Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

THUỐC BỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.66 KB, 22 trang )

THUỐC BỘT
MỤC TIÊU
1. Trình bày các cách
phân loại và ưu, nhược
điểm của thuốc bột.
2. Biết được các giai
đoạn và kỹ thuật bào
chế thuốc bột.
3. Trình bày được các
tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng thuốc bột.


THUỐC BỘT
NỘI DUNG
I. ĐẠI CUƠNG
II. KỸ THUẬT BÀO
CHẾ
III. TIÊU CHUẨN
CHẤT LƯỢNG

IV. MỘT VÀI VÍ DỤ


ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa:
Thuốc bột hay thuốc tán
là dạng bột khơ tơi, để
uống hoặc dùng ngồi,
được điều chế từ một hay
nhiều loại dược liệu, bằng


cách tán mịn trộn đều,
rây qua cỡ rây thích hợp.

Theo DĐVN IV: Thuốc bột là dạng
thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khơ
tơi, có độ mịn xác định, có chứa
một hay nhiều hoạt chất. Ngồi
dược chất, thuốc bột cịn có thể
có thêm các tá dược như: tá dược
độn, tá dược hút, tá dược màu, tá
dược điều hương, điều vị...
Thuốc bột dùng để uống, để pha
tiêm hay để dùng ngoài.

Ngoài việc dùng để điều trị trực tiếp, dạng bột còn là thành phần
trung gian để điều chế các dạng thuốc khác như: thuốc cốm,
thuốc viên, rượu thuốc hay để chiết xuất.


ĐẠI CƯƠNG
2. Phân loại:
+ Phân loại theo thành phần:

bột đơn hay bột kép
+ Phân loại theo cách dùng:
dùng để uống, bơi rắc bên
ngồi hay để pha tiêm.
+ Phân loại theo kích thước:
bột thơ ( rây số 32 ), mịn vừa
( rây số 26 ), rất mịn

( rây số 22) .

Dùng ngồi hay để
uống thì bột phải
mịn để dể hấp thu,
bột thô chỉ dùng
trong chiết xuất.


3. Ưu, nhược điểm:
a) Ưu điểm:
- Kỹ thuật bào chế đơn giản, khơng địi hỏi trang
thiết bị phức tạp, dễ phân liều, đóng gói và vận
chuyển.
- Dạng rắn nên ít xảy ra tương kỵ hố học nên có
thể phối hợp nhiều loại dược chất khác nhau. Bền
vững về mặt hoá học hơn chế phẩm dạng lỏng, tốc
độ hoà tan sẽ nhanh hơn viên nén hay viên nang, sự
hấp thu sẽ nhanh hơn nên sinh khả dụng sẽ cao hơn
những dạng thuốc rắn khác.
- Đối với niêm mạc hay vết thương, thuốc bột có tác
dụng che chở, bảo vệ, thu liễm, hút dịch tiết, làm
vết thương hơ ráo chóng lành.


3. Ưu, nhược điểm:
b) Nhược điểm:
- Thuốc bột dễ hút ẩm do diện tích tiếp xúc lớn,
đặc biệt là bột dược liệu rất dễ sâu mọt, nấm
mốc, biến chất.

- Không thích hợp với những dược chất có mùi vị
khó chịu, hoạt chất bị mất hoạt tính ở dạ dày. Bột
dược liệu rất khó uống và có tính kích ứng.
- Thuốc bột tác dụng chậm hơn thuốc dạng lỏng
do phải trương nở, hồ tan giải phóng hoạt chất
và đồng thời đưa vào cơ thể nhiều tạp chất.


II. KỸ THUẬT BÀO CHẾ
Dược liệu trước khi làm thuốc bột phải qua chế biến và
phân chia sơ bộ, sấy khô đến độ ẩm dưới 5%. Nên phân
chia dược liệu theo nguồn gốc, cấu tạo, thể chất, khối
lượng, dược liệu quý, ...
1. Nghiền bột:
2. Rây:
3. Trộn bột kép:
4. Đóng gói - bảo
quản:


1. Nghiền bột:
Đây là khâu chủ yếu, yêu cầu thuốc bột là phải
khơ tơi, khơng bị ẩm, khơng vón cục, màu sắc
đồng nhất. Tuỳ theo loại dược liệu mà chọn
phương pháp nghiền bột thích hợp.


1. Nghiền bột:
a) Nghiền bột trực tiếp:
- Áp dụng cho loại dược liệu khơ dịn, dễ tán mịn,

có thể tán riêng biệt hay nhiều dược liệu cùng
một lúc.
- Đối với đơn thuốc chứa nhiều dược liệu thể chất
khác nhau (rắn chắc, mềm dẻo ), nguồn gốc
khác nhau (khoáng vật, thảo mộc,...), khối
lượng. tỷ trọng chênh lệch quá nhiều thì phải
nghiền riêng hoặc phối hợp theo từng cặp
dược liệu sau đó trộn bột kép.


1. Nghiền bột:
b) Nghiền qua chất trung gian:
- Với những dược liệu có thể chất mềm dẽo (Thiên
mơn, Thục địa, Nhân sâm, ...), chứa nhiều đường
(Long nhãn, Câu kỷ tử, ...), các loại cao mềm, dược
liệu chứa nhiều dầu mỡ, khi nghiền tán bột dễ dính
khơng bảo đảm thể chất khơ tơi. Do đó phải thêm
một số bột khơ có tác dụng lót và hút, lượng bột
dùng thêm phải khơng ảnh hưởng đến tác dụng trị
liệu của dượu liệu chính cũng như bài thuốc. Tốt
nhất khi thêm một ít bột khô nên làm dược liệu
thành một khối dẽo, sấy đến khô và tiếp tục nghiền
mịn.
- Nếu dược liệu chứa nhiều dầu mỡ nên loại bỏ dầu
mỡ truớc khi nghiền mịn.


1. Nghiền bột:
c) Thủy phi:
Chủ yếu là nghiền các dược liệu có nguồn

gốc khống vật, dể hạn chế sự bay bụi,
loại bỏ tạp chất, sự phân hủy của dược
chất do nhiệt độ sinh ra bởi sự ma sát
khi nghiền tán. Sau đó lắng gạn, phơi
khơ.
Thường dùng để lọc các chất Long cốt,
Ngũ linh chi, Chu sa, Thần sa…


2. Rây:
- Để bột đạt được một độ mịn mong muốn.
- Tỉ lệ bột thơ cịn khoảng từ 1 - 3% có thể bỏ,
khơng cần nghiền rây lại.


3. Trộn bột kép:
a) Dụng cụ: Dùng chày cối có dung tích gấp 5
lần lượng bột cần trộn và gấp 10 lần nếu bột
quá nhẹ dễ bay bụi. Trộn bằng máy tốt nhất
chiếm thể tích dưới 1/2 thùng trộn.


3. Trộn bột kép:
b) Nguyên tắc trộn bột kép: Nguyên tắc
đồng lượng
- Trộn dược chất có khối lượng nhỏ trước, thêm
dần dược chất có khối lượng lớn hơn.
- Dược chất có tỷ trọng lớn trộn trước, tỷ trọng
nhỏ trộn sau để tránh bay bụi.
- Dược chất có màu, dược chất có độc, q phải

lót cối bằng chất khơng màu, sau đó thêm dần
các chất cịn lại trộn kỹ đến khi đồng nhất.


4. Đóng gói - bảo quản:
- Thuốc bột khơng phân liều: thường là thuốc bột
dùng ngồi có thể đóng vào chai, lọ, túi PE hàn
kín. Thuốc bột để xoa, rắc đựng trong chai lọ
nắp có đục lỗ.
- Thuốc bột phân liều:
 Phân liều ước lượng bằng mắt: cân một liều mẫu rồi chia
phần bột còn lại giống liều mẫu sau đó cân lại một vài
liều để kiểm tra, mỗi lần chia khơng q 20 liều, độ
chính xác khơng cao, áp dụng cho thuốc không chứa
chất độc.
 Phân liều theo thể tích: dùng dụng cụ phân liều diều
chỉnh được thể tích điều chỉnh đúng khối lượng và tiến
hành đong hàng loạt.
 Phân liều theo khối lượng: cân chính xác từng liều một.


4. Đóng gói - bảo quản:
Thuốc bột sau khi phân liều được gói vào các bao gói
chống ẩm hoặc túi PE hàn kín, dán nhãn đúng quy định,
để nơi khơ mát. Thuốc bột có thể được đóng vào vỏ
nang thích hợp.
Trong cơng nghiệp, thuốc bột phân liều được đóng gói bằng
máy tự động có năng suất cao.



III. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
a. Tính chất: thuốc bột phải khơ tơi, khơng bị ẩm, vón, màu sắc
đồng nhất.
b. Độ mịn: phải đạt độ mịn trong chuyên luận (Phụ lục 3.5 DĐVN
IV)
c. Độ ẩm: không được chứa hàm lượng nước quá 9% (Phụ lục 9.6
và Phụ lục 10.3 DĐVN IV).
d. Độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3 DĐVN IV).
e. Định tính và định lượng: hoạt chất theo chuyên luận riêng.
Vi phân tích dược liệu: kiểm tra bằng kính hiển vi (soi bột).
f. Độ đồng đều hàm lượng: (Phụ lục 11.2 DĐVN IV)
g. Giới hạn nhiễm khuẩn: các thuốc bột có nguồn gốc dược liệu,
nếu khơng có chỉ dẫn trong chuyên luận riêng, phải đáp ứng yêu
cầu Thử giới hạn nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6 DĐVN IV).


IV. MỘT VÀI VÍ DỤ
1. Bột Thối nhiệt tán:
Cam thảo
4g
Hoạt thạch
24 g
Xuyên khung 8 g
Bạch chỉ
8g
Sắn dây
12 g
2. Lục nhất tán:
Bột Cam thảo
4g

Bột Hoạt thạch 24 g


1. Bột Thoái nhiệt tán:
Cách bào chế: Dược liệu sau khi sơ chế, thái
phiến, phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, trộn
bột kép với hoạt thạch. Phân liều đóng gói.
Cơng dụng: Giải cảm, hạ nhiệt, giảm đáu, nhức
đầu.
Cách dùng: Ngày uống 10 – 15g, chia ba lần
uống với nước ấm.


2. Lục nhất tán:
Cách bào chế: Rễ Cam thảo, cạo sạch vỏ, thái lát
mỏng, sấy khô, tán thành bột mịn, trộn đều với
bột Hoạt thạch thành bột mầu trắng ngà, có vị
ngọt.
Cơng dụng: Thanh nhiệt, trị sốt, đi tiểu khó khăn,
nước tiểu đỏ.
Cách dùng: Ngày uống 4g với nước nóng.
Bảo quản: Đóng gói trong bao bì kín, tránh ẩm.


TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1. Giản yếu bào chế học 2000, Khoa dược – ĐH Y
Dược TP HCM.
2. Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng
thuốc 2003, Khoa dược – ĐH Dược Hà Nội.
3. Dược điển Việt Nam III, 2002.

4. Dược điển Việt Nam IV, 2009.


KẾT THÚC
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×