Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Knlv.qk05.29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.77 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tiểu luận học phần
Kỹ năng làm việc và quản trị nhóm trong kinh doanh
XUNG ĐỘT TRONG NHĨM LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY KINH DOANH
NƯỚC SẠCH HÀ NỘI

Họ tên sinh viên

: HỒNG DIỆU LY

Mã sinh viên

: 1114050341

Lớp tín chỉ

: D14QK-05

Học kỳ: 2-2020


2

MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... 3
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... 3
Lời nói đầu ....................................................................................................................... 4
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUNG ĐỘT TRONG NHĨM ........................................... 5
1.1 Nhóm .......................................................................................................................... 5


1.2 Xung đột ..................................................................................................................... 6
1.2.1 Khái niệm xung đột.............................................................................................. 6
1.2.2 Phân loại xung đột ............................................................................................... 6
1.2.3 Ảnh hưởng của xung đột ...................................................................................... 6
IITHỰC TRẠNG VỀ XUNG ĐỘT TRONG NHĨM LÀM VIỆC TẠI CƠNG TY KINH
DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI........................................................................................ 7
2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp thực tế ................................................................ 7
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................... 7
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 8
2.1.3 chức năng nhiệm vụ ............................................................................................. 8
2.1.4 kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................................. 9
2.2. Thực trạng những xung đột trong nhóm làm việc ở cơng ty .................................. 10
2.3 Ảnh hưởng của xung đột đối với hoạt động của công ty kinh doanh nước sạch Hà
Nội .................................................................................................................................. 10
2.4 Nguồn gốc của xung đột: ......................................................................................... 11
III PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT ......................................................... 11
3.1 Để giải quyết xung đột giữa các nhân viến trong nhóm .......................................... 11
3.2 Điều ta nên làm để giải quyết xung đột và tránh xung đột của mình ..................... 11
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 12
- TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 12


3

Lời cam đoan
Đề tài: “Xung đột trong nhóm làm việc tại Công ty kinh doanh nước sạch Hà nội ”
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Huyền.
Tác giả đề tài: Hoàng Diệu Ly
SĐT: 0366167241
Ngày nộp nghiên cứu: 19/8/2021

Lời cam đoan: “Tơi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện và
soạn thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ tài liệu hoặc bài viết nào mà khơng nguồn gốc. Nếu
có bất kỳ sự vi phạm nào tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm”.
n Bái, ngày 19 tháng 8 năm 2021
Tác giả
HOÀNG DIỆU LY

Lời cảm ơn
Để hồn thành đề tài “Xung đột trong nhóm làm việc tại Công ty kinh doanh nước sạch
Hà nội”. Bên cạnh những nỗ lực của tơi cịn có sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía gia đình,
bạn bè, nhà trường và sự tận tâm hết mình của giảng viên hướng dẫn. Trước hết tơi xin
cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ để tơi có một mơi trường học tập và nghiên cứu
thật tốt.
Tiếp đó tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Lao động - Xã hội đã
tạo điều kiện giúp tôi được nghiên cứu đề tài này giúp tôi học tập thêm kiến thức và có
một trải nghiệm mới trong q trình học tập.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Thanh
Huyền đã hết mình chỉ dẫn giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


4

Lời nói đầu
Một thống kê của các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy, một nhà quản lý trung bình dùng 21%
thời gian trong tuần để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong doanh nghiệp. Như vậy,
giải quyết xung đột và mâu thuẫn sao cho ổn thỏa là một công việc mà nhà quản lý cần chú
tâm để thúc đẩy doanh nghiệp làm việc tốt hơn. Người ta nhận thấy rằng xung đột là điều
không thể tránh được. Sự tiềm ẩn xung đột được tìm thấy ở mọi nơi. Xung đột trong một tổ
chức có thể xảy ra ở nhiều cấp độ từ nhỏ tới lớn. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng tất cả các tổ

chức, trong đó có doanh nghiệp, đều cần có xung đột và mâu thuẫn. Vấn đề là có q ít hay
q nhiều xung đột. Vì thế cần học cách để giải quyết xung đột chứ không phải là loại trừ.
Nên nhớ rằng doanh nghiệp cần tạo áp lực với số lượng lớn xung đột và mâu thuẫn phù hợp.
Nếu có quá nhiều mâu thuẫn và xung đột thì chúng sẽ tàn phá doanh nghiệp và nhân lực. Sự
tồn tại cũng như thành công của một cơng ty hồn tồn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên.
Nếu nhân viên đồng lịng, cơng ty có thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào. Ngược lại, dấu hiệu
nguy hiểm nhất của một công ty là sự suy thối đội ngũ nhân viên. Xung đột có thể làm mất
đi tính đồn kết cũng như hiệu quả trong cơng việc của nhóm hay cơng ty. Quản lý khơng
đúng cách sẽ sinh ra xung đột trong cơng ty. Nó sẽ mau chóng lớn nhanh nếu khơng được
giải quyết thỏa mãn. Và khi tính đồn kết bị mất đi, những cơng việc đòi hỏi sự cộng tác sẽ
trở thành nỗi ám ảnh của nhân viên.
Do đó, hơm nay em xin phép được phân tích “Xung đột trong nhóm làm việc tại Cơng ty
kinh doanh nước sạch Hà Nội” từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm giảm xung đột trong
nhóm làm việc ở cơng ty.


5

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUNG ĐỘT TRONG NHÓM
1.1 Nhóm
1.1.1. Khái niệm nhóm
Nhóm mà chúng tơi đề cập đến là tập hợp từ 2 thành viên trở lên, có mục đích hoạt động
chung và mỗi thành viên đảm nhận một nhiệm vụ cụ thể, có tương tác với nhau dựa trên
việc tuân thủ các quy tắc của nhóm.để được gọi là một nhóm thì phải đảm bảo đủ 4 yếu tố
như sau: một nhóm sẽ phải hội tụ đồng thời bốn yếu tố sau: (1) có mục đích chung; (2) có sự
tương tác giữa các thành viên; (3) có các quy tắc chung; (4) mỗi thành viên trong nhóm sẽ
đảm nhận những vai trị nhất định.
Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu
trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm tương tác với nhau
và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào

thơng tin của nhau để thực hiện phần việc của mình. Họ kết hợp với nhau để hoàn thành
nhiệm vụ và phụ thuộc vào trưởng nhóm để được cung cấp nguồn lực, được huấn luyện khi
cần thiết cũng như khi cần sự phối hợp hay liên kết với những phòng ban khác trong tổ
chức.
1.1.2 Phân loại nhóm
Trong một cơng ty ln ln phải có những nhóm phụ trách những cơng việc chun mơn
rất cụ thể, thường được gọi là các phịng ban. Đây là những nhóm tồn tại hiển nhiên và sự
tồn tại của nó là có ý nghĩa sống cịn với cơ quan, tổ chức đó. Tuy nhiên, song song với
những nhóm này là những nhóm khơng có một nhiệm vụ riêng biệt trong cơng ty nhưng nó
lại có thể khiến cho các thành viên gắn bó hay chia rẽ nhau. Theo đó, người ta chia nhóm
thành 2 loại, bao gồm nhóm chính thức và nhóm khơng chính thức
Các Nhóm chính thức là những Nhóm có tổ chức, có tính chất cố định, thực hiện cơng việc
có tính thi đua, có sự phân cơng rõ ràng. Họ có cùng chung tay nghề chuyên môn để giải
quyết các vấn đề. Mỗi nhóm có số lượng bao nhiêu phụ thuộc vào tình hình nhân sự của
cơng ty. Và đó là những nhóm chính thức, khi các thành viên có chung chun mơn tập hợp
và đảm đương một công việc cụ thể, nhằmđảm bảo quy trình làm việc của cơng ty quảng
cáo đó. Giữa các nhóm có mối quan hệ mật thiết với nhau đảm bảo được hiệu quả làm việc,
đúng tiến độ, đạt được sự hài lịng của khách hàng.
Nhóm khơng chính thức: là một tập hợp người lại với nhau một cách ngẫu nhiên. Nhưng


6

nhóm khơng chính thức khơng có một chức năng hay vai trò cụ thể nào trong tổ chức, nghĩa
là sự xuất hiện của nó khơng có ý nghĩa rõ ràng cho việc đạt được hiệu quả của công ty. Tuy
nhiên, bất kỳ tổ chức nào cũng phải rất quan tâm đến các nhóm khơng chính thức, vì một
cách gián tiếp, nó tác động đến mối quan hệ của các thành viên, có thể là nguyên nhân của
sự xung đột, mất hịa khí, dẫn đến kết quả chung bị ảnh hưởng trầm trọng.
1.2 Xung đột
1.2.1 Khái niệm xung đột

Xung đột là phản ứng tâm lý và hành vi đối với nhận thức rằng một người khác đang ngăn
bạn đạt được mục tiêu, lấy đi quyền hành xử của bạn theo một cách cụ thể hoặc vi phạm
những kỳ vọng của mối quan hệ.
Xung đột thường là kết quả của việc một người hiểu sai về các mục tiêu, ý định hoặc hành
vi khác của một người khác. Mức độ xung đột xảy ra liên quan đến tầm quan trọng của mục
tiêu, hành vi hoặc mối quan hệ.
1.2.2 Phân loại xung đột
Xung đột rối loạn chức năng (dysfunctional conflict): thường xảy ra khi một hoặc cả hai bên
cảm thấy mất kiểm soát do hành động của bên kia và có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu suất
của nhóm khi nhiệm vụ được thực hiện là phức tạp.
Xung đột chức năng (functional conflict): mức độ xung đột vừa phải này có thể kích thích
các ý tưởng mới, tăng sự cạnh tranh thân thiện và tăng hiệu quả của nhóm.
1.2.3 Ảnh hưởng của xung đột
Xung đột vừa có ảnh hưởng tốt, vừa có ảnh hưởng xấu. Xung đột sẽ mang lại lợi ích khi
xung đột giữa các nóm góp phần làm tăng tính năng động trong các nhóm. Các nhóm sẽ
tăng mức độ gắn kết nội bộ và chú tâm nhiều hơn vào nhiệm vụ khi họ phải
đương đầu bị mối đe dọa từ bên ngồi. Gây kích thích sáng tạo và cải tiến. Với điều kiện là
cuộc xung đột diễn ra ở mức độ vừa hải thì nó sẽ thúc đẩy những thành viên trong nhóm làm
việc hiệu quả hơn nhằm ạt được những mục tiêu này và do đó làm tăng năng suất làm việc
của cả nhóm.
Tuy nhiên, nếu xung đột khơng được giải quyết một cách khoa học và hiệu quả, chúng có
thể gây nên những hậu quả khơn lường. Xung đột có thể nhanh chóng dẫn đến sự thù hằn cá


7

nhân, gây mất thời gian và mệt mỏi. Công việc của nhóm bị phá vỡ, tài năng bị bỏ phí, và
dễ kết thúc bằng việc phản đối và đổ lỗi lẫn nhau và những điều này rất khơng có lợi cho tổ
chức.
II THỰC TRẠNG VỀ XUNG ĐỘT TRONG NHÓM LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY

KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI.
2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp thực tế
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty kinh doanh nước sạch Hà nội là một doanh nghiệp kinh tế quốc doanh cơ sở, có tư
cách pháp nhân, hạch tốn kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại Ngân hàng và sử dụng con
dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước trực tiếp của Sở
giao thơng cơng chính.Cơng ty được thành lập ngày4/4/1994. Cơng ty có trụ sở tại 44 đường
n Phụ-Hà Nội. Cơng ty có lịch sử phát triển lâu dài, và trải qua nhiều thăng trầm. Chính
điều đó làm cho thành tích ngày hôm nay của công ty thật đáng tự hào.
Giai đoạn từ 1894-1954: Công ty Kinh doanh nước sạch Hà nội chuyển từ khai thác nước
mặn sang khai thác nước ngầm vào đầu thế kỷ 20. Tính đến tháng 10 năm 1954, tổng số
giếng khai thác là 17 giềng với tổng công suất là 26.000 m3/ngày đêm, hệ thống truyền dẫn
và phân phối dài khoảng 80 km
Giai đoạn 1985-Tháng 8/1996: Ngày 11 tháng 6 năm 1985, Chính phủ Việt Nam và Chính
phủ Cộng hịa Phần Lan đã ký kết một văn kiện về việc chính phủ Phần Lan đóng góp kinh
phí để cải tạo mở rộng và nâng cấp hệ thống sản xuất và cung cấp nước sạch với chất lượng
cao cho mọi đối tượng với chi phí hợp lý nhất và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Năm 1996 - 1997: cơng ty vay của Chính phủ Pháp qua dự án SAUR 7,5 triệu franc
với thời hạn 15 năm, 5 năm ân hạn để xây dựng 2 nhà máy nước Cáo Đỉnh và NamDư, mỗi
nhà máy công suất 30.000m3/ ngày đêm và hệ thống cung cấp cho 60.000 khách hàng
Năm 2000 - 2002: cơng ty vay của Chính phủ Đan Mạch 5,84 triệu USD với thời hạn 12
năm, gia hạn 2 năm để cải tạo hệ thống cấp nước Hà nội bằng công nghề không đào.
Từ năm 2004 đến nay, công ty đã bắt đầu trả lãi vay cho các dự án và của Chính phủ Pháp
và Đan Mạch hết thời gian gia hạn. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu sử dụng nước của nhân
dân Thủ đô, công ty Kinh doanh nước sạch Hà nội có 10 nhà máy nước với nhiều trạm bơm
nhỏ hoạt động liên tục ngày đêm, cung cấp nước cho 9 quận nội thành và 1/2 huyện ngoại


8


thành Từ liêm, Thanh trì.. Cơng ty đã từng bước phát triển vựot bậc về mọi mặt trong sản
xuất kinh doanh cũng như phục vụ lợi ích cơng cộng của nhân dân thủ đô
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

2.1.3 chức năng nhiệm vụ
Giám đốc công ty: là người được UBND thành phố bổ nhiệm, giao nhiệm vụ quản lý,
điều hành cơng ty, là người có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
SXKD của công ty theo đúng pháp luật.
Phó giám đốc cơng ty: là người trợ giúp cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về những cơng việc được giao.
Phó giám đốc kỹ thuật: quản lí tồn bộ các xí nghiệp kinh doanh nước sạch phần mạng ống
truyền dẫn, phân phối, dịch vụ cấp nước vào nhà và cơng tác quản lí kĩ thuật chuyên ngành
nước.
Phó giám đốc sản xuất: Phụ trách phần sản xuất nước sạch trong tồn bộ cơng ty, đảm bảo
ln hồn thành cơng suất đề ra.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Phụ trách toàn bộ khối phụ trợ, phục vụ cho công tác
sản xuất kinh doanh, dịch vụ cho tồn cơng ty
Phịng Tổ chức - Đào tạo: Là phịng nghiệp vụ cơng tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực,


9

xây dựng kế hoạch quản lí nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại cán bộ công
nhân viên tồn cơng ty. Thực hiện chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước với người lao
động.
Phòng Kế hoạch: Là phòng nghiệp vụ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch phát triển ngành
nước theo qui hoạch chủ đạo của Chính phủ trước mắt và tương lai. Lập kế hoạch sửa chữa
bảo dưỡng định kì thường xuyên các thiết bị phục vụ sản xuất vào cơng ty.
Phịng Tài chính - Kế tốn: Chịu trách nhiệm hạch tốn kế tốn cơng tác tài chính của
cơng ty theo chế độ Nhà nước hiện hành. Thiết lập và quản lí hệ thống kế tốn từ cơng ty

xuống các đơn vị thành viên, hướng dẫn các đơn vị các văn bản nghiệp vụ kế tốn tài
chính thống kê.
Phịng kinh doanh: là phịng nghiệp vụ chuyên quản lí khách hàng sử dụng máy nước, hàng
năm xây dựng kế hoạch doanh thu tiền nước, quản lí tồn bộ đồng hồ nước của cơng ty và
khách hàng để giám sát lượng nước cấp và thu được tiền chống thất thu, thất thốt tiền nước.
Phịng kỹ thuật: chun quản lí kỹ thuật ngành nước, xây dựng kế hoạch áp dụng tiến bộ
KHKT đề tài sáng kiến và cải tiến kỹ thuật chuyên ngành nước và công tác sản xuất nước.
Phịng thanh tra: thanh tra tồn bộ chế độ chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, cơng
ty đến từng đơn vị, thực hiện chức năng trả lời đơn thư của khách hàng sử dụng nước
máy thông qua thơng tin đại chúng
Phịng bảo vệ: chịu trách nhiệm bảo vệ cơ sở vật chất tồn bộ của cơng ty, bảo vệ an ninh an
toàn tuyệt đối trong khu vực thuộc cơng ty quản lí.
Phịng Kiểm tra: kiểm tra chất lượng sản phẩm nước sạch, tổ chức giám sát các đơn vị sản
xuất nước sạch thực hiện quy trình quy phạm đảm bảo đúng công nghệsản xuất, chất lượng
sản phẩm tiêu chuẩn hố, lí, vi, sinh, của nhà máy nước ban hành.
Phịng Hành chính: tiếp nhận cơng văn giấy tờ chuyển tới công ty và công văn đi đối với các
cơ quan bên ngoài
2.1.4 kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2006 tổng tài sản của Công ty đã tăng thêm 32.87% (tương ứng với 372.284.383.974
VND).Trong đó :
- Tài sản lao động và đầutư ngắn hạn năm 2006 tăng 31,85% so với năm 2005 (cụ thể là
tăng 112.385.425.869VNĐ) .Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng này là do khoản mục
“Phải thu khác” cụ thể là năm 2006 tăng 60.25% so với năm 2006 tương đương với
28.881.218.604VNĐ, nhưng trong đó khoản mục “phải thu khách hàng”giảm 49,83%


10

,(tương đương với 4.086.354.192VNĐ).
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2006 tăng 33,33% so với năm 2005 tương đương

với 259.898.958.105VNĐ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng này là do sự gia tăng
của khoản mục “chi phí xây dựng cơ bản dở dang ” cụ thể là năm 2006 tăng 202.92% tương
đương với 30.075.869.511VNĐ
2.2. Thực trạng những xung đột trong nhóm làm việc ở công ty
Biểu hiện cụ thể:
Khi giải quyết một nhiệm vụ gì đó, khi đặt ra các kế hoạch, chiến lược hoạt động của tập
thể, giữa các thành viên trong nhómxuất hiện những tranh luận, mâu thuẫn do có các quan
điểm khác nhau
Một số thành viên trong nhóm làm việc ở cơng ty khơng hài lịng về chế độ lương thưởng
Họ cho rằng các thành viên cống hiến và làm việc ngang nhau, nhưng lại
được các quyền lợi khác nhau (Ví dụ như chế độ tiền lương; tiền thưởng; về sự thăng tiến...)
Những người có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức kỷ thuật tốt lành việc bên cạnh người có
tinh thần trách nhiệm thấp, ý thức kỷ luật kém nên dẫn đến khả năng giữa hai người này có
thể bất đồng với nhau.
2.3 Ảnh hưởng của xung đột đối với hoạt động của công ty kinh doanh nước sạch
Hà Nội
Những xung đột trong công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội hiện nay mặc dù mức độ chưa
gay gắt nhưng cũng gây ra những tác dụng tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động chung của
công ty cũng như môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty. Cụ thể là:
Trong mỗi nhóm hình thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm theo đuổi quan điểm của
mình và mỗi nhóm này cố gắng tạo nên phạm vi ảnh hưởng của mình trong tập thể, củng cố
vị trí vai trị của mình. Điều này làm ảnh hưởng đến tinh thần đồn kết trong nhóm làm việc
ở cơng ty.
Làm nảy sinh thái độ tiêu cực, ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
dẫn đến giảm hiệu quả cơng việc, khơng hồn thành chỉ tiêu được giao
Quan hệ của các thành viên trong nhóm thiếu sự chân thành, cởi mở, tỉnh thần làm việc rệu
rã, thiếu tinh thần đồng đội và tinh thần trách nhiệm
Giảm động lực làm việc của các thành viên Những nhân viên giỏi, có tỉnh thần trách nhiệm



11

có biểu hiện chán nản, nếu khơng có giải pháp sớm có thể dẫn đến tình trạng mất nhân tài.
2.4 Nguồn gốc của xung đột:
Khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ nhận thức
Do mục tiêu của mỗi người khác nhau
Môi trường căng thẳng
Sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiệm vụ
Những nguồn lực khan hiếm
Vai trị khơng phù hợp và những vấn đề về giao tiếp
Do sự thiếu công bằng trong tổ chức và điều hành công việc
III PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
3.1 Để giải quyết xung đột giữa các nhân viến trong nhóm
Tách hai người khỏi xung đột
Mời một người trung gian có uy tín giữa hai bên đứng ra giải quyết xung đột
Làm cho hai bên giảm bớt căng thẳng
Lắng nghe ý kiến của mỗi bên
Đưa ra bằng chứng để thuyết phục
Thực hiện nguyên tắc: win – win
Phải biết là đang ở cùng 1 nhóm và cả nhóm đều có mục tiêu chung
3.2 Điều ta nên làm để giải quyết xung đột và tránh xung đột của mình
Điều nên làm:
Xác định nguyên nhân
Tập trung vào những mục tiêu chung
Suy nghĩ tích cực và đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp
Hiểu được bản chất của sự bất đồng trước khi nói chuyện
Trị chuyện cởi mở để tìm giải pháp và rút kinh nghiệm, chia sẻ chân thành
Biết lắng nghe và tiếp nhận sự hòa giải
- Điều không nên làm:
Cho rằng bạn đã hiểu hết quan điểm của đồng nghiệp

Cố gắng giải quyết mâu thuẫn qua tin nhắn


12

Cố ngăn khơng cho đồng nghiệp mình nói rõ suy nghĩ của họ.

KẾT LUẬN
Xung đột trong nhóm làm việc là một vấn đề tồn tại trong mọi tổ chức dưới nhiều hình thức
và mức độ khác nhau. Xung đột có thể mang lại ảnh hưởng tốt nhưng cũng có thể gây ra
những tác động tiêu cực đối với một tổ chức. Vì vậy, các tổ chức cần có phương pháp quản
lý xung đột nhằm tối đa hóa lợi ích và giảm thiếu hậu quả của xung đột, từ đó tăng tính gắn
kết trong tổ chức tạo ra mơi trường làm việc đồn kết, cởi mở, mọi thành viên gắn bó, hợp
tác tốt với nhau từ đó nâng cao hiệu quả cơng việc và đóng góp vào sự lớn mạnh khơng
ngừng của tổ chức.
Trên cơ sở những kiến thức học tập tại nhà trường cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cơ đã giúp em hồn thành tiểu luận này. Song do trình độ lý luận và kinh
nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên trong quá trình nắm bắt và tổng hợp khơng tránh khỏi
những thiếu xót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp tận tình của các thầy cơ
giáo để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

- TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn 1: Bài giảng của cô Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nguồn 2: />Nguồn 3: />Nguồn 4: />Nguồn 5: />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×