đề kịch đã được đề cập sớm nhất trong Nhà văn hiện đại của nhà


9

phê bình Vũ Ngọc Phan (1942) [67]. Tác giả đã đặt riêng một mục cho “các
kịch gia” như sự ghi nhận về thành tựu của họ và thể loại này. Từ sự so sánh
kịch với thơ, ông chỉ ra những đặc trưng của kịch. Tiến trình phát triển của kịch
được ông nhận diện thông qua các tác giả được cho là nổi tiếng trong thời kỳ
đó. Vũ Đình Long với “Chén thuốc độc” như người mở đường tiên phong cho
một thể loại mới. Bên cạnh đó, Vi Huyền Đắc với tác phẩm Kim tiền (1932),
Ơng ki cóp (1938) và Đồn Phú Tứ - nhà soạn kịch của thanh niên cũng là
những tên tuổi nổi bật. Từ sự tổng kết của tác giả có thể thấy thể loại kịch được
nhìn nhận như một thể loại cịn non trẻ và chưa có thành tựu gì nổi bật. Vũ
Ngọc Phan đã chỉ ra khá rõ ràng về nguồn gốc và đặc trưng thể loại của kịch.
Tuy nhiên, nhìn chung đó cũng vẫn là cái nhìn có tính giản lược mang tính hạn
chế của thời đại.
Trong Việt Nam văn học sử yếu (1943) [28], nhà nghiên cứu Dương
Quảng Hàm xem kịch như một thể loại có nguồn gốc từ truyền thống. Tuồng,
chèo được tác giả nhìn nhận như “lối kịch cổ”. Kịch nói mà chúng ta xem, được
ông cho là “lối kịch viết bằng văn xi”. Cách hiểu của Dương Quảng Hàm
khơng tương thích với cách hiểu của chúng ta ngày nay về kịch nói, đó là sự
đồng nhất kịch nói với các thể loại sân khấu cổ truyền của nước ta trước kia.
Trong Việt Nam văn sử học giản ước tân biên của tác giả Phạm Thế Ngũ
(1961, 1963, 1965) [62] - một cơng trình nghiên cứu lí thuyết về kịch tại Việt

Nam, theo đó, kịch được hình dung với những đặc điểm cơ bản khá giống với
cách hiểu của chúng ta ngày nay. Tác giả đã đưa ra một khái niệm quan trọng
là “thoại kịch” và cho thấy tiến trình kịch từ khởi thủy đến khi trở thành một
thể loại hoàn chỉnh với những nét thăng trầm và đa diện.
Cơng trình chun khảo đầu tiên về kịch nói có lẽ phải kể đến cơng trình
Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam trước cách mạng tháng Tám của
học giả Phan Kế Hồnh và Huỳnh Lý (1978) [33]. Cơng trình này đã cố gắng


10

xây dựng lại toàn bộ đời sống kịch trường từ lúc sơ khai cho tới năm 1945 theo
các tiêu chí: tình hình sáng tác gắn với tên tuổi các tác giả; hoạt động biểu diễn
gắn với tên tuổi các đạo diễn, thời gian và địa điểm buổi diễn; thái độ của cơng
chúng đối với hoạt động kịch nói trong mỗi giai đoạn. Đóng góp quan trọng
của cơng trình này đó là đã tái hiện lại diễn biến kịch trong từng giai đoạn cũng
như khái quát được các bước đi và khuynh hướng kịch trong từng tiến trình đó.
Tuy nhiên, việc nhìn sự phức tạp của kịch từ con mắt của hoạt động đấu tranh
chính trị do vậy nó khơng đảm bảo tính khách quan trong việc tác giả đưa ra
một số nhận định, đánh giá.
Trong giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 của
hai tác giả Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng (1988) [44], kịch cũng được đề
cập đến. Theo đó, các tác giả đã phác thảo tinh thần chung của những vở kịch
và đưa ra những luận điểm khá thuyết phục về ưu thế của kịch so với những
loại hình sân khấu cổ truyền, hay sự xâm lấn và tác động lẫn nhau giữa một thể
loại mới và với những thể loại đã tồn tại từ rất lâu đời.
Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng trong Những vấn đề lịch sử văn học
kịch Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XX), (1996) [106] đã đưa ra cách kiến giải mới
trong đó đã cắt nghĩa đặc trưng kịch bằng cách đặt nó trong mối quan hệ giao
lưu Đơng - Tây, giữa nông thôn và thành thị hay sự khác biệt trong tập quán

thưởng thức loại hình sân khấu truyền thống với thói quen thưởng thức nghệ
thuật theo cách của phương Tây.
Ở bài viết “Một thế kỷ đổi mới của Kịch Việt Nam” (2003) [93], [94], tác
giả Tất Thắng chỉ ra sự xuất hiện của kịch nói ở Việt Nam là sự hội tụ cùng thời
điểm của 4 yếu tố, đó là: 1) Sức ép của xu thế tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong
văn học nghệ thuật Việt Nam đầu thế kỷ XX; 2) Kết quả của mối giao lưu văn
hóa Pháp - Việt trong đó sự tiếp nhận của văn hóa Việt Nam đối với văn hóa
Pháp, cụ thể là kịch nói Việt Nam ảnh hưởng của kịch nói cổ điển Pháp thế kỷ


11

XVII; 3) Đáp ứng nhu cầu của người xem ở thời đại mới khi các thể loại cũ
khơng cịn phù hợp với họ; 4) Thể hiện tinh thần dân tộc của lớp trí thức văn
nghệ sĩ Hà Nội đầu thế kỷ khi họ tiếp xúc với kịch cổ điển Pháp. Ở một khía
cạnh khác, ơng cho rằng yếu tố quyết định đến sự thành cơng của kịch nói dân
tộc chính là tiếp thu thi pháp kịch hát truyển thống.
Tác giả Phùng Huy Bính trong cơng trình Mỹ thuật sân khấu kịch nói Việt
Nam (2005) [5], ơng khơng tập trung nói về đặc điểm hay sự hình thành, phát
triển mà đi sâu vào phần tạo hình khơng gian sân khấu của kịch.
Tiếp tục những nhận định về kịch nói, với Sân khấu cần giải đáp những
vấn đề cốt lõi của cuộc sống (2005) [76], tác giả Đình Quang chỉ ra đặc trưng
lấy chất liệu cuộc sống đương đại làm chất liệu chính cho các tác phẩm, kịch
nói đã có được sức mạnh riêng của mình để có thể cùng tồn tại với các loại hình
sân khấu truyền thống vốn đã có chỗ đứng vững chắc. Tuy nhiên, do việc thiếu
phát hiện những nét riêng biệt của những mối xung đột hoặc do không khám
phá ra những mối xung đột mới trong đời sống đã tạo ra sự trùng lặp trong các
vở kịch. Đây là nguyên nhân dẫn đến các sân khấu kịch nói đứng trước nguy
cơ tụt hậu, khơng có khán giả. Ngoài ra, bước chuyển của nền kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự chuẩn bị của tất cả hệ thống trong đó bao

gồm các lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nếu thiếu hoặc không có sự chuẩn bị sẽ
dẫn đến những tình trạng như trên.
Cũng nhắc đến kịch nói, trong Về sân khấu Việt Nam (2005) [75], tác giả
Đình Quang đã khái quát sự ra đời và phát triển của kịch nói Việt Nam theo
tiến trình lịch sử, đồng thời ơng cũng tổng kết về thế mạnh và hạn chế của kịch,
qua hai bài viết “Sự hình thành của nền kịch nói Việt Nam, q trình phát triển
của nó cho tới Cách mạnh tháng Tám” và “Chặng đường 50 năm của sân khấu
kịch nói”.
Ở Sân khấu Nghề và Nghiệp (2006) [69], trong bài viết “Sân khấu Việt


12

Nam – một thế kỷ nhìn lại”, tác giả Lê Hồi Phương đã đánh giá sự ra đời của
kịch nói như một sự kiện lớn làm thay đổi đời sống sân khấu Việt Nam. Bên
cạnh đó, một số nét nổi bật của kịch ở từng thời kỳ cũng được tác giả nêu ra.
Với Đại cương nghệ thuật sân khấu (2009) [108], ở thể tài của sân khấu,
tác giả Trần Trí Trắc có đề cập đến những đặc trưng cơ bản của các thể tài chính
ở sân khấu phương Tây như: bi kịch, hài kịch, chính kịch.
Theo tác giả Sokolov Anatoly trong “Hiện đại hoá xã hội Việt Nam và
sự ra đời của văn học kịch mới (nửa đầu thế kỷ XX)” (2010) [1], ông đưa ra
nhận định: sự ra đời của sân khấu kịch nói xuất phát từ mong muốn giới thiệu
sân khấu phương Tây với khán giả Việt Nam của các văn nghệ sĩ. Kịch có khả
năng bộc lộ nội dung nghệ thuật và xã hội mới.
Gần đây nhất là nghiên cứu của Trần Thị Thư (2020) với luận án tiến sĩ
Kịch Việt Nam (1945 – 1985) về đề tài lịch sử - Tư duy nghệ thuật và đặc trưng
thể loại [105], trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm kịch nói viết về đề tài lịch
sử, luận án muốn chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất trong các khuynh hướng
ứng xử với chất liệu lịch sử của các tác giả. Đồng thời, luận án cũng phân tích
tư duy nghệ thuật của những tác phẩm kịch viết trong giai đoạn này có những

đặc điểm nổi bật mang tính đặc trưng thể loại khác với các giai đoạn trước và
sau để tìm ra những tương đồng và khác biệt. Từ đó, nhìn nhận được giá trị của
các tác phẩm kịch nói viết về đề tài lịch sử viết trong giai đoạn này.
1.1.2. Tổng quan những cơng trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói
thành phố Hồ Chí Minh
Nhà viết kịch Lê Chí Trung trong số đặc biệt của Tạp chí Sân khấu Thành
phố, với bài viết: “Sân khấu TP.HCM 75-90 chặng đường 15 năm không ngừng
phát triển” (1990) [113], ơng tổng kết lại tồn bộ q trình 15 năm tồn tại của
sân khấu kịch nói thành phố với những bước thăng trầm đã trải qua. Tiếp tục
tìm hiểu về tình hình sân khấu kịch thành phố, trong bài viết: “Từ sân khấu nhỏ


13

đến sân khấu hoành tráng, từ sự thể nghiệm thành công đến những vấn đề nghệ
thuật cần đặt ra” (1992) [112] đăng trên Tạp chí Sân khấu Thành phố, tác giả
này đã nêu ra những vấn đề có tính chất quyết định đối với sự tồn tại của kịch
nói thành phố, đó là: thị hiếu cơng chúng, khâu tổ chức biểu diễn, khâu mở rộng
hoạt động sân khấu đại chúng.
Nhà nghiên cứu Trần Trọng Đăng Đàn, từ quan sát thực tế qua vở diễn
Tình nghệ sỹ thu hút đơng đảo cơng chúng thành phố, ở bài viết : “Kịch Tình
nghệ sỹ trên sân khấu Hịa Bình - khía cạnh kinh tế trong văn hóa văn nghệ”
(1992) [18] trên tạp chí sân khấu, ông đặt ra vấn đề: sân khấu kịch nói thành
phố đã trải qua giai đoạn chuyển mình từ bao cấp sang kinh tế thị trường, tác
phẩm ở giai đoạn mới này phải vừa là tác phẩm nghệ thuật theo ý muốn của
người sáng tạo, đồng thời cũng phải được đông đảo công chúng hưởng ứng.
Sân khấu kịch đi vào con đường xã hội hóa thì cơng chúng trở thành một
vấn đề dành được nhiều sự quan tâm. Với bài viết trên Tạp chí Sân khấu, “Mấy
nét về cơng chúng sân khấu từ năm 2000 nhìn lại” (2000) [19], nhà nghiên cứu
Trần Trọng Đăng Đàn đưa ra ý kiến: cần phải phân tích, tìm ra cái hay cái dở

trong thị hiếu thẩm mỹ của các lớp công chúng để từ đó sáng tạo ra các tác phẩm.
Tác giả Phan Trọng Thưởng trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX: Những
vấn đề lịch sử và lý luận (2004) [107] đã đề cập đến các vở diễn của đồn kịch
nói Hà Nội vào diễn tại TP.HCM trong liên hoan sân khấu chun nghiệp tồn
quốc năm 1995 đã góp phần thổi thêm luồng sinh khí để kịch nói tại TP. HCM
có thêm bước đệm để phát triển sau một thời gian trầm lắng.
Với “Xã hội hóa sân khấu là một tiến trình văn hóa tất yếu” (2007) ở Tạp
chí Văn hóa Nghệ thuật [81], nhà nghiên cứu nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh
Thái nêu lên vấn đề quan trọng nhất của sân khấu kịch phía Nam, đó là xã hội
hóa. Một ví dụ rõ nhất về q trình xã hội hóa sân khấu tại Tp đó chính là sự ra
đời của sân khấu 5B Võ Văn Tần. Từ loại hình sân khấu kịch nói này tạo tiền


14

đề cho mơ hình xã hội hóa nở rộ và đem đến sự thành công cho các sân khấu
kịch. Xã hội hóa cũng đưa tới những bài học kinh nghiệm tổng kết lý luận từ
thực tiễn, đó là mối quan hệ giữa sân khấu và khán giả.
Kịch nói TP.HCM một chặng đường lịch sử (2008) [88] - cơng trình
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thành, ơng trình bày q trình hình thành,
phát triển và một số tác giả tiêu biểu ở sân khấu kịch thành phố từ 1975 đến
2000. Bên cạnh đó, ơng cũng nhắc đến một vấn đề gắn với sự tồn vong của sân
khấu kịch, đó là cơng chúng.
Trong bài viết trên Tạp chí Sân khấu TP.HCM: “Sân khấu TP.HCM: 37
năm nhìn lại những chặng đường” [59], đạo diễn – Nghệ sỹ Ưu tú Trần Minh
Ngọc tổng kết hoạt động sân khấu ở thành phố và chỉ ra những nét riêng của ở
các sân khấu kịch. Ông cũng nhắc đến vấn đề xã hội hóa của sân khấu thành phố.
Sân khấu kịch nói nói thành phố HCM từ thập niên 80 của thế kỉ XX đến
những năm đầu của thế kỉ XXI đã được tác giả Trần Trọng Đăng Đàn trong
cuốn Kịch Việt Nam: thưởng thức và bình luận (2011) [21] khái quát một cách

cụ thể và chi tiết. Ở đó, những bài viết liên quan tới sân khấu kịch nói thành
phố HCM đã được đề cập như: bàn về trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức, quản lý
đời sống văn hóa sân khấu; nghệ thuật sân khấu và nhu cầu phản ánh hiện thực
cân đối, toàn diện; Góp bàn về khán giả sân khấu và hiện tượng vắng khán giả
trước quầy vé; Nghệ sĩ sân khấu cần được đối xử công bằng, văn minh, v.v.
Tác giả Nguyễn Phan Thọ với bài viết “Nên có cái nhìn đúng về người
xem sân khấu” (2010) [99] đặt ra vấn đề về cơng chúng. Ơng cho rằng đáp ứng
nhu cầu của công chúng đặc biệt trong một nền kinh tế thị trường là rất cần
thiết. Tuy nhiên, tìm hiểu cảm nghĩ của cơng chúng khơng có nghĩa bắt buộc
diễn viên phải hạ thấp mình cho ngang tầm với chủ nghĩa tự nhiên sống sít mà
phải bắt mạch cho được những yêu cầu da diết của cuộc sống, chỉ ra hướng
nâng cao nó.


15

Theo nhà báo Nguyễn Hòa An (2015), trong “Diễn viên kịch nói trên sân
khấu TP. HCM từ năm 2000 đến nay” [2] trên Tạp chí Sân khấu, nghệ thuật diễn
xuất của diễn viên kịch nói TP.HCM từ năm 2000 đến nay ít nhiều có sự kết hợp
ngẫu nhiên, tự phát giữa biểu diễn hiện thực tâm lý với biểu diễn hiện thực linh
cảm trực giác. Sự kết hợp này không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả thực sự.
Theo tác giả Nguyễn Văn Thành (2015) trong “40 năm sân khấu tp Hồ
Chí Minh (1975-2015): Diện mạo và vấn đề” [89], tính đến năm 2013, TP.HCM
có tổng số 9 đồn kịch nói trong số đó có 8 sân khấu hoạt động theo mơ hình
xã hội hóa, các sân khấu này đều duy trì lịch diễn đều đặn hàng tuần. Có thể
nói sân khấu kịch nói của TP.HCM đã đạt được những thành tựu đáng kể, vượt
lên trên cả cải lương vốn là hình thức chủ thể của sân khấu phương Nam. Ngoài
ra, mặc dù ra đời muộn hơn so với sân khấu kịch nói miền Bắc nhưng với tính
chất trẻ trung, năng động mà kịch nói TP.HCM đã nhanh chóng đuổi kịp và
thậm chí trên nhiều phương diện cịn là một đối tượng đáng nể của kịch nói

phía Bắc. Bởi nơi đây có những ưu thế nổi trội của một đơ thị hiện đại với tốc
độ phát triển nhanh có khả năng thơng thống và cởi mở trong việc tiếp cận và
hội nhập với những xu thế và trào lưu hiện đại của kịch trường thế giới. Gần
đây, khi cuộc sống ngày càng hối hả, nhiều người khơng có đủ thời gian để
bước vào rạp hát ngồi xem hết một vở kịch dài thì đất Sài Gịn - TP.HCM xuất
hiện loại hình kịch cà phê giúp họ vừa giải trí vừa thư giãn theo gu của mình.
Bên cạnh đó, khi phong trào phim kinh dị, phim ma của phương Tây hút khán
giả thì những người làm kịch nói ở Nam Bộ đã nhanh chóng cho ra lị loại kịch
ma, kịch có yếu tố kinh dị, gây nên hiện tượng sốt vé.
Nhà nghiên cứu Trần Yến Chi trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
Sân khấu kịch TP.HCM- bản sắc và xu thế phát triển [10] đã đề cập đến việc
thành phố là nơi sớm thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa
văn nghệ so với cả nước. Xã hội hóa đã mang lại sắc diện mới cho sân khấu


16

kịch nói thành phố, đưa sân khấu phát triển mạnh mẽ sau một thời gian bế tắc,
trì trệ. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời mang tới những thách thức khơng nhỏ cho
các nghệ sĩ và các nhà quản lý. Nhà hát kịch thành phố là một ví dụ: số lượng
các vở kịch ngày càng giảm, diễn viên rời đi do nhiều nguyên nhân. Các hoạt
động của nhà hát khi không thu hút được khán giả thành phố đang có xu hướng
phục vụ khán giả tại các địa phương từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Trong khi đó các
sân khấu kịch xã hội hóa như sân khấu Idecaf, sân khấu Phú Nhuận, v.v… lại
thu hút được khán giả đến xem với sự đa dạng về thể loại kịch. Bên cạnh đó,
cơng trình cịn đề cập đến hạn chế của kịch nói thành phố, đó là sự quản lý về
chất lượng các vở kịch khi mà những buổi phúc khảo có khi chỉ mang tính hình
thức. Thực tế này dẫn đến sự ra đời của các vở kịch yếu kém từ nội dung cho
tới hình thức biểu hiện. Sự quản lý lỏng lẻo trong khâu xét duyệt có thể coi là
một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng khán giả thành phố đang giảm

dần tình yêu dành cho sân khấu kịch nói.
Với luận án tiến sĩ: Kịch bản văn học trong sự phát triển của sân khấu
kịch nói đương đại ở Thành phố Hồ Chí Minh (2017) [104], tác giả Lưu Trung
Thủy đã phân tích, đánh giá về kịch bản văn học nhìn từ phương diện nội dung
và nghệ thuật và đặt trong bối cảnh phát triển của sân khấu kịch nói ở Thành
phố Hồ Chí Minh hơn 20 năm qua. Từ đó, tổng kết văn học kịch của thành phố,
đồng thời phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận liên quan đến kịch
bản văn học, tác giả kịch bản văn học và công chúng của kịch nói ở Thành phố
Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao chất
lượng kịch bản văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần cho sự phát triển
của kịch nói thành phố thời gian tới.
1.1.3. Tổng quan những cơng trình nghiên cứu về đời sống văn hóa
thành phố Hồ Chí Minh
Với Những thay đổi trong đời sống văn hóa ở TP.HCM thời gian 1986


17

– 2006 (2011) [84], hai tác giả Cao Tự Thanh và Hồng Hương đã nêu lên một
cái nhìn khá tồn diện và cụ thể về đời sống văn hóa ở TP. HCM giai đoạn
trước và sau khi đổi mới trên nhiều phương diện.
Giai đoạn trước đổi mới, đời sống văn hóa của người dân thành phố tập
trung trong một số lĩnh vực như văn học, báo chí, sân khấu. Về văn học, tỷ lệ
người ưa thích văn học chiếm khá thấp, tất nhiên sự ưa thích của con người phụ
thuộc nhiều vào yếu tố khác như tâm lý, thói quen và chất lượng tác phẩm. Ở
báo chí và thái độ đối với báo chí của cơng chúng, báo Tuổi trẻ và Sài gịn giải
phóng vẫn là hai nguồn thu hút công chúng nhất so với các báo khác. Về sân
khấu, có thể nói trong giai đoạn này hoạt động sân khấu của tp đối mặt với rất
nhiều vấn đề về lý luận, tổ chức, chỉ đạo có liên quan trực tiếp tới cơng chúng.
Trong đó các thể loại được chọn bao gồm: kịch nói, cải lương, múa rối, hát bội

và chèo. Kết quả cho thấy, sở thích của cơng chúng đối với các thể loại này có
sự khác biệt khá rõ: kịch nói và cải lương vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Cơng chúng
có xu hướng tìm tới các vở kịch phản ánh cuộc sống hiện thực, thực tế nhiều
hơn so với các thể loại khác. Về điện ảnh, đây là bộ môn nghệ thuật thu hút
đông đảo công chúng, chỉ xếp hàng được ưa thích thứ hai sau ca nhạc ở
TP.HCM. Về ca nhạc, đây là bộ môn nghệ thuật rất được nhiều người ưa thích.
Họ thích nghe và xem người khác trình diễn, thích tự mình trình diễn trước
nhiều người nghe, người xem, ưa thích đàn hát cùng bạn bè hay một mình. Có
thể nói qua cuộc nghiên cứu này, phần nào đó cho chúng ta thấy được dấu hiệu
của sự phân hóa về thị hiếu văn học nghệ thuật trong đời sống văn hóa của
người dân Thành phố cuối thời kỳ bao cấp [82, tr 67]. Kể từ sau đổi mới cho
đến nay, đời sống văn hóa của người dân thành phố có nhiều thay đổi trong đó
đáng chú ý. Đối với văn học, thời kỳ này những tác phẩm “thị trường” phát
triển mạnh mẽ về số lượng, bán được được và người viết có tiền trong khi việc
kiếm tiền với người cầm bút trong giai đoạn này là khá khó khăn. Với đặc điểm


18

là đáp ứng thị hiếu, có nhiều “chuyện”, biến cố dồn dập, số phận nhân vật luôn
chuyển hướng, các tác phẩm mang tính chất thị trường này đang lơi kéo một
lượng không nhỏ công chúng thưởng thức nghệ thuật. Về đời sống âm nhạc,
với sự bùng nổ của phương tiện truyền thông, những năm gần đây, đời sống âm
nhạc TP.HCM trở nên nhộn nhịp với sự hiện diện đồng thời, đan xen của hầu
hết các thể loại nhạc trên thế giới. Các hoạt động mỹ thuật của thành phố đã có
sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt từ sau đổi mới. Với mỹ thuật, đây có thể coi là
một loại hình khá “kén” khán giả. Thị hiếu cơng chúng thể hiện qua ba cấp độ:
cấp thứ nhất được coi là “trưởng giả”, cấp thứ hai được coi là mua tranh dễ nhìn
treo trong nhà cho vui cửa vui nhà gọi là “tranh sến và tranh chép”, cấp thứ ba
chơi họa báo, tranh in Trung Quốc, hình các diễn viên Hàn Quốc. Và ba cấp độ

này tương ứng với ba tầng lớp khác nhau với khả năng kinh tế khác nhau [82,
tr.590-591]. Với điện ảnh, sự lôi cuốn từ những bộ phim do tư nhân sản xuất
trong thời gian đầu đã cuốn hút khán giả đến rạp bởi những chương trình quản
cáo hấp dẫn. Tuy vậy, sự tò mò cũng giảm dần theo thời gian khi mà chất lượng
của các tác phẩm không thực sự được quan tâm so với nhu cầu đáp ứng thị hiếu
của công chúng.
Trong luận án Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở TP.HCM trong giai
đoạn hiện nay [57], tác giả Hồng Chí Mỹ nêu lên các khái niệm, đặc trưng, tính
quy luật và tầm quan trọng của đời sống văn hóa tinh thần. Thực trạng xây dựng
đời sống văn hóa tinh thần ở tp Hồ Chí Minh trong những năm qua và các giải
pháp nhằm xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân ở TP.HCM cũng
được nhắc đến.
Luận án Tiến sĩ Triết học của Đặng Quang Thành về Xây dựng lối sống
có văn hóa của thanh niên TP.HCM [91] đã chỉ ra những yêu tố tác động và
thực trạng xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên TP.HCM đối với sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đề từ đó đưa ra những giải pháp nhằm


×