Tải bản đầy đủ (.ppt) (8 trang)

TL SHCD T6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.4 KB, 8 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH HÀ NAM
ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH HÀ NAM

THÁNG 6
2017

“Hành động vì trẻ em”
(Đồng chí Nguyễn Long Hải - Bí thư BCH Trung ương
Đồn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương)

NỘI DUNG CHÍNH
Truyền thống

Thơng tin thời sự

Sắc màu cơ sở

Tối ngày 30/5, tại Nhà thiếu nhi tỉnh Hà Nam, Trung ương
Đồn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam tổ chức
Lễ Khai mạc hè hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2017.
Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày quốc tế Thiếu
nhi 01/6, với mong muốn mang đến những sân chơi bổ ích, lành
mạnh, an toàn và ý nghĩa cho các em thiếu nhi; động viên các em có
hồn cảnh đặc biệt, khó khăn vươn lên trong cuộc sống, vui những
ngày hè ý nghĩa như bao trẻ em khác.
1

THÁNG 6
2017

Tài liệu



SINH HOẠT CHI ĐOÀN


Tham dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Th Anh - Uỷ viên BCH
Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ
ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên BCH
Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam; Lê Quốc Phong - Uỷ viên dự
khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn;
Đào Hồng Lan - Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội; Nguyễn Long Hải - Bí thư BCH Trung
ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; cùng các đồng chí đại diện
Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban về các vấn
đề xã hội của Quốc hội, các Ban Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung
ương; các ban, sở, ngành, đoàn thể, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh Hà Nam
và gần 1.000 em thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Hà Nam. 
 
Phát biểu tại Lễ Khai mạc hè hưởng ứng Tháng Hành động vì trẻ em năm
2017, đồng chí Nguyễn Long Hải - Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch
Hội đồng Đội Trung ương cho biết, mùa hè năm nay càng có ý nghĩa hơn
với các em khi nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như: Luật
trẻ em, Nghị định số 56 quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em và Chỉ
thị số 18 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường giải pháp phịng, chống
bạo lực, xâm hại trẻ em được ban hành và có hiệu lực đúng dịp ngày Quốc
tế thiếu nhi 1/6. Điều đó khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà
nước, các cấp, các ngành đối với trẻ em. Tháng hành động vì trẻ em năm
2017 được lựa chọn chủ đề: “Triển khai Luật trẻ em và phòng chống bạo
lực, xâm hại trẻ em”. 
 
“Đây là dịp để tuyên truyền nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức,

trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các cá
nhân, cơ quan, đoàn thể cũng như toàn xã hội trong cơng tác bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục thiếu nhi, đảm bảo cho các em được sống trong mơi trường an
tồn để phát triển tồn diện, đặc biệt là trong dịp hè”, đồng chí Nguyễn
Long Hải nhấn mạnh.

2

THÁNG 6
2017


Để triển
khai có hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2017, thay mặt Ban
 
Bí thư Trung ương Đồn, đồng chí Nguyễn Long Hải đề nghị các cấp bộ
Đồn, Hội đồng Đội các cấp bám sát chủ đề, tham mưu với cấp uỷ, chính
quyền và phối hợp với các ban, ngành, đồn thể, gia đình tiếp nhận, quản lý
và tổ chức sinh hoạt hè hiệu quả; chú trọng đổi mới nội dung, cách thức sinh
hoạt để tập hợp đông đảo thiếu nhi tham gia. 
 
Bên cạnh các hoạt động thường xuyên, định kỳ, các cấp bộ Đoàn, Hội đồng
Đội các cấp cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến những nội dung
quan trọng của Luật trẻ em và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; rèn
luyện, trang bị cho các em kỹ năng thực hành xã hội, phòng chống bạo lực,
phòng chống xâm hại, phòng chống đuối nước; tổ chức có hiệu quả trại hè
thiếu nhi các cấp; duy trì có hiệu quả các điểm vui chơi giải trí hiện có, đồng
thời  tiếp tục huy động nguồn lực xã hội xây dựng mới các điểm vui chơi, giải
trí cho thiếu nhi trên địa bàn dân cư; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của các Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi các cấp. 

   
Đồng chí cũng mong muốn các em sẽ ln vâng lời ông bà, cha mẹ, biết lắng
nghe những lời khuyên, nhắc nhở của các anh chị đoàn viên, những người lớn
tuổi, trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân, bạn bè
khỏi bạo lực và xâm hại. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể dục thể thao, trại hè thiếu nhi trên địa bàn, thi đua làm nghìn việc tốt, giúp
đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất, tham gia bảo vệ môi trường, chú ý ôn bài
và giúp đỡ bạn bè, cùng nhau củng cố kiến thức chuẩn bị cho năm học mới,
tiếp tục luyện rèn phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu
ngoan Bác Hồ. 
 
Tại lễ khai mạc, 100 thiếu nhi hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn có thành tích học
tập, rèn luyện tốt của tỉnh Hà Nam đã được nhận học bổng và nhiều quà tặng
ý nghĩa từ các nhà tài trợ với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng do Công ty
TNHH Một Thành viên Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) tài trợ. Đây là
hoạt động nằm trong chuỗi chương trình phối hợp Trung ương Đoàn thực
hiện mục tiêu hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, động viên
các em vượt khó vươn lên trong học tập và rèn luyện nhằm thực hiện vai trò. 
3

THÁNG 6
2017


Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh và Bí thư thứ nhất BCH
Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trao học bổng 01 triệu đồng/suất cùng balơ và sách cho các em
có hồn cảnh khó khăn (đợt 1)

Chia vui với các thiếu nhi Hà Nam của Lễ khai mạc hè, hai nghệ sỹ
trẻ: Xuân Bắc và Tự Long đã mang đến một chương trình tiểu phẩm vui nhộn

chứa đựng thơng điệp hã u thương, chăm sóc, bảo vệ trẻ em; đồng thời cũng
mang đến nhưng nụ cười sảng khoái cũng những phần quà tặng thưởng cho các
em khi tham giao lưu với các nghệ sỹ. 
Trong buổi chiều cùng ngày, các em thiếu nhi đã được tham gia nhiều
hoạt động ý nghĩa, như: trại hè, lễ hội, trò chơi dân gian, khai mạc các câu lạc bộ
văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao… 
“Lễ khai mạc hè, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2017” là
dịp khẳng định sự quan tâm, cố gắng của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và
cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc giáo dục thiếu nhi. Đây cịn là dịp
tơn vinh, hỗ trợ, chắp cánh ước mơ cho những gương thiếu nhi có hồn cảnh đặc
biệt, khó khăn tiếp tục vươn lên trong cuộc sống, thể hiện vai trị của Đồn TNCS
Hồ Chí Minh trong cơng tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng
4

THÁNG 6
2017


* Các ngày lễ kỷ niệm trong tháng 6/2017:
* Kỷ niệm 67 năm Ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6/1950 - 01/6/2017)
Tháng 2 năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế hợp tại Mátxcơ-va đã quyết định hàng năm lấy ngày 1 tháng 6 làm Ngày Quốc tế bảo
vệ thiếu nhi. Ngay sau đó, nhiều tổ chức dân chủ quốc tế như Liên hiệp
cơng đồn thế giới, Liên đồn thanh niên dân chủ quốc tế, đã hồn tồn nhất
trí với quyết định trên của Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế. Từ đó, kể từ
năm 1950 ngày 1 tháng 6 đã trở thành ngày hội của thiếu nhi quốc tế.
* Kỷ niệm 45 năm Ngày Môi trường thế giới (05/6/1972 - 05/6/2017)
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn Ngày Môi trường
Thế giới 5 tháng 6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Mơi trường
(UNEP) của Liên Hợp Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ niệm
sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại

hơn 100 nước trên thế giới.
* Kỷ niệm 106 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/
1911 - 05/6/2017)
Cách đây 105 năm, ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại Bến cảng Sài Gòn,
người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứa nước,
giải phóng cho nhân dân thốt khỏi cảnh nơ lệ áp bức của thực dân pháp.
Đây là sự kiện mang ý nghĩa sâu sắc, mở đầu cho chặng đường dẫn thân của
người thanh niên yêu nước, sau này trở thành lãnh tụ thiên tài của nhân dân
Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã cống hiến cả đời cho dân tộc
và nhân loại.
* Kỷ niệm 16 năm Ngày gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2017)
Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày
28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh
đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng tồn thể các gia
đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp
phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

6

THÁNG 6
2017


“7 câu chuyện khiến ai cũng nuối tiếc về đời sinh viên” 
Ai đó đã nói rằng: 4 năm đại học, bạn chẳng có gì ngồi thời gian và năng
lượng của một người trẻ tuổi. Thế nhưng, chẳng phải ai cũng biết cách tận dụng những
điều quý giá đó để trải nghiệm, va vấp và trưởng thành.
Bởi thế, trong ngày tay được cầm tấm bằng đại học, hai chân bước ra khỏi

cổng trường, khơng ít người phải tiếc nuối về những năm tháng đã qua. 4 năm quý giá,
những điều cần làm lại chưa làm, những cái đáng để tận hưởng lại chưa tận hưởng.
Trong suốt quãng thời gian đẹp nhất của cuộc đời ấy, có biết bao bạn sinh viên đã thừa
nhận, họ đã để lãng phí rất nhiều cơ hội.
Đó cũng là lý do, các sinh viên của trường ĐH Ngoại thương Hà Nội đã
thực hiện chiến dịch “Before I graduate – Trước khi tốt nghiệp tơi muốn…”, trong đó,
nổi bật là bộ ảnh “Đừng để tốt nghiệp là tiếc nuối”.
Bộ ảnh  là 7 câu chuyện khắc họa lên 7 niềm tiếc nuối khác nhau mà khi
xem nó, rất nhiều sinh viên thấy mình trong đó.
4 năm học và một cái CV trống rỗng
Những ngày sắp tốt nghiệp này đối với mình như ngồi trên chảo lửa vậy.
Lúc nào trong đầu mình cũng canh cánh một câu hỏi: “Viết gì vào CV bây giờ?”. 4 năm
trong đại học sắp hết và nhìn lại thì thấy mình chẳng làm được gì, học chẳng giỏi mà
cũng khơng có kinh nghiệm làm việc hay thành tích gì. Tự dưng mình chán bản thân
kinh khủng vì đã q lãng phí thời gian.
Ngày nào cũng như ngày nào, đến trường thì ngủ gật hay lướt Facebook,
chơi game trong giờ. Tan học lại đi la cà ăn uống trà đá, khơng thì ra hàng net đánh
game với bạn. Tối về nhà thì tiếp tục dán mắt với laptop xem phim, hay đi cà phê hoặc
trà đá. Tiểu luận, bài tập nhóm, present, thi giữa kỳ rồi cuối kỳ, tất cả cứ thế trôi qua mà
chẳng đọng lại được gì cả. Làm sao mà đọng được khi cái gì cũng chỉ làm qua qt cho
có, kì thi đến thì chỉ học trước 1,2 ngày.
Hồi năm nhất, năm hai thấy bạn bè hoạt động câu lạc bộ, đi tình nguyện,
chạy chương trình này nọ thì mình cùng với mấy “chiến hữu” ra quán chơi game, về
nhà xem phim đọc truyện. Đến năm ba, năm bốn, bạn bè bắt đầu đi làm, đi thực tập chỗ
này chỗ kia, thì mình vẫn tiếp tục mải miết với những cuộc vui thâu đêm suốt sáng…
GPA? Thôi chẳng buồn nhắc đến, bảng điểm thì đủ cả A B C D F (mà F
cịn nhiều hơn A). Hoạt động ngoại khóa? Khơng. Kinh nghiệm làm việc? Không. Giải
thưởng? Không. Kỹ năng? Không. Đến cả sử dụng Excel với Word cũng không xong.
Mọi thứ đều là con số 0 trịn trĩnh, khiến mình ngồi hàng giờ mà chẳng biết cho gì vào
CV.

9

THÁNG 6
2017


Tấm bằng xuất sắc đầy tiếc nuối.
Đã là lần thứ 5 tôi đi xin việc, và kết quả dường như lại giống các lần trước đó, cảm giác bế tắc khi
nhà tuyển dụng đưa ra cho tơi câu hỏi: “Ngồi tấm bằng xuất sắc này ra, em cịn có kĩ năng hay kinh
nghiệm gì khác hay khơng?”. Một số khơng trịn trĩnh trong đầu là thứ duy nhất tơi có thể nghĩ đến khi đó.
Ba năm học cấp ba đã rèn cho tôi một thái độ nghiêm túc với các môn học ở trên lớp. Ngay từ
những ngày đầu bước chân vào giảng đường, tơi đã tự đặt cho mình một mục tiêu cao cả rằng, phải tốt
nghiệp với một tấm bằng xuất sắc. Lúc ấy tôi nghĩ, những môn học ở trường là q đủ để cho tơi có thể tự
tìm kiếm cho mình một cơng việc nhẹ nhàng với một mức lương đáng mong đợi
Đừng để “sau này” rồi mới dám trải nghiệm
Tôi vừa mới đọc được ở đâu đó bảo rằng, cuộc đời là một cuốn sách, và ai không du lịch sẽ chỉ đọc
được 1 trang. Vậy thì có lẽ cuộc đời của chị mới chỉ có 1 trang rồi… Tốt nghiệp với tấm bằng giỏi và vừa
mới kiếm được 1 công việc ổn định, tôi sẽ chẳng có gì tiếc nuối qng đời sinh viên ngoại trừ những
chuyến du lịch hay cuộc vui chưa bao giờ thành hiện thực  
Hồi sinh viên, có thời gian và bạn bè thì khơng đi vì sợ và ngại, để qua 4 năm nhìn lại, trải nghiệm
thời sinh viên của mình ngồi ăn học, làm thêm thì chắc là một trang giấy trắng tinh tươm
Những người bạn 4 năm không nhớ nổi tên
Suốt bốn năm đại học, tôi chẳng có lấy nổi một đứa bạn thân. Có nhiều chuyện muốn nói mà chẳng
tìm được một ai để chia sẻ. Một ngày dài đến công ty với bạn đồng nghiệp và sếp, những con người tuy ở
cùng 8 tiếng 1 ngày nhưng cũng chỉ dừng ở mức xã giao, mà thậm chí lắm lúc cịn ganh đua, đố kỵ và lợi
dụng nhau…
Trong suốt 4 năm học đại học, tôi chỉ có hai loại bạn, một là bạn xã giao, hai là những đứa chơi
được. Bạn xã giao là những người tôi gặp một vài lần hoặc là mấy người cùng lớp hoặc chỗ làm thêm, có
thể nhớ mặt nhưng mà chẳng nhớ tên, chẳng rõ tích cách ra sao. Tơi lượm họ vào danh sách bạn bè rồi để
đó, về cơ bản là không quan tâm.

Loại thứ 2 là những đứa chơi được, thường hay ngồi cạnh nhau trên lớp, để đến lúc thi cử, bài tập
nhóm thì có người để nhờ vả giúp đỡ. Cả năm may lắm đi ăn uống với nhau được 1 lần và chẳng bao giờ
chia sẻ bản thân với chúng nó. Chỉ có thế, hết đại học là hết liên hệ!
Còn về được với bố mẹ bao nhiêu lần nữa?
Khi nhìn vào một người như tôi, chắc hẳn người ta phải cảm thấy ngưỡng mộ nhiều lắm. Phải, vừa
mới tốt nghiệp đại học 2 năm đã sở hữu một mức lương đáng ngưỡng mộ cùng một cơng việc giúp tơi có
thể được đi đây đi đó. Bạn gái xinh, tiêu pha thỏa thích, ngay cả chiếc xe mà tôi đi bây giờ cũng được
mua bởi chính những đồng lương mà tơi kiếm được.
Thế nhưng, những điều ấy có đủ để nói về tơi là một kẻ thành cơng hay chưa? Khơng, có lẽ tơi chưa
bao giờ là một kẻ thành công trên quãng đường đời này. Là bởi đằng sau những ánh hào quang chói lịa
đó, tơi chỉ là một thằng con bất hiếu .
Lớp vỏ bọc mang tên “an phận”
Cuộc sống của tôi là một chuỗi đi đi, về về. 7h30 sáng bắt đầu liên cơng ty để xử lí những cơng
việc giấy tờ nhàm chán, đến 5h30 chiều lại quay trở về nhà để ăn tối cùng gia đình. Vịng lặp cứ thế tiếp
diễn từ thứ 2 đến thứ 6. Không thử thách, không áp lực, mức lương cũng không quá cao nhưng được hai
chữ “an phận”.
Tơi chẳng hề có một cái định hướng rõ ràng nào cho tương lai của mình kể từ khi cịn là sinh viên.
À khơng, nói đúng hơn là tôi chẳng cần phải lo nghĩ đến chuyện đó. Sinh ra trong một gia đình tương đối
khá giả, bố mẹ lại là những người quen biết rộng thế nên công việc tương lai của tôi đã được quyết định
kể từ những ngày đầu đi đến giảng đường. Một sự nhẹ nhõm vơ hình đã được ghim vào đầu tơi như thế,
một tư tưởng “bình thường” cho mọi cơng việc tơi làm trong qng đời sinh viên của mình .


Yêu hay cưới
Mỗi lần về nhà lại là một lần mệt mỏi. Vừa mới ra trường chưa đến 1 năm,
nhưng tơi đã nghe đến thuộc lịng những câu mà bố mẹ cơ dì chú bác nói với mình
mỗi khi nhìn thấy mặt. “Có người yêu chưa? Bao giờ cưới? ”. Mấy câu đấy còn nhẹ
nhàng. Nặng nề hơn kiểu “Mày sắp ế rồi! Có cần bố làm mai cho khơng? Bây giờ có
chó nó lấy mày!” cũng có. Nghe nhiều đến phát ngán!
Suốt 4 năm đại học tơi khơng có lấy một mảnh tình vắt vai. Cũng có để ý nhiều

người nhưng chẳng tiến đến tình yêu được. Bây giờ nghĩ lại mới thấy tiếc. Hồi đó đặt
nhiều tiêu chuẩn cho người yêu mình quá, cứ phải nhất nhất tìm được người như thế
thì mới yêu. Rồi thì sợ yêu rồi lại chẳng thoải mái như bình thường, sợ phải thay đổi
khi yêu, nên kệ, chẳng yêu ai hết, thích ai thì cũng chỉ đứng nhìn từ xa chứ chẳng
dám tiếp cận
Mải miết với cuộc sống đại học, 4 năm trơi qua tơi đã vơ tình để tuột khỏi tay
những tình cảm trong sáng vơ tư, mà bây giờ muốn trải nghiệm thì chắc cũng khơng
được nữa rồi...



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×