Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

vanban-huong-dan-chuyen-mon-2015-2016-mon-van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.93 KB, 4 trang )

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2841/SGDĐT- GDTrH
V/v hướng dẫn dạy và học
môn Ngữ văn năm học 2015 – 2016

Lâm Đồng, ngày 09 tháng 9 năm 2015

Kính gửi:
- Các Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Các trường, các đơn vị trực thuộc.
Thực hiện công văn số 2763/SGDĐT – GDTrH ngày 4/9/2015 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Lâm Đồng về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2015 –
2016, Phòng Giáo dục Trung học hướng dẫn một số nội dung về việc triển khai dạy học bộ
môn Ngữ văn như sau:
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Thực hiện dạy học trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, nợi dung chương
trình sách giáo khoa; thiết kế bài giảng phù hợp đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng,
hiệu quả dạy học bộ môn. Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
2. Tiếp tục thực hiện các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy và học; đa dạng hóa
các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng
tạo của học sinh. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
3. Tiếp tục thực hiện đổi mới hình thức và nợi dung sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn.
Nâng cao và phát huy hiệu quả vai trò của tổ, nhóm chun mơn trong hoạt động dạy và học.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Thực hiện phân phối chương trình


Việc thực hiện phân phối chương trình vẫn triển khai theo cơng văn số 5842/BGDĐTVP ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học
đối với môn Ngữ văn theo hướng tinh giảm. Trên cơ sở này và dựa vào điều kiện thực tế dạy
học tại đơn vị, tổ chun mơn có thể tiếp tục điều chỉnh để có phân phối chương trình dạy
học phù hợp, sao cho tổng số tiết trong từng học kỳ không thay đổi. Đối với các trường thực
hiện thí điểm mơ hình trường học mới ở lớp 6, phân phối chương trình sẽ do tổ, nhóm
chun mơn xây dựng dựa trên tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn và thực tế dạy học ở đơn vị.
Phân phối chương trình phải được thống nhất chung trong tổ, nhóm chun mơn, có sự phê
duyệt của Hiệu trưởng nhà trường trước khi triển khai thực hiện.
2. Tổ chức dạy, học theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng của Chương trình giáo dục phổ thơng cấp THCS, THPT và hướng dẫn thực hiện
chương trình, điều chỉnh nợi dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nếu có các cách hiểu khác nhau về mợt chủ đề, mợt nợi dung nào đó giữa Sách giáo
khoa và Sách giáo viên, giáo viên căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,
kĩ năng để thiết kế bài giảng. Nếu Sách giáo khoa hay Sách giáo viên có những đơn vị kiến
thức mà khơng nêu trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên có
thể chọn để giới thiệu kiến thức đó đến đối tượng học sinh khá, giỏi. Nếu Sách giáo khoa hay
Sách giáo viên khơng có các đơn vị kiến thức mà trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn
kiến thức, kĩ năng có, yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu, sưu tầm bổ sung để dạy cho học
sinh.
1


- Các bài học thuộc các phân môn khác nhau cần được nhìn nhận bình đẳng, có giá trị
ngang nhau trong dạy học, kiểm tra và đánh giá.
3. Yêu cầu thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao chất
lượng học tập bộ môn. Cần lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp, xây dựng hệ thống câu
hỏi hợp lí; tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề, quá tải, nhất là đối với những bài dài, bài
khó, bài nhiều kiến thức mới; chú trọng bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ cho học sinh,

giúp học sinh biết vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tế, tránh cho các em thói
quen ghi nhớ máy móc, lối học thụ đợng. Chú trọng dạy học thực hành, bảo đảm cân đối giữa
truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh.
- Thiết kế bài dạy theo khung giáo án đã thống nhất trong đợt tập huấn hè 2014. Giáo
viên có thể sử dụng giáo án của những năm học trước, nhưng phải có sự điều chỉnh bổ sung
và phê duyệt của Hiệu trưởng nhà trường.
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình
thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm, trình
đợ học sinh, với điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương…
- Tổ chức và động viên học sinh tích cực tham gia C̣c thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật
học sinh trung học theo công văn số 4241/BGDĐT ngày 24/6/2013 của Bộ GDĐT và Cuộc thi
vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
theo công văn số 5111/BGDĐT ngày 23/7/2013 của Bộ GDĐT.
4. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì; việc kiểm tra, đánh
giá phải lấy số tiết quy định trong phân phối chương trình làm chuẩn. Nội dung kiểm tra,
đánh giá phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học của từng khối lớp. Đó là các
yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của học sinh sau mỗi giai đoạn, mỗi
lớp, mỗi cấp học.
- Các tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm qui trình kĩ thuật và các bước
ra đề kiểm tra đảm bảo các yêu cầu theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010
của Bộ GDĐT. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4
mức độ yêu cầu: Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học; Thông hiểu:
diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngơn ngữ theo cách của riêng
mình, có thể thêm các hoạt đợng phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo
mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; Vận dụng:
kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành cơng tình huống, vấn
đề tương tự tình huống, vấn đề đã học; Vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng
để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, khơng giống với những tình huống, vấn đề đã được

hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước mợt tình huống, vấn đề mới trong học tập
hoặc trong cuộc sống. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và
từng khối lớp, giáo viên và tổ bộ môn xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu
cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và
tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.
- Kết hợp mợt cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách
quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao
yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với
thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh
tế, chính trị, xã hợi.
2


- Riêng đề kiểm tra học kỳ I, học kỳ II ra theo hình thức tự luận, cần dành ít nhất 50%
thời gian làm bài cho các nội dung ở cấp độ tư duy thông hiểu và vận dụng, thực hiện theo
hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Tập trung đánh giá hai kỹ năng
quan trọng: kỹ năng đọc hiểu văn bản và kỹ năng viết văn bản. Đề kiểm tra gồm hai phần:
đọc hiểu và viết (làm văn), trong đó tỉ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu.
- Đánh giá phải kết hợp với nhận xét để học sinh nhận biết những sai sót của mình về
kiến thức, kỹ năng… giúp học sinh sửa chữa những lỗi mình mắc phải. Qua kiểm tra đánh
giá, giáo viên cần rút kinh nghiệm để phát hiện những sai sót trong q trình giảng dạy và
đánh giá, từ đó thay đổi cách dạy sao cho phù hợp với học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh
đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.
- Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề
thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bợ (tại địa chỉ
), website của Phòng Giáo dục Trung học Sở GDĐT Lâm Đồng
(). Tích cực tham gia các hoạt đợng chun mơn trên trang
mạng “Trường học kết nối” về xây dựng các chun đề dạy học tích hợp, liên mơn; đổi mới
phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
học sinh.

Lưu ý các mục 1,2,3,4: Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo có trường triển khai
mơ hình trường học mới cấp THCS thực hiện theo tinh thần nội dung đã được Sở Giáo dục
và Đào tạo tập huấn trong hè 2015.
5. Về dạy học tự chọn
Tổ chuyên môn cần thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm, kịp thời tìm ra phương
pháp dạy học tự chọn đạt hiệu quả cao. Giáo viên phải có giáo án dạy mơn học tự chọn cũng
như dạy chuyên đề tự chọn. Khi dạy học chủ đề tự chọn bám sát cần chú trọng nội dung ôn
tập, hệ thống hố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, khơng bổ sung kiến thức nâng cao mới.
6. Về dạy tích hợp kĩ năng sống, giá trị sống; nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vào mơn Ngữ văn
- Ngun tắc tích hợp kĩ năng sống; nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh vào bài học mợt cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đặc
điểm, điều kiện cụ thể của đơn vị. Việc tích hợp làm cho bài học sinh đợng, gắn với thực tế
hơn và không làm quá tải bài học.
- Phương pháp dạy của các bài tích hợp kĩ năng sống; nội dung học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong học tập.
- Kiểm tra đánh giá kĩ năng sống; nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh vào bài học được lồng ghép trong kiểm tra đánh giá của môn học, cần chú ý
kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về kĩ năng sống; nội dung học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
7. Sinh hoạt tổ chuyên môn
- Các tổ chuyên môn tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà
trường, cụ thể hố bằng chương trình cơng tác của tổ. Thực hiện nghiêm túc các quy định về
chuyên môn nghiệp vụ.
- Đổi mới nội dung và cách thức sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường hoạt động tổ
theo hướng trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm, tháo gỡ
khó khăn vướng mắc khi giảng dạy. Tổ chức có hiệu quả việc dự giờ, thao giảng. Tiếp tục
thực hiện việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
3



- Khuyến khích giáo viên thường xuyên tự học nâng cao trình đợ và nghiên cứu khoa
học, chú trọng việc triển khai nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong tổ bộ môn.
- Tổ chức tốt việc dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; công tác ôn tập cuối kì, cuối
năm; việc dạy học tự chọn và ngoại khóa; việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
8. Cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn, coi đây là nhiệm vụ
chung của mọi loại hình trường lớp. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi cần chú trọng
việc hướng dẫn học sinh tự học, tăng cường việc rèn luyện kĩ năng cảm thụ, thẩm bình tác
phẩm văn học. Tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chi tiết, có phân cơng cụ
thể, tập hợp, lưu trữ những bài làm tốt của học sinh, giáo án bài giảng hay của giáo viên để
làm tư liệu sử dụng lâu dài.
- Nội dung thi chọn học sinh giỏi các cấp nằm trong phạm vi chương trình giáo dục
phổ thơng theo từng cấp học:
+ Cấp THCS: Đề ra theo hình thức tự luận, gồm nghị luận văn học và nghị luận xã
hợi.
+ Cấp THPT: Đề ra theo hình thức tự luận, gồm nghị luận văn học (kết hợp kiến thức
lí luận văn học) và nghị luận xã hợi, có phần kiến thức chuyên sâu.
- Nội dung thi vào lớp 10 chuyên Ngữ văn: Nội dung và yêu cầu như kỳ thi chọn học
sinh giỏi THCS vòng tỉnh. Trong đó trọng tâm là chương trình Ngữ văn lớp 9.
Trên đây là mợt số hướng dẫn thực hiện việc dạy và học môn Ngữ văn trong năm học
2015 – 2016. Những kiến nghị đề xuất liên quan đến bộ môn đã thông qua trao đổi trong tổ
chuyên môn xin gửi về phòng Giáo dục trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hoặc
liên hệ trực tiếp với chuyên viên chỉ đạo bộ môn Ngữ văn (Phạm Thị Thu Hiền:
0919419806, email: ).
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị triển khai Hướng dẫn bộ môn Ngữ văn
đến giáo viên trong tổ chuyên môn và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện tốt các
nội dung nêu trên.
Nơi nhận:

- Lãnh đạo Sở;
- Các phòng GD&ĐT;
- Các đơn vị trực thuộc;
- Phòng KT-KĐCLGD;
- Website Phòng GDTrH;
- Lưu: VT, GDTrH.

TL. GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG PHỊNG GDTrH
(Đã kí)
Đào Quang Hưng

4



×