Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN khả năng phục hồi của người bệnh tâm thần tại bệnh viện tâm thần đà nẵng qua mô hình điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.04 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……..

……..

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Trang
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Đề tài:
Khả năng phục hồi của người bệnh tâm thần tại bệnh viện tâm thần Đà
Nẵng qua mơ hình điều trị

Nhóm sinh viên thực hiện :
Nguyễn Gia Linh – 20030486
Nguyễn Hoàng Tú – 20030526
Nguyễn Ngọc Lâm – 20032397
Nguyễn Hải Nam – 20030493
Hoàng Trung Anh – 17032247

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2021
1

download by :


Lời cảm ơn
Chúng em – Nguyễn Gia Linh, Nguyễn Hải Nam, Nguyễn Hoàng Tú,
Nguyễn Ngọc Lâm và Hoàng Trung Anh, sinh viên học tại trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn xin dành lời cảm ơn chân tình nhất dành cho cô Nguyễn
Thị Như Trang đã chịu trách nhiệm giảng dạy bộ môn Công tác xã hôi đại cương


vào chiều thứ 6 hàng tuần tại trường ta. Em cảm ơn cơ vì đã dành rất nhiều tâm
huyết cho bộ môn này, cô đã giúp cho chúng em hiểu rõ hơn về ngành học của
mình, cũng như là những kiến thức vô cùng quý giá trong bộ môn này. Nhờ vào đó,
chúng em có thể áp dụng những kiến thức đó thật tốt để phát huy vào những kì học
tiếp theo và cho cả tương lai của mình. Chúng em xin gửi tới cô một lời chúc sức
khỏe và mong rằng cô sẽ tiếp tục đem sức lực, đam mê của mình cho bộ mơn này
đến nhiều học sinh trong và ngồi trường hơn nữa ạ! Bên cạnh đó thì nếu có
dun, chúng em mong rằng sẽ có dịp được phối hợp cùng cô Trang trong những
công việc tương lai nhờ vào bộ môn này ạ !

2

download by :


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1 : THÂN CHỦ VÀ VẤN ĐỀ CỦA HỌ
1.Thân chủ
1.1.

Giới thiệu

1.2.

Tỉ lệ bệnh

1.3.

Các khó khăn


2.Vấn đề của thân chủ
2.1.

Thực trạng của vấn đề

2.2.

Nguyên nhân của vấn đề

CHƯƠNG 2: CÁC MƠ HÌNH VÀ KỸ THUẬT CAN
THIỆP VỚI VẤN ĐỀ CỦA THÂN CHỦ
Chức năng của bệnh viện
1. Các nhiệm vụ cụ thể
2. Cơ sở để thiết lập mô hình điều trị
2.1.

Nguyên lý điều trị bệnh tâm thần

2.2.

Chất lượng sống của bệnh nhân

2.3.

Lồng ghép

2.4.

Sự phát triển của bệnh nhân


3. Mơ hình điều trị tại bệnh viện
3.1.

Điều trị bằng hóa dược

3.2.

Điều trị bằng tâm lý

3.3.

Lao động liệu pháp

3.4.

Hoạt động giải trí

4. Bài học, khó khăn

3

download by :


4.1.

Bài học

4.2.


Khó khăn

5. Hướng phát triển
CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4

download by :


Lời nói đầu
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền khoa học, cơng nghệ trên thế
giới và tình trạng đơ thị hóa ngày càng cao, nhịp độ làm việc ngày một khẩn
trương, con người sử dụng công cụ lao động ngày một tinh vi. Cùng với tốc độ
phát triển của xã hội thì bệnh tâm thần cũng phát triển và đa dạng cũng như phức
tạp hơn. Có lẽ trong các loại bệnh được con người biết tới trên thế giới này, tâm
thần nằm trong nhóm bệnh rất đặc biệt. Sự đặc biệt xuất hiện từ những hồn cảnh
“khơng giống ai” của người bệnh, từ những hiểu lầm lệch lạc của cộng đồng về
căn bệnh không lây nhiễm này. Nếu khơng hiểu cơ bản về chứng bệnh đang có dấu
hiệu ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có thể phải hối tiếc khi
để bệnh nhân – có thể là chính bản thân mỗi người, hoặc người thân bên cạnh –
phải sống trong một thế giới “bí ẩn”, trong đó, chỉ có một mình họ chống chọi.
Chính vì vậy mà có rất nhiều bệnh viên tâm thần được sinh ra, nhằm phục vụ,
chăm sóc sức khỏe và phục hồi bệnh cho những người mang trong mình căn bệnh
quái ác này. Bên cạnh đó, để phục hồi bệnh thì những người bác sĩ, người nghiên
cứu – họ đã tạo nên rất nhiều mơ hình để q trình chữa bệnh được triển khai tốt
hơn và giúp cho người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn.


5

download by :


CHƯƠNG I: THÂN CHỦ VÀ VẤN ĐỀ CỦA HỌ
1. Thân chủ
1.1.

Giới thiệu

Thế nào là ngưòi bị bệnh tâm thần?
Người bị bệnh tâm thần là người có biểu hiện khác lạ về lời nói, hành vi,
nhân cách so với những người bình thuờng. Người có bệnh tâm thần thường khơng
nhận thức được khuyết tật và sự bất thường của mình. Với những người này, khả
năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và làm việc đều giảm sút. Tình
trạng bất thường về tâm thần có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau hàng tháng.
Người bị bệnh tâm thần đơi khi cũng có những lúc có những biểu hiện bình thường
như trước khi mắc bệnh.
Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều
nguyên nhân khác nhau gây ra như: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần,
bệnh cơ thể... làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri
giác, tư duy, ý thức... bị sai lệch cho nên người bệnh tâm thần có những ý nghĩ, cảm
xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh.
Một số bệnh tâm thần thường gặp: Bệnh tâm thần phân liệt; Động kinh tâm thần;
Chậm phát triển trí tuệ; Loạn thần tuổi già; Rối loạn lo âu và rối loạn căn có liên
quan đến stress; Rối loạn hành vi trẻ em và thanh thiếu niên; Trầm cảm; Nghiện
rượu, lạm dụng rượu; Rối loạn tâm thần sau chấn thương; nghiện ma túy.
Bệnh tâm thần được phân loại vào nhóm bệnh xã hội và cần phải có sự hợp
lực của nhiều ban ngành liên quan để phòng tránh và xử lý, nhất là việc quản lý, hỗ

trợ, phục hồi tâm lý xã hội cho người bệnh tâm thần, để giúp họ có thể tái lao động,
sớm hòa nhập với cộng đồng. Để làm được điều này, người bệnh tâm thần rất cần
đến sự giúp đỡ của gia đình, xã hội và của cộng đồng.

1.2.

Tỷ lệ bệnh

Chưa có số liệu điều tra chính thức, tuy nhiên thống kê tại những nơi có
chương trình PHCN dựa vào cộng đồng cho thấy tỷ lệ bệnh tâm thần khoảng từ 2%
đến 3% dân số. Trong khi đó, các chuyên gia về tâm thần học ước tính tỉ lệ người
có vấn đề về tâm thần là 10% tại cộng đồng.
6

download by :


1.3.

Các khó khăn

- Về xã hội: người bị bệnh tâm thần bị hạn chế tham gia được các hoạt động
của xã hội. Ở nhiều cộng đồng, mọi người cho rằng người bị tâm thần là do
bị trừng phạt hoặc do ma quỷ ám hại vì vậy họ xa lánh, xua đuổi hoặc thờ ơ
khơng quan tâm chăm sóc. Người bị tâm thần trở thành gánh nặng cho gia
đình và cộng đồng, gây xáo trộn cuộc sống và an ninh trật tự.
- Khó khăn trong việc thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày: hạn chế
không thực hiện được các chức năng ăn uống, tắm rửa vệ sinh cá nhân, mặc
quần áo cũng như các hoạt động khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Không tiếp tục làm việc được nữa, bỏ việc đi lang thang.

-

Trẻ em sẽ bị gián đoạn trong việc học hành hoặc không thể học tập được.

- Người bị bệnh tâm thần cũng thường bị rối loạn tâm lý, sinh lý, tính tình
buồn vui bất thường.
- Quan hệ gia đình, vợ chồng cũng bị xáo trộn, thay đổi.

2. Vấn đề của thân chủ
2.1.

Thực trạng của vấn đề

Người bị bệnh tâm thần biểu hiện các hành vi xa lạ và các dấu hiệu sau:
- Nhức đầu, mất ngủ, thay đổi tính tình.
- Vui vẻ bất thường, múa hát, nói năng ầm ĩ hoặc buồn rầu, ủ rũ khơng nói gì.
- Nghe thấy tiếng nói hay nhìn thấy những hình ảnh mà khơng có trong thực
tế.
- Tự cho mình có tài năng xuất chúng hoặc cho là có người theo dõi ám hại
mình.
- Lên cơn kích động hoặc nằm im khơng ăn uống gì.
- Trí tuệ bị ảnh hưởng, rối loạn.
- Một số dấu hiệu khác như:


Không chịu tắm giặt trong thời gian dài.



Tự nói chuyện liên tục và khơng cho người khác nói; lời nói khơng có ý


nghĩa.


Khơng tiếp xúc với những người khác, chơi đùa một mình.

7

download by :




Khóc một mình vơ cớ. Dấu hiệu này cho biết người bệnh cần sự trợ giúp

khẩn cấp từ gia đình và cộng đồng.


2.2.

Khơng nói câu gì, lầm lũi, u sầu, trầm cảm.

Nguyên nhân của vấn đề

+

Chấn thương tâm lý trong cuộc sống gia đình, xã hội, từ cơng việc.

+


Chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, tai nạn lao động.

+

Các tệ nạn xã hội như ma tuý, nghiện rượu.

+

Nhiễm trùng, nhiễm độc thần kinh trung ương.

+

Các rối loạn nội tạng, nội tiết tố.

+

Yếu tố di truyền.

+

Tâm thần tuổi già.

8

download by :


CHƯƠNG II: CÁC MƠ HÌNH VÀ KỸ THUẬT CAN THIỆP VỚI VẤN
ĐỀ CỦA THÂN CHỦ
Chức năng của bệnh viện

Bệnh viện Tâm thần Thành phố Đà Nẵng được thành lập năm 1976. Quy
mô từ 30 giường bệnh để thu gom các bệnh nhân tâm thần lang thang của tỉnh
Quảng Nam Đà Nẵng. Qua thời gian số lượng giường bệnh tăng dần. Hiên nay bệnh
viện có 180 giường bệnh nội trú. Chức năng chính của bệnh viện đó là chăm sóc
sức khoẻ tâm thần cho người dân của thành phố Đà Nẵng. Có nghĩa là bệnh viện
phải chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho các em nhỏ đến người lớn tuổi, không chỉ
chăm sóc tại bệnh viện mà phải phục vụ ngay tại cộng đồng. Chăm sóc sức khoẻ
tâm thần khơng giới hạn trong việc điều trị các rối loạn tâm thần mà phải tuyên
truyền, dự phòng, phát hiện sớm và đưa bệnh nhân về cuộc sống tại cộng đồng với
chất lượng cuộc sống cao.

1. Các nhiệm vụ cụ thể
- Điều trị nội trú cho các bệnh nhân nặng cần được chăm sóc tích cực ngay
tại bệnh viện. Một số triệu chứng cụ thể của những bệnh nhân nặng có thể kể
đến: Lên cơn kích động bất thường, nói năng và hị hét khơng kiểm sốt..
- Điều trị ngoại trú: Vẫn được điều trị tại bệnh viện hoặc có thể ở hệ thống y
tế cộng đồng, tuy nhiên dành cho các bệnh nhân tâm thần có triệu chứng
bệnh nhẹ hơn và khơng quá gây hại hay ảnh hưởng tới gia đình và cộng
đồng, cụ thể như: Nghe thấy tiếng nói hay hình ảnh khơng xuất hiện ở ngồi
thực tế, …
- Đào tạo: Đào tạo việc sử dụng mơ hình can thiệp cho những bác sĩ ở các
tuyến bệnh viện thấp hơn, thậm chí là ở hệ thống y tế cộng đồng, để việc
điều trị trở nên hiệu quả hơn và tránh gây quá tải tới các bệnh viện tuyến
trên.
- Nghiên cứu khoa học: Tổ chức các dự án, hội thảo nghiên cứu khoa học
nhằm đánh giá mơ hình can thiệp, chỉ ra những khuyết điểm còn tồn tại và
nghiên cứu, xây dựng nên những mơ hình can thiệp mới.

9


download by :


- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các nước có hệ thống y tế phát triển trên thế
giới, là những nơi đã áp dụng thành công những phương pháp, mơ hình can
thiệp mới nhất để có thể học hỏi kinh nghiệm và áp dụng một cách khoa học.

2. Cơ sr thiết lâps mơ hình điều trị
2.1.

Ngun l& điều tr' bênh( nhân tâm th*n

- Có rất nhiều yếu tố khác nhau tác đôngy gây ra rối loạn tâm thần như: yếu tố di
truyền, trải nghiêmy cuôcy sống, môi trường sinh hoạt,….Nhưng vẫn chưa xác định
được nguyên nhân cụ thể.
-

Trọng tâm của viêcy điều trị rối loạn tâm thần:
+

Phát hiên,y điều trị các triêuy chứng của rối loạn tâm thần.

+

Phục hồi các chứng năng suy giảm do rối loạn tâm thần gây nên.

+

Tác động đến các yếu tố tâm lý làm rối loạn phát triển và duy trì các rối loạn.


+ Đăcy biêt,y đối với người làm công tác xã hôiyphải được trang bị bài bản về kiến
thức và kĩ năng đăcythù để hoạt đơngy chăm sóc sức khỏe cơngy đồng có hiêuy quả.

2.2. Đăt(chất lư-ng s/ng của bênh( nhân lên h0ng đ*u
- Trước đây, mục đích của viêcy điều trị là giải quyết các triêuy chứng rối loạn
tâm thần ở bênhy nhân.
- Sau môtythời gian dài điều trị, nếu nhânythấy các triêuy chứng được thun
giảm thì lúc này, mục đích của viêcy điều trị sẽ được thay đổi theo từng thời gian
nhằm đảm bảo chất lượng cuôcy sống bênhy nhân.
- Ngồi ra, có sự quan tâm, chăm sóc bệnh nhân mơtycách tồn diêny nhất. Đây là
mơtyquan niêmy hết sức hiêny đại về công tác điều trị, được thể hiê ny qua nhiều
chiều hướng khác nhau:
+ Chăm sóc theo hướng tâm thần và cơ thể: Ngoài viêcy quan tâm tới sức khỏe tâm
thần và tình trạng bênh,y cần có sự quan tâm về sức khỏe thể chất qua những yếu tố
về dinh dưỡng cũng như tăng cường khuyến khích tham gia các hoạt đơngy thể chất
cho bênhy nhân.
+ Chăm sóc theo hướng tâm - sinh lý - xã hôiy(biopsychosocial model): các yếu tố
tâm lý, sinh lý xã hội tác động lên nhau. Có đơi khi yếu tố này gây ảnh hưởng nhiều
hơn yếu tố kia (trầm cảm do sự mất cân bằng sinh lý với trầm cảm do các
10

download by :


trải nghiệm tiêu cực). Điều trị tâm lý không phải chữa khỏi hoàn toàn mà là giúp
người bệnh học được những phương pháp quản lý các triệu chứng tốt hơn và giải
quyết những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai, giảm tải những khó khăn mà triệu
chứng mang lại thông qua thuốc và các phương pháp tham vấn, thơng qua đó giúp
người bệnh có được một cuộc sống bình thường. Ưu điểm của viê cy điều trị theo
hướng tâm - sinh lý -xã hơiyđó là xem xét sức khỏe và bê nhy tâtytheo những bối

cảnh khác nhau và trong mối tương quan các yếu tố dẫn đến vấn đề cụ thể của cá
nhân. Áp dụng mơ hình Tâm – sinh - xã vào trong tiếp cận và điều trị bệnh nhân,
cần phải:
Thừa nhận các mối quan hệ là trung tâm, từ đó có thể đưa ra các biện pháp
chăm sóc sức khoẻ phù hợp.
Coi sự tự nhận thức như một cơng cụ chẩn đốn và điều trị.
Tìm hiểu bối cảnh cá nhân đặt trong hoàn cảnh sống.
Xem xét trong trường hợp của bệnh nhân, khía cạnh nào của các lĩnh vực
sinh học, tâm lý và xã hội là quan trọng nhất.
Nhìn nhận, thấu hiểu và động viên sức khoẻ của bệnh nhân.
Đưa ra các phương pháp điều trị đa diện nhiều chiều.
+

Ngoài ra, khi đề cập đến nguyên nhân của các rối loạn tâm thần người ta

cũng thường đề cập đến 3 lĩnh vực tác động tương hỗ với nhau: y khoa- tâm lý- xã
hội. Do đó trong can thiệp chúng ta không thể bỏ quên một yếu tố nào, mà phải
phát triển đồng thời cả ba yếu tố đó.
+

Chăm sóc cá nhân bênhy nhân- gia đình- xã hôi:y quan tâm tới sức khỏe

bênhy nhân cũng như môi trường sống xung quanh của gia đình, các mối quan hê
yxã hôi,y …..

2.3. L2ng gh3p hoạt đông(
- Lồng ghép trong các hoạt động trong từng khoa phòng: các khoa tiến hành nhiều
hoạt động can thiệp cho bệnh nhân ngay tại khoa.
- Lồng ghép ngay trong từng hoạt động: mỗi hoạt động gắn liền với nhiều ý nghĩa,
mục đích khác nhau.

+ Ví dụ: nhằm chống lại sự suy giảm nhâny thức do hâuy quả của rối loạn tâm thần
để lại, bác sĩ - người làm công tác xã hôiysẽ chỉ dạy cũng như khuyến khích bênhy
11

download by :


nhân sử dụng các loại nhạc cụ, ca hát, chơi trò chơi nhằm thư giãn, giải tỏa tinh
thần cũng như nâng cao sự tâpy trung, trí nhớ cho họ.
- Lồng ghép các hoạt động của bệnh viện với các hoạt động từ thiện: Hoạt đơngy từ
thiêny có mối liên hê ymâtythiết với bênhy viêny. Sở dĩ, các hoạt đôngy quyên góp,
ủng hơ y tài chính - nhu yếu phẩm cho những mảnh đời bênhy nhân. Hơn thế nữa,
đó cịn được coi như cầu nối thể hiêny sự quan tâm chăm sóc của xã hơiyđối với
bênhy nhân. Vì vậy việc phối hợp hoạt động từ thiện với hoạt động của bệnh viện
tiến hành như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Có những hoạt động xã hội
hố: bệnh nhân – nhân viên y tế - các nhà hoạt động từ thiện cùng tham gia sinh
hoạt bình đẳng với nhau. Tạo khơng khí vui chơi, đầm ấm và u thương đồng cảm.

2.4. Sự phát tri9n của bênh( nhân
- Cuối cùng, người bênhy cần có sự cố gắng nỗ lực trong viêcy hồi phục sau q
trình dài, bên cạnh đó tn thủ chấp hành những tư vấn chăm sóc từ bác sĩ- nhân
viên y tế- nhân viên công tác xã hôiy.
- Phát triển từ sâu bên trong nôiylực của bênhy nhân, những bênhy nhân sau khi ổn
định có thể quay lại từng bước hỗ trợ những bênhy nhân cịn găpy khó khăn do ảnh
hưởng hâuyquả rối loạn tâm thần cũng như hồi phục sau đó.
- Bênhy nhân có thể tự tham gia vào các hoạt đơ ngy sinh hoạt trong phịng, các
hoạt đôngy thể chất, sinh hoạt chung để dần dần làm quen và dần ổn định chất
lượng ccysống.

3. Mơ hình điều trị tại bệnh viện

3.1. Điều tr' bằng hóa dư-c
-

Đây là một thế mạnh của bệnh viện. Với lực lượng bác sĩ chun khoa

tương đối nên cơng tác chẩn đốn và điều trị được thực hiện tương đối. Họ luôn tiến
hành tự đào tạo và học hỏi thêm thông qua các cuộc hội thảo và tham quan học tập
để nâng cao chất lượng điều trị hơn nữa.
-

Đối với những người bệnh tâm thần và những bệnh lí liên quan quan đến

vấn đề tâm lý thì sử dụng hóa dược ln là một trong hai phương pháp tối ưu nhất.
Người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này mà nhất thiết phải tuân thủ
theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Thời gian điều trị cũng cần phải

12

download by :


được bảo đảm thực hiện đầy đủ. Tùy theo đợt xuất hiện lần đầu hay là đợt tái phát
mà thời gian điều trị thuốc có thể thay đổi từ 6 tháng cho đến vài năm. Cần theo dõi
và khám định kỳ trong thời gian dùng thuốc để bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của
việc dùng thuốc cùng các tác dụng phụ của thuốc nếu có. Đặc biệt ở phụ nữ mang
thai hoặc cho con bú việc dùng thuốc cũng phải hết sức thận trọng theo sự hướng
dẫn của thầy thuốc.
-

Các thuốc mới luôn được cập nhật và đưa vào danh mục thuốc điều trị của


bệnh viện, do đó bệnh nhân luôn được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình (đặc
biệt bệnh nhân hưởng chế độ bảo hiểm y tế).

3.2. Điều tr' bằng tâm lý
Như đã nói trên, điều trị bằng tâm lý cũng là một trong hai phương pháp
hiệu quả nhất trong việc điều trị.
Để điều trị các rối loạn tâm thần , họ sử dụng liệu pháp tâm lý với 2 mục
đích khác nhau:
-

Điều trị căn nguyên hoặc các triệu chứng cơ bản của rối loạn tâm thần: có

nhiều liệu pháp tâm lý có thể giúp bệnh nhân tự giải quyết được các vấn đề tâm lý
gây ra các rối loạn tâm thần cùng như giải quyết các triệu chứng cơ bản của rối loạn
tâm thần. Ví dụ như liệu pháp Hành vi cảm xúc hợp lý giúp bệnh nhân thay đổi các
suy nghĩ không hợp lý, trên cơ sở đó bệnh nhân kiểm sốt được hành vi và cảm xúc
của mình. Liệu pháp kích hoạt hành vi định hướng cho bệnh nhân thực hành các
hoạt động từ đó vượt qua các triệu chứng của trầm cảm và tự tin vào bản thân. Hay
điều trị kết hợp bằng hóa dược và tâm lý, phục hồi chức năng tại cộng đồng giúp
cho những bệnh nhân điều trị loạn thần do rượu …
-

Phục hồi các chức năng bị suy giảm do các rối loạn tâm thần gây ra: Chủ

yếu các triệu chứng âm tính mà các thuốc hướng thần không giúp được nhiều. Khi
bị các rối loạn tâm thần các hoạt động nhận thức của bệnh nhân bị suy giảm (giảm
chú ý, giảm trí nhớ, giảm khả năng quyết định…), từ đó bệnh nhân suy giảm tự tin
và lịng tự trọng. Điều này làm bệnh nhân thu mình, không muốn tiếp xúc với xã
hội. Để giải quyết các vấn đề này họ thực hiện các liệu pháp hành vi để thay đổi

hành vi (làm gia tăng các hoạt động tốt, xây dựng các hành vi mới và loại bỏ các
hành vi không phù hợp), tiến hành các liệu pháp làm tăng nhận thức cho bệnh nhân
đồng thời hướng dẫn bệnh nhân các kỹ năng sống. Mục tiêu của phục hồi
13

download by :


chức năng là cải thiện chất lượng cuộc sống của người có động kinh và giúp họ tái
hồ nhập với xã hội và cơng việc. Việc chọn loại hình can thiệp nào sẽ phụ thuộc
vào mức độ phức tạp của từng trường hợp.
-

Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý trực tiếp: Liệu pháp gia đình, liệu pháp tâm lý cá
nhân…

Liệu pháp tâm lý gián tiếp:
+

Đảm bảo mơi trường an tồn với bệnh nhân và mọi người xung quanh

+

Môi trường yên tĩnh, tránh các kích thích xung quanh

+

Vệ sinh giấc ngủ


+

Giáo dục gia đình về chăm sóc, ni dưỡng bệnh nhân…

3.3. Lao động liệu pháp
Trước hết phải thống nhất ý nghĩa của lao động liệu pháp trong điều trị các
bệnh nhân tâm thần:
- Cải thiện các triệu chứng âm tính: thu mình, giảm hoạt động có ý chí, suy giảm
nhận thức, giảm tự tin.
- Hỗ trợ trong điều trị các triệu chứng dương tính: các hoang tưởng, ảo giác thường
xuất hiện khi bệnh nhân ngồi một chổ. Khi tham gia các hoạt động bệnh nhân quay
lại cuộc sống hiện thực do đó hạn chế các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác. Rất
nhiều nguyên cứu chỉ ra ở các vụ tự tử lí do bắt nguồn từ đây.
- Tăng giá trị của bệnh nhân: bệnh nhân tâm thần thường có tư tưởng tự đánh giá
thấp bản thân, xem mình là người bỏ đi khơng có ích cho xã hội. Qua lao động bệnh
nhân nhận được thành quả lao động của họ. Do đó bệnh nhân thấy hứng thú với
cơng việc và thay đổi cái nhìn về bản thân. Dễ thấy tại các trung tâm hỗ trợ, trung
tâm hồi sức ln có những những khu vực như nông trại hay ruộng đồng để tạo
hoạt động cho các bệnh nhân ở đó. Hiệu quả trong các nghiên cứu cho thấy luôn rất
cao.
- Tạo môi trường tích cực cho bệnh nhân trong suốt thời gian nằm viện: Bệnh nhân
thường có cảm giác chán, vơ dụng trong suốt thời gian nằm viện, đặc biệt đối với
bệnh nhân nằm lâu ngày. Với các lao động trị liệu bệnh nhân thấy được giá trị và
niềm vui trong thời gian này. Ví dụ như vậy xây dựng khu ở cho những bệnh nhân
14

download by :


như những khu kí túc xá bình thường và tách biệt với bệnh viện. Tách rời khơng khí

bệnh biện ngột ngạt và cho các bệnh nhận được tiếp xúc với nhau. Tạo ra những
trường hợp mà chính những bệnh nhân này lại là bác sĩ đối với bệnh nhân khác,
người có khả năng có cơ hội được thể hiện. Các lớp học do chính những bệnh nhân
ra đời( dạy nhảy, dạy đàn, phổ cập các kiến thức nông nghiệp,...)
Khi thực hiện lao động hướng nghiệp chúng tôi phân chia ra các cấp độ khác
nhau:
- Mức độ đơn giản: đối với các bệnh nhân mới ổn định, khả năng nhận thức còn bị
ảnh hưởng nặng nề. Với mức độ này chúng tơi có các hoạt động: vệ sinh ngoại cảnh
bệnh viện, trơng rau mầm, chăm sóc động vật
- Mức độ trung bình: Bệnh nhân đã tạm ổn đinh, có mức độ nhận thức cao hơn.
Chúng tơi có các hoạt động: làm hồ sơ bệnh án, trồng rau, làm các thùng đựng rác
thải y tế..
- Mức độ cao: bệnh nhân đã ổn định tốt, có chức năng nhận thức cao. Bệnh nhân
tham gia các hoạt động làm chiếu, may áo quần, làm hoa, trở thành những quản lí
cùng với các bác sĩ hỗ trợ việc điều trị cho các bệnh nhân, người hướng dẫn cho các
bệnh nhân mới.

3.4. Hoạt động giải tr&
Đây là một hoạt động không thể thiếu được trong bệnh viện. Khi đánh giá cụ
thể tổng thời gian bệnh nhân được chăm sóc trong một ngày ta sẽ thấy được thời
gian nhàn rỗi của bệnh nhân rất nhiều. Ông cha ta có câu “nhàn cư vi bất thiện”, do
đó chúng tơi tự hỏi trong suốt thời gian cịn lại bệnh nhân sẽ làm gì, thời gian đó có
làm bệnh lý có trở nên nặng nề hơn khơng? Nếu khơng có hoạt động gì thì bệnh
nhân chán và nhớ nhà do đó bệnh sẽ trốn viện nhiều hơn. Với các quan điểm như
vậy chúng tôi đã suy nghĩ các hoạt động ở các mức độ khác nhau:
- Các hoạt động vui chơi mang tính tập thể: chiếc nón kỳ diệu, hát Karaole, Tập
hát…
-

Các hoạt động mang tính hai người: chơi cầu lơng, cờ tướng,..


-

Các hoạt động khơng mang tính đối kháng: Tập các loại nhạc cụ, hát Karaoke

-

Các hoạt động đối kháng: cầu lông, bi lắc…

15

download by :


4.

Bài học, khó khăn
4.1.

B0i học

- Ln ln sáng tạo và phát triển hoạt động: Cơng tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ
tâm thần tại Việt Nam nói chung và tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng nói riêng có cơ
sở và nền tảng từ các lý thuyết và kinh nghiệm đã được tiếp thu và biến đổi sao cho
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương. Tuy nhiên thực tế sự phát triển về
các cơ sở lý thuyết để áp dụng cho chăm sóc sức khoẻ tâm thần còn thiếu về nhiều
mặt và còn cần hơn các nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế để có thể có
những nền tảng lý thuyết phục vụ cho cơng tác thực hành chăm sóc sức khoẻ cho
bệnh nhân. (Trước năm 2000 việc “ chăm sóc sức khoẻ tâm thần” chỉ đơn thuần là
chăm sóc về mặt y học, sử dụng thuốc là chủ yếu. Sang năm 2000 khi tiếp xúc với

tổ chức y tế thế giới thì mới tiếp xúc với cụm từ “Community- based mental health
care”- chăm sóc dựa vào cộng đồng, nhưng mới chỉ dùng lại ở tầm nhìn điều trị
bệnh nhân bằng thuốc sau khi về nhà. Còn quan niệm rằng bệnh tâm thần là mãn
tính vừa mang tính thực thể, vừa mang tính cộng đồng, và việc giảm các tác động
xấu của xã hội như một cách dự phịng chưa được nhìn nhận phổ biến nên cần có
nhiều bằng chứng nghiên cứu hơn nữa).
- Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành và cá nhân liên quan : Về các ngành dễ
thấy đối với đối tượng là bệnh nhân tâm thần có 2 bộ ngành có liên quan là bộ Y tế
và bộ Lao động thương binh và xã hội, ngoài ra với đối tượng có các vấn đề tâm
thần nhẹ mà là học sinh thì cịn có bộ Giáo dục có liên quan có trách nhiệm trợ
giúp, tư vấn hỗ trợ. Về cá nhân thì đó cịn có sự liên kết của nhà trị liệu lâm sàng,
nhân viên công tác xã hội, nhà tâm lý, nhân viên chăm sóc y tế, người nhà bệnh
nhân,..Mục đích là có thể tận dụng tối đa các nguồn lực trợ giúp hỗ trợ bệnh nhân
tâm thần có thể phục hồi chức năng.
- Có sự thống nhất về mặt nhận thức về kế hoạch triển khai chăm sóc điều trị cho
bệnh nhân từ lãnh đạo tới bộ phận trực tiếp triển khai, khi đó sẽ đạt được sự đồng
thuận và cam kết thực hiện thay vì tình trạng hiểu sai hay thực hiện trong tâm trạng
đối phó với kế hoạch đề ra.
- Cần tổ chức nhiều buổi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm giữa các nhóm, tổ chức , cá
nhân làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần nói chung và chăm sóc,

16

download by :


điều trị cho bệnh nhân tâm thần nói riêng, để có thể học tập thêm các kinh nghiệm
thành cơng và tránh các kinh nghiệm thất bại trong một case riêng hay là cả mơ
hình nói chung.


4.2. Khó khăn
- Danh mục các liệu pháp tâm lý và lao động trị liệu chưa được đưa vào các danh
mục kỹ thuật để có thể có mức hỗ trợ về tài chính để triển khai. Vậy nên việc trị
liệu bằng thuốc vẫn chiếm một vị trí rất lớn trong q trình trị liệu. Thực tế cho thấy
nhiều người dân cịn có sự tin tưởng vào các thầy bói, hầu đồng, hay các dạng thức
tâm linh khác bởi họ dựa vào tâm lý người nhà bệnh nhân để đưa ra lời khuyên,
phán xét dựa để dễ dàng có được sự tin tưởng của người nhà bệnh nhân hơn .
- Nhân lực cho ngành tâm thần chưa được đầy đủ, điều này có liên quan tới việc
đào tạo nguồn cán bộ giải quyết các trường hợp rôi loạn tâm thần (vi dụ nhà tư vấn,
nhân viên công tác xã hội, nhà trị liệu tâm lý ). Số lượng sinh viên trong các ngành
này tuy có gia tăng trong thời gian gần đây tuy nhiên vẫn chưa thể khoả lấp những
nhu cầu về cán bộ có chuyên mơn cao.
- Nhận thức cịn hạn chế của người dân về các vấn đề liên quan tới sức khoẻ tâm
thần và tâm lý xã hội còn hết sức hạn chế, đồng thời cũng rất ít người biết tới các
dịch vụ về các vấn đề này và nơi có chúng khi muốn tìm cách giải quyết các vấn đề
đó.
- Sự kì thị của người dân với các vấn đề liên quan tới sức khoẻ tâm thần tuy có hạ
xuống nhưng vẫn còn cản trở tới việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc điều trị
cho bệnh nhân tâm thần.

5. Hướng phát triển:
- Phối hợp liên ngành để thực hiện cơng tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần: Thương
binh- Lao động, Trường học, Liên đoàn lao động, phụ nữ..
- Nâng cao chất lượng bệnh viện: chú tâm nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân
( trong bệnh viện cũng như tại cộng đồng). Quản lý liên tục bệnh nhân: Bệnh nhân
được chăm sóc tại bệnh viện cũng như khi xuất viện với ba phương pháp:

17

download by :



hoá trị liệu- tâm lý trị liệu- lao động trị liệu. Ba liệu pháp này được thực hiện ở
mức độ khác nhau tuỳ theo giai đoạn bệnh.

CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT
Vậy tóm lại, rối loạn tâm thần là một căn bệnh cần được xã hội quan tâm
hiện nay. Để hạn chế, ngăn chặn và có biện pháp phịng ngừa loại bỏ khơng thể nói
đơn giản ngày một ngày hai có thể thực hiện được mà đó là cả một q trình để
thay đổi nhận thức cộng đồng về căn bệnh này. Hơn thế nữa, với sự phát triển
không ngừng của nền y học thế giới nói chung và nền y học nước nhà nói riêng,
chúng ta cần có một kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng những mơ hình phù hợp
cho bệnh nhân tâm thần. Phía trên là những điều cần được phát huy trong mơ hình
điều trị giúp người bệnh tâm thần phục hồi tốt hơn, nhóm chúng em mong rằng nó
sẽ phần nào có ích cho cơng cuộc phát triển nền y học nước nhà.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Eduardo Barragán Pérez (2012), “ĐỘNG KINH VÀ CÁC

RỐI LOẠN TÂM THẦN LIÊN QUAN”.
2.

PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn (2020), “HƯỚNG DẪN CHẨN

ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN TÂM THẦN THƯỜNG
GẶP?”
3.


Ngọc Ánh (Tổng hợp) “CHĂM SÓC VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI

BỆNH TÂM THẦN” – Báo Y tế Hà Giang.
4.

TS. Nguyễn Thị Xuyên (2018), “Tài liệu số 16: PHỤC HỒI CHỨC

NĂNG NGƯỜI CÓ BỆNH TÂM THẦN”, Nhà Xuất bản Y học Hà Nội.
5.

Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng “MƠ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGƯỜI

BỆNH TÂM THẦN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN ĐÀ NẴNG” trong Hội
nghị sơ kết 4 năm thực hiện đề án 1215 của Cục Bảo trợ Xã hội.

18


download by :



×