Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

QDUB 227 24 02 1999

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.55 KB, 7 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
Tỉnh Ninh Bình

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

-------------------------------------------------

Số: 227/QĐ-UB

Ninh Bình, ngày 24 tháng 02 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

V/v ban hành quy chế tổ chức hoạt động hợp đồng bảo vệ rừng
trong mùa hanh khơ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.
- Căn cứ Lụât bảo vệ và phát triển rừng ngày 17/8/1998 của Thủ
tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phịng và chữa cháy rừng.
- Căn cứ thơng tư số 12/1998/TT-BLĐTBXH, ngày 16/10/1998
của Bộ Lao động TB và XH hướng dẫn chế độ đối với những người
được cấp xã hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng trong các tháng mùa
khô.
- Xét đề nghị của Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Ninh Bình tại tờ trình số 32/TT-KL ngày 22/02/1999.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay bành kèm theo quyết định này bản Quy chế tổ chức
hoạt động hợp đồng bảo vệ rừng trong mùa khơ tỉnh Ninh Bình.


Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nơng nghiệp
& PTNT, Sở Tài chính, Sở Lao động TB và XH, Trung tâm dự báo khí
tượng thuỷ văn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các vùng trọng
điểm cháy và ông Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:

T.M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

- Như điều 3
- Ban chỉ đạo PCCCR TW (để báo cáo)
- Đài PTTH tỉnh ( Để tuyên truyền)
- Lưu VT, Vp3, Vp7
KT/120

K/T Chủ tịch
Phó Chủ tịch
Dương Biên Thuỳ
1


UỶ BAN NHÂN DÂN
Tỉnh Ninh Bình

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------


-------------------------------------------------

QUY CHẾ

Về tổ chức hoạt động Hợp đồng bảo vệ rừng trong mùa hanh khô
(Ban hành theo quyết định 227/QĐ-UB ngày 24/2/1999 của UBND tỉnh )

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: - Người được hợp đồng bảo vệ rừng trong những tháng mùa
hanh khơ là người được tuyển chọn từ xã có vùng trọng điểm cháy, được Chi
cục Kiểm lâm ký hợp đồng chuyên trách tổ chức và thực hiện công tác phòng
cháy chữa cháy rừng ở địa phương.
Điều 2: - Mỗi vùng trọng điểm cháy chỉ được chọn 01 người phải có đủ
tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất, năng lực cơng tác.
- Có sức khoẻ và trình độ hiểu biết về bảo vệ rừng.
- Có tinh thần trách nhiệm và tín nhiệm với quần chúng nhân dân
- Được UBND xã giới thiệu.
Điều 3: - Phương thức hợp đồng: Khi được UBND xã nhất trí tuyển
chọn, UBND huyện phê duyệt, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổng hợp, ký hợp đồng
theo luật lao động quy định và xây dựng kế hoạch kinh phí theo đề án trình
UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.
Điều 4: - Cơ quan Kiểm lâm chủ trì cùng với UBND xã sở tại và các
ngành chức năng có trách nhiệm tổ chức, quản lý, sử dụng, kiểm tra, giám sát
hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng của người hợp đồng bảo vệ rừng theo
chức năng nhiệm vụ của từng ngành được Nhà nước quy định.

2



Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI
HỢP ĐỒNG BẢO VỆ RỪNG TRONG MÙA HANH KHÔ
Điều 5:
- Người hợp đồng bảo vệ rừng trong mùa hanh khô có nhiệm vụ:
a) Nắm vững tài nguyên rừng, sự phân bổ các loại rừng, các cơng trình
phịng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), chủ quản lý từng khu rừng, các trọng
điểm cháy trên bản đồ và trên thực địa làm cơ sở xây dựng phương án
PCCCR theo yêu cầu của địa phương và ngành Kiểm lâm phân công.
b) Giúp UBND xã trong việc thành lập các tổ đội quần chúng PCCCR.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cho các chủ rừng, tổ đội quần
chúng bảo vệ rừng về chủ trương chính sách của Đảng, những quy định của
Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng, về phương án và các biện pháp
PCCCR.
c) Thường xuyên tuần tra, kỉêm tra, theo dõi tình hình lửa rừng, khi
phát hiện đám cháy, dùng tín hiệu báo động và huy động kịp thời lực lượng,
phương tiện tại chỗ để dập tắt đám cháy và cùng với chủ rừng, chính quyền
địa phương, lực lượng Kiểm lâm truy tìm thủ phạm, lập danh sách những
người tham gia PCCCR, tổng hợp đánh giá mức độ thiệt hại do cháy rừng gây
ra, báo cáo về cơ quan Kiểm lâm nơi gần nhất.
d) Năm vững thông tin về tình hình thời tiết và dự báo cháy rừng hàng
ngày, hàng tuần trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trong những
ngày giờ cao điểm để sớm thơng báo rộng rãi cho tồn thể nhân dân khu vực
biết và dự báo cấp cháy rừng cho rừng khu vực, chủ động đề ra phương án
phòng cháy chữa cháy cho từng khu rừng.
Trong những ngày giờ cao điểm, phải thường trực 24/24h ở vị trí quy
định để quan sát tình hình lửa rừng, sẵn sàng tổ chức huy động lực lượng
phương tiện chữa cháy dập tắt đám cháy ngay từ đầu, hạn chế thấp nhất thiệ
thại do cháy rừng xảy ra.


3


e) Hàng tháng có báo cáo kết quả thực hiện cơng tác PCCCR ở địa
phương, (có xác nhận của UBND xã); Tập trung phản ánh kết quả thực hiện,
phương hướng, nhiệm vụ và những kiến nghị đề xuất của địa phương.
Điều 6: Người hợp đồng bảo vệ rừng trong mùa hanh khơ có quyền
sau:
1) Kiểm tra các chủ rừng trong việc xây dựng và thực hiện phương án,
nội dung phòng cháy chữa cháy rừng. Kiểm tra các tổ chức cá nhân hoạt động
ở trong rừng về các biện pháp an toàn PCCCR.
2) Yêu cầu mọi tổ chức cá nhân ra khỏi khu rừng dễ cháy trong những
ngày cao điểm theo nội quy qui định.
3) Yêu cầu ngừng mọi hành vi gây hại đến tài nguyên rừng trong tình
huống cấp thiết và báo ngay về UBND xã, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm nơi
gần nhất để có biện pháp ngăn chặn.
4) Tham gia lập biên bản vi phạm hành chính và tham gia ý kiến khi xử
lý những vi phạm quy định PCCCR của Nhà nước.
Điều 7: - Người hợp đồng bảo vệ rừng trong mùa hanh khô được
hưởng chế độ:
1) Mức lương hợp đồng hàng tháng theo vùng trọng điểm cháy như
sau:
- Vùng trọng điểm cháy loại I: 330.000 đ/tháng/người
- Vùng trọng điểm cháy loại II: 300.000 đ/tháng/người
- Vùng trọng điểm cháy loại III: 270.000 đ/tháng/người
Mỗi năm không quá 6 tháng lương, kể từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau.
2) Được học tập, hội họp, tập huấn nghiệp vụ do ngành Kiểm lâm tổ
chức.

3) Được hưởng các chế độ khác theo thông tư số 12/1998/TTBLĐTBXH và chỉ thị số 19/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
4) Được xét khen thưởng hàng năm nếu có nhiều thành tích trong cơng
tác.
4


Điều 8: - Người hợp đồng bảo vệ rừng trong mùa hanh khơ có nghĩa
vụ:
a) Thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo
hợp đồng quy định với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả công tác tốt.
b) Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về PCCR, an tồn trong
phịng cháy chữa cháy rừng.
c) Báo cáo phải chính xác, trung thực và khách quan tình hình và kết
quả cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng do mình đảm nhiệm.
d) Đền bù, bồi hồn trị giá tài sản rừng trong không khổ hợp đồng đã
ký kết nếu do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc không thực hiện đúng quy định
PCCCR gây cháy rừng.

Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP VỚI NGƯỜI HỢP ĐỒNG
BẢO VỆ RỪNG.
Điều 9- Trách nhiệm của cơ quan Kiểm lâm.
a) Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, cung cấp những tài liệu về PCCCR
và những thông tin cần thiết về thời tiết; Cấp dự báo cháy rừng cho từng khu
rừng và các vùng trọng điểm cháy.
b)Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm chi trả lương và các khoản
chế độ khác cho những người hợp đồng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Ký hợp đồng bảo vệ rừng theo luật lao động của Nhà nước quy định. Chỉ đạo,
kiểm tra giám sát viẹc thực hiện hợp đồng, thanh toán tiền lương và các khoản
khác (nếu có) theo quy định.

c) Khi có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, hoặc hiệu quả cơng tác thấp đình
chỉ việc thực hiện hợp đồng của người hợp đồng bảo vệ rừng.
d) Cùng với chính quyền địa phương truy tìm thủ phạm, xử lý vi phạm
về PCCCR. Cùng với người hợp đồng, UBND xã tổ chức thành lập các tổ đội
quần chúng bảo vệ rừng.
g) Điều động lực lượng, phương tiện hỗ trợ UBND xã và người bảo vệ
rừng khi cần thiết.
5


Điều 10: Trách nhiệm của UBND xã.
a) Tuyển chọn người hợp đồng theo tiêu chuẩn đã quy định, chỉ đạo
kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác PCCCR của người
được hợp đồng, nhận xét và đánh giá kết quả công tác hàng tháng làm cơ sở
cho Chi cục Kiểm lâm thanh toán tiền lương và các chế độ khác (nếu có) cho
người hợp đồng.
b) Tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia
phòng cháy chữa cháy rừng.
c) Cùng với chủ rừng, cơ quan Kiểm lâm và người hợp đồng bảo vệ
rừng truy tìm thủ phạm, xử lý vi phạm theo thẩm quyền quy định.
d) Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo việc tổ chức PCCCR ở địa phương.
Kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ để tổ chức dập tắt đám cháy
ngay từ đầu, hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Điều 11: - Trách nhiệm của các cấp chính quyền.
- Tổ chức mạng lưới quần chúng nhân dân tham gia PCCCR từ thôn
bản đến huyện, tỉnh; Thành lập Ban chỉ đạo PCCCR các cấp.
- Xây dựng kế hoạch công tác PCCCR, kiểm tra giám sát tình hình
PCCCR theo tinh thần phương án PCCCR và những qui định về PCCCR.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 12:- Quy chế náy áp dụng cho những người được cơ quan Kiểm
lâm ký hợp đồng bảo vệ rừng trong mùa hanh khơ và các ngành các cấp có
liên quan, đồng thời là cơ sở đánh giá kết quả công tác hàng tháng để thanh
toán tiền lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) cho người hợp đồng bảo
vệ.
Điều 13: - Các đơn vị, cá nhân có thành tích thực hiện quy chế này sẽ
được xét khen thưởng, nếu vi phạm tuỳ tính chất mức độ , hậu quả sẽ bị sử lý
theo pháp luật quy định./.
T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
6


K/T Chủ tịch
Phó Chủ tịch

Dương Biên Thuỳ

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×