Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Quy che quan ly su dung NHCN Hai san van Don lan 1 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.01 KB, 32 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VÂN ĐỒN

Dự thảo

QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
“HẢI SẢN VÂN ĐỒN” CỦA HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo quyết định số
/QĐ-UBND ngày tháng
của UBND huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh)

năm 2021


2

Vân Đồn, 2021


1
ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN VÂN ĐỒN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “HẢI SẢN VÂN ĐỒN”
CỦA HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH


(Ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-UBND ngày tháng năm 2021
của Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về các nội dung trong quản lý và sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận “Vân Đồn” cho sản phẩm hải sản của huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh (gọi tắt là nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn”) bao gồm:
điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu, quy định cụ thể về việc cấp, sửa đổi, gia
hạn và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; quyền hạn, trách nhiệm
của các bên liên quan trong quản lý và sử dụng nhãn hiệu.
2. Những nội dung về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản
Vân Đồn” không nêu trong Quy chế này được áp dụng theo pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận.
2. Cơ quan, đơn vị tham gia quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
3. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hải
sản của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đăng ký tham gia sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận.
4. Các đơn vị khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn”: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu
cho phép các tổ chức, cá nhân sử dụng để chứng nhận sản phẩm hải sản có
nguồn gốc xuất xứ từ huyện Vân Đồn. Mẫu nhãn hiệu theo mẫu được ban hành
kèm theo Phụ lục 1 Quy chế này.
2. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn”: là Ủy ban nhân
dân huyện Vân Đồn (Viết tắt là UBND huyện Vân Đồn); đồng thời là tổ chức
chứng nhận và quản lý nhãn hiệu chứng nhận.



2

3. Đơn vị quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn”: là Phòng
Kinh tế và hạ tầng huyện Vân Đồn, được UBND huyện Vân Đồn quy định các
quyền hạn, trách nhiệm trong quy chế này. Các nội dung khác có liên quan
khơng quy định trong quy chế này, thực hiện theo chứng năng, nhiệm vụ được
phân công.
4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân
Đồn” (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận): là văn bản do UBND huyện Vân
Đồn trao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất sản phẩm hải sản đủ
điều kiện sử dụng.
5. Người sử dụng nhãn hiệu chứng nhận: là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh trong và ngoài huyện Vân Đồn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận Hải sản Vân Đồn.
6. Quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn”: là quyền của
tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được sử dụng mẫu nhãn hiệu chứng nhận lên đơn
vị sản phẩm, bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm sau khi được
trao quyền sử dụng.
7. Khu vực địa lý tương ứng với nhãn hiệu chứng nhận: là khu vực sản xuất
sản phẩm “Hải sản Vân Đồn” bao gồm toàn bộ các xã, thị trấn thuộc huyện Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Chi tiết tại Phụ lục 2).
Điều 4. Điều kiện để sản phẩm được mang nhãn hiệu chứng nhận
Sản phẩm hải sản được mang nhãn hiệu chứng nhận là sản phẩm đáp ứng
các điều kiện sau:
1. Sản phẩm được mang nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn” bao
gồm các sản phẩm sau: hầu tươi sống và hầu chế biến (ruốc, thịt ruột tách vỏ),
ngao hai cùi tươi sống và ngao hai cùi sơ chế (ruốc, thịt ruột tách vỏ), cá song và

ốc đá.
2. Được sản xuất tại khu vực nước tự nhiên hoặc kinh doanh tại khu vực
thuộc bản đồ khu vực địa lý tương ứng với sản phẩm hải sản mang NHCN “Hải
sản Vân Đồn” đã đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
3. Có các đặc tính đáp ứng theo các tiêu chí chứng nhận chất lượng sản
phẩm mang Nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn” tại Phụ lục 3 Quy chế này.
4. Sản phẩm tuân thủ hướng dẫn Quy trình sản xuất (gồm các công đoạn:
nuôi trồng, khai thác, thu hoạch, vận chuyển và bảo quản) theo các quy định
hiện hành; có khả năng truy xuất nguồn gốc.


3

5. Sản phẩm tuân thủ hướng dẫn quy trình kỹ thuật sơ chế, chế biến, đóng
gói và bảo quản; có khả năng truy xuất nguồn gốc.
6. Sản phẩm đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm.
7. Được sản xuất bởi các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được UBND huyện
Vân Đồn trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Điều 5. Quy định sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hải
sản Vân Đồn được phép sử dụng biểu trưng (Logo) nhãn hiệu chứng nhận hải
sản Vân Đồn đồng thời với tên, logo riêng của tổ chức, cá nhân trên nhãn hàng
hóa, bao bì, phương tiện quảng bá, các giấy tờ giao dịch thương mại,... theo quy
định tại Khoản 7, Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Nhãn hiệu chứng nhận Hải sản Vân Đồn được sử dụng như sau:
a) Logo nhãn hiệu chứng nhận hải sản Vân Đồn phải được đặt trên nhãn
hàng hóa của sản phẩm, đặt trên mặt trước của nhãn và có kích thước khơng nhỏ
hơn kích thước logo riêng của tổ chức và cá nhân. Logo nhãn hiệu chứng nhận
Hải sản Vân Đồn phải được đặt ở vị trí trang trọng, dễ nhận biết và có kích
thước phù hợp để người tiêu dùng có thể đọc được.

b) Sử dụng logo nhãn hiệu chứng nhận hải sản Vân Đồn theo đúng quy
định về hình ảnh, Font chữ (hình dáng chữ), màu chữ và màu nền;
c) Được phóng to, thu nhỏ phù hợp với bao bì đóng gói nhưng khơng được
thay đổi bố cục, màu sắc, tỷ lệ hoặc bất kỳ dấu hiệu nào trên logo được hướng
dẫn tại Phụ lục I;
3. Tuân thủ các quy định về ghi nhãn hàng hóa theo các quy định hiện hành.
Điều 6. Hệ thống cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận
1. UBND huyện Vân Đồn là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản
Vân Đồn”;
2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện Vân
Đồn quản lý nhãn hiệu chứng nhận thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu cho UBND huyện Vân Đồn đăng ký bảo hộ, gia hạn và các
thủ tục có liên quan đối với nhãn hiệu chứng nhận Hải sản Vân Đồn.
b) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi
quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.
c)Tham mưu, giúp việc cho UBND huyện Vân Đồn trong việc tổ chức thực
hiện quản lý việc sử dụng nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.
d) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Quy định kiểm sốt và Bộ tiêu
chí chứng nhận đối với nhãn hiệu chứng nhận.


4

e) Đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các
quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Chương II
CẤP, SỬA ĐỔI, GIA HẠN VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN HẢI SẢN VÂN ĐỒN
Điều 7. Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “hải
sản Vân Đồn”

1. Giấy chứng nhận được cấp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đủ điều
kiện và có hồ sơ đề nghị được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Giấy chứng nhận có giá trị sử dụng trong 05 (năm) năm tính từ ngày cấp.
Được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn không quá 05 (năm) năm.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận được lập thành
01 (một) bản chính trao cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.
4. Giấy chứng nhận là văn bản được UBND huyện phát hành và xác nhận.
Điều 8. Các hình thức đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Các hình thức đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, bao gồm:
1. Đăng ký lần đầu;
2. Đăng ký gia hạn khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận hết hiệu lực mà tổ chức/cá nhân muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận;
3. Đăng ký thay đổi khi tổ chức/cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng nhãn hiệu nhưng muốn điều chỉnh thông tin hoặc điều chỉnh/bổ
sung sản phẩm sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
4. Đăng ký cấp lại khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn của tổ chức,
cá nhân bị mất, thu hồi hoặc đình chỉ tạm thời vì một lý do nào đó.
Điều 9. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận khi có đủ các
điều kiện sau:
1. Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật (nếu là tổ chức).
2. Tự nguyện nộp đơn đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
3. Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
4. Có đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận.


5

5. Nộp chi phí (nếu có) cho việc thực hiện các hoạt động cấp, duy trì hiệu

lực giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, tổ chức bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận và các chi phí khác theo quy định.
Điều 10. Những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vi phạm pháp luật hoặc đang trong quá
trình bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang trong quá trình bị các cơ quan giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi
trường, vệ sinh an tồn thực phẩm.
3. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình không đáp ứng được điều kiện quy định tại
Điều 9 của Quy chế này.
Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận
a) Đơn yêu cầu (theo mẫu 01-TKĐCQ Phụ lục 4) được điền đủ thơng tin,
có chữ ký và được đóng dấu nếu là tổ chức;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề phù
hợp (nếu là tổ chức, doanh nghiệp); Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản
xuất, kinh doanh theo quy định của Luật Thủy sản; Bản sao giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu (nếu có); Mẫu nhãn hàng hóa của tổ chức, cá nhân (nếu có);
c) Bản sao Hợp đồng mua bán, tài liệu chứng minh nguồn gốc của sản
phẩm được sản xuất trong khu vực địa lý được bảo hộ (đối với tổ chức, cá nhân
ngoài địa bàn huyện Vân Đồn).
d) Bản thuyết minh hoạt động sản xuất, thương mại sản phẩm hải sản của
cơ sở (nguồn giống, kỹ thuật nuôi trồng hoặc khai thác, thu hoạch, nguyên liệu
chế biến, công nghệ chế biến, quy cách bao gói, nhãn hiệu sử dụng, thị trường
tiêu thụ…).
e) Hồ sơ được coi là hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có đầy đủ các thành phần, số lượng tài liệu quy định tại Điểm a, b, c, d
Khoản 1 Điều này;
- Người ký tên chịu trách nhiệm về nội dung trong Tờ khai phải là người
đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc chủ hộ.

- Các tài liệu phải đảm bảo từ tài liệu gốc còn hiệu lực, giá trị pháp lý tại
thời điểm nộp đề nghị.
f) Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ.


6

g) Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản
Vân Đồn” cho sản phẩm hải sản có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu
điện tới Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Vân Đồn theo địa chỉ: Khu 5 - Thị trấn
Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
h) Xác định ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị:
- Trường hợp nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế và Hạ tầng, ngày nhận đề nghị
theo thực tế giao nhận hoặc xác nhận bằng “Dấu văn bản đến” của Phòng Kinh
tế và Hạ tầng.
- Trường hợp nộp đề nghị qua đường bưu điện, ngày nhận đề nghị căn cứ
theo dấu bưu điện nơi đến.
2. Trình tự xem xét đề nghị trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
“Hải sản Vân Đồn”
a) Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Phòng Kinh
tế và Hạ tầng phải tiến hành đánh giá, thẩm định Hồ sơ và ra thông báo chấp
nhận hồ sơ hợp lệ nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định Điểm e Khoản
1 Điều này. Trong trường hợp hồ sơ có thiếu sót, trong vòng 10 (mười) ngày làm
việc Phòng Kinh tế và Hạ tầng có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, giải
trình, làm rõ (chỉ được yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung 01 lần).
Trường hợp cần thiết, Phịng Kinh tế và Hạ tầng có thể chủ trì phối hợp với
các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan xác minh thực tế tại địa điểm sản xuất,
sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm hải sản của tổ chức, cá nhân đăng ký sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn”.
b) Cấp Giấy chứng nhận: Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc tiếp theo,

Phòng Kinh tế và Hạ tầng tham mưu giúp UBND huyện Vân Đồn cấp hoặc từ
chối cấp Giấy chứng nhận.
c) Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Phòng Kinh tế và Hạ
tầng tham mưu cho UBND huyện Vân Đồn ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ
lý do từ chối để các tổ chức, cá nhân được biết.
d) Phòng Kinh tế và Hạ tầng thay mặt UBND huyện Vân Đồn thông báo
công khai danh sách các tổ chức, cá nhân đã được trao quyền sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận “Hải sản Vân Đồn” kèm các thông tin địa chỉ các tổ chức, cá nhân
đã được trao quyền, mẫu nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân sử dụng trên sản phẩm,
biển hiệu (nếu có) sau khi có thêm nhãn hiệu chứng nhận trên trang thông tin
của UBND huyện Vân Đồn hoặc/và phương tiện thông tin đại chúng; Sở


7

KH&CN tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan có liên quan để phối hợp bảo vệ
quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân đó.
Điều 12. Cấp lại, sửa đổi, bổ sung thông tin, gia hạn hiệu lực Giấy
chứng nhận
1. Giấy chứng nhận được cấp lại, sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn trong
các trường hợp: bị mất, bị rách, bị mờ trong quá trình sử dụng hoặc hết hạn
theo quy định.
2. Hồ sơ yêu cầu cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn bao gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy chứng nhận (Mẫu số 02TKĐGH tại Phụ lục 4).
b) Bản gốc Giấy chứng nhận còn thời hạn sử dụng.
c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
d) Các quy định khác về hồ sơ đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn
thực hiện theo quy định tại các Điểm e, g, h Khoản 1 Điều 11 Quy chế này.
3. Thẩm định hồ sơ
Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ,

Phòng Kinh tế và Hạ tầng phải tiến hành thẩm định hồ sơ xin sửa đổi, cấp lại
của tổ chức, cá nhân khi có u cầu.
Trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thực
hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Quy chế này.
4. Cấp lại Giấy chứng nhận
Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Phịng
Kinh tế và Hạ tầng tham mưu cho UBND huyện Vân Đồn ra Quyết định đồng ý
hoặc từ chối sửa đổi, cấp lại, gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận.
Trường hợp từ chối, Phòng Kinh tế và Hạ tầng tham mưu cho UBND
huyện Vân Đồn phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 13. Thu hồi Giấy chứng nhận
1. Tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận trong những trường hợp sau
đây:
a) Tổ chức, cá nhân không tiến hành sử dụng nhãn hiệu chứng nhận liên tục
từ 02 (hai) năm trở lên.
b) Sản phẩm không đáp ứng các tiêu chí chất lượng được quy định tại Bộ
tiêu chí chứng nhận chất lượng sản phẩm (Phụ lục 3).


8

c) Tổ chức được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhưng bị giải thể
hoặc phá sản.
d) Chuyển giao Giấy chứng nhận cho người khác mà không được phép của
cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
e) Giấy chứng nhận cấp sai đối tượng, cấp sai sản phẩm.
f) Tổ chức, cá nhân tự nguyện chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
g) Người được cấp Giấy chứng nhận vi phạm Quy chế quản lý và sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận nhiều lần đã được nhắc nhở hoặc xử lý bằng các hình
thức khác nhưng khơng sửa chữa.

2. Căn cứ để tiến hành việc thu hồi Giấy chứng nhận
a) Văn bản đề nghị của cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
b) Biên bản xác nhận việc vi phạm các quy định về sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền lập hoặc các chứng cứ do cơ quan giám
sát cung cấp.
3. Thủ tục thu hồi, từ chối thu hồi Giấy chứng nhận
a) Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài liệu:
văn bản yêu cầu, khiếu nại, tố cáo, bằng chứng vi phạm... Phòng Kinh tế và Hạ
tầng phải tiến hành kiểm tra, xác minh tính xác thực của các tài liệu.
b) Sau 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi có kết quả kiểm tra, xác minh,
Phòng Kinh tế và Hạ tầng tham mưu UBND huyện Vân Đồn ra quyết định thu
hồi hoặc từ chối thu hồi Giấy chứng nhận.
c) Quyết định thu hồi phải được thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá
nhân bị thu hồi và các cơ quan liên quan. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc
kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi; tổ chức, cá nhân bị thu hồi phải nộp
Giấy chứng nhận cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Vân Đồn theo địa chỉ:
Khu 5 - Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày, kể từ ngày qút định thu hồi có hiệu lực,
Phịng Kinh tế và hạ tầng Vân Đồn có trách nhiệm cơng bố danh sách các tổ chức
cá nhân bị thu hồi trên phương tiện thông tin đại chúng.
d) Trong trường hợp từ chối việc thu hồi Giấy chứng nhận thì Phịng Kinh tế
và Hạ tầng phải tham mưu cho UBND huyện Vân Đồn thông báo bằng văn bản
nêu rõ lý do từ chối thu hồi cho các bên liên quan.
e) Tổ chức, cá nhân bị thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận do vi
phạm một trong các điểm tại Khoản 1 Điều này thì sau 02 (hai) năm (trừ
trường hợp quy định pháp luật có quy định khác) kể từ ngày có quyết định thu


9


hồi mới được xem xét cấp lại Giấy chứng nhận; hồ sơ, trình tự thủ tục cấp lại
được áp dụng như cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận lần đầu.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 14. Kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận
1. Hoạt động kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận trong quy chế này là các quy
định chuyên biệt theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, nhằm ngăn ngừa, phát
hiện xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ theo quy định
tại Khoản 3, Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ; không bao gồm các hoạt động kiểm
tra chuyên đề của các ngành, lĩnh vực liên quan như: điều kiện kinh doanh, an
toàn thực phẩm, quản lý thị trường, hợp chuẩn, hợp quy,...
2. Kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận hải sản Vân Đồn: là hệ thống các nội
dung nghiệp vụ, các bước quản lý, kiểm tra các hoạt động sản xuất, sơ chế, chế
biến, đóng gói và sử dụng dấu hiệu nhãn hiệu chứng nhận trong thương mại sản
phẩm nhằm đảm bảo các đặc tính, các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm mang
nhãn hiệu chứng nhận.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng hệ thống tự kiểm soát, thực
hiện các biện pháp tự kiểm soát đối với sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận;
áp dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật nhằm duy trì chất lượng nguồn giống,
chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tính chất, chất lượng sản phẩm đã được bảo
hộ nhãn hiệu chứng nhận.
4. Nội dung kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận bao gồm:
a) Kiểm soát về nguồn gốc sản phẩm;
b) Kiểm soát sự tuân thủ các quy định về sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng
gói và sử dụng nhãn hàng hóa sản phẩm;
c) Kiểm sốt chất lượng sản phẩm cuối cùng mang nhãn hiệu chứng nhận
trong hoạt động thương mại và các nội dung khác có liên quan.
d) Kiểm sốt hoạt động sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và hệ thống nhận
diện nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn”.

5. Các quy định về cách thức và phương pháp kiểm soát sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận được quy định tại Quy định kiểm soát chất lượng sản phẩm mang
nhãn hiệu chứng nhận Hải sản Vân Đồn do Phòng Kinh tế và hạ tầng ban hành.
Điều 15. Phương pháp kiểm tra, kiểm soát
1. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận


10

Hoạt động đánh giá đặc tính sản phẩm dựa trên Bộ tiêu chí chứng nhận sản
phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận tại Phụ lục 3 của Quy chế này. Cụ thể như sau:
- Kiểm soát đặc điểm cảm quan (màu sắc, hình dáng, kích thước, mùi, vị
v.v…): được thực hiện bởi chuyên gia đánh giá chất lượng do cơ quan quản lý
nhãn hiệu chứng nhận mời tham gia tổ kiểm soát để đánh giá chất lượng sản
phẩm. Yêu cầu về tiêu chuẩn chuyên gia, nguyên tắc tổ chức và hình thức đánh
giá sẽ được cụ thể trong kế hoạch kiểm sốt hàng năm;
- Kiểm sốt các chỉ tiêu lý, hóa: căn cứ phiếu kết quả phân tích chỉ tiêu lý,
hóa của sản phẩm tại các tổ chức độc lập có pháp nhân, năng lực chuyên môn
hoặc các cơ sở phân tích được cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận chỉ định.
Các hoạt động đánh giá chất lượng sản phẩm được thực hiện công khai,
minh bạch, phù hợp với thực tiễn, điều kiện tại địa phương, công tác lấy mẫu
đảm bảo khoa học, đúng theo quy định của Nhà nước.
2. Phương pháp kiểm sốt quy trình sản xuất và nguồn gốc sản phẩm
- Tổ chức, cá nhân phải lập Sổ nhật ký theo dõi sản xuất, sơ chế, chế biến
sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn” để theo dõi từng lơ
sản xuất (có thể lồng ghép sổ nhật ký vào các hồ sơ theo dõi sản xuất, sơ chế,
chế biến, thương mại có sẵn của cơ sở), là tài liệu để cơ quan quản lý nhãn hiệu
chứng nhận và các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra và đánh giá.
- Hoạt động kiểm soát định kỳ được thực hiện thông qua kiểm tra hồ sơ, tài
liệu nhật ký theo dõi sản xuất, hợp đồng thu mua và tài liệu giao nhận sản phẩm

hải sản của người sử dụng; Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định sản xuất,
khu vực sản xuất và đối chiếu yêu cầu kỹ thuật, khu vực địa lý đã được bảo hộ
đối với nhãn hiệu chứng nhận.
3. Phương pháp kiểm soát sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
- Đánh giá về nội dung, quy cách sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên bao
bì, nhãn hàng hóa, bao bì của tổ chức, cá nhân; Kiểm tra về việc tuân thủ ghi
thông tin trên bao bì, nhãn hàng hóa.
- Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế, đối chiếu với các quy định về ghi
nhãn hàng hóa, sử dụng dấu hiệu nhãn hiệu chứng nhận Hải sản Vân Đôn theo
quy định tại Điều 5 quy chế này.
4. Tần suất kiểm soát: Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện định kỳ theo
kế hoạch kiểm soát hàng năm do cơ quan kiểm soát ban hành, hoặc đột xuất khi
có dấu hiệu vi phạm. Hoạt động kiểm soát định kỳ đối với một tổ chức, cá nhân
không vượt quá 02 lần trong năm.


11

Chương IV
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 16. Quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu nhãn hiệu
1. Quyền hạn
a) Xây dựng, ban hành và sửa đổi bổ sung các Quy định liên quan đến quản
lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận;
b) Cấp, thu hồi, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy chứng nhận cho người sử
dụng theo Điều 11, 12 và 13 Quy chế này;
c) Kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm
tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu chứng nhận;
d) Đề xuất, xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển thương hiệu “Hải

sản Vân Đồn” trong phạm vi thẩm quyền;
đ) Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận;
e) Được nhận các khoản tiền tài trợ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước cho công tác quản lý, phát triển nhãn hiệu chứng nhận. Thu, chi
phí sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo biểu phí chung sau khi có sự thống nhất
với người sử dụng.
2. Trách nhiệm
a) Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến cho người sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận thực hiện các Quy định liên quan đến quản lý và phát triển nhãn hiệu
chứng nhận để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng sản phẩm “Hải sản Vân Đồn”;
b) Bố trí nguồn lực, phân công trách nhiệm cho các đơn vị, tổ chức, cá
nhân trong phạm vi, quyền hạn cho phép để thực hiện triển khai các hoạt động
quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
c) Tổ chức giao quyền sử dụng, gia hạn, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận
khi có yêu cầu;
d) Phổ biến, hướng dẫn cho người sử dụng về việc sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận; Tuyên truyền và hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết, tìm mua và
sử dụng đúng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận;
đ) Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ (03 năm một lần) đánh giá chất
lượng sản phẩm hải sản. Tổ chức tiến hành kiểm tra đột xuất về việc sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận và chất lượng sản phẩm hải sản khi có tranh chấp xảy ra.
e) Cung cấp thơng tin về ngun liệu, quy trình chế biến, bảo quản, cơng
nghệ; xem xét hỗ trợ thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm cho người sử dụng.


12

g) Phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm quyền sở hữu, quyền
sử dụng đối với nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của pháp luật;

h) Trách nhiệm theo dõi tình hình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hàng năm
trên địa bàn;
i) Xây dựng kế hoạch, giải pháp bảo tồn, chuyển giao quy trình, cơng nghệ
sản xuất, phát triển bền vững cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Hải
sản Vân Đồn”;
k) Nghĩa vụ chi đúng các khoản lệ phí thu được theo quy định của pháp
luật, đúng nguyên tắc tài chính của Nhà nước.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
1. Quyền của người sử dụng
a) Được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên sản phẩm, trên bao bì, biển
hiệu hoặc các giấy tờ, tài liệu liên quan khác trên sản phẩm hải sản để lưu thông,
chào bán, quảng cáo sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận ra thị trường sau khi
được cấp Giấy chứng nhận;
b) Được sử dụng tên hoặc nhãn hiệu riêng của cơ sở cùng với nhãn hiệu
chứng nhận để phân biệt sản phẩm của cơ sở với sản phẩm của người khác và để
truy xuất nguồn gốc;
c) Được tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi bổ sung các quy định liên quan
đến quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
d) Được tham gia các lớp hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về
sản xuất, kinh doanh bánh gaĩ.
đ) Quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, cơ quan
có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp về
sản phẩm và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại, tố cáo và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
tố cáo khi phát hiện các hành vi vi phạm liên quan đến quản lý và sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận;
g) Quyền tiếp cận thông tin liên quan đến chính sách, đổi mới cơng nghệ và
các chính sách khác về hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm
“Hải sản Vân Đồn”;
h) Quyền giám sát các hoạt động của chủ sở hữu trong quá trình quản lý

nhãn hiệu chứng nhận.
2. Nghĩa vụ của người sử dụng
a) Chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế này và các quy định của pháp luật liên
quan đến quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;


13

b) Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm cho
sản phẩm hải sản mang nhãn hiệu chứng nhận;
c) Đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm theo quy định tại Bộ tiêu
chí chứng nhận chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận Hải sản Vân
Đồn do Phòng Kinh tế và hạ tầng ban hành;
d) Tuân thủ các quy định về sử dụng mẫu nhãn hiệu và hệ thống nhận diện
của nhãn hiệu chứng nhận;
đ) Sử dụng Giấy chứng nhận đúng theo quy định, không được chuyển
nhượng, chuyển giao Giấy chứng nhận cho bất kỳ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
khác; có trách nhiệm thơng báo đến Phịng Kinh tế và hạ tầng, Ủy ban nhân
dân huyện Vân Đồn để làm các thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận khi không còn
nhu cầu sử dụng;
e) Tạo các điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm sốt và nghĩa vụ giải
trình khi có sự kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
g) Nghĩa vụ nộp đầy đủ phí sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã được thỏa
thuận theo quy định.
Điều 18. Hành vi vi phạm và xử lý vi phạm
1. Hành vi vi phạm
Những hành vi sau đây được coi là hành vi vi phạm Quy chế quản lý và sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận:
a) Gắn nhãn hiệu chứng nhận lên sản phẩm hải sản không đáp ứng các yêu
cầu tại Bộ tiêu chí chứng nhận chất lượng sản phẩm và Quy chế này.

b. Giới thiệu, quảng cáo sai sự thật về nhãn hiệu chứng nhận, sản phẩm
mang nhãn hiệu chứng nhận.
c. Chuyển nhượng, chuyển giao Giấy chứng nhận cho người khác, trừ
trường hợp thừa kế.
d) Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận khi chưa được cấp Giấy chứng nhận.
đ) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận, thêm bớt làm sai lệch mẫu
nhãn hiệu chứng nhận.
e) Làm giả Giấy chứng nhận, mẫu nhãn hiệu chứng nhận đã được bảo hộ.
g) Các hành vi vi phạm khác không nêu trong Quy chế này thì áp dụng theo
các văn bản hiện hành có liên quan.
2. Xử lý vi phạm
a. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận này đều có quyền yêu cầu Cơ quan
quản lý nhãn hiệu xử lý.


14

b. Đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản a, b, c
của Khoản 1 Điều này; cơ quan quản lý nhãn hiệu sẽ cảnh cáo, nếu cố tình vi
phạm sẽ tạm đình chỉ hoặc tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
c. Việc xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
chứng nhận “Hải sản Vân Đồn” thực hiện theo quy định hiện hành.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Tổ chức thực hiện
1. UBND huyện Vân Đồn là đơn vị tổ chức toàn bộ các nội dung quản lý
nhãn hiệu chứng nhận với vai trò là chủ sở hữu theo Quy chế này và các quy
định liên quan được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Phòng Kinh tế và Hạ
tầng là đơn vị được UBND huyện Vân Đồn giao trách nhiệm quản lý, phối hợp

với các đơn vị chuyên môn khác tổ chức triển khai thực hiện các nội dung được
phân công theo nội dung của Quy chế này và các nhiệm vụ được phân cơng liên
quan.
2. Phịng Kinh tế và hạ tầng Vân Đồn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan quản lý, đánh giá chất lượng sản phẩm hải sản, định kỳ và đột xuất quản lý
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mang nhãn hiệu chứng
nhận “Hải sản Vân Đồn”.
3. Định kỳ hàng năm Phòng Kinh tế và hạ tầng Vân Đồn báo cáo Ủy ban
nhân dân huyện Vân Đồn tình hình thực hiện Quy chế này.
Điều 20. Sửa đổi, bổ sung
1. Phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì phối hợp với các phịng ban chuyên
môn, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung trong Quy
định này và các quy định khác có liên quan. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động sản xuất, kinh doanh sản phẩm hải sản Vân Đồn tuân thủ các nôi dung Quy
định này và các hướng dẫn khác có liên quan.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị,
tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về phòng Kinh tế và Hạ Tầng để tổng hợp,
báo cáo UBND huyện nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của
thực tiễn./.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VÂN ĐỒN


15

Phụ lục 1
MẪU NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “HẢI SẢN VÂN ĐỒN”
(Bổ sung sau khi các đơn vị thống nhất lựa chọn LOGO NHCN “Hải sản
Vân Đồn”)



16

Phụ lục 2
BẢN ĐỒ KHU VỰC ĐỊA LÝ TƯƠNG ỨNG VỚI SẢN PHẨM MANG
NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “HẢI SẢN VÂN ĐỒN” CỦA HUYỆN VÂN
ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH


17

Phụ lục 3
CÁC TIÊU CHÍ CHỨNG NHẬN CỦA SẢN PHẨM MANG NHÃN HIỆU
CHỨNG NHẬN “HẢI SẢN VÂN ĐỒN”
Các tiêu chí của sản phẩm hải sản mang nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản
Vân Đồn” được mô tả như sau:
1. Các tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ và nguyên liệu của sản phẩm hải
sản mang nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn”
- Sản phẩm hải sản tươi sống (hầu, ngao hai cùi, cá song, ốc đá) mang nhãn
hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn” gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ khu
vực nuôi trồng hoặc khai thác tại vùng nước tự nhiên thuộc khu vực mô tả trong
Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với sản phẩm nhãn mang nhãn hiệu chứng
nhận “Hải sản Vân Đồn” đã đăng ký tại cục Sở hữu trí tuệ (Phụ lục 2).
- Sản phẩm hải sản sơ chế, chế biến mang nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản
Vân Đồn” được sản xuất từ các nguyên liệu do người sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận sản xuất và cung cấp.
2. Các tiêu chí cảm quan và dinh dưỡng
2.1.Sản phẩm hầu tươi sống
TT
A


1.

Đơn vị
tính

Chỉ tiêu
CẢM QUAN
Hình thái bên ngồi; gồm có:
Chiều cao vỏ
Kích thước thương phẩm
Trọng lượng cả vỏ

cm
cm

gram/con

Ngoại hình

2.
B
3.
4.
5.
6.

Phần thịt mềm
Màu sắc thịt
Mùi vị
DINH DƯỠNG

Tỉ lệ thịt
Protein
Chất béo
Chất béo bão hòa

Yêu cầu/Mức giới hạn

≥3
≥7
≥ 65
(tương đương 15 con/kg)
Kích thước đồng đều, vỏ hình
ovan, ngun vẹn khơng có sinh
vật bám, mép vỏ sáng với các vân
sinh trưởng rõ ràng
Trắng đục
Có mùi đặc trưng của sản phẩm

%
%
%
%

≥ 21
≥ 30
1,5 ÷ 4,5
≥ 1,25


18


TT
7.
8.

Đơn vị
tính
%
mg/kg

Chỉ tiêu
Omega 3
Kẽm

Yêu cầu/Mức giới hạn
≥ 0,3
≥ 70

2.2.Sản phẩm hầu chế biến
a. Thịt hầu sấy khô
TT
A
1.
2.
3.
B
4.
5.
6.
7.

8.
9.

Chỉ tiêu
CẢM QUAN
Màu sắc
Mùi, vị
Tạp chất lạ
DINH DƯỠNG
Độ ẩm
Protein
Chất béo
EPA
(Acid
cis6,8,11,14,17eicosapentaenoic)
Omega 3
Kẽm (Zn)

Đơn vị
tính

Yêu cầu/Mức giới hạn
Màu xám
Có mùi vị đặc trưng của sản phẩm
Khơng cho phép

%
%
%
%


7,4 ÷ 7,9
≥ 50
3 ÷ 4,7
≥ 0,14

%
mg/kg

≥ 2,2
≥ 253

Đơn vị
tính

Yêu cầu/Mức giới hạn

b. Ruốc hầu
TT
A
1.
2.
3.
4.

Chỉ tiêu
CẢM QUAN
Màu sắc
Mùi
Vị

Tỷ lệ thịt hầu trong sản
phẩm chế biến

5.

Trạng thái

6.
B
7.
8.

Tạp chất lạ
DINH DƯỠNG
Độ ẩm
Protein

Nâu
Mùi thơm đặc trưng của sản phẩm
Mặn ngọt
%

≥ 60
Dạng ruốc, tương đối ẩm, bông, đều
sợi
Không cho phép

%
%


20-40
≥ 30


19

TT
9.
10.
11.
12.

Chỉ tiêu
Chất béo
EPA
(Acid
cis6,8,11,14,17eicosapentaenoic)
Omega 3
Kẽm (Zn)

Đơn vị
tính
%
%

u cầu/Mức giới hạn
13 ÷ 18
≥ 0,038

%

mg/kg

≥ 0,184
≥ 50

2.3.Sản phẩm ngao hai cùi tươi sống
TT
A

1.

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

CẢM QUAN
Hình thái bên ngồi; gồm có:
Chiều dài
cm
Chiều cao (từ đỉnh tới
cm
đáy vỏ)
Độ rộng
cm
Trọng lượng cả vỏ

gram/con

Ngoại hình


2.
B
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Phần thịt mềm (thịt
tươi sống); gồm có
Màu sắc
Mùi vị
DINH DƯỠNG
Tỉ lệ thịt
Protein
Chất béo
Chất béo bão hịa
Omega 3
Kẽm

≥7
≥4
≥2
≥ 33
(tương đương 30 con/kg)
Kích thước đồng đều, ngun vẹn
khơng có sinh vật bám
Vỏ có hình bầu dục, hơi dẹt; bề mặt

vỏ hơi nhám có vân hoặc có các
chấm to (các đốm)

Trắng đục
Có mùi đặc trưng của sản phẩm
%
%
%
%
%
mg/kg

2.4.Sản phẩm ngao hai cùi chế biến
a. Ruốc ngao hai cùi

Yêu cầu/Mức giới hạn

≥ 45
≥ 10,8
≥ 1,6
≥1
≥ 0,1
≥ 18


20

TT
A
1.

2.
3.
4.

Chỉ tiêu
CẢM QUAN
Màu sắc
Mùi
Vị
Tỷ lệ thịt trong sản
phẩm chế biến

5.

Trạng thái

6.
B
7.
8.
9.

Tạp chất lạ
DINH DƯỠNG
Độ ẩm
Protein
Chất béo
EPA
(Acid
cis6,8,11,14,17eicosapentaenoic)

Omega 3
Kẽm (Zn)

10.
11.
12.

Đơn vị
tính

Yêu cầu/Mức giới hạn
Nâu
Thơm đậm
Vị đậm của đạm động vật, béo ngậy

%

≥ 60
Dạng ruốc, tương đối ẩm, bơng, đều
sợi
Khơng cho phép

%
%
%
%

30 ÷ 34
≥ 33
12 ÷ 18

≥ 0,047

%
mg/kg

≥ 0,2
≥ 7,94

Đơn vị
tính

u cầu/Mức giới hạn

2.5.Sản phẩm cá song
TT
A

1.

2.
B
3.
4.
5.
6.
7.

Chỉ tiêu

CẢM QUAN

Hình thái bên ngồi; gồm có:
Ngoại hình
Chiều dài thân
cm
Trọng lượng tồn
kg/con
thân
Màu sắc
Trạng thái hoạt động
DINH DƯỠNG
Tỉ lệ thịt
%
Protein
%
Chất béo
%
Chlesterol
mg/kg
Năng lượng (Calo)
kcal/100g

Cân đối, vây vẩy nguyên vẹn
≥ 50
≥ 3 (song chấm)
≥ 6 (song lai)
Màu đặc trưng của giống
Khỏe mạnh, bơi quẫy chủ động
≥ 85
≥ 21,2
5,6 ÷ 7,7

6,4 ÷ 6,5
≥ 136


21

2.6. Sản phẩm ốc đá
TT
A

1.

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

CẢM QUAN
Hình thái bên ngồi; gồm có:
Chiều cao vỏ (chiều
cm
dài từ đỉnh tới đáy vỏ)
Trọng lượng cả vỏ
gram/con
Ngoại hình

2.
B
3.
4.

5.
6.
7.
8.

Phần thịt mềm (thịt
tươi sống)
Màu sắc
Mùi vị
DINH DƯỠNG
Tỉ lệ thịt
Protein
Chất béo
Chất béo bão hòa
Omega 3
Kẽm

Yêu cầu/Mức giới hạn

≥ 2,7
≥ 7,2
Kích thước đồng đều
Vỏ dày, bề mặt vỏ hơi nhám có gai
nhỏ, phần nắp vỏ hình cầu dẹt
Ngun vẹn khơng có sinh vật bám

Màu nâu xám
Có mùi đặc trưng của sản phẩm
%
%

%
%
%
mg/kg

≥ 14
≥ 10
0,87 ÷ 1,46
≥ 0,68
≥ 0,1
≥ 60,5

3. Các yêu cầu khác
3.1. Yêu cầu về an toàn thực phẩm
Sản phẩm hải sản mang nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn” phải đáp
ứng các yêu cầu quy định tại các văn bản sau:
+ Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm
sinh học và hoá học trong thực phẩm)
+ QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô
nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)
+ QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm
vi sinh vật trong thực phẩm)
+ Thông tư 24/2013/TT-BYT ban hành “Quy định mức giới hạn tối đa
dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm”
+ Áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).


22

3.2. Yêu cầu về kỹ thuật sản xuất, sơ chế, chế biến

- Sản phẩm hải sản mang nhãn hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn” được
sản xuất, sơ chế, chế biến cần tuân thủ theo các quy định hiện hành.
3.3. Yêu cầu về kỹ thuật bao gói sản phẩm
- Sản phẩm hải sản Vân Đồn được đóng gói bảo quản bằng các vật liệu phù
hợp, đảm bảo các yêu cầu về an tồn thực phẩm, khơng lẫn tạp chất, nấm mốc,
vi sinh vật có hại cho sức khỏe.
- Bắt buộc phải ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng, điều kiện bảo quản và địa
chỉ người sản xuất.
- Quy định ghi nhãn hàng hóa theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày
14/4/2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và Thơng tư 05/2019/TTBKHCN về quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số
43/2017/NĐ-CP.
Các yêu cầu về tiêu chí cho ghi nhãn bao gói sản phẩm hải sản mang nhãn
hiệu chứng nhận “Hải sản Vân Đồn” được mô tả như sau:
TT
Tiêu chí
u cầu
• Đáp ứng QCVN 12-1:2011/BYT, QCVN 12-2:2011/BYT
và QCVN 12-3:2011/BYT
• Thơng tư 35/2015/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
ATVSTP
1. đối với bao
quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm

bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với
thực phẩm
• Áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
• Thực hiện theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và Thơng tư
Phương
2. pháp ghi
05/2019/TT-BKHCN;

nhãn bao bì
• Áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Phụ lục 4
BIỂU MẪU ĐỀ NGHỊ CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIA HẠN GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “HẢI
SẢN VÂN ĐỒN”
Mẫu 01 -TKĐCQ

Số đơn:____
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
“HẢI SẢN VÂN ĐỒN” CHO SẢN PHẨM HẢI SẢN


23

Kính gửi: ..........................................................................................
1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………........................................
2. Họ và tên người đại diện (nếu là tổ chức):.......................................................
3. Địa chỉ: ……………………………………………………………....................
4. Điện thoại:…………....................………Fax :................................................
ĐỀ NGHỊ CẤP QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
HẢI SẢN VÂN ĐỒN CHO SẢN PHẨM HẢI SẢN
1. Loại hình sản xuất, kinh doanh liên quan tới sản phẩm hải sản
Sản xuất
Sơ chế, đóng gói
Chế biến
Kinh doanh, thương mại

CAM KẾT
Sau khi được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm hải
sản tôi/chúng tôi cam kết như sau :
1) Chấp hành nghiêm túc Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
“Hải sản Vân Đồn” cho sản phẩm hải sản.
2) Tuân thủ Quy định sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm mang nhãn hiệu
“Hải sản Vân Đồn” và các Quy định có liên quan khác do Ủy ban nhân dân huyện Vân
Đồn khuyến cáo và ban hành.
3) Đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm hải sản mang nhãn hiệu chứng nhận.
4) Không thực hiện các hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín nhãn hiệu chứng
nhận “Hải sản Vân Đồn”. Góp phần gìn giữ và phát triển danh tiếng, giá trị, hình ảnh
thương hiệu cho đặc sản của địa phương.
........., ngày ….. tháng ….. năm 20….
Chủ tổ chức/cá nhân
(ký tên, đóng dấu nếu có)


×