Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

PHU LUC I. QUA TRINH XAY DUNG THONG TU.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.25 KB, 10 trang )

PHỤ LỤC I
Q trình xây dựng Thơng tư thay thế Thông tư
05/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 Quy định chi tiết và hướng
dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho
thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số
vơ tuyến điện
(Kèm theo Phiếu trình số …… /PTr-CTS-PC ngày …. tháng …. năm 2021)

I. Những vấn đề phát sinh từ thực tế quản lý, cấp giấy phép sử dụng
tần số vô tuyến điện
1. Về kê khai số giấy chứng nhận hợp quy
Theo quy định tại bản khai đề nghị cấp giấy phép của Thông tư 05/2015/TTBTTTT, hồ sơ cấp mới Giấy phép có 05/10 mẫu bản khai cấp mới phải kê khai số giấy
chứng nhận hợp quy (CNHQ) của thiết bị. Tuy nhiên, giấy chứng nhận hợp quy được
cấp cho từng chủng loại sản phẩm có thời hạn tối đa ba (03) năm (theo khoản 2 Điều
12 Thơng tư 30/2011/TT-BTTTT); khơng có quy định người sử dụng phải làm thủ tục
chứng nhận hợp quy đối với các thiết bị VTĐ đã qua sử dụng. Do đó yêu cầu kê khai
số CNHQ trong bản khai cấp mới đối với các thiết bị đã từng được cấp phép (do giấy
phép hết hạn 10 năm1 hoặc quá hạn gia hạn) gây khó khăn, vướng mắc cho người sử
dụng khi làm thủ tục cấp phép.
Ngoài ra, việc cấp phép tần số vô tuyến điện cho người sử dụng là người mua
thiết bị trên thị trường có thể qua rất nhiều cấp đại lý/trung gian nên khó tiếp cận và
biết được số Giấy CNHQ của thiết bị (vốn chỉ cấp cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu
thiết bị), đồng thời tem hợp quy dán trên thiết bị cũng không ghi số giấy CNHQ.
Theo Điều 38 của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2018, thiết bị vơ tuyến
điện trong q trình lưu thơng trên thị trường phải đảm bảo tn thủ các quy chuẩn kỹ
thuật (QCVN) tương ứng. Theo quy định hiện hành, Giấy CNHQ được cấp cho nhà
sản xuất, nhà nhập khẩu đối với thiết bị vô tuyến điện mới trước khi đưa vào lưu thông
trên thị trường Việt Nam. Do đó, thiết bị vơ tuyến điện tại Việt Nam khi được đề nghị
cấp phép để đưa vào sử dụng lần đầu là các thiết bị đã được chứng nhận hợp quy theo
quy định và đảm bảo quy định về điều kiện để được cấp giấy phép tại điểm đ khoản 2
Điều 19 Luật Tần số VTĐ.


Đối với thiết bị vô tuyến điện đã đưa vào sử dụng, pháp luật hiện khơng quy
định người sử dụng có trách nhiệm làm thủ tục CNHQ cho các thiết bị này. Việc quản
lý chất lượng thiết bị vô tuyến điện trong quá trình sử dụng được thực hiện thơng qua
1

Theo khoản 2 Điều 16 Luật Tần số VTĐ và điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Tần số VTĐ tất cả
các trường hợp đã được cấp phép với thời hạn tối đa theo quy định, sẽ không được tiếp tục gia hạn. Tổ
chức, cá nhân nếu muốn tiếp tục sử dụng thiết bị vô tuyến điện phải làm thủ tục cấp mới Giấy phép.


2

kiểm định theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan QLNN có
thẩm quyền ban hành (theo khoản 2 Điều 42 của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa).
Theo Thơng tư số 08/2020/TT-BTTTT, hiện chỉ có trạm gốc TTDĐ và đài PTTH thuộc
danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định. Trường hợp thiết
bị sau khi được kiểm định không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì người sử
dụng phải có biện pháp khắc phục; sau khi khắc phục mà kết quả kiểm định vẫn khơng
đạt u cầu thì tổ chức kiểm định không cấp giấy chứng nhận kiểm định và thiết bị đó
khơng được phép tiếp tục sử dụng (theo khoản 2 Điều 43 của Luật chất lượng sản
phẩm hàng hóa).
Bên cạnh cơng tác chứng nhận hợp quy đối với thiết bị trước khi đưa vào lưu
thông và kiểm định đối với thiết bị trong quá trình sử dụng, Cục Tần số theo chức
năng nhiệm vụ của mình ln thường xun kiểm sốt việc phát sóng vơ tuyến điện
của các đài phát, giám sát việc triển khai theo giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
đã cấp và các quy chuẩn liên quan, xử lý nhiễu vô tuyến điện. Trong quá trình thực thi,
Cục Tần số đã phát hiện và xử lý kịp thời các vụ can nhiễu nguyên nhân do chất lượng
máy phát không đảm bảo theo quy định nhờ hệ thống kiểm tra kiểm soát và các cuộc
thanh tra kiểm tra.
Do đó, để giải quyết triệt để vướng mắc cho người sử dụng khi làm thủ tục cấp

phép, cần bỏ yêu cầu kê khai số giấy CNHQ trong các mẫu bản khai cấp phép và
chuyển sang quản lý theo hình thức hậu kiểm.
2. Về cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cho tàu cá
Thông tư 05/2015/TT-BTTTT định nghĩa Đài vô tuyến điện đặt trên phương
tiện nghề cá là đài di động đặt trên phương tiện nghề cá, sử dụng tần số dành cho
phương tiện nghề cá và các tần số để bảo đảm an toàn trên biển. Tần số dành cho
phương tiện nghề cá là các tần số ở các băng tần HF quy định tại chú thích VTN1A
Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia hiện hành.
Ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản
phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu vì Việt Nam
thực hiện chưa tốt quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và
không theo quy định (IUU).
Với quyết tâm gỡ “thẻ vàng” về khai thác hải sản của Ủy ban châu Âu, một loạt
các chính sách đã ra đời, trong đó Luật Thủy sản 2017 quy định từ 01/01/2019 tàu cá
có chiều dài từ 15 mét trở lên bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để truy
xuất nguồn gốc, tránh khai thác bất hợp pháp.
Thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá sử dụng băng tần 1616-1625.5 MHz
được xác định là thiết bị đầu cuối thuê bao thuộc hệ thống thông tin di động qua vệ
tinh và đang được cấp giấy phép như đối với trạm mặt đất thông tin vệ tinh.


3

Như vậy, ngồi các đài vơ tuyến điện sử dụng tần số HF dành cho phương tiện
nghề cá thì tàu cá cịn lắp thêm thiết bị giám sát hành trình tàu hoạt động ở băng tần
không dành cho phương tiện nghề cá. Thực tế, chủ tàu cá thường phải xin cấp đồng
thời 02 giấy phép cho 02 loại thiết bị trên tàu: giấy phép sử dụng tần số và thiết bị
VTĐ đối với đài VTĐ đặt trên tàu cá và giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ đối
với đài vệ tinh trái đất. Việc xin cấp 2 giấy phép cho một tàu cá gây phức tạp cho
người dân trong khi đối với cấp phép đài tàu biển đã được đơn giản hóa bằng cách cấp

01 giấy phép cho tất cả các loại thiết bị vô tuyến điện đặt trên 01 tàu biển.
Do đó, để đơn giản thủ tục hành chính cho người dân, tạo điều kiện, khuyến
khích lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá, khắc phục thẻ vàng về khai thác
hải sản của Ủy ban châu Âu, cần sửa đổi định nghĩa đài vô tuyến điện đặt trên phương
tiện nghề cá theo hướng bổ sung thêm thiết bị giám sát hành để gộp tất cả các thiết bị
trên tàu cá để quản lý bằng 01 giấy phép.
3. Bổ sung thêm loại hình hồ sơ
Thời điểm xây dựng Thơng tư 05/2015/TT-BTTTT chưa có quy định về thực
hiện thủ tục hành chính trên mơi trường điện tử nên đối với các giấy tờ phải nộp trong
hồ sơ đề nghị cấp phép mới chỉ quy định 02 phương thức: (01) phương thức bản sao
hoặc bản sao có chứng thực áp dụng nộp qua đường bưu điện, (02) bản sao kèm bản
chính để đối chiếu áp dụng nộp hồ sơ trực tiếp, chưa quy định về hình thức giấy tờ khi
nộp hồ sơ trên môi trường điện tử.
Ngày 08/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện
thủ tục hành chính trên mơi trường điện tử, trong đó đã quy định về bản sao điện tử,
chứng thực bản sao điện tử từ bản chính dạng văn bản giấy, cấp bản sao điện tử từ sổ
gốc. Cả hai phương thức chứng thực bản sao điện tử từ bản chính và bản sao điện tử từ
sổ gốc là bản sao điện tử có giá trị pháp lý.
Do đó, cần bổ sung thêm loại hình “bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử có
giá trị pháp lý” đối với trường hợp nộp hồ sơ điện tử tại dự thảo Thông tư để phù hợp
với Nghị định 45/2020/NĐ-CP. Việc bổ sung này tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, khắc phục
được những hạn chế, vướng mắc trong việc nộp và giải quyết hồ sơ trực tuyến trước
đây (hồ sơ điện tử không rõ ràng về pháp lý, đối soát hồ sơ gốc...) đồng thời đẩy mạnh
việc xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam.
4. Bỏ yêu cầu nộp đối với thành phần hồ sơ là giấy tờ do các đơn vị thuộc
Bộ TTTT cấp
Ngày 09/04/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về Quản
lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. Theo đó dữ liệu hình thành
trong hoạt động của cơ quan Nhà nước được chia sẻ phục vụ các hoạt động của cơ

quan Nhà nước hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp. Triển khai Nghị định


4

47/2020/NĐ-CP, đối với thành phần hồ sơ là giấy tờ do các đơn vị trong Bộ TTTT cấp
(Giấy phép thiết lập mạng viễn thơng; giấy phép hoạt động báo chí theo quy định với
nội dung kênh chương trình phát sóng; giấy chứng nhận đăng ký danh mục kênh trên
dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền; giấy phép hoạt động phát thanh truyền hình
đối với cơ quan báo chí) có thể chia sẽ, liên thông, tra cứu thông tin được thì khơng
u cầu nộp.
Việc bỏ u cầu nộp đối với thành phần hồ sơ là giấy tờ do các đơn vị thuộc Bộ
TTTT cấp giúp đơn giản hóa TTHC, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện
TTHC đồng thời đạt được mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định tại
Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản
hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025.
5. Sửa đổi mẫu bản khai cấp phép
Trong q trình thực thi Thơng tư, Cục Tần số đã tiếp nhận các ý kiến phản hồi
của tổ chức, cá nhân như bản khai có rất nhiều tham số, có những tham số khó kê khai,
hướng dẫn kê khai cần chi tiết cụ thể hơn, mẫu bản khai xin cấp Giấy phép đối với
thiết bị vô tuyến điện dùng cho mục đích giới thiệu cơng nghệ tại triển lãm, hội chợ
chưa phù hợp với thực tế cấp phép, tên các loại giấy phép liên quan đến nội dung kênh
chương trình phát sóng theo các văn bản quy phạm hiện hành đã được thay đổi theo
Luật báo chí cần được sửa đổi và cập nhật lại.
Trên cơ sở đó, Cục Tần số VTĐ đã sửa lại các mẫu bản khai cho phù hợp với
thực tế cấp phép, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện các TTHC về cấp giấy
phép sử dụng tần số.
Như vậy, cần thiết phải xây dựng Thông tư thay thế Thông tư 05/2015/TTBTTTT theo hướng sửa đổi các quy định khơng cịn phù hợp, giải quyết vướng mắc
trong quá trình thực thi cấp phép, giảm thành phần hồ sơ để tăng cường triển khai
thực hiện DVC cấp độ 4. Như vậy, việc xây dựng Thông tư là cần thiết và có sở cứ

pháp lý.

II. Bố cục và nội dung cơ bản của dự thảo Thông tư
Dự thảo Thông tư gồm 5 Chương, 38 Điều và 04 Phụ lục, cụ thể như sau:
- Chương I: Những quy định chung gồm Điều 1 đến Điều 10.
+ Điều 2: Sửa đổi định nghĩa đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện
nghề cá, bổ sung định nghĩa Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS).
+ Điều 4: Sửa đổi quy định tại khoản 5 về thời gian gửi báo cáo định kỳ Danh
mục thiết bị phát sóng vơ tuyến điện của các doanh nghiệp viễn thông để phù hợp với
Nghị định 09/2019/NĐ-CP ngày 04/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo
cáo của Cơ quan hành chính Nhà nước.
+ Điều 6: Bổ sung phương thức gửi Thông báo ngừng sử dụng tần số VTĐ.


5

+ Điều 8: Gộp Điều 8 và Điều 9 của Thông tư 05/2015/TT-BTTTT thành Điều
8 dự thảo Thông tư quy định về kê khai hồ sơ, phương thức nộp hồ sơ và nhận giấy
phép, bổ sung quy định về liên thông cơ sở dữ liệu, sửa đổi quy định về hủy bỏ hồ sơ
thành đình chỉ hồ sơ.
- Chương II: Thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép
sử dụng tần số vô tuyến điện gồm từ Điều 11 đến Điều 29:
+ Các Điều 11, 12, 16, 17, 18, 20, 22: bổ sung hình thức các giấy tờ phải nộp
trong hồ sơ cấp phép để phù hợp với 3 phương thức gửi hồ sơ (trực tiếp, qua bưu
chính, qua dịch vụ cơng trực tuyến) là Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản
chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý…/Bản sao hoặc bản sao
điện tử…”
+ Các Điều 13, 16, 20, 21, 22, 24, 26 : bỏ thành phần hồ sơ là Giấy phép thiết
lập mạng viễn thông theo quy định tại Nghị định 47/2020/NĐ-CP về chia sẻ dữ liệu số
của cơ quan nhà nước.

+ Điều 13: Khoản 1 bỏ thành phần hồ sơ là Giấy phép hoạt động báo chí theo
quy định với nội dung kênh chương trình phát sóng (khơng áp dụng đối với việc phát
lại các chương trình phát thanh, truyền hình của Trung ương); Khoản 2 bỏ thành phần
hồ sơ là Giấy phép thiết lập mạng viễn thông, Giấy chứng nhận đăng ký danh mục
kênh trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền theo quy định tại Nghị định
47/2020/NĐ-CP; Khoản 3 bỏ thành phần hồ sơ là “Văn bản đồng ý của Sở đối với
mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở của các cơ quan khơng phải báo chí/văn
bản đồng ý của Cục Phát thanh truyền hình và Thơng tin điện tử đối với việc phát lại
chương trình phát thanh của các địa phương khác” và thay bằng “Xác nhận của Ủy
ban nhân dân cấp huyện cho phép phát sóng các kênh chương trình phát sóng trên hệ
thống phát thanh FM” trong Mẫu bản khai thông số kỹ thuật, khai thác 1d.
+ Điều 14: bỏ thành phần hồ sơ là “Văn bản đồng ý của Sở Thông tin và Truyền
thông sở tại đối với việc truyền tải thông tin bằng đài truyền thanh không dây” và thay
thế văn bản này bằng “Xác nhận của UBND cấp quận/huyện/thành phố trực thuộc
tỉnh sở tại đối với việc cho phép phát sóng chương trình phát thanh (nêu rõ tên
chương trình được phát)” trong Mẫu bản khai thông số kỹ thuật, khai thác 1đ.
+ Điều 21: bỏ thành phần hồ sơ là Giấy phép hoạt động phát thanh truyền hình
đối với cơ quan báo chí theo quy định tại Nghị định 47/2020/NĐ-CP.
+ Bổ sung Điều 28 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép sử
dụng tần số vô tuyến điện.
- Chương III: Cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện gồm Điều 30, Điều
31, Điều 32, Điều 33. Bổ sung quy định về điều kiện, thủ tục cho thuê, cho mượn đài
vô tuyến điện nghiệp dư tại Điều 33.


6

Chương IV: Sử dụng chung tần số vô tuyến điện gồm Điều 34, Điều 35, Điều
36, Điều 37.
- Chương V: Tổ chức thực hiện gồm Điều 38.

- Phụ lục I: Quy định về các mẫu giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện: sửa
đổi các mẫu giấy phép để phù hợp với quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công
tác văn thư.
- Phụ lục II: Quy định các mẫu bản khai đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi,
bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số.
+ Đối với mẫu bản khai đề nghị cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến
điện thống nhất sử dụng chung một mẫu đối với tờ bản khai hành chính, các nghiệp vụ
vơ tuyến được kê khai theo từng mẫu Bản khai thông số kỹ thuật, khai thác (các thông
tin phục vụ cho cấp mới hoặc sửa đổi bổ sung).
+ Bỏ yêu cầu kê khai số giấy CNHQ đối với các Bản khai thông số kỹ thuật,
khai thác 1a, 1d, 1đ, 1i, 1g có yêu cầu kê khai số giấy CNHQ.
+ Bổ sung yêu cầu kê khai số giấy phép viễn thông vào các bản khai thông số
kỹ thuật khai thác 1a, 1e.
- Phụ lục III: Quy định danh mục các thiết bị trạm gốc vô tuyến điện được
đăng ký khai thác trong mạng thông tin vô tuyến điện.
- Phụ lục IV: Quy định mẫu văn bản thông báo cho thuê, cho mượn thiết bị vô
tuyến điện.
(Chi tiết các sửa đổi, bổ sung được trình bày tại Thuyết minh dự thảo Thơng
tư).
III. Ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
cho dự thảo Thông tư
Dự thảo thông tư đã được gửi lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị trong và ngồi
Bộ, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan, đồng thời được đăng trên trang thông tin điện
tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cổng thông tin điện tử Chính phủ lấy ý kiến
rộng rãi nhân dân theo quy định từ ngày 28/11/2020 – 28/01/2021. Chi tiết ý kiến góp
ý được Cục Tần số VTĐ tiếp thu, giải trình tại Phụ lục I trình kèm. Một số nội dung
chính như sau:
1. Về phân cấp cấp phép
- Văn phòng Bộ TTTT đề nghị Cục xem xét, bổ sung phân cấp thêm cho các Sở
TTTT để thuận tiện hơn nữa cho đối tượng được cấp phép, như đối với giấy phép sử

dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong thời gian dưới 15 ngày tại các lễ hội, sự
kiện…


7

- Giải trình: Do bản chất của việc cấp phép khơng phải TTHC thơng thường mà
cần có cơng cụ để tính tốn ấn định tần số, đơi khi cịn phải đo kiểm tần số nhằm tránh
nhiễu rồi mới ấn định được tần số. Do vậy, để tránh đầu tư dàn trải tại 63 Sở TTTT, đề
nghị không phân cấp cho các Sở TTTT cấp Giấy phép.
2. Về cấp phép cho đài VTĐ đặt trên phương tiện nghề cá
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu,
bổ sung 01 khoản vào Điều 5 của dự thảo Thông tư như sau: “Đối với giấy phép sử
dụng tần số cho Đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá mục đích giám sát
hành trình tàu cá và các tần số để đảm bảo an toàn trên biển, tổ chức, đơn vị cung cấp
dịch vụ chịu trách nhiệm tiến hành thủ tục xin cấp phép thay cho chủ tàu cá.” Lý do:
để phù hợp với tình hình thực tiễn trong hoạt động nghề cá của Việt Nam hiện nay và
tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân.
- Giải trình: Giấy phép sử dụng tần số đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương
tiện nghề cá chỉ được cấp phép cho đối tượng trực tiếp sử dụng (chủ tàu cá) mà không
cấp cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Do đó, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ chỉ có thể hỗ
trợ chủ tàu cá kê khai các tham số kỹ thuật trong bản khai nhưng tư cách pháp nhân
xin cấp phép phải là chủ tàu cá.
3. Về cách thức nộp hồ sơ
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đề nghị bổ sung, hoàn thiện cách
thức nộp hồ sơ (nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính cơng ích) để biên tập lại tên và
nội dung Điều 9 về kê khai hồ sơ và cấp phép trên môi trường điện tử.
- Thanh Tra Bộ TTTT góp ý: quy định kê khai hồ sơ và cấp phép trên mơi
trường điện tử cịn chung chung. Vì vậy, cần quy định rõ khung thủ tục đối với hình
thức này hoặc dẫn chiếu cụ thể thủ tục đối với trường hợp muốn thực hiện cấp phép

trên môi trường điện tử.
- Giải trình: Cục Tần số VTĐ tiếp thu ý kiến góp ý, bổ sung thêm cách thức nộp
hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến, gộp quy định về cấp phép điện tử tại Điều 9 với
quy định về cách thức nộp hồ sơ (trực tiếp, qua đường bưu điện) tại khoản 3 Điều 8
như sau:
“3. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung nội dung
giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu
chính hoặc nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến tới Cơ quan cấp phép. Việc áp
dụng hình thức cấp phép điện tử đối với việc cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung
nội dung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua dịch vụ công trực tuyến
được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Tần số vô tuyến điện.”


8

4. Về các giấy tờ cơng dân
Văn phịng Bộ TTTT đề nghị cân nhắc việc quy định thành phần hồ sơ có các
giấy tờ cơng dân như căn cước cơng dân, chứng minh thư nhân dân, Hộ chiếu và giấy
tờ về điều kiện kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ kinh
doanh) để phù hợp với Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cơng
dân và các dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư của Chính phủ (Đề án 896).
- Giải trình: Hiện cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp đang trong q trình hồn thiện nên chưa thể cung cấp ngay đường truy
cập dữ liệu về nội dung cụ thể của công dân nên nếu cá nhân chỉ cung cấp số
CCCD/CMTND/Hộ chiếu còn thời hạn hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
đối với hộ kinh doanh sẽ gây khó khăn cho Cục Tần số vơ tuyến điện trong việc tra
cứu thông tin. Do vậy, Cục Tần số VTĐ đã bổ sung khoản 2 Điều 8 để sau khi hoàn
thành xây dựng các cơ sở dữ liệu, có thể trực tiếp tra cứu trên mạng thơng tin thì
khơng u cầu nộp bản sao các giấy tờ trên.
(Chi tiết tồn bộ các ý kiến góp ý được Cục Tần số VTĐ tiếp thu, giải trình tại

Phụ lục II trình kèm).
IV. Ý kiến góp ý đối với báo cáo đánh giá tác động của TTHC quy định
trong dự thảo Thơng tư của Văn phịng Bộ
- Ý kiến góp ý: Hiện nay, Cục Tần số VTĐ mới xác định và thực hiện đánh giá
tác động đối với 44 TTHC tại dự thảo Thông tư. Tuy nhiên, theo xác định của Văn
phòng, số TTHC được quy định tại dự thảo Thơng tư hiện tại có 53 TTHC (có danh
mục xác định TTHC kèm theo). Vì vậy, đề nghị Cục Cục Tần số VTĐ rà soát, xác định
và đánh giá tác động TTHC, đảm bảo đầy đủ, chính xác.
Giải trình: Cục Tần số VTĐ tiếp thu và bổ sung 09 TTHC vào báo cáo đánh giá
sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp đối với từng TTHC; báo cáo đánh giá tác động
của TTHC; báo cáo tính tốn chi phí tuân thủ TTHC.
- Ý kiến góp ý: Về các TTHC được quy định thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục
theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BTTTT ngày 04/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin
và Truyền thông về việc ban hành quy định về hoạt động vô tuyến điện nghiệp dư, đề
nghị Cục Tần số VTĐ thuyết minh rõ.
Giải trình: Tiếp thu ý kiến góp ý của VP Bộ, cơ quan soạn thảo bỏ quy định tại
khoản 2 Điều 32 và bổ sung một Điều 34 quy định về điều kiện, thủ tục cho thuê, cho
mượn đài vô tuyến điện nghiệp dư tại dự thảo Thơng tư.
- Ý kiến góp ý: Đề nghị Cục Cục Tần số VTĐ rà soát các VBQPPL liên quan,
để nghiên cứu đưa vào dự thảo Thông tư này, đáp ứng được yêu cầu “giảm tối đa số
lượng văn bản hiện hành có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc thẩm


9

quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ, Chính
phủ” mà Chính phủ đã chỉ đạo tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020.
Giải trình: Cục Tần số VTĐ đã báo cáo Lãnh đạo Bộ về sự cần thiết ban hành
Thông tư thay thế Thông tư 05/2015/TT-BTTTT trong năm 2021 nhằm giải quyết
vướng mắc trước mắt về việc cấp mới giấy phép đối với các thiết bị VTĐ đã được cấp

phép với thời hạn tối đa nhưng hết hạn và đã được Lãnh đạo Bộ đồng ý.
Theo Luật Tần số vơ tuyến điện, có 02 Thơng tư liên tịch hướng dẫn về cấp
giấy phép sử dụng tần số VTĐ (Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTTTT-BGTVT,
Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BBCVT-BNG-BCA). Do văn bản liên tịch cần có sự
thống nhất, phối hợp của các Bộ khác, không thuộc thẩm quyền ban hành riêng của Bộ
TTTT nên đề nghị tạm thời không đưa 02 văn bản liên tịch trên vào sửa đổi. Ngoài ra,
Cục Tần số VTĐ cũng đang thực hiện sửa đổi Luật Tần số VTĐ. Do đó, lộ trình thực
hiện Nghị quyết 68/NQ-CP là sau khi hồn thành sửa đổi Luật Tần số VTĐ, gộp các
Thông tư hướng dẫn cấp giấy phép tần số vô tuyến điện thành một văn bản QPPL.
(Chi tiết giải trình ý kiến góp ý đối với báo cáo đánh giá tác động của TTHC
quy định trong dự thảo Thông tư tại Phụ lục III trình kèm).
V. Ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế
Vụ Pháp chế có báo cáo thẩm định số 320/BC-PC ngày 16/6/2021 trong đó nhất
trí với sự cần thiết ban hành Thơng tư, nhất trí với việc tn thủ trình tự, thủ tục soạn
thảo văn bản đồng thời đề nghị Cục hồn chỉnh cách trình bày, rà sốt chỉnh sửa các
lỗi chính tả tại dự thảo Thơng tư. Ngồi ra Vụ Pháp chế đề nghị làm rõ 02 vấn đề:
1. Về việc bỏ thành phần hồ sơ là các giấy phép do Bộ TT&TT cấp
Vụ Pháp chế đề nghị thuyết minh thêm việc phối hợp để cung cấp các dữ liệu,
thông tin về các giấy phép (giấy phép thiết lập mạng viễn thơng, giấy phép hoạt động
báo chí, giấy phép hoạt động PTTH…) giữa các đơn vị liên quan trong Bộ hiện nay đã
đáp ứng thuận lợi việc tra cứu thông tin trong thời gian ngắn để phục vụ việc cấp phép
chưa.
Giải trình: Nghị định 47/2020/NĐ-CP về Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số
của cơ quan nhà nước quy định dữ liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan Nhà
nước được chia sẻ phục vụ các hoạt động của cơ quan Nhà nước hướng tới phục vụ
người dân, doanh nghiệp. Cục Tần số đã có buổi là việc với Phịng Kiểm sốt thủ tục
hành chính thuộc Văn phòng Bộ và thống nhất: đối với thành phần hồ sơ là giấy tờ do
các đơn vị thuộc Bộ TTTT cấp có thể chia sẽ, liên thơng, tra cứu thơng tin được thì
khơng u cầu nộp, thay vào đó khách hàng chỉ điền số giấy phép vào các mẫu bản
khai đề nghị cấp giấy phép tần số.

Hiện tại, Bộ TTTT đang xây dựng kế hoạch triển khai Đề án đổi mới thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thơng trong giải quyết TTHC của Bộ TTTT, theo đó, từ


10

nay đến cuối năm, các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh triển khai thực hiện việc số hóa tài
liệu, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các phần mềm ứng dụng của Hệ thống thông
tin giải quyết TTHC của Bộ với Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính
phủ. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu cho phép các đơn vị có thể tra cứu được toàn bộ nội
dung giấy phép đã được cấp. Trên cơ sở đó, Cục Tần số kính đề nghị Lãnh đạo Bộ
giao các đơn vị thuộc Bộ sớm triển khai liên thông cơ sở dữ liệu. Trong trường hợp
chưa tra cứu trực tuyến được, Cục Tần số đề nghị các đơn vị cấp giấy phép liên quan
(Cục Viễn thông, Cục Phát thanh truyền hình và thơng tin điện tử) có sao gửi Cục Tần
số một bản giấy phép khi cấp phép.
2. Về quy định đối với thiết bị giám sát hành trình tàu cá tại khoản 1 Điều
4 dự thảo Thơng tư
Vụ Pháp chế đề nghị giải trình thêm nội dung quy định tại khoản 1 Điều 4
“thiết bị giám sát hành trình tàu cá qua vệ tinh chỉ được sử dụng của các nhà cung
cấp dịch vụ trong nước”.
Giải trình: Điều 12 dự thảo Thông tư quy định rõ thành phần hồ sơ cấp mới
giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên
phương tiện nghề cá phải nộp “bản sao Hợp đồng sử dụng dịch vụ thông tin vệ tinh
của chủ tàu cá với doanh nghiệp viễn thông đã được Bộ TTTT cấp giấy phép đối với
thiết bị giám sát hành trình tàu cá qua vệ tinh”. Do vậy, khơng cần thiết quy định thiết
bị giám sát hành trình tàu cá qua vệ tinh chỉ được sử dụng của các nhà cung cấp dịch
vụ trong nước.
Trên cơ sở đó, Cục Tần số VTĐ đề xuất bỏ quy định trên tại khoản 1 Điều 4,
đồng thời để quản lý chặt chẽ, trong Mẫu giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến
điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá bổ sung điều kiện quy

định: “Thiết bị giám sát hành trình tàu cá qua vệ tinh chỉ được sử dụng dịch vụ thông
tin vệ tinh của các doanh nghiệp viễn thông đã được Bộ Thông tin và Truyền thông
cấp giấy phép”.
(Chi tiết các ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế và tiếp thu, giải trình của Cục
Tần số VTĐ được trình bày tại Phụ lục IV trình kèm).



×