Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

015 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán độc lập báo cáo tài chính các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội,Luận văn Thạc sỹ Kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.33 KB, 146 trang )


⅛μ............................................................... ,

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

, , l⅛

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠC

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- ^φ^---

NGUYỄN HOÀNG BẢO NGỌC

CÁC NHÂN TĨ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
KIỂM TỐN ĐỘC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÁC DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019

Ì1

[f


⅛μ................................... ,


_ IW

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- ^φ^---

NGUYỄN HOÀNG BẢO NGỌC
CÁC NHÂN TỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÁC DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỚ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Thịnh Văn Vinh

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các tài
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học

của luận văn chưa từng được ai cơng bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Thịnh Văn Vinh - người
hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới Học viện Ngân hàng, khoa Kế toán kiểm
toán, khoa Sau đại học đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu trong quá trình
thu thập số liệu, phiếu điều tra của kiểm toán viên đã giúp tơi hồn thành đề tài: “
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán độc lập báo cáo tài chính các
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Cuối cùng, Tác giả muốn bày tỏ sự cảm ơn tới những người thân trong gia
đình đã động viên, giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu Luận văn.


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TỐN ĐỘC LẬP
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.............................10
1.1 Chất lượng kiểm toán độc lập BCTC........................................................................... 10
1.1.1


Khái niệm về chất lượng kiểm toán độc lập BCTC......................................... 10

1.1.2

Các tiêu chí đánh giá đến chất lượng kiểm toán độc lập BCTC......................12

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn độc lập BCTC.............................14
1.2.1

Nhóm nhân tố thuộc về trình độ năng lực của kiểm tốn viên........................14

1.2.2

Nhóm nhân tố thuộc về qui trình và phương pháp kiểm toán.........................18

1.2.3

Nhân tố kiểm soát chất lượng kiểm toán......................................................... 20

1.2.4

Các yếu tố khác...............................................................................................21
1.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng kiểm tốn độc lập báo cáo tài
chính với các doanh nghiệp xây lắp.......................................................................24
1.3.1 Bài học kinh nghiệm ngoài nước.................................................................... 24

1.3.2

Bài học kinh nghiệm rút ra cho các đơn vị kiểm toán độc lập........................27


Kết luận chương 1..........................................................................................................29
CHƯƠNG 2: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI CHẤT
LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI....................................................30
2.1 Khái quát về kiểm toán độc lập BCTC các doanh nghiệp xây lắp trên địa
bàn Hà Nội...................................................................................................................... 30
2.1.1

Khái quát về kiểm toán độc lập BCTC các doanh nghiệp xây lắp trong thời

gian vừa qua..................................................................................................................... 30
2.1.2

Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán độc lập BCTC các doanh nghiệp xây

lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội.................................................................................... 31
2.2 Mơ hình và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm
toán độc lập BCTC các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội ......................... 31


ιv

2.2.1.

Mơ hình nghiên cứu....................................................................................... 31
2.2.2. Ket quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng KTĐL BCTC các
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội.................................................................48
2.3 Đánh giá thực trạng về chất lượng kiểm toán độc lập BCTC doanh nghiệp
xây lắp trên địa bàn Hà Nội....................................................................................67

2.3.1 Kết quả đạt được............................................................................................67
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân.................................................................................68
Kết luận chương 2...................................................................................................79
CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC
LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN
HÀ NỘI.................................................................................................................... 80

3.1.

Định hướng phát triển của các công ty kiểm toán độc lập trong những năm

tới..................................................................................................................................... 80
3.2.
Sự cần thiết và phương hướng nhằm nâng cao chất lượng KTĐL BCTC
các DN Xây lắp trên địa bàn HN...................................................................................81
3.3.
Nguyên tắc và yêu cầu nâng cao chất lượng KTĐL BCTC các DN Xây lắp
trên địa bàn HN ............................................................................................................. 82
3.4 Khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập BCTC các
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội....................................................................84
3.4.1.
Khuyến nghị nâng cao trình độ năng lực của KTV........................................ 84
3.4.2.
Khuyến nghị hồn thiện việc áp dụng quy trình và phương pháp kiểm toán ...86
3.4.3.
Khuyến nghị tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm tốn.............91
3.4.4.
Khuyến nghị tăng cường và hồn thiện các yếu tố khác.................................96
3.5 Điều kiện thực hiện các giải pháp................................................................................100
3.5.1

Kiến nghị với cơ quan nhà nước .................................................................. 100
3.5.2
Kiến nghị với hiệp hội kiểm toán.................................................................. 101
3.5.3
Kiến nghị đối với các DNKT........................................................................ 102
3.5.4
Kiến nghị đối với người sử dụng thông tin kiểm toán................................... 103
Kết luận chương 3.........................................................................................................103


vi
v

KẾT LUẬN.............................................................................................................
104
DANH MỤC VIẾT TẮT
PHỤ LỤC................................................................................................................ 111
Từ viết tắt

Từ gốc

BCKT

Báo cáo kiểm tốn

BCTC

Báo cáo tài chính

BTC


Bộ tài chính

CL

Chất lượng

CLKT

Chất lượng kiểm tốn

CMKiT

Chuẩn mực kiểm tốn

DDNN

Đạo đức nghề nghiệp

CTKT

Cơng ty kiểm tốn

DN

Doanh nghiệp

DNKT

Doanh nghiệp kiểm tốn


GP

Giá phí

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KSCL

Kiểm sốt chất lượng

KSCLBN

Kiểm sốt chất lượng từ bên ngồi

KSCLBT

Kiểm sốt chất lượng từ bên trong

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KTĐL

Kiểm toán độc lập

KTV


Kiểm tốn viên

NK

Nhiệm kỳ

NLCM

Năng lực chun mơn

NN

Nhà nước

QM

Quy mơ

TP.HN

Thành phố Hà Nội

VACPA

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

VN

Việt Nam


DNXL

Doanh nghiệp xây lắp

BLĐ

Ban lãnh đạo

NĐT

Nhà đầu tư



Vll

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 2.1: Thang đo chất lượng kiểm tốn.............................................................33
Bảng 2.2: Thang đo năng lực chun mơn của KTV.............................................34
Bảng 2.3: Thang đo đạo đức nghề nghiệp của KTV..............................................34
Bảng 2.4: Thang đo q trình và phương pháp kiểm tốn..................................... 36
Bảng 2.5: Thang đo KSCL từ bên trong................................................................36
Bảng 2.6: Thang đo KSCL từ bên ngồi...............................................................36
Bảng 2.7: Thang đo quy mơ của DNKT................................................................38
Bảng 2.8: Thang đo giá phí kiểm tốn...................................................................38
Bảng 2.9: Cấu trúc bảng câu hỏl và thang đo........................................................39
Bảng 2.10: Vị trí cơng tác và kinh nghiệm làm việc của KTV tham gia khảo sát..44
Bảng 2.11: Cơ cấu và doanh thu trung bình của các DNKT..................................44
Bảng 2.12: Số lượng nhân viên chuyên nghiệp và KTV........................................46

Bảng 2.13: Thống kê tần số
thang đo......................“Năng lực chuyên môn”
Bảng 2.14: Thống kê tần số
thang đo......................“ Đạo đức nghề nghiệp”
Bảng 2.15: Thống kê tần số thang đo “ Q trình và phương pháp kiểm tốn”.....49
Bảng 2.16: Thống kê tần số
thang đo..........................“KSCL từ bên trong”
Bảng 2.17: Thống kê tần số
thang đo..........................“KSCL từ bên ngoài”
Bảng 2.18: Thống kê tần số
thang đo.........................“Quy mô của DNKT”
Bảng 2.19: Thống kê tần số
thang đo............................“Giá phí kiểm tốn”
Bảng 2.20: Thống kê tần số
thang đo......................“Chất lượng kiểm toán”
Bảng 2.21: Kiểm định KMO và Bartlett...............................................................57
Bảng 2.22: Tổng phương sai trích (Total Variance Explained).............................57
Bảng 2.23: Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix)...............58
Bảng 2.24: Kiểm định KMO và Bartlett...............................................................59
Bảng 2.25: Tổng phương sai trích (Total Variance Explained).............................59
Bảng 2.26: Ma trận nhân tố trước khi xoay...........................................................60
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu 2............................................................................63

47
47
49
50
51
52
53



viii

Bảng 2.28: Giả thuyết nghiêncứu 2.......................................................................63
Bảng 2.29: Model Summaryb................................................................................64
Bảng 2.30: ANOVAa..............................................................................................64
Bảng 2.31: Coefficientsa........................................................................................65
Hình 2.2: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT 1........................................67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm tốn đóng một vai trị quan trọng trong việc duy trì và phát hành báo cáo
tài chính có chất lượng cao. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua đã có khá nhiều
cơng ty bị ảnh hưởng lớn bởi chất lượng của cuộc kiểm tốn như sự kiện của Cơng
ty Cổ phần Bơng Bạch Tuyết năm 2008 đã trở thành tâm điểm về chất lượng của
việc kiểm tốn báo cáo tài chính bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp,
nhà đầu tư, vì vậy cần một chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính chính xác, có độ
tin cậy của thơng tin để tránh những tổn thất nặng nề về kinh tế cho cả phía doanh
nghiệp và nhà đầu tư cho nên trách nhiệm của kiểm tốn viên và các cơng ty kiểm
toán độc lập là phải đảm bảo độ tin cậy của các thơng tin trên báo cáo tài chính. Khả
năng đảm bảo này của kiểm toán viên sẽ thể hiện chất lượng kiểm tốn.
Song, chất lượng kiểm tốn khơng dễ dàng đánh giá và nhận biết. Các thước
đo kết quả kiểm tốn có thể cho biết chất lượng dịch vụ kiểm tốn nhưng lại khơng
cho biết nhân tố nào khiến cho chất lượng kiểm toán đạt được như vậy và quan
trọng hơn là không cho biết cơ sở nào để nâng cao chất lượng kiểm toán. Do vậy,
tác giả đã lựa chọn đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán độc

lập báo cáo tài chính các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp trên địa bàn thành
phố Hà Nội” bởi các sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp có ý nghĩa to lớn vì chúng
góp phần tăng thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế, phát triển nền kinh tế, góp
phần đưa đất nước tiến nhanh trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đạt hóa nên
chất lượng của việc kiểm tốn độc lập báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp xây
lắp trở nên cần thiết và cấp bách để đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính và cho
ra đời những sản phẩm có chất lượng, kinh tế.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
• Cơng trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí

Minh - “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL trong điều kiện Luật
KTĐL đã được ban hành và áp dụng” - Mai Thị Hoàng Minh & cộng sự (2012)


2

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh KTĐL Việt Nam bước vào
một giai đoạn phát triển mới - Giai đoạn KTĐL hoạt động trong môi trường pháp
lý hoàn chỉnh với sự ra đời của Luật KTĐL năm 2011. Giai đoạn này đòi hỏi cần
thiết phải nâng cao tiêu chuẩn đối với DNKT, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực kiểm tốn, nâng cao trình độ KTV, đáp ứng yêu cầu về dịch vụ kiểm toán trong
khu vực và quốc tế, xác lập vai trò của VACPA trong khuôn khổ pháp luật đã được
ban hành.
Các Tác giả đã thực hiện khảo sát với đối tượng là các KTV, DNKT, Doanh
nghiệp và Cơ quan quản lý Nhà nước về Kế toán - Kiểm toán về CLKT. Kết hợp với
các dữ liệu từ các Báo cáo hoạt động thường niên, Báo cáo tổng kết của Bộ Tài chính và
Hội nghề nghiệp Kiểm toán từ 2010 - 2013 để làm cơ sở phân tích đánh giá và đưa ra
giải pháp.
Qua kết quả khảo sát, các Tác giả cũng đã đưa ra 2 nhóm nhân tố tác động đến

chất lượng hoạt động của DNKT bao gồm:
Nhóm nhân tố bên trong gồm các nhân tố: Chiến lược kinh doanh, Trình độ
chun mơn của đội ngũ KTV, Năng suất hiệu quả của DNKT, Văn hóa doanh
nghiệp, Khả năng tài chính.
Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: Hội nhập quốc tế và khu vực, Chính sách và sự
phát triển của hoạt động kinh tế - tài chính, KSCL từ bên trong và KSCL từ bên ngoài.
Các Tác giả cũng đã thực hiện việc phân tích các nhân tố tác động đến chất
lượng hoạt động của các DNKT, đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng hoạt
động của các DNKT Việt Nam, xác định nguyên nhân các hạn chế của hoạt động
KTĐL. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của các
DNKT Việt Nam.
Cơng trình nghiên cứu cũng đã làm sáng tỏ và mở ra một hướng mới đối với
việc nâng cao CLKT trong một bối cảnh mới. Trong khn khổ pháp luật và kiểm
tốn đã được hoàn chỉnh và nâng lên một tầm cao mới địi hỏi các DNKT phải
khơng ngừng hồn thiện về chất lượng, mở rộng về quy mô, cạnh tranh lành mạnh
trong mơi trường luật pháp, nhất là cần phải có một chiến lược cạnh tranh và phát


3

triển lâu dài, nhằm góp phần thiết thực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước
nói chung và ngành Kiểm tốn nói riêng.
• “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT BCTC các DNNY trên
thị trường chứng khoán Việt Nam” - Bùi Thị Thủy (2013) - Luận án Tiến sĩ kinh
tế - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và
thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, các DNNY nói chung có xu hướng lập
các BCTC thiếu trung thực. Sự tin cậy của Nhà đầu tư và thị trường đối với các
KTV và DNKT bị hạn chế.
Dựa trên Mơ hình CLKT của Duff (2004), Tác giả đã thực hiện phân tích và

xử lý kết quả khảo sát nghiên cứu định lượng từ 138 KTV thuộc các DNKT đủ
điều kiện kiểm toán BCTC DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua
kết quả nghiên cứu, Tác giả đã xác định 14 nhân tố tác động đến BCTC của DNNY
trên thị trường chứng khoán Việt Nam và được chia thành 3 nhóm nhân tố:
Nhân tố thuộc về nhóm KTV: Kinh nghiệm chuyên sâu, Ý thức, Chuyên
nghiệp, Áp lực, Độc lập, Trình độ bằng cấp.
Nhân tố thuộc nhóm bên ngồi: DNNY, Mơi trường pháp lý, Kiểm sốt bên ngồi.
Nhân tố thuộc về nhóm DNKT: Hệ thống KSCL, Phương pháp và quy trình
kiểm tốn, Phí kiểm tốn, Danh tiếng và Quy mơ DNKT.
• Cơng trình nghiên cứu: “Chất lượng kiểm tốn ở Việt Nam” - nhóm nghiên
cứu Pham, H., Amaria, P., Bui, T., & Tran, S. (2014).
Mục đích của nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến của KTV về CLKT và các nhân
tố ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam, Pham, H., Amaria, P., Bui, T., & Tran, S.
(2014) đã thực hiện phương pháp định lượng qua việc khảo sát trực tiếp 200 KTV
tại 10 DNKT được lựa chọn theo quy mơ lớn, trung bình và một số ít là DNKT quy
mơ nhỏ và đã xử lý 128 phiếu khảo sát với 33 câu hỏi có liên quan đến nhận thức
của KTV và các yếu tố tác động đến CLKT tại Việt Nam nhận được qua phần mềm
thống kê SPSS.


4

Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam bao
gồm: sự cạnh tranh giữa các DNKT, quy trình và phương pháp kiểm tốn, việc
cung cấp thêm các dịch vụ phi kiểm toán, mức độ chuyên ngành của KTV, kết quả
nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ thay đổi nhân viên hàng năm cũng như việc nhân viên
kiểm toán chuyển sang làm việc cho khách hàng kiểm tốn trước đây có ảnh hưởng
tiêu cực đến CLKT ở Việt Nam.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước có liên quan đến đề tài
Trong ba thập kỷ qua, trên cơ sở quan điểm, khuynh hướng nghiên cứu và các

phương pháp khác nhau, nhiều kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến
CLKT đã được cơng bố. Do có nhiều quan điểm và khuynh hướng khác nhau về
CLKT và các nhân tố tác động đến CLKT, kết quả nghiên cứu có nhiều sự khác
biệt. Tuy nhiên, nhìn chung các mục tiêu và kết quả nghiên cứu đều hướng đến vai
trò của chủ thể tác động đến CLKT là DNKT, KTV và các nhân tố bên ngoài như
các quy định pháp luật về CLKT; Một số mơ hình nghiên cứu đã có ảnh hưởng đến
chính sách, các quy định về KTĐL tại nhiều Quốc gia và được quan tâm, sử dụng,
làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo. Các kết quả nghiên cứu điển hình này có
thể kể đến như sau:
Theo Manita & Elommal (2010), từ quan điểm CLKT của DeAngelo (1981)
một số Nhà nghiên cứu như Flint (1988) đã lựa chọn cách tiếp cận đôi để xác định
CLKT, bằng cách phân biệt năng lực và kỹ thuật của các Kiểm toán viên (chất
lượng phát hiện) và tính độc lập (chất lượng cơng bố). Một số Nhà nghiên cứu khác
như Krishnan & Schauer (2000) và Lennox (1999) sử dụng định nghĩa này để xác
định sản phẩm thay thế CLKT, từ nhận thức bởi thị trường hoặc các đặc tính tự nhiên
của hai khái niệm năng lực KTV và độc lập. Một số chỉ tiêu CLKT, đã được xác
định bởi các nghiên cứu như: quy mô DNKT, giá phí, danh tiếng của DNKT, kinh
nghiệm chuyên ngành... Các nghiên cứu này tập trung phân tích "chất lượng của
KTV", để ước lượng CLKT hơn là phân tích bản thân quy trình kiểm tốn, rất ít
nghiên cứu được dành riêng để đánh giá chất lượng bằng cách sử dụng q
trình kiểm tốn.


5

Manita & Elommal (2010) đã thực hiện việc nghiên cứu tại Tunisia, với mục
đích xây dựng thước đo để đo lường chất lượng quy trình kiểm tốn cho Ủy ban
Kiểm tốn hoặc cho cơ quan quản lý có liên quan đến CLKT. Trên cơ sở Lý thuyết
Ủy nhiệm, các Tác giả áp dụng phương pháp tiếp cận Churchill. Kết hợp nghiên
cứu định tính và định lượng dựa trên hai bảng câu hỏi nghiên cứu với các thành

viên Ủy ban Kiểm tốn và KTV. Qua nghiên cứu định tính Manita & Elommal
(2010) đã xác định 27 yếu tố chất lượng được phân phối trên ba giai đoạn của q
trình kiểm tốn. Kết quả nghiên cứu định lượng bằng phương pháp phân tích hồi
quy, các yếu tố này được tóm tắt vào 7 nhân tố chất lượng chủ yếu của quy trình
kiểm toán, liên quan đến vấn đề kỹ thuật của quá trình kiểm tốn, chất lượng
KTV và các đặc điểm tổ chức của DNKT.
Theo Defond & Zhang (2014), CLKT là một cấu trúc liên tục, đảm bảo chất
lượng BCTC. CLKT cao sẽ cung cấp nhiều sự đảm bảo hơn cho một BCTC chất
lượng cao. Hầu hết biện pháp đo lường CLKT trong các nghiên cứu được xem xét
không những thất bại mà còn thiếu khả năng để phát hiện những thay đổi tinh tế về
CLKT. Ít có phương pháp đo lường trực tiếp nào thuận lợi trong việc nắm bắt tính liên
tục của CLKT. Do đó khơng có sự đồng thuận về phương pháp đo lường nào là tốt
nhất trong số các nhân tố được dùng để đo lường CLKT đã được các Nhà nghiên
cứu trước sử dụng theo các nhân tố riêng lẻ, không vẽ ra một bức tranh đầy đủ về
CLKT. Các Nhà nghiên cứu cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tận dụng
lợi thế những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của chúng.
Qua kết quả nghiên cứu, Defond & Zhang (2014) đã đưa ra Khung nghiên cứu
về CLKT thể hiện mối quan hệ giữa nhu cầu, năng lực của khách hàng, năng
lực, khả năng cung cấp của DNKT và sự can thiệp, điều tiết của các cơ quan chức
năng nhằm tạo nguồn cung và cầu về CLKT trên thị trường. Khuôn khổ CLKT
của Defond và Zhang được thể hiện qua Một số nghiên cứu của các Tác giả khác
Bên cạnh các nghiên cứu tiêu biểu trên nhiều nghiên cứu khác trên thế giới
cũng đã được thực hiện và mang lại những kết quả nhất định như: Nghiên cứu của
DeAngelo (1981) về ảnh hưởng của Quy mô DNKT, kết quả nghiên cứu định lượng
của Mock & Samet (1982) đã chọn ra 32 nhân tố được dùng để đánh giá CLKT qua


6

5 thuộc tính là: Ke hoạch; Quản lý; Thủ tục; Đánh giá và Thực hiện. Mở rộng

nghiên cứu này Schroeder & cộng sự (1986) đã thực hiện nghiên cứu định lượng
với 500 đối tượng khảo sát từ các Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán và các Chủ phần hùn
của Big Four, kết quả cho thấy các đối tượng khảo sát đánh giá nhân tố Nhóm
kiểm tốn có tầm quan trọng hơn nhân tố DNKT, cụ thể là người phụ trách cuộc
kiểm toán được đánh giá cao hơn danh tiếng của DNKT.
Sutton & Lampe (1990) qua nghiên cứu định lượng đã đưa ra mơ hình 19 nhân
tố tác động đến CLKT và phân loại thành 3 nhóm: Kế hoạch; Thực hiện kiểm toán
và Quản lý. Carcello & cộng sự (1992) bằng phương pháp nghiên cứu định lượng đã
thực hiện khảo sát 3 đối tượng: Người lập; Người sử dụng BCTC và các Chủ phần
hùn của các DNKT tại Mỹ. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy có 12 nhân tố
tác động đến CLKT. Trong đó 5 nhân tố quan trọng hàng đầu là: Kinh nghiệm của
KTV đối với khách hàng; Mức độ chuyên sâu; Mức độ tuân thủ chuẩn mực đạo
đức; Mức độ chun ngành; Truyền thơng giữa nhóm kiểm toán và Người phụ
trách cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, nghiên cứu của O'Keefe & cộng sự (1994) cho
thấy chi phí thực hiện cuộc kiểm tốn và những nguồn tài nguyên khác của DNKT
được kết hợp trong quá trình kiểm toán cũng là một trong những nhân tố của CLKT.
Tuy nhiên các nghiên cứu thực tiễn trên đề cập đến những giải pháp chung
nhất và mang tính thời điểm, phạm vi trong một tổ chức cụ thể. Do đó đứng trước
bối cảnh hiện nay và với một tổ chức khác thì các giải pháp khơng cịn phù hợp nữa.
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán độc lập báo cáo tài chính
trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa từng được thực
hiện. Vì vậy đây là đề tài đầu tiên đáp ứng nhu cầu cần thiết khách quan của vấn đề
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tà i
- Xác định các nhân tố/nhóm nhân tố gắn liền với các tiêu chí đo lường nhân
tố ảnh hưởng tới CLKT BCTC các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội.


7

- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới CLKT BCTC các doanh

nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội dựa trên kết quả khảo sát thực tế, dưới góc nhìn
của các nhân viên đang làm việc tại các cơng ty kiểm tốn trên địa bàn Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập BCTC các
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội.
Một số câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, các câu hỏi đặt ra tương xứng bao gồm:
+ Những tiêu chí nào, nhân tố nào được xác định là có ảnh hưởng quan trọng
tới CLKT BCTC các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội?
+ Nhân tố nào được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất, cũng
như thứ tự mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới CLKT BCTC các doanh nghiệp
xây lắp trên địa bàn Hà Nội?
+ Các khuyến nghị nào nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập BCTC doanh
nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận kiểm toán BCTC, các
nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tốn BCTC của doanh nghiệp, từ đó đi sâu vào
KTĐL đối với BCTC các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng kiểm toán độc lập BCTC các doanh nghiệp
xây lắp trên địa bàn Hà Nội bao gồm: Các nhân tố về năng lực, trình độ của KTV;
các nhân tố thuộc về q trình và phương pháp kiểm tốn; các nhân tố kiểm soát
chất lượng kiểm toán; các nhân tố khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp luận của duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng
và định tính. Các phương pháp cụ thể bao gồm:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp thơng tin
Phân tích và tổng hợp thơng tin thứ cấp từ các nguồn tài liệu sẵn có trong nước
và quốc tế về các nội dung liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Tác giả tiến hành



8

thu thập, phân tích, so sánh và đánh giá một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm tốn BCTC của DNXL để hình thành khung lí thuyết cơ
bản của luận văn. Qua đó kết hợp với phân tích thực trạng tại Hà Nội để xác định
các nhân tố/tiêu chí đo lường nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC
của các DNXL tại Hà Nội.
- Phương pháp điều tra (Gửi bản câu hỏi khảo sát)
Dựa trên hệ thống nhân tố đã được xác định về mặt lý thuyết, tác giả thiết kế
Bảng câu hỏi để thực hiện khảo sát nhận thức và đánh giá từ phía các nhân viên
thuộc các cơng ty kiểm tốn trên địa bàn Hà Nội về mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố tới chất lượng kiểm toán BCTC của các DNXL tại Hà Nội.
- Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi có kết quả khảo sát, tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 22,
phân tích độ tin cậy của các nhân tố cũng như các tiêu chí đo lường nhân tố, đồng
thời áp dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp so sánh nhằm lượng hóa mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC DNXL tại Hà Nội.
6. Những đóng góp của luận văn
- Xét về lý luận, đề tài tổng hợp lí luận theo hướng đi sâu vào hệ thống hóa các
nhân tố (tiêu chí đo lường nhân tố) ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán độc lập
BCTC của doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội.
- Xét về thực tiễn: đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố tới chất lượng kiểm toán độc lập BCTC các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà
Nội, qua đó đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng kiểm toán độc
lập BCTC các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội.
7. Ket cấu của luận văn
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng kiểm toán độc lập và các nhân tố ảnh
hưởng
- Chương 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán độc
lập BCTC các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội



9

- Chương 3: Các khuyến nghị nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập BCTC
các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội


10

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.1. Chất lượng kiểm toán độc lập BCTC
1.1.1.
Khái niệm về chất lưọng kiểm tốn độc lập BCTC
Chất lượng ln là sự thách thức và là mối quan tâm hàng đầu mà bất kỳ tổ
chức và doanh nghiệp nào đều phải đối mặt trong q trình hoạt động của mình. Có
thể có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng :
- Theo từ điển Tiếng Việt (2010, trang 578) thì : “Chất lượng là một phạm trù
triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn
định tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc
tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngồi qua các thuộc tính.
Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một
tổng thể, bao qt tồn bộ sự vật và khơng tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn
còn là bản thân nó thì khơng thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo
theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền
với tính quy định về số lượng của nó và khơng thể tồn tài ngồi tính quy định ấy.
Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng”.
- Theo định nghĩa của tiêu chuẩn Việt Nam 5200-ISO 9000 thì “Chất lượng là

mức độ phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định
trước của người mua”
Ngồi ra, các tổ chức khác nhau cịn đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về
chất lượng. Tuy nhiên các định nghĩa trên cùng hướng đến cái nổi bật cuối cùng mà
cả người sản xuất và người tiêu dùng đều muốn đạt đến là sự thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng với các điều kiện nhất định.
- Định nghĩa chất lượng hoạt động kiểm tốn :
Đến nay có hai quan điểm chính về chất lượng kiểm tốn độc lập đối với
BCTC.


11

Chất lượng kiểm toán theo quan điểm thỏa mãn đối tượng sử dụng dịch vụ
kiểm toán.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA220) - Kiểm soát chất
lượng hoạt động kiểm tốn thì : “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thoả
mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm tốn về tính khách quan và độ tin cậy
vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn
vị được kiểm tốn về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý”.
Như vậy, theo quan điểm này, chất lượng hoạt động kiểm tốn có thể được xem xét
dưới ba góc độ, và đây cũng được xem như là các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất
lượng kiểm toán:
+ Mức độ người sử dụng thơng tin thoả mãn đối với tính khách quan và độ tin
cậy của kết quả kiểm toán.
+ Mức độ đơn vị được được kiểm toán thoả mãn về ý kiến đóng góp nhằm
mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong
hợp đồng kiểm tốn và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức hợp lý.

Chất lượng kiểm toán theo quan điểm phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu
theo báo cáo tài chính.
Quan điểm chất lượng kiểm tốn là khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót
trọng yếu được coi là quan điểm phổ biến của các nhà nghiên cứu về chất lượng
kiểm toán. DeAngelo (1981) là nhà nghiên cứu đầu tiên xác định chất lượng kiểm
toán dựa trên khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong BCTC
của công ty khách hàng [ 80 ]. Theo đó nhiều nhà khoa học dựa vào quan điểm này
để phát triển các lý luận kiểm toán và chất lượng kiểm toán.
Theo quan điểm này, nếu cuộc kiểm tốn có chất lượng có nghĩa là KTV cam
kết đảm bảo về khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong các
BCTC đã được kiểm toán theo đúng các quy định chuẩn mực nghề nghiệp. Theo đó
người sử dụng các BCTC đã được kiểm tốn, nhất là các nhà đầu tư có thể tin tưởng


12

vào kết quả kiểm toán do đã thỏa mãn mong muốn của họ rằng, các thơng tin được
kiểm tốn là đáng tin cậy.
Mặc dù chất lượng kiểm toán được các nhà nghiên cứu nhìn nhận là khả năng
phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu, nhưng các nghiên cứu về sự thỏa mãn
của đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán cũng đưa đến một kết quả quan trọng, đó
là, nếu khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu của KTV càng cao thì
mức độ thỏa mãn của người sử dụng dịch vụ kiểm tốn càng cao. Do đó có thể đo
lường CLKT trên góc độ thỏa mãn người sử dụng trên quan điểm về khả năng và
báo cáo các sai sót trọng yếu trên BCTC của các KTV.
1.1.2.
Các tiêu chí đánh giá đến chất lượng kiểm toán độc lập BCTC
Dựa trên định nghĩa về chất lượng kiểm tốn theo VSA 220, ta có thể đưa ra
những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng kiểm toán, bao gồm: việc xác định
mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán và mức độ thỏa mãn

của đơn vị được kiểm toán.
+ Mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm tốn
Tính khách quan, độc lập của KTV là điều kiện trước hết để đảm bảo ý nghĩa
và giá trị sử dụng của dịch vụ KTĐL. Ý kiến kiểm tốn đưa ra khơng làm tăng thêm
lượng thông tin cho những người sử dụng kết quả kiểm toán mà chỉ đảm bảo cho
những đối tượng này về tính trung thực hợp lý của các thơng tin mà họ được cung
cấp. Sự đảm bảo này được chấp nhận và có giá trị bởi: (i) ý kiến kiểm tốn được
đưa ra bởi chun gia kiểm tốn có đủ năng lực, trình độ chun mơn; (ii) tính độc
lập, khách quan của ý kiến kiểm toán. Những người sử dụng kết quả kiểm tốn chỉ
thật sự hài lịng và thoả mãn khi họ tin tưởng rằng ý kiến kiểm toán đưa ra dựa trên
các cơ sở đó. Để đánh giá được chỉ tiêu này, người ta xem xét tính tuân thủ các
chuẩn mực nghề nghiệp của KTV và của công ty kiểm tốn, điều này thể hiện khá
rõ qua tính chun nghiệp của KTV trong q trình thực hiện cơng việc kiểm tốn.
Việc đánh giá đó cần bao qt các khía cạnh sau:
- Đảm bảo tính độc lập, khách quan và chính trực;
- Kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm của kiểm toán viên;


13

- Các phương pháp thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm tốn;
- Cơng tác giám sát, quản lý cuộc kiểm toán;
- Các thủ tục soát xét, phát hành báo cáo kiểm tốn;
- Các khía cạnh khác.
+ Mức độ thỏa mãn của đơn vị được kiểm tốn
Mục tiêu chính của dịch vụ KTĐL là đưa ra ý kiến độc lập về tính trung thực
và hợp lý của đối tượng được kiểm toán. Do vậy ở chỉ tiêu thứ nhất là thể hiện sự
thoả mãn về tính khách quan, độc lập và tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những
người sử dụng kết quả kiểm tốn thì ở chỉ tiêu này lại là sự thoả mãn của đơn vị
được kiểm toán về giá trị gia tăng mà kiểm toán viên có thể cung cấp cho đơn vị.

Đối với các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán, việc phát hiện và ngăn ngừa các sai
sót trong quản lý tài chính, kế tốn khơng phải lúc nào cũng hồn hảo và kiểm sốt
được tồn bộ. Trách nhiệm của các KTV là phải đảm bảo rằng đối tượng được kiểm
tốn khơng có sai sót trọng yếu, và nếu có kiểm tốn cần chỉ ra những sai sót đó để
đơn vị sửa chữa và điều chỉnh. Đó chính là cơ sở để các nhà quản lý đơn vị tin
tưởng và đặt hy vọng vào những phát hiện và những kiến nghị đóng góp của kiểm
tốn viên theo đó có thể sửa đổi và đảm bảo nâng cao chất lượng thơng tin tài chính
của đơn vị.
Mức độ thoả mãn của các nhà quản lý đơn vị đối với những đóng góp của
kiểm tốn khơng cụ thể hố được bằng số lượng bởi có thể có hoặc có thể khơng có
các phát hiện và kiến nghị góp ý hồn thiện cho đơn vị mà chỉ có thể đánh giá ở sự
hài lịng và đánh giá cao của các nhà quản lý doanh nghiệp về tính chuyên nghiệp
và trách nhiệm của KTV trong quá trình kiểm toán.
+ Báo cáo kiểm toán được phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp
đồng kiểm toán và chi phí cho dịch vụ kiểm tốn ở mức độ phù hợp
Một trong các yêu cầu của thông tin tài chính là tính kịp thời, các thơng tin
khơng được cung cấp đúng lúc sẽ trở nên khơng có giá trị sử dụng, đồng thời có thể
gây nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định quản lý hoặc bỏ lỡ các cơ hội
kinh doanh. Mặc dù kiểm tốn khơng phải là kênh cung cấp thông tin riêng biệt,


14

nhưng nó là một khâu thẩm định trong hệ thống cung cấp thơng tin. Các thơng tin
tài chính do đơn vị lập và được các KTV, cơng ty kiểm tốn kiểm tra và đưa ra ý
kiến về tính trung thực hợp lý của các thông tin này trước khi chuyển cho những
người sử dụng. Do vậy mọi chậm trễ trong q trình kiểm tốn do ngun nhân của
việc tổ chức, giám sát quản lý cuộc kiểm toán thiếu hiệu quả hoặc bất cứ lý do gì
khác từ phía cơng ty kiểm tốn dẫn đến sự chậm trễ khơng theo đúng kế hoạch đặt
ra trong hợp đồng kiểm toán hay Thư hẹn kiểm tốn đều làm ảnh hưởng đến uy tín

và giá trị của dịch vụ của cơng ty kiểm tốn.
Về giá phí kiểm tốn, tuy khơng thể hồn tồn đánh giá được chất lượng của
một cuộc kiểm tốn nhưng nó cũng đánh giá mức độ thoả mãn nhu cầu của những
người sử dụng kết quả của dịch vụ kiểm toán về sự đảm bảo cho tính trung thực,
hợp lý của các đối tượng kiểm toán mà họ được cung cấp cũng như số lượng những
ý kiến tư vấn nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là hoạt động KTĐL, việc quan tâm đến lợi ích
của đơn vị được kiểm tốn hết sức quan trọng, đó chính là yếu tố kinh tế xã hội của
dịch vụ. Phí dịch vụ kiểm tốn xác định trên cơ sở thời gian cần thiết để các kiểm
toán viên thực hiện cơng việc kiểm tốn và đơn giá giờ cơng làm việc của KTV.
Ngoại trừ những ảnh hưởng của yếu tố đơn giá giờ cơng làm việc của kiểm tốn
viên và sự hợp tác của đơn vị được kiểm toán với các KTV trong q trình kiểm
tốn thì việc xác định và giảm thiểu thời gian kiểm toán mà vẫn đảm bảo thu thập
được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp sẽ là điều kiện để giảm thiểu giá
dịch vụ cho khách hàng. Đó chính là sự thể hiện và là một trong các chỉ tiêu đánh
giá chất lượng kiểm toán.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn độc lập BCTC
1.2.1. Nhóm nhân tơ thuộc về trình độ năng lực của kiểm tốn viên
Nhân tố thứ nhất: Mức độ chuyên sâu (Chuyên sâu- Industry Expertise)
Mức độ chuyên sâu của KTV là một nhân tố quan trọng để đảm bảo chất
lượng kiểm toán. Kiểm toán viên thể hiện tính chun sâu nếu có hiểu biết sâu về
lĩnh vực chuyên ngành của khách hàng, có năng lực nhận biết rủi ro, cơ hội và thực


×