Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

f68d53905dad176d240.1999.QD-UB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.45 KB, 8 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 240/1999/QĐ-UB

Hưng Yên, ngày 26 tháng 02 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH HƯNG YÊN
“V/v Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý chợ”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Thông tư số 15-TM/CSTTTN ngày 16 tháng 10 năm 1996 của Bộ
Thương mại. “Hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ”
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH
Điều I: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về tổ chức và
quản lý chợ.
- Giao cho Chủ tịch UBND các huyện, thị xã hướng dẫn Quy định này đến
UBND các xã, phường, thị trấn trực thuộc.
Điều II: Ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại –
Du lịch, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các Sở, Ngành có liên quan thi hành
Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Thước



ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY ĐỊNH CỦA UBND TỈNH HƯNG YÊN
VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ
(Ban hành theo Quyết định số 240/1999/QĐ-UB ngày 26/2/1999 của Ủy ban
nhân dân Tỉnh)
CHƯƠNG I
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình thànhvà phát triển cùng
với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Được chính quyền địa phương tổ chức
thành trung tâm giao dịch, trao đổi hàng hóa giữa người bán và người mua phù
hợp với đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội của từng khu vực, góp phần phục vụ
đời sống của người lao động.
Điều 2: Mọi tổ chức và cá nhân đều được phép hoạt động kinh doanh theo
pháp luật trong chợ. Nghiêm cấm mọi hoạt động kinh doanh hàng hóa – Văn hóa
– Nghệ thuật trái phép trong chợ và lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng
tạichợ.
Điều 3: Các tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc đến mua,
bán tại chợ phải thực hiện nội quy và Quy định chung của Ban quản lý (hoặc Tổ
quản lý) chợ.
Điều 4: Sở Thương mại và Du lịch, phịng Tài chính thương nghiệp của các
huyện, thị xã là cơ quan tham mưu về quản lý Nhà nước cho chính quyền các
cấp về tổ chức và quản lý chợ.
CHƯƠNG II
PHÂN LOẠI VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHỢ

Điều 5: Căn cứ vào quy mơ, chợ có thể được phân chia thành ba loại như
sau:
- Chợ loại 1: Là chợ có trên 500 hộ kinh doanh lập cửa hàng, cửa hiệu, sạp
hàng buôn bán cố định, thường xuyên.
- Chợ loại 2: Là chợ có từ 100 đến 500 hộ buôn bán cố định thường xuyên.
- Chợ loại 3: Là những chợ còn lại
Điều 6: Quản lý Nhà nước về các hoạt động của chợ được phân cấp như
sau:
- Tại tỉnh: Sở Thương mại là cơ quan chức năng giúp UBND tỉnh.
+ Lập quy hoạch, kế hoạch, phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn, kiến
nghị những biện pháp (về vốn đầu tư, địa điểm đặt chợ, về tổ chức quản lý…) để
hình thành mạng lưới chợ theo quy hoạch.


+ Chủ trì sự kết hợp các ngành hữu quan trong việc tổ chức và quản lý chợ.
Trình UBND tỉnh Quyết định thành lập, giải thể các chợ loại 1 mà hoạt động của
nó liên quan đến cả vùng. (Liên tỉnh, liên huyện).
+ Hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai các Quy định của Nhà nước về tổ
chức, quản lý chợ, về thực hiện chính sách lưu thơng hàng hóa trong chợ.
+ Tổng hợp và đánh giá kết quả hoạt động của chợ; Tổng kết rút kinh
nghiệm về công tác tổ chức và quản lý chợ. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ chuyên trách công tác quản lý chợ trên địa bàn.
- Tại các huyện, thị xã: UBND huyện, thị xã quản lý mọi mặt hoạt động
của các chợ trên địa bàn. Quyết định việc thành lập và giải thể các chợ loại 2 và
loại 3 sau khi có ý kiến thống nhất với Sở Thương mại – Du lịch.
Phịng Tài chính thương nghiệp các huyện, thị xã giúp UBND huyện, thị xã
quản lý các hoạt động của chợ, cụ thể là:
+ Theo sự hướng dẫn của Sở Thương mại – Du lịch và các Ngành chức
năng, lập kế hoạch xây dựng, cải tạo chợ theo quy hoạch chung của tỉnh.
+ Phân loại các chợ trình UBND huyện, thị xã Quyết định việc phân cấp

quản lý một số chợ loại 3 cho xã, phường.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng
để kiểm tra việc thực hiện các Quy định của Nhà nước về tổ chức và quản lý
chợ, về chính sách lưu thơng hành hóa trong phạm vi chợ và các Quy định có
liên quan đến hoạt động của chợ.
+ Định kỳ sơ kết, tổng kết các hoạt động của chợ, thực hiện chế độ báo cáo
theo Quy định.
- Tại các xã, phường, thị trấn: UBND xã, phường, thị trấn thực hiện việc
tổ chức và quản lý sự hoạt động của các chợ được phân cấp cho xã, phường, thị
trấn theo đúng các Quy định của Nhà nước.
Có kế hoạch sửa chữa cơ sở vật chất của chợ trong phạm vi quản lý. Báo
cáo định kỳ về tình hình hoạt động của chợ trên địa bàn.
CHƯƠNG III
THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, TỔ CHỨC, SẮP XẾP VÀ QUẢN LÝ CHỢ
Điều 7: Các chợ đã hình thành và hoạt động trước khi có Quy định này đều
có thể tồn tại và hoạt động trên địa điểm đã có, nếu khơng ảnh hưởng đến quy
hoạch chung, hoặc có nguy cơ đe dọa tính mạng, tài sản của người họp chợ.
Điều 8: Các chợ đang tồn tại ở các địa điểm không phù hợp quy hoạch, gây
cản trở giao thông, liền kề các công trình cần phải có quy chế bảo vệ đặc biệt,
bệnh viện, trường học… Cần được xem xét và di chuyển đến địa điểm mới. Thủ
tục di chuyển Quy định tại Điều 9.
Điều 9: UBND huyện, thị xã khi thành lập chợ mới hoặc di chuyển chợ
đang tồn tại phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật và làm thủ tục xin cấp đất trình
UBND tỉnh phê duyệt.


Địa điểm thành lập chợ mới hoặc di chuyển chợ đang tồn tại phải phù hợp
quy hoạch, khu dân cư, cụm dân cư hoặc quy hoạch đô thị, không ảnh hưởng
đến giao thông, cảnh quan, môi trường hoặc gây mất vệ sinh, nguy hiểm đến
tính mạng, tài sản của người họp chợ.

Khi cần giải thể chợ, căn cứ vào điều 6 về phân cấp quản lý làm báo cáo
cấp có thẩm quyền phê chuẩn.
Thời gian họp chợ theo tập quán của từng địa phương và do UBND huyện,
thị xã Quy định. Chợ mới thành lập của xã, phường, thị trấn không được trùng
phiên với chợ đang tồn tại của địa phương bên cạnh.
Điều 10: Ban quản lý chợ và tổ quản lý chợ tổ chức, sắp xếp vị trí bán hàng
cho các tổ chức cá nhân. Việc tổ chức sắp xếp nơi bán hàng theo ngành riêng rẽ,
không để ngành hàng lương thực, thực phẩm tươi sống xen kẽ với ngành hàng
cơng nghệ phẩm, hóa chất… Những mặt hàng dễ cháy, dễ nổ phải có khu vực
riêng và có đủ các trang thiết bị phòng chống, chữa cháy khi hỏa hoạn xảy ra.
CHƯƠNG IV
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CÁN BỘ CỦA
BAN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ
Điều 11: Ban quản lý chợ và tổ quản lý chợ có chức năng nhiệm vụ tổ chức
quản lý việc mua bán trong chợ và đáp ứng một số dịch vụ theo yêu cầu của
người họp chợ. Hình thức chủ yếu trong tổ chức quản lý các hoạt động chợ là
ban quản lý chợ.
- Tại mỗi chợ loại 1, loại 2 lập ban quản lý chợ.
- Tại các chợ loại 3 UBND xã, phường, thị trấn căn cứ vào tình hình cụ thể
để chọn một trong các hình thức sau:
+ Những chợ họp thường xuyên, có từ 50 đến 100 hộ kinh doanh cố định
hoạt động trong khu vực liên xã, liên phường có thể lập Ban quản lý chợ trực
tiếp chịu sự điều hành của UBND huyện, thị xã hoặc UBND huyện, thị xã ủy
quyền cho phòng Tài chính thương nghiệp quản lý trực tiếp.
+ Những chợ nhỏ có dưới 50 hộ kinh doanh cố định, chợ mang tính chất
nội bộ xã, phường họp khơng thường xun, lập Tổ quản lý chợ.
+ Đối với một số chợ nhỏ có thể cho đấu thầu quản lý theo nguyên tắc: Nhà
nước ban hành các Quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tổ quản lý chợ. Quy
định các khoản thu, mức thu cụ thể của từng khoản, các khoản chi, mức chi và
phương thức chi cho mỗi khoản.

Các tổ chức và cá nhân có thể tham gia đấu thầu theo các khoản thu, chi đã
quy định và tổ chức quản lý theo thể thức Quy định phịng Tài chính thương
nghiệp giúp UBND các huyện, thị xã hướng dẫn việc đấu thầu.
Điều 12: Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước. Ban quản lý chợ chịu
sự hướng dẫn, kiểm tra về chun mơn của phịng Tài chính thương nghiệp và
có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:


1- Soạn thảo nội quy hoạt động của chợ, trình UBND huyện, thị xã phê
duyệt và tổ chức thực hiện.
2- Xem xét và quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận đơn xin
dặt cửa hàng, cửa hiệu, sạp hàng… Bn bán tại chợ của các tổ chức, cá nhân,
có nhu cầu kinh doanh tại chợ.
3- Sắp xếp nơi mua bán hàng theo yêu cầu kỹ thuật vệ sinh và văn minh
thương nghiệp phù hợp với đặc điểm của mỗi chợ.
4- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của chợ, lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện việc sửa chữa và xây dựng mới, bảo đảm cho hoạt động của chợ an toàn,
văn minh, hiệu quả.
5- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc những người buôn bán tại chợ thực hiện
đúng và đầy đủ các Quy định của Nhà nước về kinh doanh thương mại và dịch
vụ.
6- Chủ trì sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giữ trật tự trị
an, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường xử lý các vi phạm về nội quy hoạt
động chợ.
7- Tổ chức thống kê lưu lượng hàng hóa lưu thơng qua chợ, tình hình biến
động thị trường và giá cả trên địa bàn chợ, báo cáo số liệu theo chế độ Nhà
nước.
8- Tổ chức các dịch vụ phục vụ cho sự hoạt động của chợ gồm:
- Tổ chức việc cho thuê địa điểm và phương tiện kinh doanh phục vụ cho

việc mua bán hàng hóa và dịch vụ.
- Trông giữ, bảo quản tài sản và phương tiện của người mua, người bán tại
chợ.
- Tổ chức bảo vệ hàng hóa ngồi giờ và các dịch vụ khác tại chợ theo yêu
cầu của người kinh doanh.
9- Ban quản lý chợ có từ 5 đến 7 người, 1 Trưởng ban và từ 1 đến 2 Phó
trưởng ban giúp việc. Trưởng ban quản lý chợ có các nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức điều hành công việc của Ban quản lý chợ.
- Quản lý đội ngũ viên chức, thực hiện chính sách cán bộ, chăm lo đời sống
vật chất và tinh thần đối với người lao động thuộc quyền quản lý, tạo điều kiện
cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
- Xử lý các vi phạm nội quy của chợ. Những vi phạm khác chuyển cho cơ
quan chức năng theo Quy định của pháp luật.
Điều 13: Tổ quản lý chợ trực tiếp chịu sự quản lý, điều hành theo sự phân
cấp quản lý chợ tại Điều 6 Quy định này. Tổ quản lý chợ có từ 3 đến 5 người.
Tiêu chuẩn, chế độ của Tổ quản lý chợ do cấp điều hành, quản lý trực tiếp
quyết định.
Điều 14: Cán bộ, nhân viên quản lý hành chính của Ban quản lý chợ là


công chức Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ theo quy chế công chức. Biên chế của
Ban quản lý chợ do cơ quan ra Quyết định thành lập căn cứ vào quy mơ, tính
chất hoạt động của từng loại chợ và tình hình cụ thể ở địa phương Quy định.
Ngồi số cán bộ, nhân viên thuộc biên chế quản lý hành chính, tùy theo
tính chất hoạt động và quy mơ của từng loại chợ, Ban quản lý chợ có thể sử
dụng một số nhân viên theo chế độ hợp đồng lao động vào các công việc dịch
vụ.
Điều 15: Cán bộ nhân viên Ban quản lý chợ và tổ quản lý chợ phải thực
hiện tốt các Quy định sau:
1- Nghiêm chỉnh thực hiện nội quy chợ và các Quy định chung của chợ.

2- Không gây phiền hà đối với người họp chợ, thuê tài sản và mặt bằng
kinh doanh.
3- Không thu lệ phí và các khoản thu về dịch vụ quá quy định và bằng hiện
vật.
4- Không bao che cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trái pháp
luật tại chợ.
CHƯƠNG V
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CHỢ
Điều 16: Các khoản thu của chợ bao gồm:
1- Tiền thuê diện tích bán hàng đối với những người đặt cửa hàng cửa hiệu
buôn bán cố định thường xuyên tại chợ.
2- Thu lệ phí vào chợ hàng ngày đối với những người buôn bán không
thường xuyên, không cố định tại chợ.
3- Tiền thu từ các khoản dịch vụ khác do Ban quản lý chợ (Tổ quản lý chợ)
tổ chức như dịch vụ trông giữ phương tiện vận tải và bốc vác xếp dỡ hàng hóa…
Giao cho UBND các huyện, thị xã sau khi thỏa thuận với Sở Tài chính vật
giá – Thương mại và Du lịch Quy định mức thu phí, lệ phí và các dịch vụ trong
chợ.
Giao cho Sở Tài chính vật giá, Thương mại và Du lịch phối hợp tổ chức
kiểm tra định kỳ hoặc bất thường mức thu phí, lệ phí và dịch vụ tại các chợ. Đặc
biệt là các chợ có quy mơ lớn.
Điều 17: Các khoản chi của chợ:
Căn cứ chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. UBND huyện, thị
xã Quy định các khoản chi cho Ban quản lý chợ, hoặc ủy quyền cho UBND xã,
phường, thị trấn (theo phân cấp quản lý tại Điều 6) Quy định các khoản chi cho
tổ quản lý chợ. Số tiền còn lại nộp vào Ngân sách địa phương.
UBND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn sau khi cân đối số tiền còn lại
nộp Ngân sách cần phải dành.
- Từ 30 đến 50% chi cho tu bổ, cải tạo nâng cấp và mở rộng chợ.



- Từ 50 đến 70% nộp vào ngân sách địa phương chi theo chế độ Tài chính
hiện hành.
Thời gian thu nộp các khoản tiền nói trên do UBND huyện, thị xã Quy định
cho Ban quản lý chợ. UBND xã, phường, thị trấn Quy định cho Tổ quản lý chợ.
CHƯƠNG VI
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRONG THỜI GIAN TỚI
Điều 18: Chợ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thương nghiệp xã
hội. Việc phát triển mạng lưới chợ phải theo quy hoạch nhất định trên cơ sở xác
định những yếu tố hình thành chợ. Trong quy hoạch phát triển và xây dựng chợ
cần chú ý các yếu tố sau:
1- Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng (đường sá, phương tiện đi lại, thông tin
liên lạc, bến xe, nhà ga, bến cảng…) phải thuận tiện cho việc mua bán, rút ngắn
thời gian và giảm bớt chi phí lưu thơng.
2- Mật độ dân cư, tình hình thu nhập và tập quán tiêu dùng, mật độ dân cư
càng cao, khả năng thanh tốn của dân cư càng lớn, địi hỏi số lượng và quy mơ
chợ phải đáp ứng được nhu cầu.
3- Trình độ và cơng nghệ sản xuất, cơ cấu và tính chất sản xuất của từng
vùng là yếu tố phát triển kinh tế hàng hóa, cần phải tính đến khi xây dựng chợ.
4- Sự ra đời và phát triển các hình thức thương nghiệp khác như các đường
phố chuyên doanh, siêu thị, cửa hàng, cửa hiệu.
5- Yếu tố về tổ chức quản lý: Mơ hình tổ chức, các chính sách cơ chế, đội
ngũ cán bộ… Số người tham gia kinh doanh, số người có nhu cầu kinh doanh tại
chợ.
Điều 19: Khu vực đô thị:
1- Cải tạo, nâng cấp các chợ hiện có đồng thời sắp xếp một cách hợp lý để
tận dụng cơ sở vật chất và diện tích chợ. Tăng thêm thiết bị phục vụ cho việc
buôn bán ở chợ ngày càng hiện đại.
2- Xây dựng mới hoặc tiến hành cải tạo cơ bản đối với một số chợ chính
nhằm tăng thêm diện tích kinh doanh, bổ sung các thiết bị, hiện đại hóa các gian

hàng, thực hiện văn minh thương nghiệp.
3- Mở rộng một cách hợp lý các chợ ở các khu công nghiệp tập trung và
các đầu mối trung chuyển hàng hóa giữa thành thị và nơng thơn đồng thời
khuyến khích hình thành và phát triển một số loại hình chợ mới như chợ đêm,
chợ chiều, chợ chuyên doanh… Nhằm rút ngắn thời gian lưu thông đảm bảo cho
hàng hóa được cung ứng ra thị trường với số lượng và chất lượng tốt nhất.
4- Xây dựng thêm một số chợ ở các khu dân cư mới hình thành. Thay thế
dần các chợ tạm đang làm ảnh hưởng đến giao thông công cộng, trật tự xã hội,
cảnh quan và môi trường đô thị.
Điều 20: Khu chợ nông thôn.


Tập trung đầu tư cho các chợ ở thị trấn, thị tứ. Khuyến khích việc phát triển
một số chợ bán buôn phát luồng, chợ chuyên doanh ở những vùng sản xuất tập
trung có khả năng chi phối mạng lưới chợ trong từng khu vực.
Bên cạnh những chợ lớn, cần phát triển một số chợ mới có quy mơ thích
hợp gắn với các khu dân cư các làng nghệ truyền thống nhằm cung ứng nguyên
liệu, phục vụ nhu cầu hàng ngày của nhân dân và là mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
của người sản xuất.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21: Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Mọi Quy định
trước đây của UBND tỉnh và UBND các cấp ban hành trước Quy định này
khơng cịn hiệu lực thi hành./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Thước




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×