Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

XINAP CHO lớp 10 SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.18 KB, 5 trang )

IV. Xi náp
1. Cấu trúc của xi náp

Mỗi xi náp hóa học được chia làm 3 phần: phần trước, phần sau và khe xi náp.
+ Phần trước xi náp là phần tận cùng của sợi trục, phần này phình to ra gọi là chùy xi náp.
Màng sinh chất của chùy tạo thành màng trước xi náp. Trong chùy có nhiều bóng chứa chất
trung gian hóa học. Tuy nhiên, mỗi xi náp chỉ chứa một chất trung gian hóa học. chất trung gian
phổ biến nhất ở động vật có vú là axetylcolin và noradrenalin
+ Phần màng sau của xi náp là màng sinh chất của noron khác hoặc tế bào cơ, tế bào tuyến. Màng
sau của xi náp có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học đến từ bóng xi náp.
+ Khe xi náp là khe hẹp nằm giữa màng trước và màng sau => có chứa các enzim phân giải các
chất hóa học chung gian sau khi tác động => trả lại cho chùy xi nap. (enzim: axetylcholin
estease)

2. Quá trình truyền tin qua xi náp.


Quá trình truyền tin qua xi náp diễn ra theo các giai đoạn:
- Điện thế hoạt động lan truyền dọc theo sợi trục đến chùy xi náp làm thay đổi tính thấm của
màng tế bào với Ca2+
- Ca2+ khuếch tán từ ngồi vào chùy xi náp, làm cho các bóng gắn vào màng trước và giải phóng
axetylcholin vào khe xi náp.
- Axetylcholin đi qua khe xi náp và gắn vào thụ thể trên màng sau xi náp.


- Axetylcholin gắn với thụ thể trên màng sau xi náp làm thay đổi điện màng sau, làm thay dổi
điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động ở màng sau lan truyền tiếp đi.

Sau khi phát huy tác dụng xong, chất trung gian hóa học lập tức bị các enzym đặc hiệu tại khe
xi náp phân hủy và mất tác dụng. Vì vậy, một kích thích chỉ gây một đáp ứng, hết kích thích hết
đáp ứng. Điều này có ý nghĩa sinh lý quan trọng:


+ Bảo vệ phần sau xi náp khỏi bị tác động kéo dài của chất trung gian hóa học
+ Cắt đứt các đáp ứng kéo dài không cần thiết của cơ
3. Một số đặc tính của xi náp
- Truyền tin qua xi náp chỉ theo một chều, từ màng trước sang màng sau mà không theo chiều
ngược lại (do màng bị trơ tuyệt đối và thụ thể chỉ có ở màng sau).
- Thơng tin khi đi qua xi náp bị chậm lại.
- Hưng phấn khi bị mỏi xảy ra ở xi náp trước tiên.
- Xi náp dễ bị các tác nhân hóa học tác dụng.


4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của xi náp
- Các yếu tố ảnh hưởng lên phần trước xi náp
+ Ca2+: làm các túi xi náp dễ vỡ, tăng lượng chất trung gian hóa học được giải phóng nên làm
tăng dẫn truyền qua xi náp.
+ Mg2+: làm các túi xi náp khó vỡ nên ức chế dẫn truyền qua xi náp.
+ Ephedrin: tác động vào các cúc tận cùng làm tăng giải phóng norepinephrin, gây cường giao
cảm, được sử dụng để điều trị hen phế quản.
+ Reserpin: làm phóng thích từ từ epinephrin và norepinephrin vào khe xi náp để các enzym
phân hủy dần dần, giảm dự trữ 2 chất này trong cúc tận cùng. Vì vậy, reserpin được sử dụng để
điều trị bệnh tăng huyết áp.
- Các yếu tố ảnh hưởng lên khe xi náp
Các yếu tố này ảnh hưởng đến các xi náp mà chất trung gian hóa học là acetylcholin theo cơ chế
như sau:
Bình thường, sau khi được giải phóng vào khe xi náp và phát huy tác dụng xong, acetylcholin sẽ
bị một enzym đặc hiệu tại khe xi náp là Acetylcholinesterase phân giải thành cholin + acetat và
mất tác dụng.
Các yếu tố này sẽ ức chế acetylcholinesterase bằng cách gắn vào enzym làm nó mất tác dụng,
acetylcholin không bị phân hủy sẽ ứ đọng tại khe xi náp và tác động liên tục vào receptor làm
màng sau xi náp luôn ở trạng thái đáp ứng dù khơng cịn xung động thần kinh truyền đến xi náp.
Dựa vào mức độ ức chế enzym, người ta chia các yếu tố này ra làm 2 loại:

+ Loại ức chế tạm thời
Các chất này chỉ ức chế enzym một thời gian ngắn sau đó chúng giải phóng enzym hoạt động trở
lại. Đó là các thuốc thuộc nhóm Stigmin: Neostigmin, physostigmin
Trong y học, các thuốc này được sử dụng để điều trị một số bệnh: bệnh nhược cơ, liệt ruột sau mổ
+ Loại ức chế vĩnh viễn
Các chất này gắn chặt vào acetylcholinesterase thành một phức hợp bền vững, ức chế vĩnh viễn
enzym này làm acetylcholin bị ứ đọng nặng và lâu dài rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vì
vậy, chúng là những chất độc đối với cơ thể. Trong đó, loại phổ biến nhất các thuốc trừ sâu gốc
phospho hữu cơ: Wolfatox, phosphatox
Như vậy, nhiễm độc phospho hữu cơ chính là nhiễm độc acetylcholin.
- Khí mêtylphơtphonofluoridic axit gây ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin-esteraza ở màng sau xináp thần
kinh cơ (HSGQG 2019)

- Các yếu tố ảnh hưởng lên phần sau xi náp


Các yếu tố này chiếm lấy receptor của chất trung gian hóa học làm mất tác dụng của chúng và ức
chế sự dẫn truyền qua xi náp.
Trong y học, các yếu tố này được sử dụng làm thuốc để điều trị một số bệnh:
+ Curase: chiếm lấy receptor của acetylcholin tại các xi náp thần kinh vận động – cơ vân nên làm
liệt cơ vân, được sử dụng để: làm mềm cơ khi mổ và điều trị bệnh uốn ván
+ Propranolon: chiếm receptor của norepinephrin tại xi náp thần kinh giao cảm – tim, được sử dụng
để điều trị: nhịp nhanh xoang và tăng huyết áp
Tuy nhiên, propranolol cũng chiếm receptor của norepinephrin tại xi náp thần kinh giao cảm – cơ
trơn phế quản. Vì vậy, chống chỉ định ở bệnh nhân hen phế quản.
+ Tenormin: chỉ chiếm receptor của norepinephrin tại xi náp thần kinh giao cảm – tim. Vì vậy,
tenormin cũng được sử dụng để điều trị tương tự như propranolon nhưng tác dụng chọn lọc đối với
tim nên tốt hơn.
+ Atropin: chiếm receptor của hầu hết các xi náp mà chất trung gian hóa học là acetylcholin, được
dùng để điều trị: Cơn đau do co thắt đường tiêu hóa và nhiễm độc phospho hữu cơ.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×