Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài 5 kế toán thuế (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 16 trang )

BÀI 5: KẾ TỐN THUẾ
I. Tìm hiểu về kế tốn thuế
1. Kế tốn thuế là gì?
Kế tốn thuế có vai trò như là một cầu nối, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà
nước. Nhờ các cơng việc của kế tốn thuế đã giúp cho nhà nước quản lý được nền kinh
tế dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp cho các doanh nghiệp có thể kinh doanh một cách
ổn định và thực hiện báo cáo thuế đúng quy định của nhà nước một cách rõ ràng và
minh bạch.

2. Công việc của kế tốn thuế là gì?
Cơng việc của một kế tốn thuế được chia ra là công việc hàng ngày, công việc
hàng tháng, công việc hàng quý và công việc hàng năm.
2.1. Cơng việc hàng ngày
Một kế tốn thuế, mỗi ngày đều phải thực hiện thu thập và xử lý các loại hóa
đơn chứng từ phát sinh trong q trình doanh nghiệp hoạt động cũng như tiến hành
hạch toán các chứng từ như: :
– Hạch tốn hóa đơn đầu ra, đầu vào: Từ đó các kế tốn thuế có thể theo dõi
được số lượng hàng nhập – xuất, hàng tồn kho để xây dựng kế hoạch nhập hay sản
xuất hàng kịp thời cũng như hạch tốn phân bổ và trích khấu hao chi phí sản xuất.
Ngồi ra, các hóa đơn đầu vào, đầu ra cịn giúp kế tốn thuế theo dõi được công nợ của
khách hàng và nhà cung cấp, tiến hành trả và thu hồi công nợ đúng hạn.


– Nộp các khoản thuế phát sinh kịp thời để tránh tình trạng nộp phạt do nộp
chậm.
– Theo dõi các khoản tiền chuyển về, chuyển đi trong ngân hàng dựa trên sổ
phụ ngân hàng hoặc các sao kê chi tiết liên quan.
– Hạch toán quỹ dựa trên các phiếu thu – chi và giấy tờ nộp tiền vào nhân sách
Nhà nước.
– Kiểm tra hóa đơn và điều chỉnh các hóa đơn GTGT khi hóa đơn có sai lệch.
– Sắp xếp và lưu giữ các chứng từ, hóa đơn.


2.2. Cơng việc hàng tháng
Hàng tháng các kế toán thuế phải thực hiện các công việc như:
– Kê khai thuế GTGT với các doanh nghiệp có doanh thu từ 50 tỷ trở lên
– Kê khai thuế TNDN đối với các doanh nghiệp phát sinh số thuế TNDN từ 50
triệu trở lên
– Phân bổ các cơng cụ, dụng cụ và thực hiện trích khấu hao tài sản cố định
– Kiểm tra định kỳ các hồ sơ của nhân viên, tiến hành làm HĐLĐ và đăng ký
mã số thuế cho nhân viên
– Kiểm tra bảng chỉ tiêu để tiến hành cân đối công việc, tránh dồn việc
2.3. Công việc hàng quý
Tới mỗi quý các kế toán thuế cần:


– Tiến hành lập tờ khai thuế GTGT nếu doanh nghiệp thuộc diện mới thành lập
hoặc có doanh thu dưới 50 tỷ đồng

– Tiến hành lập tờ khai thuế TNCN cho các doanh nghiệp có phát dịnh thuế
TNCN dưới 50 triệu đồng
– Báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
2.4. Công việc hàng năm
Công việc hàng năm của kế toán thuế được chia thành việc đầu năm và việc
cuối năm gồm:
2.4.1. Công việc đầu năm
Vào tháng 1 đầu năm, tức từ ngày 01/01 – 31/01, các tài chính kế tốn của
doanh nghiệp cần hồn thành nghĩa vụ nộp thuế môn bài. Trong trường hợp, trong năm
doanh nghiệp thay đổi mức vốn điều lệ dẫn đến thay đổi bậc thuế mơn bài thì các kế
tốn thuế cần phải tiến hành làm lại tờ khai thuế môn bài cho năm sau và nộp trước
31/12 của năm đó.
2.4.2. Cơng việc cuối năm
Cuối năm chính là thời điểm các kế tốn thuế bận rộn nhất vì đây là thời điểm quan

trọng để hồn thành bộ báo cáo tài chính.
– Để hồn thành được bộ báo cáo tài chính, kế tốn thuế phải kiểm tra, rà sốt
lại các vấn đề cịn tồn đọng, chưa được giải quyết trong năm. Kiểm tra các số liệu từ
chi tiết tới tổng hợp cũng như các kê khai, hạch toán đã khớp với nhau chưa.
– Cần nộp báo cáo tài chính của năm trong vịng 90 ngày của năm tiếp theo.


– Tiến hành in toàn bộ các sổ sách để lưu trữ phục vụ cho cơng việc quyết tốn
thuế về sau. Các sổ sách cần in bao gồm:
+ Sổ cái các tài khoản
+ Sổ chi tiết các tài khoản, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng
+ Các bảng biểu chi tiết
+ Các phiếu thu, phiếu chi đi kèm hóa đơn
+ Phiếu nhập kho, xuất kho…
II. Cách làm kế toán thuế
2.1. Doanh nghiệp mới thành lập
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, kế toán thuế cần làm:
– Bước 1: Tiếp nhận giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp


– Bước 2: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
– Bước 3: Mua phần mềm chữ ký số để phục vụ công việc kê khai thuế qua
mạng và đăng ký nộp thuế điện tử
– Bước 4: Thực hiện lập tờ khai và nộp thuế môn bài
– Bước 5: Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT và lập mẫu 06/GTGT gửi cơ
quan thuế
– Bước 6: Tiến hành tổng hợp hóa đơn, chứng từ để thực hiện báo cáo và nộp
thuế
– Bước 7: Thực hiện hạch toán sổ sách dựa trên các chứng từ hóa đơn



– Bước 8: Thực hiện đối chiếu sổ sách, lập báo cáo tài chính năm
– Bước 9: In sổ sách, ký, đóng dấu
– Bước 10: Lưu trữ chứng từ, sổ sách
2.2. Doanh nghiệp đang hoạt động
Với các doanh nghiệp đang hoạt động, khi làm kế toán thuế bạn cần lưu ý các công tác
tiếp nhận, bàn giao chứng từ, sổ sách kế tốn.
2.3 Quy trình kế tốn thuế
Quy trình làm kế toán thuế được thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Giải quyết các nghiệp vụ kế toán phát sinh
– Bước 2: Lập chứng từ kế toán
– Bước 3: Ghi sổ sách kế toán
– Bước 4: Thực hiện các cơng việc của kế tốn trong thời điểm cuối kì
– Bước 5: Lập bảng cân đối sổ sách, chi phí, số liệu phát sinh
– Bước 6: Lập báo cáo tài chính và thực hiện quyết tốn thuế

2.4 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước
Bên Nợ:
– Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
– Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;


– Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
– Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
Bên Có:
– Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
– Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có:
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác cịn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Trong trường hợp cá biệt, TK 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu
có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản
phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm
hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.


III. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 333 –
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
3.1. Thuế GTGT phải nộp (3331)
3.1.1. Kế toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311)
3.1.1.1 Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ:
Khi xuất hóa đơn GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu, thu nhập theo giá
bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp được tách riêng tại thời điểm xuất hóa
đơn, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh tốn)
Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
3.1.1.2. Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp
Kế toán được lựa chọn một trong 2 phương pháp ghi sổ sau:
– Phương pháp 1: Tách riêng ngay số thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa đơn,
ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh tốn)
Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).


– Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo
phương pháp trực tiếp, định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp kế toán ghi giảm
doanh thu, thu nhập tương ứng:

+ Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh tốn)
Có các TK 511, 515, 711 (giá bao gồm thuế GTGT – tổng thanh toán)
+ Định kỳ, xác định thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ các TK 511, 515, 711
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
3.1.1.3. Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có các TK 111, 112.
3.1.2. Kế toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu (TK 33312)
3.1.2.1. Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
– Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
– Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp khơng được khấu trừ phải
tính vào giá trị vật tư, hàng hoá,TSCĐ nhập khẩu, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
3.1.2.2. Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà
nước, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)
Có các TK 111, 112,…


3.1.2.3. Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)
– Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu từ bên
nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được
khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

– Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao
ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)
Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
Có TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền
thuế GTGT hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)
Có TK 1388 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy
thác để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu)
– Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 1388 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
Nợ TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy
thác)
Có các TK 111, 112.
3.1.3. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
– Định kỳ, kế tốn tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế
GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.


– Trường hợp tại thời điểm giao dịch phát sinh chưa xác định được thuế GTGT
đầu vào của hàng hóa, dịch vụ có được khấu trừ hay khơng, kế tốn ghi nhận toàn bộ
số thuế GTGT đầu vào trên TK 133. Định kỳ, khi xác định số thuế GTGT không được
khấu trừ với thuế GTGT đầu ra, kế toán phản ánh vào chi phí có liên quan, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156,…(thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của
hàng cịn tồn kho)
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (thuế GTGT đầu vào không được khấu
trừ của hàng đã xuất dùng cho sản xuất)
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (thuế GTGT đầu vào không được khấu

trừ của hàng đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của
hàng đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ)
Nợ TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh (6421, 6422) (thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ của hàng dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (tổng số thuế đầu vào khơng
được khấu trừ).
3.1.4. Kế tốn thuế GTGT phải nộp được giảm:
Trường hợp doanh nghiệp được giảm số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi nhận
số thuế GTGT được giảm vào thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp (nếu được trừ vào số thuế phải nộp)
Nợ các TK 111, 112 – Nếu số được giảm được nhận lại bằng tiền
Có TK 711 – Thu nhập khác.
3.1.5. Kế tốn thuế GTGT đầu vào được hồn
Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT theo luật định do thuế đầu vào
lớn hơn thuế đầu ra, ghi:


Nợ các TK 111, 112
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

3.2. Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp (TK 3334)
3.2.1. Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước
hàng quý theo quy định, ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
3.2.2. Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112.
3.2.3. Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm

tài chính:
– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập
doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211).
– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập
doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.


3.2. Kế toán Thuế thu nhập cá nhân (TK 3335)
– Khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khấu trừ tại nguồn tính trên
thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.

– Khi chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định
số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế
theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi:
+ Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài…,
ghi:
Nợ các TK 154, 631, 642, 635, … (tổng số phải thanh toán)
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng tiền phải thanh tốn) (3531)
Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân (số thuế thu nhập cá nhân phải
khấu trừ)
Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả sau khi khấu trừ thuế).
+ Khấu trừ thuế TNCN khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên
ngồi có thu nhập, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng số tiền phải trả)

Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân (số thuế thu nhập cá nhân phải
khấu trừ)
Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả sau khi khấu trừ thuế).
– Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có
thu nhập, ghi:


Nợ TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân
Có các TK 111, 112,…

3.3. Kế toán Các loại thuế khác (33382), Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
(3339)
– Khi xác định số lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về (khi đăng ký
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng), ghi:
Nợ TK 2111 – Tài sản cố định hữu hình
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).
– Khi thực nộp các loại thuế khác (như thuế nhà thầu), phí, lệ phí và các khoản
phải nộp khác, ghi:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33382, 3339)
Có các TK 111, 112.


BÀI TẬP
Bài 1: Cửa hàng kinh doanh thương mại điện tử ABC xuất bán một lô hàng nồi cơm
điện với giá bán 800.000 đ/cái với số lượng là 5.000 cái. Để khuyến mãi nhân dịp khai
trương cửa hàng quyết định giảm giá bán đi 5%. Vậy giá tính thuế của lơ hàng này là
bao nhiêu?
Bài giải:
Giá tính thuế của một nồi cơm điện:
800.000 – (800.000 x 5%) = 760.000 đ.

Giá tính thuế của lơ hàng 5.000 cái:
760.000 x 5.000 = 3.800 tr.đ.
Vậy giá tính thuế của cả lơ hàng này là 3.800.000.000 đồng.

Bài 2: DN thương mại XYZ có tài liệu như sau :
DN sản xuất 4 sp A,B,C,D và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :
Giá mua chưa thuế SP A : 9.000 đ/sp, sp B 15.000 đ/sp, sp C 20.000 đ/sp, sp D 25.000
đ/sp. Với thuế suất thuế GTGT sp A 5%, sp B 10%,sp C 5%, sp D 0 %


Giá bán chưa thuế SP A : 15.000 đ/sp, sp B 20.000 đ/sp, sp C 30.000 đ/sp, sp D 35.000
đ/sp. Thuế suất là 10 % trên mỗi mặt hàng.
Hãy tính thuế GTGT phải nộp của từng mặt hàng
Bài giải

SP

A
B
C
D

Giá
mua
chưa
thuế
GTG
T
1
9.000

15.000
20.000
25.000

Thuế GTGT
đầu vào
Thuế
suất
2
5%
10 %
5%
0%

Tổng
giá
mua
Thuế
phải
khấu
thanh
trừ
toán
3=1*2 4=1+3
450
1.500
1.000
0

9 450

16 500
21 000
25 000

Giá
bán
chưa
thuế
GTG
T
5
15.000
20.000
30.000
35.000

Thuế GTGT
đầu ra
Thuế
suất
6
10 %
10 %
10 %
10 %

Thuế
nộp

Tổng

giá
bán

Thuế
phải
nộp

7=5*6 8=5+7 9=7-3
1.500
2.000
3.000
3.500

16.500
22.000
33.000
38.500

1.050
500
2.000
3.500



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×