Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

nghi_dinh_02-2019_PTDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 43 trang )

BàI GIảNG
Ni dung c bn Ngh nh s 02/2019
N-CP ngy 02/01/2019 của Chính phủ
về phịng thủ dân sự

Thượng tá Nguyễn Đức Thơng
Bắc Ninh, th¸ng 6 năm 2019


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
A. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH
1.Cơ sở lý luận
a) Trong 10 năm qua, Nghị định 117/2008/NĐ-CP ngày
14/11/2008 của Chính phủ về phịng thủ dân sự (Nghị định số
117/2008/NĐ-CP) đã được triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu
quả từ Trung ương đến cơ sở; ý thức, trách nhiệm của các cấp, các
ngành, lực ượng vũ trang, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
đảng viên và nhân dân về nhiệm vụ PTDS được nâng lên và đạt
được một số kết quả quan trọng. Nghị định về phịng thủ dân sự đã
cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCHTW (Khóa XI) về
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là cơ sở pháp lý
để triển khai phòng, chống chiến tranh, thảm họa do thiên nhiên
hoặc con người gây ra, nhằm bảo đảm an toàn hoặc hạn chế thấp
nhất mức độ thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân
dân. Góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thổng nhất, toàn vện
lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.


b) Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện Nghị định số
117/2008/NĐ-CP, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị
quyết, Chỉ thị, chính sách, pháp luật mới, đặc biệt là Hiến


pháp năm 2013, Luật quốc phòng năm 2018. Thực tiễn đất
nước có nhiều sự phát triển mới liên quan tới lĩnh vực phòng
thủ dân sự. Do vậy, Nghị định số 117/2008/NĐ-CP đã bộc lộ
những hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ
sung
2. Cơ sở Thực tiễn
Về nguyên tắc tổ chức, hoạt động và nhiệm vụ của
PTDS, chưa thể hiện sự hợp tác quốc tế trong PTDS, nhất là
khi xảy ra thảm họa do thiên nhiên gây ra, như động đất,
sóng thần, ơ nhiễm mơi trường, dịch bệnh.


Trong quá trình thực hiện sự phối hợp giữa các đơn vị
nòng cốt và các cơ quan, tổ chức chưa thống nhất. Vai trò
tham mưu đề xuất của một số cơ quan, đơn vị thực hiện Nghị
định 117/2008/NĐ-CP chưa hiệu quả, chưa có những chương
trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách cụ thể trong triển khai
thực hiện, chưa sát phù hợp với tình hình thực tế.
Nghị định 117/2008/NĐ-CP chưa đề cập, quy định cơ cấu
tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng
chuyên trách, kiêm nhiệm PTDS; chưa đề cập, quy định xây
dựng chiến lược quốc gia về PTDS, Kế hoạch PTDS các cấp
chưa quy định rõ các nội dung, thẩm quyền phê duyệt.


Việc phát huy tiềm lực để đầu tư xây dựng các cơng trình
PTDS chưa tương xứng với u cầu nhiệm vụ PTDS; ngân
sách bảo đảm đầu tư xây dựng, mua sắm trang bị, phương
tiện, hoạt động thường xuyên ở một số Bộ, Ngành, địa
phương chưa được quan tâm đúng mức.

Việc triển khai quy hoạch, kế hoạch, dự báo ứng phó
với các nguy cơ do thảm họa thiên nhiên gây ra cịn thiếu
đồng bộ.
Chế độ báo cáo, cơng tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút
kinh nghiệm chưa được thực hiện thường xuyên.


B. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
NGHỊ ĐỊNH
1. Mục đích
Xây dựng Nghị định về PTDS nhằm cụ thể hóa về
nhiệm vụ PTDS, việc tổ chức lực lượng PTDS, công tác bảo
đảm PTDS, trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cấp các
ngành trong PTDS; đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trước mắt cũng như những năm tiếp theo; đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và bảo đảm an sinh xã
hội trên cơ sở chức năng quản lý Nhà nước của các Bộ,
Ngành, địa phương.


2. Quan điểm
a) Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng đối với nhiệm vụ PTDS; cụ thể hóa chủ
trương, quan điểm của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nêu trong Nghị quyết đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Trung ương 8
(Khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới.



b) Bảo đảm sự phù hợp thống nhất với Hiến pháp năm
2013, Luật quốc phòng năm 2018 và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan.
c) Bảo đảm tính kế thừa và phát triển các quy định của
pháp luật hiện hành về quốc phòng đã được thực tiễn kiểm
nghiệm thấy phù hợp, đồng thời bổ sung những vấn đề mới
để giải quyết những nội dung về PTDS đặt ra hiện nay.
d) Chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, bài
học kinh nghiệm, kiến nghị, đề nghị được rút ra từ thực tiễn
thực hiện Nghị định về PTDS năm 2008. Để chỉ đạo xây
dựng Nghị định thay thế bảo đảm chất lượng.
đ) Quá trình tổ chức nghiên cứu xây dựng Nghị định bảo
đảm tính khoa học, dễ tiếp cận, có sự tham gia đóng góp ý
kiến của các cơ quan, tổ chức cá nhân, Bộ, Ngành, địa
phương của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân.


II. BỐ CỤC, NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG
QUY ĐỊNH MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 02/2019/NĐ-CP
A. BỐ CỤC, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ
ĐỊNH
1. Bố cục
Nghị định số 02/2019/NĐ-CP gồm 5 chương, 43 điều; so
với Nghị định số 117/2008/NĐ-CP giảm 1 chương, tăng 8
điều; bỏ chương khen thưởng, bố cục lại các điều để phù
hợp với Điều 13 Luật Quốc phòng và nội hàm các chương
của Nghị định.
2. Nội dung cơ bản của Nghị định
- Chương 1. Quy định chung (gồm 5 điều, từ Điều 1 đến
Điều 5).

- Chương 2. Nhiệm vụ PTDS (gồm 6 mục, 14 điều, từ
Điều 6 đến Điều 19).


- Chương 3. Bảo đảm hoạt động PTDS (gồm 5 mục, 20
điều, từ Điều 20 đến Điều 39).
- Chương 4. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong
hoạt động PTDS (gồm 2 điều, từ Điều 40 đến Điều 41)
- Chương 5. Điều khoản thi hành (gồm 2 điều, từ Điều
42 đến Điều 43).


B. NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH
Nghị định số 02/2019/NĐ-CP cơ bản kế thừa Nghị định
số 117/2008/NĐ-CP; đồng thời thu hút một số quy định của
các Thơng tư có liên quan; có 9 quy định phát triển mới, cụ
thể như sau:
1. Chiến lược quốc gia PTDS (Điều 5)
a) Xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và
được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 5 năm hoặc khi có thảm
họa, chiến tranh.
b) Bộ Quốc phịng chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành,
địa phương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c) Thời gian thực hiện: 2019 - 2020.


2. Kế hoạch phòng thủ dân sự (Điều 6)
a) Nguyên tắc xây dựng kế hoạch
- Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia, kế hoạch phòng
thủ dân sự cấp bộ và kế hoạch PTDS của các cấp địa

phương được xây dựng theo chu kỳ 05 năm và được điều
chỉnh hằng năm.
- Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến
lược quốc gia PTDS, kế hoạch phòng thủ đất nước và nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ
quan, đơn vị Quân đội xây dựng kế hoạch PTDS của bộ,
ngành, địa phương và đơn vị mình đồng thời chỉ đạo các cơ
quan, địa phương và đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch
PTDS.


- Kế hoạch PTDS phải đáp ứng yêu cầu phòng, chống,
khắc phục có hiệu quả đối với thảm họa do chiến tranh,
thảm họa gây ra.
Khái niệm thảm họa (Khoản 6, Điều 2 Luật Quốc phòng):
Là biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm lây lan
trên quy mô rộng hoặc do con người gây ra hoặc do hậu quả
chiến tranh làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi
trường.
b) Các dạng chiến tranh, thảm họa cơ bản
- Dạng chiến tranh cơ bản: Địch tiến cơng bằng vũ khí
thơng thường; vũ khí hủy diệt lớn (vũ khí hạt nhân, hóa học,
sinh học); vũ khí cơng nghệ cao.


- Các thảm họa cơ bản: Thảm họa tàu hỏa, tàu điện
ngầm, tàu ngầm, tàu du lịch đường biển, đường sông, tàu
vận tải biển; thảm họa máy bay; bão mạnh, siêu bão; động
đất, sóng thần; nước biển dâng cao, hạn hán kéo dài diện

rộng; vỡ đê hồ, đập thủy điện quốc gia; dịch bệnh hàng loạt;
rị rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân, tán phát hóa chất độc, mơi
trường; sập đổ nhà cao tầng, hầm lị khai thác khống sản và
hang động; cháy, nổ nhà máy hóa chất; cháy, nổ nhà máy
điện, hạt nhân; cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí;
cháy, nổ khu chế xuất, khu dân cư, chung cư cao tầng; sự cố
tràn dầu, cháy rừng quốc gia trên quy mơ rộng và các tình
huống thảm họa khác do bộ, ngành, địa phương xác định.


c) Trách nhiệm xây dựng, thẩm quyền phê duyệt kế
hoạch PTDS các cấp
- Bộ Quốc phịng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương xây dựng kế hoạch PTDS quốc gia trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
- Các Bộ: Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Công thương, Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xây dựng kế hoạch PTDS cấp bộ, cấp tỉnh gửi Bộ Quốc
phịng thẩm định; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch PTDS
cấp huyện gửi cơ quan quân sự cấp tỉnh thẩm định trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.


d) Trách nhiệm xây dựng, thẩm quyền phê duyệt kế
hoạch ứng phó thảm họa của Bộ trưởng các Bộ
* Bộ Quốc phịng:
- Kế hoạch ứng phó thảm họa: Động đất, sóng thần; tràn
dầu; tàu ngầm; vũ khí hủy diệt lớn.
- Kế hoạch phịng khơng nhân dân.

- Kế hoạch ngụy trang nghi binh.
- Kế hoạch xây dựng đường hầm, cơng trình ngầm, cải
tạo hang động thiên nhiên.


- Kế hoạch phối hợp tham gia ứng phó với các thảm họa:
Vỡ đê, đập hồ, thủy lợi; nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn
hán trên diện rộng; cháy rừng; cháy, nổ giàn khoan, nhà máy
lọc dầu, đường ống dẫn dầu khí; hóa chất độc; sập đổ hầm lị
khai thác khoáng sản; vỡ đê hồ, đập thủy điện và xả lũ; hàng
không dân dụng; đường bộ, đường sắt, tàu điện ngầm và
đường thủy nội địa; tàu, thuyền trên biển; sập đổ cơng trình,
nhà cao tầng; cháy lớn nhà cao tầng, khu đơ thị, khu cơng
nghiệp, khu dân cư; rị rỉ phóng xạ, tán phát hóa chất độc mơi
trường; sinh học, dịch bệnh; phóng xạ, bức xạ hạt nhân; trong
các lễ hội, sự kiện thể thao lớn.


* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Kế hoạch ứng phó thảm họa: Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ,
ngập lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất và các sự cố khác do thiên
nhiên gây ra; sạt lở bờ sông, bờ biển và thảm họa tàu khai thác
thủy, hải sản; tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển; vỡ đê, đập
hồ, thủy lợi; nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán trên diện
rộng; cháy rừng.
* Bộ Công thương:
- Kế hoạch ứng phó thảm họa: Cháy, nổ giàn khoan, nhà
máy lọc dầu, đường ống dẫn dầu khí; hóa chất độc; sập đổ hầm
lị khai thác khống sản; vỡ đê hồ, đập thủy điện và xả lũ.
* Bộ Giao thơng vận tải:

- Kế hoạch ứng phó thảm họa: Hàng không dân dụng; đường
bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; tàu, thuyền trên biển.


* Bộ Xây dựng:
- Kế hoạch ứng phó thảm họa sập đổ cơng trình, nhà cao tầng.
- Kế hoạch xây dựng cơng trình ngầm, nhà cao tầng ứng phó với
các thảm họa.
* Bộ Công an:
- Kế hoạch phối hợp với các lực lượng vũ trang và đơn vị liên
quan tổ chức lực lượng, phương tiện sẵn sàng, ứng phó thảm họa,
tìm kiếm cứu nạn.
- Kế hoạch ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị,
khu công nghiệp, khu dân cư.
- Kế hoạch, phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng, khu vực xảy ra thảm
họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh.
- Nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống
đối lợi dụng thảm họa, sự cố để kích động chống phá; trao đổi thông
tin cho các bộ, ngành trung ương, địa phương tuyên truyền cho quần
chúng nhân dân nhận thức, phòng tránh.


* Bộ Tài nguyên và môi trường:
- Kế hoạch ứng phó thảm họa: Biến đổi khí hậu.
* Bộ Y tế:
- Kế hoạch ứng phó với thảm họa sinh học, dịch bệnh.
- Kế hoạch bảo đảm y tế ứng phó với các thảm họa.
* Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Kế hoạch ổn định đời sống nhân dân khi xảy ra các thảm họa.

- Kế hoạch thực hiện cơng tác chính sách ứng phó với các thảm họa.
* Bộ Khoa học và Cơng nghệ:
- Kế hoạch ứng phó thảm họa: Phóng xạ, bức xạ hạt nhân; rị rỉ
phóng xạ, tán phát hóa chất độc mơi trường.
* Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch:
- Kế hoạch ứng phó thảm họa trong các lễ hội, sự kiện thể thao lớn.
*Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Kế hoạch thông tin và truyền thông khi xảy ra các thảm họa.
* Bộ Ngoại giao:
- Kế hoạch hợp tác quốc tế ứng phó các thảm họa


đ) Trách nhiệm xây dựng, thẩm quyền phê duyệt kế
hoạch ứng phó thảm họa của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện
- Kế hoạch ứng phó thảm họa: Cháy rừng; hàng không
dân dụng; tàu thuyền trên biển; vỡ đê, đập hồ thủy lợi; vỡ đê
đập hồ thủy điện; động đất, sóng thần; bão mạnh, siêu bão;
sập đổ cơng trình, nhà cao tầng; sập đổ hầm lị, khai thác
khống sản; hóa chất độc; phóng xạ, bức xạ hạt nhân; sinh
học; vũ khí hủy diệt lớn.
- Kế hoạch cải tạo hang động thiên nhiên.
- Kế hoạch phịng khơng nhân dân.
- Kế hoạch ngụy trang nghi binh.


3. Sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ PTDS (Điều 11)
a) Sơ kết, tổng kết về PTDS được tiến hành ở các cấp, do
Thủ trưởng các đơn vị Quân đội, người đứng đầu các cơ
quan, tổ chức ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân

các cấp thực hiện.
b) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, người đứng đầu các cơ
quan, tổ chức ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
cấp, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong Quân đội phải có
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ PTDS trong lĩnh vực
được phân công. Việc sơ kết, tổng kết về PTDS được gắn
với sơ kết, tổng kết các mặt công tác của cơ quan, đơn vị.
c) Sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ PTDS từng thời kỳ
của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị Quân đội và
lực lượng Dân quân tự vệ theo sự chỉ đạo của người đứng
đầu các Bộ, ngành trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các cấp.


4. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ PTDS (Điều 12)
a) Các cơ quan, đơn vị Quân đội tổng hợp tình hình, kết quả
thực hiện nhiệm vụ PTDS thành một nội dung riêng trong báo
cáo thường xuyên theo quy định chế độ báo cáo hiện hành của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
b) Báo cáo tháng, 6 tháng, hằng năm: Các đơn vị chuyên
trách, kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành trung ương, địa phương
báo cáo Ban Chỉ huy PTDS cùng cấp về tình hình, kết quả thực
hiện nhiệm vụ PTDS theo hướng dẫn của cơ quan thường trực
PTDS cấp bộ, cấp tỉnh.
c) Báo cáo 6 tháng, hằng năm, 5 năm: Bộ, ngành trung ương,
địa phương cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan thường trực PTDS tổng hợp
báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Quốc phịng)
về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ PTDS lồng ghép trong
nội dung báo cáo kết quả cơng tác quốc phịng.



5. Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ PTDS (Điều 13)
a) Hằng năm, Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch, tổ chức
kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ PTDS của các bộ, ngành trung
ương, địa phương và các cơ quan, đơn vị Quân đội; hướng dẫn
cơ quan thường trực PTDS cấp bộ, cấp tỉnh xây dựng kế hoạch,
tổ chức kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc quyền.
b) Chế độ kiểm tra gồm: Kiểm tra thường xuyên (hằng
tháng, quý, 6 tháng, năm); kiểm tra đột xuất.
c) Nội dung kiểm tra: Việc quán triệt, phổ biến các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành các văn bản
lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; kết quả chỉ đạo, thực
hiện các kế hoạch, chế độ báo cáo, thơng báo tình hình, kiểm
tra, sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ, công tác bảo đảm ngân
sách hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng, mua sắm
phương tiện, trang thiết bị, chế độ, chính sách về PTDS.


6. Huấn luyện, diễn tập PTDS ( Điều 16)
a) Huấn luyện
- Lực lượng PTDS chuyên trách, kiêm nhiệm thuộc các Bộ:
Quốc phịng, Cơng an, Giao thơng vận tải, Cơng Thương, Y tế
và các bộ, ngành Trung ương: Hằng năm được huấn luyện
chuyên sâu các nội dung để làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa trong thời bình và
thời chiến theo quy định của người đứng đầu các bộ, ngành.
- Tại các cấp địa phương
+ Lực lượng PTDS chuyên trách: Thời gian huấn luyện
PTDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ
trưởng Bộ Công an.

+ Lực lượng kiêm nhiệm: Thời gian huấn luyện PTDS theo
quy định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×