Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 126 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYẾN VĂN HƢƠNG



VAI TRÒ CỦA HƯ TỪ
TRONG VIỆC HÌNH THÀNH HÀM Ý
TRONG NGÔN NGỮ NGUYỄN CÔNG HOAN




CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 5 – 04 – 08

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn
GS – TS. Nguyễn Đức Dân
PTS. Nguyễn Thị Hai



TP. Hồ Chí Minh – 1997






ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYẾN VĂN HƢƠNG



VAI TRÒ CỦA HƯ TỪ
TRONG VIỆC HÌNH THÀNH HÀM Ý
TRONG NGÔN NGỮ NGUYỄN CÔNG HOAN





CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 5 – 04 – 08

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn
GS – TS. Nguyễn Đức Dân
PTS. Nguyễn Thị Hai




TP. Hồ Chí Minh – 1997







Đề tài "Vai trò của từ hƣ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công
Hoan" đƣợc chúng tôi chọn để làm luận án tốt nghiệp thạc sĩ của mình. Trong quá trình
nghiên cứu, bản thân đã đƣợc GS.TS Nguyễn Đức Dân - Trƣờng ĐHKHXH - NV Thành phố
Hồ Chí Minh, PTS Nguyễn Thị Hai - Trƣờng ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh, tạo mọi điều
kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ. Chúng tôi xin bày tỏ lòng bết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý
báu đó.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến PGS Cao Xuân Hạo, PGS.TS Trần Ngọc
Thêm, PTS Dƣ Ngọc Ngân, PTS Trịnh Sâm, các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ Văn, Phòng
NCKH Trƣờng ĐHSP thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp
đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này.
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 1


DẪN LUẬN

I. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Một cách khái quát, xét ở mức độ miêu tả ngữ nghĩa, có thể có hai lớp từ đối lập
nhau: lớp từ mang ý nghĩa từ vựng cụ thể, xác thực gọi là thực từ và lớp từ không mang ý
nghĩa từ vựng chân thực gọi là hƣ từ. Vai trò ý nghĩa của thực từ đã rõ ràng, còn đối với hƣ từ
là những vấn đề còn nhiều bàn luận. Trong thực tế sử dụng, nhất là trong giao tiếp, hƣ từ
đóng một vai trò quan trọng. Mức độ quan trọng của hƣ từ đƣợc thể hiện ở chỗ: Nếu không

có nó thì khó có thể thực hiện giao tiếp một cách dễ dàng chƣa nói đến là không thể thực hiện
đƣợc.
- Từ trƣớc đến giờ, ngƣời ta chủ yếu chỉ đề cập nghĩa của thực từ còn hƣ từ thì cho
rằng, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp chứ không có ý nghĩa từ vựng. Nói nhƣ vậy, chúng ta sẽ khó
lòng giải thích đƣợc sự khác nhau giữa các hiện tƣợng ngôn ngữ kiểu nhƣ:
l(a) Những cái bút.
1(b) Một quyển sách.
2(a) Quyển sách này giá 5 đồng.
2(b) Quyển sách này giá chỉ 5 đồng.
2 (c) Quyển sách này giá những 5 đồng.
Sự khác nhau giữa các câu trên là do các từ "những", "một", "chỉ" gây nên. Nhƣ vậy
giữa những câu có hƣ từ và những câu không có hƣ từ có chứa đựng những thông tin khác
nhau. Có đƣợc những thông tin khác nhau đó là do các nét nghĩa của hƣ từ tạo nên. Rõ ràng
hƣ từ ngoài chức năng biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, phạm trù ngữ pháp nó còn có chức năng
biểu thị ý nghĩa tự thân của nó. Vấn đề là phải vạch ra đƣợc ranh giới khác nhau do hƣ từ
đem lại.
- Để góp phần trả lời vấn đề đặt ra, chúng tôi nghĩ rằng không thể tập hợp và miêu tả
các hƣ từ cụ thể để vạch ra ranh giới ý nghĩa mà bản thân các hƣ từ đó thể hiện. Hƣớng chủ
yếu là phải tập hợp những câu, đoản ngữ có sử dụng các hƣ từ để khảo sát và vạch ra vai trò,
tác dụng của các hƣ từ đó. Đó chính là mục đích của luận án này.
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 2

II: Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuối những năm 70 đầu 80, giới nghiên cứu ngữ học đã nhận thấy hƣ từ có vai trò
quan trọng trong việc hình thành hàm ý. Từ đó các nhà ngôn ngữ học đã có những bài nghiên
cứu về hƣ từ.
1.1. GS Hoàng Phê, năm 1975 có bài " Phân tích ngữ nghĩa" [58].Trong bài viết này,
tác giả đã nêu lên hai tiền đề lý luận quan trọng trong việc phân tích ngữ nghĩa:
- Cần nghiên cứu ngữ nghĩa không chỉ các đơn vị của ngôn ngữ mà còn cả của các

đơn vị lời nói.
- Nghĩa từ phải đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ nhiều mặt: từ với hiện thực, trong
cấu trúc nội bộ, trong quan hệ hệ thống và quan hệ tổ hợp với những nghĩa từ khác.
Từ hai tiền đề lý luận này, tác giả đã đƣa ra quan niệm của mình về phân tích nghĩa
của từ một cách toàn diện trong những quan hệ ngữ nghĩa sinh động và phức tạp trong tổ hợp
từ, trong câu cụ thể. Có thể coi đó là "một số ý kiến coi nhƣ là một thí nghiệm giải quyết vấn
đề phân tích ngữ nghĩa, một vấn đề trung tâm của ngữ nghĩa học" [11]. Ở đây GS Hoàng Phê
đã đƣa ra một hƣớng phân tích mới mẻ so với phƣơng thức truyền thống - từ góc độ logich
ngữ nghĩa.
1.2. Năm 1981, Hoàng Phê lại có bài "Ngữ nghĩa của lời" [59] đặt vấn đề lời nói hàng
ngày có hai phần: hiển ngôn (trực tiếp nói ra một cái gì đó) và hàm ngôn (gián tiếp nói ra một
cái gì đó). Tác giả khẳng định nhiệm vụ của ngôn ngữ học, nghĩa học là tìm hiểu ngôn ngữ
của lời, phải xuất phát từ ngữ nghĩa của lời để cuối cùng quay về ngữ nghĩa của lời (và của
văn bản). Từ các kết luận của C.J. Fillmore, của O.Ducrot, của Grice, tác giả đã phân tích mối
quan hệ giữa tiền giả định - hiển ngôn - hàm ngôn - hàm ý - ngụ ý để xác định câu trúc ngữ
nghĩa của lời. Đặc biệt ông đã đƣa ra phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa của lời, của câu và có
thể áp dụng phƣơng pháp giải nhƣ giải một bài toán: tiền đề, qui tắc, định lý. Tác giả đã vận
dụng phƣơng pháp này để phân tích những lời có hàm ngôn trong tác phẩm "Sống mòn" của
Nam Cao. Rõ ràng tác giả đã cố gắng "công thức hóa" trong việc phân tích ngữ nghĩa của lời.
1.3. Trong bài "Tiền giả định và hàm ý, trong ngữ nghĩa của từ" [61], GS Hoàng Phê
đã phân tích ngữ nghĩa của các câu để xác định vai trò của các hƣ từ trong việc tạo ra tiền giả
định và hàm ý của câu. Từ các phân tích cụ thể tác giả đã đi đến kết luận:
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 3

- Có những từ ngữ không thể tách rời ngữ nghĩa của câu, vì vậy phải xuất phát từ ngữ
nghĩa của câu mới có thể hiểu đƣợc cụ thể và đầy đủ nghĩa của từ.
- Có những từ mà chức năng ngữ nghĩa là thực tại hóa một tiền giả định hoặc tạo nên
một hàm ý của câu.
- Những từ thông thƣờng gọi là hƣ từ nhƣng thƣờng có một hàm lƣợng nghĩa rất lớn

và nghĩa của nó có một vai trò rất quan trọng trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu.
2. GS Nguyễn Đức Dân đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều bài viết có hệ
thông về Logich ngữ nghĩa - một vấn đề lý thú và hóc búa của ngôn ngữ học.
2.1. Năm 1977, giáo trình "Những mô hình ngôn ngữ" của GS Nguyễn Đức Dân - Đại
học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh - có giới thiệu về khái niệm tiền giả định và xác định
nghĩa của từ có 2 phần: Hiển ngôn và hàm ngôn.
2.2. Năm 1984, bài "Ngữ nghĩa của hƣ từ: Định hƣớng nghĩa của từ" [16] GS Nguyễn
Đức Dân đã đặt vấn đề về ý nghĩa của hƣ từ. Do nhu cầu giao tiếp, hƣ từ đã hình thành hàng
loạt kiểu định hƣớng nghĩa khác nhau. Bài này đã nghiên cứu các định hƣớng nghĩa theo lý
thuyết các hành vị ngôn ngữ. Từ phân tích những ví dụ cụ thể, tác giả đã xác định những định
hƣớng nghĩa về sự đánh giá; những định hƣớng về sự khẳng định, chấp nhận, đồng tình, bác
bỏ ; những định hƣớng về sự bày tỏ thái độ. Mỗi định hƣớng nghĩa đều đƣợc tác giả phân tích
một cách Logich, chặt chẽ, rõ ràng mạch lạc và đã khái quát đƣợc những mô hình tổng quát.
2.3. Bài viết "Ngữ nghĩa các hƣ từ: Nghĩa của cặp từ" [17], Nguyễn Đức Dân đã dùng
phƣơng pháp phân tích, chứng minh, khái quát hóa để đi đến xác định ý nghĩa của các từ hƣ
trong các kiểu câu trúc, các kiểu quan hệ giữa hai vế (X và Y), (nhân quả hay nghịch nhân
quả). Chính nhờ xác định đƣợc nghĩa của những cặp từ mà chúng ta dễ dàng định hƣớng
đƣợc nghĩa của những bộ phận trong câu trúc câu phức chứa đựng các cặp từ đó. Nhƣ vậy,
chúng ta có thể giả thích nghĩa của câu chính xác hơn, chặt chẽ hơn và "thấy đƣợc bản chất
nhiều hiện tƣợng ngôn ngữ thú vị".
2.4. Trong một bài khác, Nguyễn Đức Dân - Trần Thị Chung Toàn đã tìm hiểu chức
năng luận cứ của các từ "cũng - chính - cả - ngay" [25]. Bài báo này đề cập hai vấn đề:
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 4

- "cũng" là một từ dùng để đối chiếu.
- Con đƣờng hƣ hóa và những nét khác biệt về sắc thái nhấn mạnh của các từ: Cả -
ngay - chính.
Qua phân tích các ví dụ cụ thể, vấn đề thứ nhất đã khái quát đƣợc cấu trúc dùng
"cũng" để đối chiếu, vấn đề thứ hai đƣợc chứng minh bằng cách so sánh các câu có chứa các

từ: " Chính - cả - ngay" với các câu không chứa các hƣ từ đó để vạch ra con đƣờng hƣ hóa
của các hƣ từ đó và vai trò nhấn mạnh của nó. Những vấn đề đƣợc đặt ra và giải quyết trong
bài viết đã giúp chúng ta giải thích đƣợc các hiện tƣợng phong phú của ngôn ngữ.
2.5. Toán học ngày càng thâm nhập vào tất cả các ngành khoa học, trong đó có ngôn
ngữ học. Cuốn giáo trình " logich ngữ nghĩa cú pháp " của GS Nguyễn Đức Dần [19] đã trình
bày những kiến thức cơ bản về logich học và một số phƣơng pháp mô tả ngôn ngữ tự nhiên
nhằm cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức cơ bản để tiếp cận và nắm bắt đƣợc các công
trình ngôn ngữ học hiện đại. Có thể đây là cuốn sách đầu tiên của giới Việt ngữ học đã trình
bày một cách có hệ thống các khái niệm cơ bản về logich học và mối quan hệ của nó với
ngôn ngữ. Đó là những tri thức cần thiết cho những ngƣời nghiên cứu ngôn ngữ học nói
chung và ngữ nghĩa cú pháp nói riêng. Trong giáo trình này, tác giả đã vận dụng các qui luật
của Logich học để nghiên cứu về lĩnh vực ngữ nghĩa cú pháp.
2.6. Trong bài " Logich các từ nối" [22], Giáo sƣ Nguyễn Đức Dân đã đi sâu tìm hiểu
cơ sở logich của sự hình thành nghĩa của các từ " trên, dƣới, trong, ngoài, trƣớc, sau" theo hai
hƣớng phƣơng thức cơ bản: Theo quan hệ không gian giữa hai đối tƣợng và theo quan điểm
nhìn trong khi nói, những yếu tố ảnh hƣởng đến quan hệ không gian, con đƣờng tạo nên sự
chuyển nghĩa của các từ này. Thông qua phân tích các ví dụ cụ thể, tác giả rút ra cơ chế hay
có thể nói là qui luật sử dụng các từ đó. Cách giải quyết các vấn đề rõ ràng, khúc chiết có sức
thuyết phục cao.
2.7. Trong cuốn sách "tiếng cƣời thế giới" [24], khi phân tích các phƣơng pháp gây
cƣời, tác giả Nguyễn Đức Dân đặc biệt chú ý đến cơ sở logich và vai trò của ngôn ngữ trong
việc gây nên tiếng cƣời trong các truyện cƣời của thế giới.Theo tác giả "Có những truyện
cƣời dựa trên cơ sở logich, ở đó ngƣời ta cƣời vì những tình huống, sự kiện thể hiện sự mâu
thuẫn, một bản chất tức cƣời nào đó Có những truyện cƣời vai trò của ngôn ngữ trở nên đặc
biệt quan trọng, ngƣời ta nhận ra các tình huống, sự kiện tức cƣời nhờ có công cụ của ngôn
ngữ".
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 5

Bàn về vai trò của ngôn ngữ trong nghệ thuật gây cƣời, tác giả đặc biệt chú ý đến vai

trò của các cấu trúc ngữ pháp, nghệ thuật biểu hiện hàm ý và xây dựng các lối nói mơ hồ.
2.8. Cuốn "logich và Tiếng Việt" [23], xuất bản năm 1996. Đây là cuốn sách đề cập
một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản của logich cổ điển và logich hiện đại, mối quan
hệ giữa logich với ngôn ngữ. Đặc biệt GS Nguyễn Đức Dân đã vận dụng quan điểm của
Logich học để khảo sát và giải thích các hiện tƣợng tiếng Việt. Ở đây, nhiều hiện tƣợng về
ngôn ngữ và logich đƣợc tác giả phân tích lý giải và phân định một cách khá rạch ròi làm cơ
sở cho việc vận dụng để nghiên cứu tiếng Việt. Chúng tôi cho rằng cuốn sách là một tài liệu
quí giá cho những ai đang có nhu cầu học tập và nghiên cứu tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ
nói chung, đặc biệt là lĩnh vực logich ngữ nghĩa.
3. GS Đỗ Hữu Châu là một trong những nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã vận dụng
khái niệm tiền giả định trong địa hạt ngữ nghĩa" ( Nguyễn Đức Dân) và dụng học. Có thể đề
cập một số công trình nghiên cứu của ông về vấn đề này:
3.1. Bài "Các yếu tố dụng học của tiếng Việt" [8] đã đƣa yếu tố dụng học vào tọa độ
thứ 4 trong hệ qui chiếu ba tọa độ để xem xét các sự kiện ngôn ngữ. Trên cơ sở khái niệm
dụng học đã đƣợc xác định, dựa vào ý kiến của Fill more [Tổng quát một câu thƣờng có hai
thành phần nghĩa M - p (M là thành phần hình thái, p là lõi miêu tả ], tác giả Đỗ Hữu Châu
cho rằng trong P cũng chứa các yếu tố dụng học xuất hiện trong giao tiếp, nhƣng chính các
tín hiệu dụng học mới tạo nên các M của ngữ nghĩa của câu. Phân tích M để vạch ra các loại
tín hiệu dụng học, bƣớc đầu tác giả nêu lên 4 loại tín hiệu. Đó là các tín hiệu định vị chức
năng, biểu thị thái độ trí tuệ , biểu hiện các hành vi ngôn ngữ và các động từ ngữ vi. Có thể
nói chức năng dụng học là một hƣớng nghiên cứu mới mẻ của nghĩa học tiếng Việt so với
truyền thống.
3.2 Cuốn giáo trình "Đại cƣơng về ngôn ngữ học tập II".[12] phần V. GS Đỗ Hữu
Châu đã tập trung giới thiệu về dụng học (chƣơng I), phân tích các hành vi ngôn ngữ (chƣơng
IV) và ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tƣờng minh (hiển ngôn) (chƣơng V). Có thể coi đây là một
trong những công trình vận dụng lý thuyết ngữ dụng học của các nhà ngôn ngữ học thế giới
để nghiên cứu dụng học của tiếng Việt một cách tƣơng đối hệ thống. Chƣơng I, tác giả giới
thiệu một cách khái quát về dụng học, một vấn đề khá mới mẻ và lý thú. Chƣơng II phân tích
các hành vi ngôn ngữ. Bản thân các đơn vị ngôn ngữ có tính trừu tƣợng, không hiện thực. Nó
chỉ trở thành hiện thực khi ta nói (viết), tức là khi phát ngôn.Tìm ra bản chất hành

Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 6

động của ngôn ngữ, AuStin đã mở ra một hƣớng nghiên cứu mới cho ngôn ngữ - hành vi
ngôn ngữ.
Lý thuyết lập luận (chƣơng III) là một lĩnh vực mới trong ngôn ngữ học thế giới. Đối
với Việt Nam nó lại càng mới mẻ hơn. Đi vào lý thuyết lập luận đã mở ra một hƣớng nghiên
cứu mới không chỉ đối với lĩnh vực ngữ dụng mà còn góp phần phát hiện ra những đặc trƣng
mới trong cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ Việt Nam.
Mặc dù chƣa có điều kiện để nghiên cứu một cách toàn diện về lý thuyết hội thoại,
nhƣng những điều mà tác giả nêu ra trong chƣơng IV đã giới thiệu cho chúng ta những tri
thức cơ bản về cấu trúc và chức năng hội thoại của Tiếng Việt. Đó là cơ sở để đi sâu vào lĩnh
vực mới mẻ này.
Chƣơng V tác giả đã giới thiệu về bản chất của một phát ngôn gồm 2 phần: Phần ý
nghĩa nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ gọi là ý nghĩa tƣờng minh và phần ý nghĩa
đƣợc suy ra từ các yếu tố ngoài ngôn ngữ gọi là ý nghĩa hàm ẩn. bẳn chất của vấn đề phải
đƣợc hiểu bắt đầu từ khái niệm ý nghĩa không tự nhiên, khái niệm tiền giả định và hàm ngôn.
4.1. Tác giả Lê Đông cũng có nhiều bài nghiên cứu về hƣ từ đăng trên tạp chí ngôn
ngữ. Bài " Ngữ nghĩa - ngữ dụng của hƣ từ tiếng Việt: Ý nghĩa đánh giá của các hƣ từ" [27],
tác giả đã đề cập đến thuộc tính đánh giá của hƣ từ, đƣợc cụ thể hóa qua phẩm chất ngữ nghĩa
- ngữ dụng của các thành phần mà nó dạng thức hóa và chế định trong cấu trúc. Với ý nghĩa
đánh giá của chúng, hƣ từ là phƣơng tiện để đƣa vào câu vào văn bản những nội dung hàm ẩn
khác nhau, tham gia vào việc tạo nên chiều sâu của văn bản và tổ chức, liên kết các nội dung
hiển ngôn. Tác giả đã vạch ra các kiểu nghĩa đánh giá (6 kiểu). Theo tác giả các kiểu ý nghĩa
đánh giá của hƣ từ nhiều khi không tồn tại một cách tách rời mà có thể đan bện vào nhau
nhiều kiểu ý nghĩa đánh giá. Nhƣ vậy, theo quan điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng, tác giả đã miêu
tả và xác định khá rõ ý nghĩa đánh giá của hƣ từ và vai trò của nó trong việc hình thành các
hàm ẩn.
4.2. Với hƣớng nghiên cứu đó,bài "Ngữ dụng - ngữ nghĩa của hƣ từ: Siêu ngôn ngữ và
hƣ từ tiếng Việt" [28], tác giả Lê Đông đã sử dụng khái niệm siêu ngôn ngữ để miêu tả ngữ

dụng, ngữ nghĩa của hƣ từ và các cấu trúc khác có chứa nó trong hệ thống tiếng Việt. Tác giả
đã chứng minh hƣ từ có thể đóng vai trò tác tử mang thông tin siêu ngôn ngữ, nói cách khác
hƣ từ đóng vai trò một tác tử cấu tạo nên kiểu phát ngôn siêu ngôn ngữ. Ở đây tác giả có sự
phân biệt các loại siêu ngôn ngữ: Siêu ngôn ngữ nội hƣớng - ngoại hƣớng, siêu ngôn ngữ
hiện thực và siêu ngôn ngữ tiềm tàng. Theo tác giả, hƣ từ ngoài việc tham gia tạo nên các
phát ngôn siêu ngôn ngữ đồng thời còn góp phần chế định luôn vị trí, vai trò tƣơng đối
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 7

của phát ngôn trong văn bản, tham gia vào việc chỉ ra quan hệ logich - ngữ nghĩa - ngữ dụng
của các phát ngôn, chỉ ra dòng vận động của đối thoại" (trang 50 - ngôn ngữ số 2 -92). Chỉ ra
chức năng siêu ngôn ngữ của hƣ từ đã giúp chúng ta chủ động hơn trong việc sử dụng từ ngữ,
trong việc miêu tả các câu và mối quan hệ của nó trong đối thoại.
5.1. Nguyễn Anh Quế là một trong những nhà ngôn ngữ học có những đóng góp trong
lĩnh vực nghiên cứu hƣ từ của tiếng Việt. Bài "Về vấn đề phân định hƣ từ trong tiếng Việt"
[67], tác giả đã đề xuất cách phân định căn cứ vào khả năng của từ tham gia vào việc hình
thành câu, hình thành đoản ngữ để phân chia vốn từ theo trật tự hai bƣớc sau đây:
- Bƣớc 1: Căn cứ vào khả năng tham gia tổ chức đoản ngữ để phân thành hai loại:
(a). Loại có khả năng làm thành tố đoản ngữ .
(b). Loại không có kha năng làm thành tố đoản ngữ.
- Bƣớc 2: Chuyển từ đoản ngữ lên câu có 2 loại:
(a) Những từ làm trung tâm đoản ngữ, làm thành phần câu bao gồm các thực từ.
(b) Những từ không làm trung tâm đoản ngữ, không làm thành phần câu đó là những
từ hƣ.
Gặp những từ tùy thuộc vào bối cảnh mới xác định nó là hƣ từ hay không thì phải
xem xét cụ thể.
Hƣớng phân định hƣ từ trong tiếng Việt của Nguyễn Anh Quế đã khắc phục đựơc
những hạn chế của cách phân loại trên cơ sở ý nghĩa ngữ pháp - ý nghĩa từ vựng.
5.2. "Một số vấn đề hƣ từ trong tiếng Việt hiện đại" [68] là luận án Phó tiến sĩ nghiên
cứu có hệ thống về hƣ từ tiếng Việt. Cái mới của luận án, về lý luận, tác giả đã đề xuất một

quan niệm về hƣ từ dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí nhất quán, chặt chẽ và hợp lý hơn. Về
thực tiễn tác giả đã phát hiện đƣợc những nét nghĩa, mô tả các nét nghĩa một cách chi tiết. Xu
hƣớng nghiên cứu của Nguyễn Anh Quế là mở rộng phạm vi nghiên cứu hƣ từ ra cả lĩnh vực
lời nói, kết hợp giữa ý nghĩa và chức năng, ngôn ngữ và lời nói. Bản luận án đã đi sâu vào
các vấn đề sau:
a. Khái quát về hƣ từ và hƣ từ về tiếng Việt.
b. Phân định và phân loại hƣ từ tiếng Việt.
c. Ý nghĩa chức năng của hƣ từ và vấn đề hƣ hóa.
d. Một số kết quả khảo sát hƣ từ với chức năng là một tín hiệu ngôn ngữ.
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 8

Có thể nói rằng: Nhờ tiếp thu quan điểm của những ngƣời đi trƣớc, đồng thời điều
chỉnh hƣớng nghiên cứu nên bản luận án đã khái quát đƣợc tất cả các hƣ từ. Ở đây, tác giả
không chỉ phân tích ý nghĩa và chức năng của hƣ từ trong các kết cấu mà còn xem xét cả hoạt
động của chúng trong giao tiếp, đề xuất những tiêu chí nhận diện hƣ từ, khảo sát kỹ vấn đề hƣ
hóa và tìm hiểu mối liên hệ có tính qui luật giữa chức năng và ý nghĩa của hƣ từ. Bản luận án
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong công tác nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt.
6.l.Tác giả Lê Xuân Thai với bài "Về việc hiện thực hóa tiền giả định tổ hợp của động
từ và tính từ (trên cứ liệu tiếng Việt" [74] đã chủ yếu đề cập việc hiện thực hóa tiền giả định
tổ hợp. Tiền giả định tổ hợp của động từ, tính từ có hai loại: Tiền giả định khái quát và tiền
giả định đơn loại. Tiền giả định tổ hợp đƣợc hiện thực hóa theo hai hình thức: hiển minh và
không hiển minh. Nói chung, khi hiện thực hóa, tiền giả định tổ hợp đơn loại thƣờng mang
hình thức hiển minh còn tiền giả định khái quát thƣờng mang hình thức phi hiển minh. Vấn
đề đặt ra là tại sao tiền giả định tổ hợp lại cần phải hiện thực hóa trong câu. Theo tác giả, việc
hiện thực hóa tiền giả định là do nguyên nhân về ngữ nghĩa, về ngữ pháp và về sự phân đoạn
thực tại của câu (nguyên nhân về thông báo). Mục đích của hiện thực hóa là để đáp ứng đòi
hỏi của sự phân đoạn thực tại. Nó đƣợc dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Sự
hiện thực hóa tiền giả định tổ hợp do nguyên nhân thông báo có thể tạo ra những câu đồng
nghĩa với câu không có hiện thực hóa đó. Rõ ràng việc nghiên cứu tiền giả định của động từ -

tính từ nhằm hiểu sâu hơn, đúng nghĩa hơn động từ - tính từ. Đó là cơ sở để hiểu rõ ngữ nghĩa
của câu.
6.2. Bài "Mấy nhận xét về các phƣơng tiện tổ hợp cú pháp trong tiếng Việt" [ 75], Lê
Xuân Thai đã nêu ra một số nhận xét về khả năng hành chức của trật tự từ, hƣ từ và ngữ điệu
trong tiếng Việt và mối quan hệ tƣơng tác giữa chúng với tƣ cách là những phƣơng tiện tổ
hợp cú pháp. Qua phân tích các sự kiện ngôn ngữ cụ thể, tác giả đã đi đến kết luận: "Trong
tiếng Việt có một sự phân công giữa các phƣơng tiện tổ hợp cú pháp: trật tự từ giữ vai trò
chính yếu biểu thị các phạm trù thuần tuy chức năng, còn hƣ từ thì phụ trợ trong việc biểu thị
các phạm trù ngữ pháp, cú pháp" (trang 38 - Ngôn ngữ số 1 - 85). Nhƣ vậy, mặc dù mỗi
phƣơng tiện cú pháp tổ hợp có chức năng riêng nhƣng giữa chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn
nhau. Chẳng hạn, trật tự từ với tƣ cách giữ vai trò chính yếu trong các phƣơng tiện cú pháp tổ
hợp nhƣng tự thân nó cũng không đảm bảo đƣợc trọn vẹn chức năng chính yếu của nó mà cần
có sự "giúp sức" của các phƣơng tiện khác.
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 9

7. GS Hoàng Tuệ qua bài viết " Hiển ngôn với hàm ngôn, một vấn đề thú vị trong
chƣơng trình lớp 11 PTTH hiện nay" [85] đã giúp cho các giáo viên cũng nhƣ học sinh nhận
thức đƣợc rằng đây là một vấn đề đang hấp dẫn các nhà ngôn ngữ và lần đầu đƣợc đƣa vào
giảng dạy ở bậc phổ thông, vấn đề thì thú vị nhƣng không đơn giản. Để hiểu đƣợc bản chất
vấn đề, chúng ta dựa vào phƣơng pháp lƣờng phân của Ducrot để chia đôi nghĩa phát ngôn
thành nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn. Muốn hiểu một phát ngôn, văn bản, ngƣời đọc (nghe)
phải hiểu đƣợc hiển ngôn, hàm ngôn, ẩn ý, tiền giả định và những yếu tố ngoài ngôn ngữ. Có
thể nói rằng, nếu qua giáo viên học sinh đƣợc trang bị đầy đủ khái niệm hiển ngôn, hàm ngôn
thì bản thân họ sẽ đễ dàng hơn trong việc tiếp nhận văn bản và cảm thụ văn chƣơng.
8. Bài "Ngữ nghĩa và chức năng của các từ: đƣợc, bị, phải trong tiếng Việt hiện đại"
[73] của Tác giả Vũ Thế Thạch đã trình bày một kiến giải về đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng
của chúng. Ba từ "đƣợc, bị, phải" đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập nhƣng chƣa có ý kiến
thống nhất. Trong bài này, Vũ Thế Thạch từ góc độ phân tích cấu trúc - ngữ nghĩa - chức
năng đã rút ra nhận xét: " Đƣợc, bị, phải là những từ chỉ thuộc tính. Khi đứng trƣớc và sau

các từ chỉ thuộc tính khác nghĩa của chúng bị hƣ hóa. Khi đứng trƣớc các từ chỉ thuộc tính
nét nghĩa "tiếp nhận" mang tính khái quát cao. Khi đi sau các từ chỉ thuộc tính nét nghĩa này
bị lƣợc bỏ. Với mức độ hƣ hóa khác nhau trong những trƣờng hợp khác nhau chúng có thể
coi là hƣ từ hay không phải hƣ từ nhƣng nghĩa của chúng vẫn nằm trong môi quan hệ chặt
chẽ"
9. Trong lĩnh vực văn học, Lê Thị Đức Hạnh là ngƣời có nhiều bài nghiên cứu về nhà
văn Nguyễn Công Hoan, trong đó có những bài đi sâu tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn
của ông. Chẳng hạn:
9.1. Bài " Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan" [37]. Bài viết này
trình bày qua nghệ thuật hiện thực, những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện ngắn,
nghiên cứu nghệ thuật trào phúng, sở trƣờng của nhà văn. Nói về ngôn ngữ của Nguyễn Công
Hoan, tác giả cho rằng: "Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ của quần chúng , có
chọn lọc và nâng cao nên có đậm hƣơng của Ca dao, tục ngữ Những chữ dùng của ông
thƣờng giản dị, giàu hình ảnh cụ thể hay so sánh, ví von làm cho ngƣời đọc dễ có những liên
tƣởng thú vị". Nhìn chung ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan trong sáng, chính xác có đƣợc
bản sắc tốt đẹp của tiếng nói dân tộc.
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 10

9.2. "Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan" [36]. Trong
bài viết này tác giả gần nhƣ đã thống kê đƣợc những nét đặc sắc của nghệ thuật trào phúng
trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Qua hàng loạt nét đặc sắc đƣợc tác giả nêu lên,
chúng ta nhận thấy Nguyễn Công Hoan đã vận dụng sáng tạo các phƣơng pháp gây cƣời độc
đáo của truyện cƣời dân gian Việt Nam và thế giới [dựa trên cơ sở logich, khai thác ngôn ngữ
nhân vật, các biện pháp tu từ ]. Nhờ vậy nghệ thuật trào phúng của truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan mang nhiều cung bậc: mức khôn hài với nụ cƣời thỏa mái → nụ cƣời ngộ nghĩnh
→ trào phúng mỉa mai, châm chích, diễu cợt, tố cáo → đả kích sâu độc gây cho ngƣời đọc
thái độ căm phẫn khinh miệt hơn là hài hƣớc → có lúc nụ cƣời lắng đọng, thấm sâu vào bên
trong nhƣng mà cay đắng xót xa.
10. Nguyễn Thanh Tú có bài: Lời văn mỉa mai trong "Đồng hào có ma" của Nguyễn

Công Hoan in trên báo Giáo dục và Thời đại [85]. Bài vết này, tác giả đã phân tích quan niệm
nghệ thuật độc đáo, tài sử dụng thứ ngôn ngữ suồng sã để "lật ngửa", "lộn trái" đối tƣợng, tài
sử dụng nguyên tắc tổ chức lời văn nhằm mục đích mỉa mai, phê phán đối tƣợng trong truyện
ngắn "Đồng hào có ma". Âm hƣởng chủ đạo của câu chuyện là giọng điệu mỉa mai, "đan
bện" với các "sắc điệu chỉ trích", "sắc điệu phê phán tố cáo".
Tất cả các bài viết thuộc lĩnh vực nghiên cứu văn học, các tác giả chủ yếu tập trung
phân tích về tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan chứ không đi sâu phân tích, khảo
sát hiện tƣợng ngôn ngữ cụ thể trong truyện ngắn của nhà văn
11. Cơ sở lý luận cho việc phân tích Tiếng Việt về những vấn đề trên đây đều bắt
nguồn từ những thành tựu của giới ngôn ngữ học thế giới, tiêu biểu nhƣ C.J.Fill More, O.
Ducrot, Austin, Krice, Kerbrat Orecchioni Từ cuối những năm 70, một số nhà ngôn ngữ
học Việt nam đã tập trung nghiên cứu ngữ nghĩa - ngữ dụng tiếng Việt và bƣớc đầu đã đạt
đƣợc những thành tựu đánh kể. Những thành tựu đó đã mở ra một hƣớng mới đầy triển vọng
trong việc nghiên cứu tiếng Việt. Là vấn đề mới mẻ và phức tạp nên nhiều nội dung, phƣơng
pháp cần phải đƣợc tiếp tục nghiên cứu, bàn bạc để làm sáng tỏ. Trong khuôn khổ luận án
này, chúng tôi chủ yếu tập trung tìm hiểu vai trò của hƣ từ trong việc hình thành hàm ý trong
ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan.
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 11

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Giới thuyết khái niệm.
1.1 Khái niệm về hư từ
1.1.1 Định nghĩa: "Hƣ từ là từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, đƣợc
dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ"
(1)
.
- "Hƣ từ là một tập hợp không lớn về số lƣợng các từ, bản chất của ý nghĩa hƣ từ là
tính chất ngữ pháp, là phƣơng tiện biểu đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tƣ duy theo
cách thức phản ánh bằng ngôn ngữ của ngƣời bản ngữ. Bản chất đó qui định các hƣ từ không

làm trung tâm đoản ngữ, chỉ làm thành phần phụ một cách hạn hữu, còn đa số hƣ từ đƣợc làm
yếu tố liên kết và "xúc tác" của các đơn vị cấu trúc ngữ pháp"
(2)
.
Nêu lên hai trong số nhiều định nghĩa về hƣ từ của tiếng Việt, chúng ta có thể dễ dàng
nhận thấy: mặc dù còn có những tiểu dị nhƣng trên đại thể đều gặp nhau ở những điểm sau
đây:
- Không có khả năng độc lập làm thành phần trung tâm của đoản ngữ, không làm
thành phần chính của câu.
- Dùng làm yếu tố liên kết biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ.
- Hƣ từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp. Hƣ từ là từ loại đối lập
với thực từ.
1.1.2. Phân loại. Hƣ từ tiếng Việt bao gồm hai tập hợp: hƣ từ từ pháp (từ phụ diễn các
ý nghĩa ngữ pháp của thực từ ) và hƣ từ cú pháp (chức năng liên kết) gọi là quan hệ từ (liên từ
- giới từ).
Hƣ từ từ pháp có chức năng diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của thực từ. Trong quan hệ
cấu trúc chúng chuyên dùng làm thành tố phụ trong các đoản ngữ.
Các hƣ từ cú pháp không đƣợc dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay
thực từ khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa thực từ với thực tƣ. Vì vậy hƣ từ cú pháp
là công cụ diễn đạt các quan hệ logich, các quan hệ trong cách thức phản ánh của ngƣời bản
ngữ. Các hƣ từ chỉ là phƣơng tiện liên kết chứ không làm trung tâm, không làm thành tố phụ
của đoản ngữ. Hƣ từ cú pháp là liên từ và giới từ.


(1)
Từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - 1992
(2)
Đinh Văn Đức [32], tr. 43
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 12


Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có những nhóm từ vừa mang tính chất quan hệ từ, vừa
mang tính chất từ loại. Có thể nêu hai nhóm tiêu biểu.
- Nhóm từ chỉ hƣớng: ra, vào, lên, xuống
- Nhóm từ chỉ vị trí: trƣớc, sau, trong, ngoài, giữa
Đối với nhóm này việc xác định phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Đây là
một vấn đề lý thú nhƣng còn nhiều ý kiến chƣa thống nhất.
Việc phân chia quan hệ từ theo ngữ pháp truyền thống đƣợc chia thành: liên từ và giới
từ. Tuy nhiên để xác định ranh giới liên từ và giới từ một cách triệt để là một vấn đề hết sức
khó do tính chất đa chức năng của các yếu tố. Do vậy giải pháp thỏa đáng là tất cả các hƣ từ
cú pháp tập hợp trong một phạm trù chung gọi là kết từ hay từ nối. Quan hệ từ có thể chia
thành: Các liên từ thuần tuy và các liên giới từ.
Trên đây là quan niệm truyền thống về hƣ từ. Quan niệm đó chỉ mới đề cập đến quan
hệ ngữ pháp thuần tuy mà chƣa đả động đến ngữ nghĩa của hƣ từ với tƣ cách là những yếu tố
phát ngôn. Hƣớng nghiên cứu hƣ từ trong quan hệ với ngữ nghĩa của câu sẽ khắc phục đƣợc
tình trạng phiếm khuyết của ngữ pháp truyền thống.
1.2. Khái niệm về hàm ý.
12.1. Định nghĩa.
Nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích hàm ý nhƣng để đi đến một định nghĩa trọn vẹn thì
thật không đơn giản.
- Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - 1992) định nghĩa: "Hàm ý”
(1) Có chứa đựng một ý nào đó bên trong.
(2) Ý đƣợc chứa đựng ở bên trong, không diễn đạt ra trực tiếp”
(1)

- Đỗ Hữu Châu quan niệm:"Hàm ý là những ý nghĩa hàm ẩn nằm trong ý định truyền
báo của ngƣời nói"
(2)
.
- Về thuật ngữ: Theo Đỗ Hữu Châu "Hàm ngôn không tự nhiên và tiền giả định không

tự nhiên đƣợc gọi chung là các hàm ý của phát ngôn"
(3)
.
1-2.2. Phân loại.
Grice đã chia hàm ý (hàm ẩn) thành 2 loại: Hàm ý ngôn ngữ (qui ƣớc) và hàm ý hội
thoại.
(a) Hàm ý ngôn ngữ có nhiều phƣơng tiện ngôn ngữ tạo ra hàm ý, nghĩa là cứ dùng
phƣơng tiện ngôn ngữ nhất định sẽ tạo ra một hàm ý nhất định.


(1)
Từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - Hà nội - 1992
(2)

(3)
Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán [12], tr. 370.
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 13

Chẳng hạn: Cấu trúc câu "A nhƣng B" thì "từ A làm ta có khuynh hƣớng rút ra kết
luận K. Tuy nhiên sẽ không có kết luận ấy vì B cũng đúng, mà từ B làm ta có khuynh hƣớng
rút ra kết luận ngƣợc lại "không K", cả hai vế ngƣời ta nói có hàm ý chấp nhận khuynh hƣớng
toàn cục sẽ rút ra kết luận của B"
(1)

A không kém gì B → hàm ý đánh giá cao A
A không hơn gì B → hàm ý đánh giá thấp A
Nhƣ vậy để có những hàm ý khác nhau phải có những cơ chế ngôn ngữ khác nhau.
Hàm ý ngôn ngữ đƣợc hình thành từ các hàm ý hội thoại: Lúc đầu đầu đƣợc xác định trong
một tình huống hội thoại, khi nó độc lập với cảnh huống sẽ trở thành cơ chế ngôn ngữ để biểu

thị một hàm ý ngôn ngữ.
(b) Hàm ý hội thoại.
Hàm ý hội thoại không đƣợc gợi ra do các yếu tố qui ƣớc (yếu tố ngôn ngữ) mà do
cách vận dụng phƣơng châm cộng tác hội thoại và các nguyên tắc trong phƣơng châm này,
Grice chia hàm ẩn hội thoại thành hai kiểu: Hàm ẩn khái quát (hàm ẩn chuẩn) và hàm ẩn đặc
thù.
- Hàm ẩn khái quát: Cuộc hội thoại đƣợc xây dựng trên cơ sở 4 phƣơng châm:
+ Phƣơng châm lƣợng: đóng góp đúng, cần và đủ thông tin
+ Phƣơng châm chất: đóng góp những điều xác thực.
+ Phƣơng châm quan hệ: Nói những điều liên quan đến vấn đề, không lạc đề.
+ Phƣơng châm tình thái: Không nói mơ hồ, tối nghĩa, nói mạch lạc, rõ ràng và gọn.
- Hàm ẩn đặc thù: Đây là loại hàm ẩn vi phạm cố ý nguyên tắc hội thoại để khai thác
chúng nhằm tạo ra hàm ý. Grice đặt tên cho cách dùng này là sự xúc phạm hay là sự khai thác
các nguyên tắc cộng tác hội thoại. Cơ chế nhƣ sau: Khi phát ngôn chệch ra khỏi một nguyên
tắc nào đó mà ngƣời nghe vẫn tiếp tục lý giải nó sao cho phù hợp với sự cộng tác trong hội
thoại.
1.3. Vấn đề hư từ tiếng Việt
Hƣ từ tiếng Việt có số lƣợng không lớn nhƣng việc xác định bản chất của nó không
phải đơn giản. Từ những năm 70 về trƣớc, nhiều bài viết, nhiều chuyên luận nghiên cứu tiếng
Việt đã miêu tả cặn kẽ và sâu sắc về hƣ từ. Với quan điểm ngữ pháp truyền thống, các nhà
ngôn ngữ học cơ bản thống nhất: Hƣ từ chỉ có nghĩa ngữ pháp chứ không có nghĩa từ vựng.
Nếu chấp nhận hƣ từ không có nghĩa từ vựng thì sẽ khó lòng giải thích đƣợc vô số hiện tƣợng
kiểu sau đây:


(1)
Nguyễn Đức Dân – [19], tr. 114.
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 14


(1) Nam mua 5 lạng thịt.
(2) Nam mua những 5 lạng thịt.
(3) Chị Hằng ốm.
(4) Chị Hằng bị ốm.
(5) Chị Hằng còn bị ốm.
(6) Chị Hằng hãy còn ốm lắm.
Các câu (1), (2) thông báo Nam mua 5 lạng thịt nhƣng do từ "những" chi phối nên câu
(2) có ý nghĩa khác câu (1).
Tƣơng tự các câu 3, 4, 5, 6 đều có lối thông báo "Chị Hằng ốm" nhƣng do các từ
"bị","còn bị" "hãy còn" chi phối nên giữa các câu đó có mức độ ý nghĩa khác nhau. Điều đó
chứng tỏ rằng: hƣ từ ngoài nghĩa ngữ pháp còn chứa đựng ngữ nghĩa khác. Để trả lời vấn đề
đó, các nhà ngôn ngữ học đã chuyển hƣớng nghiên cứu khác so với ngữ pháp truyền thống.
Đó là hƣớng nghiên cứu hƣ từ trong quan hệ của câu (cấu trúc ngữ nghĩa của lời). Khuynh
hƣớng này đã hấp dẫn các nhà nghiên cứu từ cuối những năm 70 đến nay.
2. Phạm vi nghiên cứu
Hƣ từ về phƣơng diện lý thuyết đã đƣợc các nhà ngữ pháp, các nhà Logich ngữ nghĩa
dày công nghiên cứu và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Vì là một đối tƣợng nghiên cứu
phức tạp nên vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nhất là về ý nghĩa từ vựng của hƣ từ . Từ thực
tế đó, luận án này chúng tôi không đi vào tìm hiểu hƣ từ về phƣơng diện lý thuyết mà chủ yếu
thông qua khảo sát tập truyện ngắn "Ngựa ngƣời và ngƣời ngựa" để xác định vai trò của hƣ từ
trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan. Từ thực tế mô tả ngôn ngữ
của Nguyễn Công Hoan, chúng ta sẽ xác định cụ thể vai trò của hƣ từ trong việc hình thành
hàm ý. Qua đó góp phần chứng minh tính đúng đắn của quan niệm cho rằng hƣ từ cũng mang
ý nghĩa tự thân, ý nghĩa đánh giá
3. Nhiệm vụ cụ thể
3.1. Thế nào là hàm ngôn, các loại hàm ngôn (qua một số ví dụ cụ thể)
3.2. Phƣơng pháp dùng tiền giả định để xây dựng hàm ý của Nguyễn Công Hoan
- Khái niệm tiền giả định.
- Những cơ chế sử dụng các từ: có, những, thôi, kia, mà
3.3. Hành vi ngôn ngữ và hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan:

- Khái niệm hành vi ngôn ngữ
- Khái niệm hàm ý ?
- Hành vi ngôn ngữ và việc hình thành hàm ý đƣợc sử dụng trong ngôn ngữ Nguyễn
Công Hoan nhƣ thế nào? Câu hỏi, phủ định, chất vấn
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 15

3.4. Hàm ý hội thoại (tình huống hội thoại) trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan.
3.5. Vai trò của thứ tự và điểm nhấn (liên quan đến hƣ từ đặt trƣớc, đặt sau từ
"nhƣng") đƣợc sử dụng trong ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan.
4. Kết luận chung.
IV. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
1. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, trong quá trình tiếp cận và phân tích đối tƣợng,
chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học phù hợp, đặc biệt là các phƣơng
pháp nghiên cứu ngôn ngữ học. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng linh hoạt để hỗ
trợ, tác động lẫn nhau khó có thể tách bạch rạch ròi, trong đó có thể nêu lên mấy phƣơng
pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu nhƣ sau:
- Đọc và tiếp cận về lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
- Tìm đọc những công trình nghiên cứu, vận dụng vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể.
Phƣơng pháp này giúp chúng tôi nắm đƣợc tình hình, bao quát thống kê, phân loại tài liệu và
tích lũy các sự kiện.
- Tìm đọc những bài nghiên cứu ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan
- Nhìn nhận, phân tích lại những điều đã viết ra về Nguyễn Công Hoan và bổ sung
những nhận định mới dƣới góc độ logich - ngữ nghĩa - ngữ dụng.
- Đọc, thống kê phân loại, tiến hành phân tích, khảo sát các hiện tƣợng ngôn ngữ cụ
thể trong tập truyện ngắn "Ngựa ngƣời và ngƣời ngựa" của Nguyễn Công Hoan.
2. Nguồn tài liệu tham khảo.
- Tài liệu tham khảo chủ yếu là các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học
trong nƣớc và một số tài liệu dịch của nƣớc ngoài.

- Sự kiện ngôn ngữ đƣợc trích dẫn từ 36 truyện ngắn chọn lọc của Nguyễn Công Hoan
in trong tập "Ngựa ngƣời và ngƣời ngựa" (NXB Văn học - Hà nội -1988).
- Tìm đọc những công trình, bài viết về Nguyễn Công Hoan.
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 16

V. Đóng góp của luận án
1. Về mặt lý luận.
- Qua miêu tả, phân tích cách sử dụng từ hƣ trong một số truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan, luận án góp phần xác định rõ hơn vai trò, tác dụng của hƣ từ trong việc hình
thành hàm ý.
- Nêu lên một số cơ chế sử dụng hƣ từ để hình thành hàm ý mà Nguyễn Công Hoan
đã thể hiện trong các tác phẩm của mình. Qua đó góp phần nhận định về phong cách ngôn
ngữ của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
- Có thể hình thành một số phƣơng pháp, nói đúng hơn là thao tác phân tích "hƣ từ"
dƣới góc độ ngữ nghĩa cú pháp, ngữ nghĩa - ngữ dụng.
2.Về thực tiễn.
- Giúp bản thân và một số đồng nghiệp dễ dàng hơn trong việc giảng dạy chƣơng
trình tiếng Việt ở bậc phổ thông về phần ngữ nghĩa - ngữ dụng.
VI. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 3 phần
Phần I: DẪN LUẬN
Phần II: NỘI DUNG LUẬN ÁN
Phần III: KẾT LUẬN.
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 17

CHƢƠNG I: THẾ NÀO LÀ HÀM NGÔN, CÁC LOẠI HÀM NGÔN

I- Thế nào là hàm ngôn?

1. Khái niệm: Nếu nhƣ tiền giả định đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm giải quyết
thì hàm ngôn lại chƣa đƣợc chú ý bao nhiêu. Vài chục năm gần đây, một số nhà nghiên cứu
đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực này. Tiêu biểu nhƣ O.Ducrot, H.P.Grice.
- O. Ducrot cho rằng: hàm ngôn là nói mà coi nhƣ không nói: "nói một cái gì đó, mà
không vì thế nhận trách nhiệm là đã có nói. Có nghĩa là có thể vừa có đƣợc hiệu lực của nói
năng, vừa có đƣợc sự vô can của im lặng"
(1)
. Nhƣ vậy theo Ducrot, nghĩa của hàm ngôn
không đƣợc hiện rõ từ bề mặt của phát ngôn (bao hàm, hàm súc, hàm ẩn ), nó tƣơng đƣơng
với yếu tố im (tức là in = "vào trong") của tiếng Anh.
Ducrot quan niệm coi tiền giả định là hàm ngôn và là một hình thức hàm ngôn quan
trọng nằm ngay trực tiếp trong bản thân " nghĩa từ ngữ" của lời. Vì vậy, ông đã xếp tiền giả
trong nghĩa phát ngôn của hàm ngôn. Quan điểm này của ông đƣợc thể hiện ở lƣợc đồ lƣỡng
phân
Hiển ngôn
Nghĩa phát ngôn
Tiền giả định (presup pose')
Hàm ngôn (im plicite)
Ẩn ý (Sous-entendus)

Cái không nói ra (tiền giả định)
Phát ngôn Nói ra trực tiếp (hiển ngôn)
Cái nói ra
Nói ra gián tiếp (hàm ngôn)

Ví dụ 1: A (nói): Nóng quá!
B (nói tiếp): Ừ, nóng nhƣ lửa | Không có hàm ngôn
Ví dụ 2: A (nói): Nóng quá
B (nói): Có chai bia đây. Có hàm ngôn
(2)


A (Khen): Cậu thông minh thật




(1)
Dẫn theo Hoàng Phê [57]
(2)
Ví dụ của Hoàng Tuệ [84].
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 18

- Paul Grice đã phân biệt giữa hiển ngôn và hàm ngôn. Nói một cách hiển ngôn là
"nói điều gì đó" (to get some one to think Some thing). Nhƣ vậy theo Grice, hàm ngôn là khi
nói một điều này nhƣng thực ra là muốn nói đến một điều khác. Quá trình đó tuân theo
"Nguyên tắc cộng tác hội thoại" và một loạt "phƣơng châm": lƣợng, chất, quan hệ và cách
thức.
- Catherine Kerbrat - Orecchioni - Bà đã thiên về định nghĩa của Drucrot: "Hiển ngôn
là cái ngƣời ta nói ra" và hàm ngôn là "Cái ngƣời ta muốn nói mà không nói ra"
- C.J.Fill more đồng nhất tiền giả định và hàm ngôn.
Ở Việt Nam, nhiều nhà ngôn ngữ học mà tiêu biểu là Hoàng Phê, Nguyên Đức Dân,
Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ đã phát triển các lý thuyết của Ducrot, Grice và đã có nhiều
đóng góp trên địa hạt này. Các tác giả đã vạch ra mối quan hệ, cơ chế hình thành hàm ý trên
cứ liệu Tiếng Việt.
- Hoàng Phê cho rằng: "Ngôn ngữ cũng là bất lực, nếu hiểu ngôn ngữ chỉ là hiển
ngôn. Nhƣng cái kỳ diệu của ngôn ngữ là cho phép ngƣời ta không chỉ nói bằng hiển ngôn,
mà còn có thể nói bằng hàm ngôn, tức là bằng cách để cho ngƣời nghe tự nói với mình"
(1)
.

Con đƣờng để hình thành hàm ngôn là quá trình suy ý của hoạt động tƣ duy con
ngƣời. Quá trình đó có thể khái lƣợc nhƣ sau:
Từ tiền giả định và hiển ngôn suy ý để hiểu hàm ngôn.
- Nguyễn Đức Dân cũng tán thành quan niệm về hàm ngôn của Hoàng Phê và cho
rằng: hàm ngôn là "Khi chúng ta nói điều này nhƣng muốn ngƣời nghe hiểu ra một điều khác
hoặc hiểu thêm một điều khác"
(2)
. Tác giả cho rằng thuật ngữ hàm ngôn cốt để đối lập với
thuật ngữ hiển ngôn và để hiểu hàm ngôn cần phải hiểu tiền giả định, hiển ngôn và những
khái niệm có liên quan (hàm ý, suy ý, ngụ ý, hiểu ngầm, ám chỉ ). Trong mối quan hệ giữa
hàm ngôn và tiền giả định, Nguyễn Đức Dân quan niệm tiền giả định nằm trong hàm ngôn:
hàm ngôn: TGĐ và hàm ngôn: hàm ý ngôn ngữ.
- Đỗ Hữu Châu cho rằng: "Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một
phát ngôn cụ thể nào đó, từ ý nghĩa tƣờng minh cùng với tiền giả định của nó"
(3)
.
Về mối quan hệ giữa tiền giả định với hàm ngôn, Đỗ Hữu Châu lại quan niệm cả hai
cùng đều nằm trong một phạm trù đó là phạm trù hàm ẩn.
Tóm lại: Mặc dù chƣa hoàn toàn thống nhất về khái niệm thế nào là hàm ngôn nhƣng
giữa các tác giả đều nhất trí rằng: giữa tiền giả định, hiển ngôn và




(1)
Hoàng Phê [57].
(2)
Xem trang 110 - [19].
(3)
Xem Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán [12], tr. 322 – 328.

Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 19

hàm ngôn có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau để tạo nên ngữ nghĩa của lời."
Tiền giả định là cơ sở cho hiển ngôn và cùng hiển ngôn là cơ sở cho hàm ngôn" (Hoàng Phê)
và vì lẽ đó giữa chúng có một sự thống nhất. Nhƣ vậy hàm ngôn là cái không đƣợc trực tiếp
nói ra mà nó đƣợc suy ý từ tiền giả định và hiển ngôn.
2. Thuật ngữ hàm ngôn cốt để đối lập với thuật ngữ hiển ngôn.
Sự phân biệt giữa hàm ngôn với hiển ngôn khá rõ ràng, ít có sự tranh cãi. Nghĩa hiển
ngôn (nghĩa tƣờng minh) và nghĩa hàm ngôn khác nhau ở cách thức thể hiện và cách thức
lĩnh hội.
Cách thức thể hiện của nghĩa hiển ngôn là trực tiếp mẫu câu và từ ngữ, vì thế khi xác
định nghĩa hiển ngôn chúng ta phải dựa vào nghĩa của mẫu câu và nghĩa của từ ngữ trong
phát ngôn.
Ví dụ 3: Thôi, nhƣng mà chốc nữa chúng mày phải gội đầu bằng xà phòng nhé!
(NCH).
Nghĩa hiển ngôn ở đây là câu cảm thán có chứa động từ "Thôi" và cụm từ đối lập
"nhƣng mà" của Thầy giáo nhằm ra lệnh cho học sinh. Đó là cơ sở để suy ra sự tha thứ, sự
nhƣợng bộ đối với một quyết định không tha thứ, không nhƣợng bộ trƣớc đó.
Cách thức thể hiện của nghĩa hàm ngôn là gián tiếp không lộ ra nguyên văn trên mẫu
câu và từ ngữ và vì thế cách thức lĩnh hội của ngƣời tiếp nhận phải suy ra từ mẫu câu và từ
ngữ.
Ví dụ 4: Thôi thì ba hào thì ba (NCH)
Nghĩa hiển ngôn là "Thôi thì A thì A" là căn cứ để suy ra nghĩa hàm ngôn là: đồng ý
bán đứa con với giá rất rẻ.
Hiển ngôn phải đƣợc đánh giá bởi các dấu hiệu ngôn ngữ còn hàm ngôn không tất yếu
phải nhƣ vậy, bởi vì, "Quan hệ giữa ý nghĩa tƣờng minh và hàm ngôn là quan hệ giữa luận cứ
và kết luận, hoặc giữa kết luận và luận cứ là một "lẽ thƣờng" mà giữa luận cứ và kết luận
thƣờng khác nhau về hình thức ngôn ngữ diễn đạt cho nên trong phát ngồn diễn đạt ý nghĩa
tƣờng minh không chứa sẵn những dấu hiệu ngôn ngữ báo hiệu hàm ngôn"

(1)

Ví dụ 5: Đọc đoạn văn nói về ngƣời con trong ngày đƣa tang mẹ: " Mấy hôm nay, vì
thương mẹ quá thành ra ốm yếu, họ hàng sợ người ấy lăn ra, cho nên phải cử người đi kèm,
vừa che ô, vừa ôm chặt lấy ngang lưng cho đỡ khịu.


(1)
Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán [12], tr. 330
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 20

Người ta sợ hiếu chủ thương mẹ quá mà đập đầu vào quan tài lỡ chết thì hoài, vì lúc trong
bụng bối rối hay sinh liều, nên phải bện cho cái nồi rơm để chít quanh đầu. Thì có đập mạnh
đến đâu cũng không đến nỗi sợ vỡ sọ" (Nguyễn Công Hoan).
Ý nghĩa tƣờng minh (hiển ngôn): Ca ngợi ngƣời con thƣơng mẹ, nhƣng đặt trong hoàn
cảnh giao tiếp "ngƣời con đã hắt hủi và đuổi mẹ ra khỏi nhà trong đêm tối" thì câu 5 có ý
nghĩa hàm ngôn là: mỉa mai sự giả dối của kẻ bất hiếu.
Ví dụ 6: Anh ta đã cai thuốc lá rồi.
Hiển ngôn: Thông tin về một sự kiện "Anh ta đã cai thuốc lá".
Câu 6 có thể có nhiều ý nghĩa hàm ngôn khác nhau. Vì rằng có nhiều tình huống dẫn
tới câu nói ấy:
<1>. Anh ta thƣờng bị ho, ăn ít, ngủ ít, ngƣời gầy gò, ốm yếu, bác sĩ chỉ rõ nguyên
nhân là do hút nhiều thuốc lá và khuyên nên bỏ thuốc để giữ gìn sức khỏe. Tình huống này,
câu 6 có thể có hàm ngôn: " Anh ta khỏe ra" vì anh ta đã cai thuốc lá rồi.
<2>. Anh ta nghiện thuốc, mỗi ngày hút 2-3 gói. Nhiều lần chƣa đến kỳ lƣơng nhƣng
anh ta đã phải vay mƣợn tiền để mua thuốc. Vợ anh thƣờng xuyên phàn nàn sự tốn kém về
khoản thuốc lá. Trong tình huống này, câu 6 có thể có hàm ngôn: "Hiện nay anh ta không
túng tiền nữa"
<3>. Sau nhiều lần bị các cô gái chê về tội hút thuốc lá [Anh ta cạch đến già]. Anh ta

đã cai thuốc rồi → có hàm ngôn "Anh ta có hy vọng lấy đƣợc vợ"
Nhƣ vậy những dấu hiệu hình thức định hƣớng cho ta rút ra hàm ngôn là cái "lẽ
thƣờng”, các chủ đề, hƣớng lập luận, các hành vi ở lời
* Tóm lại: Sự phân biệt giữa hiển ngôn và hàm ngôn là sự phân biệt giữa cái nói ra
trực tiếp (hiển ngôn) với cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn). Hàm ngôn đƣợc suy ra từ hiển ngôn.
Không có hiển ngôn thì không có hàm ngôn và khi một lời có hàm ngôn thì ý hàm ngôn là
quan trọng, là ý chính, còn hiển ngôn chỉ là phƣơng tiện. Tuy nhiên cần lƣu ý trong một số
trƣờng hợp tiền giả định có thể trở thành hàm ngôn.
3. Hàm ngôn có sự khác biệt với tiền giả định.
Hàm ngôn và tiền giả định có điểm tƣơng đồng là chúng không đƣợc nói ra một cách
tƣờng minh và chỉ có thể nắm bắt đƣợc nhờ quá trình suy ý. Chính điểm này cho nên nhiều
ngƣời đã đồng nhất tiền giả định với hàm ngôn, tiền giả định chính là hàm ngôn. Để dễ phân
biệt, từ đây chúng ta dùng thuật ngữ Tiền giả định và thuật ngữ hàm ngôn với nghĩa là hàm ý.
Chúng ta có thể phân biệt giữa hàm ý và tiền giả định ở một số điểm sau đây:
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 21

- Tiền giả định là những điều đã biết rồi, bất tất phải bàn, không có chức năng và giá
trị thông báo. Hàm ngôn là cái nói ra gián tiếp và phải vận dụng nhiều yếu tố (kiến thức, kinh
nghiệm, tâm lý, trình độ, tƣ duy ) mới rút ra đƣợc những điều ngƣời ta cần nói. Hàm ngôn
có thể gây nên sự bàn cãi vì nó mang thông tin mới, có chức năng và giá trị thông báo. Đây
chính là sự phân biệt giữa hai cấp độ: cái không nói ra với cái nói ra gián tiếp.
Ví dụ 7: Từ nay, Ông lại có phép đi giày vào quan nhƣ thƣờng (NCH)
Tiền giả định: trƣớc đó Ông đã bị cấm đi cả giày vào hầu quan.
Câu 7 có thể có những hàm ngôn sau:
<1>. Tâm trạng hả hê của ông Nghị khi đƣợc quan cho phép đi giày vào huyện
đƣờng.
<2>. Mỉa mai chua chát những ông Nghị hữu danh vô thực, là ngƣời mang danh đại
biểu của dân nhƣng lại nhu nhƣợc, đớn hèn.
- Hàm ngôn có tính năng động hội thoại cao hơn tiền giả định cho nên có tác dụng

thúc đẩy cuộc thoại tiến lên đạt mục đích. Còn tiền giả định có tính năng động hội thoại thấp,
thậm chí cản trở cuộc hội thoại tiến lên.
Ví dụ 8
(1)
: Anh ta đã cai thuốc rồi → giả định đây là một tham thoại của A, cuộc thoại
đƣợc tiếp tục:
B: Thế à ? Bây giờ hẳn anh ta không phải đi vay từng đồng nhƣ trƣớc nữa nhỉ.
A: Cũng chẳng khá lên đƣợc, bỏ đƣợc thuốc thì lại nghiện Cà fê. Ba đấm bằng một
đạp.
Nhƣ thế cuộc thoại tiến lên dựa vào hàm ngôn "anh ta có thể tiết kiệm đƣợc tiền".
Tiền giả định thì ngƣợc lại.
A: Anh ta đã cai thuốc lá
B: Anh ta có hút thuốc lá bao giờ đâu mà cai.
A: Có chứ, gần đây anh ta hút nhiều lắm.
B: Thế mà tôi không biết.
Cuộc thoại diễn biến trên tiền giả định "Anh ta có hút thuốc lá" và câu chuyện anh ta
cai thuốc lá đã dừng lại, hoặc phải chuyển sang hƣớng khác, chẳng hạn "Anh ta cai có vất vả
lắm không?"
- Hàm ngôn, hàm ý đặc biệt là hàm ý hội thoại phụ thuộc tình huống giao tiếp nên một
câu có thể có nhiều tình huống khác nhau. Ngƣợc lại tiền giả định không thay đổi. Chẳng hạn
nhƣ câu 8, ngoài các hàm ngôn [Anh ta khỏe ra] hoặc




(1)
Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán [12], tr. 332.
Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 22


[Hiện nay, anh ta không túng tiền nữa], luôn luôn có thể tạo ra các tình huống khác nhau để
tạo ra những hàm ngôn khác.
Ví dụ 8: Anh ta đã cai thuốc lá rồi.
Tiền giả định A: [trƣớc đây] anh ta đã nghiện (hút) thuốc lá.
Bây giờ chúng ta hãy tạo một câu dạng "nguyên nhân - kết quả": "Vì A nên B"
8(a) Vì anh ta hút thuốc nhiều nên anh ta bi các cô gái chê.
A B
8(b) Vì anh ta hút thuốc nhiều nên phòng anh ấy luôn luôn nồng nặc hơi thuốc,
A còn trong nhà chỗ nào cũng thấy mẫu thuốc lá
B
Thế thì câu 8, nếu đặt sau câu 8(a) sẽ có một hàm ngôn khác với hàm ngôn cũng của
câu (8) nếu đặt nó sau câu 8(b) và cả hai đều khác với hàm ngôn
(1) : Anh ta đã khỏe ra
(2) : Anh ta không túng tiền nữa.
Tiếp tục ta có: 8(a) + Nhƣng anh ta đã cai thuốc rồi
(8)
Trong ngữ cảnh này, câu(8) có hàm ngôn là "Anh ta có hy vọng lấy đƣợc vợ”
8(b) + Nhƣng anh ta đã cai thuốc rồi
(8)
Trong ngữ cảnh này câu (8) lại có hàm ngôn là "Bây giờ phòng của anh ấy rất sạch và
thoáng"
Lại nữa:
8(c) (Thấy) rất nhiều ngƣời bị (bênh) ung thƣ phổi vì hút thuốc lá (nên) anh ta
X
đã cai thuốc lá rồi.
A
Vậy trong ngữ cảnh này, câu (8) lại có thể có hàm ngôn là: "Anh ta sợ bị ung thƣ
phổi"
Ở ví dụ 8(a) và 8(b), vì tiền giả định A của câu (8) là tiền đề của loại câu "Vì A nên
B" mà câu 8 có hàm ngôn là B.

Ở 8(c) thì do cấu trúc "Thấy X nên (8) [Anh ta đã cai thuốc rồi] mà hình thành hàm
ngôn "Anh ta sợ (bệnh) ung thƣ phổi"
+ Cần lƣu ý điều sau: Qua các ví dụ (8a), (8b) ta thấy: tiền giả định có thể là nguyên
nhân tạo ra hàm ngôn, ví dụ:
TGĐ
(9) "Con anh chị hết bệnh chƣa?” Anh (ta) đã có con
Chị

×