Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

POWER_POINT_TN___XH_LoP_3_-_Copy_ae0124e8b0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.91 KB, 17 trang )

TRƯỜNG TH THANH ĐỨC B
KHỐI 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Đức, ngày 15 tháng 12 năm 2018

 
CHUYÊN ĐỀ MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY
HỌC VÀO PHÂN MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 3
 


I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1/ Thuận lợi:
a/ Giáo viên:
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường cùng các đồng nghiệp.
- Có tìm hiểu kĩ về các phương pháp, kỹ thuật và hình thức tổ
chức giảng dạy mơn tự nhiên xã hội.
- Giáo viên có đầu tư cho tiết dạy; tổ chuyên môn thường xuyên
tổ chức SHCM theo NCBH để học sinh tiếp thu hết thông điệp
cũng như trọng tâm kiến thức của bài học.
- Giáo viên có thời gian giảng dạy lớp 3 nhiều năm.
- Thường xuyên thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm.
b/ Học sinh:
- Học sinh học 2 buổi/ ngày, nên có nhiều thời gian để luyện tập
thực hành, củng cố kiến thức.
- Được gia đình và nhà trường trang bị đầy đủ SGK, vở bài tập,
tập vở,…


- Cơ sở vật chất khang trang, lớp học đủ ánh sáng.


2/ Khó khăn
a/ Giáo viên:
- Mơi trường xung quanh cịn hạn chế để
các em quan sát thực tế và thực hành.
b/ Học sinh:
- Học sinh u thích mơn tự nhiên xã hội
nhưng còn một số em chưa mạnh dạn phát
biểu.
- Phụ huynh cịn xem nhẹ mơn tự nhiên xã
hội là môn phụ.


II. Mục tiêu cần đạt ở môn tự nhiên và xã hội lớp 3
1. Mục tiêu chung chương trình mơn TN&XH lớp 3:
Sau khi học xong môn TN- XH lớp 3, HS sẽ:

- Biết tên, chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hơ
hấp, tuần hồn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Biết
tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ
quan hơ hấp, tuần hồn và bài tiết nước tiểu.
- Biết mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. Biết phòng
tránh cháy khi ở nhà. Biết được những hoạt động chủ
yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường. Biết
tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế
và một số hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp,
công nghiệp, thương mại ở tỉnh ( thành phố ) nơi học
sinh ở. Biết một số quy tắc đối với người đi xe đạp.

Biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương.


Biết được sự đa dạng và phong phú của thực
vật và động vật; chức năng của thân, rễ, lá,
hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối
với con người; ích lợi hoặc tác hại của một số
động vật đối với con người. Biết vai trò của
Mặt Trời đối với Trái Đất và đời sống con
người; vị trí và sự chuyển động của Trái Đất
trong hệ Mặt Trời ; sự chuyển động của Mặt
Trăng quanh Trái Đất; hình dạng, đặc điểm bề
Mặt Trái Đất; biết ngày đêm, năm tháng,các
mùa.


2. Mơn TN&XH lớp 3 gồm có 3 chủ đề: 70 bài
học.
- Chủ đề con người và sức khỏe: gồm có 18 bài.
- Chủ đề xã hội: gồm có 21 bài.
- Chủ đề tự nhiên: gồm có 31 bài.


III. Nội dung và biện pháp:
1. Nội dung chương trình:
- Chương trình TN&XH đối với các lớp 1, 2, 3 nói
chung và đối với lớp 3 nói riêng có vị trí và vai trị
quan trọng góp phần hình thành cho học sinh về
nhân cách và sự phát triển, hiểu biết tồn diện về các
mối quan hệ gia đình, xã hội và các kiến thức đơn

giản về tự nhiên làm nền tảng giúp cho các em học
tốt các môn Khoa học, Lịch sử, Địa lý ở các lớp 4,5.
- Hiện nay, đối với mơn TN&XH ở khối lớp 3 học
sinh tìm hiểu để tiếp thu và vận dụng còn nhiều bất
cập, chất lượng chưa cao. Xuất phát từ vốn biết của
bản thân về gia đình, trường học, cuộc sống xã hội
xung quanh,cây cối,con vật đến thiên nhiên rộng lớn
còn hạn chế nhiều.


- Xuất phát từ thực trạng và các vấn đề đặt
ra như trên, để nhằm giúp cho việc dạy và
học mơn TN&XH lớp 3 có hiệu quả hơn, tổ
khối 2+3 thống nhất mở chuyên đề về: “Vận
dụng linh hoạt một số kỹ thuật dạy học vào
phân môn tự nhiên và xã hội lớp 3”.
Nhằm đạt được mục tiêu của chương trình
đề ra và để học sinh u thích mơn TN&XH
chúng ta cần thực hiện một số biện pháp
như sau:


2. Một số biện pháp giúp HS u thích mơn tự
nhiên xã hội:
Biện pháp 1: Giáo viên cần nắm vững những nội dung cần dạy
học cho học sinh trong từng tiết học cũng như nội dung của bộ
môn xuyên suốt năm học, cần nắm được mục tiêu bài dạy.
Biện pháp 2: Cần liên hệ thực tế trong cuộc sống hằng ngày ,
từ đó gây cho học sinh hứng thú học môn tự nhiên & xã hội.
Biện pháp 3: Thay đổi hình thức tổ chức dạy học thường

xuyên: Nếu giáo viên khơng có sự thay đổi hình thức tổ chức
dạy học thì các tiết học trở nên nhàm chán và hiệu quả tiết dạy
khơng cao. Vì thế tơi thường thay đổi các hình thức tổ chức
học tập.


Biện pháp 4: Vận dụng linh hoạt kỹ thuật khăn trải
bàn, kỹ thuật động não, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật
chia nhóm, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật trình bày
một phút, kỹ thuật chúng em biết ba….
Biện pháp 5: Xây dựng được môi trường học tập thân
thiện.
Biện pháp 6: Sử dụng đồ dùng trực quan đẹp và sáng
tạo.
Biện pháp 7: Trong tiết dạy GV luôn lấy HS làm trung
tâm, phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của
học sinh.
Biện pháp 8: Cần nắm được trình độ của từng học sinh
trong lớp để có phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao.


Các biện pháp trên giúp học sinh
học tốt môn Tự nhiên & Xã hội lớp
3.Trong các biện pháp đó, biện
pháp 4 có vai trị rất quan trọng.


1.Kĩ thuật "Khăn trải bàn"
Thế nào là kĩ thuật “khăn trải bàn”?
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết

hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa HS với HS.


Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”
- Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể
nhiều người hơn)
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)
- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý
kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc
độc lập trong khoảng vài phút
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành
viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả
lời
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ơ giữa
tấm khăn trải bàn.


2.Kỹ thuật “Trình bày một phút”
 Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
- Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS
suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất
các em học đuợc hơm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì
là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?...
- HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có
thể dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút

về những điều các em đã học được và những câu hỏi các
em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn
được tiếp tục tìm hiểu thêm.


3. Kỹ thuật “Chúng em biết 3”
- GV nêu chủ đề cần thảo luận.
- Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng
10 phút về những gì mà các em biết về chủ đề này.
- HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày
với cả lớp.
- Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.

4. Kỹ thuật “Hỏi và trả lời”
* Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã
học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi.
* Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
- GV nêu chủ đề.
- GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một
HS khác trả lời câu hỏi đó.
- HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa
và yêu cầu một HS khác trả lời.
- HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng
lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại.






×