Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.39 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
*****o0o*****

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG
PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG SINH THÁI

Lớp tín chỉ: TRI114.13
Giảng viên hướng dẫn: TS Đào Thị Trang

Hà Nội - 11/2021


MỤC LỤC ………………………………………………………………………...2
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………..3
NỘI DUNG………………………………………………………………...………4
I.

Phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến ………………………...…4
1. Sự ra đời của phép biện chứng ………………………………….....4
2. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến……………………………..……5

II.

2.1.

Nội dung về nguyên lí mối liên hệ phổ biến……………………5

2.2.



Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến………..….6

Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái
1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh
thái…………………………………………………………………....7
2. Môi trường sinh thái Việt Nam với các chính sách tăng trưởng
kinh tế………………………………………………………………...8
2.1.

Khái quát nền kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ gần đây...8

2.2.

Kinh tế công nghiệp……………………………...…………….9

2.3.

Kinh tế nông nghiệp…………………………………………..11

2.4.

Kinh tế ngành du lịch biển……………………………..…..…12

2.5.

Gia tăng mức tiêu thụ…………………………………..…….13

3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường…………………………..…..…13
4. Giải pháp giải quyết vấn đề………………………………….….…14

4.1.

Đối với chính phủ………………………………………….…14

4.2.

Đối với doanh nghiệp, nhà sản xuất……………………….…15

4.3.

Đối với người dân………………………………………….…15

KẾT LUẬN………………………………………………………………..……..16
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….…17
LỜI MỞ ĐẦU
2


Con người chúng ta đang sống trong một thế giới mạng lưới sự sống vô cùng
rộng lớn. Giống như một cái mạng nhện, càng có nhiều mối liên hệ thì càng bền
chặt, vững chắc. Trên cơ sở về phép biện chứng mối liên hệ, mọi sự sống luôn tồn
tại và phát triển gắn chặt với sự hỗ trợ từ môi trường.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay thì sự tăng trưởng kinh tế được đặt
lên hàng đầu với mỗi quốc gia. Và những thành tựu vĩ đại, to lớn của sự tăng
trưởng kinh tế mà ta không thể phủ nhận. Song, đi cùng với sự phát triển đó luôn
tồn đọng một vấn đề cũ nhưng cũng rất “mới” – vấn đề bảo vệ môi trường. Trong
quãng thời gian mà các quốc gia tập trung vào đầu tư, nghiên cứu, tìm tịi, sáng tạo
và xây dựng tạo nên nền kinh tế phát triển như bây giờ thì chính sự tăng trưởng
kinh tế đó cũng đã và đang gây sức ép nặng nề nên môi trường tự nhiên.
Việt Nam – một quốc gia đang trên đà phát triển kinh tế thì chúng ta cũng

đang phải đối đầu với sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái. Trải qua ba thập kỷ phát triển kinh tế thì ở nước ta đã xuất hiện
những dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường. Và những dấu hiệu đó ảnh hưởng xấu
đến những mối liên hệ phổ biến.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, bài tiểu luận: “Phép biện chứng về
mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với bảo vệ môi trường sinh thái” được viết nhằm mục đích mang lại cái nhìn tổng
quan về những mối liên hệ phổ biến và khái quát mối liên hệ giữa sự tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam, qua đó đưa ra những giải pháp
chung để góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.
Đây là một đề tài mang tính khái quát, mặc dù rất cố gắng song bài tiểu luận
vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về nội dung cũng như hình thức.
Kính mong thầy cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
PHẦN NỘI DUNG
3


I.

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1. Sự ra đời của phép biện chứng

Triết học đã được ra đời từ thời cổ đại cũng là đánh dấu sự xuất hiện của
phép biện chứng. Qua hàng nghìn năm lịch sử, phép biện chứng đã trải qua nhiều
sự hưng thịnh và suy vong. Khởi đầu của của phép biện chứng bắt đầu từ sự tự
phát cổ đại, được thể hiện ro nét trong thuyết Âm Dương của Trung Quốc hay
nhiều học thuyết khác đến từ Ấn Độ cổ đại.
Đến khoảng thế kỷ thứ XVII đầu thế kỷ thứ XVIII, phương pháp siêu hình
thống trị triết học với đại diện là R. Descartes – một nhà triết học người Đức được
coi là linh hồn của phương pháp siêu hình. Sau đó một thế kỷ thì phương pháp biện

chứng duy tâm là nhân tố cốt lõi hình thành nên hệ thống lớn đó với đại điện là
Hegel – một nhà triết học cổ điển người Đức. Đây được coi là tiền đề của phương
pháp biện chứng duy vật sau này.
Ngày nay, phép biện chứng đã phát triển rộng hơn với phép biện chứng duy
vật và duy tâm. Bằng sự nghiên cứu và kết hợp các phạm trù, nguyên lý và nhiều
quy luật khái quát, phép biện chứng duy vật được hình thành phù hợp với hiện
thực. Nhờ đó, phép biện chứng phản ánh đúng cá mối liên hệ phổ biến, sự vận
động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Qua đó, những hạn chế vốn có
của phép biện chứng tự phát cổ đại được khắc phục. Quan niệm “Thế giới là một
chỉnh thể thống nhất, giữa các bộ phận của nó có mối liên hệ qua lại, thâm nhập
vào nhau, tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, thế giới và các bộ phận cấu thành
thế giới ấy khơng ngừng vận động và phát triển” khơng cịn hồn toàn đúng đắn.
Phép biện chứng này vẽ lên bức tranh tương quan về sự tác động qua lại, sự vận
động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Tuy nhiên, những mối liên hệ và
những quy luật nội tại của sự vận động và phát triển vẫn chưa được làm rõ.
Sau đó, phép biện chứng duy vật đã chứng minh rằng những ý niệm trong
suy nghĩ chỉ là sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách quan, do đó bản chất
4


biện chứng của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của sự vận động
biện chứng của thế giới hiện thực khách quan. Như vậy, phép biện chứng duy vật
đã khái quát một cách đúng đắn những quy luật vận động và phát triển chung nhất
của thế giới. Vì vậy, F.Engels đã định nghĩa “Phép biện chứng duy vật là môn
khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự
nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
2. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
2.1.

Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến


Phép biện chứng duy vật đã góp phần làm sáng tỏ những quy luật của sự liên
hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội lồi người và của tư duy. Vì vậy, ở bất kể cấp
độ nào cả phép biện chứng duy vật, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến vẫn được
xem là một trong những ngun lí có ý nghĩa khái quát nhất. Theo đó, các sự vật,
hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ
qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. Trong đó, liên hệ là sự tác động qua lại
lẫn nhau, là điều kiện tồn tại tiên quyết, là sự quy định và chuyển hóa lẫn nhau của
các yếu tố thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Theo
quan điểm này, các sự vật, hiện tượng trên thế giới đa dạng nhưng đều là những
dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất – thế giới vật chất.
Các mối liên hệ diễn ra trong mỗi sự vật, giữa các sự vật với nhau, trong
toàn bộ vũ trụ, trong mọi không gian và thời gian. Quan điểm duy vật biện chứng
khơng chỉ khẳng định tính khách quan, phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật và
hiện tượng mà cịn thể hiện rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó. Tính đa dạng
của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát triển của chính
các sự vật hiện tượng quyết định. Những mối liên hệ nội tâm là sự tác động qua lại
giữa các bộ phận và các yếu tố thuộc tính của một sự vật, giữ vai trị quyết định đối
với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Mối liên hệ giữa các sự vật và
hiện tượng khác nhau được coi là những mối liên hệ ngoại tâm nhưng thường
5


không mang ý nghĩa quyết định mà thường được phát huy thơng qua các mối liên
hệ nội tâm. Ngồi ra, tính đa dạng của sự liên hệ cịn được phân chia theo nhiều
cách khác nhau giữa mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ chung bao quát và
mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực riêng biệt, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp,
mối liên hệ bản chất và không bản chất hay mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên. Mỗi
sự vật, hiện tượng đều vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn, giữa các giai
đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển của các sự vật và

hiện tượng tương ứng. Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ chỉ mang tính
tương đối trong sự phân loại bởi các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hóa cho
nhau. Sự chuyển hóa đó có thể xảy ra do thay đổi phạm vi bao quát hoặc do kết
quả vận động khách quan của chính sự vật, hiện tượng ấy.
2.2.

Ý nghĩa của phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến

Dưới góc độ thế giới khách quan, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến phản
ánh tính thống nhất của vật chất và thế giới. Các sự vật, hiện tượng trên thế giới đa
dạng nhưng đều là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất – thế
giới vật chất.
Dưới góc độ nhận thức lí luận, ngun lí đó là cơ sở lí luận của quan điểm
toàn diện – một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật, hiện
tượng. Theo quan điểm tồn diện, để có nhận thức đúng về sư vật, hiện tượng đó
cần được xem xét, trước tiên, trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các
yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó và trong mối liên hệ qua lại
giữa các sự vật đó với sự vật khác, bao gồm mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp; cuối
cùng là trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Bên cạnh đó, để
tìm được bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, quan
điểm tồn diện xem xét nhiều mặt của tri thức và khái quát nhiều mối liên hệ. Tuy
nhiên, quan điểm tồn diện khơng thống nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê
6


những quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng đó mà làm nổi bật điểm cơ
bản nhất và quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng đó.
Ngồi ra, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc phương pháp luận
trong hoạt động thực tiễn. Trong đó, con người cần biến đổi những mối liên hệ nội
tâm và ngoại tâm của sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn để cải tạo sự vật,

hiện tượng đó. Để đạt được được điều đó, nhiều phương pháp và phương tiện khác
nhau cần được sử dụng đồng bộ để tác động, thay đổi những liên hệ tương ứng.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện là các yếu tố cần được lưu ý
và không nên sử dụng để tránh những phương pháp luận sai lệch trong quá trình
xem xét sự vật, hiện tượng. Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian và
thời gian nhất định, mang dấu ấn của không gian và thời gian đó. Vì vậy, người
nghiên cứu cần có quan điểm lịch sự cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề
thực tiễn đặt ra.
II.

Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh
thái Việt Nam
1. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi

trường sinh thái
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ
với nhau giữa đất, nước, khơng khí và các cơ thể sống trong phạm vi tồn cầu. Đó
là những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó, con người và sinh vật tồn tại và
phát triển trong quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế là hoạt
động tất yếu nhằm cải thiện và phát triển đời sống của con người. Vì vậy, mơi
trường sinh thái có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ với sự tăng trưởng kinh tế.
Mơi trường sống được hình thành và tồn tại trong tự nhiên. Có thể nói, mơi
trường sống tồn tại một cách khách quan và độc lập với ý thức con người. Tuy
nhiên, sự phát triển của môi trường phụ thuộc vào ý thức con người, qua đó, mơi
trường có thể phát triển theo hướng tích cực hay tiêu cực. Trái với sự tồn tại khách
7


quan của môi trường sống, tăng trưởng kinh tế được hình thành, tồn tại và phát
triển chủ quan bởi sự phụ thuộc hồn tồn vào con người. Tóm lại, mơi trường chịu

tác động trực tiếp vào con người và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người.
Qua đó nhận thấy, môi trường chịu ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng kinh tế và ngược
lại, mối quan hệ đó được xảy ra thông qua thực thể con người.
Môi trường là nơi tăng trưởng kinh tế hoạt động vì tăng trưởng kinh tế diễn
ra trên diện rộng và cần khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích
của con người. Mặt khác, tài nguyên của môi trường không phải vơ hạn. Vì vậy,
nếu con người chú trọng tăng trưởng kinh tế mà bất chấp mọi hậu quả về môi
trường thì mơi trường sẽ suy thối nghiêm trọng, khiến kinh tế buộc phải dừng
tăng trưởng. Khi đó, con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do chính
họ gây ra bởi con người không thể sống thiếu môi trường tự nhiên. Ngược lại, việc
tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sẽ không những nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần con người mà còn góp phần cải thiện mơi trường. Bởi khi
kinh tế phát triển, nhà nước đầu tư ngân sách cho các dự án bảo vệ môi trường,
nguồn tài nguyên bị khai thác được dần thay thế bởi các nguồn tài nguyên nhân
tạo; môi trường sẽ tiếp tục sinh tồn và phát triển, đóng góp cho việc tăng trưởng
kinh tế của nhân loại.
2. Mơi trường sinh thái Việt Nam với các chính sách tăng trưởng
kinh tế
2.1.

Khái quát về nền kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ gần
đây

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI, Việt Nam bước
vào cơng cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội kể
từ năm 1986 như đổi mới tư duy, hệ thống kinh tế, chính sách, thể chế quản lí hành
chính. Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu – bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành
8



theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những chủ trương,
đường lối cải cách kinh tế trong gần ba thập kỉ đổi mới vừa qua đã mang lại cho
Việt Nam những thành quả rất đáng phấn khởi, hình thành một nền kinh tế năng
động, xã hội văn minh, công bằng và dân chủ. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần mang lại hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội. Môi trường đầu
tư thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mở rộng thị
trường xuất nhập khẩu, tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn. Kinh tế vi mơ cả nước cơ bản
duy trì ổn định.
Việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO đã góp
phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới,
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm
quốc nội đạt trung bình trong giai đoạn 1991 – 2010 đạt khoảng 7,5%. Do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP
giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 5,9%/năm. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế liên
tục tăng, bình quân đầu người khoảng 2,109 USD. Lạm phát cơ bản được kiềm
chế, thị trường tài chính – tiền tệ ổn định. Cùng với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu
kinh tế trong nước cảu Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể, tích cực.
Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng từ 79,9% năm 2011 lên
82,6% năm 2015; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 20,1% xuống cịn 17,4%. Tỷ trọng
trong lao động nơng nghiệp trong lao động giảm, còn 44,3% vào năm 2015.
Tuy nhiên, q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không thể
tránh khỏi những ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái.
2.2.

Kinh tế công nghiệp

Trong giai đoạn này, nền kinh tế công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Năm
1980, tăng trưởng kinh tế công nghiệp ở mức 0,6% tăng lên 6,07% năm 1990 và
giai đoạn 1991 – 2000 tăng lên trung bình 12,9%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng

cao nhất đạt 17%/năm thời kỳ 1991 – 1995. Tỷ trọng công nghiệp đã có sự dịch
9


chuyển đáng kể từ mức 22,7% GDP năm 1991 tăng lên 36,6% năm 2000. Sự phát
triển của q trình cơng nghiệp hóa trong những năm qua một mặt là động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế, cải thiện tình trạng thất nghiệp, những mặt khác, nhiều mặt
trái đã lộ ra.
Theo ước tính, hiện nay, nước ta có khoảng 60,000 cơng ty và doanh nghiệp
tư nhân, hơn 4,500 hợp tác xã phi công nghiệp và trên 2 triệu kinh doanh cá thể.
Cùng với sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đó, tổng lượng
chất thải rắn trên cả nước ước tính khoảng 49,000 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn
công nghiệp chiếm khoảng 27,000 tấn/ngày. Việc quản lý chặt chẽ chất thải rắn
nguy hại đang gặp nhiều khó khăn do khơng đủ kho chứa đủ tiêu chuẩn để lưu trữ
chất thải độc trước khi xử lí và cũng khơng có nhà máy xử lí chất thải độc. Phần
lớn chất thải rắn nguy hại này được chôn chung với rác thải sinh hoạt hay thậm chí
đổ ngay trong nhà máy, gây ơ nhiễm mơi trường sống nghiêm trọng.
Ngồi lượng chất thải rắn lớn, các doanh nghiệp thường không chú trọng xử
lí lượng nước thải trong q trình sản xuất , kinh doanh. Đặc biệt, khoảng hơn 90%
cơ sở sản xuất cũ chưa có thiết bị xử lí nước thải và phần lớn do các nhà máy xí
nghiệp chỉ xử lí sơ bộ rồi xả trực tiếp vào nguồn nước mặt, khiến ô nhiễm nguồn
nước trầm trọng. Nước thải ứ đọng trong thời gian dài gây ô nhiễm không khí, mất
mĩ quan, lan truyền bệnh dịch và nhiều tác động tiêu cực khác. Có thể thấy, nước
thải cơng nghiệp chính là một ngun nhân chính gây ơ nhiễm cho mơi trường đơ
thị.
Bên cạnh đó, khí thải của các cơ sở doanh nghiệp sản xuất cũng là một vấn
đề đáng lưu tâm. Phần lớn ơ nhiễm khơng khí do các ngành nhiệt điện, hóa chất
gây nên. Nồng độ bụi trung bình tại các điểm đo tại khi khu vực nhà máy nhiệt
điện thiệt hại đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 6 lần. Tại nhà máy nhiệt điện
Uông Bí, nồng độ bụi đo trong 1 giờ từ 4 đến 4,7 mg/m 3 , gấp 13 đến 16 lần trị số

cho phép. Nồng độ các chất khí độc hại khác như CO 2, NO2, SO2 trong khơng khí
10


xung quanh nhiều nhà máy và khu công nghiệp đều vượt chỉ chuẩn cho phép từ 1,5
đến 2,5 lần. Điều này tác động xấu đến tính mạng và sức khỏe của của người dân
quanh khu vực nhà máy. Mặc dù, các nhà máy đã trang bị thêm nhiều thiết bị xử lí
bụi nhưng số lượng thiết bị độc hại cịn rất ít, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người.
Ngồi ra, việc khai thác bất hợp lý nguồn tài nguyên là nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái và suy giảm chất lượng môi
trường. Nạn khai thác gỗ trái phép khiến mức độ che phủ rừng lao dốc nghiêm
trọng. Tính đến tháng 12 năm 2000, độ che phủ rừng chỉ còn 29,1% so với 43%
năm 1945 và con số ấy đang ngày một giảm dần. Cịn nhiều vấn đề ơ nhiễm khác
do công nghiệp gây ra như nhập khẩu cá thiết bị lạc hậu, ô nhiễm tiếng ồn từ các
cơ sở sản xuất,… mà trong phạm vi bài tiểu luận triết học này khơng thể trình bày
hết, trên đây là những vấn đề được xem là cấp thiết và cần có hướng giải quyết kịp
thời.
2.3.

Kinh tế nông nghiệp

Việt Nam là nước phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp và
đến nay, nền xuất khẩu của Việt Nam vẫn dựa vào tài nguyên, nông sản và hàng sơ
chế. Kim ngạch xuất khẩu khống sản và nơng sản, thủy sản chiếm tới 63% trong
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt
Nam có thêm nhiều cơ hội đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường quốc tế. Tuy nhiên, sự gia tăng của các hoạt động sản xuất có khả năng gây
ô nhiễm và hủy hoại môi trường ngày càng nghiêm trọng. Sự gia tăng xuất khẩu
các mặt hàng từ nguồn tài nguyên không tái tạo được và việc khai thác bất hợp lý

các nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhằm phục vụ xuất khẩu có thể làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên rất nhanh chóng. Mặt khác, các ngành nông nghiệp, trồng trọt,
chăn nuôi được đẩy mạnh thâm canh, gia tăng sản lượng để xuất khẩu, dẫn đến
việc phá hủy tài nguyên thiên nhiên do khai thác, trồng trọt và chăn nuôi không
11


hợp lý. Người nông dân thường sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất hóa
học độc hại để tăng sản lượng các loại rau, củ, quả,… Do trình độ nhận thức và
chun mơn của người dân cịn thấp; đội ngũ cán bộ nông nghiệp chưa nhiều nên
người nông dân chưa ý thức được hậu quả tiêu cực của những việc làm đó. Các
loại hóa chất gây ơ nhiễm nguồn nước, phá hoại dinh dưỡng trong đất khiến đất
thoái hóa.
2.4.

Kinh tế ngành du lịch biển

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế, các phương tiện thông tin, giao thông
vận tải ngày càng thuận tiện hơn, thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh chóng.
Mặc dù, cịn rất kém phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt
Nam đã đạt được những bước chuyển biến và thành tựu nhất định về ngành du lịch
trong quá trình hội nhập kinh tế. năm 2001, tồn ngành đón 2,33 triệu lượt khách
du lịch quốc tế, tăng gần 9% so với năm 2000, vượt kế hoạch 6% so với năm 2000.
Du lịch phát triển mở rộng cơ hội việc làm cho người dân và tăng một lượng ngoại
tệ lớn cho ngân sách quốc gia.
Tuy nhiên, cũng như sự phát triển trong công nghiệp và nông nghiệp, hoạt
động du lịch cũng đang tác động đến môi trường về nhiều mặt. Do nhu cầu phát
triển du lịch, nhiều diện tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường
giao thơng, khách sạn, cơng trình thể thao, khu vui chơi giải trí… gây tổn thất tới
các cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái. Hoạt động du lịch tác động tiêu cực tới

tài nguyên môi trường bởi rác thải, các chất gây ô nhiễm từ các khách sạn, nhà
hàng, các hoạt động vận tải và khách du lịch. Ô nhiễm khơng khí do giao thơng
vận tải cũng tăng lên chóng mặt bởi lượng khí thải từ máy bay ts được nhận thấy
trực tiếp nhưng lại gây ô nhiễm trực tiếp tới tầng ozon.
Bên cạnh đó, ngành du lịch phát triển còn trở thành mối đe dọa đối với hệ
sinh thái bởi việc phá rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng, lấy đi nơi cư trú
của các loài sinh vật hay khai thác bừa bãi tài nguyên rừng và biển để phục vụ
12


khách du lịch như tiêu bản thú rừng, hoa lam rừng, tắc kè, san hơ tại nhiều điểm du
lịch. Ngồi ra, việc khai thác hải sản đang ở mức báo động. Đánh cá ven bờ giảm
một cách đáng kể và số thuyền ra khơi tăng lên nhanh chóng do có sự khuyến
khích của chính phủ. Việc khai thác dầu khơng hợp lí cũng là một trong những
ngun nhân gây ơ nhiễm biển.
2.5.

Gia tăng mức tiêu thu

Việt Nam là một nước phát triển về kinh tế, kéo theo sự gia tăng thu nhập.
Nhờ đó, đời sống người dân nâng cao, nhu cầu về chất lượng cuộc sống cao hơn,
chuyển từ “ăn no, mặc ấm” sang “ăn ngon, mặc đẹp”. Dân số Việt Nam hiện nay
đạt mức hơn 98 triệu người, là nước đơng dân thứ 15 thế giới mà diện tích chỉ bằng
½ nước Pháp. Dân số đơng, kinh tế phát triển, nhu cầu giao thơng tăng và lượng
khí thải từ ô tô, xe máy khiến ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng. Diện
tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nhu cầu khai thác gỗ mạnh để sản xuất đồ dùng
phục vụ con người, biến đất rừng thành đất canh tác và cư trú. Nhiều loại động vật
quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi tình trạng săn bắt, bn bán trái
phép. Qua đó có thể thấy hệ sinh thái đang mất cân bằng trước sự tác động của con
người, chủ yếu xuất phát từ các hoạt động tăng trưởng kinh tế.

3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường
“Nếu chúng ta bắn vào thiên nhiên một phát đạn, thì thiên nhiên sẽ bắn trả
lại ta bằng đại bác”. Thực tế, trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa gây
ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhiều năm gần đây, thiên tai như hạn hán, lũ lụt,
lốc xoáy ngày càng tăng khơng những về tần suất mà cịn về cường độ như hạn hán
ở miền Trung, bão lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, cháy rừng ở U Minh… đã
cướp đi sinh mạng của nhiều người, thiệt hại ngân sách quốc gia hàng trăm tỉ đồng
– một con số không nhỏ đối với Việt Nam. Gần đây nhất, cuộc sống của người dân
đồng bằng sông Cửu Long trở nên nhọc nhằn do tình trạng xâm nhập mặn trên diện
rộng, khơng có nước sinh hoạt. Ngồi ra, các căn bệnh về thời tiết, môi trường như
13


bệnh đường ruột, hô hấp cũng như gia tăng do ô nhiễm nghiêm trọng. Như vậy,
cuộc sống của con người đang bị đe dọa.
4. Giải pháp giải quyết vấn đề
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đang tăng cường quan hệ
thương mại song phương với các nước trên thế giới và tham gia tích cực vào các
định chế kinh tế khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại
Việt – Mỹ và đặc biệt là WTO. Chính vì vậy, Việt Nam cần có nhiều phương thức
phát triển bền vững để khẳng định vị thế của quốc gia. Để nền kinh tế Việt Nam
phát triển bền vững, giải quyết các vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là về môi trường,
các giải pháp được nêu ra dưới đây.
4.1.

Đối với chính phủ

 Xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước ta cịn lạc hậu,
khơng đồng bộ và mất cân đối, cản trở sự phát triển của các nhà đầu tư trong
và ngồi nước. Thực hiện chủ trương xanh hóa đơ thị và khu công nghiệp,

xây dựng hành lang xanh giữa khu công nghiệp và khu dân cư.
 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ bởi khoa
học công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền
tảng và động lực đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nâng
cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường,
từng bước tạo ra cơng nghệ mới.
 Tăng cường kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp,
thẩm định các mặt hàng nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu, giống mới,…
 Khuyến khích sử dụng cơng nghệ và dây chuyền sản xuất tiết kiệm năng
lượng, nguyên nhiên liệu, phát triển nguồn năng lượng sạch, ít khí thải.
 Khuyến khích các nhà máy mới áp dụng công nghệ tiên tiến, bắt buộc xây
dựng, vận hành hệ thống xử lí nước thải chất lượng tiêu chuẩn môi trường.
14


 Quy hoạch môi trường song song với sự phát triển nền nơng nghiệp. Có
chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm sinh thái, thân thiện với môi trường.
 Xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, khai thác tài nguyên trái phép.
 Thành lập các khu bảo tồn động, thực vật; có nhiều chính sách ưu đãi cán bộ
kiểm lâm để bảo vệ rừng, đặc biệt là các khu rừng đầu nguồn,
4.2.

Đối với các doanh nghiệp nhà sản xuất

 Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống tiêu thốt nước, xử lí nước thải cơng nghiệp
trước khi thải ra mơi trường.
 Tổ chức và quản lí kịp thời đúng quy cách các loại các chất thải rắn công
nghiệp, chất thải y tế và các loại chất thải khác.
 Bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí, đảm bảo sự phát
triển bền vững

 Hạn chế sử dụng chất hóa học trong nơng nghiệp, giảm thiểu thiệt hại cho
người sử dụng cũng như cho đất trồng.
4.3.

Đối với người dân

 Nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường
 Áp dụng các tài nguyên nước, điện, xăng,… tiết kiệm, hợp lí
 Hạn chế sử dụng các vật dụng kém thân thiện với môi trường như túi nilon
Kết luận: Những giải pháp trên tác động tới cả tầng vĩ mô và vi mô của nền
kinh tế, mỗi giải pháp đều đóng vai trị trong một lĩnh vực riêng biệt nhưng lại có
mối liên hệ qua lại biện chứng với nhau với một mục đích thống nhất là xây dựng
và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Các giải pháp này phải được cân
nhắc và thực hiện đồng bộ, tránh tình trạng chủ quan duy ý chí trong việc cải cách
nền kinh tế. Các giải pháp trên thúc đẩy hình thành nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam với bản sắc riêng dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái.

15


PHẦN KẾT LUẬN
Việt Nam ta đang ngày càng phát triển hơn trên con đường cơng nghiệp hóa
– hiện đại hóa với nền kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở
nhận thức về mối liên hệ phổ biến, Việt Nam cần tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ
sở bảo tồn, phát triển bền vững và bảo vệ mơi trường sinh thái. Qua đó, sẽ đảm bảo
được hiệu quả kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà
vẫn giữ được một môi trường “xanh, sạch, đẹp”.
Tuy nhiên, nhận thức rõ được quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo
vệ mơi trường là không đơn giản, cần sự quyết tâm và đồng lòng cũng như nỗ lực
của cả dân tộc trước mn vàn khó khăn, thách thức đang địn chờ ngồi kia. Đó

cũng là cả một q trình dài và nhiều giai đoạn, phát triển không ngừng trong nhận
thức lý luận để đưa lý thuyết vào thực tiễn.
Việc nghiên cứu đề tài “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận
dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh
thái” giúp em có thêm nhiều kiến thức và hiểu rõ hơn về mối liên hệ phổ biến và
hiện trạng môi trường sinh thái của Việt Nam. Qua đó, có thể thấy, để đảm bảo
phát biển nền kinh tế ổn định và lâu dài thì cần thực hiện nghiêm ngặt các tiêu
chuẩn và quy định về bảo vệ môi trường sinh thái.
Mặc dù những ý kiến đưa ra cịn có hạn chế, chưa được hữu hiệu nhưng em
mong rằng nó sẽ góp một phần nhỏ trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững
gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã cho
em cơ hội làm bài tiểu luận này và em mong sẽ nhận được những lời nhận xét của
các thầy cô để bài tiểu luận có thể hồn thiện hơn nữa.
16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lenin.
2. GS. Lê Quý An, Du lịch và mơi trường, Tạp chí du lịch, số 12, năm 1999.
3. Nguyễn Anh, Hội thảo khoa học về môi trường chun ngành Mỏ, luyện
kim, hóa chất, Tạp chí cơng nghiệp, số 19, năm 1999.
4. Craig Leisher, Môi trường Việt Nam – Những điều cần làm, Tạp chí Bảo vệ
mơi trường, số 7, năm 2001.
5. Lê Minh Đức, Bảo vệ môi trường và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam,
Con số và sự kiện, số 12, năm 1999.
6. ThS. Vũ Xuân, Nguyệt Hồng, Đặng Thị Thu Hoài, Hội nhập kinh tế thế giới
với bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Tạp chí Chun đề mơi trường kinh tế,
năm 2001.
7. TS. Nguyễn Đắc Huy, Định Đức Trường, Nguyễn Mỹ Hồng, Một vài suy
nghĩ về quản lý mơi trường trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam, Tạp

chí Chuyên đề môi trường kinh tế, năm 2001.
8. TS. Trần Thanh Lâm, Một tiếp cận mới trong quản lý thương mại và bảo vệ
mơi trường ở Việt Nam, Tạp chí xây dựng, số 3, năm 2002.
9. Nhiều tác giả, Bảo vệ mơi trường trên quan điểm phát triển bền vững, Tạp
chí Bảo vệ môi trường, số 6, năm 2002.
10.Nhiều tác giả, Định hướng nhà nước và hiện trạng môi trường ở Việt Nam,
Tạp chí Cơng nghiệp, số 18, năm 2000.
11. Nhiều tác giả, Môi trường, quá khứ, hiện tại, tương lai, Tạp chí khoa học
cơng nghệ và mơi trường, số 5, năm 2002.
12. TS. Danh Sơn, các lợi ích về bảo vệ mơi trường ở nước ta, Tạp chí Bảo vệ
mơi trường, số 2, năm 2001.
17


13. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hưng, Một vài giải pháp môi trường cho
các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, Tạp chỉ bảo vệ môi trường, số 5, năm 2000.

18



×