Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

UBND T6 - STC - BC thu chi NSDP 6 thang 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.33 KB, 11 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

Số:

/BC-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày

tháng 6 năm 2017

BÁO CÁO
Tình hình thực hiện dự toán thu, chi NSĐP 6 tháng đầu năm và giải pháp
chủ yếu thực hiện dự toán thu, chi NSĐP 6 tháng cuối năm 2017
Căn cứ Quyết định số 2309/QĐ-TTg ngày 29/11/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc giao dự tốn ngân sách nhà nước năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 2577 /QĐ-BTC ngày 29 /11 /2016 của Bộ Tài chính
về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017;
Thực hiện Nghị quyết số 65/NQ-HĐND ngày 10/12/2016 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Lai Châu Khoá XIV, kỳ họp thứ tư, về dự toán thu ngân sách nhà
nước và phân bổ dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2017;
UBND tỉnh báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi NSĐP 6
tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện dự toán thu, chi NSĐP 6 tháng
cuối năm 2017, cụ thể như sau:
I. Tình hình thực hiện dự tốn thu, chi NSĐP 6 tháng đầu năm 2017
1. Về thu NSĐP
Tổng thu NSĐP ước thực hiện 6 tháng đầu năm là 4.843.000 triệu đồng,
đạt 78% so với dự toán TW giao, đạt 77% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng


5% so với cùng kỳ năm 2016.
(Có biểu chi tiết số 01 kèm theo).
1.1. Thu NSNN trên địa bàn: Ước thực hiện 6 tháng là 717.000 triệu
đồng, đạt 42% so với dự toán Trung ương giao, đạt 41% so với dự toán HĐND
tỉnh giao, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2016; bao gồm:
* Thu NSĐP hưởng: Ước thực hiện 6 tháng là 692.500 triệu đồng, đạt
43% so với dự toán Trung ương, đạt 42% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng
95% so với cùng kỳ năm 2016.
- Thu nội địa: Ước thực hiện 6 tháng là 713.500 triệu đồng, đạt 42% so
với dự toán Trung ương giao, đạt 41% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng
97% so với cùng kỳ năm 2016, bao gồm:
1


+ Thu từ doanh nghiệp nhà nước do TW quản lý: Ước thực hiện 6 tháng là
400.000 triệu đồng, đạt 36% so với dự toán Trung ương giao và dự toán HĐND
tỉnh giao, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân đạt thấp do những
tháng đầu năm vào mùa khơ, trữ lượng nước lịng hồ tại các nhà máy thủy điện
trên địa bàn đạt thấp, do đó hiệu suất phát máy của các nhà máy thủy điện không
phát tối đa đã tác động tới số thu nộp NSNN trên địa bàn.
+ Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Ước thực hiện 6 tháng
là 3.000 triệu đồng, tăng 50% so với dự toán Trung ương giao và dự toán HĐND
tỉnh giao, bằng 85% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân đạt cao do thu nợ
đọng từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi của các nhà thầu phụ nước
ngoài đã hoàn thành việc lắp máy tại các cơng trình thủy điện trên địa bàn tỉnh.
+ Thu từ Doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý: Ước thực hiện 6
tháng là 7.000 triệu đồng, đạt 70% so với dự toán Trung ương giao và dự toán
HĐND tỉnh giao, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2016. Khoản thu này đạt khá
do một số khoản thu phát sinh từ các doanh nghiệp phải nộp năm 2016 chuyển
sang năm 2017.

+ Thu từ khu vực ngoài quốc doanh: Ước thực hiện 6 tháng là 94.000
triệu đồng, đạt 33% so với dự toán Trung ương giao và dự toán HĐND tỉnh giao,
bằng 59% so với cùng kỳ năm 2016. Khoản thu đạt thấp do kế hoạch vốn đầu tư
XDCB năm 2017 thấp hơn so với kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2016. Ngoài
ra, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đạt thấp, một số cơng trình, dự án đang trong giai
đoạn triển khai thực hiện.
+ Lệ phí trước bạ: Ước thực hiện 6 tháng là 28.400 triệu đồng, bằng 63%
so với dự toán Trung ương giao và bằng 62% so với dự toán HĐND tỉnh giao,
tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân tăng do hoạt động mua bán,
chuyển nhượng nhà đất, đăng ký mới xe ô tô, xe máy và hoạt động chuyển
nhượng nhà, đất tăng nên nguồn thu lệ phí trước bạ từ lĩnh vực này tăng.
+ Thuế thu nhập cá nhân: Ước thực hiện 6 tháng là 13.200 triệu đồng, đạt
66% so với dự toán Trung ương giao và HĐND tỉnh giao, tăng 3% so với cùng
kỳ năm 2016. Thuế thu nhập cá nhân đạt khá do phát sinh chủ yếu từ hoạt động
chuyển nhượng nhà, đất trên địa bàn.
+ Thuế bảo vệ môi trường: Ước thực hiện 6 tháng là 37.000 triệu đồng,
đạt 49% so với dự toán Trung ương HĐND tỉnh giao, bằng 87% so với cùng kỳ
năm 2016.
+ Các khoản thu từ phí, lệ phí: Ước thực hiện 6 tháng là 39.100 triệu đồng,
bằng 2,06 lần so với dự toán Trung ương giao và tăng 15% so với dự toán HĐND
2


tỉnh giao, bằng 2,06 lần so với cùng kỳ năm 2016. Các khoản thu từ phí, lệ phí
thực hiện 6 tháng đầu năm tăng cao chủ yếu phát sinh từ nguồn thu phí sử dụng
các cơng trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu Ma Lù Thàng.
+ Thu tiền sử dụng đất: Ước thực hiện 6 tháng là 50.800 triệu đồng, tăng
2% so với dự toán Trung ương giao, đạt 70% với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng
57% so với cùng kỳ năm 2016. Khoản thu này đạt khá từ việc thu tiền qua hoạt
động đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Tân Uyên, Than Uyên, huyện Tam

Đường và thu tiền sử dụng đất từ hoạt động hợp thức hóa và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lai Châu.
+ Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước: Ước thực hiện 6 tháng là 5.100 triệu
đồng, đạt 85% so với dự toán Trung ương giao và đạt 67% so với dự toán
HĐND tỉnh giao, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2016. Khoản thu này phát sinh
chủ yếu tại thành phố Lai Châu về cho thuê đất và thu hồi nợ đọng từ những
năm trước.
+ Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Ước thực hiện 6 tháng là
2.000 triệu đồng, đạt 22% so với dự toán Trung ương giao và dự toán HĐND
tỉnh giao, bằng 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản 6 tháng đầu năm đạt thấp do lượng giấy phép được cấp phát sinh
trong năm 2017 đạt thấp, một số đơn vị được cấp phép từ những năm trước đến
nay khơng cịn hoạt động nên số thu nộp ngân sách từ hoạt động này đạt thấp.
+ Thu khác ngân sách: Ước thực hiện 6 tháng là 21.500 triệu đồng, đạt
69% so với dự toán Trung ương giao và HĐND tỉnh giao, tăng 46% so với cùng
kỳ năm 2016, thu khác ngân sách đạt khá do thu từ qua công tác thanh tra, kiểm
tra và thẩm tra quyết toán dự án hồn thành.
+ Thu hoa lợi cơng sản, quỹ đất cơng ích: Ước thực hiện 6 tháng là 400
triệu đồng, đạt 67% so với dự toán Trung ương giao và dự toán HĐND tỉnh giao,
tăng 75% so với cùng kỳ năm 2016.
+ Thu Xổ số kiến thiết: Ước thực hiện 6 tháng là 12.000 triệu đồng, đạt
48% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 88% so với cùng kỳ năm 2016.
- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: Ước thực hiện 6 tháng là 3.500
triệu đồng, đạt 14% so với dự toán Trung ương giao và dự toán HĐND tỉnh giao,
bằng 18% so với cùng kỳ năm trước.
1.2. Thu ngân sách trên địa bàn các huyện, thành phố: Ước thực hiện
6 tháng là 229.350 triệu đồng, bao gồm:

3



+ Huyện Tam Đường: Ước thực hiện 6 tháng là 10.000 triệu đồng, đạt
43% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 77% so với cùng kỳ năm 2016, do thu
từ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt thấp so với dự toán HĐND tỉnh giao.
+ Huyện Phong Thổ: Ước thực hiện 6 tháng là 45.705 triệu đồng, bằng
82% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước. Thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tăng cao do phí sử dụng các cơng trình
kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu Ma Lù Thàng.
+ Huyện Sìn Hồ: Ước thực hiện 6 tháng là 10.710 triệu đồng, đạt 61% so
với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 59% với cùng kỳ năm trước. Do thu từ khối
doanh nghiệp ngoài quốc doanh và lệ phí trước bạ và tiền sử dụng đất đạt khá.
+ Huyện Nậm Nhùn: Ước thực hiện 6 tháng là 16.020 triệu đồng, đạt
44% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 54% so với cùng kỳ năm trước. Do
thu từ khối doanh nghiệp ngồi quốc doanh, thu phí, lệ phí và thu tiền sử dụng
đất đạt thấp.
+ Huyện Mường Tè: Ước thực hiện 6 tháng là 24.200 triệu đồng, đạt 39%
so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 75% so với cùng kỳ năm trước. Do thu từ
khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thu tiền sử dụng đất đạt thấp.
+ Huyện Than Uyên: Ước thực hiện 6 tháng là 22.910 triệu đồng, đạt
48% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 81% với cùng kỳ năm trước.
+ Huyện Tân Uyên: Ước thực hiện 6 tháng là 23.258 triệu đồng, đạt 58%
so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước. Do số thu
tiền sử dụng đất đạt khá so với dự toán HĐND tỉnh giao.
+ Thành phố Lai Châu: Ước thực hiện 6 tháng là 76.520 triệu đồng, đạt
46% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 57% so với cùng kỳ năm trước. Do thu
từ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt thấp so với dự toán HĐND tỉnh giao.
1.3. Thu bổ sung từ ngân sách TW
- Thu bổ sung trợ cấp từ ngân sách TW: Ước thực hiện 6 tháng 2.457.356
triệu đồng, đạt 53% so với dự toán HĐND tỉnh giao.
- Trung ương bổ sung ngồi dự tốn đầu năm là 157.487 triệu đồng, bao gồm:

+ Vốn trái phiếu Chính phủ năm 2017 thực hiện Dự án tái định cư thủy điện
Sơn La: 135.000 triệu đồng
+ Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016: 17.416
triệu đồng.

4


+ Hỗ trợ kinh phí mua vắc xin lở mồm long móng trong năm 2016: 844
triệu đồng.
+ Kinh phí thực hiện Dự án hồn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ, địa
giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính (Dự án 513):
500 triệu đồng.
+ Hỗ trợ thiệt hại về gia súc, cây trồng do rét đậm, rét hại: 16 triệu đồng.
+ Tạm ứng kinh phí thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa
năm 2016 theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP: 3.711 triệu đồng;
1.4. Thu chuyển nguồn từ năm 2016 sang năm 2017: 1.687.144 triệu
đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
2. Về chi NSĐP
Tổng chi NSĐP ước thực hiện 6 tháng là 2.580.854 triệu đồng, đạt 41% so
với HĐND tỉnh giao, bằng 91% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:
2.1. Chi đầu tư phát triển: Ước thực hiện 6 tháng là 215.454 triệu đồng,
đạt 38% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 62% so với cùng kỳ năm trước.
2.2. Chi thường xuyên: Ước thực hiện 6 tháng là 1.798.952 triệu đồng,
đạt 35% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 95% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó:
- Chi sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo: Ước thực hiện 6 tháng là 872.836
triệu đồng, đạt 42% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 1% so với cùng kỳ
năm trước;
- Chi sự nghiệp Y tế: Ước thực hiện 6 tháng là 210.937 triệu đồng, đạt

32% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 80% so với cùng kỳ năm trước;
- Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ: Ước thực hiện 6 tháng là
14.545 triệu đồng, tăng 77% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 11% so với
cùng kỳ năm trước.
2.3. Chi thực hiện CTMTQG và một số chương trình mục tiêu, nhiệm
vụ khác: Ước thực hiện 6 tháng là 463.448 triệu đồng (đã bao gồm giải ngân từ
nguồn chuyển nguồn), đạt 56% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 77% so
với cùng kỳ năm trước.
2.4. Chi trả nợ gốc từ nguồn bội thu NSĐP: Ước thực hiện là 98.000
triệu đồng.
2.5. Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách: Ước thực hiện là
5.000 triệu đồng.
(Có biểu chi tiết số 02 kèm theo).
3. Tình hình sử dụng dự phịng ngân sách tỉnh
5


- Nguồn dự phịng ngân sách tỉnh được bố trí trong dự toán đầu năm là:
65.217 triệu đồng.
- Đến ngày 31/5/2016 đã dự kiến phân bổ 13.000 triệu đồng, số kinh phí
cịn lại: 52.217 triệu đồng.
4. Tình hình ứng trước dự tốn năm 2018
- Số kinh phí đã ứng trước dự toán năm 2018 là: 10.000 triệu đồng, để
thực hiện dự án: Hạ tầng kỹ thuật khu Trung tâm hành chính thị trấn Nậm Nhùn,
huyện Nậm Nhùn (giai đoạn II).
5. Đánh giá tình hình thực hiện dự tốn thu, chi NSĐP 6 tháng đầu năm
5.1. Về thu ngân sách
Địa phương đã chủ động triển khai quyết liệt nhiều biện pháp quản lý thu,
khai thác nguồn thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, đẩy mạnh thanh kiểm
tra, các hoạt động giám sát của các cấp, các ngành cùng với việc cải cách thủ tục

hành chính thuế đã tạo điều kiện khai thác tập trung các nguồn thu trên địa bàn
đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Tuy nhiên tổng số thu NSNN trên địa
bàn 6 tháng đầu năm đạt tỷ lệ thấp do thu từ các doanh nghiệp nhà nước do
Trung ương quản lý trên địa bàn là khoản thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng dự
toán thu năm 2017. Ước thực hiện 6 tháng đầu năm chỉ đạt 36% so với dự toán
HĐND tỉnh giao do đặc thù những tháng đầu năm vào mùa khô, công suất phát
máy của các nhà máy thủy điện đạt thấp đã tác động tới số thu NSNN trên địa
bàn. Số thu cân đối các huyện, thành phố 6 tháng đầu năm đạt thấp so với dự
toán HĐND tỉnh giao do kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2017 thấp hơn so với
kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2016. Ngoài ra, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đạt
thấp, một số cơng trình, dự án đang trong giai đoạn triển khai thực hiện.
5.2. Về chi ngân sách địa phương
- Hầu hết các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị đã nhận thức đầy đủ về
chính sách tài khố chặt chẽ, triệt để tiết kiệm; đã làm tốt công tác rà soát, quản
lý chặt chẽ các khoản chi đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách, đúng dự
tốn được duyệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các biện pháp
chống thất thốt, lãng phí, tham nhũng; thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi
thường xuyên, chi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công, nhất là các khoản chi
phí điện, nước, điện thoại, văn phịng phẩm, sách, báo, tạp chí, xăng dầu, chi phí
khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, lễ kỷ niệm, động thổ, khởi cơng, khánh
thành cơng trình, cơng tác phí trong nước và đi cơng tác nước ngồi từ ngân
sách nhà nước.
6


- Các ngành, các cấp được giao nhiệm vụ chủ đầu tư đã thực hiện khá tốt
các quy định về quản lý đầu tư trong việc giải ngân để thu hồi tạm ứng vốn
XDCB nên việc thu hồi tạm ứng tồn từ năm trước đã có những kết quả nhất định.
Tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội nhất là đối
với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách

xã hội.
II. Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu, chi NSĐP 6 tháng cuối năm 2017
1. Về thu ngân sách
1.1. Tiếp tục triển khai tốt các Luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà
nước năm 2017, trong đó tập trung thực hiện Chính phủ điện tử theo Nghị quyết
số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ và tập trung đẩy mạnh công tác
xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế, mở rộng thực hiện hóa đơn điện tử, mở
rộng kết nối thông tin với Ngân hàng Nhà nước và KBNN để quản lý thu thuế.
Thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa
phương theo Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ.
Xây dựng và hồn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận
lợi cho doanh nghiệp phát triển theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016
của Chính phủ, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp tạo tiền đề phát triển
nguồn thu ổn định, vững chắc cho ngân sách nhà nước, đồng thời cải thiện, nâng
cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
1.2. Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có
nghĩa vụ nộp NSNN theo Thơng tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của
Bộ Tài chính về hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu qua Kho bạc Nhà nước.
Triển khai quyết liệt, liên tục, đồng bộ các giải pháp về quản lý thu NSNN, phấn
đấu vượt thu so với HDND tỉnh giao từ 6%-8% (không kể thu tiền sử dụng đất).
1.3. Theo dõi, tập trung khai thác nguồn thu từ khu vực DNNN do Trung
ương quản lý, thu phí, lệ phí, thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và
quản lý chặt chẽ các khoản thu.
1.4. Quản lý chặt chẽ các khoản thu, nhất là thu qua hình thức khốn, mở
rộng cơ sở thuế (kể cả đối tượng và căn cứ tính thuế). Tập trung xử lý thu hồi nợ
đọng thuế, phấn đấu số nợ thuế đến 31/12/2017 giảm xuống dưới 5% so với số
thực thu ngân sách nhà nước năm 2017; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
thuế, đôn đốc thu kịp thời các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm
toán, kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra.
1.5. Hạn chế tối đa việc đề xuất, ban hành các chính sách mới làm giảm

thu ngân sách nhà nước.
7


1.6. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thu thuế; tăng
cường công tác đối thoại với các doanh nghiệp nhằm giải quyết kịp thời những
khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách
nhà nước. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về
thuế, phí, lệ phí để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên
địa bàn tỉnh hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế để tự giác kê khai nộp
thuế theo quy định của pháp luật.
2. Về chi ngân sách
Tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 712/KH-UBND
ngày 21/4/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 12CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW,
ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cầu lại ngân sách
nhà nước, quản lý nợ cơng để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Đồng thời tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng chế độ
quy định, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.
2.1. Về chi thường xuyên
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ
chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng chế độ quy định,
chống lãng phí theo các văn bản hướng dẫn của Trung ương và Công văn số
763/UBND-TM ngày 27/4/2017 của UBND tỉnh về hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ chi thường xuyên NSNN năm 2017.
- Điều hành chi trong phạm vi dự toán được giao. Chủ động rà sốt, sắp
xếp các nhiệm vụ chi; lồng ghép các chính sách, tiết kiệm triệt để các khoản chi
ngay từ khâu phân bổ dự tốn và cả trong q trình thực hiện.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính thực hiện nghiêm kết luận của
thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và việc xử lý sau thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn đối

với các trường hợp vi phạm gây lãng phí tiền, tài sản nhà nước.
- Chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thực sự cần
thiết và có nguồn đảm bảo.
- Kiên quyết dừng triển khai và thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách
cấp tương ứng đối với kinh phí thường xuyên đã giao trong dự tốn đầu năm của
các Sở, ban, ngành đồn thể tỉnh và các huyện, thành phố nhưng đến
30/6/2017chưa phân bổ, hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa
phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu, trừ một số trường hợp theo quy định
của pháp luật và trường hợp đặc biệt do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
8


- Tiếp tục triển khai cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập theo
Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công
lập và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác của Chính
phủ gắn với thúc đẩy lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công; Đẩy mạnh việc
chuyển từ phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp
sang cơ chế đặt hàng..
- Thực hiện kịp thời các chính sách an sinh xã hội nhất là đối với hộ
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội; đảm bảo cân
đối đủ nguồn chi trợ cấp khó khăn, chế độ tiền lương mới theo mức lương cơ sở
1.300.000 đồng/tháng, các phụ cấp ngành, nghề cho đối tượng cán bộ công
chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn và các đối tượng chính sách xã hội.
- Đảm bảo cân đối đủ nguồn lực để thực hiện các Đề án, Nghị quyết mà
Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.
- Quản lý chặt chẽ, đúng quy định và hạn chế các khoản chi chuyển nguồn
ngân sách nhà nước.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra các khoản chi trong cân đối ngân sách
nhà nước, các khoản chi quản lý qua ngân sách nhà nước, các khoản chi từ các

quỹ tài chính nhà nước, các Chương trình mục tiêu quốc gia.
2.2. Về chi đầu tư
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố được giao nhiệm vụ chủ đầu tư. Tập trung tháo gỡ mướng
mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giao kế hoạch vốn và tiến độ giải ngân vốn
đầu tư phát triển năm 2017. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đầu
tư; nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thốt lãng phí, tham nhũng; khơng thi
cơng vượt kế hoạch vốn làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới. Định kỳ
15 ngày và hàng tháng báo cáo gửi Sở Tài chính tổng hợp kết quả giải ngân,
trong đó nêu rõ nguyên nhân giải ngân chậm (nếu có) và các tồn tại, vướng mắc
trong q trình thực hiện, đồng thời kiến nghị các giải pháp thúc đẩy giải ngân
kế hoạch vốn năm 2017.
- Thực hiện việc cấp phát thu hồi tạm ứng và xử lý dứt điểm thu hồi tạm
ứng theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ
Tài chính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước và Công
văn số 875/UBND-TM ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh về thực hiện thu hồi tạm
ứng vốn đầu tư năm 2016 trở về trước.

9


- Tăng cường cơng tác quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn ngân
sách nhà nước, xử lý các vi phạm trong cơng tác quyết tốn dự án hồn thành và
vướng mắc trong cơng tác quyết tốn dự án hồn thành theo quy định tại Cơng
văn số 2203/UBND-XD ngày 08/11/2016 của UBND tỉnh về tăng cường chỉ đạo
thu hồi nợ tạm ứng vốn đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành và thu nộp ngân sách
nhà nước theo kết luận của thanh tra, kiểm toán, quyết toán dự án hồn thành.
- Các sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh
thực hiện thông báo cơng khai số liệu thanh tốn định kỳ hàng q đối với
nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản NSNN và vốn TPCP, để các đơn vị nắm

được tiến độ giải ngân và có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
- Các chủ đầu tư thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo theo quy định
để phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh về công tác giải ngân
kế hoạch vốn, thu hồi các khoản tạm ứng, cơng tác lập, nộp, thẩm tra quyết tốn
dự án hồn thành.
- Khơng ứng trước dự tốn ngân sách nhà nước năm sau; trừ trường hợp
các dự án xây dựng cơ bản cấp bách của địa phương.
2.3. Về công tác quản lý nhà nước về giá trên địa bàn
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả thị trường trên địa bàn,
các tỉnh lân cận, tình hình trong nước và quốc tế để triển khai các biện pháp tăng
cường quản lý nhà nước về giá trên địa bàn nhất là các loại hàng hóa, lương
thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các quy định về quản lý giá, thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc
danh mục Nhà nước định giá, mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thiết yếu phục vụ
sản xuất và đời sống Nhân dân. Kịp thời ngăn chặn xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm theo quy định của pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
- Tổ chức triển khai có hiệu quả quy định của pháp luật về quản lý giá;
Kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá, đăng ký giá của doanh nghiệp đối với mặt
hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá. Kiên quyết xử lý các
trường hợp kê khai tăng giá khơng phù hợp với chi phí đầu vào và mặt bằng giá
cả thị trường. Thực hiện nghiêm lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp cơng sử dụng
NSNN theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp bình ổn thị trường, giá cả
phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp cung ứng kịp thời các mặt hàng quan trọng như: xăng dầu, sắt
thép, xi măng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân
10



như: Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,
vật tư phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi...không để xảy
ra tình trạng gây đột biến về giá.
Trên đây là tình hình thực hiện dự tốn thu, chi NSĐP 6 tháng đầu năm và
nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện dự toán thu, chi NSĐP 6 tháng cuối năm
2017, Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo trình Hội đồng nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, TH.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Đỗ Ngọc An

11



×