Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

ve1bb81-dc3a2n-te1bb99c_c3bd-the1bba9c-dc3a2n-te1bb99c-vc3a0-che1bba7-nghc4a9a-dc3a2n-te1bb99c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.99 KB, 18 trang )

VỀ DÂN TỘC, Ý THỨC DÂN
TỘC VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
Vương Xuân Tình


MỞ ĐẦU






Vấn đề về dân tộc, ý thức dân tộc và chủ nghĩa dân tộc
đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới:
Trung Quốc bạo quyền: Bản chất “Xây dựng chủ nghĩa xã
hội đặc sắc” là dựa trên nền tảng chủ nghĩa dân tộc.
Donald Trump - Tổng thống của nước Mỹ luôn giương
cao ngọn cờ dân chủ, nhân quyền: “Tôi là người dân tộc
chủ nghĩa, và tôi tự hào về điều đó” (23/10/2018).
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron: “Chủ nghĩa dân tộc
là sự phản bội chủ nghĩa yêu nước” (11/11/2018).
Ở Việt Nam: Làn sóng phản đối Trung Quốc trong bảo vệ
chủ quyền biển đảo được xem như mang màu sắc chủ
nghĩa dân tộc.
Tại sao vấn đề ngày càng nóng lên ? Tại sao có ý kiến
khác biệt ? Cần xem xét “ba trong một”.
2


VỀ DÂN TỘC (NATION)
1. Hai khuynh hướng lý thuyết về sự ra đời của dân tộc


• Thuyết khởi nguyên (Primordialism) và thuyết truyền
thống (Traditionalism): dân tộc xuất hiện từ trước thời kỳ
hiện đại (tư bản chủ nghĩa):
- Cơ sở: nhấn mạnh yếu tố chính trị và văn hóa của dân
tộc.
- Hastings (1997): dân tộc Anh xuất hiện từ thế kỷ 10.
- Hirschi (2012): chủ nghĩa dân tộc (hiện thân của dân tộc)
có nguồn gốc châu Âu theo Thiên chúa, ra đời vào
khoảng thế kỷ thứ 14.
- Loại hình, theo Smit (1986): dân tộc lãnh thổ - công dân
(Civic-territorial) của phương Tây, và dân tộc phả hệ tộc
người (Ethnic-genealogical) ở ngoài phương Tây.
3


VỀ DÂN TỘC (NATION)
1. Hai khuynh hướng lý thuyết về sự ra đời của dân tộc
• Chủ nghĩa hiện đại (Modernilism), chủ nghĩa duy vật
(Materialism): dân tộc chỉ xuất hiện ở thời kỳ chủ nghĩa
tư bản, với áp lực của thị trường.
- Khái niệm: Dân tộc là siêu cộng đồng dân cư, với lãnh
thổ, cấu trúc kinh tế, xã hội và chia sẻ những giá trị văn
hóa chung.
• Khái niệm dân tộc và quốc gia - dân tộc (Nation - State):
- Hai khái niệm là một.
- Hai khái niệm khác nhau: cơng đồng xã hội, văn hóa ><
cộng đồng chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Quốc gia dân tộc: gắn với sự quản trị của một nhà nước ở giai
đoạn lịch sử nhất định.
4



VỀ DÂN TỘC (NATION)
2. Vấn đề dân tộc ở Việt Nam
• Hai quan điểm về thời gian ra đời của dân tộc Việt
Nam (Phan Huy Lê, 1981; Phạm Hồng Tung,
2016):
- Ra đời từ sớm, thuộc loại hình dân tộc tiền tư bản
chủ nghĩa: thế kỷ 10 hoặc 15; thậm chí từ khi có
nhà nước.
- Khơng thừa nhận dân tộc Việt Nam ra đời sớm.
• Đặc điểm quốc gia - dân tộc Việt Nam: “chưa thật
được chặt chẽ như một cộng đồng quốc gia - dân
tộc tương ứng với thời kỳ công nghiệp, với một thị
trường kinh tế thống nhất, kiểu chủ nghĩa tư bản
hay xã hội chủ nghĩa” (Đặng Nghiêm Vạn, 2003).
5


VỀ DÂN TỘC (NATION)
2. Vấn đề dân tộc ở Việt Nam
• (Phạm Hồng Tung, 2016): Có 6 vấn đề về
dân tộc ở Việt Nam còn nhiều ý kiến khác
biệt hoặc khoảng trống cần tiếp tục tìm
hiểu : 1. Về định nghĩa; 2. Nguồn gốc; 3.
Thời điểm ra đời; 4. Quá trình hình thành;
5. Quá trình phát triển; 6. Những nội dung
cơ bản nhất trong lịch sử dân tộc Việt
Nam.
6



Ý THỨC DÂN TỘC (NATIONAL
CONSCIOUSNESS)
1. Khái niệm
• Chưa có sự thống nhất.
• Redkina (2016):
- Là dạng thức tâm hồn phức hợp, có nguồn gốc
lý tính hay phi lý tính, thuộc sở hữu của dân tộc.
- Nội hàm: gồm bản sắc dân tộc với ký ức lịch sử,
tính bền vững của ngơn ngữ, văn hóa, tinh thần
thống nhất lãnh thổ và chủ nghĩa yêu nước.
- Cơ sở: ý thức dân tộc hình thành trong q trình
cấu trúc đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
7


Ý THỨC DÂN TỘC (NATIONAL
CONSCIOUSNESS)
2. Vai trò của ý thức dân tộc
Các quốc gia trên thế giới đều rất đề cao: thời kỳ lập quốc;
sau chiến tranh thế giới lần thứ 2; sau khi Liên Xô và
CNHX ở Đông Âu tan rã.
• Mỹ (quốc gia của nhập cư):
- Chính sách đồng hóa yêu nước (Patriotic assimilation),
hay Mỹ hóa (Americanization) bằng thể chế và luật pháp.
- Roosevelt: “Chúng ta chỉ có chỗ cho một lá cờ, đó là lá
cờ Mỹ… Chúng ta chỉ có chỗ cho một ngơn ngữ, đó là
tiếng Anh… Chúng ta chỉ có chỗ cho một lịng trung thành
của tâm hồn, đó là trung thành với dân tộc Mỹ”.
8



Ý THỨC DÂN TỘC (NATIONAL
CONSCIOUSNESS)
• Singapore: Xây dựng chương trình giáo dục quốc gia,
trong đó chú trọng giáo dục cơng dân để ni dưỡng
lịng tự hào; hiểu thành cơng của đất nước; hiểu những
thách thức của đất nước; truyền các giá trị cơ bản của
người Singapore (Sim, 2005).
• Belarus: Sau khi Liên Xô tan rã, diễn ra cuộc thảo luận
về vấn đề “Vị trí của ý thức dân tộc trong xây dựng công
dân Belarus”.

9


Ý THỨC DÂN TỘC (NATIONAL
CONSCIOUSNESS)
3. Những thách thức của ý thức dân tộc trong kỷ
ngun tồn cầu hóa
• Vấn đề di dân xuyên quốc gia.
• Vấn đề chế độ đa cơng dân (Plural/Dual
citizenship): có quyền bầu cử ở hơn một quốc gia,
tức có lịng trung thành với hơn một hiến pháp.
• Nhà sử học Mỹ George Bancroft: “Nên khoan dung
với người có hai tổ quốc, như người đàn ơng hai
vợ; nên chịu đựng người có hai lịng trung thành,
như với tình trạng đa thê”.
10



Ý THỨC DÂN TỘC (NATIONAL
CONSCIOUSNESS)
4. Ý thức dân tộc ở Việt Nam
• Quan điểm của Hồ Chí Minh đề cao tính thống nhất:
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sơng có
thể cạn, núi có thể mịn, song chân lý ấy khơng bao giờ
thay đổi.
• Hoạt động thực tiễn liên quan rất nhiều, song cịn ít được
nghiên cứu. Sử học: khó bóc tách sử liệu.
• Nghiên cứu của Vương Xuân Tình và cộng sự (2014,
2017): Đặt ý thức dân tộc trong khn khổ của văn hóa
quốc gia. Tìm hiểu việc nhận thức và sử dụng biểu tượng
văn hóa quốc gia. Hạn chế về mẫu điều tra.
11


CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
(NATIONALISM)
1. Khái niệm
• Nhiều ý kiến khác biệt.
• Smith (1991): Loại hình của văn hóa - gồm tư tưởng, ngôn
ngữ, huyền thoại, biểu tượng, ý thức; thể hiện qua phong
trào chính trị, xã hội nhằm đạt mục tiêu và hiện thực hóa ý
chí của dân tộc.
2. Cơ sở
• Khởi nguồn từ các ngun tắc chính trị, có sự trùng khớp
của yếu tố dân tộc và yếu tố chính trị.
• Tình cảm dân tộc thăng hoa khi hành động.
• Tính dị thường (Eriksen, 2010).

12


CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
(NATIONALISM)
3. Loại hình




Cấu trúc phân đơi, với 5 cách phân loại:
- Smit (1991): Chủ nghĩa dân tộc lãnh thổ (Territorial nationalism),
Chủ nghĩa dân tộc tộc người (Ethnic nationalism).
- Brown (1999): Chủ nghĩa dân tộc văn hóa (Cultural nationalism),
chủ dân tộc công dân (Civic nationalism)
- Hechter (2000): Chủ nghĩa dân tộc dung nạp (Inclusive
nationalism), chủ nghĩa dân tộc loại trừ (Exclusive nationalism).
- Eriksen (2010): Chủ nghĩa dân tộc tộc người (Ethnic nationalism),
chủ nghĩa dân tộc phi tộc người (Non-ethnic nationalism).
Bốn loại hình của Hechter (2000): Chủ nghĩa dân tộc xây dựng nhà
nước, ngoại biên, tái chiếm lãnh thổ, thống nhất.
13


CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
(NATIONALISM)
4. Vai trị
• Thừa nhận: Chủ nghĩa dân tộc là sức mạnh lớn của
nền chính trị đương đại; và phản đối điều đó.
• Chủ nghĩa dân tộc luôn mang hai bộ mặt, khiến

người ta ngưỡng mộ mặt này, song kinh sợ mặt khác
(Brown, 1999).

14


CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
(NATIONALISM)
5. Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc (Shen, 2007; Xu, 2012)
Chiến lược xây dựng chủ nghĩa dân tộc đa tầng, ứng phó với trật tự tồn
cầu, chống phương Tây. Gồm 5 tầng:
• Chủ nghĩa dân tộc ngoại giao (Diplomatic nationalism): thủ lợi cho dân
tộc mình trong bang giao với các nước.
• Chủ nghĩa dân tộc lãnh thổ (Territorial nationalism): thực hiện các biện
pháp xâm lăng để mở rộng bờ cõi.
• Chủ nghĩa dân tộc kinh tế (Economic nationalism): xây dựng các chính
sách kinh tế phục vụ lợi ích của dân tộc. Trong chủ nghĩa này, cịn ẩn
chứa chủ nghĩa dân tộc thâm hiểm (Malign nationalism).
• Chủ nghĩa dân tộc văn hóa (Cultural nationalism): truyền thống văn hóa
được đội ngũ tinh hoa hư cấu, phục vụ cho lợi ích chính trị.
• Chủ nghĩa dân tộc dân túy (Populist nationalism): tầng lớp tinh hoa mị
dân để đạt mục đích riêng.
15


CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
(NATIONALISM)
6. Chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam
• Xuất hiện từ sớm, có vai trị của tư tưởng Nho giáo - trung
quân ái quốc (Lê Thị Lan, 2009).

• Chống Pháp, chống Mỹ và chống bành trướng: đề cao chủ
nghĩa yêu nước, song tránh diễn ngôn chủ nghĩa dân tộc.
Thực chất, chủ nghĩa yêu nước là dạng thức hoặc đan kết
với chủ nghĩa dân tộc (The Nation, 1991).
• Tranh luận Hồ Chí Minh có phải là người theo chủ nghĩa
dân tộc hay không ? Dương Quốc Dũng (2011) phủ nhận;
Mạch Quang Thắng khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc mà
Hồ Chí Minh theo là chủ nghĩa dân tộc chân chính”.
16


KẾT LUẬN
1. Vấn đề về dân tộc, ý thức dân tộc và chủ nghĩa dân tộc
có quan hệ mật thiết, “ba trong một”; được thế giới
quan tâm sâu sắc.
2. Điều còn tranh luận: Thời điểm ra đời; bản chất, vai trò
của dân tộc, ý thức dân tộc và chủ nghĩa dân tộc.
3. Ở Việt Nam: Thực tiễn liên quan đến vấn đề nêu trên rất
phong phú, song kết quả nghiên cứu cịn hạn chế bởi
“nhạy cảm”, ít gắn với học thuật quốc tế, thiếu tài liệu.
4. Cần tăng cường nghiên cứu, do vấn đề xây dựng cộng
đồng quốc gia - dân tộc (Nation - State building) có vị
thế như xây dựng nhà nước pháp quyền.
17


CẢM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ
VÀ CÁC BẠN !

18




×