Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM bồi dưỡng học sinh giỏi phần cấu trúc của tế bào – sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.82 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN CẤU TRÚC CỦA TẾ
BÀO – SINH HỌC 10

Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
SKKN thuộc lĩnh vực:

THANH HÓA NĂM 2022

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC
lục
I. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Cơ sở lí luận
2.2 Thực trạng nghiên cứu
2.3 Giải quyết vấn đề
Phần I: Tế bào nhân sơ
A. Lí thuyết cơ bản


B. Câu hỏi ôn tập
Phần II: Tế bào nhân thực
A. Lí thuyết cơ bản
B. Câu hỏi ơn tập
Phần III: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
A. Lí thuyết cơ bản
B. Câu hỏi ôn tập
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
II. Nội dung

Trang

Mục
1

1
1
2
2
2
3
4
4
4
5
6

6
9
15
15
17
19
19
19
20
20
2

2
2


I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chon đề tài
Trong những năm gần đây, trước sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước,
nền giáo dục nước nhà đang đóng vai trị quan trọng trong việc “nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để hồn thành tốt cơng cuộc cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến kịp và hội nhập với các nước trong
khu vực nói riêng và tồn cầu nói chung.
Từ thực tế đó đặt ra cho ngành giáo dục khơng những có nhiệm vụ đào tạo
tồn diện cho thế hệ trẻ mà phải có chức năng phát hiện, bồi dưỡng tri thức, năng
khiếu cho học sinh nhằm đào tạo các em trở thành những nhà khoa học mũi nhọn
trong từng lĩnh vực. Và nhiệm vụ cấp thiết đó là việc bồi dưỡng học sinh giỏi,
tuyển chọn các em có năng khiếu thực sự trong từng bộ môn, từng lĩnh vực. Vấn
đề này đã được các cấp chính quyền, các cấp lãnh đạo, nhà trường, gia đình và
bản thân các em học sinh hết sức quan tâm, chú trọng đến. Do đó việc phát hiện,

bồi dưỡng học sinh giỏi đã trở thành vấn đề cấp thiết, ln ln được quan tâm,
và có sự đầu tư lớn.
Để đạt được kết quả cao trong công tác này, mỗi nhà trường, mỗi thầy cô
giáo luôn có một chiến lược, một phương pháp riêng cho mình để bồi dưỡng học
sinh. Tuy nhiên một trong những phương pháp khơng thể thiếu được đó là đào tạo
theo hướng phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và vận dụng các kiến thức
khoa học để giải quyết vấn đề. Vì vậy trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều tài
liệu được biên soạn, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trên của cả giáo viên và học
sinh.
Qua thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Tơi đã nghiên
cứu, tìm tịi và nhận thấy: Mơn Sinh học cũng đã có rất nhiều tài liệu bồi dưỡng
học sinh giỏi. Tuy nhiên chương trình mới tập trung chủ yếu vào nội dung phần di
truyền, biến dị, tiến hóa, sinh thái... thuộc sinh học lớp 12, mà nội dung bồi dưỡng
học sinh giỏi khối 10, 11 còn hạn chế, chưa được khai thác nhiều. Vì vậy những
nội dung đối với các em học sinh, đặc biệt là học sinh các trường khơng chun
cịn ít tiếp xúc và chưa tìm hiểu sâu. Lượng kiến thức đa phần mới dừng lại ở mức
thơng hiểu. Do đó để giúp các em dễ tiếp cận với kiến thức, có thể tự học, tự
nghiên cứu, đồng thời có thêm những kiến thức nâng cao, chuyên sâu hơn phục
vụ cho viêc ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề:
“Bồi dƣờng học sinh giỏi phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10” trong phạm
vi đề tài nghiên cứu này.
Tơi hy vọng đây có thể sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho bản thân,
cho đồng nghiệp, và cho học sinh trong quá trình dạy và học.

3
3


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa lại lí thuyết phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10

- Xây dựng hệ thống câu hỏi cơ bản và nâng cao phần Cấu trúc của tế bào – Sinh
học 10
- Từ đó cung cấp tài liệu cho cả giáo viên và học sinh tham khảo, vận dụng vào
công tác giảng dạy, rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi.
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi
phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Trong q trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi của trường tôi đã sưu tầm,
nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phần Cấu trúc của tế bào. Đặc biệt tôi đã
tham khảo rất nhiều nội dung trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, đề
Olimpic 30 – 4 của các tỉnh trong những năm gần đây để có thể tổng kết, khái
quát nội dung kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu.[1]
1.4.2. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến bằng hỏi
Trong quá trình sưu tầm tài liệu, giảng dạy và xây hệ thống kiến thức tôi đã trao
đổi với đồng nghiệp về kiến thức cũng như phương pháp dạy học. Từ đó giúp tơi
có thể xây dựng được những kiến thức chuẩn nhất với phương pháp phù hợp nhất
cho đề tài nghiên cứu của mình. [1]
1.4.3. Phƣơng pháp chuyên gia
Khi xây dựng nội dung của sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã gặp gỡ, trao đổi
với các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, lắng nghe tư vấn của chuyên gia để
định hướng cho việc xây dựng và triển khai đề tài nghiên cứu. [1]
1.4.4. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực tế
Thông qua hình thức trưng cầu ý kiến, tiếp xúc trao đổi với các giáo viên của
trường, cũng như trao đổi với các em học sinh để tìm hiểu hiệu quả và tính khả
thi của đề tài nghiên cứu.
Tơi cũng đã xây dựng và thử nghiệm trên học sinh, từ đó quan sát, thống kê kết
quả đạt được. Đồng thời cũng rút ra những thiếu sót để hồn thiện hơn nữa đề tài
nghiên cứu của mình.

II. NỘI DUNG
4
4


2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng học sinh giỏi
Công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi, đội ngũ công dân tương lai
của đất nước đồng hành với sự phát triển trí tuệ vượt bậc, toàn diện là mục tiêu
quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo. Công tác này đã được Đảng và Nhà
nước ta coi là một trong ba mục tiêu chiến lược của nền giáo dục nước nhà. Thực
hiện công việc bồi dưỡng học sinh giỏi tức là giáo viên trực tiếp tác động đến học
sinh bằng việc giáo dục tri thức, rèn luyện kỹ năng, hướng dẫn học sinh giải quyết
vấn đề, bổ sung kiến thức còn thiếu ở các em, định hướng và phát huy năng lực tự
học, tự nghiên cứu…Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là cần thiết bởi nó quyết định
đến hiệu quả cuối cùng là học sinh được trang bị những kiến thức vững chắc và
cũng từ đó tính sáng tạo của các em mới được phát triển.
Mặt khác, kết quả học sinh giỏi là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển
của một trường học. Thành tích học sinh giỏi khẳng định uy tín của nhà trường.
Vì vậy thực tế ở các trường hiện nay, việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã được thực
hiện với sự đầu tư lớn và mang lại những kết quả rất khả quan.
2.1.2. Xây dựng tài liệu bồi dƣỡng học sinh giỏi
Theo GS. TS. Đinh Quang Báo, việc biên tập các tài liệu để phục vụ cho
học sinh nghiên cứu phải đảm bảo nguyên tắc hệ thống của nội dung bộ mơn. Vừa
đảm bảo được tính liên tục có kế thừa, vừa phải đảm bảo tính khoa học cao,
nhưng lại phải phù hợp với khả năng lĩnh hội của học sinh.
Theo nguyên lí hoạt động nhận thức của vỏ não trong việc tiếp nhận thơng
tin, thì chỉ khi được trang bị kiến thức nền phù hợp người học mới có thể chủ
động nghiên cứu hiệu quả các chuyên đề khoa học, khi đó người học mới có khả
năng phát huy tối đa năng lực khai thác kiến thức và vận dụng chúng.

Xuất phát từ những cơ sở lí luận trên, để tạo thuận lợi trong cơng tác bồi
dưỡng học sinh giỏi đồng thời giúp các em học sinh có thể tiếp cận với những
kiến thức có hệ thống và phù hợp với năng lực của bản thân tôi đã xây dựng và
biên soạn chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học
10 với mong muốn mang lại hiệu quả cao trong dạy và học.
2.2. Thực trạng nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm tình hình trƣờng lớp của đối tƣợng nghiên cứu
Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu và
cơng đồn nhà trường.

5
5


- Bản thân có trình độ chun mơn nghiệp vụ tốt. Ln tích cực chủ động tự học
hỏi, nghiên cứu, tìm tịi, khám phá, vận dụng cơng nghệ thơng tin để tích lũy
kiến thức nhằm nâng cao trình độ chun môn phục vụ công tác giảng dạy và
bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh và
học sinh giỏi Olimpic.
- Các em học sinh đa phần chăm ngoan, có ý thức học tập tốt.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong quá trình nghiên cưu, xây dựng đề tài này
tơi cũng gặp phải những khó khăn như sau:
- Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị vẫn cịn hạn chế. Thư viện trường cũng
chưa có nhiều tài liệu tham khảo nghiên cứu.
- Học lực của các em học sinh không đều, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm
đến việc học tập của con em mình. Đặc biệt một số phụ huynh do áp lực tâm lí
nên khơng muốn cho con em mình tham gia đội tuyển học sinh giỏi mơn Sinh học

vì lí do chọn trường đại học, chọn khối thi.
2.2.2. Thực trạng của việc ôn luyên học sinh giỏi phần Cấu trúc của tế bào –
Sinh học 10
Sinh học là một bộ mơn khoa học khó và mang tính chất trừu tượng cao vì
nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các q trình sống trong cơ thể. Trong đó có
những lĩnh vực như Sinh học tế bào và cụ thể hơn như phần Cấu trúc của tế bào
chúng ta không thể quan sát thấy bằng mắt thường mà phải sử dụng tới các trang
thiết bị nhất định mới nghiên cứu được. Vì vậy học sinh tiếp cận kiến thức chủ
yếu trên sách vở tài liệu mà khó tiếp cận bằng thực nghiệm.
Trong q trình giảng dạy bộ mơn Sinh học khối 10 chính khóa tại trường,
tơi cịn nhận thấy một thực tế: trong phân phối chương trình thời gian dạy phần
Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10 (chương trình chuẩn) có 5 tiết. Như vậy thời
lượng chương trình cịn ít, nên giáo viên cũng khơng có điều kiện cung cấp thêm
những kiến thức nâng cao cho các em.
Mặt khác, những năm gần đây nội dung thi đại học và thi học sinh giỏi cấp tỉnh
chủ yếu tập trung vào khai thác nội dung chương trình Sinh học lớp 12. Do đó tài
liệu tham khảo cũng chủ yếu thuộc các phần di truyền, biến dị, tiến hóa, sinh
thái... mà tài liệu về phần Cấu trúc tế bào cịn ít. Vì vậy cũng làm hạn chế khả
năng tự học, tự nghiên cứu của các em học sinh.
Tuy nhiên hàng năm trong đề thi học sinh giỏi cấp trường, kì thi Olimpic, thi học
sinh giỏi cấp tỉnh năm 2016 – 2017, hay thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc
gia... thì nội dung phần Cấu trúc của tế bào vẫn luôn luôn được đề cập. Từ thực
trạng trên, cùng với việc tìm hiểu, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với đồng
6
6


nghiệp trong và ngồi trường, tơi cho rằng: để giúp các em học tập tốt, có được
những kĩ năng tốt, để có được kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi các cấp thì
việc hệ thống và nâng cao kiến thức phần Cấu trúc của tế bào là rất cần thiết. Nó

sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giảng dạy và học tập của các em học sinh.
2.3. Giải quyết vấn đề
Với mục tiêu và thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số nội dung của đề tài nghiên
cứu như sau:
- Khái quát hóa lại kiến thức phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập phần Cấu trúc của tế bào - Sinh học lớp 10
nhằm củng cố, nâng cao và vận dụng kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh.
PHẦN I: TẾ BÀO NHÂN SƠ
A. KHÁI QUÁT LÍ THUYẾT
-

-

-

-

-

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
Gồm 3 thành phần: màng sinh chất, chất nguyên sinh và vùng nhân.
Chưa có nhân hồn chỉnh.
Chưa có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
Kích thước nhỏ, khoảng từ 1- 5µm → tỉ lệ diện tích / thể tích lớn, giúp tế bào
trao đổi chất với môi trường nhanh → tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh. II.
Cấu tạo tế bào nhân sơ
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
a. Thành tế bào
Là thành murein. Ở các nhóm vi khuẩn thành tế bào có thành phần hóa học là

peptiđôglican: cấu tạo từ các chuỗi cacbohydrat liên kết với nhau bằng các đoạn
polypeptit ngắn.
Chức năng: quy định hình dạng tế bào, bảo vệ tế bào.
Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia
thành 2 nhóm. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm gram thì: Vi khuẩn gram
dương: bắt màu tím, thành dày; còn vi khuẩn gram âm: bắt màu đỏ, thành mỏng.
Ý nghĩa của phương pháp nhuộm gram: phân biệt được loại vi khuẩn là gram
dương hay âm để sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu nhằm tiêu diệt
từng loại vi khuẩn gây bệnh đạt hiệu quả cao.
Một số tế bào vi khuẩn cịn có thêm vỏ nhầy, bảo vệ tế bào chống lại sự tiêu diệt
của bạch cầu.
7
7


b. Màng sinh chất
- Cấu tạo: Cấu tạo theo mô hình khảm động: gồm prơtêin và lớp kép photpholipit.
- Chức năng: Trao đổi chất với mơi trường một cách có chọn lọc, tiếp nhận thơng
tin từ mơi trường bên ngồi, bảo vệ tế bào.
c. Roi (tiên mao): Giúp vi khuẩn di chuyển.
d. Lông (nhung mao): Giúp vi khuẩn dễ bám vào bề mặt tế bào vật chủ.
-

a.

b.

2. Tế bào chất
Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân.
Gồm 2 phần: + Bào tương: Một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu

cơ và vô cơ, chứa các hạt dự trữ là tinh bột.
+ Ribôxôm: Loại 70s, chưa có màng bao bọc, cấu tạo từ protein và rARN, là nơi
tổng hợp protein. 3. Vùng nhân
Cấu tạo: Chưa có màng bao bọc. Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vịng, khơng liên
kết với protein.
Một số vi khuẩn cịn chứa plasmit trong tế bào chất, đây là cấu trúc ADN dạng
vịng, kích thước nhỏ, có khả năng tự nhân đơi độc lập với ADN của vi khuẩn.
Chức năng: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Chứa vật chất di truyền
của tế bào.
B. CÂU HỎI ƠN TẬP
Câu 1: Trình bày chức năng cơ bản của mỗi bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn?
Bộ phận cấu tạo
Vỏ nhầy
Thành tế bào
Lông và roi
Màng sinh chất
Tế bào chất
- Bào tương
- Ribôxôm
Vùng nhân

Hƣớng dẫn trả lời
Chức năng
Bảo vệ
Bảo vệ, quy định hình dạng tế bào
Lơng: giúp vi khuẩn bám trên bề mặt vật chủ Roi:
giúp vi khuẩn di chuyển
Trao đổi chất với môi trường, và bảo vệ tế bào

Nơi diễn ra các phản ứng sinh hoá trong tế bào

Nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào
Điều khiển hoạt động sống của tế bào Thực
hiện chức năng di truyền
Câu 2: Người ta đã sử dụng phương pháp nào để phân biệt được 2 loại vi khuẩn
gram dương và gram âm? Ý nghĩa của phương pháp đó?
Hƣớng dẫn trả lời
* Sử dụng phương pháp nhuộm gram: vi khuẩn gram dương: bắt màu tía, cịn vi
khuẩn gram âm: bắt màu đỏ
8
8


* Ý nghĩa:
- Để thấy sự khác biệt giữa 2 chủng vi khuẩn gram dương và gram âm.
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây
bệnh đạt hiệu quả cao mà không làm tổn thương đến tế bào người.
Câu 3: 1. Vì sao tính kháng ngun của vi khuẩn gây bệnh có liên quan đến màng
nhày?
2. Vì sao các vi sinh vật sống ở vùng Bắc cực, Nam cực vẫn sinh trưởng bình
thường?
Hƣớng dẫn trả lời
1. Tính kháng ngun của vi khuẩn liên quan tới màng nhày vì: Màng nhày có tác
dụng hạn chế khả năng thực bào, làm tăng cường khả năng độc lực đối với tế bào
vi khuẩn gây bệnh. Do cấu trúc hóa học của màng nhày là polisaccarit có ít
lipoprotein nên có liên quan đến tính kháng nguyên của vi khuẩn.
2. Các vi khuẩn sống ở vùng Bắc cực, Nam cực vẫn sinh trưởng bình thường vì: Trong tế bào các enzim, các protein vận chuyển chất dinh dưỡng và các riboxom
của các vi sinh vật này có khả năng hoạt động bình thường ở nhiệt độ thấp. Màng sinh chất của chúng chứa nhiều axit béo không no giúp tăng cường trạng
thái lỏng, mềm mại của màng. Trong điều kiện lạnh giá, quá trình trao đổi chất
vẫn diễn ra bình thường.
PHẦN II: TẾ BÀO NHÂN THỰC

A. KHÁI QUÁT LÍ THUYẾT
-

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
Kích thước tế bào lớn từ 10 – 100 µm, cấu tạo phức tạp.
Gồm 3 thành phần: màng sinh chất, chất nguyên sinh và nhân.
Nhân có màng bao bọc gọi là nhân thực.
Chất nguyên sinh chứa hệ thống nội màng, có các bào quan có màng bao bọc.
II. Cấu trúc tế bào 1. Nhân tế bào
* Cấu tạo: Hình cầu, đường kính khoảng 5 µm. Có cấu trúc màng kép giống cấu
tạo của màng sinh chất, có nhiều lỗ nhân. Bên trong dịch nhân chứa: các NST và
nhân con
+ NST được cấu tạo từ ADN dạng thẳng liên kết với protein histon.
+ Nhân con (hạch nhân): Là một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với
phần còn lại của chất nhiễm sắc. Gồm chủ yếu là protein (80% - 85%) và rARN. *
Chức năng: Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
9
9


2. Tế bào chất
Chứa nhiều bào quan, trong đó có nhiều bào quan có màng bao bọc
2.1. Lƣới nội chất
- Là hệ thống màng đơn gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau.
- Bao gồm:
+ Lưới nội chất hạt: là một hệ thống xoang dẹp một đầu nối với màng nhân, một
đầu nối với lưới nội chất trơn, có đính nhiều riboxom. Có chức năng tổng hợp
protein cho tế bào và protein tiết ra ngồi. Ví dụ: Trong cơ thể người tế bào bạch
cầu, tế bào tuyến yên, tế bào thần kinh... có lưới nội chất hạt phát triển.
+ Lưới nội chất trơn: hệ thống xoang hình ống nối với lưới nội chất hạt, khơng

đính hạt riboxom mà đính nhiều enzim có chức năng tham gia tổng lipit, chuyển
hóa đường, phân hủy chất độc. Ví dụ: Tế bào tuyến tụy, tế bào gan, tế bào ruột
non, tế bào tuyến nhờn… có hệ thống lưới nội chất trơn phát triển.
2.2. Riboxom
* Cấu tạo: Khơng có màng bao bọc, gồm protein liên kết với rARN. Một
riboxom gồm hai tiểu phần lớn và tiểu phần bé. Bình thường chúng tách nhau ra
và chỉ liên kết với nhau trong quá trình tổng hợp protein. Ở tế bào chất của tế
bào nhân thực chứa riboxom có kích thước lớn 80s, cịn trong các bào quan của
tế bào nhân thực chứa riboxom có kích thước nhỏ 70s.
* Chức năng: tổng hợp protein cho tế bào.
2.3. Bộ máy gơngi
* Cấu tạo: Là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống các túi màng
dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau theo hình vịng
cung.
* Chức năng
- Như một phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
- Tổng hợp các phân tử polysaccarit cấu trúc nên thành tế bào ở thực vật.
- Trong tế bào protein được tổng hợp ở riboxom nằm trên lưới nội chất hạt vận
chuyển đến bộ máy gôngi bằng túi tiết. Tại bộ máy gôngi protein được gắn thêm
các hợp chất khác tao thành sản phẩm hồn chỉnh, rồi lại được bao gói trong túi
tiết và vận chuyển đến khắp nơi trong tế bào hoặc ra khỏi tế bào.
2.4. Ti thể
* Cấu tạo: Là bào quan có cấu trúc màng kép: màng ngồi trơn nhẵn, màng trong
gấp khúc tạo thành mào, trên mào có đính nhiều enzim hơ hấp. Bên trong ti thể là
chất nền có chứa ADN và ribơxơm. Số lượng, hình dạng, kích thước ti thể phụ
10
10


thuộc vào trạng thái hoạt động của tế bào và loại tế bào. Ví dụ: ti thể có nhiều

nhất ở tế bào cơ tim.
* Chức năng: Thực hiện quá trình hô hấp của tế bào: là nơi tổng hợp ATP cung cấp
năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
2.5. Lục lạp * Cấu tạo: Là bào quan có cấu trúc màng kép, trơn nhẵn chỉ có ở tế
bào thực vật.
Bên trong hai lớp màng là chất nền stroma chứa:
+ Các hạt grana. Mỗi hạt grana là một hệ thống các phiến tilacoit xếp chồng lên
nhau và thông với nhau. Trên màng tilacoit chứa hệ thống sắc tố quang hợp gồm
chất diệp lục và carotenoit.
+ Trong màng tilacoit có các hệ enzim sắp xếp một cách trật tự → tạo thành vô số
các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10 – 20 nm gọi là đơn vị quang
hợp.
+ Ngồi ra trong chất nền cịn chứa một phân tử ADN dạng vòng và riboxom 70s.
* Chức năng: là nơi diễn ra quá trình quang hợp chuyển hóa năng lượng ánh sáng
thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ.
2.6. Không bào
* Cấu trúc: Bên ngoài được bao bọc bởi một lớp màng. Bên trong: là dịch không
bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào.
Ở thực vật thường có khơng bào lớn hoặc nhiều với các chức năng khác nhau.
Một số tế bào động vật có khơng bào bé. * Chức năng
- Tự vệ: Chứa các chất phế thải, thậm chí rất độc ở một số thực vật.
- Dự trữ chất dinh dưỡng, muối khống: ở một số lồi thực vật.
- Thu hút côn trùng thụ phấn: Một số tế bào cánh hoa thực vật khơng bào chứa
các sắc tố.
- Điều hồ áp suất thẩm thấu, quá trình hút nước của tế bào.
- Tiêu hố ở động vật ngun sinh.
2.7. Lizơxơm
* Cấu tạo: Là bào quan có dạng túi, màng đơn, chứa nhiều enzim thủy phân làm
nhiệm vụ tiêu hóa nội bào.
* Chức năng: Như một phân xưởng tái chế rác thải của tế bào: phân hủy các tế bào

già, các tế bào bị tổn thương khơng cịn khả năng phục hồi, các bào quan hết thời
gian sử dụng. Chỉ có ở tế bào động vật.
2.8. Trung thể
* Cấu tạo: Chỉ có ở tế bào động vật. Gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau
theo trục dọc. Mỗi trung tử là một ống hình trụ, rỗng, dài, đường kính khoảng
0,13µm, gồm 9 bộ ba vi ống xếp thành vòng.
11
11


* Chức năng: Tạo ra các vi ống hình thành nên thoi vơ sắc trong q trình phân
bào ở tế bào động vật. 2.9. Khung xƣơng tế bào
* Cấu tạo: Bởi một hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
* Chức năng: Giá đỡ cơ học cho tế bào, tạo hình dạng cho tế bào động vật, là nơi
neo đậu của các bào quan, giúp tế bào di chuyển.
3. Màng sinh chất
3.1. Cấu trúc của màng sinh chất
* Thành phần hóa học: Photpholipit, protein, cacbohidrat
* Cấu tạo: Năm 1972 hai nhà khoa học là Singo và Niconson đã đưa ra mơ hình
cấu trúc màng sinh chất theo mơ hình khảm động:
- Gồm 2 lớp phơtpholipit và các phân tử protein (khảm trên màng).
+ Photpholipit: có 2 lớp dày khoảng 9 nm, đầu ưa nước hướng ra ngồi, đi kị
nước quay vào trong, photpholipit liên kết nhau bằng liên kết yếu kị nước. +
Protein: có nhiều phân tử protein khảm trong màng sinh chất bao gồm 2 loại:
protein bám màng và protein xuyên màng - Ngoài ra trên
màng sinh chất cịn có một số chất khác như:
+ Colestêron xen vào giữa các phân tử photpholipit làm tăng độ ổn định của màng
ở tế bào động vật.
+ Lipơprơtêin, glicơprơtêin có vai trò thụ thể, kênh, dấu chuẩn,..
* Đặc điểm:

- Cấu trúc khảm: Các phân tử protein nằm trong lớp kép lipit của màng ở các mức
độ nông sâu khác nhau.
- Cấu trúc động: liên kết giữa các phân tử photpholipit là liên kết yếu nên các phân
tử cấu tạo nên màng khơng đứng n 1 chỗ mà chúng có thể di chuyển trong
phạm vi màng.
* Ý nghĩa:
+ Các chất có kích thước nhỏ và các phân tử tan trong dầu mỡ có thể khuếch tán
trực tiếp qua được lớp kép photpholipit.
+ Các chất phân cực và có điện tích thì được vận chuyển qua các kênh protein đặc
hiệu.
+ Màng có khả năng biến dạng để lấy các chất hòa tan có kích thước lớn hoặc các
chất khơng tan theo hình thức ẩm bào và thực bào. 3.2. Chức năng của màng
sinh chất
- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.
- Thu nhận thơng tin: nhờ protein thụ thể.
- Có các dấu chuẩn glicơprơtêin nhận biết tế bào cùng loại hoặc tế bào "lạ" .
- Nơi định vị của nhiều loại enzim.
12
12


- Ghép nối các tế bào trong một mô: do các protein màng.
4. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
4.1. Thành tế bào
- Vị trí: bên ngồi màng sinh chất
- Tế bào thực vật có thành tế bào là xenlulơzo cịn nấm thành tế bào là kitin.
- Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
4.2. Chất nền ngoại bào
- Bên ngoài màng sinh chất ở tế bào động vật
- Cấu tạo gồm: glicôprôtêin, các chất vô cơ, hữu cơ.

- Chức năng: giúp tế bào cùng loại liên kết với nhau thành mô và thu nhận thông
tin.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
Hƣớng dẫn trả lời
Đặc điểm
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Sinh vật điển Vi khuẩn
Giới ngun sinh, nấm, thực vật
hình
và động vật
Kích thước Nhỏ: Khoảng 1 - 5µm
Lớn: Khoảng 10 - 100 µm
điển hình
Cấu tạo tế
Đơn giản
Phức tạp
bào
Thành tế bào Có: là thành Murein
Có hoặc khơng có thành tế bào
(tế bào thực vật có thành là
xenlulozo…)
Màng tế bào Tỉ lệ protein / lipit lớn
Tỉ lệ pr/li thấp hơn
Tế bào chất Khơng có hệ thống nội màng
Có hệ thống nội màng rất phát
triển
Các bào
Khơng có các bào quan có màng Có bào quan có màng bao bọc

quan
bao bọc
như ti thể, lục lạp, ....
Cấu trúc của Riboxom kích thước nhỏ 70s
Riboxom kích thước lớn 80s
riboxom
trong tế bào chất và 70s trong các
bào quan
Ti thể
Không có
Có ti thể thực hiện chức năng hơ
hấp tế bào
Lục lạp
Khơng có lục lạp nhưng màng Có lục lạp chứa sắc tố quang hợp
sinh chất có chứa sắc tố
là clorophyl thực hiện chức năng
Bacteria clorophyl thực hiện
quang hợp
chức năng quang hợp
13
13


Khung
Khơng có
Có hệ thống khung xương tế bào
xương tế
gồm các sợi vi ống, vi sợi và sợi
bào
trung gian

Vận động tế Tế bào vận động bằng lông và Lông và roi được cấu tạo từ
roi được tạo thành từ protein
bào
tubulin dạng vi ống
flagelin
Nhân tế bào - Khơng có màng nhân bao
- Có màng nhân bao bọc
bọc nên chưa có nhân chính
thức. - Chỉ có một NST được
- Có nhiều NST. Mỗi NST
cấu tạo từ 1 phân tử ADN
được cấu tạo từ 1 phân tử
không liên kết với protein
AND dạng thẳng liên kết với
Protein histon tạo ra cấu trúc
nhiều bậc.
Câu 2: Dựa vào những đặc điểm giống nhau về cấu trúc và hoạt động sống của tế
bào vi khuẩn và các tế bào nhân thực, em hãy chứng minh chúng có một tổ tiên
chung?
Hƣớng dẫn trả lời
Những đặc điểm giống nhau giữa tế bào nhân thực và tế bào vi khuẩn chứng minh
chúng có một tổ tiên chung là:
- Đều có màng sinh chất, có cấu trúc là màng cơ sở theo mơ hình khảm động. - Ti
thể và lục lạp của tế bào nhân thực đều chứa ADN mạch trần dạng vòng giống
ADN vi khuẩn.
- Ti thể và lục lạp của tế bào nhân thực đều chứa riboxom 70s giống tế bào vi
khuẩn.
- Ti thể và lục lạp hoạt động không phụ thuộc vào tế bào trong việc tạo thành ATP,
các q trình đó cũng diễn ra giống ở vi khuẩn.
Câu 3: Nêu những đặc điểm khác biệt cơ bản giữa tế bào động vật và thực vật?

Hƣớng dẫn trả lời
Đặc điểm
Tế bào thực vật
Tế bào động vật
Thành tế bào
Có thành bằng xenlulozo
Khơng có thành, một số có
thành bằng kitin ở giáp xác
Màng sinh chất Khơng có colesteron
Có colesteron
Lục lạp
Có lục lạp
Khơng có lục lạp
Trung thể
Khơng có trung thể
Có trung thể
Khơng bào
Không bào phát triển mạnh
Không bào kém phát triển
Chất dự trữ
Tinh bột
Glicogen
Cấu tạo ngoại
Có thành tế bào
Có chất nền ngoại bào
màng
Lizoxom
Khơng có

14

14


Câu 4: 1. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào
khơng có nhân? Các tế bào khơng có nhân có khả năng sinh sản khơng? Vì sao?
2. Nêu cấu trúc và chức năng của hạch nhân ở tế bào nhân thực? Nguồn gốc hạch
nhân được hình thành từ đâu?

-

-

-

Hƣớng dẫn trả lời
1. Trong cơ thể người: Loại tế bào có nhiều nhân ví dụ như là bạch cầu đa nhân.
Loại tế bào không có nhân là hồng cầu.
* Các tế bào khơng có nhân khơng có khả năng sinh sản vì nhân tế bào là một
trong những thành phần quan trọng nhất của tế bào:
Nhân tế bào là kho chứa thông tin di truyền
Nhân là trung tâm điều khiển, định hướng, giám sát mọi hoạt động trao đổi chất
trong quá trình sinh trưởng, sinh sản của tế bào.
2. Cấu trúc và chức năng của hạch nhân ở tế bào nhân thực Cấu trúc:
+ Là một vài thể hình cầu, thường nằm lệch trong nhân, khơng có màng bao bọc.
+ Gồm chủ yếu là ARN, protein và enzim. Hạch nhân phát triển mạnh ở tế bào có
q trình sinh tổng hợp protein mạnh, tế bào đang bài tiết.
Chức năng: Hạch nhân chỉ xuất hiện ở kì trung gian khi ARN và protein được
tổng hợp mạnh mẽ, và có liên quan đến sự tổng hợp rARN tham gia cấu tạo nên
các hạt riboxom.
Nguồn gốc của hạch nhân: Hạch nhân không phải là một bào quan, được tạo ra từ

eo thứ hai của một số NST, đoạn ADN đi qua eo này có chứa gen tổng hợp nên
rARN. Khi chưa được sử dụng để tạo nên riboxom thì rARN tam thời tích lũy tạo
eo này hình thành nên hạch nhân.
Câu 5: Cho biết những bộ phận nào tham gia vận chuyển một protein ra khỏi tế
bào? Hãy nêu q trình vận chuyển đó?

Hƣớng dẫn trả lời
- Lưới nội chất hạt, gôngi, màng sinh chất
- Protein được tổng hợp tại lưới nội chất hạt và được vận chuyển đến bộ máy
gôngi bằng túi tiết. Tại bộ máy gơngi prơtein được liên kết 1 số chất khác, sau
đó được đóng gói lại trong túi tiết và vận chuyển đến màng tế bào, túi tiết nhập
vào màng tế bào để vận chuyển protein ra ngoài
Câu 6: 1. Nêu ý nghĩa của cấu trúc theo kiểu răng lược ở màng trong của ti thể?
2. Trình bày những chức năng của ti thể trong tế bào?
3. Căn cứ vào đâu mà thuyết cộng sinh cho rằng: sự có mặt của ti thể trong tế bào
nhân chuẩn là kết quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn hiếu khí với tế bào?
Hƣớng dẫn trả lời
15
15


1. Màng trong của ti thể ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào kiểu răng
lược, cấu trúc này làm tăng diện tích của màng. Diện tích màng trong lớn
nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa các mào, tăng lượng enzim, hỗ trợ q trình
hơ hấp.
2. Chức năng của ti thể:
+ Có vai trị quan trọng trong hơ hấp hiếu khí, là nhà máy sản sinh ATP cho tế bào
+ Tham gia vào q trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.
+ Chất nền ti thể có ADN và các loại ARN, riboxom để tổng hợp được một số
protein riêng cho mình.

+ Ti thể tham gia vào quá trình tự chết của tế bào bằng cách giải phóng vào tế
bào chất các nhân tố có tác dụng hoạt hóa các enzim gây tự chết theo chương
trình của tế bào.
3. Dựa vào những bằng chứng:
+ Cấu trúc ADN và kích thước riboxom của ti thể giống vi khuẩn.
+ Cơ chế tổng hợp protein của ti thể có nhiều đặc điểm giống vi khuẩn.
+ Màng ti thể có cấu tạo giống màng vi khuẩn.
+ Ti thể được hình thành do sự tự phân chia của ti thể trước đó.
Câu 7: Một nhà khoa học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li
tâm và thu được một loại bào quan: bào quan này có khả năng hấp thụ CO 2 và
giải phóng O2. Bào quan đó là gì? Phân tích cấu trúc của bào quan phù hợp với
chức năng của nó.
Hƣớng dẫn trả lời
* Đó là lục lạp.
* Cấu tạo phù hợp với chức năng:
Hình dạng: hình bầu dục: hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời 1 cách tối ưu: +
Khi cường độ ánh sáng cao -> lục lạp quay mặt có đường kính nhỏ về phía có ánh
sáng -> hạn chế hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời.
+ Khi cường độ ánh sáng thấp -> lục lạp quay mặt có đường kính lớn về phía có
ánh sáng -> tăng cường hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời.
Kích thước nhỏ, số lượng lớn -> tăng tổng diện tích bề mặt và linh hoạt hơn khi
hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời Cấu tạo:
- Là bào quan có cấu trúc màng kép, trơn nhẵn giúp ánh sáng xuyên qua một cách
dễ dàng.
- Các hạt grana thực hiện pha sáng của quá trình quang hợp:
+ Gồm các phiến tilacoit xếp chồng lên nhau làm tăng số lượng đơn vị cho quá
trình quang hợp.
+ Trên màng tilacoit chứa sắc tố quang hợp, trung tâm quang hợp, enzim quang
hợp, chuỗi truyền điện tử, phức hệ ATP – sintetaza để thực hiện các phản ứng của
pha sáng.

16
16


- Sắc tố quang hợp: Có 2 nhóm chính
* Sắc tố chính: Chlorophyll (chất diệp lục) có vai trị hấp thu quang năng: Diệp
lục a: C55H72O5N4Mg và diệp lục b: C55H70O6N4Mg
* Sắc tố phụ: Gồm 2 loại: Carotenoit (Gồm Caroten: C 40H56, Xanthophyll:
C40H56On) và Phycobilin: Có ở thực vật bậc thấp (tảo).
* Vai trị:
Sắc tố chính: có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng có chọn lọc, có khả năng
cảm quang và tham gia trực tiếp trong các phản ứng quang hố → nhờ đó các
phản ứng quang hợp diễn ra.
Sắc tố phụ: Hấp thu được khoảng 10% - 20% tổng năng lượng ánh sáng do lá cây
hấp thu được và chuyển cho chlorophyll. Khi cường độ ánh sáng quá cao, các sắc
tố phụ có tác dụng bảo vệ chất diệp lục khỏi bị phân huỷ.
- Chất nền stroms thực hiện pha tối của quang hợp:
+ Dạng keo lỏng không màu giúp ánh sáng dễ dàng xuyên qua, chứa 1 số lượng
lớn enzim phù hợp với việc thực hiện các phản ứng khử CO2 trong pha tối.
+ Có AND, ARN, riboxom để tự tổng hợp protein, tự sinh sản làm tăng số lượng
lục lạp khi cần thiết.
Câu 8: Hai bào quan nào trong tế bào có vai trị chuyển hóa năng lượng? So sánh
hai bào quan đó.
Hƣớng dẫn trả lời
1. Đó là ti thể và lục lạp
2. So sánh
* Giống nhau: Đều có số lượng tùy thuộc vào từng loại tế bào. Đều có cấu trúc
màng kép bao bọc bên ngoài. Là bào quan tạo năng lượng cho tế bào (tổng hợp
ATP). Đều có chất nền chứa ADN và ribơxơm 70s. Đều có nguồn gốc từ vi khuẩn
sống cộng sinh ở tế bào nhân thực. * Khác nhau:

Đặc điểm
Ti thể
Lục lạp
Hình dạng
Hình cầu, hình sợi, hình que
Hình bầu dục
Sắc tố
Khơng có

Màng trong
Gấp khúc
Trơn nhẵn
Loại tế bào
Có ở mọi loại tế bào nhân thực
Chỉ có ở các tế bào quang
hợp ở thực vật.
Enzim
Enzim hô hấp
Enzim quang hợp
Chức năng
Tham gia quá trình hơ hấp của tế Tham gia q trình quang
bào
hợp của tế bào
Câu 9: 1. Chức năng của lizoxom? Tại sao các enzim trong lizoxom không phá
vỡ lizoxom của tế bào?
2. Trong các loại tế bào: tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào nào
có nhiều lizoxom nhất?
17
17



Hƣớng dẫn trả lời
1. * Chức năng: Như một phân xưởng tái chế rác thải của tế bào có chức năng
phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương khơng cịn khả năng phục hồi,
các bào quan hết thời gian sử dụng.
* Tế bào có hệ thống tự bảo vệ. Bình thường các enzim trong lizoxom được giữ ở
trạng thái bất hoạt, chỉ khi nào dùng đến chúng mới hoạt hoá bằng cách thay đổi
pH trong lizoxom.
2. Tế bào bạch cầu vì nó có chức năng thực bào hay có chức năng tiết ra kháng
thể tiêu diệt các vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí, tế bào già. Bản chất của
kháng thể là protein
Câu 10: Có sáu ảnh chụp các tế bào, trong đó có 2 tế bào gan bò, 2 tế bào lá đậu
và 2 tế bào vi khuẩn Baciliuss subtilis. Nếu chỉ có các ghi chú sau đây từ các
hình, em có thể phát hiện được ảnh nào thuộc đối tượng nào không? Giải thích.
Hình A: Lục lạp và riboxom
Hình B: Thành tế bào, màng sinh chất và riboxom
Hình C: Ti thể, thành tế bào và màng sinh chất
Hình D: Màng sinh chất và riboxom Hình
E: Lưới nội chất và nhân
Hình F: Các vi ống và bộ máy gơngi
Hƣớng dẫn trả lời
- Hình A và C là tế bào cây đậu vì A có lục lạp, C có thành tế bào và ti thể. - Hình
E và F là ảnh tế bào gan bị vì E có lưới nội chất, F có bộ máy gơngi (các bào
quan có màng bao bọc)
- Hình B và D là ảnh của tế bào vi khuẩn – Tế bào nhân sơ.
Câu 11: Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
a. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các dấu chuẩn là protein
bám màng.
b. Mỗi tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất, các bào quan và nhân.
c. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ ra.

d. Các vi ống và vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tế bào.
e. Xenlulozo được tìm thấy nhiều nhất trong lục lạp.
a.
b.
c.
d.

Hƣớng dẫn trả lời
Sai vì dấu chuẩn là các gai glicoprotein
Sai vì tế bào nhân sơ chưa có nhân hồn chỉnh, chỉ có bào quan riboxom chưa
có các bào quan khác.
Sai. Khơng vỡ vì có thành tế bào
Sai. Thành phần bền nhất là sợi trung gian.
18
18


e. Sai. Xenlulozo khơng có trong lục lạp mà có trong thành tế bào.
Câu 12. Trong tế bào nhân thực bào quan nào có màng đơn, bào quan nào có
màng kép?
Hƣớng dẫn trả lời
Màng kép
Màng đơn
X

Các bào quan
Không màng
Nhân
Ribôxôm
X

Ti thể
X
Lục lap
X
Mạng lưới nội chất
X
Gongi
X
Lizoxom
X
Không bào
X
Câu 13: Khác nhau về cấu trúc, tính chất và chức năng giữa màng sinh chất và
màng nhân?
Hƣớng dẫn trả lời
Sự khác nhau của màng nhân và màng sinh chất:
Đặc điểm
Cấu trúc

Màng nhân
Màng sinh chất
- Cấu tạo màng kép, có
- Cấu tạo màng đơn
xoang gian màng (xoang
- Độ dày 10nm
quanh nhân)
- Liên tục khơng có hệ thống
- Độ dày khoảng 40nm
lỗ
- Màng nhân không liên tục

do có hệ thống lỗ
- Mặt trong có liên kết với
- Mặt ngoài của màng nhân
các vi sợi của khung xương tế
có đính các riboxom, mặt
bào.
trong có hệ thống tấm lamina
có vai trị cơ học
Tính chất Khơng có khả năng hàn gắn khi bị Có khả năng hàn gắn khi bị phá
phá hủy
hủy
Chức
Trao đổi chất giữa nhân và tế bào Trao đổi chất giữa tế bào với môi
năng
chất
trường
Câu 14: Tại sao tế bào bạch cầu lại có thể thay đổi hình dạng mạnh mẽ mà không
làm đứt tế bào?
Hƣớng dẫn trả lời
Vì tế bào có khung nâng đỡ gồm vi ống, vi sợi, sợi trung gian. Cả vi sợi (sợi
actin) và sợi trung gian đều được neo chặt vào protein gắn ở phía trong màng sinh
chất giúp tế bào chất có độ bền cơ học. Sợi trung gian hoạt động như 1 gân nội
19
19


bào có tác dụng ngăn ngừa sự co giãn quá mức của tế bào cịn sợi actin xác định
hình dạng của tế bào.
PHẦN III: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
A. KHÁI QUÁT LÍ THUYẾT

-

-

-

I. Vận chuyển thụ động
Khái niệm: là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất, không làm
biến dạng màng, chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng
độ thấp cùng chiều gradien nồng độ mà không tiêu tốn năng lượng ATP.
Nguyên lý
+ Khuếch tán: Là sự chuyển động của các chất phân tán từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp.
+ Thẩm thấu: Là hiện tượng nước (dung môi) khuếch tán qua màng, qua kênh
protein đặc biệt là aquaporin. - Các kiểu vận chuyển: 2 kiểu
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit: với các chất có kích thước nhỏ,
khơng phân cưc, tan trong lipit.
+ Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng: các chất có kích thước nhỏ nhưng
phân cực, khơng tan trong lipit.
Tốc độ khuếch tán của các chất phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa trong
và ngồi màng, kích thước các chất vận chuyển, tính phân cực.
Dựa vào nồng độ chất tan trong và ngoài tế bào người ta chia ra 3 loại môi
trường:
+ Môi trường ưu trương: Là môi trường bên ngồi có nồng độ chất tan cao hơn
nồng độ các chất tan trong tế bào.
+ Môi trường nhược trương: Là mơi trương bên ngồi có nồng độ chất tan thấp
hơn nồng độ các chất tan trong tế bào.
+ Mơi trường đẳng trương: Là mơi trường ngồi có nồng độ chất tan bằng nồng
độ các chất tan trong tế bào.


II. Vận chuyển chủ động
- Khái niệm: Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất không làm
biến dạng màng, các chất được vân chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có
nồng độ cao, cần chất vận chuyển (chất mang – là những phân tử protein đặc
hiệu) và tiêu tốn năng lượng ATP.
- Mỗi loại protein có thể vận chuyển một chất riêng hoặc đồng thời vận chuyển
cùng lúc hai chất cùng chiều hoặc ngược chiều. Có 3 dạng hình thức vận chuyển:
Đơn cảng (vận chuyển 1 chất); đồng cảng (vận chuyển 2 chất cùng chiều); đối
cảng (vận chuyển 2 chất ngược chiều).
20
20


- Cơ chế: ATP + Prôtêin đặc chủng → prôtêin biến đổi, đưa các chất từ ngoài vào
trong hoặc đẩy ra khỏi tế bào.
Ví dụ: Bơm Na - K: bản chất là protein (gắn nhóm photphat vào protein): bơm 3
Na+ từ trong tế bào ra ngoài và bơm 2 K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào. - Ý
nghĩa: Lấy được các chất cần thiết cho tế bào từ môi trường ngay cả khi nồng độ
các chất thấp hơn trong tế bào hoặc thải các chất độc từ trong tế bào ra ngoài. III.
Nhập bào và xuất bào
1. Nhập bào
- Là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng
sinh chất.
- Có 2 kiểu: thực bào (lấy các chất ở dạng rắn) và ẩm bào (các chất ở dạng lỏng)
- Cơ chế: gồm các bước
+ Màng tế bào lõm vào bao lấy thức đối tượng thức ăn.
+ Màng sinh chất biến dạng đưa đối tượng vào trong tế bào tạo thành túi màng.
+ Lizôxôm gắn vào túi màng và tiết ezim thủy phân để phân giải thức ăn.
2. Xuất bào
- Là phương thức tế bào đưa các chất ra khỏi tế bào bằng cách biến dạng màng sinh

chất theo cách ngược lại với nhập bào.
- Ví dụ: Protein chứa trong túi tiết sau đó túi tiết được đưa đến màng sinh chất và
túi gắn vào màng sinh chất, màng sinh chất bị biến dạng giải phóng protein ra
khỏi tế bào.
* TB sử dụng phương thức nhập bào, xuất bào khi các phân tử có kích thước lớn
hơn kích thước lỗ màng khơng qua được lỗ màng.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động?
Hƣớng dẫn trả lời
Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

21
21


- Khái niệm: là phương thức vận
chuyển các chất qua màng sinh
chất từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp mà không
tiêu tốn năng lượng - Con đường
vận chuyển: + Khuếch tán trực
tiếp qua lớp photpholipit kép.
+ Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên
màng.
- Phụ thuộc nồng độ, kích thước,
đặc tính của chất tan. - Ví dụ: O2,
CO2, H2O


- Khái niệm: Là phương thức vận
chuyển các chất qua màng sinh
chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi
có nồng độ cao và cần tiêu tốn
năng lượng. - Con đường chuyển:
chỉ vận chuyển qua protein máy
bơm đặc chủng cho từng loại chất
tan.

- Phụ thuộc vào nhu cầu của tế
bào.

- Ví dụ: Glucozo, ure, Na+, K+,
Ca2+
Câu 2: 1. Hiện tượng co nguyên sinh, phản co nguyên sinh là gì?
2. Thành phần nào của tế bào đóng vai trị chính trong q trình đó? Vì sao?
Hƣớng dẫn trả lời
1. - Co ngun sinh: khi mơi trường bên ngồi là mơi trường ưu trương có nồng độ
chất tan cao hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào (chênh lệch áp suất thẩm thấu),
nước từ tế bào sẽ đi ra ngoài, làm tế bào mất nước, chất nguyên sinh co lại. - Phản
co nguyên sinh: là hiện tượng khi môi trường bên ngồi là mơi trường nhược
trương, có nhiều nước hơn mơi trường bên trong tế bào, thì nước sẽ đi từ bên
ngoài vào bên trong, làm tế bào trương nước gọi là phản co nguyên sinh - Tất cả
đều là do sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu.
2. Không bào đóng vai trị chính trong q trình này vì khơng bào có kích thước lớn,
có chứa nước và các dịch hòa tan, tạo ra dịch tế bào. Dịch tế bào ln có một áp
suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.
Câu 3: 1. Nếu ta cho tế bào thực vật và tế bào hồng cầu của người vào trong giọt
nước cất trên phiến kính, một lúc sau quan sát các tế bào này trên kính hiển vi thì
sẽ thấy các tế bào có những thay đổi gì? Giải thích?

2. Tại sao muốn giữa rau tươi lâu ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau?
3. Tại sao sợi rau muống chẻ ra khi ngâm vào nước sạch thì nó bị cong lại?
Hƣớng dẫn trả lời
1. - Tế bào hồng cầu khơng có thành tế bào nên khi cho vào nước cất nước sẽ đi
vào trong tế bào làm tế bào trương nước đến một lúc nào đó tế bào sẽ bị vỡ. Tế bào thực vật có thành tế bào nên nước chỉ thẩm thấu vào có mức độ làm
trương tế bào lên chứ khơng thể làm vỡ tế bào được.
22
22


2. Vì: nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến cho rau không bị
mất nước nên không bị héo.
3. Khi ngâm vào nước sạch, tế bào sẽ hút nước.
- Lớp tế bào ở ngồi có lớp cutin  hạn chế khả năng hút nước  kích thước ít thay
đổi.
- Lớp tế bào phía trong khơng có cutin  hút nhiều nước  tế bào dài ra  Sợi rau
muống cong từ trong ra ngoài.
Câu 4: Cho 3 tế bào cùng loại vào: nước cất (A), dung dịch KOH nhược trương
(B), dung dịch Ca(OH)2 nhược trương (C) cùng nồng độ với dung dịch KOH. Sau
thời gian, cho cả 3 tế bào vào dung dịch saccarozo ưu trương. Giải thích các hiện
tượng xảy ra.
Hƣớng dẫn trả lời
- Theo cơng thức ta có: P = RCTi trong đó i= 1 + α (n - 1) với n là số ion. Như vậy
khi mơi trường C và B có cùng nồng độ thì áp suất thẩm thấu của C cao hơn so
với B.
- Khi cho cả 3 tế bào vào dung dịch saccarozo ưu trương thì các tế bào đều có hiện
tượng co nguyên sinh. Tế bào A co mạnh nhất, đến tế bào B, rồi đến tế bào C là
chậm nhất.
Câu 5: Hãy mô tả cách tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào trên đối
tượng thí nghiệm là phơi ngơ. Nhận xét và giải thích kết quả thu được.

Hƣớng dẫn trả lời
- Cách tiến hành: tách lấy một số phôi ngô đã ủ 1 -2 ngày, đun cách thủy một nửa
số phôi ngô trong 5 phút. Ngâm phôi ngô đã đun và chưa đun vào phẩm nhuộm
cacmin indigo hay xanh metylen trong 2 giờ, sau đó rửa sạch. Cắt các phơi ngơ
thành lát mỏng, lên kính bằng nước cất, đậy lá kính rồi quan sát dưới kính hiển vi.
- Nhận xét: Phơi sống khơng nhuộm màu cịn phơi chết nhuộm màu thẫm. - Giải
thích: Màng tế bào phơi sống cịn tính thấm chọn lọc, vì vậy khơng cho thuốc
nhuộm qua màng sinh chất. Cịn màng tế bào phơi chết mất tính thấm chon lọc
nên thuốc nhuộm thấm vào tế bào chất.
Câu 6: Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thầm chọn lọc chứa 0,06M saccarozo,
và 0,04M glucozo được đặt trong một bình đựng dung dịch chứa 0,03M
saccarozo, 0,02M glucozo, 0,01M fructozo.
1. Kích thước tế bào nhân tạo có thay đổi hay khơng? Giải thích?
2. Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào? Hƣớng dẫn trả
lời
1. Dung dịch trong bình chứa 0,03M saccarozo, 0,02M glucozo, 0,01M fructozo
là dung dịch nhược trương so với dung dịch trong tế bào chứa 0,06M
23
23


saccarozo, và 0,04M glucozo. Vì vậy nước sẽ đi từ ngồi mơi trường vào trong
tế bào nên tế bào sẽ to lên.
2. Sự khuếch tán của các chất tan:
- Saccarozo là đường đôi nên không thấm qua màng thấm chọn lọc.
- Glucozo đi từ trong tế bào nhân tạo ra bên ngoài.
- Fructozo khuếch tán từ ngoài tế bào vào bên trong tế bào.

IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau một số năm áp dụng sáng kiến, qua thực tế giảng dạy, tôi thấy sáng

kiến kinh nghiệm này bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khả quan. Học sinh u
thích mơn học Sinh học nói chung và phần Cấu trúc của tế bào - Sinh học 10 nói
riêng. Dễ dàng hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản và tiếp cận được những kiến
thức nâng cao. Đồng thời kích thích trí tị mị tìm hiểu khoa học của học sinh, các
em tích cực chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Chất lượng bộ môn được nâng
cao, thể hiện cụ thể ở kết quả đạt được của đội tuyển thi học sinh giỏi cấp trường
và thi Olimpic qua các năm. Năm 2012 – 2013, 2013 – 2014 tôi cùng với đồng
nghiệp chưa áp dụng sáng kiến, nhưng đến năm 2014 – 2015, 2015 – 2016, 2016 2017 chúng tôi đã áp dụng sáng kiến và thu được kết quả như sau:
Năm học
Kết quả đạt đƣợc
2012 – 2013
2 huy chương đồng /7 học sinh đi thi
2013 – 2014
1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng / 7 học sinh đi thi
2014 – 2015 2 huy chương bạc, 2 huy chương đồng / 7 học sinh đi thi
2015 – 2016 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng / 7
học sinh đi thi
2016 – 2017 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 3 huy chương đồng / 7
học sinh đi thi
Về phía học sinh: qua việc giới thiệu cho học sinh hệ thống lí thuyết và câu
hỏi ôn tập từ cơ bản đến nâng cao này, tơi thấy đã phát huy được tính tích cực, tư
duy sang tạo, sự say mê môn học của học sinh, giúp học sinh hình thành phương
pháp và cách làm việc với khoa học.
Về phía giáo viên: tơi thấy trình độ chuyên môn của bản thân được nâng
cao hơn, đặc biệt phù hợp với quá trình đổi mới phương pháp dạy học của ngành
đề ra. Đồng thời hình thành ở tơi phương pháp làm việc khoa học. Cịn đối với các
đồng nghiệp, sáng kiến kinh nghiệm trên có thể xem như một tài liệu hiệu quả để
tham khảo và giảng dạy cho với học sinh.
24
24



III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Khi hướng dẫn học sinh học tập theo hệ thống lí thuyết và câu hỏi trên, tôi
thấy học sinh hiểu, vận dụng rất tốt, đặc biệt giúp các em nhớ lâu, hiểu sâu. Từ đó
giúp các em say xưa với bộ mơn, tích cực sáng tạo hơn trong học tập, là cơ sở để
tôi phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi.
Đối với giáo viên để thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Sinh
học nói chung và chun đề này nói riêng cần:
Phải nắm thật chắc chương trình và đối tượng học sinh để chuẩn bị bài giảng tốt.
Phải biết chọn lọc nội dung, phương pháp tập chung vào điểm mấu chốt, chọn
kiến thức, kĩ năng cơ bản nào hay ứng dụng nhất để giảng tốt.
Phải giảng chắc đến đâu, luyện chắc đến đấy. Tránh giảng qua loa đại khái để
chạy theo số lượng. Suốt quá trình luyện giảng phải cho học sinh động não tư duy,
suy nghĩ thì mới đạt kết quả cao.
3.2. Kiến nghị
Với mong muốn tìm ra phương pháp học và ơn luyện khoa học nhất cho học
sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học Sinh học trong trường phổ thông tôi đã rất cố gắng để hoàn thành tốt
chuyên đề này. Tuy nhiên trong q trình thực hiện khó tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong q thầy cơ và các bạn đồng nghiệp nhiệt tình đóng góp ý kiến, giúp
chun đề được hồn thiện hơn.
Đối với giáo viên bộ mơn: rất mong q thầy cơ tham khảo chun đề, đóng
góp ý kiến kiến để chun đề được hồn thiện và mang tính khả thi cao.
Đối với Ban giám hiệu: rất mong ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nghiên cứu chuyên môn của giáo viên về thời gian cũng như bổ
sung tài liệu tham khảo về chuyên môn trong thư viện nhà trường.
Đề tài được áp dụng với đối tượng là học sinh trung học phổ thông ban tự
nhiên, học sinh khá giỏi, đặc biệt là áp dụng trong bồi dưỡng học sinh dự thi học

sinh giỏi cấp trường, Olimpic, cấp tỉnh, chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia và
là tài liệu để giáo viên bộ mơn có thể tham khảo. Đề tài này có thể tiếp tục phát
triển đối với chương trình sinh học 10, 11 và 12.

25
25


×