Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

image_upload.file.a0fe86e64d6d7a2d.4c594b5f30312e30315f647420626320677472696e68207665204441204c7561742068646f6e6720677361742e646f63

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.82 KB, 10 trang )

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

/BC-UBTVQH13

Dự thảo

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2015

BÁO CÁO
Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý
dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Kính gửi: Các vị đại biểu Quốc hội,
Tại kỳ họp thứ 9 (tháng 6/2015), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự
án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Về cơ bản, các
vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật và tán thành
nhiều nội dung của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, các vị đại biểu Quốc hội cũng
góp nhiều ý kiến về các điều, khoản cụ thể. Ngay sau kỳ họp, Ủy ban thường
vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban pháp luật phối hợp với cơ quan
soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại
biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xin trình Quốc hội Báo cáo giải trình, tiếp
thu, chỉnh lý dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân như sau:
1. Về giải thích từ ngữ (Điều 3)
Có ý kiến đề nghị bổ sung giải thích khái niệm “chất vấn”, “giám sát văn


bản quy phạm pháp luật”, “lấy phiếu tín nhiệm”.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến đại biểu bổ sung giải thích
khái niệm “chất vấn” vào dự thảo Luật. Về khái niệm “lấy phiếu tín nhiệm”, đã
được quy định trong Nghị quyết số 85 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm,
bỏ phiếu tín nhiệm của người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu
hoặc phê chuẩn.
2. Về nguyên tắc hoạt động giám sát (Điều 4)
Có ý kiến đề nghị thể hiện lại Điều này để quy định theo hướng công tác
giám sát được tiến hành thường xuyên, bảo đảm khách quan, cơng khai, minh
bạch, trừ trường hợp để bảo đảm bí mật của nhà nước.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xin được tiếp thu ý kiến đại biểu và chỉnh lý
Điều này như trong dự thảo Luật.
3. Về thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân (Điều 6)
Có ý kiến đề nghị rà soát các quy định về thẩm quyền giám sát của Hội


2
đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân
để quy định cho phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt
động của Hội đồng nhân dân.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xin được báo cáo như sau: quy định trong dự
thảo Luật về thẩm quyền giám sát của từng chủ thể như Hội đồng nhân dân,
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân được xác định
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, địa vị pháp lý của các cơ quan đã được quy định
trong Hiến pháp và các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Các quy định này
cũng được xây dựng dựa trên tổng kết thực tiễn về hiệu quả, tính khả thi trong
việc thực hiện các thẩm quyền giám sát của các chủ thể nêu trên. Do đó, Ủy ban
thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát các quy định này và chỉnh lý như trong dự
thảo Luật.
4. Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

chịu sự giám sát (Điều 8)
Một số ý kiến đề nghị để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của giám sát thì
trong Luật cần bổ sung quy định về chế tài xử lý đối với đối tượng chịu sự
giám sát và các cơ quan liên quan trong trường hợp không giải quyết hoặc
không trả lời yêu cầu, kiến nghị của các chủ thể giám sát; quy định thời hạn các
cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải xử lý các kết luận, kiến nghị
giám sát; làm rõ giá trị pháp lý của kết luận, kiến nghị giám sát.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả
của hoạt động giám sát là nguyên tắc được đặt ra cho việc xây dựng dự án Luật
này. Tuy nhiên, quy định cụ thể như thế nào để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của
hoạt động giám sát cần dựa trên quy định về thẩm quyền của các cơ quan, tổ
chức trong Hiến pháp và các văn bản khác của pháp luật để bảo đảm tính thống
nhất của hệ thống pháp luật. Với tinh thần đó, dự thảo Luật đã được rà soát theo
các kiến nghị của đại biểu Quốc hội và được chỉnh lý theo hướng quy định rõ
thời hạn giải quyết kiến nghị, trách nhiệm báo cáo về việc thực hiện nghị quyết
giám sát...., đồng thời bổ sung các quy định nhằm tăng cường tính cơng khai,
minh bạch trong hoạt động giám sát, coi đây là yếu tố quan trọng quyết định
hiệu lực, hiệu quả của giám sát.
5. Về quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát (Điều 9)
- Có ý kiến đề nghị bổ sung quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu
nại đối với kết luận giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Có ý kiến đề
nghị quy định cụ thể cơ chế xem xét lại yêu cầu, kết luận, kiến nghị giám sát.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Luật khiếu nại
thì các kết luận giám sát khơng phải là đối tượng khiếu nại. Do đó, dự thảo
Luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có quyền đề nghị cơ
quan có thẩm quyền giám sát xem xét lại yêu cầu, kết luận, kiến nghị giám sát


3
liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức mình; trong trường hợp khơng tán

thành với u cầu, kết luận, kiến nghị giám sát thì tự mình hoặc báo cáo với
người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp để đề nghị Quốc hội, Uỷ
ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân
xem xét về các yêu cầu, kiến nghị đó.
- Có ý kiến đề nghị bổ sung vào Điều 9 quy định cụ thể thời gian được
thông báo trước về kế hoạch, nội dung giám sát hoặc nội dung được yêu cầu
báo cáo, trả lời theo quy định của pháp luật.
Ủy ban thường vụ Quốc hội hội nhận thấy, tại các điều liên quan tới các
hoạt động giám sát cụ thể (như các điều 17, 28, 43...) đều đã quy định về trách
nhiệm, thời hạn của chủ thể giám sát phải thông báo trước kế hoạch, nội dung
giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Do đó, đề nghị khơng
bổ sung nội dung này vào Điều 9.
- Một số ý kiến đề nghị chuyển khoản 3 Điều 9 quy định một số trường
hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền từ chối trả lời, cung cấp thông tin lên
khoản 1 Điều 8 của dự thảo Luật cho phù hợp. Có ý kiến đề nghị xác định rõ
những thông tin nào mà trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân
vẫn phải cung cấp để chủ thể giám sát thực hiện quyền giám sát của mình.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định tại khoản 3 Điều 9
Dự thảo Luật trình Quốc hội thì cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có
quyền từ chối trả lời, cung cấp những thông tin không thuộc phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó hoặc những thơng tin thuộc bí mật
nhà nước, vì các chủ thể này không thể cung cấp những thông tin không thuộc
phạm vi của mình được; đối với thơng tin thuộc bí mật nhà nước mà theo quy
định của Pháp lệnh về bảo vệ bí mật nhà nước chủ thể giám sát khơng thuộc
diện được tiếp cận thì cũng khơng thể cung cấp được; còn nếu chủ thể giám sát
thuộc diện được tiếp cận thì đối tượng chịu sự giám sát vẫn phải cung cấp cho
chủ thể giám sát. Tuy nhiên, để bảo đảm sự chặt chẽ của quy định tránh việc
lạm dụng, gây khó khăn, cản trở, né tránh hoạt động giám sát, tiếp thu ý kiến
đại biểu, xin được chuyển nội dung của khoản này từ quyền của đối tượng giám
sát sang trở thành quyền của chủ thể giám sát quy định tại khoản 1 Điều 8 và

thể hiện lại như trong dự thảo Luật.
6. Về tham gia giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 10)
- Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định tăng cường vai trò giám sát, phản
biện xã hội của Nhân dân.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, phạm vi điều chỉnh của Luật này
là quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân chứ
không quy định về việc Nhân dân trực tiếp giám sát đối với các cơ quan nhà
nước. Việc tham gia giám sát của Nhân dân đã được quy định tại nhiều văn bản
như Luật mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp


4
luật, Luật đất đai, Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và một
số văn bản pháp luật khác. Do đó, đề nghị khơng bổ sung vấn đề này trong dự
thảo Luật.
7. Về chương trình giám sát của Quốc hội (Điều 13)
- Có ý kiến đề nghị Quốc hội quyết định chương trình giám sát của Quốc
hội theo mốc thời gian như quy định của Luật hiện hành là vào kỳ họp cuối năm
của năm trước để bảo đảm tính thời sự của vấn đề giám sát.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc trình Quốc hội xem xét, quyết
định chương trình giám sát hàng năm tại kỳ họp đầu năm của năm trước sẽ tạo
thuận lợi cho các cơ quan có trách nhiệm trong việc ban hành kế hoạch và tổ
chức thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội. Hơn nữa, chương trình giám
sát của Quốc hội cũng là căn cứ để các cơ quan của Quốc hội quyết định chương
trình giám sát cụ thể của mình. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định việc
xem xét, quyết định chương trình giám sát hàng năm của Quốc hội như trong dự
thảo Luật.
- Có ý kiến đề nghị bổ sung làm rõ cơ quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc
hội trong việc tập hợp, tổng hợp đề nghị, kiến nghị về chương trình giám sát
của Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến đại biểu và đã quy định
tại Điều 13 của dự thảo Luật là giao Văn phòng Quốc hội thực hiện nhiệm vụ
này.
8. Về việc Quốc hội xem xét báo cáo (Điều 14), Hội đồng nhân dân
xem xét báo cáo (Điều 61)
Có ý kiến đề nghị rà soát, bổ sung quy định về các loại báo cáo Quốc
hội, Hội đồng nhân dân xem xét, tránh liệt kê không đầy đủ; ý kiến khác đề
nghị bổ sung một số loại báo cáo như báo cáo công tác của Hội đồng dân tộc,
Ủy ban của Quốc hội, của các Ban của Hội đồng nhân dân....
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát các loại báo cáo được quy
định trong dự thảo Luật nhằm bảo đảm quy định đầy đủ, rõ ràng về các loại báo
cáo phù hợp với thẩm quyền xem xét của Quốc hội đã được quy định trong
Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức chính quyền địa phương và
một số văn bản pháp luật có liên quan và chỉnh lý như trong dự thảo Luật.
9. Về xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội (Điều 15)
- Qua thảo luận về vấn đề này có hai loại ý kiến như sau:
Loại ý kiến thứ nhất: đề nghị quy định chung một quy trình về việc
Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái Hiến pháp với


5
việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái luật, nghị quyết của
Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Loại ý kiến thứ hai: tán thành quy định quy trình riêng về việc Quốc
hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái Hiến pháp và việc
Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái luật, nghị
quyết của Quốc hội theo đề nghi của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch
nước và mở rộng thêm đối với cả một số chủ thể khác được đề nghị như
Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao,

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc đại biểu Quốc hội
như dự thảo đã trình Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc chỉ quy định chung một quy
trình về việc Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái
Hiến pháp với việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái luật,
nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch nước như loại ý kiến thứ nhất là bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến
pháp, thống nhất với Điều 15 của Luật tổ chức Quốc hội mới được Quốc hội
thông qua và không bị trùng lặp về quy trình như loại ý kiến thứ hai. Do đó, đề
nghị Quốc hội cho gộp Điều 16 và Điều 17, Điều 26 và Điều 27 trong dự thảo
Luật đã trình Quốc hội và thể hiện lại như tại Điều 15, Điều 25 của dự thảo
Luật.
- Có ý kiến đề nghị trong Luật mở rộng quy định về giám sát văn bản
thay cho giám sát các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, cá nhân
chịu sự giám sát.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, do tính chất quan trọng và diện
áp dụng rộng rãi của văn bản quy phạm pháp luật, cho nên dự thảo Luật đã đặt
ra quy định riêng về việc giám sát đối với văn bản quy phạm pháp luật; còn
giám sát đối với các văn bản khác thì đã nằm trong nội dung giám sát chung về
hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành
Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ cách quy định như
trong dự thảo Luật.
10. Về chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn
(các điều 16, 27, 62 và 71)
- Một số ý kiến tán thành với quy định về chất vấn và trình tự, thủ tục
trong việc thực hiện hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, kỳ họp Hội đồng
nhân dân, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp Thường trực Hội
đồng nhân dân như trong dự thảo Luật trình Quốc hội. Một số ý kiến cho rằng
việc lựa chọn nhóm vấn đề để đưa ra chất vấn trước Quốc hội khó bảo đảm sự

khách quan, khó phản ánh hết ý chí, kiến nghị của cử tri, vấn đề mà xã hội quan


6
tâm; đề nghị quy định rõ khi trả lời chất vấn bằng văn bản, người trả lời chất vấn
phải trả lời trực tiếp.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, tại Điều 80 của Hiến pháp và
Điều 32 của Luật tổ chức Quốc hội đã quy định người bị chất vấn phải trả lời
trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong
thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản. Do vậy, để bảo đảm phù hợp
với quy định của Hiến pháp, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện Quốc
hội, Hội đồng nhân dân ở nước ta hoạt động theo kỳ họp, căn cứ chương trình
kỳ họp, phiên họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu
chất vấn của đại biểu, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân
dân, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định thời gian, nhóm vấn đề chất
vấn và người bị chất vấn. Trong trường hợp chưa đồng ý với việc trả lời chất
vấn, đại biểu có thể chất vấn lại vấn đề mình quan tâm tại phiên chất vấn.
Đồng thời, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, trong dự thảo Luật đã sửa
đổi, bổ sung quy định rõ về quy trình chất vấn, trả lời chất vấn và trong trả lời
chất vấn bằng văn bản, người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời.
- Có ý kiến đề nghị làm rõ trường hợp cần thiết được trả lời chất vấn
bằng văn bản là những trường hợp nào để bảo đảm sự công khai, minh bạch.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xin được tiếp thu ý kiến đại biểu và đã bổ
sung quy định các trường hợp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng
nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cho trả lời chất vấn bằng văn bản tại
các điều 16, 27, 62 và 71 như trong dự thảo Luật.
11. Về giám sát chuyên đề của Quốc hội (Điều 17), giám sát chuyên đề
của Hội đồng nhân dân ( Điều 64)
- Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định Quốc hội, Hội đồng nhân dân ban

hành Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát để giám sát chuyên đề và
trong đó phải xác định rõ đối tượng, phạm vi và nội dung giám sát, thành phần
Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xin được tiếp thu ý kiến của đại biểu và đã
bổ sung vào trong dự thảo Luật.
- Có ý kiến cho rằng thời hạn thơng báo trước chương trình và thành
phần Đồn giám sát là 07 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ
quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát như trong dự thảo Luật là quá ngắn, đề
nghị nâng lên 10 hoặc 15 ngày.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến nêu trên và đã chỉnh lý
thời hạn quy định tại Điều này và các điều về giám sát chuyên đề của Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân là “10 ngày” cho phù hợp.


7
12. Về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (các điều
19, 20, 65 và 66)
Qua thảo luận về vấn đề này có hai loại ý kiến
- Loại ý kiến thứ nhất: tán thành trong Luật chỉ quy định chung có tính
ngun tắc về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ
chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn và đề nghị bổ
sung thêm một số quy định về quy trình có tính ngun tắc vào dự thảo Luật,
cịn quy trình, thủ tục cụ thể sẽ tiếp tực thực hiện theo của Nghị quyết số
85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về vấn đề này.
- Loại ý kiến thứ hai: đề nghị thu hút các quy định về lấy phiếu tín nhiệm,
bỏ phiếu tín nhiệm tại Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội vào trong
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để thể hiện cho
thống nhất, dễ theo dõi, dễ thực hiện và tránh tình trạng hoạt động giám sát của
Quốc hội, Hội đồng nhân dân được quy định trong nhiều văn bản pháp lý khác
nhau.

Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, Nghị quyết số 85/2014/QH13 về
lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội
đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn mới được Quốc hội thông qua đã quy định
chi tiết về thời điểm, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung thêm vào dự thảo Luật một số quy
định mang tính nguyên tắc về quy trình lấy phiếu tín nhiệm, quy trình bỏ phiếu
tín nhiệm, còn các vấn đề cụ thể khác sẽ tiếp tục được thực hiện theo Nghị quyết
của Quốc hội, bảo đảm sự tương quan trong quy định về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ
phiếu tín nhiệm trong Luật so với những hình thức giám sát khác của Quốc hội.
13. Về giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc
hội (Điều 45)
- Có ý kiến đề nghị rà soát và bổ sung quy định tăng cường sự tham gia
của các chuyên gia, đối tượng chịu sự tác động của của chính sách tại các
phiên giải trình để những ý kiến phát biểu của đối tượng này sẽ đảm bảo khách
quan, mang tính phản biện cao hơn, giúp cho việc xây dựng pháp luật, chính
sách sát với thực tiễn, khả thi.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xin được tiếp thu ý kiến đại biểu và bổ sung
vào dự thảo Luật.
14. Về giám sát văn bản của đại biểu Quốc hội, Đồn đại biểu Quốc
hội (Điều 53)
- Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về trường hợp cơ quan, cá nhân đã
ban hành văn bản không thực hiện kiến nghị giám sát hoặc thực hiện nhưng
không đáp ứng được yêu cầu thì đại biểu Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ


8
Quốc hội xem xét theo quy định của pháp luật.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xin được tiếp thu ý kiến này của đại biểu và
đã bổ sung vào dự thảo Luật.

- Có ý kiến đề nghị quy định rõ trường hợp đại biểu Quốc hội tự mình
tiến hành giám sát thì có quyền mời các thành phần khác tham gia giám sát.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, trong dự thảo Luật đã quy định
về hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội theo hướng quy định đại biểu
Quốc hội có quyền mời chuyên gia tư vấn về những vấn đề mà đại biểu Quốc
hội thấy cần thiết; đồng thời, quy định trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội
tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội như tại Điều 53 của
dự thảo Luật.
15. Về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của đại
biểu Quốc hội (Điều 57)
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin
của đại biểu và trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu yêu cầu trong hoạt
động giám sát để phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 80 của Hiến pháp.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xin được tiếp thu ý kiến đại biểu và đã bổ
sung tại Điều 57 quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu chậm nhất là 5 ngày
kể từ ngày nhận được yêu cầu.
16. Về thầm quyền của Hội đồng nhân dân trong việc xem xét kết
quả giám sát (Điều 67)
Có ý kiến đề nghị bổ sung một khoản quy định việc Hội đồng nhân dân
ra nghị quyết về kết quả giám sát khi cần thiết.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự thảo Luật đã có quy định về
những trường hợp Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về kết quả giám sát như:
nghị quyết về chất vấn (Điều 62), nghị quyết xem xét văn bản có dấu hiệu trái
Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên (Điều 63), nghị quyết
giám sát chuyên đề (Điều 64). Do vậy, đề nghị không quy định nội dung trên
đây tại Điều 67.
17. Về giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân
- Một số ý kiến đề nghị trong Luật này cần có những sửa đổi, bổ sung để
quy định về hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân từng cấp

cho phù hợp với thực tế, bảo đảm tính khả thi. Có ý kiến đề nghị tiếp tục kế
thừa quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền, trách nhiệm giám sát
của Thường trực Hội đồng nhân dân ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Có ý kiến đề
nghị quy định thẩm quyền giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân ở cả 3
cấp phải thống nhất như nhau.


9
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, thẩm quyền giám sát của Thường
trực Hội đồng nhân dân các cấp đã được pháp luật hiện hành quy định; thực tế
thực hiện quy định này vẫn đang phát huy hiệu quả. Hơn nữa, theo quy định
của Luật tổ chức chính quyền địa phương mới được Quốc hội thơng qua thì
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã đã được tăng cường về tổ chức. Vì vậy,
tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật tiếp tục kế thừa pháp luật hiện
hành và quy định Thường trực Hội đồng nhân dân ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã
đều có thẩm quyền giám sát cơ bản giống nhau, trừ đối với cấp xã thì Hội đồng
nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân khơng có nội dung giám sát đối với
Tòa án và Viện kiểm sát để phù hợp với cơ cấu tổ chức của cấp xã.
18. Về giám sát chuyên đề của Ban của Hội đồng nhân dân (Điều 82)
Có ý kiến đề nghị đối với Ban của Hội đồng nhân dân khơng quy định
việc thành lập Đồn giám sát để giám sát chuyên đề.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, với tư cách là cơ quan chuyên
môn của Hội đồng nhân dân, việc tăng cường hoạt động giám sát chuyên đề ở
các Ban của Hội đồng nhân dân là cần thiết, giúp cho Hội đồng nhân dân có
thêm căn cứ vững chắc để quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn
của mình. Do vậy, đề nghị giữ quy định về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề
của Ban của Hội đồng nhân dân như trong dự thảo Luật.
19. Về giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
Qua thảo luận về vấn đề này có hai loại ý kiến như sau:
Loại ý kiến thứ nhất: đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định Tổ đại

biểu Hội đồng nhân dân là chủ thể có thẩm quyền giám sát để tăng cường và
nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân. Ý kiến này cho rằng, qua
tổng kết thực tế cho thấy ở một số Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, việc giám sát
của các đại biểu Hội đồng nhân dân thông qua các Tổ đại biểu Hội đồng nhân
dân đã phát huy vai trị tích cực trong hoạt động giám sát.
Loại ý kiến thứ hai: đề nghị không quy định trong dự thảo Luật về hoạt
động giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, vì cho rằng Tổ đại biểu Hội
đồng nhân dân chỉ là hình thức tổ chức hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân
dân khơng có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, trong Luật tổ chức chính quyền
địa phương vừa được Quốc hội thông qua đã quy định về thẩm quyền giám sát
của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và coi đây là chủ thể
giám sát độc lập. Do đó, đề nghị Quốc hội cho bổ sung vào dự thảo Luật hoạt
động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân chủ thể giám sát là Tổ đại
biểu Hội đồng nhân dân và bổ sung một số quy định về giám sát của Tổ đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện để bảo đảm thống nhất với Luật tổ
chức chính quyền địa phương.


10
20. Về bảo đảm kinh phí và tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của
Quốc hội, Hội đồng nhân dân (Điều 92)
Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung làm rõ trách nhiệm của cơ quan phục
vụ hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho phù hợp với
Luật tổ chức chính quyền địa phương.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xin được tiếp thu ý kiến này và đã chỉnh lý
trong dự thảo Luật.
Ngoài những vấn đề nêu trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các
cơ quan hữu quan tiếp thu nhiều ý kiến khác của các vị đại biểu Quốc hội về
nội dung, kỹ thuật lập pháp và chỉnh lý như trong dự thảo Luật.

*
*

*

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Trên đây là Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật hoạt động
giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin
kính trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Nơi nhận:
- Như trên;
- E-pas:

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHĨ CHỦ TỊCH

ng Chu Lưu



×