Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

QD 54-2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.54 KB, 5 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________

________________________

Số: 54QĐ/UB

Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 5 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Ban hành quy trình giải quyết các vấn đề tranh chấp
về địa giới hành chính các cấp
_________
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính Phủ ban hành quy định
về quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới; bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp;
- Xét đề nghị của Ông Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản quy trình giải quyết các vấn
đề tranh chấp về đường địa giới hành chính các cấp của tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định trước
đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3- Các ơng: Chánh Văn phịng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc
Sở Tài ngun và Mơi trường, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Chủ tịch UBND các


huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
CHỦ TỊCH

Trần Đình Đàn


QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP
VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
(Kèm theo Quyết định số 54QĐ/UB ngày 10/5/2004 của UBND tỉnh)
__________
I-QUY ĐỊNH CHUNG
1- Tranh chấp về địa giới hành chính giữa hai đơn vị hành chính là khi một hoặc cả
2 bên không thống nhất về đường địa giới hành chính chung do các nguyên nhân sau:
- Khi thực hiện Chỉ thị 364/CT, haia bên không thống nhất nên đường ĐGHC được
giải quyết bằng quyền tập trung của cấp trên nhưng vẫn chưa thực sự thông suốt và chưa
ký vào hồ sơ, bản đồ ĐGHC.
- Trong quá trình quản lý, sử dụng hồ sơ, bản đồ ĐGHC hai bên phát hiện những
đoạn ĐGHC thể hiện trong hồ sơ, bản đồ ĐGHC có những sai sót so với thực địa và thực
tế quản lý.
- Những tranh chấp khác liên quan đến đường ĐGHC đã được hai bên thống nhất
xác định và ký xác nhận trong bộ hồ sơ ĐGHC không phải là tranh chấp về ĐGHC, không
thuộc phạm vi giải quyết của quy trình này. Tranh chấp thuộc lĩnh vực nào thì được giải
quyết theo quy định hiện hành của Nhà nước về lĩnh vực đó.
2- Tranh chấp về đường ĐGHC được chia thành các cấp sau:
- Tranh chấp về đường ĐGHC cấp xã là tranh chấp giữa xã với xã trong nọi huyện
hoặc giữa xã với xã khác huyện, khác tỉnh nhưng huyenẹ và tỉnh đã ký vào hồ sơ ĐGHC.
- Tranh chấp về đường ĐGHC cấp huyện là tranh chấp giữa huyện với huyện nội

tỉnh, hoặc giữa huyện với huyện khác tỉnh nhưng tỉnh đã ký vào hồ sơ ĐGHC.
- Tranh chấp về đường ĐGHC cấp tỉnh là tranh chấp giữa tỉnh với tỉnh khi hai tỉnh
chưa ký vào hồ sơ ĐGHC.
3-Những nguyên tắc giải quyết:
- Nắm vững nguyên tắc thực sự dân chủ, hiệp thương kỹ càng bàn bạc chu đáo trên
tinh thần đoàn kết, đúng pháp luật và đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương.
-Phải sử dụng quyền tập trung một cách kiên quyết để quyết định phương án giải
quyết dứt khoát trên cơ sở đã bàn bạc dân chủ một cách thoả đáng.
- Vì lợi ích chung của các bên, đặc biệt là vì lợi ích của quần chúng nhân dân trên
địa bàn tranh chấp.
-Nơi nào quản lý có hiệu quả nhất thì được cấp trên giao quyền quản lý.
II- CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ
TRANH CHẤP ĐỀ ĐƯỜNG ĐGHC
1-Luật Đất đai ngày 26/11/2003


2-Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
Phủ) về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến đường ĐGHC tỉnh, huyện, xã.
3-Quyết định số 77/QĐKT ngày 12/5/1993 của Cục Đo đạc và bản đồ Nhà nước
(trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) về ban hành quy định thành lập và quản lý hồ sơ
ĐGHC các cấp.
4-Thông tư số 832/TCCP-ĐP ngày 25/10/1993 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính Phủ
(nay là Bộ Nội vụ)hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai có liên quan đến đường địa giới
hành chính các cấp.
5-Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính Phủ ban hành quy định về quản
lý, sử dụng hồ sơ, bản đồ và mốc ĐGHC các cấp; Thông tư số 28/TCCP-ĐP ngày
17/3/1995 của Ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn việc thực
hiện Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính Phủ.
6-Hồ sơ, bản đồ DGHC lập khi thực hiện Chỉ thị số 364/CT, có đầy đủ cơ sở pháp
lý, chứng thực giữa các cấp chính quyền ký xác nhận.

7-Các văn bản pháp quy, các quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh về giải quyết
tranh chấp trên các tuyến ĐGHC cấp huyện, cấp xã khi thực hiện Chỉ thị 364/CT.
III- QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ
TRANH CHẤP VỀ ĐƯỜNG ĐGHC CÁC CẤP
A- THẨM QUYỀN CỦA CÁC CẤP QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI
QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP VỀ ĐGHC CÁC CẤP.
1-Tranh chấp giữa xã với xã
Đối với việc tranh chấp giữa xã với xã thì UBND hai bên có liên quan gặp nhau
bàn bạc, xác minh và nhất trí với nhau cách giải quyết, có đại diện cấp huyện cùng dự. Khi
bàn bạc giải quyết vấn đề tranh chấp liên quan đến đường ĐGHC cả hai bên phải lys hồ sơ
ĐGHC lập khi thực hiện Chỉ thị 364/CT để làm căn cứ, trên cơ sở thương lượng các bên
nhất trí thì lập biên bản báo cáo UBND huyện quyết định, sau báo cáo lên UBND tỉnh.
Nếu hai bên khơng nhất trí thì UBND huyện chủ trì họp để thống nhất phương án
giải quyết, có đại diện cấp tỉnh cùng dự. Các cơ quan tham mưu của UBND huyện đưa ra
các phương án giải quyết trên cơ sở kết quả xem xét kỹ lưỡng tình hình tranh chấp và các
nguyên nhân dẫn đến tranh chấp để hai bên thống nhất lựa chọn phương án giải quyết.
UBND huyện căn cứ biên bản cuộc họp để quyết định và báo cáo lên UBND tỉnh.
Riêng các xã có ĐGHC với các xã của các huyện, các tỉnh bạn thì UBND cấp trên
cần chỉ đạo chặt chẽ khi tổ chức hiệp thương giữa chính quyền các cấp của 2 huyện, 2
tỉnh. Nếu hai bên khơng nhất trí thì lập biên bản báo cáo UBND cấp trên để giải quyết theo
thẩm quyền đối với tranh chấp giữa huyện với huyện.
2-Tranh chấp giữa huyện với huyện
Đối với việc tranh chấp giữa huyện với huyện trong tỉnh thì UBND các bên có liên
quan gặp nhau, bàn bạc, xác minh và nhất trí với nhau về cách giải quyết thì lập biên bản


báo cáo kết quả lên UBND tỉnh. Nếu hai bên khơng nhất trí thì cả 2 bên báo cáo lên UBND
tỉnh nghiên cứu xem xét và quyết định.
Đối với huyện có đường ĐGHC với các huyện của tỉnh bạn thì quy trình được thực
hiện như xã. Nếu 2 bên khơng nhất trí thì lập biên bản báo cáo UBND tỉnh trình Chính Phủ

để giải quyết theo thẩm quyền đối với tranh chấp giữa tỉnh với tỉnh.
3- Tranh chấp giữa tỉnh với tỉnh.
Đối với việc tranh chấp giữa 2 tỉnh thì UBND hai bên chủ động bàn bạc giải quyết
thống nhất lập biên bản khép kín đường ĐGHC, sau đó báo cáo kết quả lên Chính Phủ (qua
Bộ Nội vụ). Trong trường hợp khơng nhất trí với nhau thì 2 tỉnh phải báo cáo bằng văn bản
có kèm hồ sơ, bản đồ lên Chính Phủ (qua Bộ Nội vụ) xem xét quyết định.
B- QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP VỀ ĐƯỜNG
ĐGHC CÁC CẤP
Khi có tranh chấp về đường ĐGHC thuộc cấp nào thì cấp đó tổ chức giải quyế theo
quy trình sau:
1- Cán bộ chun mơn điều tra nắm chắc tình hình, sốt xét đối chiếu với hồ sơ,
bản đồ ĐGHC để xác định nội dung tranh chấp và nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về
đường ĐGHC một cách khách quan, chính xác. Trên cơ sở đó đề xuất phương án giải quyết
hợp tình, hợp lý, hợp pháp.
2- Chính quyền các cấp cần nắm chắc tình hình, phân tích tình hình thật chính xác,
khách quan để chọn phương án giải quyết tối ưu nhất (cần tổ chức đi thực địa, nghe ý kiến
của cán bộ tham mưu, khảo sát ý kiến của những người có uy tín trong quần chúng như già
làng, trưởng bản, cán bộ thơn, xóm... nắm chắc các văn bản quy phạm pháp luật để quyết
định).
3- Khi lựa chọn phương án, chính quyền các cấp cần xin ý kiến của cấp uỷ, tranh
thủ ý kiến của chính quyền cấp trên trực tiếp để tạo sự thống nhất tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng và sự chỉ đạo của cấp trên trong quá trình giải quyết.
Đây là vấn đề khó khăn, phức tạp và hết sức nhạy cảm, trong quá trình giải quyết
phải hết sức bình tĩnh, thận trọng, khơng nóng vội, tránh tư tưởng được thua, phải trên cơ
sở hợp tác vì lợi ích cộng đồng để giải quyết.
4-Tổ chức họp với các bên liên quan để thống nhất quan điểm xử lý. Trong quá
trình thảo luận cần thống nhất từng điểm để dẫn tới việc thống nhất hồn tồn về phương
án giải quyết (có thể chủ trì 2 bên cần chủ động bàn bạc trước khi đưa ra họp chung). Cần
hết sức chú ý phịng ngừa kẻ xấu lợi dụng xun tác, kích động gây phức tạp trong quá
trình giải quyết.

C- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Việc giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến đường ĐGHC các cấp phải
thông qua các bước theo trình tự sau:


1- nắm chắc tình hình, phân tích cặn kẽ các dạng tranh chấp, lập phương án và kế
hoạch giải quyết.
2- Tổ chức họp các bên có liên quan để thống nhất phương án giải quyết có địa diện
cấp trên trực tiếp cùng dự.
3-Khi họp phải tiến hành lập biên bản có chức ký của cán bộ chủ trì ở các đơn vị có
liên quan.
4-Thực hiện việc cắm mốc ĐGHC ở những điểm cần thiết và chỉnh sữa hồ sơ
ĐGHC các cấp theo quy định kỹ thuật tại quyết định số 77/QĐKT ngày 12/5/1993 của Cục
đo đạc và bản đồ Nhà nước (trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường).
5-Báo cáo kết quả giải quyết các vấn đề liên quan đến đường ĐGHC các cấp lên
cấp trên.
Tất cả các bước trên được thực hiện tốt, đầy đủ mới được coi là việc giải quyết
tranh chấp có liên quan đến đường ĐGHC được giải quyết dứt điểm.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- UBND các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về việc chấp hành và quản lý
địa giới hành chính trong nhân dân để nhân dân nhận thức đầy đủ về địa giới hành chính và
tự giác chấp hành đúng trách nhiệm của công dân với Nhà nước về địa giới hành chính;
làm tốt cơng tác tư tưởng, ngăn chặn kịp thời mầm mống tạo nguyên cớ dẫn đến tranh chấp
và tái tranh chấp.
- Hàng năm, căn cứ vào tình hình cụ thể của công tác ĐGHC ở địa phương, UBND
các cấp có kế hoạch cân đối ngân sách để thực hiện việc quản lý, sử dụng, phục hồi, chỉnh
sữa lập mới hồ sơ, bản đồ, mốc ĐGHC các cấp và giai quyết các vấn đề tranh chấp về địa
giới hành chính.
-Trong q trình thực hiện có gì vướng mắc, chưa phù hợp, Sở Nội vụ có trách
nhiệm tổng hợp ý kiến của sơ sở trình UBND tỉnh sữa đổi, bổ sung để quy trình giải quyết

các tranh chấp về địa giới hành chính các cấp ngày càng hồn thiện và sát với thực tế.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×