Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích kinh tế về tác dộng của biến đổi khí hậu các trường phái học thuật và định hướng nghiên cứu ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.49 KB, 7 trang )

Phân tích kinh tế về tác động của biến đổi khí hậu:
các trường phái học thuật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam
TS Đỗ Nam Thắng
Viện Khoa học quản lý mơi trường
Tổng cục Mơi trường

Giới thiệu
Biến đổi khí hậu đã trở thành một vấn đề thời sự có tính tồn cầu. Trong những năm cuối
thế kỷ 20, cịn nhiều hồi nghi về khả năng biến đổi khí hậu có xảy ra hay khơng, hoặc
biến đổi khí hậu có phải do tác động của con người hay do qui luật tất yếu của tự nhiên.
Cho đến những năm đầu thế kỷ 21 này, các hoài nghi trên đã phần nào được giải đáp. Các
bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng biến đối khí hậu đang diễn ra, và các hoạt động
của con người là nguyên nhân thúc đẩy nhanh q trình đó. Các tranh luận khoa học đã
chuyển trọng tâm vào tác động của biến đối khí hậu đến hoạt động phát triển kinh tế - xã
hội. Trên thế giới hiện có hai nhóm quan điểm chính trong đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu. Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng biến đổi khí hậu có cả mặt tích cực và tiêu
cực và nếu tính tổng thể thì tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế- xã hội là không
nhiều. Cũng theo trường phái này, chi phí để cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính (tác
nhân chính của biến đổi khí hậu) là quá lớn so với các lợi ích của cắt giảm khí nhà kính.
Vì vậy, khơng nên dành q nhiều nguồn lực vào hạn chế phát thải và đối phó với biến
đổi khí hậu. Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng thiệt hại do biến đổi khí hậu là rất lớn, và
rằng các nỗ lực cắt giảm khí nhà kính sẽ đem lại lợi ích lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bài viết này tổng hợp và phân tích những luận cứ chính của hai trường phái quan điểm
nêu trên, đồng thời phân tích một số định hướng nghiên cứu có thể áp dụng ở Việt Nam.
Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế
Hai trường phái học thuật: Nordhaus và Stern
Như đã đề cập ở trên, trên thế giới hiện có hai nhóm quan điểm chính về đánh giá tác
động kinh tế của biến đổi khí hậu: nhóm quan điểm cho rằng biến đổi khí hậu khơng gây
tác động tiêu cực nhiều đến phát triển và nhóm quan điểm cho rằng biến đổi khí hậu gây
thiệt hại lớn cho phát triển.
Người chủ xướng của nhóm quan điểm thứ nhất là nhà kinh tế học người Mỹ William


Nordhaus. Sử dụng mơ hình DICE (mơ hình tổng hợp động về khí hậu và kinh tế Dynamic Integrated Model of Climate and Economy), Nordhaus (1994) ước tính thiệt hại
của biến đổi khí hậu vào khoảng 1% GDP tồn cầu. Trên cơ sở phân tích lợi ích và chi
phí của hạn chế phát thải, Nordhaus khuyến nghị mức cắt giảm khí nhà kính tối ưu về
mặt kinh tế là 5% năm 2005, 14% năm 2050 và 25% vào năm 2100. Cũng theo quan
điểm này, một nhà kinh tế học người Đan Mạch Bjorn Lomborg đã viết hai cuốn sách
Đỗ Nam Thắng –
1
“Phân tích kinh tế về tác động của biến đổi khí hậu:
các trường phái học thuật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam”- Tạp chí Kinh tế mơi trường số
tháng 9/2009


gây chấn động trong giới quan tâm đến biến đổi khí hậu. Hai cuốn sách có tên là
Skeptical Environmentalist: Measuring the Real State of the World (2001) và Cool It, The
Skeptical Environmentalist, a Guide to Global Warming (2007). Theo Lomborg, biến đối
khí hậu đã và đang xảy ra. Tuy nhiên, chi phí cho việc cắt giảm khí nhà kính lớn hơn
nhiều so với lợi ích đem lại và vì vậy khơng nên tiêu tốn q nhiều kinh phí cho cắt giảm
khí nhà kính bởi như vậy sẽ khơng đạt được hiệu suất tối ưu về kinh tế. Ông cho rằng các
ưu tiên ngân sách cần được dành cho các vấn đề toàn cầu khác như AIDS, suy dinh
dưỡng và thiếu nước ngọt. Trên cơ sở các phân tích này, các học giả thuộc nhóm quan
điểm thứ nhất này đồng ý cần thực hiện cắt giảm khí nhà kính nhưng với mức thuế phát
thải CO2 vào khoảng từ 2-14 USD/tấn thay vì mức 20-40 USD như khuyến nghị trong
Nghị định thư Protocol (Lomborg 2007).
Trái ngược với nhóm quan điểm của Nordhaus, nhóm quan điểm thứ hai cho rằng thiệt
hại do biến đổi khí hậu gây ra là rất lớn và khơng thể phục hồi. Người đứng đầu nhóm
quan điểm này là nhà kinh tế học Nicholas Stern người Anh. Trong bản báo cáo có tính
lịch sử được cơng bố năm 2006 Stern Rivew: the Economics of Climate Change, học giả
này khẳng định rằng ‘nếu chúng ta không triển khai hành động ngay, thiệt hại và rủi ro
của biến đối khí hậu sẽ tương đương với ít nhất là 5% GDP tồn cầu 1 năm, và các thiệt
hại này sẽ không thể khắc phục được’ (Stern 2006). Sử dụng mơ hình PAGE đánh giá

tổng thể tác động của biến đổi khí hậu có kết hợp nhiều kịch bản rủi ro và các yếu tố bất
định, Stern cho rằng chi phí để ứng phó với biến đổi khí hậu là 1% GDP tồn cầu 1 năm,
và lợi ích từ các biện pháp ứng phó (tránh được thiệt hại 5% GDP) sẽ lớn hơn chi phí 1%
GDP này. Ơng cho rằng đến năm 2050 cần cắt giảm 50% lượng phát thải so với năm
1990. Stern khuyến nghị áp dụng mức thuế 85 USD/tấn CO2 nhằm hạn chế phát thải khí
gây hiệu ứng nhà kính.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai nhóm quan điểm của Nordhaus và Stern là việc sử dụng
tỷ lệ chiết khấu để ước tính thiệt hại của biến đổi khí hậu. Tỷ lệ chiết khấu của Nordhaus
là 4% trong khi tỷ lệ chiết khấu mà Stern sử dụng là 1,4%. Với tỷ lệ 4% (Nordhaus) giá
trị của 1 USD trong 100 năm tới chỉ là 0,0018 USD ngày hôm nay. Trái lại, với tỷ lệ
1,4% (Stern), giá trị của 1 USD trong 100 năm tới sẽ là 0,25 USD ngày hôm nay. Vì vậy,
thiệt hại của biến đổi khí hậu do Stern ước tính cao hơn mức của Nordhaus.
Nordhaus hay Stern đúng?
Do sự phức tạp và đặc tính dự báo của vấn đề, khó có thể có câu trả lời chính xác trường
phái nào đúng. Tuy nhiên, so với nhóm quan điểm của Nordhaus, nhóm quan điểm của
Stern được hưởng ứng rộng rãi hơn. Chỉ một số ít quốc gia, trong đó có Mỹ, cho rằng
thiệt hại của biến đổi khí hậu thấp hơn chi phí của việc tiến hành các biến pháp cắt giảm
khí nhà kính và vì vậy khơng nên áp dụng các chính sách cắt giảm khí nhà kính. Đa số
các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các học giả đều cho rằng thiệt hại của biến đổi khí
hậu là rất lớn và cần áp dụng ngay các biện pháp cắt giảm khí nhà kính. Mặc dù một số
học giả chỉ trích về độ chính xác của phương pháp Stern sử dụng, đặc biệt là việc sử dụng
tỷ lệ chiết khấu thấp và một số lỗi kỹ thuật về tính tốn trùng lặp (double counting)
(Nordhaus 2007; Tol và Yohe 2006), báo cáo của Stern đã được nhiều tổ chức quốc tế và
chính phủ hoan nghênh. Uỷ ban châu Âu EC, Ngân hàng thế giới, Chính phủ Anh đều
Đỗ Nam Thắng –
2
“Phân tích kinh tế về tác động của biến đổi khí hậu:
các trường phái học thuật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam”- Tạp chí Kinh tế mơi trường số
tháng 9/2009



cho rằng báo cáo đã cung cấp bằng chứng khoa học xác đáng về tác động của biến đổi
khí hậu đến phát triển.
Nhiều học giả cũng ủng hộ quan điểm của Stern. Khi phân tích hai trường phái của
Nordhaus và Stern, Hanemann (2008) ủng hộ phương pháp mà Stern sử dụng. Ông cho
rằng nên áp dụng tỷ lệ chiết khấu thấp khi ước tính thiệt hại, bởi vì khi xã hội phát triển
hơn, con người sẽ giảm tỷ lệ chiết khấu xã hội (social rate of time preference) của mình.
Ngồi ra, mơ hình của Nordhaus đã bỏ qua nhiều thiệt hại về nông nghiệp, vùng ven bờ
biển, tài nguyên nước, năng lượng và sức khoẻ. Một nghiên cứu gần đây của Thuỵ Điển
áp dụng chính mơ hình của Nordhaus có cập nhật thêm giá tương đối cũng cho kết quả
tương tự như dự báo của Stern (Sterner và Persson 2008). Một nghiên cứu khác do Chính
phủ Australia thực hiện cũng ủng hộ trường phái của Stern, thậm chí cịn chỉ ra rằng ước
tính thiệt hại cịn có thể lớn hơn mức mà Stern dự báo (Garnaut 2008). Căn cứ vào nghiên
cứu này, thủ tướng Australia Kevin Rutt đã tuyên bố Australia sẽ phê chuẩn Nghị định
thư Kyoto. Ủng hộ quan điểm của Stern, nhà kinh tế học được giải Nobel Kenenth
Arrow cho rằng ‘dù có sử dụng tỷ lệ chiết khấu nào để ước tính thiệt hại, thì chúng ta
cũng cần hành động cắt giảm khí nhà kính ngay, chứ khơng nên đương đầu với rủi ro của
việc trì hỗn hành động’ (Arrow 2007).
Cách tiếp cận của Stern cũng phù hợp với nguyên tắc 15 của Tuyên bố Rio về Môi
trường và Phát triển đã được hơn 170 nước thông qua năm 1992. Theo nguyên tắc này,
các nước không được sử dụng lý do chưa có đầy đủ thơng tin khoa học về tác động đến
mơi trường để trì hỗn việc áp dụng các giải pháp ngăn ngừa suy thoái môi trường.
Tương tự, chúng ta không nên chờ đợi cho đến khi có đầy đủ tin về tác động của biến đổi
khí hậu mới hành động, mà cần tiến hành các biện pháp ứng phó ngay, trước khi diễn ra
các thiệt hại không thể khắc phục. Quan điểm của Stern cũng là tinh thần của Nghị định
thư Kyoto 1997.
Các phân tích của Stern cũng giống với kết quả đánh giá lần thứ 4 của Tổ chức liên chính
phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc IPCC (IPCC 2007a). Theo các kết quả nghiên
cứu này, các nước đang phát triển chịu nhiều ảnh hướng nhất. Biến đổi khí hậu sẽ là cản
trở chính trong cuộc chiến giảm đói nghèo của các nước đang phát triển, đặc biệt là trong

lĩnh vực nơng nghiệp và sức khoẻ. Ví dụ như hàng triệu người sẽ chịu strees của tăng
nhiệt độ, lũ lụt, suy dinh dưỡng, các bệnh liên quan đến nguồn nước và các bệnh vector
truyền nhiễm. Theo ước tính, sốt xuất huyết ở Mỹ La tinh có thể tăng gấp 2-5 lần vào
năm 2050. Thiệt hại của biến đổi khí hậu ở Ấn độ và Đơng Nam Á có thể ở mức 9-13%
GDP năm 2100. Thế giới sẽ có thêm 145-220 triệu người sống dưới mức 2 USD/ngày và
165.000 đến 250.000 trẻ em tử vong do giảm thu nhập (Stern 2006).
Cùng quan điểm với Stern và IPCC, các tổ chức quốc tế cũng đã công bố nghiên cứu về
tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến phát triển. Theo Ngân hàng phát triển châu Á,
riêng ở châu Á, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm 2,5-10% sản lượng lương thực đến năm
2020, thêm 1 triệu người thiếu nước ngọt đến năm 2050, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn,
đa dạng sinh học sẽ bị suy giảm, tần suất cháy rừng gia tăng, bệnh tiêu chảy và bệnh do
vector truyền nhiễm sẽ gia tăng. Trong một nghiên cứu về tác động của dâng mực nước
biển do biến đổi khí hậu, Ngân hàng Thế giới dự báo rằng Việt Nam là nước đang phát
Đỗ Nam Thắng –
3
“Phân tích kinh tế về tác động của biến đổi khí hậu:
các trường phái học thuật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam”- Tạp chí Kinh tế mơi trường số
tháng 9/2009


triển chịu ảnh hưởng lớn nhất của dâng cao mực nước biển (Dasgupta et al 2007) (Hình
1). Với độ dâng 1 m, khoảng 11 triệu người ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu
Long sẽ chịu tác động, ảnh hưởng đến 10% tổng sản phẩm thu nhập quốc nội GDP, 29%
diện tích đất ngập nước, 7% diện tích đất nơng nghiệp, 11% đơ thị (Bảng 1). Các nghiên
cứu nói trên đều thống nhất rằng các nước đang phát triển sẽ gánh chịu hậu quả nhiều
nhất của biến đối khí hậu và rằng các nước đã phát triển cần tiên phong trong thực hiện
các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hình 1. Dự báo tác động của dâng mực nước biển 1 m đến GDP (tỷ lệ thiệt hại
GDP)


Nguồn: Dasgupta et al. 2007.
Bảng 1. Dự báo tác động của việc dâng mực nước biển 1 m ở Việt Nam
Tổng số
Diện tích (km2)
Dân số (triệu
người)
GDP (tỷ USD)
Diện tích đơ thị
(km2)
Diện tích nơng
nghiệp (km2)
Đất ngập nước
(km2)

328.535
78,137

Chịu tác động
(giá trị tuyệt đối)
16.977
8,437

Chịu tác động
(tỷ lệ %)
5,17
10,8

154,787
5.904


15,805
634

10,21
10,74

192.816

13.773

7,14

46.179

13.241

28,67

Đỗ Nam Thắng –
4
“Phân tích kinh tế về tác động của biến đổi khí hậu:
các trường phái học thuật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam”- Tạp chí Kinh tế mơi trường số
tháng 9/2009


Nguồn: Dasgupta et al. 2007.
Định hướng nghiên cứu ở Việt Nam
Mặc dù biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam song cho đến
nay, chưa có nhiều nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là còn thiếu các
nghiên cứu dưới góc độ kinh tế của vấn đề. Hiện mới có nghiên cứu đề cập ở trên do

Ngân hàng thế giới thực hiện được cơng bố chính thức. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới
chỉ khu trú vào tác động của dâng mực nước biển chứ chưa phân tích các tác động khác
của biến đổi khí hâu. Ngồi ra, có một số nghiên cứu khác cũng đang được tiến hành với
sự tài trợ của EEPSEA. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới thực hiện ở phạm vi nhỏ của
nghiên cứu trường hợp (case studies) và cũng mới chỉ ở bước khởi động. Vì vậy, có thể
nói tiềm năng cho các nghiên cứu về kinh tế của biến đổi khí hậu ở Việt Nam là rất lớn.
Các nghiên cứu có thể tập trung vào 3 lĩnh vực chính: tác động kinh tế của biến đổi khí
hậu, các khía cạnh kinh tế cảu hạn chế phát thải và các vấn đề liên quan đến thích ứng.
Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu
Một trong những nghiên cứu cần thực hiện ngay là áp dụng các phương pháp luận của
Stern (2006) để phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Có thể sử dụng các kịch bản về biến đổi khí hậu đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường
công bố trong thời gian gần làm cơ sở để phân tích. Nghiên cứu này cho biết các tác động
của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế trong điều kiện cụ thể của Việt Nam ra sao và
vì vậy sẽ rất có ích cho q trình hoạch định các chính sách.
Nhóm nghiên cứu thứ hai là phân tích tác động đến từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh
thổ để từ đó đưa ra những khuyến nghị phù hợp. Cần lưu ý rằng không nên bỏ qua các tác
động tích cực của biến đổi khí hậu (nếu có) đối với phát triển kinh tế. Cũng khơng nên bỏ
qua các tác động của biến đổi khí hậu đến giá trị phi thị trường.

Các khía cạnh kinh tế của hạn chế phát thải (mitigation)
Nhóm nghiên cứu thứ nhất cần tập trung vào cơ chế chuyển nhượng quyền phát thải
carbon. Mặc dù Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc tham gia vào Cơ chế Phát triển
sạch (Clean Development Mechanism-CDM) song hiện chưa có nhiều nghiên cứu về
khía cạnh kinh tế xã hội của vấn đề này. Ví dụ của các chủ đề nghiên cứu có thể thực
hiện là “định giá carbon hợp lý”, “tác động kinh tế-xã hội của việc tham gia
CDM”…Nhóm nghiên cứu thứ hai là có thể tập trung vào phân tích chi phí-lợi ích của
phát triển cơng nghệ ít carbon. Nhóm nghiên cứu thứ ba có thể hướng đến phân tích hành
vi của việc việc lựa chọn các sản phẩm ít carbon, thân thiện với mơi trường.


Đỗ Nam Thắng –
5
“Phân tích kinh tế về tác động của biến đổi khí hậu:
các trường phái học thuật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam”- Tạp chí Kinh tế mơi trường số
tháng 9/2009


Các khía cạnh kinh tế của thích nghi với biến đổi khí hậu (adaptation)
Trên thế giới, các nghiên cứu về phương án thích nghi mới chỉ được bắt đầu vào những
năm đầu thập kỷ này. Các tổ chức quốc tế đang hướng các nguồn lực vào việc nghiên cứu
phân tích kinh tế của vấn đề thích nghi với biến đổi khí hậu.Ví dụ như Chương trình mơi
trường và kinh tế của các nước Đông Nam Á (EEPSEA) đang khởi động chương trình
nghiên cứu về thích nghi với dâng mực nước biển. Với Việt Nam, một nước được dự báo
là chịu ảnh hưởng lớn nhất của dâng mực nước biến, đây cũng là một hướng nghiên cứu
cần được đầu tư trong thời gian tới. Các nghiên cứu có thể hướng vào phân tích chi phí
lợi ích của các phương án thích nghi, phân tích chi phí tối ưu của các phương án thích
nghi, qui hoạch lồng ghép các phương án thích nghi vào qui hoạch phát triển kinh tế- xã
hội. Phạm vi của các nghiên cứu này có thể ở cấp độ tỉnh, vùng, liên vùng, quốc gia và
khu vực.
Kết luận
Biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức lớn đối với nhân loại. Có hai nhóm quan
điểm chính với biến đổi khí hậu. Nhóm quan điểm của Nordhaus cho rằng thiệt hại của
biến đổi khí hậu thấp hơn so với thiệt hại kinh tế của việc hạn chế phát thải và vì vậy ứng
phó với biến đổi khí hậu khơng phải vấn đề ưu tiên. Nhóm quan điểm này ít được ủng hộ
hơn so với nhóm quan điểm của Stern. Theo Stern, thiệt hại của biến đổi khí hậu là rất
lớn, và lợi ích của việc ứng phó sẽ lớn hơn chi phí nhiều lần. Quan điểm của Stern được
các giới khoa học, các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ủng hộ do biện luận khoa
học thuyết phục và phù hợp với các nguyên tắc phát triển bền vững. Nghiên cứu về kinh
tế của biến đổi khí hậu là phạm trù mới ở Việt Nam. Trong thời gian tới, cần tăng cường
nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, các vấn đề kinh tế

liên quan đến hạn chế phát thải và thích nghi, từ đó đề ra các chính sách ứng phó thích
hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đảm bảo mục tiêu phát triển bền
vững.

Tài liệu tham khảo
Arrow, K., 2007. ‘Global climate change: a challenge to policy’, Economist’s Voice, 4(3).
Asian Development Bank, 2007. ADB Climate Change Programs, Manila, the
Philippines.
Dasgupta, S., Laplante, B., Meisner, C., Wheeler, D. and Yan, J., 2007. The impact of
Sea Level Rise on Developing Countries: a comparative analysis, World Bank Policy
Research Working Papar 4136, February 2007.
Garnaut, 2008. Garnaut Climate Change Riview, interim report to the Commonwealth of
Australia, February 2008, Canberra.
Đỗ Nam Thắng –
6
“Phân tích kinh tế về tác động của biến đổi khí hậu:
các trường phái học thuật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam”- Tạp chí Kinh tế môi trường số
tháng 9/2009


Hanemann, M., 2008. ‘The economics of climate change’, Paper presented at the
European Association of Environmental and Resource Economistst 16th Annual
Conference, 25-29 June 2008, Gothenburg, Sweden.
IPCC 2007a. Summary for Policymakers, in Climate Change 2007: Mitigation.
Contribution of Working Group III to the Fourth Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambrige University Press, UK.
IPCC 2007b. Summary for Policymakers, in Climate Change 2007: Impact, Adaptationa
and Vulnerability, Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of
the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambrige University Press, UK.
Lomborg, B., 2001. Skeptical Environmentalist: Measuring the Real State of the World,

Cambridge University Press.
Lomborg, B., 2007. Cool It, The Skeptical Environmentalist, a Guide to Global Warming,
Cyan Communications Ltd.
Nordhaus, W.D., 1994. Managing the Global Commons, Cambridge MIT press.
Nordhaus, W.D., 2007. ‘A review of Stern review on the economics of climate change’,
Journal of Economics Literature, 45(3):686-702.
Stern, N., 2006. Stern Review: The economics of climate change, Treasury Office of the
Government of the United Kingdom and Northern Ireland.
Stener, T. and Persson, M., 2008. ‘An even Sterner Review: Introducing relative prices
into the discounting debate’, Paper presented at the European Association of
Environmental and Resource Economistst 16th Annual Conference, 25-29 June 2008,
Gothenburg, Sweden.
Tol, R. and Yohe, G., 2006. ‘A review of Stern review’, World Economics, 7(4):233-50.

Đỗ Nam Thắng –
7
“Phân tích kinh tế về tác động của biến đổi khí hậu:
các trường phái học thuật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam”- Tạp chí Kinh tế mơi trường số
tháng 9/2009



×